Từ năm 1954 đến năm 1975 có 11 đài phát thanh tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được thành lập, phát triển góp phần tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Chính phủ. Đó là Hà Nội, Vĩnh Linh, Hải Phòng, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.
- Từ năm 1975 đến nay, 51 rồi 61 Đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên tục ra đời.
Đài tiếng nói Việt Nam phát sóng 141 giờ chương trình 61 Đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sóng ngắn và sóng FM của Đài Quốc gia và địa phương đã phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đến 87% dân số cả nước.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập báo phát thanh: Trình bày những đặc trưng cơ bản của phát thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP: BÁO PHÁT THANH
TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁT THANH
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA
BÀI LÀM
I. Những đặc trưng cơ bản của phát thanh
Trong xã hội hiện nay, loại hình phát thanh nó được phủ sóng với phạm vi rộng vì thế nó cũng có những thế mạnh và đặc trưng riêng như sau:
- Tỏa sóng rộng khắp. Đây là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đường với tốc độ của ánh sáng. Phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao. Những thông tin được xã hội hóa cũng có thể tạo ra hành động mang tính xã hội.
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời.
Những thông tin mà phát thanh chuyển tải tới công chúng được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, rút ngắn khoảng cách, phạm vi toàn câu. (Như khi làm chương trình phát thanh trực tiếp, cầu truyền thanh…), phát thanh ngay lập tức có thể thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính cái thời điểm mà những sự việc, sự kiện đã và đang diễn ra. Chính vì thế: hàng triệu khán thính giả của phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm. Đây cũng chính là điều đã khiến cho Lê-nin, từ cách đây gần một thế kỷ nhận xét. “Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”…
- Những thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian so với các loại hình báo chí khác như báo in, báo Internet thì công chúng có thể đọc và chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trang nào của trang báo. Nhưng đối với phát thanh thì thính giả bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin, họ phải nghe chương trình này một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động - nhưng nó cũng có một thế mạnh đó là: bát cứ một thính giả nghe đài nào đang bận việc không thể đọc báo, thì có thể nghe được phát thanh qua chiếc radio để thu thập thông tin mà không phải dừng công việc của mình.
- Phát thanh được thể hiện sống động, riêng tư, thân mật. Khi so sánh với loại hình báo in và phát thanh thì. Đối với phát thanh, công chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc của phát thanh viên hay là một chính khách nào đó và được truyền đến với họ qua sóng điện từ.
- Trong phát thanh sử dụng âm thanh là một quần thể dân cư, một xã hội không phân biệt trình độ học vấn, mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận thông tin qua một chiếc radio âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ, nên có nhiều thuận lợi trong khi sử dụng và có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng…
So sánh với các loại hình báo chí khác thi báo phát thanh đã nổi lên điểm quan trọng đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói - tiếng động - âm nhạc) nó tác động trực tiếp vào thính giả của công chúng. Chính vì vậy đây không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình khác.
Ví dụ: Chương trình phát thanh trực tiếp về kỳ họp Quốc hội thứ IX được phát trên sóng phát thanh và tác động trực tiếp vào thính giả của công chúng, dù có bận công việc gì cũng có thể nghe được diễn biến của cuộc họp.
II. Các mốc về sự ra đời và phát triển của phát thanh thế giới ở Việt Nam
1. Sự ra đời và phát triển của phát thanh thế giới
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, thế kỷ XIX đã thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển và cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông tin đại chúng. Vào thế kỷ XX thì sự thay đổi lớn lao về nhận thức là truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Nguồn gốc sâu xa của Radio là ý tưởng ban đầu của Ambrose fleming - cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi - là truyền tin không cần dây. Những tiến bộ vật lý sau đó với các tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng Farađây, Maxwell mở ra khả năng về mặt lý thuyết cho việc phát hiện ra sóng điện từ. Thí nghiệm của Rudoli Hertz vào năm 1887 phát hiện ra làn sóng điện từ, sau này mang tên ông. Những phát minh về “diode”, “triode” đã đặt những viên gạch cơ bản cho sự ra đời của radio. Sau này nhà radio học A.F.Harlow gọi triode điện tử là “gã khổng lồ bé nhất”.
Năm 1895, nhà Bác học Nga Alexandre S.Popop đã phát minh ra ăng ten vô tuyến điện, và ngày 7 tháng 5 năm đó ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại Hội nghị vật lý và văn học tại Saint Peterboung. Cùng thời gian ấy, nhà bác học Ý G.Marconi tiến hành thí nghiệm truyền tin hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400 mét, rồi 2.000 mét. Ngay khi mới chào đời, radiô đã đứng trước chân trời rộng mở của sự phát triển . Radio đã chứng tỏ sự tồn tại của một thế giới kiến thức - nơi người ta chia nhau một kho chung các ý tưởng. Sự hoàn thiện các công cụ truyền thông đã đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi ý tưởng mới. Radio là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà sản xuất công nghiệp, đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông.
- 1895 - Alexandre S.Poppov (người Nga) phát minh ra ăng ten vô tuyến điện, ngày 7-5 ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại Hội Vật lý và hóa học Saint- Petersbourg. Cũng năm này, Gughielmo Marconi (người Italia) thí nghiệm thành công việc truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên trên khoảng cách 400m, rồi 2000m.
1912 - 15/4: những máy radio nghiệp dư bắt được tín hiệu kêu cứu (SOS) do tàu chở khách Titanic p0hát đi.
1913 - Các máy thu thanh băng galen có thể nghe được những buổi truyền thanh ca nhạc hàng tuần đầu tiên được phát đi từ một căn nhà phụ của lâu đài Lacken (Bỉ).
1915 - Phát thanh quốc tế đầu tiên, hàng ngày một bản tin tức được phát đi từ nước Đức.
1917 Những người Bôn-xê-vích (Nga) sử dụng radio để tác động đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán Hiệp ước Bust - Litovsk.
1920 - Thao diễn đầu tiên về truyền tin radio tại Oxtrâylia.
Các máy thu thanh có đèn và tai nghe chạy bằng pin thay ắcquy được sản xuất tại Pháp - Mùa thu, Lieen Xô bắt đầu phát chương trình phát thanh ra nước ngoài.
1922. Chính phủ Canada đánh thuế 1 đô la cho mỗi máy thu thanh.
16-8: Từ Matxơcơva phát đi chương trình phát thanh cho toàn thể các đài phát thanh Xô Viết.
- Tháng 10 thành lập Đài BBC (British Broadcasting company), 6 công ty chia nhau 60% số vốn, còn lại chia cho 200 doanh nghiệp tư nhân.
- Đài phát thanh Trung Quốc ra đời tại Thượng Hải.
1923- Phát thanh đều đặn xuất hiện đầu tiên tại Đức, Bỉ, Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Ôxtrâylia.
1925 - Liên hiệp quốc tế phát thanh (UIR) được thành lập tại Geneve do Hội quốc liên bảo hộ (SND).
1927 - 23/2: Một đạo luật thứ hai tại Hoa Kỳ liên kết vấn đề phát thanh với bản bổ sung đầu tiên của Hiến pháp và thành lập ủy ban phát triển liên bang (FRC: Federal Radeo Commission). Từ nay muốn phát thanh phải có giấy phép.
- 11/11: BBC phát sóng ngắn từ Chelmstord.
1929 - Tháng 10: Đài phát thanh quốc tế Matxơcơva bắt đầu phát trên sóng ngắn bằng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh theo đúng nhiệm vụ ghi trong kế hoạch 5 năm đầu tiên.
1930 - Đài phát thành thành phố Agen báo động cho dân chúng cơn lũ đột ngột của sóng Garoune và sau đó chính đài này bị cuốn trôi.
1933 - Hội viên của UIR họp tại Lurcene (Thụy Sĩ) thỏa thuận phân chia các sóng.
1936 - 23.9: Công ước về sử dụng truyền thanh và lợi ích của hòa bình được ký tại Geneve (Thụy Sĩ).
- Tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” (Crystal palall). Tại Luân Đôn kèm theo lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là các thông tin đặc biệt đầu tiên của BBC.
1937 - Quảng cáo đem lại 70 triệu đô la cho các đài phát thanh thương mại của Mỹ.
- 1939 - Nước Đức phát thanh ra thế giới bằng 26 thứ tiếng.
Tháng 9: chính phủ Đức cấm nghe các đài phát thanh nước ngoài, ai vi phạm sẽ bị xử tử hình. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã góp phần thúc đẩy kỹ thuật truyền thông phát triển, trong đó phát thanh chiếm ưu thế. Số liệu thống kê cấp giấy phép mua radiô năm 1939 tăng gấp bội năm 1933.
Quá trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có hai bước nhảy vọt quan trọng. Đó là những năm bốn mươi phát thanh FM ra đời, phát triển và cuối thế kỷ XX phát thanh số DAB ra đời và hiện nay đang đi vào cuộc sống.
Phát thanh FM ra đời đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng về chất lượng sóng và chi phí đầu tư. Khai thác rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát huy tối đa vùng phủ sóng và bảo đảm thuận lợi cho người nghe, các nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM. Phát thanh số khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền thông như: can, nhiều, méo, pha đinh trong truyền sóng, giao thoa và đặc biệt giải quyết được sự chật chội, chen chúc của giải tần số. Phát thanh số vượt trội hẳn về chất lượng âm thanh hơn cả FM stereo) tương đương với đĩa CD. Phát thanh số đem đến cho người nghe tại nhà, trong ôtô, trên cánh đồng hay một nơi nào khác bằng máy xách tay, chất lượng âm thanh tốt như nhau. Phát thanh số không chỉ đạt chất lượng âm thanh như đĩa CD mà đồng thời có khả năng truyền dữ liệu dưới dạng văn bản, ảnh, hình. Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa chức năng giúp con người tiếp nhận được nhiều loại thông tin khác nhau. Có thể nói. Phát thanh số là phát thanh có chất lượng sóng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của con người ngày càng cao, ngày càng khó tính.
Đến năm 2000 có 34 nước và khu vực trên thế giới phát thử và thường xuyên phát thanh số. Sinhgapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực châu Á. Có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp và sản xuất radio với giá phải chăng.
Lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật là công việc của các nhà kỹ thuật, nhà quản lý. Việc sản xuất radio số với giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của đông đảo người nghe là mối quan tâm của mọi người. Xu hướng của các nhà sản xuất là giảm đến mức tối đa giá thành radio số để người tiêu dùng có thể sử dụng rộng rãi.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thực tiễn và lý luận phát thanhg nghiêng về khái niệm “Thông tin tức thì”. Đài phát thanh các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canada. Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Xinhgapo v.v… đều có bản tin ngắn dưới 5 phút xen kẽ giữa các chương trình phát thanh để kịp thời truyền thẳng những thông tin mới nhất đến công chúng. Nhiều đài phát thanh dành hẳn hệ chương trình phát 24/24 giờ tin tức (xen kẽ là âm nhạc).
2. Ở Việt Nam
Giai đoạn hình thành và phát triển của phát thanh :
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam chưa có đài phát thanh với tính chất là cơ quan truyền thông đại chúng của một quốc gia có chủ quyền, mà chỉ có Đài phát thanh tư nhân với công suất nhỏ để quảng cáo thương mại hoặc đài của thực dân Pháp phục vụ chính sách cai trị.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, Hồ Chủ Tịch từ Tân Trào (Tuyên Quang) Thủ đô của kháng chiến - vừa về tới Hà Nội, Người đã nghĩ ngay đến việc giới thiệu nước Việt Nam mới - nưc[s Việt Nam dân chủ cộng hòa trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới. Tại ngôi nhà số 48 hàng Ngang (Hà Nội). Người viết “Tuyên ngôn độc lập”. Tại đây, Người chỉ thị cho Bộ Nội vụ, (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng), Bộ tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy Liệu là bộ trưởng) là phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là cần xây dựng ngay một đài phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thê giới hiểu biết và ủng hộ nước Việt Nam độc lập.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 22-8-1945, đồng chí Xuân Thủy, thay mặt ủy ban cách mạng lâm thời Bắc bộ triệu tập các đồng chí Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần Lầm đến số 4 Đinh Lễ, bên cạnh Bắc Bộ Phủ để truyền đạt ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc thành lập Đài phát thanh.
Nhận được chỉ thị hết sức quan trọng, lại phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, nhưng cả ba đồng chí đều chưa hình dung nổi “thế nào là một Đài phát thanh”. Công việc đầu tiên là thống nhất đặt Đài phát thanh tạm thời bên cạnh Bộ Tuyên truyền. Sở tuyên truyền Bác bộ ở số 4 Đinh Lễ (Hà Nội). Công việc thứ hai là phân công đồng chí Trần Kim Xuyến lo phần máy phát sóng, đồng chí Chu Văn Tích chịu trách nhiệm xây dựng studio, đồng chí Trần Lâm lo tổ chức tòa soạn, làm các chương trình phát thanh.
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, tại trụ sở biên tập số 4 Đinh Lễ, đồng chí Trần Lâm chủ trì cuộc họp, hơn 10 người họp bàn và quyết định 3 vấn đề quan trọng.
Một là, lấy ngày 7 tháng 9 năm 195 làm ngày khánh thành Đài phát thanh Quốc gia, vì lúc này máy phát sóng, studio đã hoàn tất. Máy đã được thử nhiều lần, bảo đảm chất lượng.
Hai là, đặt tên cho Đài phát thanh Quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam.
Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nước Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Người ta chỉ biết đến Đông Dương thuộc Pháp, gọi tắt là Đông Pháp gồm có: Tonkin (Bắc kỳ), An Nam (Trung kỳ0, Cochinchine (Nam Kỳ), Laos (Ai Lao), Cambodge (Cao miên). Cả 5 đều gọi là “xứ” mà không có tên nước Việt Nam, nước Lào, nưc[s Campuchia. Vì vậy tên Đài phải khẳng định tên nước ta là nước Việt Nam. Khi mất nước không chỉ mất độc lập, tự do, mất quyền tự quyết, quyền mưu cầu hạnh phúc mà còn mất cả tiếng nói. Đài xưng danh là Tiếng nói Việt Nam không chỉ thể hiện phương tiện truyền tải thông tin là tiếng nói mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là khẳng định chủ quyền, văn hóa Việt Nam, tiếng nói Việt Nam. Câu danh xưng của Đài thể hiện chế độ chính trị của quốc gia và giới thiệu với công chúng nơi đóng trụ sở của Đài, đồng thời thông báo với quốc dân đồng bào và quốc tế: thủ đô của nước Việt Nam mới là Hà Nội.
Ba là chọn nhạc hiệu: Có ba bài hát được đề cử làm nhạc hiệu là Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Diệt phát xít. Cuối cùng hội nghị nhất trí chọn bài hát Diệt phát xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Mười một giờ ba mươi ngày 7 tháng 9 năm 1945, từ Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên. Chương trình phát thanh được bắt đầu bằng câu “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà Dương Thị Ngân xướng lên và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Đằng sau hai phát thanh viên là 10 thanh nữ do Hội phụ nữ Cứu quốc cử đến hát bài Diệt Phát xít của tác giả Nguyễn Đình Thi. Sau lời phỉ lộ, ông Nguyễn Văn Nhất trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh sách thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình “ca nhạc sống” do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp đến là chương trình tiếng Anh 15 phút và 15 phút chương trình tiếng Pháp.
Như vậy, buổi phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam gồm 4 chương trình: Thời sự, ca nhạc, tiếng Anh, tiếng Pháp với tổng thời lượng là 90 phút. Buổi ban đầu không có máy ghi ẩm nên mọi chương trình, kể cả Ca nhạc đều đọc và phát trực tiếp.
III. Ở Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài tiếng nói Việt Nam
- Giai đoạn hình thành
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, trụ sở biên tập ở 4 Đinh Lễ, đồng chí Lâm chủ trì cuộc họp, hơn 10 người họp bàn và quyết định 3 vấn đề quan trọng.
Một là, lấy ngày 7 tháng 9 năm 195 làm ngày khánh thành Đài phát thanh Quốc gia. Vì lúc này phát sóng, studio đã hoàn tất. Máy đã được thử nhiều lần, bảo đảm chất lượng.
Hai là, đặt tên cho Đài phát thanh Quan trọng là đài Tiếng nói Việt Nam.
Ba là chọn nhạc hiệu. Có ba bài hát được đề cử làm nhạc hiệu là Tiến Quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Diệt phát xít. Cuối cùng hội nghị nhất trí chọn bài hát Diệt phát xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày 15-9-1945, bộ phận biên tập tiếng nước ngoài lấy hai bản tin tiếng Anh và Tiếng Pháp biên soạn thanh bản tin thông tấn truyền đi bằng tín hiệu Moose. Bản tin lấy tên tiếng Anh là VNA (Việt Nam NEW Agency) tiếng Pháp là AIV (Qgence d’in formation du Vietnam), đều có nghĩa là Hãng Thông tấn Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam giải quyết một số vấn đề bức thiết của giai đoạn hình thành.
* Khôn khéo tuyên truyền trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình, Hà Nội, thì nhiều nơi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Bộ, đồng bào chiến sỹ ta đã cầm súng, tầm vông, giáo mác vào trận chiến đấu với kẻ thù.
* Tập trung tuyên truyền ba nhiệm vụ cấp bách, nhất là “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm”.
Chống giặc đói là nhiệm vụ cấp bách nhất hàng ngày Đài Tiếng nói Việt Nam nêu lên hàng đầu.
Tuyên truyền chống giặc dốt cũng không kém phần xôi nổi hào hùng. Qua làn sóng, Đài Tiếng nói Việt Nam lần đầu tiên miêu tả, phản ánh hình ảnh những người dân mù chữ biết đọc, biết viết, biết tự hào là người dân một nước độc lập, có nền văn hiến lâu đời.
Chống giặc ngoại xâm là bức bách. Tình thế đòi hỏi chúng ta phải có nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng kẻ thù ra sức gây hấn, dồn nén. Trong tình thế ấy, vận dụng sách lược vừa mềm dẻo, vừa kiên định nguyên tác là cực kỳ quan trọng.
Buổi phát thanh “Chờ sự kiện quan trọng” diễn ra bất ngờ, không lặp lại.
Đài Tiếng nói Việt Nam phục vụ tuyên truyền bầu cử Quốc hội lần đầu tiên 6-1-1946.
Thành lập Đài Tiếng nói Nam Bộ.
Để trực tiếp phục vụ chiến trường miền Nam và hỗ trợ cho Đài Tiếng nói Việt Nam còn non trẻ, công suất phát sóng nhỏ bé, chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch là thành lập Đài tiếng nói Nam Bộ.
Cuộc tường thuật trực tiếp đầu tiên.
Ngày 31 tháng 5 năm 1946, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Tổng thống Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Hồ chủ tịch ký với Pháp hiệp ước tạm thời và chuẩn bị về nước bằng đường biển. Nhân dân cả nước lo lắng dõi theo, chờ đợi cuộc hành trình của Bác. Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định tường thuật trực tiếp tại chỗ lễ đón Bác từ Pháp trở về tại thành phố cảng Hải Phong.
2. Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp
- Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục di chuyển địa điểm để bảo toàn lực lượng, bảo toàn tiếng nói Việt Nam liên tục.
Trong 9 năm kháng chiến, Đài Tiếng nói Việt Nam di chuyển 14 lần để bảo toàn và phát triển lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.
3. Giai đoạn 1954 - 1975
- Xây dựng cơ sở kỹ thuật. Đúng ngày 10-10-1954, khi quân ta tiến về giải phóng thủ đô, tiếp quản Hà Nội thì Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi từ Hát Môn với lời xướng: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
- Tăng cường lực lượng phát triển nguồn nhân lực.
- Tổ chức lại bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Phát triển hệ thống chương trình phát thanh.
- Hệ chương trình phát thanh dành cho miền Bắc.
+ Chương trình phát thanh Thời sự: Đây là chương trình ra đời ngày tư ngày đầu thành lập 11 giờ 30 phút ngày 7-9-1945.
+ Chương trình nông thôn: có lúc gọi là chương trình Nông nghiệp và Nông thôn.
+ Chương trình công nhân: có thời gian gọi là chương trình “Từ nhà máy đến công trường”, “công nghiệp và phân phối lưu thông”, nay là Công nghiệp và thương mại.
+ Chương trình Văn hóa xã hội
+ Chương trình phát thanh thanh niên.
+ Chương trình phát thanh Phụ nữ .
+ Chương trình phát thanh Quân đội nhân dân.
+ Chương trình vì an ninh tổ quốc.
+ Chương trình đọc truyện đêm khuya.
+ Chương trình Sân khấu truyền thanh.
+ Các chương trình ca nhạc.
- Hệ thống phát thanh dành cho miền Nam:
+ Chương trình giới thiệu miền Bắc vào Nam.
+ Chương trình dành cho đồng bào thành thị miền Nam.
+ Chương trình dành cho nông thôn miền Nam.
+ Chương trình nối liền Nam Bắc.
+ Chương trình phát thanh dành cho binh sỹ quân đội cộng hòa miền Nam (tức quân đội ngụy Sài Gòn).
+ Các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Hệ chương trình phát thanh Đối ngoại.
4. Đài tiếng nói Việt Nam giai đoạn 1975-1986
Đây là giai đoạn với nhiều biến động quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội tác động trực tiếp đến Đài tiếng nói Việt Nam.
- Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ đổi mới. Thời kỳ này, Đài tiếng nói Việt Nam có quyết định quan trọng với phương hướng là đổi mới tư duy, đổi mới thông tin, đổi mới phong cách làm báo nói theo hướng thông tin kịp thời, nhanh nhạy, đa dạng, nhiều chiều, tăng cường tính chiến đấu, tính phát hiện và coi trọng ý kiến người nghe đài.
- Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2000). Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung các chương trình trên sóng phát thanh cùng với đổi mới mạnh mẽ công nghệ phát theo theo hướng hiện đại hóa làm trục xoay trọng tâm cho toàn bộ cho hoạt động của Đài tiếng nói Việt Nam.
- Tăng thời lượng chương trình, mở ra nhiều hệ chương trình .
- Đổi mới mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng chương trình.
Như vậy, đến năm 1999, lần đầu tiên Đài tiếng nói Việt Nam có đầy đủ ba phương thức chuyển tải thông tin, trong đó thông tin, tuyên truyền trên sóng phát thanh là chủ yếu nhất, quan trọng và quyết định nhất.
Quá trình phát triển của hệ thống Phát thanh Việt Nam.
- Từ thời kỳ đầu đến năm 1954. Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài tiếng nói Việt Nam được thành lập đánh dấu sự ra đời của ngành Phát thanh Việt Nam.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đài tiếng nói Nam Bộ đặt tại Liên khu V, tại Đồng Tháp Mười, tây Nam Bộ, Đài Sài Gòn - Gia định là những Đài phát thanh khu vực.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đài phát thanh Giải phóng, tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1962-1975).
- Các đài địa phương được thành lập sau năm 1954.
Từ năm 1954 đến năm 1975 có 11 đài phát thanh tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được thành lập, phát triển góp phần tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Chính phủ. Đó là Hà Nội, Vĩnh Linh, Hải Phòng, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.
- Từ năm 1975 đến nay, 51 rồi 61 Đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên tục ra đời.
Đài tiếng nói Việt Nam phát sóng 141 giờ chương trình 61 Đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sóng ngắn và sóng FM của Đài Quốc gia và địa phương đã phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đến 87% dân số cả nước.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 68.doc