Bài tập kế toán thanh toán qua ngân hàng

Bài số 23: 1. Ngày 20/3/X0, tại NHCT Hải Phòng có các nghiệp vụ phát sinh: a. Công ti TNHH Bình Minh nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt, số tiền 123 trđ, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của C.ti này là 150 trđ. b. Công ti cổ phần xây dựng Hải Phòng nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi thanh toán. Thủ quĩ kiểm đếm và thu đủ. c. Công ti Giầy liên doanh Việt Mỹ nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi thanh toán, thủ quĩ kiểm đếm chỉ có 49 trđ. d. Nộp vào NHNN Hải Phòng 40 trđ, trong ngày đó nhận được báo có của NHNN Hải Phòng. e. Cuối ngày kiểm quĩ, thừa 100.000 đ. 2. Ngày 15/04/X0, NHNo Hà Nam điều chuyển quĩ tiền mặt theo lệnh của NHNo Việt Nam 100 trđ đến NHNo Nam Định. Xử lí các nghiệp vụ phát sinh (tại 2 NH) trong các trường hợp sau: a. NHNo Nam Định đến nhận tiền tại NHNo Hà Nam b. NHNo Hà Nam vận chuyển tiền và giao nhận tại NHNo Nam Định. 3. Tại NHTM chi nhánh ABC, có các nghiệp vụ phát sinh: a. Ngày 21/01/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày thiếu 2 trđ, chưa xác định nguyên nhân. b. Sau đó, ngày 25/01/X0, NH đó lập hội đồng xử lí và xác định nguyên nhân thiếu là do thủ quĩ đó bất cẩn trong khi kiểm đếm tiền thu của khách, hội đồng quyết định thủ quĩ A phải bồi thường bằng tiền mặt, trong ngày đó nhận được tiền bồi thường. c. Ngày 25/02/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thiếu 500.000đ, chưa xác định nguyên nhân. d. Ngày 27/03/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thừa 1.500.000đ, nguyên nhân do thu thừa từ TK tiền gửi của khách hàng. e. Ngày 31/03/X0, NH không xác định được nguyên nhân số tiền thiếu mất ngày 25/02/X0, Hội đồng xử lí của NH đó quyết định hạch toán số tiền này vào chi phí khác. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kế toán thanh toán qua ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG Bài số 23: Ngày 20/3/X0, tại NHCT Hải Phòng có các nghiệp vụ phát sinh: Công ti TNHH Bình Minh nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt, số tiền 123 trđ, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của C.ti này là 150 trđ. Công ti cổ phần xây dựng Hải Phòng nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi thanh toán. Thủ quĩ kiểm đếm và thu đủ. Công ti Giầy liên doanh Việt Mỹ nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi thanh toán, thủ quĩ kiểm đếm chỉ có 49 trđ. Nộp vào NHNN Hải Phòng 40 trđ, trong ngày đó nhận được báo có của NHNN Hải Phòng. Cuối ngày kiểm quĩ, thừa 100.000 đ. Ngày 15/04/X0, NHNo Hà Nam điều chuyển quĩ tiền mặt theo lệnh của NHNo Việt Nam 100 trđ đến NHNo Nam Định. Xử lí các nghiệp vụ phát sinh (tại 2 NH) trong các trường hợp sau: NHNo Nam Định đến nhận tiền tại NHNo Hà Nam NHNo Hà Nam vận chuyển tiền và giao nhận tại NHNo Nam Định. Tại NHTM chi nhánh ABC, có các nghiệp vụ phát sinh: Ngày 21/01/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày thiếu 2 trđ, chưa xác định nguyên nhân. Sau đó, ngày 25/01/X0, NH đó lập hội đồng xử lí và xác định nguyên nhân thiếu là do thủ quĩ đó bất cẩn trong khi kiểm đếm tiền thu của khách, hội đồng quyết định thủ quĩ A phải bồi thường bằng tiền mặt, trong ngày đó nhận được tiền bồi thường. Ngày 25/02/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thiếu 500.000đ, chưa xác định nguyên nhân. Ngày 27/03/X0, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thừa 1.500.000đ, nguyên nhân do thu thừa từ TK tiền gửi của khách hàng. Ngày 31/03/X0, NH không xác định được nguyên nhân số tiền thiếu mất ngày 25/02/X0, Hội đồng xử lí của NH đó quyết định hạch toán số tiền này vào chi phí khác. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên. Bài số 24: Ngày 20/02/X0, tại NHCT Đống Đa, có các nghiệp vụ sau: Công ti Cơ khí Hà Nội nộp vào các chứng từ a. UNC trích tài khoản TGTT 130 trđ trả tiền hàng đã nhận cho công ti Gang thép Thái Nguyên, có tài khoản mở tại NHCT Thái Nguyên. b. UNC, số tiền 150 trđ trả tiền hàng đã giao cho Công ti TNHH Phượng Hoàng có tài khoản tại NHCT Đống Đa. c. UNC, số tiền 80 trđ, nhận tiền vay NH theo hợp đồng vay nợ theo HMTD đã ký, để trả tiền hàng cho Nhà máy Cơ khí Mai Động có tài khoản mở tại NHNo Hà Nội. Nhận được các lệnh chuyển tiền trong thanh toán chuyển tiền điện tử sau: a. LCC thanh toán UNC, người thụ hưởng là công ti Cơ khí HN, ST 50 trđ, NH thực hiện thu nợ luôn. b. LCC, nội dung chuyển tiền theo UNC cho người thụ hưởng là ông Nguyễn Văn An, không có tài khoản tại NH, số tiền 20 trđ. Trong ngày NH đã thông báo và ông An đã đến xin lĩnh bằng tiền mặt Nhận được bảng kê các Lệnh chuyển Có từ NH Ngoại thương Hà Nội thanh toán theo các chứng từ sau: a. UNC, 32 trđ, người thụ hưởng là Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp. b. UNC, 53 trđ, người thụ hưởng là Công ti Vật tư Nông nghiệp. Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ trên biết các TK liên quan có đủ khả năng thanh toán Bài số 25: Ngày 20/03/X0 tại NHCT tỉnh Hà Nam có các nghiệp vụ sau: 1. Cti Thương mại nộp UNT và hoá đơn bán hàng số tiền 60 trđ đòi tiền hàng đã giao cho người mua có tài khoản tại NHCT Nghệ An, ủy nhiệm thu này có ủy quyền đối với lệnh chuyển nợ. 2. Cti Kim Khí nộp vào UNT và hoá đơn bán hàng đòi tiền hàng hoá đã giao cho Công ti Dệt Kim có tài khoản tại NHCT tỉnh Hà Nam, số tiền 25 trđ. Trong hồ sơ của Cti Kim Khí có một UNT chưa thanh toán với số tiền 5 trđ, ngày NH nhập sổ theo dõi 05/03/X0, người đòi tiền là xí nghiệp Dệt thảm Đông Đô có tài khoản tại NH Công thương Đống Đa (lãi suất phạt chậm trả NH tính là 1,5%/tháng). 3. Công ti Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào các liên UNT yêu cầu NH thu hộ tiền dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng có tài khoản tại NHĐT Hà Nam, số tiền 15 trđ. 4. Nhận được bộ chứng từ UNT từ NHNo Hà Nam chuyển sang, số tiền 30 trđ, nội dung người bán đòi tiền hàng đã giao cho Công ti Bánh kẹo Hiệp Hoà (TK tại NHCT Hà Nam) 5. Nhận được lệnh chuyển có từ NHĐT Hà Nam, nội dung thanh toán UNT do nhà máy Xà phòng trả 40 trđ tiền hàng cho C.ti Điện lực Hà Nam. 6. Nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ trong thanh toán bù trừ với NHĐT Hà Nam về thanh toán UNT số tiền 70 trđ do công ti Thương mại đòi tiền Công ti xây dựng. 7. Nhận được lệnh chuyển Có từ NHCT Ba Đình, thanh toán UNT, số tiền 35 trđ. UNT này trước đây do Công ti Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào. 8. Nhận được lệnh chuyển nợ từ NHCT Ninh Bình, nội dung đòi tiền hàng hoá theo UNT, số tiền 80 trđ từ Nhà máy Bánh kẹo (UNT này trước đây đã có HĐ ủy quyền chuyển nợ) Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ trên. Bài số 26: Tại NHCT Đống Đa, ngày 20/08/X0 có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Cti Kim Khí Đống Đa nộp vào NH các bảng kê nộp séc, kèm các tờ séc: a. Séc bảo chi do Công ti TNHH Lan Anh phát hành, NHCT quận Lê Chân Hải Phòng bảo chi ngày 22/07/X0, Số tiền 100 trđ. b. Séc, số tiền 50 trđ do Công ti Giầy Thượng Đình (TK tại NHCT Thanh Xuân) phát hành ngày 05/07/X0. c. Séc có ủy quyền chuyển Nợ, số tiền 35 trđ, do Công ti Bánh đậu xanh Rồng vàng (TK tại NHCT Hải Dương) phát hành ngày 10/08/X0. d. Séc, số tiền 35 trđ do Nhà máy Cao su Sao Vàng (TK mở tại NHCT Đống Đa) phát hành 01/06/X0. NH kiểm tra thấy số dư trên tài khoản TGTT của Nhà máy Cao su Sao vàng còn 30 trđ. Người thụ hưởng lập lệnh thu xin thanh toán 30 trđ. 2. Cti bột giặt Thái Hà nộp vào NH: a. UNC trích TKTGTT 50 trđ, yêu cầu bảo chi tờ séc 70 trđ để đi mua hàng của người bán có tài khoản tại NHCT Quảng Ninh. b. UNC trích TKTGTT 70 trđ, yêu cầu bảo chi tờ séc 70 trđ để đi mua hàng của người bán có tài khoản tại NH Công thương Hoà Bình. 3. Nhận được các chứng từ trong thanh toán chuyển tiền điện tử sau: a. Nhận được lệnh chuyển nợ của NH CT Vinh, nội dung thanh toán séc bảo chi số tiền 42 trđ do Nhà máy Xe đạp phát hành, NH CT Đống Đa bảo chi ngày 01/08/X0. b. Nhận được lệnh chuyển nợ của NH CT Hà Nam, nội dung thanh toán séc bảo chi số tiền 25 trđ do Công ti Kim Khí Đống Đa phát hành, NH CT Đống Đa bảo chi ngày 01/08/X0 bằng việc phong tỏa số dư trên tài khoản TGTT của người kí phát. 4. Nhận được các chứng từ trong thanh toán bù trừ từ các NH bạn như sau: a. Bảng kê nộp séc kèm tờ séc do Công ti Bột giặt Thái Hà phát hành ngày 20/06/X0, số tiền 80 trđ. Biết ngày 01/08/X0, ngân hàng đã nhận được yêu cầu ngừng thanh toán tờ séc từ Công ti Bột giặt Thái Hà. b. Bảng kê nộp séc kèm tờ séc số tiền 50 trđ, séc này do Công ti Hanoi Computer phát hành ngày 26/07/X0. c. Bảng kê nộp séc kèm tờ Séc, số tiền 90 trđ do công ti TNHH Lê Lam phát hành ngày 25/07/X0, biết TK của công ti chỉ còn 60 trđ. d. Nhận được Lệnh chuyển có, số tiền 32 trđ, thanh toán séc. Đơn vị nộp séc trước đây là Nhà máy Xe đạp. e. Thông báo từ NHĐT Hà Thành về tờ séc do công ti Hanoi Computer nộp vào trước đây, số tiền 30 trđ, nhưng hiện trên TK của người phát hành chỉ còn 20 trđ. f. Thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ kèm Lệnh chuyển Nợ của NHNo Nam Hà Nội, từ chối LCN về thanh toán tờ séc 20 trđ, do công ti TNHH Anh Đào phát hành ngày 20/06/X0 với lí do người phát hành đã có lệnh ngừng thanh toán tờ séc từ ngày 10/08/X0. Tờ séc này do công ti Hoa Lan nộp vào trước đây. NH chưa trả tiền cho người thụ hưởng. g. Thông báo chấp nhận LCN của NHNo Hà Nội về việc đã thực hiện LCN trị giá 25 triệu với nội dung thanh toán séc, séc này do người thụ hưởng là Nhà máy Xe đạp nộp vào trước đây. h. LCN của NH Đầu tư Hà Nội, nội dung thanh toán séc (có ủy quyền chuyển Nợ), người phát hành là Cti VLXD (TK tại NHCT Đống Đa), ngày phát hành là 01/08/X0. Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Biết rằng: Lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong tháng 8 là 1,0 %/tháng Bài số 27: Ngày 10/03/X0, tại NHTC Hà Nam các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1.Công ti Thương mại nộp các chứng từ sau: a. UNC trích tài khoản tiền gửi xin bảo chi tờ séc 12 trđ, để thanh toán tiền hàng cho Nhà máy Bia Hà Nội (mở TK tại Ngân hàng Đầu tư Thăng Long – Hà Nội). b. UNT, số tiền 16 trđ, đòi tiền hàng đã giao cho người mua có TK tại NHCT Nghệ An, UNT này NH được ủy quyền lập LCN. c. Bảng kê kèm biên lai thanh toán thẻ, 15 trđ, xin thanh toán tiền hàng đã bán cho chủ thẻ là ông Nguyễn Thành Nam (có tài khoản tại NH Công thương Hà Nam). Trước đây NH Công thương Hà Nam đã cấp thẻ thanh toán loại phải kí quĩ cho ông Nguyễn Thành Nam. d. UNC trích TKTG 28 trđ trả nợ gốc tiền vay đến hạn cho ngân hàng. 2. Công ti Xi măng Bút sơn nộp các Bảng kê nộp séc kèm các tờ séc: a. Séc số tiền 14trđ do Công ti Vật tư xây dựng (TK tại NHĐT&PT Hà Nam) phát hành ngày 6/03/X0. b. Séc bảo chi, số tiền : 25trđ do NHCT Hải Dương bảo chi ngày 02/03/X0. c. Séc bảo chi, số tiền 36 trđ do NH Nông nghiệp Hà Nam bảo chi ngày 28/2/X0. 3. Nhận được các chứng từ về thanh toán: a. Các chứng từ của NH Nông nghiệp Hà Nam chuyển giao: a1. UNT, số tiền 20trđ, Công ti Xây dựng đòi tiền sửa chữa kho hàng cho Công ti Thương mại. a2. Bảng kê kèm theo séc 40 trđ, Chi nhánh điện Hà Nam phát hành ngày 03/03/X0 để trả cho Công ti Xây dựng. b. Các Lệnh thanh toán bù trừ của NHĐT&PT Hà Nam nội dung thanh toán các chứng từ: b1. UNT (có ủy quyền chuyển nợ), 35trđ, đòi tiền Chi nhánh điện Hà Nam. b2. Séc, số tiền 60 trđ, đơn vị nộp séc trước đây là Công ti Xi măng Bút Sơn. b3. UNC, số tiền 150 trđ, đơn vị thụ hưởng là Công ti Lương thực Hà Nam. c. Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Hà nam, số chênh lệch phải thu của NHCT Hà nam: 500trđ. Yêu cầu: Hạch toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên vào tài khoản thích hợp. Giải thích các trường hợp cần thiết. Bài số 28: Ngày 30/05/X0 tại NHCT tỉnh Khánh Hòa có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Nhận các lệnh trong thanh toán bù trừ sau: a. Lệnh chuyển nợ, nội dung thanh toán séc, số tiền 75 trđ, séc này do Công ti Du lịch Khánh Hòa phát hành. Kế toán đã kiểm tra, séc này đã có uỷ quyền chuyển nợ, các thủ tục khác hợp lệ. b. Lệnh chuyển nợ nội dung thanh toán tờ séc bảo chi, số tiền 55 trđ do Công ti Thương mại Nha Trang phát hành ngày 14/05/X0, NHCT Khánh Hoà bảo chi. c. Lệnh chuyển nợ nội dung thanh toán UNT, số tiền 32 trđ - do Công ti XNK đòi tiền hàng đã giao cho Công ti Vận tải biển, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Khánh Hoà. d. Thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ của NH Đầu tư Khánh Hoà về thanh toán một Séc, số tiền 10 trđ. Đơn vị nộp séc trước đây là Công ti Du lịch Khánh Hoà. e. Lệnh chuyển có, số tiền 20 trđ, nội dung thanh toán một UNT. Đơn vị nộp UNT trước đây là Công ti du lịch Khánh Hoà. f. Lệnh chuyển có, số tiền 50 trđ, nội dung thanh toán một UNC, người mua trả tiền hàng đã nhận cho Công ti Kinh doanh Thuỷ sản Nha Trang. g. Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Khánh Hoà, theo đó số chênh lệch NHCT Khánh Hoà phải trả là 530 trđ 2. Nhận được các chứng từ trong chuyển tiền điện tử sau: a. Lệnh chuyển Có của NHCT Thái Bình, số tiền là 30 trđ thanh toán UNT, Đơn vị đòi tiền là Công ti Thương mại Khánh Hoà. b. Lệnh chuyển có của NHCT Bình Dương số tiền là 7 trđ theo Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có về số tiền chuyển Có sai thừa của NHCT Khánh Hoà. NH đã theo dõi phải thu đối với bà Cúc, cán bộ kế toán chuyển tiền. c. Lệnh chuyển Nợ của NHCT Lạng Sơn thanh toán Séc bảo chi, số tiền 32 trđ. Kế toán chuyển tiền kiểm tra và phát hiện Séc này do NHCT Phú Yên bảo chi cho Cti Mía đường Phú Yên. d. Lệnh chuyển Nợ của NHCT Lâm Đồng, 20 trđ, thanh toán UNT, Công ti Thương mại Đà Lạt đòi tiền hàng đã giao cho Công ti TNHH Hoàng Anh (có TK tại NHCT Khánh Hoà). 3. Nhận được báo có của NH Nhà nước Khánh Hòa, nội dung thanh toán một UNC do người trả tiền có tài khoản tại NH Nông nghiệp Hà Nội thanh toán cho người thụ hưởng là Công ti TNHH Hoàng Anh, số tiền 120 trđ. Yêu cầu: Xử lí hạch toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. Giải thích các trường hợp cần thiết. Bài số 29: Tại NHNo Thái Bình, ngày 25/09/X0 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm chi của NH Nông nghiệp Thanh Hoá, chuyển bổ sung theo lệnh chuyển có số 2011, ngày 24/9/X0, số tiền đã chuyển 25 triệu, số tiền bổ sung là 5 triệu đồng. Người thụ hưởng là Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc. 2. Nhà máy Cơ khí nộp UNC 30 triệu đồng trích tài khoản tiền gửi của mình để thanh toán tiền cho người bán có tài khoản tại NH Nông nghiệp Khánh Hoà. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền đi, NH phát hiện số tiền đã chuyển là 36 triệu đồng. Người gây sai sót là bà Hoa. 3. Nhận UNT của Sở Điện lực, 20 trđ đòi tiền điện của một khách hàng có tài khoản tại NH Nông nghiệp Hà Nam, ủy nhiệm thu này có ủy quyền đối với LCN. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền đi, NH phát hiện số tiền đã chuyển là 12 trđ. 4. Nhận UNC của Công ti Lương thực Thái Bình, trả tiền hàng cho người bán có tài khoản tại NH Nông nghiệp Thanh Hóa, số tiền trên UNC là 75 trđ. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền đi, NH phát hiện số tiền đã chuyển là 57 trđ. 5. Nhận lệnh huỷ lệnh chuyển nợ của NH Nông nghiệp Thái Nguyên về huỷ bỏ số tiền thừa đã chuyển theo lệnh chuyển nợ về thanh toán séc bảo chi trước đây, số tiền đã chuyển 38 triệu đồng, số tiền thừa 3 triệu đồng. NH đã hạch toán số tiền thừa vào TK điều chuyển vốn chờ xử lý. 6. Nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển có của NH Nông nghiệp Ninh Bình, yêu cầu huỷ số tiền đã chuyển thừa theo lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm thu trước đây, số tiền đã chuyển 36 triệu đồng, số tiền trên uỷ nhiệm thu là 30 triệu đồng, người thụ hưởng là Công ti Điện lực Thái Bình. NH đã trả tiền cho người thụ hưởng. Số dư tài khoản TGTT/Công ti điện lực TB:5 triệu đồng. 7. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm thu của NH Nông nghiệp Lạng Sơn, số tiền 600 triệu đồng, người thụ hưởng là Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc. Trong ngày chưa nhận được điện xác nhận lệnh chuyển tiền có giá trị cao của NH Nông nghiệp Lạng Sơn. 8. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán UNC của NH Nông nghiệp Hà Nam, số tiền 34 triệu đồng, người thụ hưởng là Cửa hàng Bách hoá Tổng hợp không phải là khách hàng của NH. 9. Nhận lệnh chuyển có của NH Nông nghiệp Thái Nguyên trả lại số tiền thừa đã chuyển theo lệnh chuyển có trước đây, số tiền đã chuyển 48 triệu đồng, số tiền đúng 46 triệu đồng. Việc chuyển tiền thừa này là do bà An gây ra. Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Bài số 30: Ngày 2/11/X0, tại NHNT X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của công ti nhập khẩu công nghệ số tiền 20.000 USD yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của công ti để chuyển sang Trung Quốc. NH chấp nhận và thu phí dịch vụ 0,2% trên số tiền chuyển. 2. Nhận được khoản chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 30.000 CAD, nội dung Ông Peter Kim, Việt kiều tại Canada chuyển tiền về cho thân nhân là Bà Hoa. NH đã báo cho bà Hoa đến lĩnh tiền trong ngày và thu phí là 0,05% tổng số tiền. Bà Hoa xin chuyển đổi 20.000 CAD sang USD để gửi tiết kiệm loại trả lãi sau, kì hạn 6 tháng. Số còn lại đề nghị bán cho NH để rút tiền mặt VND. 3. Nhận được chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 25.000 USD, nội dung, nhà nhập khẩu Nhật Bản thanh toán tiền hàng đã nhận cho Công ti XNK thuỷ sản (phương thức thanh toán theo HĐ là thanh toán chuyển tiền). NH thanh toán vào TK TGTT bằng USD của công ti và thu phí 0,1% tổng giá trị báo có. 4. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu tiền hàng đã xuất khẩu cho 1 công ti ở Hồng Kông của Công ti ABC với tổng số tiền 150.000 USD, phí nhận chứng từ nhờ thu của NH là 5USD/1 bộ chứng từ. Công ti ABC trả phí bằng VNĐ từ TKTG. 5. Nhận bộ chứng từ nhờ thu (loại trả tiền ngay) từ nước ngoài chuyển đến nội dung thu tiền từ nhà nhập khẩu VLXD số tiền 50.000 USD, tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán và nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán ngay. NH làm thủ tục thanh toán và thu phí 0,2% từ TK TG ngoại tệ của KH. 6. NH đại lí tại Malaysia thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu của công ti AB với lí do người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán. Biết bộ chứng từ này công ti nộp vào ngày 15/10/0X, số tiền nhờ thu là 10.000 USD. 7. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ Thái Lan gửi đến, nhờ thu hộ tiền hàng từ nhà nhập khẩu là công ti Hiệp Hưng, số tiền 50.000 USD. Số dư có trên TKTGTT của công ti hiện là 20.000 USD. 8. Công ti XNK Kim Lan xin mở L/C để nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc. Tổng trị giá lô hàng là 200.000 USD, NH chấp nhận và yêu cầu công ti kí quĩ 50%, TS thế chấp chính là lô hàng nhập khẩu. Đồng thời NH thu phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C. Công ti Kim Lan đã đề nghị được mua của NH toàn bộ số ngoại tệ cần thiết để kí quĩ và nộp phí cho NH, thanh toán VNĐ từ TGTT. 9. NH đồng ý chuyển đổi số lượng USD cần thiết từ TK TG ngoại tệ ra 200.000 EURO cho tổng cti XNK xây dựng để thanh toán một L/C nhập khẩu cho đối tác tại CHLB Đức. Trị giá L/C là 350.000 EURO, trước đây đơn vị đã kí quĩ 150.000 EUR. 10. Nhận được thông báo từ NH CitiBank HồngKông về việc nhà nhập khẩu đã mở L/C theo HĐ đã kí với công ti Hoà Phát, số tiền của L/C là 150.000 USD. NH đã thông báo cho công ti và thu phí thông báo L/C là 20USD từ TKTG ngoại tệ của công ti. 11. Nhận bộ chứng từ hàng xuất của Công ti Hanoi Computer, đề nghị thanh toán theo L/C đã được nhà nhập khẩu mở trước đây tại HSBC Ấn Độ, NH NT X là NH thông báo. Số tiền theo L/C là 200.000USD. NH kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ và gửi đi nước ngoài yêu cầu thanh toán. 12. Nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Đài Loan, yêu cầu thanh toán theo L/C NH đã mở trước đây cho công ti XNK Hoàng Long, số tiền là 250.000 USD. NH đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ là đầy đủ và hợp lệ. Biết trứơc đây công ti đã kí quĩ là 150.000 USD, TKTGTT bằng USD của công ti có số dư có là 50.000 USD. Số còn lại công ti chưa thanh toán được và NH phải trả thay. Yêu cầu: Định khoản và giải thích các nghiệp vụ trên. Biết rằng: - Các khoản thu và chi của NH được hạch toán trực tiếp vào tiểu khoản thu nhập, chi phí bằng ngoại tệ. - Các khoản phí NH thu chưa bao gồm thuế GTGT 10%. - Tỉ giá NH công bố trong ngày như sau: Ngoại tệ Tỉ giá mua Tỉ giá bán TM và chuyển khoản Tiền mặt Chuyển khoản EUR 20.000 20.050 20.300 USD 17.700 17.750 17.800 CAD 14.000 14.240 14.700 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ Bài số 17: Tại NHTM A ngày 5/5/X0 có các nghiệp vụ phát sinh sau: NH mua của Cti XNK nông sản 50.000 USD từ TKTGNT với tỉ giá 1USD = 17.500 VND. Biết HĐ mua bán với Công ti đã được kí kết từ hôm trước. Ông A mang đến NH 10.000 EURO đổi lấy tiền mặt VND. Bà Nga đến xin mua 5000 USD để đi công tác nước ngoài. Các thủ tục giấy tờ hợp lệ. Mua của khách du lịch nước ngoài 500 EUR, thanh toán bằng TM. Ông Bình đến xin gửi tiền tiết kiệm bằng USD, kì hạn 6 tháng, số tiền gửi 3000 USD, loại trả lãi trước. Biết LS NH công bố 4%/năm, thủ quĩ đã kiểm đếm và nhận đủ. Ông Mạnh đến xin rút sổ tiền gửi tiết kiệm 12.000USD có kỳ hạn 6 tháng, trả lãi sau ngày gửi 20/03/X0, lãi suất 4.5%/năm để gửi lại số gốc vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, trả lãi sau, lãi suất 5%/năm. (Biết: lãi suất TGKKH = 2%/năm, số lãi trả cho KH dưới 1USD được đổi ra tiền mặt VND). Yêu cầu NH đại lí ở Đức chuyển đổi 100.000 EUR sang USD theo tỉ giá 1EUR = 1.35 USD. Nhận được thông báo của NH đại lí ở Pháp về việc thực hiện yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ từ USD sang EUR: số lượng 500.000 USD, tỉ giá chuyển đổi 1EUR = 1.3 USD Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết tỉ giá mua bán USD và EUR của NH trong ngày như sau: Tỉ giá mua Tỉ giá bán (CK và TM) Chuyển khoản Tiền mặt USD 19.250 VND 19.200 VND 19.300 VND EUR 25.100 VND 25.000 VND 25.200 VND Biết: Ngân hàng thực hiện quy đổi ngay các khoản thu nhập, chi phí bằng ngoại tệ qua cặp TK 4711/4712; USD được coi là đồng ngoại tệ mạnh hơn. Bài số 18: Tại NH ACB ngày 31/10/X0, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Hợp đồng mua kì hạn 1 tháng USD đã kí kết với Công ti XNK Máy bắt đầu có hiệu lực: số lượng cam kết mua 100.000 USD, tỉ giá mua kì hạn 19.100USD. Hợp đồng mua kì hạn 2 tháng USD đã kí với công ti XNK Thiết bị Y tế bắt đầu có hiệu lực: Số lượng cam kết mua 200.000 USD, tỉ giá mua kì hạn 18.900 VND/USD. Phân bổ chênh lệch giữa tỉ giá mua kì hạn và tỉ giá mua giao ngay của hợp đồng mua kì hạn 3 tháng theo 2 trường hợp: Số lượng 300.000 USD, tỉ giá mua kì hạn 19.200 VND/USD; tỉ mua giao ngay tại ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng: 19.300 VND/USD. Số lượng 400.000 EUR, tỉ giá mua kì hạn 25.000 VND/EUR, tỉ giá mua giao ngay tại ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng 24.900 VND/EUR. Đánh giá lại giá trị của hợp đồng mua kì hạn USD: số lượng 500.000 USD, tỉ giá mua giao ngay tại ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng là 19.200 VND/USD. Đánh giá lại giá trị hợp đồng mua kì hạn EUR: số lượng 1.000.000 EUR, tỉ giá mua giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng là 25.100 VND/EUR. Đánh giá lại giá trị hợp đồng mua kì hạn USD: số lượng 400.000 USD, tỉ giá mua giao ngay tại ngày có hiệu lực: 18.800 VND/USD, tỉ giá mua giao ngay tại thời điểm đánh giá lại lần trước là 19.200 VND/USD. Tất toán hợp đồng mua kì hạn 3 tháng USD với Nhà máy Cơ khí: số lượng 1.200.000 USD thu về bằng chuyển khoản từ tài khoản của nhà máy Cơ khí; thanh toán VND bằng chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng; tỉ giá mua kì hạn 18.900 VND/USD, tỉ giá mua giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng 18.800 VND/USD, tỉ giá mua giao ngay tại ngày đánh giá lại lần cuối cùng là 19.100 VND/USD. Nhận được chuyển tiền báo có của NH đại lí nước ngoài, nội dung thanh toán nhờ thu cho công ti XNK Lương thực, số tiền 500.000 USD, số tiền này được dùng để tất toán hợp đồng mua kì hạn USD với công ti này: số lượng cam kết mua 600.000, số thiếu trích tài khoản tiền gửi của khách hàng, tỉ giá mua kì hạn 18.500 VND/USD, tỉ giá mua giao ngay tại ngày hiệu lực của hợp đồng 18.700 VND/USD, thời hạn mua 15 ngày. Yêu cầu: Xử lí, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Biết: các tỉ giá mua giao ngay ngày hôm nay như sau: USD: mua 19.000 VND/USD; EUR: mua 25.200 VND/EUR Bài số 19: Tại NH Ngoại thương VN ngày 28/02/X0 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Hợp đồng bán ngoại tệ kì hạn 2 tháng đã kí với Công ti Vật tư bắt đầu có hiệu lực: số lượng cam kết bán 200.000 USD, tỉ giá bán kì hạn 18.800 VND/USD. Hợp đồng bán kì hạn 3 tháng EUR đã kí với Công ti Thương mại bắt đầu có hiệu lực: số lượng cam kết bán 300.000 EUR, tỉ giá bán kì hạn 25.200 VND/EUR. Phân bổ chênh lệch giữa tỉ giá bán kì hạn và tỉ giá bán giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng bán kì hạn 3 tháng USD: số lượng cam kết bán 500.000 USD, tỉ giá bán kì hạn 18.800 VND/USD. Phân bổ chênh lệch giữa tỉ giá bán kì hạn và tỉ giá bán giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng bán kì hạn 2 tháng EUR: số lượng cam kết bán 400.000 EUR, tỉ giá bán kì hạn 25.100 VND/EUR. Đánh giá lại giá trị lần thứ nhất của hợp đồng bán kì hạn USD: số lượng 100.000 USD, tỉ giá bán kì hạn 18.800 VND/USD, tỉ giá bán giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng là 18.900 VND/USD. Đánh giá lại giá trị VND lần thứ hai của hợp đồng bán kì hạn EUR: số lượng 800.000 EUR, tỉ giá bán kì hạn 25.300 VND/EUR, tỉ giá bán giao ngay tại thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là 25.100 VND/EUR, tỉ giá bán giao ngay tại ngày đánh giá lại lần thứ nhất là 25.200 VND/EUR. Tất toán hợp đồng bán kì hạn 3 tháng USD với Công ti An Phát, số lượng 150.000 USD được khách hàng sử dụng để trả khoản nợ gốc vay đến hạn cho NH, tỉ giá bán kì hạn 18.900 VND/USD, tỉ giá bán giao ngay tại ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng: 18.500 VND/USD, tỉ giá bán giao ngay tại thời điểm đánh giá lại giá trị hợp đồng lần cuối là 18.800 VND/USD. Khách hàng thanh toán VND bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình. Tất toán hợp đồng bán kì hạn 3 tuần EUR với Công ti Thủy sản: số lượng 100.000 EUR được khách hàng dùng để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu ở Đức theo bộ chứng từ nhờ thu đã nhận được từ NH nhà xuất khẩu trước đây; tỉ giá bán kì hạn 25.200 VND/EUR, tỉ giá bán giao ngay tại thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là 25.100 VND/EUR. Yêu cầu: Xử lí, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Biết: Các tỉ giá bán giao ngay ngày hôm nay như sau: USD: 19.000 VND/USD; EUR: 25.000 VND/EUR. Bài số 20: Tại NH Ngoại thương VN, ngày 31/3/X0 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kì hạn 2 tháng kí kết với Nhà máy Đóng tàu bắt đầu có hiệu lực: số lượng ngoại tệ mua vào (nhận chuyển đổi) 120.000 USD, số lượng ngoại tệ thanh toán (bán ra) 85.000 EUR. Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kì hạn 3 tháng kí kết với Công ti XNK Máy bắt đầu có hiệu lực: số lượng ngoại tệ mua vào (nhận chuyển đổi) 35000 EUR, số lượng ngoại tệ thanh toán (bán ra) là 48000 USD. Phân bổ chênh lệch lãi phải thu phát sinh từ hợp đồng chuyển đổi kì hạn 3 tháng đã kí với Công ti Toàn Thắng: số lượng ngoại tệ mua vào 47.000USD, số lượng ngoại tệ thanh toán 34.000 EUR. Tỉ giá giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng này như sau: 16.800 - 16.850 VND/USD; 23.450 - 23.500 VND/EUR. Phân bổ chênh lệch lãi phải trả phát sinh từ hợp đồng chuyển đổi kì hạn 3 tháng đã kí với Công ti Thắng Lợi: số lượng ngoại tệ mua vào 70.000 EUR, số lượng ngoại tệ thanh toán 96.000 USD. Tỉ giá giao ngay tại ngày có hiệu lực của hợp đồng này như sau: 17.395-17.400 VND/USD; 23.900 - 23.950 VND/EUR. Đánh giá lại giá trị VND lần 1 của các ngoại tệ trong hợp đồng chuyển đổi kì hạn 2 tháng: số lượng ngoại tệ mua vào 120.000 USD; số lượng ngoại tệ thanh toán 80.000EUR. Tỉ giá giao ngay tại ngày có hiệu lực của các đồng tiền: 16.200 VND/USD, 24.300 VND/EUR. Tất toán hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kì hạn 3 tháng với Công ti Da giầy VN: số lượng ngoại tệ mua vào 66.000 EUR (trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng), số lượng ngoại tệ bán ra 94.800 USD được dùng để thanh toán cho đối tác nước ngoài theo bộ chứng từ nhờ thu đã đến hạn thanh toán. Tỉ giá giao ngay tại ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng: 16.400 VND/USD, 23.800 VND/EUR; tỉ giá giao ngay tại ngày đánh giá lại lần cuối: 16.500 VND/USD, 24.000 VND/EUR. Yêu cầu: Xử lí, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Biết: tỉ giá giao ngay ngày hôm nay của các đồng tiền như sau: - USD: 16.500 - 16.600 VND/USD - EUR: 24.400 - 24.500 VND/EUR Bài số 21: Tại NHTM C kinh doanh 2 loại ngoại tệ: USD và EUR. Đầu tháng có tình hình về các tài khoản như sau: TK 4711/USD: DC 100.000 USD TK 4712/USD: DN 1.570.000.000đ TK 4711/EUR: DC 350.000 EUR TK 4712/ EUR: DN 7.000.000.000đ Trong tháng có các nghiệp vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ như sau: Ngoại tệ Mua Bán Số lượng Tỉ giá Số lượng Tỉ giá USD 40.000 18.700VNĐ/USD 18.000 18.800VNĐ/USD 20.000 18.750VNĐ/USD 30.000 18.900VNĐ/USD EUR 90.000 24.500VNĐ/EUR 200.000 24.600VNĐ/EUR 100.000 24.600đ/ EUR 80.000 24.800VNĐ/EUR - NH thực hiện chuyển đổi cho KH 50.000 USD từ TG thanh toán ngoại tệ EUR để chuyển tiền đi nước ngoài. Biết tỉ giá ngày thực hiện chuyển đổi như sau: 1 USD: Mua 18.700đ, Bán: 18.850đ; 1EUR: Mua: 24.600đ, bán 24.700 đ. Yêu cầu: 1. Hạch toán các nghiệp vụ nói trên vào sơ đồ tài khoản chữ T (giả thiết các nghiệp vụ đều giao dịch chuyển khoản qua TKTG thanh toán VNĐ và ngoại tệ thích hợp) 2. Tính và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ của tháng. 3. Tính và hạch toán việc đánh giá lại giá trị VNĐ của ngoại tệ kinh doanh “tồn kho”. Biết tỉ giá chính thức trên thị trường liên ngân hàng vào ngày cuối tháng là 18.800 VNĐ/USD, 25.000 VNĐ/EUR. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTM Bài số 40: Cho Bảng cân đối kế toán của NHTM A đầu năm X0 như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – NHTM A Đơn vị: tỷ đồng TÀI SẢN Đầu kỳ NỢ & VCSH Đầu kỳ I. Tiền mặt tại quỹ 309 I. Các khoản nợ CP và NHNN 67 II. Tiền gửi tại NHNN 561 II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 5.045 III. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 3.196 Tiền gửi của các TCTD khác 3.240 IV. Chứng khoán kinh doanh 298 Vay các TCTD khác 1.805 Chứng khoán kinh doanh 328 III. Tiền gửi của khách hàng 8.860 Dự phòng giảm giá CK kinh doanh (30) IV. Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 51 V. Cho vay khách hàng 8.850 V. Phát hành giấy tờ có giá 874 Cho vay khách hàng 9.310 Mệnh giá giấy tờ có giá 900 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (460) Chiết khấu giấy tờ có giá (68) VI. Chứng khoán đầu tư 2.540 Phụ trội giấy tờ có giá 42 Chứng khoán đầu tư 2.620 VI. Các khoản nợ khác 468 Dự phòng giảm giá CK đầu tư (80) Các khoản lãi và phí phải trả 40 VII. Góp vốn đầu tư dài hạn 74 Các khoản phải trả và công nợ khác 420 VIII. Tài sản cố định 142 Dự phòng rủi ro khác 8 Tài sản cố định (nguyên giá) 215 VII. Vốn và các quỹ 1.185 Hao mòn TSCĐ (73) Vốn điều lệ 1.000 IX. Tài sản có khác 580 Thặng dư vốn điều lệ 20 Các khoản phải thu 86 Quỹ của TCTD 35 Các khoản lãi và phí phải thu 349 Lợi nhuận chưa phân phối 130 Tài sản có khác 145 TỔNG TÀI SẢN 16.550 TỔNG NỢ & VCSH 16.550 Trong năm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động tài sản, nguồn vốn của NH: Đơn vị: tỷ đồng 1) Nhận tiền gửi của khách hàng 976,0 + Bằng tiền mặt 536,0 + KH tại NH khác thanh toán bằng chuyển khoản qua TK tiền gửi tại NHNN 440,0 2) Cho vay KH 1.450,0 + Bằng tiền mặt 630,0 + Thanh toán chuyển khoản cho KH tại NH khác qua TKTG tại TCTD khác 820,0 3) Trả lãi tiền gửi cho KH bằng chuyển khoản 48,0 Trong đó: Khoản lãi đã tính dự trả 26,0 4) Lãi phát sinh từ hoạt động tín dụng 140,0 Trong đó: Lãi thu ngay từ TK TG của KH 85,0 5) Chuyển nợ từ nhóm 1 sang các nhóm 2 75,0 Số lãi phải thu của khoản nợ 7,0 6) Trích bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ 7,0 7)  Phát hành giấy tờ có giá loại trả lãi sau bằng tiền mặt 54,0 Mệnh giá 60,0 Giá trị chiết khấu 6,0 8) Phân bổ giá trị chiết khấu GTCG mà TCTD đã phát hành 17,0 9) Nhận lãi đầu tư chứng khoán nợ từ tổ chức phát hành qua TKTG tại TCTD khác 66,0 Trong đó: Lãi đã dự thu 42,0 10) Bán chứng khoán kinh doanh thanh toán qua TKTG tại NHNN 15,0 Trong đó: Giá gốc của chứng khoán này là 12,0 11) Thu phí thanh toán đối với KH từ TKTGTT (chưa kể thuế GTGT) 30,0 12) Truy thu được một khoản nợ đã thanh lý vài năm trước bằng tiền mặt 7,0 13) Mua CCLĐ về sử dụng ngay, thanh toán qua TKTG tại NHNN 5,0 14) Khấu hao cơ bản trích trong kỳ 7,5 15) Nộp thuế GTGT cho NSNN qua tài khoản tiền gửi tại NHNN 2,5 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên cơ sở tài khoản tổng hợp. Rút số dư (lên sơ đồ tài khoản chữ T) và lập Bảng cân đối kế toán cuối kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap thanh toan qua NH.doc
Tài liệu liên quan