CCBC là một trong những thể loại báo chí xuất hiện từ buổi sơ khai của nền báo chí Việt nam. Theo dòng chảy của lịch sử báo chí nước nhà, CCBC cũng ngày càng “lớn” lên và khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thể loại báo chí. Từ “điểm xuất phát” chỉ mới là những thông tin đơn giản, ít ỏi, chủ yếu xuất hiện dưới dạng là những truyện ngắn, truyện vừa, hay tiểu thuyết. CCBC ngày càng được rút ngắn, cô đọng và súc tích trong dung lượng gọn hơn nhưng lại chuyển tải được một lượng thông tin đa dạng. Hiện nay, CCBC xuất hiện trên báo chí ngày càng nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt, nhờ khai thác tốt đặc trưng của thể loại: tính báo chí và tính văn học mà thể loại CCBC ngày càng hấp dẫn công chúng. Mặc dù, so với các thể loại báo chí khác cùng nhóm thể loại dung lượng CCBC rất nhỏ (chỉ khoảng 200 – 300 chữ) nhưng CCBC vẫn đảm bảo một cốt truyện tốt, cô đọng rõ ràng và hấp dẫn. Và chủ đề tư tưởng của từng câu chuyện toát lên từ chính những cốt truyện đơn giản ấy. Hầu hết CCBC có kết cấu rất gọn, chặt với các phần cụ thể: mở đầu, phần diễn giải và kết thúc câu chuyện. Không mất nhiều thời gian để đọc hết một CCBC, dù vậy CCBC vẫn lắng lại trong lòng người bởi tính giáo dục và định hướng công chúng của nó.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập: Sưu tầm và phân tích câu chuyện báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo chí là bức tranh phản ánh hiện thực, quan lăng kính của nhà báo sự việc, hiện tượng và con người hiện ra chân thực và sống động. Hiện thực cuộc sống vốn rộng lớn, chưa đựng nhiều vấn đề phức tạp và luôn hoạt động không ngừng. Bởi vậy, để có thể “soi chiếu” hiện thực dưới nhiều góc độ, chân thực và hấp dẫn, đồng thời định hướng được nhận thức công chúng, đòi hỏi các nhà báo phải thực sự sáng tạo và có kinh nghiệm trong cách vận dụng các thể loại báo chí. Bởi trong hệ thống các thể loại báo chí, mỗi thể loại có một vị trí và thế mạng riêng. Câu chuyện báo chí (CCBC) là một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật (với đặc trưng là tính báo chí và tính văn nghệ) nên nó mang khá đầy đủ các chức năng của báo chí: Tính thông tin, tính giáo dục, thẩm mĩ và định hướng dư luận.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các Câu chuyện báo chí (Sưu tầm)
1. Tuổi trẻ Thứ Tư, 20/09/2006, 05:46 (GMT+7)
Chuyện thường ngày
Xăng xịn, giá xịn còn…
TT - Thế là mai mốt sẽ không còn phải bịt mặt làm ninza nữa rồi!
- Ủa, có lệnh cấm... bịt mặt à?
- Không, sắp tới sẽ buộc phải xài loại xăng “xịn” hơn, nhả khói hít vô không lo... ung thư. Lúc đó khói xăng thơm lừng như khói... sườn nướng, tha hồ hít thở! Vậy cần gì bịt mặt nữa?
- Chà, thế thì quá tốt. Bây giờ ra đường cứ gặp toàn ninza chán quá. Nhiều cô em nhan sắc mặn mòi mà cứ phải bịt mặt hoài làm sao thiên hạ ngắm được? À, nhưng xăng “xịn” thế giá có... “xịn” không?
- Tất nhiên, của nào tiền ấy, giá sẽ “xịn” và ông có thể sẽ thấy... choáng váng, hết còn sức ngắm mấy cô em mặn mòi!
- Thôi thì... phải ráng chịu vậy. Xài xăng xịn cho môi trường, sức khỏe đảm bảo, “viêm màng túi” còn hơn... viêm màng phổi! Có điều tôi muốn “ý kiến” thêm: xăng xịn, giá xịn, vậy còn chuyện kiểm tra, giám sát mấy ông bán xăng có... xịn theo không? Chứ bà con còn lo xăng đong thiếu, lo xăng pha aceton mà bắt chịu giá xịn thì... kẹt quá!
- À, câu hỏi này thì... xin kính chuyển thôi!
BÚT BI
2. Tuổi trẻ Thứ Sáu, 26/01/2007, 03:07 (GMT+7)
Giáo dục dưới mắt mọi người
Xót xa đồng tiền của dân
TT - 18 lưu học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) phải về nước vì... học kém, đó là thông tin từ Bộ GD-ĐT! Quả là tin gây sốc cho nhiều người bởi những lưu học sinh đi theo đề án này đều là những giảng viên, cán bộ đang công tác tại các trường đại học, các học viện...
Vậy mà khi sang học ở nước ngoài họ lại bị buộc thôi học vì học lực kém (13 người học ở Nga), không đủ trình độ ngoại ngữ (ba người ở Pháp), đi học tiến sĩ nhưng chỉ lấy bằng thạc sĩ, tự bỏ về nước (một người ở Úc) và ở Thái Lan có một người không đủ điều kiện học xong chương trình (?!).
Đọc bản tin từ nguồn tin của Bộ GD-ĐT mà thấy buồn, vì đề án 322 được phê chuẩn bởi ngân sách nhà nước dành để đào tạo những cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài. Đau xót bởi đó là tiền thuế của dân nhưng những người được cử đi đã không làm tròn trách nhiệm. Như vậy những người này đã làm thất thoát một nguồn ngân sách của Nhà nước!
Xét về góc độ tuyển chọn của bộ thì việc để xảy ra trường hợp những người được cử đi đào tạo lại thiếu trình độ phải bị buộc thôi học hoặc tự ý bỏ về như 18 lưu học sinh trên là một sơ sót cần phải nhìn lại. Phải chăng 18 người này là những người “may mắn” trót lọt sau khi qua lăng kính tuyển chọn vì được sự giới thiệu, được sự hậu thuẫn nào đó?
Nếu xét ở khía cạnh học lực thì họ không hề xứng đáng để được học bổng của đề án này! Lý do bởi họ học không nổi, không đủ trình độ tiếng Anh, học kém... Vậy những phí tổn của họ sẽ tính như thế nào trước dân đây khi họ sử dụng đồng tiền của người dân không hiệu quả? Mỗi năm, theo kế hoạch thì đề án 322 sẽ cử đi đào tạo đại học và sau đại học 400 chỉ tiêu.
Với con số này, VN chúng ta không thiếu những người đủ năng lực để chọn đi, sao lại phải chọn sót 18 người (gần bằng 5% số người) không đủ trình độ. Những câu hỏi ấy cứ xoáy lấy suy nghĩ của nhiều người. “Kết quả” sớm này của đề án 322 đáng để Bộ GD-ĐT suy nghĩ và cẩn thận hơn trong việc chọn người đi học bằng ngân sách nhà nước, vì dù sao đó cũng là tiền mồ hôi nước mắt của dân.
LƯU ĐÌNH LONG
3. Tuổi trẻ Thứ Bảy, 24/02/2007, 05:50 (GMT+7)
Đừng …Ráng!
TT - Ba ngày tết, có 2.116 em bé chào đời. Bộ Y tế nói rằng ít năm nào trẻ được sinh vào dịp tết nhiều như năm nay.
- Sao vậy?
- Vì là năm Hợi, Đinh Hợi, “con heo vàng” 60 năm một lần nên bà con đổ xô đi... đẻ. Ai cũng mong ước con cái mình thành đạt hiển vinh, chỉ có nằm mà được... thỏa thuê.
- Điệu này coi bộ năm nay bùng nổ sinh đẻ à nha...
- Chớ sao! Bà xã nhà tui cứ khèo khèo: “Thêm thằng út đi ba...”. Hai đứa đã vã mồ hôi, thêm thằng thứ ba chắc... lở mồm long móng quá!
- Nhưng trời sinh voi sinh cỏ...
- Câu đó xưa rồi ông ơi! Đẻ nhiều lo không nổi thì không chỉ khổ mình mà còn khổ con cái. Lúc đó “con heo vàng” trở thành con heo... còi thì khổ lắm. Chẳng nói đâu xa, đẻ nhiều thì các bệnh viện lo không xuể. Vậy là mới mở mắt đã chịu khổ rồi chớ nói chi sướng?
- Vậy hổng lẽ... nín?
- Đâu cần nín, nhưng đừng…rang!
BÚT BI
4. Tiền phong Thứ Tư, 30/01/2008, 08:41
Chú rể nhầm vợ
TP - Khi chị dâu vào phòng bôi vôi vào chân để chữa say cho Thái, cảm giác buồn buồn cùng sự thăng hoa méo mó của rượu, Thái cứ ngỡ chị dâu là tân nương liền ôm choàng lấy, mặc cho người chị dâu kêu gào phản ứng...
Nhà ông Quang (làng Chùa) có hai người con trai. Cậu con cả tên Tiến, cậu út tên Thái.
Tháng trước, Thái đã bị công an xã “mời” lên trụ sở Ủy ban vì tội “ghẹo” gái nhà lành làm mất cả dây chuyền lẫn hoa tai. Mặc dù ông Quang và vợ chồng anh Tiến đã khuyên bảo nhiều nhưng Thái vẫn “ngựa quen đường cũ”.
Nhưng rồi, ông Quang cũng tìm được cách để “buộc” Thái. Nhờ mai mối tốt nên ông Quang dự tính cưới cho Thái một cô vợ làng bên với suy nghĩ “Có vợ, nó sẽ bỏ được rượu chè mà chí thú làm ăn”.
Còn Thái cũng tỏ ra “kết” cô gái ấy.
Đám cưới của họ diễn ra đúng dự kiến. Chú rể trong ngày “đăng quang” mặt đỏ phừng phừng đi chúc rượu từng mâm đến say mềm để mặc cô dâu trong phòng cưới.
Vì sợ cô dâu buồn khi thấy tân lang say bét nên mọi người dìu Thái về nhà anh trai. Không ngờ, khi chị dâu vào phòng bôi vôi vào chân để chữa say cho Thái, cảm giác buồn buồn cùng sự thăng hoa méo mó của rượu, Thái cứ ngỡ chị dâu là tân nương liền ôm choàng lấy, mặc cho người chị dâu kêu gào phản ứng.
Nghe tiếng kêu, Tiến và mọi người chạy vào thì “gạo đã nấu thành cơm”. Trong tư thế nửa kín nửa hở, Thái vô cùng ân hận.
Trần Thế Hòa
(Lớp BC 2F, CĐ Phát thanh- Truyền hình T.Ư 1 Phủ Lý, Hà Nam)
5. Tiền phong Thứ Hai, 25/02/2008
“Trú đông”
TP - Lành và Xuân cùng công tác ở một chi nhánh ngân hàng tỉnh Bình Dương. Biết Lành quê ở Quảng Bình, Xuân nhận đồng hương và chơi thân với nhau.
Dịp lễ 30/4, Xuân mời Lành về nhà nhân ngày giỗ ba Xuân. Khi vào bàn thờ dâng lễ, thắp hương, Lành nhìn vào tấm ảnh thờ và ngạc nhiên nhận ra ảnh bác Đông (giống ảnh treo ở nhà bác Đông).
Bác Đông là bộ đội về hưu đang sống ở quê, ở gần nhà Lãnh. Bà Nhân, mẹ Xuân sửng sốt, ngạc nhiên, chẳng nhẽ ông Đông còn sống?Bà nghe đồng đội ông đưa tin ông Đông đã hy sinh và từ hồi đó đến nay bà không hề có tin tức gì về ông Đông.
Hồi đó, tại chiến trường Tây Ninh, anh Đông là bộ đội trinh sát, còn chị Nhân là giao liên và hai người đã yêu nhau… Thực ra, anh Đông cũng không ngờ trong đêm chia tay, chị Nhân đã mang “giọt máu” của mình. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh Đông lên Tây Ninh tìm chị Nhân, nhưng sau sự cố “không chồng mà chửa”, nên chị Nhân và gia đình không chịu được búa rìu dư luận, phải chuyển đi nơi khác.
Sau này ông Đông chuyển về công tác ở Huyện đội, lấy vợ ở quê, sinh ba người con trai và nay đã nghỉ hưu. Thông tin ông Đông có đứa con gái đang ở miền Nam, làm cho gia đình, bà con nội, ngoại, họ tộc vui buồn lẫn lộn…
Đại gia đình ông Đông đã mở “Hội nghị Diên Hồng”, dưới sự chủ tọa của chú ông Đông và đi đến quyết định: Ông Đông vào Bình Dương để kiểm tra lại, nếu đúng con, thì đem về quê để nhận gia đình, họ hàng… “Hội nghị” nhất trí, chỉ vợ ông Đông không đồng tình, nhưng “thiểu số phục tùng đa số”.
Ngày hôm sau, ông Đông lên đường. Sau hai tuần “thăm lại chiến trường xưa”, ông đem đứa con gái có tên là Xuân ra quê, cả họ hàng, bà con đến nhận mặt đứa cháu và khẳng định, đúng là con ông Đông, vì Xuân rất giống ba. Bà con, họ hàng và các em trai vui mừng, cảm động, chỉ vợ ông Đông có phần không vui, nhất là được biết mẹ của Xuân đang độ tuổi “U50” (trẻ hơn bà), vẫn không lấy chồng, đang ở một mình.
Sau một tuần thăm quê nội, Xuân vào lại Bình Dương, lần này ông Đông không cần mở “hội nghị”, chỉ thông báo với vợ con, ông đưa Xuân vào cho có trách nhiệm… Theo dự định, ông đi một tuần, nhưng chuyến đi đó kéo dài hơn một tháng. Có lẽ vào trong đó ông “hợp nước”, nên khi về quê ông béo, trắng ra, trông rất phong độ…
Và từ đó trở đi, cứ đến mùa mưa rét ở miền Trung, ông lại khăn gói vào Bình Dương “trú đông” dân làng quê ông bình luận: ông Đông là người có hậu, về già vừa có được cô con gái rượu trưởng thành, vừa có thêm “vợ mới”…
Hoàng Đăng
6. Tuổi trẻ Thứ Ba, 20/03/2007, 07:06 (GMT+7)
Chuyện thuờng ngày
Lùm xùm và minh bạch
TT - 42 con cọp nuôi nhốt ở Bình Dương, ông ở trên thì đòi tịch thu, ông ở dưới thì bảo cho nuôi, chẳng biết đường nào mà lần.
- Tịch thu hả? Coi chừng nó chết rồi… đem nấu cao. Nhưng sao hồi người ta mới nuôi không có ý kiến, để tới khi bò đẻ ra nghé, nghé đẻ ra con rồi mới đòi thu?
- Vậy mới nói! Nhưng hôm qua có ông cấp trung ương “nói lại” rồi. Ổng nói đang trình phương án tịch thu nhưng có thể cho nuôi nhốt tiếp tục.
- Vậy sao làm cho người nuôi bấn loạn lên rồi mới đệ ra cái giải pháp?
- Thì cũng phải họp bàn, cân nhắc…
- Luật pháp rành rành ra đó, cân nhắc gì nữa: Nhà nước cấm nuôi nhốt trái phép động vật xếp loại quí, hiếm trong danh mục bảo tồn nhưng Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động bảo tồn. Rõ như vậy, có cần lùm xùm không?
- Cần chớ sao không! Nếu không có sự lùm xùm thì làm sao ông hiểu được giá trị của sự minh bạch?
BÚT BI
7. Tiền phong Thứ Năm, 15/03/2007, 17:42
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
TP - Cho đến bây giờ, bà con ở ấp 2 (xã Trinh Phú, Kế Sách, Sóc Trăng) vẫn chưa hết ngỡ ngàng về câu chuyện của anh chàng Đắc với bà Sáu, nhất là câu van xin: “Con xin thua cô Sáu” của anh ta...
Vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 20/11/2006, sau khi làm một chầu sương sương hết 1,5 lít rượu đế với hai người bạn, Nguyễn Thanh Đắc (SN 1981) lò dò về nhà trong trạng thái đã ngà ngà. Khi đi đến trước nhà bà Dương Thị Sáu (SN 1962), biết bà Sáu ở nhà một mình, Đắc nảy sinh ý định...
Thế là, anh ta bỏ dép ngoài đường đi chân trần vào nhà bà Sáu. Đến trước nhà, Đắc cởi áo vắt lên lan can nhà, dùng tay mở chốt cửa vào nhà và cởi quần dài (chỉ chừa lại quần lót).
Lúc đó, bà Sáu còn ở trên gác nên Đắc leo lên cầu thang, đến chỗ bà Sáu ngồi, anh ta nhào tới ôm bà Sáu đè xuống sàn nhà. Bà Sáu hoảng hốt kêu lên thì bị Đắc dùng tay phải bóp cổ, còn tay trái tranh thủ cởi đồ của bà Sáu.
Đang trong lúc gay cấn, Đắc bất ngờ bị bà Sáu dùng tay bóp chặt lấy hạ bộ khiến anh ta phải buông bà ra kèm theo lời van xin: “Con xin thua cô Sáu”.
Thấy đối thủ thúc thủ, bà Sáu tay vẫn nắm chặt hạ bộ của Đắc, ra lệnh cho anh ta lấy quần của bà tự trói hai tay lại. Sau khi thấy Đắc tự trói mình xong, bà Sáu mới bỏ chạy qua nhà ông Phong kế bên để cầu cứu.
Vụ việc bị vỡ lở, Đắc bị cơ quan điều tra Công an huyện Kế Sách khởi tố, bắt tạm giam và bị Viện KSND huyện Kế Sách truy tố tội “hiếp dâm” theo khoản 1 điều 111 của Bộ luật Hình sự. Đúng là “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.
Xuân Lương
II. Phân tích ví dụ
Trên các tờ báo hiện nay, hầu hết mỗi một tờ chỉ có một chuyên mục dành cho thể loại CCBC như: “Sau lũy tre làng” (báo Tiền Phong), “Mỗi ngày một chuyện” (Báo Hà Nội mới) hay CCBC còn lác đác xuất hiện trên một số tờ báo khác (Hạnh phúc gia đình, Nông thôn ngày nay…). Ngược lại, trên báo Tuổi trẻ, CCBC có mặt ở hầu hết các trang: Trang thời sự, Giáo dục, Văn hóa văn nghệ, Thể thao. Bởi thế CCBC đề cập đến tất cả các sự kiện, vấn đề con người…thuộc mọi lĩnh vực của đời sống mà công chúng đang quan tâm. “Len” vào để phản ánh mọi mặt của đời sống từ: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục…là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của CCBC trên báo Tuổi trẻ.
Sự kiện Việt Nam được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2006), báo chí vào cuộc đi sâu “mổ xẻ” nhiều vấn đề lien quan đến sự kiện này, CCBC cũng không đứng ngoài cuộc. Báo Tuổi trẻ ngày 15/11 Bút Bi có “Chuyện thường ngày”, “Ai biết xin mách cho”, “Thư gửi cụ khoai lang” (“Chuyện thường ngày” 9/11/2006) bàn đến vấn để lợi ích và cả những khó khăn khi nước ta gia nhập WTO. CCBC trên báo Tuổi trẻ không ngần ngại khi để cập đến những vấn đề nhạy cảm trong xã hội như nạn tham nhũng, hạn chế trong việc thực thi luật, nạn chèo kéo hành khách…”Cho em ăn đất với” (“Chuyện thường ngày” 20/4/2006) lại đề cập đến việc nhà nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân; sự chồng chéo trong việc thực thi luật pháp lại được bàn đến trong “Lùm xùm và minh bạch” ( “Chuyện thường ngày” (20/9/2206), rồi giá cả leo thang sau Tết trong “Giá lên không thèm xuống” (“Chuyện thường ngày” 26/3/2007) đến chuyện sữa tươi bị làm giả, làm nhái “Nước mắt sữa tươi” (“Chuyện thường ngày” 23/10/2006)…
Bên cạnh đó, giáo dục cũng là một vấn đề được CCBC phản ánh nhiều trong các chuyên mục thường thấy: “Giáo dục dưới mắt mọi người”, “Thời tôi đi học”. Câu chuyện “Bệnh người lớn, tội nghiệp học trò” (25/1/2007) đã đề cập đến kết quả của chủ trương chống căn bệnh thành tích trong giáo dục. Thực tế là nhiều nhà trường từ cấp tiểu học, đến Trung học phổ thong tỉ lệ học sinh yếu, trung bình tăng đột biến. Giáo viên thì than thở lo lắn, học sinh thì chán nản, học lực giảm sút trầm trọng, đồng thời phụ huynh cũng ngộ ra sực học thật của con mình. Còn tình trạng quy định môn thi cao học không khoa học đã được xét đến trong câu chuyện “Quy định môn thi thiếu thực tế” (13/1/2007). Câu chuyện đã nêu lên thực trạng “Hiện nay chương trình đào tạo sau Đại học và sau Đại học đã phát triển thành hàng trăm ngành nghề chuyên sâu, phức tạp nhưng những quy định về môn thi lại đơn giản, máy móc đến không ngờ”. Rồi đến chuyện 18 lưu học sinh đi học bằng ngân schs nhà nước theo đề án 322 buộc phải về nước vì học kém “Xót xa đồng tiền của dân” (“Giáo dục dưới mắt mọi người” – 26/1/2007); Chuyện những cư nhân sử, thạc sĩ sử học ta mà không biết những kiến thức sơ đẳng nhất về lịch sử nước nhà “Có trời mới biết” (11/1/2007)…Ngoài ra, thể thao cũng là lĩnh vực được nói đến khá nhiều trong các CCBC ở chuyên mục “Câu chuyện thể thao” của báo Tuổi trẻ. Từ cách xử lý thiếu minh bạch của những người cầm trịch bóng đá Việt Nam “Cần lắm sự minh bạch” (28/3/2007) đến câu chuyện một doanh nghiệp bỏ bạc tỉ để đầu tư xây dựng học viện bóng đá mang tên Hoàng anh Gia lao Arsenal JML “Khơi dòng chảy” (Câu chuyện thể thao” 27/2/2007). Câu chuyện thể thao còn phản ánh những vấn đề trong đời sống thể thao được người hâm mộ quan tâm như: sự kiện tay đua Floyd Lands bị tước áo vàng chung cuộc và bị cấm thi đấu suốt đời vì sử dụng chất kích thích tại giải Tour de France 2006 “Cái giá của sự sai lầm” (“Câu chuyện thể thao19/8/2006). Hay câu chuyện về thần đồng nước Anh với những biểu hiện thiesu văn hóa “Tiếc” (“Câu chuyện thể thao” 14/9/2006)…
CCBC trên báo Tuổi Trẻ còn đi sâu vào nhiều vấn đề văn hóa, lối sống của con người. Một cậu bé tật nguyền, nghèo khổ vẫn ngày ngày bán hàng dạo ở chợ nhưng lại từ chối sự thương hai “Chuyện diễn ra ở chợ” (Câu chuyện văn hóa” 19/11/2005). Hay câu chuyện “Hai ông Tây và bị rác” (“Câu chuyện văn hóa” 1/6/2006) kể về việc hai người bạn nước ngoài đội mưa với túi rác mà người nhân viên văn phòng người Việt vừa quẳng ra đường. Và từ hai câu nói bình thường hằng ngày “One Dollar” và “Thank you” mà ta có thể rút ra bài học về cách thức quảng bá hình ảnh Việt Nam (“Câu chuyện văn hóa”, “Hai câu nói” 15/11/2006). Hoặc những cách hành sử thiếu văn hóa, vấn nạn sử dụng ngôn ngữ biến tướng của giới trẻ thời nay được đề cập trong một số câu chuyện văn hóa: “Từ trên tàu điện xứ người” (4/2/2007); “Sự vô tư đáng xấu hổ” (21/1/207)…Chính những câu chuyện bình dị diễn ra trong cuộc sống hàng ngày lại trở thành những “câu chuyện văn hóa” đầy ý nghĩa, thấm đẫm chất nhân văn.
Những chuyên mục “Sau lũy tre làng” của báo Tiền phong, hay “Mỗi ngày một chuyện của Hà nội mới” chủ yếu bàn đến những vấn đề nhỏ lẻ đầu làng cuối xóm. Bởi thực tế mỗi tờ báo chỉ dành một góc nhỏ cho CCBC thì làm sao có thể bao quát mọi vấn đề của đời sống xã hội hiện nay? Đọc “sau lũy tre làng” đúng như cái tên của chuyên mục, những câu chuyện diễn ra xoay quanh các mối quan hệ làng xã, họ hàng, gia đình, cũng có đề cập đến các tệ nạn xã hội nhưng sự ảnh hưởng của nó tới công chúng còn hạn chế. Thực tế những câu chuyện xảy ra trong phạm vi hẹp, được chính những bạn đọc ở địa bàn ấy kể lại thì đối tượng bạn đọc quan tâm đến vấn đề ấy sẽ ít hơn nhiều so với lượng công chúng của CCBC trên Tuổi trẻ. “Sau lũy tre làng” thường bàn đến những chuyện như: “Chặn bắt cá thiêng”, “Rước “ết” về nhà”, “Đánh ghen qua tay, quá thiệt!”, “Bắt cóc cháu nội”, “Mất khôn vì rượu”…Đề tài của CCBC trên Tiền phong không mấy phong phú, không mang tính đại chúng bở vậy sức hút với độc giả cũng vì thế mà bị hạn chế. Đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, chú ý hơn đến các vấn đề đang là tâm điểm chú ý của công chúng. “Mỗi ngày một chuyện” của báo Hà nội mới đã có nguồn đề tài khá đa dạng. Các vấn đề xã hội, kinh tế, giáo dục đều được Người Xây Dựng khá quan tâm: Tiết kiện điện, ô nhiễm môi trường “Khúc song chuột”, khuyễn mãi giảm giá không có thực “Chơi khăm người tiêu dung”…
Nhưng hạn chế về “diện tích” nên CCBC trên báo Hà nội mới cũng bị khống chế về mặt đề tài. Hầu như các câu chuyện của Người Xây Dựng chỉ mới phản ánh được những vấn đề nổi cộm về lĩnh vực xã hội, mà ít “đụng” đến các lĩnh vực khác của đời sống. Những vấn đề giáo dục, văn hóa, thể thao rất ít khi có mặt trên “Mỗi ngày một chuyện”. Ngược lại, nhờ “len lỏi” vòa mọi ngóc ngách để soi chiếu cuộc sống đa chiều nên CCBC của báo Tuổi trẻ đã đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú và có chọn lọc của công chúng.
Dù đề tài rất đa dạng nhưng CCBC trên báo Tuổi trẻ luôn đảm bảo được đặc trưng cơ bản của thể loại: Tính thời sự và tính chân thực khách quan. Thông tin trong CCBC kh ông đòi hỏi “nóng”, cập nhật như ở các thể loại: Tin, Phỏng vấn, Phóng sự…nhưng vấn đề, sự kiện mà nó đề cập đang thực sự là mỗi quan tâm của đông đảo công chúng. CCBC thực sự là bức tranh hiện thực chân thực sinh động, phong phú. Thông tin trong CCBC luôn phập phồng hơi thở cuộc sống!
Nhân sự kiện Việt Nam đăng cai tỏ chức Hội nghị APEC 14/11/2006, các cơ quan báo chí vào cuộc “mổ xẻ” những vấn đề xoay quanh Hội nghị câp cao này. Bà bạn đọc yêu mến CCBC tren báo Tuổi trẻ cũng có dịp được đón đọc những câu chuyện lý thú “Thư gửi cụ khoai lang” (“Chuyện thường ngày” 9/11/2007). Câu chuyện đã cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin các sản phẩm nông sản Việt nam: Rượu vang Đà lạt, Hoa quả (Mít, Chuối, Xoài, Dừa…) vinh dự được tham gia phục vụ APEC. Đó là niềm tự hào của người nông dân và tất cả những người dân đất Việt.
Hay khi có thông tin xuất hiện một loại xăng bị pha acetone đang được bán công khai trên thị trường, Bút bi đã có ngay “Xăng xịn, giá xịn còn…?”. Bài viết bàn về vấn đề nổi cộm đang là nỗi lo lắng của người dân “Xăng xịn, giá xịn, vậy còn việc kiểm tra giám sát mấy ông bán xăng thì có xịn theo không vậy?”. Những CCBC trên báo Tuổi trẻ là những sự kiện, vấn đề có thật bởi vậy nó chân thực, như chính cuộc sống vậy. Chuyện “lùm xùm và minh bạch” (“Chuyện thường ngày” 20/3/2007) đã cung cấp cho người đọc thông tin về vụ 43 con Cọp ở Bình Dương đang trong tình trạng “lửng lơ” “ông ở trên thì đòi tịch thu, dưới thì bảo cho nuôi”. Một thông tin mới mẻ, “Ba ngày Tết, có 2.116 em bé chào đời” “Chuyện thường ngày” “Đừng…rang!” đã cung cấp cho người đọc. Khi xẩy ra vụ việc dầu loang ở biển dọc theo các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Tiền Giang Bút bi đã phản ánh ngay trong câu chuyện “Khó…” (Thứ 6/16/3/2007). “Tưởng đã hết rồi, vậy mà cái vụ vết dầu loang trên biển giờ phía Bắc thì loang tới Hà Tĩnh, phía Nam thì tràn tới Tiền Giang. Báo hại bà con nuôi Tôm, nuôi Nghêu ở Gò công đang như ngồi trên đống lửa”. Thời gian gần đây, một vấn đề đang gây bức xúc cho người dân là tình trạng mất điện thường xuyên ở các thành phố lớn, không được dự báo trước. “Chuyện thường ngày” đã lên tiếng ngay “Hay nhỉ, cúp điện thì phải thông báo với người dân, thông báo rõ rang, chuẩn bị trước rất lâu, làm gì có ai phải phàn nàn…chưa thấy vận động, cúp là cúp, cúp cái rụp, Ơ, chẳng lẽ tiết kiệm là cúp à? (“Muốn cúp là cúp” 27/3/2007). Thông tin về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội còn được CCBC chuyển tải kịp thời chính xác và khách quan nhất tới công chúng. Những thông tin lí thú về việc quy định môn thi “Quy định môn thi thiếu thực tế” “Nhìn vào quy định môn thi cho năm tuyển sinh 2006 thấy rất nhiều điều vô lí. Ví dụ: ĐH Kinh tế Quốc dân Hà nội tuyển sinh ngành tài chính được dày bằng tiếng Anh…mà vẫn giữ ba môn thi cổ điển Toán, Lí, Hóa. Ngành Kinh tế chính trị học, Luật kinh doanh tại ĐH kinh tế TPHCM thi Toán, Hóa xem ra cũng thừa. Rồi ngành văn học của ĐHKHXH&NV cả Hà nội và TPHCM đều có thi Toán (Khối D). ĐH Dược Hà nội thì không yêu cầu thi môn Sinh?!”. Chúng ta còn biết thông tin chân chính xác về 18 lưu học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước phải về nước vì học kém từ câu chuyện “Xót xa đồng tiền của dân”. “Khi sang học ở nước ngoài họ lại bị buộc thôi học vì học lực kém (13 người học ở Nga), k hông đủ trình độ ngoại ngữ (3 người học ở Pháp), đi học Tiến sĩ nhưng chỉ lấy bằng thạc sĩ, tự bỏ về nước (1 người ở Úc) và ở Thái Lan có một người không đủ điều kiện học xong chương trình(?!)”. CCBC có khi là câu chuyện có thật được “bê nguyên” lên báo, đơn cử chuyện “Xếp loại tốt nghiệp phổ thông như thế nào cho hợp lý?”. Chuyện dược kể lại cụ thể từng chi tiết: “Tôi có con năm nay tốt nghiệp PTTH. Tôi và cháu thật buồn và sốc khi nhận được kết quả của kỳ thi vừa được công bố…tổng đirm 52,5 điểm bình quân 8,75 xếp loại trung bình. Lí do cháu bị xếp loại trung bình là do bị không chế môn lịch sử dưới điểm quy định là 6 điểm…Rất mong các nhà quản lý giáo dục đào tạo xem lại việc xét tốt nghiệp sao cho chi tiết và hợp lý nhất.” Thắc mắc và nguyện vọng được nêu lên trong câu chuyện này cũng là mối quan tâm chung của rất nhiều phụ huynh có con thi tốt nghiệp năm vằ rồi. Cũng nhân một sự kiện văn hóa, đêm diễn cơn mê của nghệ sĩ Đào An Khánh vừa diễn ra tối 8/3/2007 tác giả Vương Trung đã giải bày suy nghĩ của mình về khán giả trẻ bây giờ trong “Sự vô tư đáng xấu hổ” (Câu chuyện văn hóa” 11/3/2007). “…Phát biểu mở đầu của anh còn chưa kết thúc, đây đó những ngón tay chỉ trỏ bình luận trừ trang phục biểu diễn của Khánh cho đến cách phát âm của anh”. Từ câu chuyện trên mỗi người sẽ tự rút ra nhận xét cho riêng mình, chính xác và khách quan nhất, đó là mong muốn của người viết câu chuyện văn hóa.
Bản chất của báo chí là thông tin, bởi vậy tính thời sự và chân thực khách quan là yêu cầu đầu tiên, cơ bản nhất của bất kì một tác phẩm báo chí nào. Tuy nhiên, không phải tờ báo nào và thể loại báo chí nào cũng đáp ứng tốt yêu cầu trên. Cũng sử dụng thể loại CCBC nhưng CCBC trên báo Tiền phong tính thời sự lại khá mờ nhạt. “Sau lũy tre làng” là những câu chuyện có thật, tính chính xác không thể nghi ngời nhưng lại không phải là vấn đề “nóng hổi” đang là nỗi bức xúc cần nói ngay. Công chúng ngày càng ít mặn mà với những “chuyện muôn thưở” xây ra quanh quẩn quanh nới giếng nước gốc đa: chuyện rượu chè “Mất khôn vì rượu”, ghen tuông trong gia đình, rồi ngoại tình “Vinh…ghen!” (22/9/2006), “No cơm…ấm cật!” (21/11/2006), tệ nạn xã hội “Rước “ết” về nhà” (23/12/2006)…Những thông tin tức thời, là vấn đề chung của toàn xã hội mới thực sự gây được sự chú ý của công chúng hiện đại. Đề tài của “Mỗi ngày một chuyện” thường” “nóng” và đại chúng hơn “Sau lũy tre làng” nhưng vì thiếu “đất” nên đành chỉ có thể để cập được những khía cạnh rất nhỏ của xã hội. Trong khi cuộc sống thì đa chiều và luôn vận động không ngừng, mỗi lĩnh vực có những vấn đề riêng cần được báo chí lên tiếng. Nhờ ưu tiên “diện tích” khá nhiều nên CCBC trên Tuổi trẻ đã cung cấp lượng thông tin khá lớn, phong phú làm thỏa mãn được nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng hiện nay.
Nhưng không chỉ thong tin về các sự kiện, vấn đề một cách đơn thuần, mà CCBC còn là những bài học nhân sinh sâu sắc, đầy ý nghĩa. Qua những câu chuyện nho nhỏ giản dị như thế, CCBC đã góp phần tích cực giáo dục con người và hướng học tới chân – thiện – mĩ.
Một ông giáo già trở vào Nam sau Tết đã mua hẳn hai vé Tàu “sử dụng hai chỗ thì dung hai vé cho đàng hoàng” và cử chỉ của một hành khách kéo nhẹ chiếc áo đắp cho ông giáo cũng đủ để người đọc có những giây phút mỉm cười “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao dù tiền đồ với vàng thét gào…” (“Chuyện ghi trên chuyến tàu” – “Câu chuyện văn hóa” 14/3/2006).
Có những câu chuyện khiến ta lắng lòng mình mà ngẫm nghĩ và không khỏi trăn trở để hoàn thiện bản thân mình. Câu chuyện văn hóa “Tập cười” (“Câu chuyện văn hóa” 20/10/2006) đã giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của nụ cười. Từ nụ cười niềm nở, cùng lời chào hàng đon đả của cô nhân viên cừa hàng thời trang mà tác giả đã liên hệ với cách tập cười của người Nhật. “Muốn bán được hàng thì phải biết cười với khách hàng” đó là nghệ thuật kinh doanh. Chúng ta thực sự thấm thía dược giá trị của nụ cười, và học hỏi được một nét đẹp văn hóa của người Nhật từ chính câu chuyện giản dị như thế. Gom nhặt những câu chuyện nhỏ từ cuộc đời, câu chuyện “Lòng tốt và niềm tin” (31/10/2006) đã giúp người đọc nhận ra giá trị tồn tại vĩnh hằng là long tốt và niềm tin. Một cụ già bị lòa được anh nhân viên bán vé xe buýt dắt qua đường, và cô gái khiếm thị bán vé số ngày ngày nhận được sự giúp đỡ của những người qua đường không quen biết. Và những tấm lòng nhân ái ấy và niềm tin đầy thánh thiện vào con người đã “nuôi sống” cô. Triết lý đầy ỹ nghĩa được rút ra “Giữa những lo toan và đua chen đời thường, chợt tháy lòng mình bình yên khi nhìn thấy niềm tin và lòng tốt con người. Ta biết rằng trong cuộc sống này luôn tồn tại những giá trị vĩnh hằng.” Người đọc chợt thấy lòng mình nhẹ nhàng lạ mỗi lần đọc câu chuyện này, bởi nó đã làm giàu them niềm tin và tình yêu vào cuộc đời trong ta.
Còn câu chuyện văn hóa “Giới trẻ và sự biến tướng của ngôn ngữ thời nay” (“Câu chuyện văn hóa” 21/1/2007) là cái nhìn chân thực và sâu sát vào hiện thực của đời sống giới trẻ hiện nay. Lời ăn tiếng nói hằng ngày là biểu hiện của văn hóa nhưng dường như những người trẻ tuổi đang cọi nhẹ, thậm chí sử dụng ngôn ngữ một cách “vô tư” thiếu suy nghĩ. “Nửa tẩy nửa ta trong giao tiếp”, dung ngôn ngữ không đúng chỗ, ngôn ngữ công sử thì “chạy” ra chợ búa còn ngôn ngữ chợ búa thì lại “xông” vào cả công sở…Sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng việt – một nét đẹp văn hóa của dânt ộc đã ít nhiều bị mai một. “Để ca ngợi cái đẹp thì “đẹp dã man”, đi ăn quà hoặc khen một cô gái thì bình luận “hơi bị ngon”, còn “vụ này có vẻ lục tốn đấy nhỉ” là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc. Đó là một vài ví dụ trong vô vàn chuyện về sử dụng ngôn ngữ hiện nay mà đại đa số nằm trong giới trẻ Hà nội”. Đọc câu chuyện này, không ít bạn trẻ giật mình nhìn lại bản thân và ít nhiều soi thấy chính mình trong đó. Không chỉ dừng lại phản ánh hiện thực đáng báo động ấy, mà câu chuyện còn thức tỉnh ý thức tự sửa sai của mỗi con người.
Và cũng có khi chỉ là câu tạm biệt giản dị vậy thôi nhưng dường như đã bị lãng quên, bị xem nhẹ và bị coi là “sến” hay “chỉ còn dành cho học sinh tiểu học?” (“Bài học tạm biệt” – Câu chuyện văn hóa – 29/8/2006). Những cảm xúc, thái độ hành động hay một câu nói bất kỳ rất đời thường được người viết ghi lại chân thực, sinh động đều trở thành những bài học đầy ý nghĩa. Chúng ta học được hành xử đẹp và ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng từ câu chuyện “Hai ông Tây và bị rác”. Học cách yêu thương mọi người từ những con người có số phận không may mắn xung quanh chúng ta trong câu chuyện “Hai cú điện sau bão” (Chuyện thường ngày” 7/10/2006) và “lòng tốt và niềm tin” (“Câu chuyện văn hóa” 31/12/2006). Và từ cái chết thương tâm của võ sĩ 15 tuổi Hồ Công Nhật Thành mà tác giả đã going lên hồi chuông cảnh tỉnh những nhà chức trách trong ngành thể thao nước nhà: “Đó là chuyện chẳng ai muốn, là tai nạn hi hữu trong thể thao, nhưng giá như Giải võ cổ truyển học sinh Quận Tân Bình lần đầu tiên được tổ chức chu đáo hơn…” (“Đằng sau một cái chết” “Câu chuyện thể thao” 2/2/2007)…
Mỗi câu chuyện báo chí là một câu chuyện có thật được “tách” từ hiện thực cuộc sống và là một bài học đầy ý nghĩa. Mỗi lần đọc những câu chuyện như những lời tâm sự đầy cảm xúc ấy, ta lại có dịp lắng nghe trái tim mình thổn thức, trăn trở. Nỗi niềm của những trái tim khi nhận được những triết lý sống đầy nhân ái, và bài học về lẽ sống giàu ý nghĩa. Mỗi lần đọc được những CCBC là mỗi lần thấy mình lớn lên. Chức năng giáo dục của CCBC trên báo Tuổi trẻ là ở đó.
Ngoài chức năng giáo dục, những CCBC còn thực hiện tốt nhiệp vụ định hướng dư luận xã hội. CCBC trên Tuổi trẻ hướng dẫn nhận thức công chúng ngay từ việc lựa chọn đề tài của mỗi một câu chuyện. Đề tài tuy phong phú nhưng những sự kiện, vấn đề được đề cập đã được lựa chọn phải là mối quan tâm chung của công chúng và có ý nghĩa xã hội rộng lớn. CCBC còn định hướng dư luận bằng những nhận định, đánh giá khách quan của chính tác giả được rút từ thực tế cuộc sống. Bởi vậy, trong CCBC “cái tôi” cá nhân hiện diện khá rõ nét và thẳng thắn, khách quan trong việc thể hiện quan điểm, chính kiến.
Khi thành phố Đà Lạt có chỉ thị cấm bán hàng dạo. Bút bi mang vấn đề này ra để mổ xẻ, phân tích bình luận “Đó là những người mang thông tin đến cho mọi người, họ kiếm sống bằng giọt mồ hôi chân chính có gì xấu đâu…Bán vé số còn góp sức thu hút đồng vốn cho xây dựng”. Nếu luật được thực thi thì hệ quả kéo theo sẽ là: “Đội quân thất nghiệp sẽ tăng lên, đội quân tệ nạn cũng tăng theo”. Từ sự phâm tích tỉ mỉ ấy, người đọc sẽ có cách nhìn nhận riêng về vấn đề dựa trên lập trường quan điểm của tác giả. Câu chuyện kết thúc: “Cấm thì quá dễ nhất là mấy em bán vé số dạo” (“Cấm, quá dễ” 13/8/2006) để lại trong lòng người đọc dấu chấm lửng đầy ẩn ý. Độc giả đã tự mình nhận ra thông điệp được gửi gắm đằng sau câu chuyện giản dị ấy của Bút bi.
Trong năm 2006 phong trào “Nói không với tiêu cực trong giáo dục” đã có những thành công bước đầu. CCBC “Chờ thêm chút nữa!” – “Chuyện thường ngày”, Tuổi trẻ 31/7/2006 lại một lần nữa xoáy sâu lại vấn đề trên nhằm mang lại cho công chúng cái nhìn đúng đắn, tích cực nhất. Bằng việc dẫn ví dụ: “Mới đây cô giáo ở Hà nội viết đơn tố cáo việc làm sai của chính mình…”chấp hành” đề nghị của hiệu trưởng sửa học bạ cho một học sinh” tác giả đã đưa ra nhận định “vậy là đã có thêm một thầy Khoa mới”. Câu chuyện đã mở ra hướng cải thiện tình hình giáo dục hiện nay “Tới đây sẽ có thêm những tiếng nói trung thực cất lên từ đâu nữa ông nhỉ?”. Câu chuyện đã mang lại cho người đọc cái nhìn lạc quan hơn về tình hình giáo dục nước nhà. Sau tất cả những bê bối xẩy ra, người đọc đã tí nhiều được trấn an tinh thần và tin tưởng hơn vào sự phát triển của ngành giáo dục. Đồng thời câu chuyện cũng đã đánh thẳng vào ý thức cá nhân của mỗi độc giả “nhưng thôi hãy chờ thêm chút xíu nữa, thế nào cũng có vị tự nhận cái bằng cử nhân, tiến sĩ của mình là …dỏm, học hành chẳng ra sao mà vẫn có”. Từ đó tác giả hướng chúng ta tự hành động để góp phần thiết thực vào phát triênr nền giáo dục đất nước.
Chức năng giáo dục và định hướng xã hội là đặc trưng chung của thể loại CCBC, tuy nhiên việc phát huy chức năng ấy lại phụ thuộc vàokhar năng của từng tờ báo. Với “Mỗi ngày một chuyện” của Hà nội mới, thường đề cập nhiều đến vấn đề xã hội với bút pháp trần thuật quen thuộc. Bởi vậy, Người Xây Dựng chủ yếu đề xuất giải pháp cho vấn đề sau mỗi câu chuyện. “Nghe chuyện chị Hương đồng nghiệp cai cũng ái ngại, NXD chụp bức ảnh, ghi lại đôi dòng, xin gửi kính chuyển cùng cơ quan hữu trách với đề nghị sớm có kế hoạch nạo vét, kè bờ tại khúc song nói trên, để người dân nơi đây không phải sống trong một môi trường ô nhiễm như vậy”. (“Khúc sông…Chuột”)…Công chúng phần nào được yên lòng. Nhưng vì đề tài không phong phú, nên “Mỗi ngày một chuyện” ít có cơ hội được thể hiện thái độ về cách hành xử, lối sống…của con người trong xã hội để hướng mọi người đến chân – thiện – mĩ. Còn “Sau lũy tre làng” thường phản ánh những sự việc đầu làng cuối xóm, bởi vậy lượng công chúng mà chuyên mục hướng tới sẽ bị hạn chế. Chức năng giáo dục và định hướng dư luận vì thế mà chưa được phát huy hết. Trong những câu chuyện đời thường ấy đã thấp thoáng “cái tôi” cá nhân của tác giả. Tuy nhiên, tác giả là những bạn đọc được chứng kiến sự việc nên những bài học, kinh nghiệm được rút sau từng câu chuyện mới chỉ dừng lại là những ý kiến. “Sau chuyện này, người dân quê tôi cũng mong rồi đây Vinh sẽ bớt đi tính ghen vô cớ lợi ít hại nhiều và rút ra kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống sau này”. (Vinh…Ghen). Phần lớn các câu chuyện “sau lũy tre làng” đều là những chuyện thật được kể lại một cách cụ thể và chính xác. Kết thúc mở là hình thức quen thuộc của những câu chuyện này, bởi vậy chúng có tác động đến công chúng mạnh mẽ. Mặt khác, “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ là “góc nói” riêng của đại diện tờ báo về một vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm. Những đánh giá, nhận định của Bút bi thường gọn, mà sâu, mà sắc và đầy sức nặng. Khả năng tác động, giáo dục và hướng dẫn dư luận của CCBC trong “Chuyện thường ngày” lớn hơn ở các tờ báo khác.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
CCBC là một trong những thể loại báo chí xuất hiện từ buổi sơ khai của nền báo chí Việt nam. Theo dòng chảy của lịch sử báo chí nước nhà, CCBC cũng ngày càng “lớn” lên và khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thể loại báo chí. Từ “điểm xuất phát” chỉ mới là những thông tin đơn giản, ít ỏi, chủ yếu xuất hiện dưới dạng là những truyện ngắn, truyện vừa, hay tiểu thuyết. CCBC ngày càng được rút ngắn, cô đọng và súc tích trong dung lượng gọn hơn nhưng lại chuyển tải được một lượng thông tin đa dạng. Hiện nay, CCBC xuất hiện trên báo chí ngày càng nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt, nhờ khai thác tốt đặc trưng của thể loại: tính báo chí và tính văn học mà thể loại CCBC ngày càng hấp dẫn công chúng. Mặc dù, so với các thể loại báo chí khác cùng nhóm thể loại dung lượng CCBC rất nhỏ (chỉ khoảng 200 – 300 chữ) nhưng CCBC vẫn đảm bảo một cốt truyện tốt, cô đọng rõ ràng và hấp dẫn. Và chủ đề tư tưởng của từng câu chuyện toát lên từ chính những cốt truyện đơn giản ấy. Hầu hết CCBC có kết cấu rất gọn, chặt với các phần cụ thể: mở đầu, phần diễn giải và kết thúc câu chuyện. Không mất nhiều thời gian để đọc hết một CCBC, dù vậy CCBC vẫn lắng lại trong lòng người bởi tính giáo dục và định hướng công chúng của nó.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 102.doc