Bài tập trắc nghiệm về các hạt vi mô
Câu 46: Các hạt thực sự là hạt sơ cấp ( hạt không thể phân tách được thành các phần nhỏ hơn)
A. các quac B. các lepton C. các hạt truyền tương tác D. các hadron
Câu 47: Đặc tính nào sau đây không phải là đặc tính của các quac
A. Mỗi hadron cấu tạo bởi một số quác
B. Các barion là tổ hợp của bahạt quac
C. Có 6 loại hạt quac và 6 đối quác tương ứng
D. Các quac có điện tích bằng bội sô của e
Câu 48: Chọn phát biểu sai khi nói về quác
A. Quac là thành phần cấu tạo của các hadron
B. Quac chỉ tồn tại trong các hadron
C. Các quac đều có điện tích bằngphân số của e
D. Các quac không có phản hạt
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm về các hạt vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Gv Nguyễn Hồng Khánh 0948.272.533
Giáo Dục Hồng Phúc - Nơi Khởi Đầu Ước Mơ! Trang 1
Các hạt vi mô
Câu 1: Hạt nào sau đây không phải là sơ cấp
A. - B. photon C. D. nơtron
Câu 2: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng của hạt sơ cấp?
A. Năng lượng nghỉ B. Kích thước
C. Số lượng tử Spin D. Thời gian sống trung bình
Câu 3: Chọn câu đúng
A. Hầu hết hạt sơ cấp đều là các hạt bền
B. Tất cả mọi hạt sơ cấp đều không bền
C. Những hạt sơ cấp không bền có thời gian sống trung bình khoảng hàng năm
D. Những hạt sơ cấp không bền(trừ notron) có thời gian sống trung bình rất ngắn(một phần của giây)
Câu 4: Các hạt sơ cấp được sắp xếp thành các loại và có khối lượng tăng dần. Chọn câu đúng
A. Photon, lepton, mezon, brion
B. Photon, lepton, mezon, hadron
C. Photon mezon, lepton, hadron
D. Photon, mezon, barion, hadron
Câu 5: Cường độ tương tác của các hạt sơ cấp được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
Chọn sắp xếp đúng
A. Tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn, tương tác yếu, tương tác mạnh
B. Tương tác hấp dẫn, tương tác yếu, tương tác điện từ, tương tác mạnh
C. Tương tác yếu, tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác mạnh
D. Tương tác yếu, tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn, tương tác mạnh
Câu 6: Bánh kính tác dụng của các tương tác ( kí hiệu là R ) của các hạt sơ cấp được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần. Sắp xếp nào sau đây là đúng
A. R ( hấp dẫn) < R ( điện từ) < R ( yếu) < R ( mạnh)
B. R ( điện từ) < R ( hấp dẫn) < R ( mạnh) < R ( yếu)
C. R ( yếu) < R ( mạnh ) < R ( hấp dẫn) < R ( điện từ ) đều có bán kính tương tác lớn ∞
D. R( mạnh ) < R ( yếu) < R ( hấp dẫn) < R ( điện từ) đều có bán kính tương tác lớn ∞
Câu 7: Lực hạt nhân là
A. tương tác hấp dẫn B. tương tác điện từ
C. tương tác yếu D. tương tác mạnh
Câu 8: tương tác nào sau đây là yếu.
A. Tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng
B. Tương tác giữa các hạt trong phân rã
C. Tương tác giữa các hadron
D. Tương tác giữa các hạt mang điện
Câu 9: Hạt quác là các hạt tạo nên
A. hạt nhân nguyên tử B. nguyên tử
C. các hadron D. cac lepton
Câu 10: Điện tích các hạt quac và phản quac là
A. ± e3; ±
2e
3 B. ± 3e; ±
2e
3 C. ± 3e; ±
3e
2 D. ±
e
3; ±
3e
2
Câu 11: Các barion là tổ hợp của
A. 6 quác B. 4 quac C. 2 quac D. 3 quác
Câu 12: Khi nói về photon, phát biểu nào sau đây là sai
A. Photon luôn chuyển động với tốc độ rất lớn trong không khí
B. Động lượng của photon luôn bằng không
C. Mỗi photon có một năng lượng xác định
D. Tốc độ của các photon trong chân không là không đổi
Câu 13: Pozitron là phản hạt của.
A. notrino B. notron C. electron D. proton
Câu 14: Các hạt và phản hạt của nó là các hạt sơ cấp
A. Cùng khối lượng, cùng điện tích nhưng có spin khác nhau
B. Cùng khối lượng, cùng spin, nhưng có điện tích trái dấu
C. Cùng khối lượng, cùng spin nhau nhưng có điện tích bằng nhau và trái dấu
D. Cùng spin, khối lương khác nhau nhung có điện tích bằng nhau và trái dấu
Biên soạn: Gv Nguyễn Hồng Khánh 0948.272.533
Giáo Dục Hồng Phúc - Nơi Khởi Đầu Ước Mơ! Trang 2
Câu 15: Chữ nào sau đây không phải là kí hiệu của hạt quac?
A. u B. v C. s D.t
Câu 16: Để phân loại hạt sơ cấp người ta căn cứ vào:
A. Độ lớn của điện tích các hạt sơ cấp
B. Khối lượng nghỉ của các hạt sơ cấp
C. Momen động lượng riêng của các hạt sơ cấp
D. Thời gian sống trung bình của các hạt sơ cấp
Câu 17: Có các loại hạt sơ cấp sau:
A. Photon, lepton, mezon, barion B. Proton, electron, photon, notrino
C. Proton, electron,notron, nơtrino D. Proton, notron, photon, notrino
Câu 18: Hạt nhân nguyên tử nào cho sau đây là các hạt sơ cấp.
A. Hạt nhân heli` B. Hạt nhân cacbon C. Hạt nhân hidro D. Hạt nhân oxi
Câu 19: Tìm hạt nào cho sau đây không phải là sơ cấp
A. B. - C. + D.
Câu 20: Các hạt sơ cấp nào sau đây có khối lượng nghỉ bằng không?
A. Nơtron, photon B. Photon, notrino C. Electron, pozitron D. Mezon
Câu 21: Hadon là tên gọi của hạt sơ cấp nào:
A. Photon, lepton B. Lepton, mezon C. Mezon, barion D. Nuclon, hiperon
Câu 22: Chọn câu đúng. Điện tích của các hạt sơ cấp theo đơn vị điện tích nguyên tố e
A. Q( electron) +1 B. Q( proton) = -1 C. Q(notrino) = -1 D. Q( pozitron) = +1
Câu 23: Thời gian sống trung bình của các hạt sau đây là lớn nhất
A. Pion B. Omega C. Notron D. Notrino
Câu 24: Hạt sơ cấp không có đặc trưng nào dưới đây
A. Khối lượng nghỉ hay năng lượng nghỉ
B. Điện tích hay số lượng điện tích Q
C. Momen động lượng riêng và momen từ
D. Vận tốc hoặc động lượng
Câu 25: Có các loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp là:
A. Tương tác hấp dẫn, tương tác ma sát, tương tác điện từ, tương tác đàn hồi,
B. Tương tác hấp dẫn, tương tác ma sát, tương tác điện từ, tương tác Culong
C. Tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn, tương tác manh, tương tác yếu
D. Tương tác điện từ, tương tác đàn hồi, tương tác mạnh, tương tác yếu
Câu 26: Tương tác yếu giữa các nuclon trong hạt nhân
A. Tương tác điện từ B. Tương tác yếu C. Tương tác hấp dẫn D. Tương tác mạnh
Câu 27: Tìm phát biểu sai về tương tác điện từ trong các hạt nhân
A. T ương tác từ xảy ra giữa các hạt mang điện
B. Tương tác điện từ giữa các vật tiếp xúc gây nên ma sát
C. Bán kính gây lên tương tác điện từ là rất lớn
D. Tương tác điện từ mạnh hơn tương tác hấp dẫn vài ba lần
Câu 28: Các phân rã beta là:
A. Tương tác hấp dẫn B. Tương tác điện từ C. Tương tác yếu D. Tương tác mạnh
Câu 29: Chỉ xảy ra nhận xét sai khi nói về tương tác của các hạt sơ cấp
A. Lực tương tác giữa các hạt mang điện giống như lực hút phân tử
B. Bản chất của lực tương tác giữa các nuclon khác bản chất lực tương giữa các hạt nhân và electron trong
nguyên tử
C. Lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân và lực tương tác giữa các quac trong hadron khác nhau về
bản chất
D. Bán kính tác dụng của tương tác yếu là nhỏ nhất
Câu 30: Tìm phát biểu sai về tương tác hấp dẫn của các hạt sơ cấp
A. Tương tác hấp dẫn xảy ra giữa các hạt vật chất có khối lượng
B. Do tương tác hấp dẫn giữa các photon nên không không thể tạo tạo ra được chùm sáng song song tuyệt
đối
C. Bán kính tác dụng của lực hấp dẫn là vô cùng lớn
D. Cường độ của tương tác hấp dẫn là rất nhỏ
Câu 31: Hạt nào sau đây không phải là hạt hadron
A. Mezon, , K B. Nuclon C. Notrino D. Hyperon
Câu 32: Các lepton là các hạt sơ cấp có khối lượng
A. Bằng 500 m e B. Trên 200 m e C. Trên 500 m e D. Từ 0 đến 200 m e
Biên soạn: Gv Nguyễn Hồng Khánh 0948.272.533
Giáo Dục Hồng Phúc - Nơi Khởi Đầu Ước Mơ! Trang 3
Câu 33: Hadron không phải là các hạt
A. sơ cấp, có khối lượng từ vài trăm đến vài nghìn lần m e
B. nhẹ như notrino, electron, muyon, tauon…
C. gồm các mezon, và barion
D. Notrino, electron, muyon …
Câu 34: Trong các hạt sơ cấp sau, hạt nào có thời gian sống trung bình ngắn nhất
A. Nơtron B. Pion C. Kaon D. Muyon
Câu 35: Tương tác yếu là lực tương tác giữa
A. Các hạt hadron, bán kính tác dụng khoảng 10-15 m, có cường độ lớn hơn tương tác điện từ khoảng 100 lần
B. Các hạt mang điện, có bán kính tác dụng vô cùng lớn, có cường độ nhỏ hơn tương tác hấp dẫn khoảng 1037 lần
C. Các hạt trong phân rã , có bán kính tác dụng cỡ 10-18 m, có cường độ nhỏ hơn tương tác điện từ 1012 lần
D. Các hạt vật chất có khối lượng, Bán kính tác dụng ∞ và cường độ nhỏ hơn tương tác mạnh khoảng 1039 lần.
Câu 36: Tương tác mạnh là tương tác giữa
A. các hạt hadron, bán kính tác dụng khoảng cỡ 10-15 m, có cường độ lớn hớn tương tác hấp dẫn khoảng
1039 lần
B. các hạt mang điện, có bán kính tác dụng vô cùng lớn, có cường độ nhỏ hơn tương tác mạnh khoảng 100
lần
C. các hạt trong phân rã , có bán kính tác dụng cỡ 10-18 m, có cường độ lớn hơn tương tác hấp dẫn
khoảng 1025 lần
D. các hạt vật chất có khối lượng, bán kính tác dụng vô cùng lớn và cường độ rất nhỏ
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tương tác mạnh
A. Là tương tác giữa các nuclon với nhau tạo nên lực hạt nhân
B. Là tương tác dẫn đến sự hình thành hạt hadron trong quá trình va chạm của các hadron
C. Là tương tác giữa các hadron, giữa các quac
D. Là tương tác có bán kính tác dụng cỡ 10-10 m
Câu 38: giữa các hạt sơ cấp có thể có các loại tương tác nào sau đây;
A. Mạnh, yếu, hấp dẫn B. Mạnh, yếu
C. Mạnh, yếu, hấp dẫn, từ D. Mạnh
Câu 39: kết luận nào sau đây đúng khi nói về hạt và hạt và phản hạt trong quá trình tương tác của các hạt sơ cấp,
có thể xảy ra các hiện tượng
A. hủy một cặp “ hạt + phản hạt” có khối lượng nghỉ khác 0 thành các photon hoặc cùng lúc sinh ra cặp “ hạt
+ phản hạt” từ những photon.
B. Hủy “ hạt” và sinh ra “ phản hạt”
C. Hủy “ phản hạt” và sinh “ hạt”
D. Chỉ sinh “ phản hạt”
Câu 40: Kết luận nào sau đây Sai khi nói về hạt và phản hạt
A. Hạt và phản hạt có khối lượng nghỉ giống nhau
B. Hạt và phản hạt có Spin như nhau]
C. Hạt và phản hạt có cùng điện tích
D. Chỉ sinh phản hạt
Câu 41: Tìm phát biểu sai về các đặc điểm của các cặp hạt - phản hạt
A. Spin khác nhau B. Cùng khối lượng nghỉ
C. Điện tích trái dấu nhau D. Cùng độ lớn điện tích
Câu 42: Các hadron là tập hợp
A. Các mezon, các barion B. Các mezon, các lepton
C. Các photon, các barion D. Các photon, các lepton
Câu 43: phản hạt của electron là:
A. Proton B. Photon C. Pozitron D. Notron
Câu 44: Kết luận nào sau đây khi nói về các hạt quac
A. Các hạt quac nhỏ hơn các hạt sơ cấp\
B. Điện tích của các hạt quac nhỏ hơn điện tích nguyên tố
C. Các hạt quac chưa được quan sát thấy trong thực nghiệm
D. Hiện nay, người ta chưa quan sát được các quac tự do
Câu 45: Điện tich các hạt quac bằng
A. ±e B. ±2e C. ± e2 D. ±
e
3; ± 2e/3c
Câu 46: Các hạt thực sự là hạt sơ cấp ( hạt không thể phân tách được thành các phần nhỏ hơn)
Biên soạn: Gv Nguyễn Hồng Khánh 0948.272.533
Giáo Dục Hồng Phúc - Nơi Khởi Đầu Ước Mơ! Trang 4
A. các quac B. các lepton C. các hạt truyền tương tác D. các hadron
Câu 47: Đặc tính nào sau đây không phải là đặc tính của các quac
A. Mỗi hadron cấu tạo bởi một số quác
B. Các barion là tổ hợp của ba hạt quac
C. Có 6 loại hạt quac và 6 đối quác tương ứng
D. Các quac có điện tích bằng bội sô của e
Câu 48: Chọn phát biểu sai khi nói về quác
A. Quac là thành phần cấu tạo của các hadron
B. Quac chỉ tồn tại trong các hadron
C. Các quac đều có điện tích bằng phân số của e
D. Các quac không có phản hạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hat vi mo.11486.pdf