Bài tập Nhập môn công nghệ phần mềm - Tuần 1: Các khái niệm cơ bản về công nghệ phần mềm và cài đặt môi trường
5. Quản lý cấp phần thưởng
Tổ dân phố có một quỹ riêng để cấp phần thưởng / phần quà cho các cháu nhỏ hoặc
các cháu đang trong độ tuổi đi học có thành tích học tập xuất sắc. Các dịp đặc biệt
trong năm (ví dụ như: Trung thu, Tết thiếu nhi 1-6, ) các bộ hành chính sẽ lập danh
sách các cháu nhỏ (trong khoảng từ 0 đến 18 tuổi) trong mỗi hộ gia đình và phát
các phần quà (kẹo, bánh, bimbim, giá trị mỗi phần quà là tương đương), cần ghi
nhận mỗi hộ gia đình bao nhiêu phần quà và giá trị tiền tương ứng. Cuối mỗi năm
học, cán bộ hành chính lập danh sách các cháu học sinh trong độ tuổi học tập (từ
lớp 1 đến lớp 12) ghi nhận các thông tin (trường, lớp, thành tích học tập, gia đình
cần gửi minh chúng là ảnh chụp giấy khen, bằng khen, ) để chuẩn bị phần thưởng
và giá trị tiền tương ứng. Phần thưởng cho thành tích học tập là các cuốn vở viết
(học sinh giỏi và các thành tích đặc biệt: 10 cuốn, học sinh tiên tiến: 7 cuốn, còn lại
là 5 cuốn). Cán bộ hành chính cũng cần thống kê tổng các phần quà và giá trị tương
ứng đã phát trong mỗi lần và xem chi tiết mỗi hộ đã nhận những phần quà nào.
6. Quản lý thông tin phản ánh, kiến nghị
Các thông tin phản ánh, kiến nghị của nhân dân trong tổ sẽ được tổ trưởng ghi nhận
để tổng hợp gửi lên cấp trên. Mỗi phản ảnh, kiến nghị cần ghi nhận: người phản
ánh, nội dung, ngày phản ánh, phân loại và trạng thái. Khi có phản hồi từ các cơ
quan có liên quan, tổ trưởng sẽ ghi nhận lại với phản ánh / kiến nghị tương ứng và
thông báo cho cá nhân có liên quan. Các kiến nghị trùng nhau có thể được gộp lại
thành một nhưng phải ghi nhận những người phản ánh và số lần phản ánh. Hàng
quý tổ trưởng cũng cần thống kê số lượng kiến nghị theo trạng thái (mới ghi nhận,
chưa giải quyết, đã giải quyết, )
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Nhập môn công nghệ phần mềm - Tuần 1: Các khái niệm cơ bản về công nghệ phần mềm và cài đặt môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 1 / 10
Bài tập tuần 01
Các khái niệm cơ bản về Công nghệ phần mềm &
Cài đặt môi trường
Mục tiêu
- Thực hiện các bài tập (câu hỏi) về các khái niệm cơ bản trong Công nghệ phần
mềm
- Giới thiệu bài toán (case study) thực hiện trong môn học
- Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng:
o Cài đặt Java và công cụ Netbeans
o Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL trong bộ phần mềm XAMPP
o Cài đặt công cụ Astah UML giúp xây dựng các biểu đồ phân tích, thiết kế
Đánh giá
- Hoàn thành các bài tập về các khái niệm cơ bản trong Công nghệ phần mềm
- Hoàn thành tìm hiểu về chức năng nghiệp vụ của bài toán (case study)
- Cài đặt thành công các công cụ cần thiết cho môn học
Phần I:
Bài 1.1
a) Chọn phát biểu đúng nhất về sản phẩm phần mềm trong các phát biểu sau?
1. Phần mềm gồm ba phần chính: chương trình máy tính, cấu trúc dữ liệu (ngoài và
trong) và tài liệu
2. Phần mềm là tên gọi khác của chương trình máy tính
3. Phần mềm gồm chương trình máy tính và phần cứng đi kèm
4. Phần mềm là các ứng dụng được cài đặt trên máy tính
b) MS Word thuộc loại phần mềm nào?
1. Phần mềm hệ thống
2. Phần mềm tiện ích
3. Phần mềm ứng dụng
4. Phần mềm khoa học kỹ thuật
c) Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau?
1. Mục tiêu của công nghệ phần mềm (SE) là phát triển các sản phẩm phần mềm có
chất lượng cao, thời gian phát triển nhanh với chi phí hợp lý
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 2 / 10
2. Mục tiêu của công nghệ phần mềm (SE) là phát triển các sản phẩm phần mềm sử
dụng lâu dài
3. Mục tiêu của công nghệ phần mềm (SE) là phát triển các sản phẩm phần mềm có độ
tin cậy cao
4. Mục tiêu của công nghệ phần mềm (SE) là phát triển các sản phẩm phần mềm với chi
phí hợp lý
Bài 1.2
a) Nêu khái niệm về phần mềm. Lấy ví dụ và mô tả về một phần mềm mà bạn sử
dụng thường xuyên.
b) Liệt kê 5 thuộc tính chất lượng cho một phần mềm tốt. Hãy thử đánh giá phần
mềm mà bạn đã lựa chọn ở trên với các thuộc tính chất lượng này.
Bài 1.3
Phần mềm AirVisual thu thập các số liệu về chỉ số không khí (tỷ lệ khí thải, bụi mịn,) và
một số thông tin khác về nhiệt độ, độ ẩm, cung cấp cho người dùng chất lượng không
khí tại thời điểm sử dụng phần mềm. Theo bạn đây là ví dụ của loại phần mềm nào?
A/. Phần mềm hệ thống (System software)
B/. Phần mềm trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Software)
C/. Phần mềm thời gian thực (Real time software)
D/. Phần mềm nghiệp vụ (Business software)
Với mỗi loại ở trên hãy lấy 5 ví dụ về phần mềm mà bạn biết.
Phần II: Giới thiệu về bài toán (case study)
Bài 1.4
Ban quản lý tổ dân phố 7 phường La Khê cần xây dựng một phần mềm quản lý thông
tin khu dân cư / tổ dân phố. Tổ dân phố 7 có hơn 400 hộ gia đình với 1.700 nhân
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 3 / 10
khẩu, chưa kể hàng trăm sinh viên thuê trọ và hàng chục gia đình nơi khác đến
thuê nhà làm kinh doanh dịch vụ. Địa bàn rộng, dân cư đông và phức tạp nên ban
quản lý mong đợi phần mềm này có thể quản lý thông tin chung cả tổ dân phố từ
biến động nhân khẩu, hộ khẩu đến các công tác đoàn thể khác. Ban quản lý gồm
một tổ trưởng, một tổ phó và các cán bộ phụ trách các hoạt động nghiệp vụ khác.
Tổ trưởng và tổ phó có thể thực hiện tất cả các nghiệp vụ quản lý, còn các cán bộ
khác phụ trách từng nghiệp vụ theo phân công cụ thể.
1. Quản lý thông tin hộ khẩu, nhân khẩu
Thông tin về hộ khẩu và nhân khẩu do tổ trưởng ghi nhận và quản lý:
• Thông tin về nhân khẩu của mỗi hộ gia đình được lưu trong sổ hộ khẩu với một mã
số định danh duy nhất. Sổ hộ khẩu gia đình ghi các thông tin cho cả hộ như: số hộ
khẩu, họ tên chủ hộ, số nhà, đường phố (ấp), phường (xã, thị trấn), quận (huyện).
• Sổ hộ khẩu gồm nhiều chi tiết cụ thể cho từng nhân khẩu trong hộ như họ và tên,
bí danh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán, dân tộc, nghề nghiệp, nơi
làm việc, số CMND hoặc số CCCD, ngày cấp và nơi cấp, ngày tháng năm đăng ký
thường trú, địa chỉ nơi thường trú trước khi chuyển đến. Trường hợp nhân khẩu
là chủ hộ thì sẽ được ghi trang đầu tiên, nếu không là chủ hộ thì sẽ thêm chi tiết:
quan hệ với chủ hộ.
Các hoạt động biến đổi nhân khẩu:
• Thêm nhân khẩu mới: gia đình sinh thêm con thì sẽ thêm mới thông tin nhân khẩu
như trên, bỏ trống các chi tiết về nghề nghiệp, CMND và nơi thường trú chuyển
đến sẽ ghi là “mới sinh”.
• Thay đổi nhân khẩu: nếu có một nhân khẩu chuyển đi nơi khác thì sẽ thêm các chi
tiết như sau: ngày chuyển đi, nơi chuyển, ghi chú. Trường hợp nhân khẩu qua đời
thì phần ghi chú là “Đã qua đời”.
• Những thay đổi liên quan cả hộ (ví dụ như thay đổi chủ hộ) cần ghi nhận các chi
tiết như nội dung thay đổi, ngày thay đổi.
• Khi tách hộ từ một hộ khẩu đã có thì một sổ hộ khẩu mới sẽ được tạo ra với các
nhân khẩu được chọn.
• Khi hộ gia đình có ai đó đi xa dài ngày thì phải đến gặp tổ trưởng thông báo và xin
cấp giấy tạm vắng có thời hạn. Ngược lại nếu có nhân khẩu từ địa phương khác
đến cư trú tạm thời trong một khoảng thời gian thì phải khai báo để được cấp giấy
tạm trú.
Ngoài ra tổ trưởng và tổ phó cũng có nhu cầu tìm kiếm các thông tin một cách nhanh
chóng, xem lịch sử thay đổi nhân khẩu của một hộ. Bên cạnh đó theo định kỳ tổ
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 4 / 10
trưởng cần thống kê nhân khẩu theo các tiêu chí: theo giới tính (nam / nữ), theo
độ tuổi (mầm non / mẫu giáo / cấp 1 / cấp 2 / cấp 3 / độ tuổi lao động / nghỉ hưu),
theo khoảng thời gian và thống kê tạm vắng / tạm trú.
2. Quản lý thu phí, đóng góp
Hàng năm tổ dân phố thực hiện thu một số khoản phí và đóng góp của các hộ gia đình,
công việc này do cán bộ kế toán phụ trách. Khoản phí vệ sinh là bắt buộc với tất cả
các hộ gia đình, mỗi năm thu 1 lần với định mức 6.000VNĐ / 1 tháng / 1 nhân khẩu.
Cán bộ kế toán sẽ lập danh sách các hộ gia đình và số nhân khẩu tương ứng, sau
đó đến từng nhà thu phí và ghi nhận số tiền nộp. Đối với các khoản đóng góp thì
không quy định số tiền mà phụ thuộc vào từng hộ, các khoản đóng góp này được
thu theo từng đợt của các cuộc vận động như: “Ủng hộ ngày thương binh-liệt sỹ
27/07”, “Ủng hộ ngày tết thiếu nhi”, “Ủng hộ vì người nghèo”, “Trợ giúp đồng bào
bị ảnh hưởng bão lụt”, Cán bộ kế toán cũng cần thống kê tổng số tiền đã thu
trong mỗi đợt, tổng số hộ đã nộp và có thể xem chi tiết mỗi hộ đã nộp những khoản
tiền nào.
3. Quản lý sử dụng nhà văn hoá
Đối với nhà văn hóa Tổ dân phố 7: về cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng mới và bắt
đầu đưa vào sử dụng năm 2018, với diện tích khuôn viên 822m2; thiết kế xây dựng
02 tầng với diện tích 480m2; có 01 Hội trường rộng ở tầng 1 và các phòng chức
năng trên tầng 2. Nhà văn hoá được sử dụng cho sinh hoạt hội họp, các hoạt động
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của Tổ dân phố, ngoài ra có thể được sử dụng
cho tổ chức các đám cưới hoặc các sự kiện. Việc sử dụng nhà văn hoá được quản
lý bởi cán bộ quản lý cơ sở vật chất. Các thông tin quản lý: thông tin các tài sản
hiện có của nhà văn hóa (bàn, ghế, loa, đài, màn hình,) thường xuyên kiểm tra
hiện trạng sử dụng, thống kê số lượng. Các hoạt động chung của tổ dân phố (họp
sinh hoạt, phát động, tuyên truyền,) cần ghi nhận lại lịch tổ chức tại nhà văn hoá.
Các đăng ký sử dụng nhà văn hoá tổ chức đám cưới hoặc sự kiện cần ghi nhận
thông tin để tổ trưởng phê duyệt, các hoạt động này có thu phí sử dụng.
4. Quản lý lịch sinh hoạt / họp tổ dân phố
Cán bộ hành chính có nhiệm vụ xây dựng lịch họp tổ dân phố theo định kỳ, mỗi buổi
họp / sinh hoạt sẽ có chủ đề cụ thể và thời gian, địa điểm tổ chức để in giấy mời
gửi đến các hộ gia đình. Các hoạt động này thường sẽ là đại diện hộ gia đình tham
gia, cán bộ hành chính cần ghi nhận hộ gia đình đã tham gia các hoạt động chung
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 5 / 10
của tổ dân phố để cuối năm thống kê, là một tiêu chí trong bình bầu “Gia đình văn
hoá”.
5. Quản lý cấp phần thưởng
Tổ dân phố có một quỹ riêng để cấp phần thưởng / phần quà cho các cháu nhỏ hoặc
các cháu đang trong độ tuổi đi học có thành tích học tập xuất sắc. Các dịp đặc biệt
trong năm (ví dụ như: Trung thu, Tết thiếu nhi 1-6,) các bộ hành chính sẽ lập danh
sách các cháu nhỏ (trong khoảng từ 0 đến 18 tuổi) trong mỗi hộ gia đình và phát
các phần quà (kẹo, bánh, bimbim, giá trị mỗi phần quà là tương đương), cần ghi
nhận mỗi hộ gia đình bao nhiêu phần quà và giá trị tiền tương ứng. Cuối mỗi năm
học, cán bộ hành chính lập danh sách các cháu học sinh trong độ tuổi học tập (từ
lớp 1 đến lớp 12) ghi nhận các thông tin (trường, lớp, thành tích học tập, gia đình
cần gửi minh chúng là ảnh chụp giấy khen, bằng khen,) để chuẩn bị phần thưởng
và giá trị tiền tương ứng. Phần thưởng cho thành tích học tập là các cuốn vở viết
(học sinh giỏi và các thành tích đặc biệt: 10 cuốn, học sinh tiên tiến: 7 cuốn, còn lại
là 5 cuốn). Cán bộ hành chính cũng cần thống kê tổng các phần quà và giá trị tương
ứng đã phát trong mỗi lần và xem chi tiết mỗi hộ đã nhận những phần quà nào.
6. Quản lý thông tin phản ánh, kiến nghị
Các thông tin phản ánh, kiến nghị của nhân dân trong tổ sẽ được tổ trưởng ghi nhận
để tổng hợp gửi lên cấp trên. Mỗi phản ảnh, kiến nghị cần ghi nhận: người phản
ánh, nội dung, ngày phản ánh, phân loại và trạng thái. Khi có phản hồi từ các cơ
quan có liên quan, tổ trưởng sẽ ghi nhận lại với phản ánh / kiến nghị tương ứng và
thông báo cho cá nhân có liên quan. Các kiến nghị trùng nhau có thể được gộp lại
thành một nhưng phải ghi nhận những người phản ánh và số lần phản ánh. Hàng
quý tổ trưởng cũng cần thống kê số lượng kiến nghị theo trạng thái (mới ghi nhận,
chưa giải quyết, đã giải quyết,)
7. Quản lý thông tin phòng tránh Covid-19
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cán bộ y tế trong tổ dân phố cần
ghi nhận thông tin các nhân khẩu có liên quan đến vùng dịch: thông tin khai báo
dịch tễ, trạng thái sức khoẻ bất thường của người dân trong tổ khai báo. Nếu có cá
nhân hoặc hộ gia đình phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà thì cũng cần ghi
nhận các thông tin này (thời gian bắt đầu cách ly, mức độ cách ly F0,1,2,3, đã test
covid-19 chưa, hình thức test, thời điểm test, kết quả các lần test,). Hàng tuần
cán bộ y tế cũng cần thống kê thông tin nhận khẩu liên quan đến dịch covid-19.
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 6 / 10
Yêu cầu:
a) Sinh viên chia nhóm thực hiện bài tập: (4-5 sinh viên / 1 nhóm)
b) Các nhóm đọc mô tả bài toán và lựa chọn một trong các nhóm yêu cầu
nghiệp vụ từ số 2 đến số 7 để thực hiện các bước phát triển trong bài tập của
các buổi học tiếp theo.
c) Các nhóm tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ qua việc khảo sát các biểu mẫu / tài liệu
có liên quan. Trong tình huống không tìm được các biểu mẫu có sẵn, các thành
viên trong nhóm có thể thảo luận để tự xây dựng biểu mẫu này theo mô tả của
bài toán.
Ví dụ: với nhóm yêu cầu nghiệp vụ số 1 có thể tìm các biểu mẫu về sổ hộ khẩu,
giấy tạm vắng, tạm trú:
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 7 / 10
Phần III: Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng
Cài đặt Java và công cụ Netbeans
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Java tải bộ JDK và cài đặt vào máy tính.
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 8 / 10
Bước 2: Mở https://netbeans.org/downloads/ để tải bộ IDE phát triển ứng dụng
Netbeans
- Chọn Netbeans phiên bản Java SE -> Download
- Thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn.
- Kết quả sau khi cài đặt :
Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL trong bộ phần mềm XAMPP
Bước 1: Truy cập vào https://www.apachefriends.org/index.html tải bộ cài đặt của phần
mềm XAMPP.
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 9 / 10
Đây là bộ phần mềm All-in-one cung cấp các công cụ như Apache + MariaDB + PHP +
Perl. Trong bộ phần mềm này chúng ta sẽ sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Server (MariaDB) và công cụ quản trị phpMyAdmin.
Bước 2: Thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn.
Kết quả sau khi cài đặt, giao diện XAMPP Control Panel :
Cài đặt công cụ Astah UML giúp xây dựng biểu đồ phân tích, thiết kế
Bước 1: Truy cập trang và lựa chọn phiên bản astah phù hợp
với cấu hình máy.
Bước 2: Thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn.
Phần mềm Astah UML yêu cầu mua License key, sinh viên có thể sử dụng địa chỉ email
của trường để đăng ký License sử dụng miễn phí:
https://astah.net/products/free-student-license/
Giao diện Màn hình làm việc của Astah
Introduction to Software Engineering - Nhập môn Công nghệ phần mềm
Software Engineering Department - SoICT/HUST Trang 10 / 10
• Management View: Là thanh công cụ chính của astah, chứa các lựa chon và các
công cụ chính.
• Project View:
o Structure Tree: Hiển thị cấu trúc của mô hình
o Inheritance Tree: Hiển thị cấu trúc thừa kế
o Map View: Hiển thị toàn bộ Diagram Editor
o Diagram View: Hiển thị danh sách sơ đồ.
• Property View: Chỉnh sửa các thuộc tính của mô hình
• Diagram Editor: khung soạn thảo các biểu đồ.
Nội dung bài tập tự làm
HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_nhap_mon_cong_nghe_phan_mem_tuan_1_cac_khai_niem_co.pdf