Bài phân tích về công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình

LỜI MỞ ĐẦU I: CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ủa việc phân tích tài chính- Các phương pháp sử dụng để phân tích 2-Giới thiệu tổng quan về công ty II : PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH . 1. Phân tích ngành kinh doanh 2. Phân tích chiến lựoc Kinh doanh. 3. Đánh giá chung. III : KẾT QUẢ KINH DOANH. 1. Phân tích Doanh thu 2. Phân tích Chi phí 3. Phân tích lợi nhuận. IV: CÁC MỐI QUAN HỆ CÂN BẰNG TRÊN BẢNG BÁO CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. .1- Sự biến động của tài sản, nguồn vốn. .2- Các mối quan hệ giữa tài sản , nguồn vốn V. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH. 1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản 2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 3. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 4. Phân tích khả năng sinh lời VI. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ KẾT LUẬN Bài Phân tích về Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

doc40 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài phân tích về công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi ích của cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Các dự án lớn •Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng để đảm bảo vốn hoạt động. Hiện nay đã giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. HRC tham gia với tỷ lệ góp vốn 19% - 22,8 tỷ đồng. •Công ty CP cao su Việt Lào với vốn điều lệ được nâng từ 400 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, gồm 7 đơn vị thành viên tham gia, trong đó HRC tham gia góp 15% tương đương 90 tỷ đồng. Dự án trồng cao su tại Lào được Công ty CP cao su Việt Lào thực hiện khá thuận lợi, đúng tiến độ như mục tiêu đề ra và được Chính phủ 2 nước đánh giá cao. •Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới được gần 900 ha,HRC góp vốn 15% bằng 30 tỷ đồng. •Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, HRC tham gia góp 10% vốn điều lệ tương đương 3 tỷ đồng. •Dự án Công ty CP chế biến gỗ Đồng Nai đã được Tập đoàn phê duyệt, khi được triển khai Công ty tiếp tục tham gia với vốn góp điều lệ 4,5 tỷ đồng. Triển vọng Công ty •Cao su Hòa Bình đang quản lý hơn 5.000 ha cao su. •Thị trường trong và ngoài nước của các công ty trên đều được mở rộng, tốc độ phát triển về doanh thu tăng từ 15 - 20%/năm. •Công ty đang từng bước mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng, hợp tác liên kết trong chế biến gỗ, kinh doanh máy móc nông ngư cơ. Rủi ro Kinh doanh chính •Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong khi những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường. •Thị trường xuất khẩu lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc với hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. •Công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ một số nước có ngành cao su lâu đời và đang phục hồi trở lại như Trung Quốc, Brazil. •Quỹ đất nông nghiệp của nước ta đang bị thu hẹp dần nên việc mở rộng diện tích trồng cao su trong nước là vấn đề nan giải. •Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện đang dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. 3. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động năm 2009 , dự đoán 2010. - Diện tích cao su khai thác 3.380 ha; - Năng suất khai thác 1.514 kg/ha ; - Sản lượng cao su khai thác 5.118 tấn, vượt kế hoạch 2,36 %, nhưng giảm 545 tấn so với năm 2008, tương ứng giảm 9,62% ; - Sản lượng cao su thu mua 688 tấn; - Thành phẩm cao su tiêu thụ 6.301 tấn, đạt 100% kế hoạch ; - Giá thành tiêu thụ cao su bình quân 27,04 triệu đồng/tấn ; Trong đó: Giá thành tiêu thụ cao su khai thác 25,75 triệu đồng/tấn ; - Giá bán bình quân 32,15 triệu đồng/tấn, tăng 10,15 triệu đồng/tấn so với giá bán kế hoạch, nhưng thấp hơn năm trước 9,4 triệu đồng/tấn ; - Tổng doanh thu 232.026 triệu đồng, vượt kế hoạch 43,58% ( trong đó : doanh thu cao su 202.598 triệu đồng, vượt kế hoạch 46,18%). Tuy nhiên tổng doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 94.734 triệu đồng, tương ứng thấp hơn 28,99%; - Lợi nhuận trước thuế 71.523 triệu đồng, vượt kế hoạch 76%, nhưng giảm so năm 2008 là 16.502 triệu đồng, tương ứng giảm 18,75%; - Lợi nhuận sau thuế 65.456 triệu đồng, vượt kế hoạch 75,81%, nhưng giảm so năm 2008 là 22.569 triệu đồng, tương ứng giảm 25,64%. - Dự án triển khai năm 2010: Tiếp tục xem xét và chọn lọc đầu tư, năm 2010 Công ty tiếp tục đầu tư vào các dự án đang triển khai – chủ yếu ở các lĩnh vực chuyên ngành như trồng cao su, khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự kiến góp vốn đầu tư 74.160.000.000 đồng, gồm các dự án như sau: - Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới được gần 2.000 ha, công ty CP cao su Hòa Bình góp vốn 15% bằng 30.000.000.000 đồng, đã góp 27.698.000.000 đồng, năm 2010 dự kiến góp 34.500.000.000 đồng. - Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là 30.000.000.000 đồng, Công ty CP cao su Hòa Bình tham gia 10% vốn điều lệ, tương đương 3.000.000.000 đồng, đã góp 1.700.000.000 đồng, năm 2010 dự kiến góp 1.300.000.000 đồng - Công ty cổ phần cao su Bà Rịa-Kampong Thom : Công ty tham gia góp vốn 30% vốn điều lệ, tương ứng …đồng, đã góp 30.750.000.000 đồng, năm 2010 dự kiến góp 30.000.000.000 đồng. - Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Công ty tham gia góp vốn 19%, bằng 22.800.000.000 đồng, đã góp 14.440.000.000 đồng, năm 2010 dự kiến góp vốn 8.360.000.000 đồng. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 : - Sản lượng khai thác : 4.260 tấn - Thu mua cao su tiểu điền : 800 tấn - Sản lượng giao bán : 5.090 tấn - Tổng doanh thu : 199.879.000.000 đồng, trong đó : - Doanh thu cao su : 173.060.000.000 đồng - Lợi nhuận trước thuế : 60.400.000.000 đồng .Kết quả thực hiện : CTCP Cao su Hòa Bình công bố thông tin về ước tính kết quả sản xuất kinh doanh Q3 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2010. Theo đó, trong Q3, tổng doanh thu của công ty ước đạt 151,3 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 282 tỷ đồng – vượt 54,6 tỷ (27,3%) so với kế hoạch cả năm. LNST Q3 và lũy kế 9 tháng lần lượt là 28,7 tỷ và 73,6 tỷ đồng. Như vậy LNST 9 tháng vượt 18 tỷ so với kế hoạch năm, tương ứng vượt 32% và bằng 112,4% so với lợi nhuận cả năm 2009. EPS 9 tháng ước đạt 4.290 đồng. Trong quý vừa qua, công ty tiêu thụ 2.455 tấn cao su thành phẩm, lũy kế đạt 4.315 tấn với giá bán bình quân 9 tháng là 59 triệu đồng/tấn, tăng 26,85 triệu đồng so với năm trước.Đây cho thấy một dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của công ty. III : Kết quả kinh doanh. 1. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang. Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch Tr.đ +-% DT bán hàng và cung cấp DV 290,002  202,645  -87,357 -30.12% Các khoản giảm trừ DT 26  -26 -100% Doanh thu thuần 289,976  202,645  -87,331 -30.11% Gía vốn hàng bán 191,025  151,829  -39,196 -20.52% LN gộp 98,951  50,816  -48,135 -48.64% DT tài chính 13,473  10,949  -2,524 -18.73% Chi phí tài chính 27,119  -8,941  -36,060 -132.97% Chi phí bán hàng 5,663  4,033  -1,630 -28.78% Chi phí QLDN 10,009  10,235  226 2.2 6 % LNT từ HĐKD 69,633  56,438  -13,195 -18.95% Thu nhập khác 23,311  18,433  -4,878 -20.92% Phần lỗ trong liên doanh 4,919  3,347  -1,572 -31.96% LN khác 18,392  15,085  -3,307 -17.98% Tổng LN kế toán trước thuế 88,025   71,523  -16,502 -18.75% CP thuế TNDN hiện hành CP thuế TNDN hoãn lại Lợi ích cổ đông thiểu số LN sau thuế 88,025  65,456  -22,569 -25.64% Về Doanh Thu Thuần Nhìn bảng số liệu ta thấy những dấu hiệu không tốt trong HĐKD của cty cp Cao Su Hòa Bình (HRC) năm 2009 khi so với năm 2008.Tất cả các chỉ tiêu về DT và LN chủ yếu của cty đều giảm mạnh.DTT từ bán hàng giảm 87,331trđ (30.11%) ; LN trước thuế giảm 16,502 trđ (18.75%).Đây là một kết quả kinh doanh không tốt của cty có thể thấy nếu tình trạng này vẫn kéo dài cty se găp khó khăn. *Đánh giá về DTT: Chúng ta cũng biết thành phẩm cao su tiêu thụ của cty trong năm 2009 là 6301 tấn đat 100% so với kế hoạch đặt ra ,không những thế các khoản giảm trừ của năm 2009 giảm 100% so với năm 2008,đó là những dấu hiệu tốt cho ta thấy sản phẩm của cty có chất lượng tốt,phù hơp với thị hiếu người tiêu dùng, thế nhưng DTT của năm 2009 lại giảm mạnh so với năm 2008 giảm 87,331trđ (giảm 30.11%). Nguyên nhân DTT năm 2009 giảm là do sản lượng cao su khai thác năm 2009 đạt 5118 tấn mặc dù vượt kế hoạch 2,36% nhưng giảm 545 tấn so với năm 2008 (giảm 9,62%).Đồng thời giá thành tiêu thụ cao su bình quân năm 2009 giảm gần một nửa so với năm 2008,giảm 14.55trđ /tấn tương đương với 35%.năm 2008 cũng chính là năm có khủng hoảng sảy ra làm giảm giá cao su tự nhiên,đầu năm 2008 giá cao su tự nhiên ơ mức 3000USD/tấn đầu năm 2008 xuống còn 1100USD/tấn cuối năm đó.Và sang đến năm 2009 giá cao su liên tục tăng trở lại nhưng chỉ ở mức 1600USD/tấn.thế nhưng DTT từ bán hàng và cung cấp dich vụ thu đươc vẫn cao hơn năm 2009.Trong khi đó Với số liệu năm 2009 cho thấy HRC là 1 cty có vốn điều lệ nhỏ nhất so voi 5DN lớn cùng ngành PHR,DPR,TRC,TNC cũng có năng suất khai thác là thấp nhất thấp hơn cả năng suất khai thác trung bình ngành 1,7 tấn/ha.các chi tiêu vốn va diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn cac DN cùng ngành.Điều đó cho thấy DN đang gặp khó khăn,tình hình kinh doanh ko tôt cần có chiến lươc kinh doanh đúng đắn phù hợp để cải thiên tìn hình cty. Đánh giá về tình hình quản lý chi phí của cty: -GVHB: giảm 39,196 trđ (giảm 20.52%) nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ của cty năm 2009 giảm so với năm 2008.Sản lượng tiêu thụ trong năm giảm nhưng vẫn đạt 100% so với kế hoạch cho nên việc GVHB giảm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến LN của cty và tốc độ giảm GVHB < tốc độ giảm của DTT (20.52%<30.11%) điều đó cho biết cty quản lý chưa tốt GVHB,chưa quản lý tốt khâu sản xuất,chi phí nguyên vật liệu đầu vào. -CFBH:giảm 1,630trđ (giảm 28.78%) so với năm 2008.Sản lượng tiêu thụ năm 2009 vẫn đạt 100% so với kế hoạch đặt ra nhưng chi phí bỏ ra để tiêu thụ số sản phẩm đó lại giảm đi cho thấy cty quản lý tốt chỉ tiêu này. -CFQLDN: tăng 226trđ (tăng 2.26%).Trong tình hình LN của cty giảm so với năm trước thế mà CFQLDN lại tăng lên chứng tỏ cty quản ly chỉ tiêu này không tốt,có những khoản chi tiêu không hợp lý làm lãng phí chi phí quản lý hay bộ phận máy móc cồng kềnh. Đa số các chỉ tiêu chi phi cty đều quản lý không tốt làm lãng phí ,chính những yếu tố này cũng làm cho LN của cty giảm *Tất cả các chỉ tiêu của cty năm 2009 đều giảm mạnh so với 2008 chính những điều đó đã dẫn tới LNST cuả cty giảm manh,giảm 22,569trđ (giảm 25,64%) Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 202,645 290,002 296,008 320,580 Các khoản giảm trừ doanh thu N/A 26 N/A N/A Doanh thu thuần 202,645 289,976 296,008 320,580 Giá vốn hàng bán 151,829 191,025 176,891 182,179 Lợi nhuận gộp 50,816 98,951 119,117 138,401 Doanh thu hoạt động tài chính 10,949 13,473 10,669 9,467 Chi phí tài chính -8,941 27,119 639 7 Chi phí bán hàng 4,033 5,663 5,829 5,670 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,235 10,009 12,091 12,454 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 56,438 69,633 111,227 129,736 Thu nhập khác 18,433 23,311 27,053 19,720 Chi phí khác 3,347 4,919 5,369 4,539 Lợi nhuận khác 15,085 18,392 21,684 15,181 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 71,523 88,025 132,910 144,917 Chi phí thuế TNDN 6,067 N/A N/A 2,276 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 65,456 88,025 132,910 142,641 EPS 3,731 5,129 7,769 9,846 P/E 10 5 22 17 Giá giao dịch cuối quý 37 24 168 163 Khối lương 17,160,970 17,160,970 17,160,970 9,600,000 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 DTT từ bán hàng và CCDV 100% 92% 90% 63% Gía vốn hàng bán 100% 97% 105% 83% LN gộp 100% 86% 72% 37% DT tài chính 100% 113% 142% 116% Chi phí tài chính 100% 9129% 387414% -1277% Chi phí bán hàng 100% 103% 100% 71% Chi phí QLDN 100% 97% 80% 82% LNT từ HĐKD 100% 86% 55% 44% DTT từ bán hàng và CCDV giảm dần theo các năm,giảm mạnh nhất là năm 2009 giảm 37% so với năm 2006.Điều đó cho thấy quy mô cty giảm về hoạt động sản xuất kinh doanh.năm 2008 la năm khủng hoảng xảy ra thế nhưng DTT từ bán hàng và cung cấp dich vụ thu đươc vẫn cao hơn năm 2009.Trong khi đó Với số liệu năm 2009 cho thấy HRC là 1 cty có vốn điều lệ nhỏ nhất so voi 5DN lớn cùng ngành PHR,DPR,TRC,TNC cũng có năng suất khai thác là thấp nhất thấp hơn cả năng suất khai thác trung bình ngành 1,7 tấn/ha.các chi tiêu vốn va diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn cac DN cùng ngành.Điều đó cho thấy DN đang gặp khó khăn,tình hình kinh doanh ko tôt cần có chiến lươc kinh doanh đúng đắn phù hợp để cải thiên tìn hình cty. *DT tài chính của cty tăng dần theo các năm đăc biệt là năm 2008 tăng 42% so với năm 2006 cho thấy quy mô về hoạt động đầu tư của cty mở rộng và góp phần lớn vào việc tăng lợi nhuận cho cty.Chúng ta cũng biết năm 2008 có cuộc khủng hoảng về giá cao su vì thế mà DT từ bán hàng và CCDV của cty giảm,cty đã có những chính sách để cải thiên tinh hình đó là tham gia các hình thức đầu tư tài chính nhưng DT từ hoat động tài chính chỉ cải thiện được một phần nào đó nó vẫn ko thể bù đắp được tốc độ giảm của DTT,vi DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của DN. *Về công tác quản lý chi phí: -GVHB: giảm dần theo các năm chỉ riêng năm 2008 GVHB tăng so với năm 2006 5%.năm 2008 cũng chính là năm có khủng hoảng sảy ra làm giảm giá cao su tự nhiên,đầu năm 2008 giá cao su tự nhiên ơ mức 3000USD/tấn đầu năm 2008 xuống còn 1100USD/tấn cuối năm đó.Và sang đến năm 2009 giá cao su liên tục tăng trở lại nhưng chỉ ở mức 1600USD/tấn.Mặc dù GVHB của DN giảm nhưng tốc đọ giảm của nó vẫn thấp hơn tốc đọ giảm của DTT nhất là năm 2009.Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh đang trong đk khó khăn,mức rủi ro cao vì tình hình kinh tế toàn cầu và quốc gia có những biến động xấu do khung hoảng hay Lạm phát do chính DN quản lý chưa tốt chỉ tiêu GVHB.Chính những điều đó nó làm cho hoạt động kinh doanh cua DN cang ngày càng bị thu hẹp. -CFBH:chi tiêu này tương đối ổn đinh ơ các năm 2007,2008 ,năm 2007 co tăng nhẹ 3% nhưng riêng năm 2009 chỉ tiêu nay giảm mạnh xuống còn 71%.Nhưng nó ko phải là một dấu hiệu tốt bới chỉ tiêu này giảm là do sản lương tiêu thụ năm 2009 giảm mạnh so với các năm trước do.Và tốc đọ giảm của chỉ tiêu này vẫn thấp hơn tốc độ giảm của DTT ,điều đó cho thấy DN quản lý ko tôt chỉ tiêu này.DN phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để bán được hàng nhưng sản lương tiêu thụ năm 2009 vẫn thấp hơn so vơi các năm trước đó.DN bị giảm vị thế trên thị trường -CFQLDN: giảm dần theo các năm nhưng tốc độ giảm của nó cao hơn tốc độ giảm của DTT đặc biệt là năm 2009 cho thấy DN quản lý chưa tôt chi tiêu này,DN đã lãng phí chi phí quản lý hay bộ máy cồng kềnh.chỉ có năm 2008 chỉ tiêu này có thể được coi là DN quản lý tốt hơn những năm khác. -CFTC : tăng rất nhanh và mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2007,2008 nhưng CFTC tăng nhanh hoen DTTC do thời điểm này sảy ra khủng hoảng nên lãi suất cho vay cao,thi trường tài chính kem ốn định.DTTC thu về chậm hơn CFTC dẫn đến rủi ro cao cho DN trong dài hạn khi vay nợ quá nhiều với rủi ro thanh khoản lớn khi điều kiện tài chính bất ốn định.Do đó CFTC tài chính tăng do TTCK ko ổn định vay nợ nhiều,trong khi DN sản xuất kinh doanh chưa ổn định lại lao sang đầu tư tài chính trong điều kiện rủi ro cao làm suy giảm HĐKD cuả DN trong tương lai cho nên hoạt động của DN ko bền vững,Điều đó thể hiện rất ro trong năm 2009 CFTC giảm mạnh so vói các năm trước nhưng DTTC vẫn giảm và DTT còn giảm mạnh hơn so với các năm trước.Tình hình kD của DN năm 2009 rơi vào khó khăn. *Tất cả các yếu tố trên góp phần làm cho LN từ HĐKD của cty giảm mạnh qua các năm đăc biêt là năm 2009 giảm 56% giảm hơn một nửa so với năm 2006.Điều đó cho tháy tinh hình KD của cty đang trên đà đi xuống và rơi vào tình trạng rất khó khăn.Cty phải có những chiến lược chính xác phù hợp để cải thiên tình hình. 2006 2007 2008 2009 DTT từ bán hàng và CCDV 100% 100% 100% 100% Gía vốn hàng bán 56.83% 59.76% 65.88% 74.92% LN gộp 43.17% 40.24% 34.12% 25.08% Chi phí bán hàng 1.77% 1.97% 1.95% 1.99% Chi phí QLDN 3.88% 4.08% 3.45% 5.05% LNT từ HĐKD 40.47% 37.58% 24.01% 27.85% *Chi phí trực tiếp (giá vốn hàng bán) đang thay đỏi theo chiều hướng xấu.tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm từ 56.83% m 2006 lên 74.92% năm 2009.Điều này có nghĩa là nếu như năm 2006 cứ 100 đồng DTT cty phai bỏ ra 56.83 đồng cho giá vốn hàng bán thi tới năm 2009 cty phải bỏ tới 74,92 đồng cho giá vốn hàng bán(tăng 18.09 đồng).Đây là kết quả của việc DN quản lý không tốt chi phi sản xuất khiến giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên.Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thu qua các năm giảm dần và co thể là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. *Chính vì yếu tố giá vốn hàng bán của cty tăng tương đối cao nên làm cho LN gộp của cty giảm cũng tương đối mạnh qua các năm.giảm từ 43.17% năm 2006 xuống cồn 25,08% năm 2009 *CFBH;tăng từ 1.77% năm 2006 lên 1.99% năm 2009.Sản lương tiêu thụ giảm dần qua các năm vạy mà chi phi bán bàn lai tăng lên cho thấy DN phải bỏ nhiều CF hơn để bán được hàng nhưng sp tiêu thụ vẫn giảm.Và 100đ DTT thì CFBH chiếm 1.77đ năm 2006,1.97đ năm 2008 ,1.99đ năm 2009 .Điều đó cho thấy DN quan lý ko tót chỉ tiêu này. *CFQLDN: cũng tăng dần qua các năm.tăng từ 3.88% năm 2006 lên 5.05%năm 2009.và 100đ DTT thì CFQLDN năm 2006 chiem 3.88đ năm 2007 chiếm 4.08đ năm 2009 lad 5.05.đ chính vì thế chỉ tiêu này DN cũng vẫn quản lý ko tốt chỉ tiêu này, *Do doanh nghiệp KD ko tốt,quản lý các chi phí ko tốt làm cho LN từ HĐKD của cty giảm dần và giảm với tốc độ mạnh.Cứ 100đ DTT thi LNT từ HĐKD năm 2006 là 40.47đ ,năm 2007 là 37.58đ và năm 2009 là 27.85đ điều đó cho thấy DN kinh doanh ngày càng thua lỗ.DN cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh và quản lý của mình . Sang năm 2010. Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010 Q4 2009 Q3 2009 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 60,199 46,477 87,334 55,021 Các khoản giảm trừ doanh thu N/A N/A N/A N/A Doanh thu thuần 60,199 46,477 87,334 55,021 Giá vốn hàng bán 44,685 27,915 64,158 38,815 Lợi nhuận gộp 15,513 18,563 23,176 16,206 Doanh thu hoạt động tài chính 1,317 2,449 2,931 2,940 Chi phí tài chính 429 1,084 1,996 -5,436 Chi phí bán hàng 1,283 341 1,759 1,349 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,606 2,295 4,668 2,008 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12,512 17,292 17,683 21,225 Thu nhập khác 7,138 13,124 2,099 5,548 Chi phí khác 458 533 1,034 5,548 Lợi nhuận khác 6,680 12,591 1,065 4,960 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19,192 29,883 18,747 26,184 Chi phí thuế TNDN 1,621 2,581 1,153 2,196 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 17,571 27,302 17,594 23,988 EPS 5,038 4,491 3,731 3,442 P/E 10 8 10 12 Giá giao dịch cuối quý 50 36 37 43 Khối lương 17,160,970 17,160,970 17,160,970 17,160,970 Doanh Thu: 2007 2008 2009 2010 Quý 1 62,09 tỷ 60,16 tỷ 45,07 tỷ 46,48 tỷ Quý 2 62,88 tỷ 49,29 tỷ 15,22 tỷ 60,20 tỷ Quý 3 78,55 tỷ 103,89 tỷ 55,02 tỷ 149,60 tỷ Quý 4 92,49 tỷ 76,63 tỷ 87,33 tỷ --- Tổng 296,01 tỷ 289,98 tỷ 202,64 tỷ 256,27 tỷ Bảng Trên cho thấy, tình hình kết quả kinh doanh 2010 của công ty tăng tưởng mạnh, chỉ tính riêng 3 qu‎ đầu năm, doanh thu đã vượt mức kế hoạch . So với năm 2009, công ty đã nâng mức doanh thu vượt trội. Điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng của tình hình nền kinh tế, đang trogn giai đoạn phục hồi, giá Cao su trên thị trường tăng cao, Giá cao su trogn năm vừa qua cao, và giữ giá, đặc biệt là các loaik chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu SP cảu công ty như SVR CV50, SVR CV60, SVR 3C. Cùng với đó là sự gia tăng về sản lượng khai thác. Đó là những nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng lớn về Doanh thu trong năm 2010. Lợi nhuận: 2007 2008 2009 2010 Quý 1 40,82 tỷ 27,95 tỷ 14,26 tỷ 27,30 tỷ Quý 2 20,83 tỷ 16,89 tỷ 8,19 tỷ 17,57 tỷ Quý 3 29,51 tỷ 30,56 tỷ 23,99 tỷ 30,94 tỷ Quý 4 42,64 tỷ 12,62 tỷ 17,59 tỷ --- Tổng 133,79 tỷ 88,02 tỷ 64,03 tỷ 75,81 tỷ Lợi nhuận sau thuế sau 3quý năm 2010 so với 3 quý năm 2009 tăng 13.038.958.031 đồng, tương ứng tăng 91,42%. Nguyên nhân chủ yếu lợi nhuận tăng so với quý I/2009 như sau: + Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh chính 3 quý 2010 so với 3quý 2009 tăng 5.919.638.232 đồng, tương ứng tăng 56,75 %. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ 3Q/2010 chỉ 1903,2 tấn đạt doanh thu 74.477.309.232 đ, so với sản lương tiêu thụ 3Q/2009 là 921,9 tấn chỉ đạt doanh thu 45.020.433.030 đ; + Hoạt động tài chính3 quý /2010 so với 3quý /2009 giảm 528.909.736 đồng, tương ứng giảm 32,52%, nguyên nhân là do tăng dự phòng giá chứng khoán 1.206.000.000 đồng; + Lợi nhuận khác 3 quý /2010 so với 2009 tăng 8.048.229.535 đồng, nguyên nhân tăng chủ yếu là do hoạt động thanh lý cây cao su. Doanh thu của DN tăng mạnh, là nguồn gốc cho sự tăng trưởng về lợi nhuận, so với 2009, lợi nhuận của công ty vượt mức kế hoạch, Dự đoán nhỏ hơn 2007, 2008, nhưng là rất khả quan so với năm 2009, đây cũng là xu hướng chugn của các doanh nghiệp trogn ngành Cao su. Tăng trưởng (Dữ liệu tính tới quý 3/2010) Quý gần nhất Quý gần nhì 4 quý gần nhất 1 Năm 3 Năm Doanh thu 171,89% 295,43% 79,01% -30,12% -13,27% Lợi nhuận 28,97% 114,59% 58,15% -25,64% -22,08% EPS cơ bản 28,97% 114,59% 58,15% -25,64% -35,73% EPS pha loãng 28,97% 114,59% 58,15% -25,64% -35,73% Tổng tài sản 4,29% 5,42% 9,11% 12,66% 6,64% IV: CÁC MỐI QUAN HỆ TRÊN BẢNG CĐKT BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN- NGUỒN VỐN. Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006 Tài sản ngắn hạn 106,552 148,650 181,186 245,576 Tiền và các khoản tương đương tiền 54,991 12,748 53,021 150,078 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 15,000 90,500 91,500 32,500 Các khoản phải thu ngắn hạn 16,144 15,240 9,906 19,083 Hàng tồn kho 20,417 29,859 25,627 42,915 Tài sản ngắn hạn khác N/A 303 1,132 1,000 Tài sản dài hạn 330,197 239,003 225,839 117,788 Các khoản phải thu dài hạn 96 100 139 1,609 Tài sản cố định 98,429 88,037 82,401 81,419 Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 231,045 149,769 142,314 32,692 Tài sản dài hạn khác 627 1,097 984 2,068 Tổng cộng tài sản 436,749 387,653 407,025 363,364 Nợ phải trả 67,689 65,634 67,191 77,339 Nợ ngắn hạn 56,899 62,017 63,521 72,277 Nợ dài hạn 10,791 3,617 3,671 5,061 Vốn chủ sở hữu 369,059 322,019 339,834 286,025 Nguồn kinh phí và quỹ khác 8,221 6,965 1,693 1,749 Tổng cộng nguồn vốn 436,749 387,653 407,025 363,364 Năm2009: -.Tổng cộng tài sản đầu năm 387.653.148.023 đồng, cuối năm 436.748.620.449 đồng, giá trị tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 49.095.472.426 đồng, tương ứng tăng 12,66%. Trong năm 2009, Công ty đã tăng tài sản dài hạn 91.193.704.106 đồng và giảm tài sản ngắn hạn 42.098.231.680 đồng. Tài sản ngắn hạn có chiều hướng giảm, tài sản cố định có chiều hướng tăng lên. Việc giảm tài sản ngắn hạn chủ yếu do giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Tài sản dài hạn tăng lên chủ yếu là do tăng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Về cơ bản cho thấy sự thay đổi tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp theo xu hướng tốt như giảm vốn bị ứ đọng, cơ sở vật chất được tăng cường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh…. -. Tổng cộng nguồn vốn đầu năm 387.653.148.023 đồng, cuối năm 436.748.620.449 đồng, giá trị nguồn vốn của Công ty cuối năm so với đầu năm tăng 49.095.472.426 đồng, tương ứng tăng 12,66%. Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 369.059.267.925 đồng, cơ cấu vốn chủ sở hữu so với tổng cộng nguồn vốn là 84,50%, chi tiết số liệu vốn chủ sở hữu như sau : - Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 172.609.760.000 đồng - Thặng dư vốn cổ phần : 2.372.608.450 đồng - Cổ phiếu quỹ (100.006 cổ phiếu ) :(14.047.089.295) đồng - Chênh lệch tỷ giá hối đoái : 28.555.603 đồng - Quỹ đầu tư phát triển : 53.698.326.664 đồng - Quỹ dự phòng tài chính : 19.050.000.000 đồng - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối : 127.126.136.355 đồng Tỷ trọng nợ phải trả nhỏ và ngày càng giảm. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao và có xu hướng tăng thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp rất cao. Mức độ vay nợ dài hạn rất ít, nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn và là vốn chiếm dụng được từ người bán. Điều này có thể do doanh nghiệp có uy tín với bạn hàng, được bạn hàng cho hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010 Q4 2009 Q3 2009 Tài sản ngắn hạn 52,693 65,149 106,697 119,128 Tiền và các khoản tương đương tiền 12,503 34,021 54,991 28,142 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3,300 2,000 15,000 60,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 5,111 13,577 16,144 9,542 Hàng tồn kho 30,099 15,055 20,562 20,765 Tài sản ngắn hạn khác 1,680 495 N/A 680 Tài sản dài hạn 345,091 334,915 330,197 310,285 Các khoản phải thu dài hạn 79 82 96 96 Tài sản cố định 102,566 100,929 98,429 92,905 Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 241,684 233,266 231,045 215,794 Tài sản dài hạn khác 762 638 627 1,490 Tổng cộng tài sản 397,785 400,064 436,894 429,413 Nợ phải trả 35,332 55,182 69,257 78,302 Nợ ngắn hạn 26,551 45,973 58,466 71,244 Nợ dài hạn 8,781 9,209 10,791 7,058 Vốn chủ sở hữu 362,453 344,881 367,637 351,111 Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A 8,221 9,318 Tổng cộng nguồn vốn 397,785 400,064 436,894 429, 2/Phân tích các mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. *Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạ trong DN. Vốn lưu động thường xuyên được dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên của HRC giảm từ 86.633 năm 2008 xuống 49.653 năm 2009 và cho đến quý 2 năm 2010 là 26.143 triệu đồng. Ta có thể thấy rằng vốn lưu động thường xuyên đều lớn hơn 0 chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn của DN không những tài trợ được toàn bộ tài sản dài hạn mà còn tài trợ được 1 phần cho tài sản ngắn hạn. V:ĐTX năm 2009 giảm 36.980 triệu đồng so với năm 2008 và đến Quý 2 năm 2010 đã giảm 60.490 triệu đồng so với năm 2008 và giảm 23.510 triệu đồng so với năm 2009 chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn của DN không tài trợ được nhiều cho tài sản ngắn hạn như trước. Sự giảm của Vốn lưu động thường xuyên là do sự tăng lên của Tài sản dài hạn (91.194 triệu đồng) với tốc độ tăng lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Xem xét một cách chi tiết hơn cho thấy, nguồn vốn dài hạn tăng do tăng hiệu quả kinh doanh, DN trích lập quỹ nhiều hơn, làm tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của DN tăng do DN đang mở rộng quy mô nhà xưởng, kho bãi, chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Đây là việc làm cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của DN. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng mở rộng lĩnh vực đầu tư tài chính và đã kiếm thêm được rất nhiều lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư này. Nói tóm lại, vốn lưu động thường xuyên giảm nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn an toàn và hiệu quả sử dụng vốn cao. *Nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 trong quá trình kinh doanh đó. Ta có Nhu cầu vốn lưu động= Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh Từ số liệu trên bảng CĐKT ta có thể thấy Nhu cầu vốn lưu động năm 2008 là -16.412, năm 2009 là -20.338 và đến quý 2 năm 2010 là 281.236 triệu đồng. Nhu cầu vốn lưu động của Dn trong 2 năm 2008 và 2009 đều < 0 thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ 3 của DN nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động của DN giảm 3.976 triệu đồng tương đương với 24,23% . Với doanh thu thuần giảm 87.331 triệu đồng ( 30,12% ) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp thấp. Sự giảm nhu cầu vốn lưu động là do hàng tồn kho giảm và các khoản phải trả tăng. Cụ thể là Tài sản kinh doanh giảm là do hàng tồn kho đã giảm 9.442 triệu đồng còn Nợ kinh doanh giảm là do Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 23.562 triệu đồng. *Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền = Vốn LĐTX – Nhu cầu VLĐ Năm 2008 vốn bằng tiền của DN là 103.045 triệu đồng và năm 2009 là 69.991 triệu đồng. Cả 2 năm 2008 và 2009 DN dư thừa ngân quỹ với vốn bằng tiền >0 tuy nhiên năm 2009 vốn bằng tiền của DN đã giảm 33.054 triệu đồng chứng tỏ vốn đã bớt bị ứ đọng. Dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền và sự biến động của chúng (Vốn bằng tiền >0, nhu cầu VLĐ 0 ) ta có thể đánh giá rằng Doanh nghiệp chiếm dụng được vốn từ bên thứ 3 lớn hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp; mặt khác doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn. Đơn vị:% Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006 Tài sản ngắn hạn 24,4 38,35 45,515 67,58 Tiền và các khoản tương đương tiền 12,6 3,29 13,03 41,3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3,4345 23,35 22,48 8,94 Các khoản phải thu ngắn hạn 3,7 2,2 2,43 5,25 Hàng tồn kho 4,675 7,7 6,3 11,81 Tài sản ngắn hạn khác N/A 0,078 0,278 0,275 Tài sản dài hạn 75,6 61,65 55,49 32,42 Các khoản phải thu dài hạn 0,022 0,2579 0,034 0,443 Tài sản cố định 22,5 22,71 20,245 22,4 Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 52,9 38,63 34,96 9 Tài sản dài hạn khác 0,144 0,283 0,24 5,7 Tổng cộng tài sản 100 100 100 100 Nợ phải trả 15,5 16,9 16,5 21,3 Nợ ngắn hạn 13,03 16 15,6 19,9 Nợ dài hạn 2,47 0,9 0,9 1,4 Vốn chủ sở hữu 84,5 83,1 83,5 78,71 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,88 1,0133 0,416 0,48 Tổng cộng nguồn vốn 100 100 100 100 Về Tài Sản: Tài sản Ngắn hạn có chiều hướng giảm mạnh từ 148650 năm 2008 xuống 106552 năm 2009, Tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên từ 239003 lên 330197 .Tài sản Ngắn hạn giảm do sự sụt giảm của các khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn ,Năm 2009 giảm xuống còn 15000, so với năm 2008 là 90500. Cho thây sự thay đổi tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp theo xu hướng đầu tư tài sản dài hạn, chủ yếu là đầu tư tài chính dài hạn chiếm 52,9% Tổng tài sản, nguyên nhân do sang năm 2009, công ty này đầu tư nhiều vào lĩnh vực tài chính, ta thấy, đầu tư tài chính dài hạn của công ty là 241684, tài sản cố định chỉ có 102566. Công ty đầu tư ít vào TSCĐ, Cho thấy xu hướng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác trong một vài năm tới.Quy mô SX của DN ổn định, vị thế cạnh tranh không được cải thiện, chất lượng sản phẩm được duy trì. Nguồn vốn: Nguồn vốn CSH tăng thêm, Nợ phải trả không thay đổi nhiều, trong đó Nợ dài hạn tăng lên, nợ ngắn hạn giảm nhưng vẫn lớn 56899 tr, nợ dài hạn 10791tr. Đánh giá,mức độ nợ dài hạn ít, nợ phải trả chủ yếu là nợ Ngắn hạn. Diều này cho thấy DN phải thường xuyên đối mặt vơi sviệc thanh toán các khoản nợ. V. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. Năng lực hoạt động của tài sản. Vòng quay các khoản phải thu VQPT2009=1.8 VQPT2008=2.2 VQCKPT thể hiện mối quan hệ giữa DTBH với CKPT của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây là 1 thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường VQCKPT cao nói lên rằng doanh nghiệp đang quản lý CKPT hiệu quả, vốn đầu tư cho CKPT ít hơn. Tuy nhiên ở công ty cao su HB ta có thể thấy VQPT không cao và còn giảm dần qua các năm(2009 là 1.8; 2008 là 2.2) qua đó có thể thấy được rằng trong viêc quản lý CKPT doanh nghiệp đã quản lý chưa tốt và có dấu hiệu đi xuống. Các khoản phải thu của doanh nghiệp thu hồi chậm hơn thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán. Bên cạnh đó là việc giảm DTT dẫn đến VQPT giảm qua đó có thể thấy dn đang gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển các khoản PT thành tiền mặt dẫn đến giảm sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp có thẻ rơi vào tình trạng thiếu vốn và phải đi vay từ các tổ chức TC qua đó làm gia tăng chi phí vốn dẫn đến doanh nghiệp se gặp khó khăn hơn trong vấn đề tàì chính. Việc vốn doanh nghiệp bị ứ đọng trong khâu thanh toán đc thể hiện rõ hơn ở tỉ số kỳ thu tiền trung bình: 2009=200 2008=163 Tỷ số trên cho thấy rằng thời gian từ khi dn xuất hàng đến khi dn thu đc tiền ở cty HB năm 2009 la 200 ngày và năm 2008 là 163 ngày. Qua đó càng thấy rõ hơn được sự thiếu hiệu quả trong việc quản lý các khoản PT của dn. Vòng quay HTK VQHTK 2009=3 VQHTK 2008=3.4 VQHTK phản ánh số lần TB HTK luân chuyển trong kì qua đó thể hiện khả năng quản trị HTK. Ở 1 doanh nghiệp sản xuất cao su như cty cao su HB, VQHTK của cty năm 2009 là 3. Đây là 1 kết quả khá cao cho thấy doanh nghiệp đã quản lý khá tốt HTK của mình. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua chỉ số số ngày 1 VQHTK Số ngày 1 VQHTK 2009 là 120 ngày Số ngày 1 VQHTK 2008 là 106 ngày Qua đây ta thấy tuy năm 2009 số ngày 1 VQHTK có tăng lên tuy nhiên với 1 doanh nghiệp sản xuất cao su thi số ngày 1 VQHTK như của công ty cao su HB là chấp nhận được.. Doanh nghiệp quản lý tốt thời gian hàng tồn trong kho bên cạnh đó doanh nghiệp đã tận dụng tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý HTK qua đó tránh đc việc vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng quá lâu vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng vốn này để tái đầu tư. VQHTK cao cũng làm tăng hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2009 = 2.17 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2008 = 3.4 Qua hệ số trên ta thấy rằng năm 2009 , cứ 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 2.17 đồng doanh thu thuần; còn năm 2008, cứ 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 3.4 đồng doanh thu thuần. HIệu suất sử dụng TSCĐ năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008 cho thấy hiệu quả quản trị bộ phận TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bị giảm sút. Hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm cho thấy doanh nghiệp đã chưa thực hiện tốt khâu quản lý TSCĐ của mình. Tuy vây, chúng ra có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm là do TSCĐbq tăng lên có thể do doanh nghiệp đã đầu tư thêm tài sản cố đinh nhưng lượng TSCĐ đàu tư thêm có thể chưa hoạt động hết công suất. Và 1 nguyên nhân nữa dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm là do DTT của dn giảm xuống ở năm 2009. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế dẫn đến việc tiêu thu hàng hóa của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng TTS 2009 = 0.56 Hiệu suất sử dụng TTS 2009 = 0.82 Ta thấy răng hiệu suất sử dụng TTS của dn năm 2009 đã có sự giảm sút so với năm 2008 qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2009 đã có sự đi xuống. Nguyên nhân là do hệ số sử dụng TSCĐ năm 2009 đã giảm sút khá nhiều so với năm 2008 dẫn đến việc hiệu suất sử dụng TTS của doanh nghiệp giảm qua đo cho thấy dn đã ko sử dụng tốt tài sản của minh trong việc sản xuát kinh doanh, làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét thật cẩn thận vấn đề này vì đây là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc hiệu suất sử dụng TTS giảm cũng là do DT và TN khác của doanh nghiệp giảm rất nhiều trong năm 2009. Điều này có thể do dn chịu ảnh hưởng quá lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tuy nhiên doanh nghiệp cũng cân phải chú ý đến việc bán hàng, đến chất lượng của sản phẩm của minh để có thể tăng được doanh thu trong các năm sau. STT Q2 2010 Q1 2010 năm 2009 Q4 2009 Q3 2009 Tỷ lệ tài chính 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 13% 16% 24% 24% 28% 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 87% 84% 76% 76% 72% 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 9% 14% 15% 16% 18% 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 10% 16% 18% 19% 22% 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 91% 86% 85% 84% 82% 6 Thanh toán hiện hành 198% 142% 187% 182% 167% 7 Thanh toán nhanh 85% 109% 151% 147% 138% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 47% 74% 97% 94% 40% 9 Vòng quay Tổng tài sản 4% 3% 12% 5% 3% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 23% 14% 40% 17% 10% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 4% 3% 15% 6% 4% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 0% 0% 0% 0% 0% 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 32% 64% 35% 21% 48% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 29% 59% 32% 20% 44% 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 4% 7% 15% 4% 6% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 5% 8% 18% 5% 7% Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 39% 98% 43% 27% 62% 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 30% -47% -30% 59% 261% 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 12% 20% -27% 8% -10% 4 Vốn chủ sở hữu 5% -6% 15% 5% 7% 5 Tiền mặt -63% -38% 331% 95% 268% Export to Excel Trang:   1 | 2 | 3 | 4 | 5 Kế tiếp>>     Hiển thị 1 - 5 của 21 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số KN TT nợ NH 2009 = 1.9 Hệ số KN TT nợ NH 2008 = 2.4 Trong năm 2008, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn lại có 2.4 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn.Đến năm 2009, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn lại có 1.9 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Qua đây ta có thể thấy rằng năm 2009 tuy khả năng thanh toán nợ NH của dn có giảm sút tuy nhiên vẫn ở mức khá cao (1.9), doanh nghiệp có tinh hình tài chính rất khả quan, có khả năng thanh toán 1 cách nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Hệ số KNTTNH của dn giảm chủ yếu là do TSNH của DN giảm sút tuy nhiên hệ số này vẫn ở mức an toàn và vì đây là doanh nghiệp sản xuất nên lượng TSNH có giảm xuống 1 chút cũng ko hẳn là 1 vấn đề quá lớn với DN. Hệ số KNTT nhanh tương đối. Hệ số KNTT NTĐ2009 = 1.5 Hệ số KNTT NTĐ2008 = 1.9 Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp mà không dựa vào việc phải bán bớt các vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho.Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2009 giảm so với năm 2008, tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán này vẫn ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành qua đó cho thấy khả năng thanh toán nợ NH của dn là rất tốt. Dn có thể dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của minh mà ko phải bán đi các vật tư thành phẩm hàng tồn kho qua đó có thể tránh được việc bị thua thiệt khi muốn bán sản phẩm của mình 1 cách nhanh chóng. Bên cạnh đó hệ số cao cũng khiến huy động vốn vay của dn thuân lợi hơn. Hệ số khả năng thanh toán tức thì Hệ số KN TTTT 2009 = 1.2 Hệ số KN TTTT 2009 = 1.7 Ta thấy hệ sô KNTTTT của doanh nghiệp là rất cao cho dù năm 2009 đã giảm khá nhiều so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao là mức 1.2. Hệ số này cao cho thây doan nghiệp không hề gặp bất cứ khó khăn nào trong việc thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Đây là điều rất tốt tuy nhiên vì hệ số này quá cao nên cũng cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào các khoản đtư TC ngắn hạn và để quá nhiều tiền trong doanh nghiệp mình dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của dn chưa thực sự hiệu quả. 3Khả năng TT dài hạn Chỉ tiêu 2008 2009 Tỷ số nợ 0.17 0.15 Tỷ sổ VCSH 0.83 0.85 Tỷ số nợ dài hạn 0.01 0.03 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1.35 1.12 Tỷ số nợ và tỉ số VCSH Trong năm 2009 hệ số nợ của doanh nghiệp đã duy trì ở mức độ thấp, cuối kì thấp hơn đầu năm. Còn tỉ suất VCSH duy trì ở mức rất cao và cao hơn so vơi năm 2008. Hệ số nợ được duy trì ở mức thấp cho thấy nền tảng vốn chủ sở hữu càng vững mạnh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không còn quá phụ thuộc vào người cho vay..các khoản vay ngắn hạn đã giảm hẳn, doanh nghiệp sẽ chịu ít rủi ro hơn nếu có biến động lớn trên thị trường vì nguồn vốn CSH của dn là rất lớn . Tuy nhiên với hệ số nợ thấp nên doanh nghiệp này không tận dụng được đòn bẩy tài chính nói chung để gia tăng khả năng sinh lời cho các cổ đông. Dn đã chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của việc vay nợ để tiết kiệm phần nào thuế phải nộp qua đó nâng cao khả năng sinh lời cho các cổ đông. Hệ số nợ dài hạn. Hệ số nợ dài hạn của dn ở mức cực kì thấp qua đó cho thấy dn rất ít đi vay mà chủ yêu dùng NVCSH để đầu tư. Doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ bên ngoài. Đây là 1 cách làm an toàn, các rủi ro TC của dn cũng thấp đi tuy nhiên cách làm này không thật sự hiệu quả vì không tận dụng được nguồn vốn vay bên ngoài mà luôn dùng VCSH vì vậy làm tăng chi phí vốn và tăng thuê phải nộp. Tỉ suất tự tài trợ TSCĐ Hệ số này năm 2009 so với năm 2008 có giảm đi tuy nhiên vẫn ở mức lớn hơn 1 qua đó cho thấy mức độ tài trợ TSCĐ bằng NVCSH của doanh nghiệp là rất tốt. Nó còn thể hiện khả năng tài chình vững vang của doanh nghiệp. 4.Khả năng sinh lời Chỉ tiêu 2008 2009 Tỷ suất LNDT 28.3% 31.6% Tỷ suất LN HĐKD 24% 27.85% Tỷ suất LNTT 27% 30.8% Tỷ suất LNTT&LV/TTSbq 22.15% 17.35% Tỷ suất LNST/TTSbq 22.15% 15.88% Tỷ suất LNST/VCSH 27.33% 17.74% Nhìn chung khả năng sinh lời của cty cao su Hòa Bình là khá cao tuy nhiên lại có dấu hiệu suy giảm trong năm 2009 và so với các công ty cùng ngành thì khả năng sinh lời của cty cao su Hòa Bình là thấp hơn. Dù 2 năm trước đó, các hệ số này của công ty là tốt hơn so với các công ty khác cùgn ngành. Nguyên nhân có thể do trong năm 2009 doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới vừa bước qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng do đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó còn do năm 2009 là năm công ty bước vào giai đoạn trồng mới thay thế nhiều ha cao su đã hết khả năng khai thác dẫn đến các hệ số khả năng sinh lời của công ty có phần giảm sút. Tuy nhiên sang nam 2010 tình hình sản xuất công ty đã có nhiều khởi sắc. Quý 3 mặc dù vào mùa vụ nhưng giá cao su vẫn duy trì ở mức cao nên HRC đẩy mạnh khai thác và tăng thu mua, trong quý 3 HRC khai thác được 1.453 tấn, thu mua 1.119 tấn và tiêu thụ 2.455 tấn, theo đó lũy kế 9 tháng đầu năm 2010 sản lượng khai thác đạt 2.386 tấn, thu mua 1.785 tấn và tiêu thụ 4.315 tấn, giá bán bình quân là 59 triệu/tấn. Quý 3 nămb2010 HRC đạt 151,3 tỷ doanh thu và 30,9 tỷ lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng 175% và 76% so với doanh thu lợi nhuận cùng kỳ 2009. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2010 HRC đạt 258 tỷ doanh thu tăng 124% so với cùng kỳ 2009 vượt 29% kế hoạch và đạt 75,8 tỷ lợi nhuận sau thuế tăng 63% so với cùng kỳ năm 2009 vượt 32% kế hoạch. (HRC đặt ra kế hoạch khá thấp so với các doanh nghiệp trong ngành). Giá cao su trong quý vừa qua đã tăng và giữ giá ở mức khá cao đặc biệt là các loại mà chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của HRC như SVR CV 50 và SVR CV 60 cũng như là SVR 3L. Cùng với sự gia tăng về giá là sự gia tăng về lượng giúp doanh thu lợi nhuận của HRC trong quý 3 tăng mạnh so với quý 2. Do doanh thu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2010 nên khảnăng sinh lời và hiệu quả hoạt động của HRC khá cao tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng thanh tốt nhờ tỷ lệ nợ thấp. Hiện công ty đang đẩymạnh đầu tư ra ngoài do đó cơ cấu vốn sẽ có nhiều thay đổi, tỷ lệ nợ sẽ tăng lên. STT Q2 2010 Q1 2010 năm 2009 Q4 2009 Q3 2009 1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 32% 64% 35% 21% 48% 2 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 29% 59% 32% 20% 44% 3 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 4% 7% 15% 4% 6% 4 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 5% 8% 18% 5% 7% Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 39% 98% 43% 27% 62% 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 30% -47% -30% 59% 261% 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 12% 20% -27% 8% -10% 4 Vốn chủ sở hữu 5% -6% 15% 5% 7% 5 Tiền mặt -63% -38% 331% 95% 268% Sang năm 2010, các chỉ tiêu này cảu DN, đã có chiều hướng thay đổi tích cực, cho thấy những dấu hiệu tốt trogn tình hình hoạt động của DN, So với cùgn kỳ năm 2009, thì kết quả này là tốt hơn nhiều. NHìn chung đó cũgn là xu hướng của toàn Bộ ngành Cao Su, trogn nước, do đó đây chưa phải là kết quả tốt do nội lực của Dn quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất cao su, mủ cao su tự nhiên cũng tăng trưởng khá. 4/5 doanh nghiệp kinh doanh cao su tự nhiên đã niêm yết đã vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận cả năm 2010. Một doanh nghiệp sắp cán đích lợi nhuận. Mã CP Kế hoạch LN Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành DPR-cty mẹ 233 239 102.58% HRC 60.4 82.71 136.94% PHR-cty mẹ 349 413 118.34% TRC 166.91 164.74 98.70% TNC 24 35.86 149.42% VI.PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Đánh giá nguồn thu và chi tiền. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thường niên của công ty năm 2008, 2009 ta có những nhận xét sau: Dòng thu tiền và chi tiền chủ yếu. Năm 2008: Dòng thu tiền chủ yếu từ HĐKD: 47.384 triệu. Dòng chi tiền chủ yếu cho HĐTC: 70.825 triệu. Dòng tiền từ HĐĐT: - 17.825 triệu. Năm 2008, DN thu tiền chủ yếu từ HĐKD. Lưu chuyển tiền thuần trong năm âm chủ yếu do chi cho HĐTC. Trong năm này, công ty đã chi quá nhiều cho HĐTC, thêm vào đó là HĐĐT trong khi dòng tiền tạo ra từ HĐKD lại không đủ bù đắp và vì thế công ty phải dựa chủ yếu vào nguồn tiền đầu năm. Năm 2009: Dòng thu tiền chủ yếu từ HĐĐT: 35.862 triệu. Dòng chi tiền chủ yếu cho HĐTC: 23.956 triệu. Dòng tiền thu từ HĐKD: 30.336 triệu. Năm 2009, lưu chuyển tiền thuần trong năm dương 42.242 triệu trong đó chỉ có dòng tiền từ HĐTC là - 23.965 triệu (năm 2008 là -70.825 triệu) cho thấy công ty đã quản lý tốt hơn các khoản chi so với năm 2008, đặc biệt là chi cho HĐTC. Tuy nhiên sự sụt giảm của dòng tiền từ HĐKD so với năm 2008 cho thấy hiệu quả sản xuất của công ty đã giảm đi. Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐKD. Năm 2008: Dòng tiền thu được chủ yếu tự hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (270.832 triệu). Dòng tiền từ HĐKD lại nhỏ hơn tổng LNST (LNST là 88.024 triệu) cho thấy chất lượng LN của công ty thấp, có thể công ty đang sử dụng các chính sách kế toán có lợi để thổi phồng lợi nhuận, thêm vào đó là các khoản phải thu ngắn hạn lớn (15.239 triệu). Năm 2009: Dòng tiền thu được chủ yếu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên dòng tiền này thấp hơn so với năm 2008, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của dòng tiền từ HĐKD so với 2008. Dòng tiền từ HĐKD vẫn nhỏ hơn LNST (LNST là 65.456 triệu) do các khoản phải thu ngắn hạn lớn (16.144 triệu) hoặc có thể là công ty vẫn sử dụng chính sách kế toán cũ để thổi phồng lợi nhuận. Tuy tổng doanh thu của công ty vượt mức kế hoạch nhưng giá bán bình quân lại thấp hơn năm trước 9,4 triệu đồng/tấn đông thời sản lượng tiêu thụ cũng giảm nên DT vẫn giảm so với năm 2008. Đây là nguyên nhân chính làm cho lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD giảm so với năm 2008. Nguồn chi chủ yếu trong HĐKD của cả 2 năm đều là chi trả cho người lao động. Trong năm 2009, nguồn chi này giảm đáng kể so với năm 2008 cho thấy công ty đang cắt giảm lượng nhân công không cần thiết. Mặt khác, tiền chi trả cho người bán cũng giảm đi so với năm 2008 cho thấy có thể công ty đang thu hẹp sản xuất hoặc các nguồn cung ứng NVL không đủ để công ty gia tăng sản xuất. Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐĐT. Năm 2008: Dòng lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT âm, công ty đang đầu tư để thu được những lợi ích trong tương lai. Trong năm, công ty đã đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ là 20.753 triệu. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng đầu tư cho tương lai, mở rộng sản xuất. Công ty chi chủ yếu vào việc cho vay, mua lại các công cụ nợ với giá trị lên tới 159 tỷ. Bù lại, dòng tiền thu chủ yếu từ việc thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ là 160 tỷ. Ngoài ra công ty còn đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 32.078 triệu. Điều này sẽ tạo ra các lợi ích trong tương lai. Năm 2009: Lưu chuyển tiền thuần trong năm nay là dương 35.862 triệu, trái ngược hẳn so với năm 2008. Do trong năm nay, công ty đã hạn chế trong việc mua sắm TSCĐ, đã cắt giảm việc cho vay và mua các công cụ nợ. Tuy công ty đầu tư góp vốn cho các đơn vị khác nhiều hơn so với năm 2008 gấp 2 lần nhưng chênh lệch giữa tiền thu hồi cho vay, bán các công cụ nợ và tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ lên đến 75.500 triệu, lớn hơn hẳn so với 2008 (năm 2008, khoản chênh lệch này là 1 tỷ). Đây là nguyên nhân làm cho lưu chuyển tiền thuần dương. Có thể công ty đang hy vọng việc đầu tư góp vồn nhiều sẽ mang lại lợi ích lớn trong tương lai hơn là việc cho vay. Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐTC. Năm 2008: Lưu chuyển tiền thuần âm 70.825 triệu chủ yếu từ việc công ty chia cổ tức, trả lợi nhuận cho CSH. Tiền chi trả nợ gốc vay từ các năm trước là 200 triệu và đặc biệt là trong năm nay, công ty không đi vay các tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy chính sách của công ty trong năm là hoàn trả vốn. Nguồn vốn dùng để hoàn trả được lấy một phần từ HĐKD và một phần từ năm trước để lại. Việc công ty không đi vay mà lại sử dụng chủ yếu vào VCSH giúp công ty không phải chịu gánh nặng về nợ nần nhưng lại bị phân tán quyền lực, phải chia cổ tức khi công ty có lãi. Năm 2009: Lưu chuyển tiền thuần âm 23.965 triệu, cao hơn so với năm 2008 chủ yếu do công ty chi trả nợ gốc vay và chia cổ tức. Tiền chi trả nợ gốc vay lớn hơn hẳn năm 2008 có thể là khoản tiền ngắn hạn trong năm và các khoản dài hạn từ các năm trước. Tiền chia cổ tức cũng giảm so với năm 2008 có thể là do lợi nhuận giảm làm giảm cổ tức chia cho cổ đông. Bên cạnh đó, tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà công ty thu về là 62.913 triệu. Điều này cho thấy công ty đã thay đổi chính sách huy động vốn. Việc sử dụng vốn vay làm công ty phải phụ thuộc vào ngân hàng, tạo áp lực cho công ty phải trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó làm tăng hiệu suất sử dụng vốn hiệu quả. Nhận xét chung: Công ty Cao su hoà bình là một doanh nghiệp điển hình trogn lĩnh vực cao su, nhìn chugn tình hình kinh doanh của công ty tương đối tốt so với các doanh nghiệp trogn ngành, Ngành cao su là một ngành có doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào nhân tố giá. Không có sự khác biệt lớn về công nghệ chế biến giữa các đơn vị hoặc các quốc gia trong việc khai thác và sơ chế sản phẩm mủ cao su. Lợi thế của DN, sự khác biệt trong ngành chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố: khí hậu, thổ nhưỡng, tay nghề và kinh nghiệm kỹ thuật của đội ngũ công nhân... Vì vậy, giá bán sẽ quyết định lợi nhuận của DN.Năm 2010 Giá cao su tự nhiên tăng đã khiến cho ngành này đạt được kết quả khả quan. Trái với dự đoán, sản lượng khai thác từ quý III tăng lên đáng kể so với các quý đầu năm, song giá cao su vẫn không giảm, thậm chí còn tăng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong_ty_co_phan_cao_su_hoa_binh_1__0948.doc