Bài tập cá nhân 1 hình sự Modul2
Đề bài 2
T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè, mặt khác T mong sớm được thừa kế tài sản của bố, mẹ. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại sức khoẻ, bà C tổn hại 45%, ông G 35%. Giám định pháp y kết luận: nguyên nhân tổn hại sức khoẻ là do trúng độc thuốc diệt chuột.
1. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? (3 điểm)
2. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? (2 điểm).
3. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù?(2 điểm)
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 1 hình sự Modul2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 2
T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè, mặt khác T mong sớm được thừa kế tài sản của bố, mẹ. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại sức khoẻ, bà C tổn hại 45%, ông G 35%. Giám định pháp y kết luận: nguyên nhân tổn hại sức khoẻ là do trúng độc thuốc diệt chuột.
1. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? (3 điểm)
2. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? (2 điểm).
3. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù?(2 điểm)
1. HÃY XÁC ĐỊNH TỘI DANH CHO HÀNH VI PHẠM TỘI CỦA T. TẠI SAO?
Theo điều 93 BLHS, hành vi phạm tội của T là cấu thành tội giết người. Điều này được quy định rõ: giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Trong tình huống này, hành vi giết người của T được thực hiện một cách cố ý, trái pháp luật, nhằm tước đoạt tính mạng của ông G bà C với mục đích thừa kế tài sản.
Căn cứ xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T :
* Khách thể : Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Ở đây, khách thể được xác định là quan hệ nhân thân của ông G và bà C, hay nói rõ hơn là tính mạng của ông G bà C đã bị xâm phạm. Đây là khách thể được pháp luật bảo vệ.
* Mặt khách quan :
- Hành vi khách quan của tội phạm: T đã thực hiện hành vi chủ ý “xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào” và “mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C”. Hành vi này là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, đó là có thể tước đi tính mạng của ông G và bà C một cách trái pháp luật.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Hậu quả của tình huống nêu trên là việc ông B và bà C bị tổn hại về sức khỏe, cụ thể:ông G bị tổn hại 35%, bà C bị tổn hại 45%.
* Mặt chủ quan : Xét về mặt chủ quan, với 3 yếu tố : Lỗi, mục đích và động cơ.
- Lỗi : Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ đã lựa chọn hành vi đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Theo dữ kiện đề bài đã cho ta thấy hành vi của T có những dấu hiệu sau:
Về lý trí: T nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội khi có ý định giết ông G và bà C. Trong nhận thức của T, T biết rõ hành vi giết bố mẹ của mình là nguy hiểm cho xã hội đồng thời nhận thức được hậu quả, thấy trước hậu quả nếu thực hiện hành vi đó: ông G bà C có thể bị chết.
Về ý chí: Thứ nhất là T đã “xào thịt bò cho bố mẹ ăn và cho thuốc chuột vào thức ăn”. Thứ hai, T mong muốn sớm được kế thừa tài sản của ông G bà C, điều này chỉ có thể sảy ra khi ông G và bà C chết đi. Từ các điều này chúng ta có thể kết luận T mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Vậy trong trường hợp này, hành vi phạm tội của T là lỗi cố ý trực tiếp. Theo như tình huống trên, T xúc riêng ra một bát rồi cho thuốc chuột vào và biếu bố mẹ. T nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả sẽ xảy ra.
- Mục đích : mục đích hành vi của T là mong muốn ông G bà C chết.
- Động cơ : động cơ hành vi của T là muốn sớm được hưởng thừa kế của bố mẹ - ông G bà C.
* Chủ thể :
- Khi thực hiện, T nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Vậy khẳng định được T là người có năng lực TNHS.
- Về độ tuổi : Theo đề bài: “T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè”. Theo điều 6 Luật lao động có quy định độ tuổi lao động ít nhất là 15 tuổi. Như vậy độ tuổi của T ít nhất là 15 tuổi .Bên cạnh đó, tội giết người thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý. Vậy nên T đủ tuổi chịu TNHS về tội giết người theo điều 12 BLHS.
Kết luận : Hành vi của T là hành vi giết người nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bởi hậu quả xảy ra không như mong muốn, động cơ của T mặc dù T đã thực hiện đầy đủ các hành vi để có thể tước đoạt tính mạng ông G bà C. T vẫn phải chịu hình phạt về tội giết người theo điều 93 BLHS.
2. CHỈ RÕ CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG TĂNG NẶNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VỤ ÁN TRÊN VÀ PHÂN TÍCH RÕ TẠI SAO?
Tại điểm đ) khoản 1 điều 93 BLHS quy định : “giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”. T đã bỏ thuốc diệt chuột vào bát và mang biếu bố mẹ T – tức ông G bà C, nhằm giết ông G bà C. Như vậy hành vi của T là nhằm giết bố mẹ mình. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội giết người của T được thực hiện bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người : cho thuốc chuột vào bát rồi biết ông G bà C nhằm giết chết ông G bà C nhưng ông G bà C không chết mà chỉ bị tổn hại về sức khỏe. Vậy hành vi của T còn thuộc điểm l khoản 1 điều 93 BLHS “Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”.
Kết luận : tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên là hành vi giết cha mẹ và bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người của T – theo điểm đ) và l) khoản 1 điều 93 BLHS.
3. HÌNH PHẠT THẤP NHẤT ĐỐI VỚI T CÓ THỂ ÁP DỤNG LÀ BAO NHIÊU NĂM TÙ?
Có 3 trường hợp có thể xảy ra
Trường hợp thứ nhất : T đủ từ 18 tuổi trở lên. Xét theo khoản 1 điều 93 BLHS, khung hình phạt là “ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Theo như khung hình phạt này thì mức thấp nhất là 12 năm tù.
Bên cạnh đó, do hành vi của T là phạm tội giết người chưa đạt đã hoàn thành, nên theo khoản 3 điều 52 BLHS :“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Căn cứ theo khoản 1 điều 93 và khoản 3 điều 52, thì mức hình phạt thấp nhất đối với T trong trường hợp này là không quá 9 năm tù.
Trường hợp thứ hai : T từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo khoản 1 điều 74 BLHS : “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Căn cứ theo khoản 1 điều 93 và khoản 1 điều 74, thì mức hình phạt thấp nhất đối với T trong trường hợp này là không quá 9 năm tù
Trường hợp thứ ba : T từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Theo khoản 2 điều 74 BLHS : “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”
Căn cứ theo khoản 1 điều 93 và khoản 2 điều 74 thì mức phạt thấp nhất đối với T trong trường hợp này là không quá 6 năm tù.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1 – Trường đại học Luật Hà Nội – nxb CAND – Hà Nội 2010
Bộ luật lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- btcn1 hs2 done.doc