Chương 1: giới thiệu chung về phương pháp HCM
1.1. khái niệm phương pháp luận
1.2. phương pháp HCM
Chương 2: phương pháp cách mạng HCM
2.1. khái niệm phương pháp cách mạng HCM
2.2. nguồn gốc và cơ sở hình thành phương pháp cách mạng HCM
2.3. hệ thống phương pháp cách mạng chung của HCM
Kết luận
18 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình: Phương pháp Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
Khoa Tại Chức – Lớp K35A6
Thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ Đề:
PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: Ông Văn Năm
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1
Thành viên nhóm: + Nguyễn Đức Huy
+ Dương Đoàn Thuỷ Tiên
+ Trần Thị Mai Lan
+ Lăng Bảo Anh
+ Lương Thị Quỳnh Anh
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH .................................................. 3
1.1 Khái niệm phương pháp luận................................................................................................................. 3
1.2 Phương pháp Hồ Chí Minh.................................................................................................................... 3
1.2.1 Khái niệm phương pháp Hồ Chí Minh ............................................................................................ 3
1.2.2 Cơ sở hình thành và sự ra đời của phương pháp Hồ Chí Minh ........................................................ 4
1.2.2.1 Cơ sở hình thành ................................................................................................................ 4
1.2.2.2. Sự ra đời ........................................................................................................................... 5
1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh................................................................ 7
1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối
quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn ................................................. 7
1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ....................................... 7
1.2.3.3. Đạo đức Hồ Chí Minh – Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức. ................................................... 8
CHƯƠNG II - PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH ................................................................. 10
2.1. Khái niệm phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh .............................................................................. 10
2.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh .............................................. 10
2.3. Hệ thống phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. .............................................................. 11
2.3.1. Phương pháp chung và phương pháp riêng. ................................................................................. 11
2.3.2. Phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. ....................................................................... 12
.. 2.3.2.1. Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục
tiêu cho mọi hoạt động cách mạng ........................................................................................................ 12
2.3.2.2. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng. ..................... 13
2.3.2.3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến ................................................................................................ 13
2.3.2.4. Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Thời, Thế và Lực. .................. 14
2.3.2.5 Biết thắng từng bước ........................................................................................................ 15
2.3.2.6. Kết hợp các phương pháp................................................................................................ 16
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 17
3
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH
1.1 Khái niệm phương pháp luận
Từ trước đến nay đã từng có rất nhiều định nghĩa cho từ “ phương pháp”, trong đó có thể kể đến
những định nghĩa được liệt kê sau đây.
- Theo từ điển triết học: “Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là cách thức đạt tới mục tiêu, là
một hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Theo nghĩa triết học chuyên môn, với
tính cách là phương tiện nhận thức, phương pháp là cách thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu
trong tư duy ”.
- Theo tác phẩm Phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh của một tập thể tác giả viết do giáo sư
Đặng Xuân Kỳ chủ biên viết “ Phương pháp là tòan bộ những cách thức với tính chất là một hệ
thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã
được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
của con người, khách thể để thực hiện mục đích đã định. ”
- Các nhà nghiên cứu lại cho rằng phương pháp là sản phẩm thuần túy của tư duy, xuất phát hoàn
toàn từ ý muốn chủ quan của con người, chỉ những gì thuộc về nhận thức và cải tạo thế giới
khách quan.
- Tác phẩm Tìm Hiểu Phương Pháp Hồ Chí Minh lại định nghĩa rằng “ Phương pháp là những
cách thức, những biện pháp, những quan điểm và nguyên tắc nhật định mà chủ thể lựa chọn và
xác định để thực hiện một yêu cầu, một nhiệm vụ nào đó mà mình định ra hoặc đáp ứng một đòi
hỏi nhất định của thực tiễn liên quan trực tiếp tới hoạt động của mình. ”
Vì vậy, phương pháp bao giờ cũng được hình thành từ sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa cái khách
quan và cái chủ quan. Nó là một phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Phương
pháp được xây dựng dựa trên một cơ sở lý luận nhất định với nguồn gốc và mục tiêu là thực tiễn, là
những kết quả mà con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.
Nó được coi là cách thức phù hợp để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn.
1.2 Phương pháp Hồ Chí Minh
1.2.1 Khái niệm phương pháp Hồ Chí Minh
Phương pháp Hồ Chí Minh là phương thức, cách thức hay những bước đi để thể hiện tư tưởng
của người. đó chính là hình thức biểu hiện cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực
tiễn, hay nói ngắn gọn hơn, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực tiễn hóa, vật chất hóa trong
4
phương pháp của Người. Phương pháp ấy từ tư tưởng của Người đã vượt ra ngoài thực tiễn và
trở thành hành động thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn và cải tạo thực tiễn.
Phương pháp ấy thống nhât và nhất quán với tư tưởng, và cùng với phong cách Hồ Chí Minh, nó
đã góp phần làm cho tư tưởng thêm sâu sắc, khẳng định thêm tính dung đắn trong tư tưởng của
Người.
Như vậy, đường lối cách mạng là mục tiêu, phương hướng chiến lược hay là con đường đi lên
của cách mạng với những quan điểm cơ bản nhất được xác định. Còn phương pháp cách mạng là
cách thức tiến hành cách mạng với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc ứng xử được thực
hiện bằng những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp. phương pháp ấy cốt yếu phục vụ cho
mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân
1.2.2 Cơ sở hình thành và sự ra đời của phương pháp Hồ Chí Minh
1.2.2.1 Cơ sở hình thành
Cơ sở hình thành của phương pháp Hồ Chí Minh cũng chính là cơ sở hình thành tư tưởng
của Người, bởi phương pháp chính là một bộ phận trong tư tưởng của người. Phương pháp
ấy bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin.
a. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu
nước truyền thống Việt Nam luôn được gìn giữ và phát huy, chủ nghĩa yêu nước ấy mang
đậm tính chất nhân văn, vì lợi ích chung của dân tộc. Từ truyền thống tốt đẹp đó, đã có bao
tư tưởng yêu nước mới được sản sinh trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống
nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xâm chiếm của giặc ngoại xâm, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc, trong đó nổi bật là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
Truyền thống ấy chính là lòng yêu quê hương đất nước, ý chí kiên cường, bất khuất, tự lực,
tự cường; là tấm lòng sắt son, thuỷ chung; là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
thân tương ái, là khí chất thông minh, sáng tạo; là truyền thống quý trọng hiền tài,…mà cốt
lõi là lòng nồng nàn yêu nước. Hồ Chí Minh nhờ đó có động lực lớn lao để tìm con đường
giải phóng dân tộc.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Tư tưởng văn hóa phương Đông: Người đã khai thác Nho giáo (đó là triết lý hành động, tư
tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng một xã hội bình trị. Triết lý tu thân dưỡng tính.
đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyển thống hiếu học ) và Phật giáo ( là lòng vị tha bác ái,
thương người như thể thương thân, sống giản dị, lương thiện, tinh thần dân chủ bất khuất,
5
đề cao lao động ), cách ngôn biện chứng của Lão Tử, Mặc Tử… và lựa chọn những yếu tố
tích cực và phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
Tư tưởng văn hóa phương Tây: Người tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng qua nhiều tác
phẩm của các nhà khai sáng, các giá trị của bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”
của Pháp; giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của “Tuyên Ngôn
Độc Lập” Mỹ .
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nhưng là bộ phận tinh túy
nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc. Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý
luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
– con đường giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là
nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
d. Khả năng tư duy, trí tuệ và phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế
giới cuôí thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại, chủ nghĩa Mác - Lênin và thông qua lăng kính chủ quan của Hồ Chí Minh. Một cách
biện chứng, sau khi ra đời tư tưởng của Người đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của thực
tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đưa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển lên một tầm cao mới.
1.2.2.2. Sự ra đời
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh có thể chia làm năm giai
đoạn, gồm:
a. Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
của Hồ Chí Minh:
Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình,
quê hương, đất nước, tiếp thu quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn. Người đã lớn lên và sống
trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu
đựng, những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta. Từ đó hình thành nên
ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc, vốn văn hoá phong phú và chí hướng ra đi
tìm con đường cứu nước, cứu dân (Ái Quốc)
6
b. Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm đường lối cứu nước mới:
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến
Pháp, tiếp đó, Người đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, sống và hoạt động
với những người bị áp bức ở các thuộc địa, những người làm thuê ở các nước phương Tây,
khảo sát cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu về Cách
mạng Tháng Mười Nga. Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc -
Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Người đã từ thấm nhuần chủ nghĩa
dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một
chiến sĩ cộng sản.
c. Từ 1920 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam:
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn trên địa bàn Pháp (1921 –
1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1929)…Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình
thành về cơ bản. Những công trình như “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường
Kách mệnh” (1927) và những bài viết của Người trong thời kì này đã thể hiện những quan
điểm lớn, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam.
d. Từ 1930 – 1945: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho
cách mạng Việt Nam, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản:
Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, Hồ
Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Cương lĩnh chính trị, đề ra
đường lối đúng đắn và tổ chức quần chúng đấu tranh. Người đã kiên trì giữ vững quan
điểm cách mạng của mình, vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển chiến lược cách mạng
giải phóng dân tộc, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập
mà Người đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra có quyền độc lập, tự do, bình đẳng. (Chí Minh)
đ. Từ 1945 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân vừa tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 – 1954); tiến
hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Giai
đoạn này tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới
Đây còn là giai đoạn mở ra những thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nổi bật là thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tiếp đến là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; ngày nay tư tưởng của Người tiếp tục dẫn dắt nhân dân ta
7
thành công trong sự nghiệp đổi mới.
1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh
1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa
các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
Phương pháp Hồ Chí Minh được xem là phương pháp nhận biết và xử lý các mối quan hệ.
Khi hành động Người luôn chủ động, kiên quyết, cân nhắc kỹ càng, đồng thời cũng khéo léo,
linh hoạt trong từng tình huống, thay đổi đúng lúc, kịp thời cho phù hợp với điều kiện khách
quan. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ khả năng tư duy biện chứng và sự sáng tạo trong thực hành
phép biện chứng ở Người. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ nhận thức đến hành động, từ
hoạt động tư tưởng lý luận đến đấu tranh chính trị, Người luôn tìm hiểu thấu đáo và cặn kẽ,
đồng thời hành động kiên quyết và dứt khoát.
“ Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công ”
( Học đánh cờ - Hồ Chí Minh )
Hồ Chí Minh có cơ hội được tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin và nhận ra đây là chủ nghĩa
phù hợp nhất, đúng đắn nhất cho dân tộc, Người đã nắm vững bản chất của chủ nghĩa Mác-
Lênin, nắm vững tinh thần và phương pháp của nó chứ không phải chỉ thuộc câu chữ. Người
coi đó như là một kim chỉ nam cho hành động giải phóng dân tộc.
Người xem xét, quan sát, nhận ra các đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển đặc
trưng của xã hội nước ta trong thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ, từ đó Người giải quyết thành công
trong lý luận và trong thực tiễn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, tìm ra con đường giải
phóng dân tộc dưới hình thức cuộc đấu tranh vô sản mà con đường phát triển là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản áp bức
bóc lột.
1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một
trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động,
vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời.
Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động
quyết định và lý luận phản ánh vào thực tiễn. Lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ
những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội.
8
Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở quan điểm lý luận của C.Mác
cho rằng, thực tiễn, trước hết, là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự
sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh
đều có chung một nhận định là là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đoàn
xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ
hơn, phát triển hơn.
"Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận"
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành,
nói và làm đi liền với nhau. Người đã xác định vai trò quan trọng của thực tiễn đối với lý
luận và lý luận đối với thực tiễn. Ta có thể nói Người là con người của hành động
“Thực hành sinh ra hiểu biết
Hiểu biết tiến lên lý luận
Lý luận lãnh đạo thực hành”
1.2.3.3. Đạo đức Hồ Chí Minh – Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi
lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
''Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, Người anh hùng dân
tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Điều đó đã trở thành chân lý làm rung động con tim mỗi người Việt Nam khi nhắc đến tên
người.
"Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết
chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với
nhân dân, luôn luộn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ
trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân,
"lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách
nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu
nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có
nghĩa lý gì".
Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải
gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người
9
không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi
cổ dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ có
"muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho
mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của Người ôm trọn mọi
nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có
một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì
thành nỗi đau khổ của tôi".
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và
đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách
của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện.
Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất
lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người nói “Quần chúng mới là người làm nên lịch
sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá nhân anh hùng nào”
Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp
những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo".
10
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái niệm phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Phương pháp cách mạng của Người là sự vận dụng một cách sáng tạo phương pháp luận phổ biến
của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam để tìm ra
con đường, hình thức, biện pháp…thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, giữ
vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước
ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó cũng là sự kế thừa có chọn lọc và áp dụng sang tạo những phương
pháp suy nghĩ và hành động của các nhà tư tưởng, chính trị, quân sự Việt Nam trong lịch sử vào
điều kiện hiện đại, là sự tổng kết từ thực tiễn các phong trào cách mạng trong nước và thế giới.
Phương pháp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống các phương pháp được thể
hiện đa dạng và phong phú ở các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
Theo giáo sư Đặng Xuân Kỳ, đường lối cách mạng bắt nguồn từ tư tưởng, học thuyết gắn với thực
tiễn, với những điều kiện lịch sử nhất định, còn phương pháp cách mạng là để thực hiện đường lối
cách mạng đã được đặt ra. Khác với đường lối cách mạng (là mục tiêu, phương hướng, chiến lược
hay là con đường đi lên của cách mạng với những quan điểm cơ bản nhất được xác định), phương
pháp cách mạng là cách thức tiến hành cách mạng với tính chất là một hệ thống các quy tắc xuất
phát từ các quy luật khách quan của cách mạng trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định nhắm đấu
tranh để giành chính quyền, giữ vững chính quyền và xây dựng chế độ mới. Cách thức ấy được thể
hiện bằng những hỉnh thức, bước đi thích hợp để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến
đường lối cách mạng thành hiệ thực. Đường lối quyết định phương pháp, phương pháp lại đi
đường lối vào cuộc sống, thể hiện đường lối trong hoạt động thực tiễn.
2.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh cũng bắt nguồn từ những nguồn gốc đã hình thành nên tư
tưởng của Người, cụ thể là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ những tinh
hoa văn hóa của nhân loại và từ chủ nghĩa Mác – Lênin.
Ngoài ra cơ sở của việc hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh còn là phương pháp biện
chứng duy vật, phương pháp đấu tranh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, và
phương pháp đấu tranh của các dân tộc khác, của các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới.
11
Phương pháp biện chứng duy vật: là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thực tiễn
nhằm cải tạo hiện thực, dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Với
phương pháp biện chứng duy vật làm cơ sở, Hồ Chí Minh đã xem xét, phân tích tình hình xã
hội nước ta, từ đó trù tính những biện pháp và hướng đi phù hợp cho công cuộc giải phóng dân
tộc.
Phương pháp đấu tranh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước: Trong công cuộc
dựng nước nhân dân ta từ lâu đã đấu tranh với thiên nhiên, với lũ lụt hạn hán, mưa bão, với thời
tiết khắc nghiệt và điều kiện thiên nhiên bất lợi,… Trong công cuộc giữ nước, dân tộc ta cũng
đối mặt với biết bao kẻ thù ngoại xâm từ phương Bắc. Ấy vậy mà trong bất kỳ cuộc chiến nào,
dân ta cũng đều chung sức, đồng lòng, đoàn kết thành một khối, quyết tâm bảo vệ nước nhà,
giữ lấy sự độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
“ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.”
“ Quân dân cùng nhau một lòng”
Mặt khác, những phong trào khởi nghĩa của dân ta lúc bấy giờ chống lại sự thống trị của giai
cấp tư bản đều không đạt được thành công triệt để. Những phong trào Cần Vương, Yên Thế,
Duy Tân hay Đông Du đều đi vào ngõ cụt. Những thất bại đó được Hồ Chí Minh tìm hiểu và
từ đó tự tích lũy kinh nghiệm để không đi vào lối mòn của lịch sử.
Người đã kết hợp sức mạnh toàn dân tộc, đoàn kết nhân dân, kết hợp nhiều biện pháp đánh địch
để giành thắng lợi cuối cùng. Thêm vào đó, kinh nghiệm thất bại của các cuộc đấu tranh mà
phương pháp đã không còn phù hợp cũng được Người để tâm nghiên cứu bởi việc này giúp
Người tránh được những bế tắc mà những tiền bối đã mắc phải.
Phương pháp đấu tranh của các dân tộc khác, của các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế
giới: Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới và
phương pháp của chúng như: cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), cách mạng
tháng Mười Nga, cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc, …đều thu hút sự chú ý của Người. Kinh
nghiệm của các dân tộc khác qua những cuộc cách mạng đó, dù là thành công hay thất bại, triệt
để hay nửa vời đều được Người chú ý nghiên cứu đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết
làm cơ sở cho việc hình thành những phương pháp thích hợp cho cách mạng Việt Nam.
2.3. Hệ thống phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh.
2.3.1. Phương pháp chung và phương pháp riêng.
Về phương pháp cách mạng, ban đầu Người chỉ xác định những phương pháp cho từng giai
đoạn lịch sử nhất định, áp dụng cho từng mặt, từng thời kỳ. Những phương pháp cụ thể ấy vận
dụng trong từng hoạt động thực tiễn cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Nhưng chính
trong quá trình ấy, Người đã hình thành những phương pháp chung cho toàn bộ tiến trình cách
mạng.
12
Một ví dụ cụ thể cho luận điểm trên là việc hình thành tư tưởng cách mạng Việt Nam gắn với
cách mạng thế giới của Người. Khi tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc hay phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc phải đào sâu nghiên cứu để tìm ra
phương pháp thức tỉnh nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các
nước thuộc địa với nhau, giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao
động ở chính quốc. Thêm vào đó Người còn viết báo nhằm mục đích đoàn kết các lực lượng
cách mạng chống lại chủ nghĩa thực dân áp bức và bóc lột. Những phương pháp cụ thể đó đã
hình thành suốt thời gian Người hoạt động ở Pháp. Và từ đó tư tưởng chung gắn cách mạng
Việt Nam với cách mạng thế giới đã được Người ấp ủ và phương pháp đoàn kết, tập hợp lực
lượng quốc tế để ủng hộ cach mạng Việt Nam đã được hình thành và vận dụng trong tiến trình
cách mạng Việt Nam.
Như vậy, việc hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh luôn có sự đan xen giữa
phương pháp riêng cụ thể và phương pháp chung. Phương pháp chung và phương pháp riêng
không tách rời nhau mà luôn được áp dụng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, góp
phần thúc đẩy tiến trình cách mạng hướng đến thành công. Từ những đường lối cách mạng
chung, Hồ Chí Minh đã xác định được những phương pháp chung mà khi vận dụng vào thực
tiễn, nó biểu hiện ra thành những phương pháp riêng phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ
cách mạng.
2.3.2. Phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh.
2.3.2.1. Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt
Nam làm mục tiêu cho mọi hoạt động cách mạng
Thực tế Việt Nam là những điều kiện tự nhiên, xã hội, những điều kiện kinh tế, văn hóa;
là đất nước, con người, dân tộc; là những giá trị văn hóa và truyền thống đã có từ ngàn
năm; là những mối quan hệ của Việt Nam với thế giới… Thực tế ấy không hoàn toàn
giống bất cứ một quốc gia nào khác, không trùng lắp với các nước phương Tây mà có
những đăc điểm hết sức đặc trưng. Thực tế Việt Nam chính là xuất phát điểm cho mọi tư
tưởng và hoạt động của Người.
Hiện thực Việt Nam những năm 1900 có quá nhiều về bế tắc:
- Phong trào chống thuế 1908 bị đàn áp dã man.
- Phong trào Duy Tân bị dập tắt trong cảnh máu đổ và tù đày của các nhà yêu nước.
- Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu gặp những trở ngại và rơi vào thất bại. Năm
1909, Phan Bội Châu và các nhà hoạt động cách mạng bị trục xuất khỏi Nhật Bản.
- Ngọn lửa phong trào khởi nghĩa Yên Thế đang bị lụi tàn dần.
Người phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đã nổ ra và thất bại trước
đó.Người thẳng thắn phê phán các vị tiền bối như:
- Phan Bội Châu với phong trào “Đông Du”: Tiễn hổ cửa trước, rước beo cửa sau.
- Phan Chu Trinh với phong trào “Duy Tân”: Mang tính chất cải lương,
chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương
13
- Hoàng Hoa Thám với phong trào khởi nghĩa Yên Thế: mang nặng tư tưởng xưa cũ
Trước tình hình khó khăn đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi để
tìm cho ra một luồng sáng mới soi sáng cho phong trào đấu tranh của dân tộc. Người tìm
một lối đi riêng để tìm thấy con đường cứu dân cứu nước đúng đắn hơn. Với ý chí và
quyết tâm đó, Người đã bôn ba đi qua khắp các châu Á, Âu, Phi, Mỹ; khảo sát tình hình
của nhiều nước thuộc đị, nghiên cứu các phong trào tư sản ở Mỹ, Anh, Pháp, tiếp xúc với
nhiều tư tưởng và học thuyết… Tất cả những việc làm ấy cốt để tìm ra câu trả lời cho câu
hỏi: làm thế nào có thể giành được độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc hòa bình cho
nhân dân. Và Người đã tìm ra lời giải đáp, đó chính là chủ nghĩa Mác – Lênin – học
thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất, là cái mà nhân dân ta đang cần.
Khi đến với học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đặt mối quan tâm hàng
đầu là rút ra được những gì cần thiết cho cách mạng Việt Nam, phù hợp với thực tế Việt
Nam. Người phân tích thực tiễn Việt Nam dựa trên lập trường, quan điểm và phương pháp
của chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó rút ra được đường lối cách mạng đúng đắn cho dân
tộc. Từ một người đi tìm đường, Người trở về với tư cách là một người dẫn đường cho
dân tộc, đưa cách mạng từng bước tiến lên thắng lợi hoàn toàn.
2.3.2.2. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống và tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-
Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Người chủ trương thức tỉnh, giác ngộ, tổ chức nhân dân, có vậy khối đại đoàn kết nhân
dân mới trở thành lực lượng lớn mạnh, thành sức mạnh vĩ đại. trước khi rời Pháp năm
1923, Người đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng,
thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc
lập”.
Đảng phải xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc, và sau này là khối liên minh
của công nhân với nông dân và trí thức, từ đó tập hợp, huy động đông đảo quần chúng
thuộc các tầng lớp vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân
tham gia vào sự nghiệp cách mạng là phương pháp cách mạng chung đã được vận dụng
trong mọi giai đoạn, mọi thời kì cách mạng; nhưng phải căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng
giai đoạn để xác định những hình thức và biện pháp thích hợp.
2.3.2.3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến
Vào ngày 31-5-1946 trước khi sang Pháp, Hồ Chí Minh đã nói với Cụ Huỳnh Thúc Kháng
rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ
cậy Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến”.
14
Lời nhắn nhủ của người ngắn ngủi, xúc tích mà chứa đựng trong đó một phương pháp
cách mạng vô cùng đúng đắn – phương pháp cách mạng đã được Người đúc kết từ thời
gian dài hoạt động và đấu tranh – “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
“Dĩ bất biến” tức là giữ mục tiêu không thay đổi là độc lập, thống nhất của tổ quốc, tự do,
hạnh phúc của nhân dân làm gốc. phải lấy giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội là nhiệm
vụ cốt lõi. Có giải phóng con người triệt để thì Tổ quốc mới vững mạnh, nhân dân mới
hòa bình, yên ấm. Toàn dân tộc phải quyết tâm bảo vệ cái bất biến thiêng liêng ấy, dù có
phải đấu tranh gian khổ. Mục tiêu ấy là mục tiêu chung của dân tộc, cũng là mục tiêu cả
đời của Hồ Chí Minh: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi đó là những điều
tôi muốn, đấy là những điều tôi hiểu”. Cũng vì mục tiêu cả đời đó mà Người đã hạ quyết
tâm: “Dù có hi sinh đến đâu, dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết
giành cho được độc lập”.
Đảng phải “có chủ nghĩa làm cốt”, giống như trí khôn đối với con người, kim chỉ nam cho
con tàu trên biển và tinh thần cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là cái
bất biến mà Hồ Chí Minh muốn mọi người giữ vững. ý chí của cả dân tộc quyết bảo vệ cái
bất biến của dân tộc mình sẽ giành thắng lợi dù đó là cuộc chiến chống thế lực xâm lược
hung bạo nhất.
Dĩ bất biến nhưng ứng vạn biến, ứng vạn biến nhưng không xa rời, từ bỏ cái bất biến. Đó
chính là tinh thần biện chứng duy vật trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Triết lý trên được người vận dung triệt để rõ ràng nhất trong giai đoạn khó khăn sau Cách
Mạng Tháng 8/1945, sau khi ký hoà ước với Pháp để chủ động trì hoãn cho ta có thời
Gian chuẩn bị lực lượng,sau đó là hoà ước vời Tưởng đề tránh cho dân tộc ta thêm một
kẻ thù nguy hiểm, cái tài “dĩ bất biến” để “ứng vạn biến” đã được Bác thể hiện vô cùng
tài tình và khôn khéo, và kết quả là Bác đã lèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc ta đi
đến thắng lợi.
2.3.2.4. Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Thời, Thế và Lực.
Vấn đề rất lớn của đấu tranh cách mạng là vấn đề thời cơ và giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa thời, thế và lực.
Muốn thấy rõ thời cơ phải hiểu rõ cái thế của cách mạng, đánh giá đúng các lực lượng trên
trận tuyến đấu tranh, đòi hỏi người làm cách mạng phải có tầm nhìn xa trông rộng, bao
quát được tình hình trong nước và thế giới, thấy rõ xu thế trung của thời đại. Đồng thời
người cách mạng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi phân tích những yếu tố tạo nên
thời, thế và lực để giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau. Phải
đảm bảo tính toàn diện trong xem xét, phải “nhìn cho rộng, suy cho kỹ” để thấy ở đâu là
“thế” của ta, “lực” của ta như thế nào, và “thời cơ” đã đến hay chưa, để khai thác tối đa
khả năng thắng lợi khi phát động khởi nghĩa. Có vậy lực mới càng mạnh, thế mới càng
15
vững và thời cơ không bị bỏ lỡ. Người đã quán triệt phương pháp ấy vào bài thơ “Học
đánh cờ” của mình:
“ Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công
Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công”
Người đã từng nhận định: “Qủa cân chỉ có một kilogram ở vào thế có lợi thì lực của nó
tăng lên nhiều lần, có sức làm bổng được vật nặng hàng trăm ký. Đó là thế thắng lợi. Ta
đánh Mỹ lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi”. Nếu có thế, lực sẽ được
nhân lên và nếu có lực, thế sẽ mạnh hơn bội lần. Ngược lại, nếu có lực mà không có thế
thì lực mất điểm tựa. Nếu có thế mà không có lực thì thế không thể bộc lộ được tác dụng
của mình.
Nhưng không chỉ có “ thế ” và “ lực” là đánh bại được kẻ thù mà còn phải có “thời”.
“Thời” ở đây có nghĩa là thời cơ, tình thế cách mạng, hay còn gọi là cơ hội, vận hội. cách
mạng đảm bảo muốn nắm chắc phần thắng phải biết chính xác thời cơ. Khi thời cơ đến
phải chớp thời cơ và dũng cảm phát động khởi nghĩa. Phải nắm chắc thời cơ, giải quyết
đúng các mối quan hệ giữa thời, thế và lực thì cách mạng mới thành công.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề thời, thế, lực càng có ý nghĩa. Những thành tựu
sau nhiều năm đổi mới cùng những chính sách đối ngoại đúng đắn đã làm cho thế và lực
của ta mạnh hơn nhiều so với trước. Mặt khác, chúng ta lại có nhiều thời cơ trong thời kỳ
hội nhập, phát huy nội lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực,
đưa dất nước đi lên. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền với nguy cơ thách thức không thể xem
thường. Do vậy, xem xét thế và lực, nắng vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa chúng là hết sức cần thiết.
2.3.2.5 Biết thắng từng bước
Biết thắng từng bước là ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ nhất định phải đề ra mục tiêu cụ thể
hợp lý nhất cho thời kỳ đó, biết dựa theo quy luật khách quan mà điều khiển cuộc đấu tranh
để thực hiện mục tiêu một cách thành công nhất, từng bước mở ra con dường thắng lợi cho
cách mạng và đưa cách mạng tiến dần tới thắng lợi hoàn toàn.
Phương phát biết thắng từng bước xuất phát từ quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử -cụ
thể, quan điểm phát triển biện chứng từ tuần tự đến nhảy vọt, biến đổi từ từ về lượng dẫn
đến biến đổi căn bản về chất. Người đặt ra phương pháp này cho toàn bộ tiến trình cách
mạng Việt Nam, từ khởi nghĩa giành lấy chính quyền tới đấu tranh chống ngoại xâm và cả
trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã bước đầu xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của
phong trào cách mạng cũng như sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phong trào công
16
nhân và phong trào yêu nước được sự dẫn dắt của học thuyết cách mạng và khoa học Mác
– Lenin cùng với đường lối cách mạng đúng đắn đã dần dần chuyển từ tự phát sang tự giác.
Chính vì những bước chuẩn bị thành công mà chỉ 15 năm từ khi ra đời (1930), Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc ta tiến hành thắng lợi CMT8 giải phóng dân tộc và khai
sinh ra một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, lần đầu tiên mà một Đảng non trẻ đã
giành được một thắng lợi phải nói là vô cùng to lớn, điều đó càng khẳng định sự lớn mạnh
nhanh chóng của vai trò lãnh đạo của Đảng mà trong đó không thể kể đến vai trò của chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Cách mạnh tháng 8 năm 1945 thành công vẻ vang là nhờ những thắng lợi từng bước của
các cao trào cách mạng trước đó vào năm 1930-1931, 1936-1939, cao trào cứu nước 1940-
1945
Hồ Chí Minh đã bình tĩnh đề ra những sách lược, bước đi phù hợp, những phương pháp
đấu tranh đầy sáng tạo đưa dân ta thoát khỏi tình cảnh khó khăn thử thách và đập tan mọi
âm mưu thù địch của Nhật, Anh, Pháp Mỹ, “Việt Quốc, Việt cách”… Người lần lượt ký
kết Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-09-1946, thực hiện chiến lược
nhân nhượng có nguyên tắc để chuển bị toàn lực cho cuộc chiến đấu khốc liệt mà Người
đoán trước được rằng sắp sửa nổ ra.
Bằng phương pháp giành thắng lợi từng bước của Người, ta đã đánh tan bao thế lực xâm
lược hung hãn nhất. Phương pháp biết thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong thời kỳ chiến tranh và giá trị của nó vẫn không giảm sút
ngay cả trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên trong giai đoạn hiện tại.
2.3.2.6. Kết hợp các phương pháp
Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, ở từng giai đoạn, từng thời kỳ Hồ chí Minh không
bao tuyệt đối hóa một phương pháp cách mạng nào mà chủ trương kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau. Mục đích của việc làm này là tác động đến đối tượng, khách thể ở nhiều
mặt, nhiều cấp độ nhằm đạt được mục tiêu đã định. Đây cũng là một trong những phương
pháp đặc sắc của Người.
Người luôn sử dụng hết sức linh hoạt các phương pháp, uyển chuyển kết hợp các phương
pháp với nhau sao cho phù hợp với xu hương vận động của đối tượng, khách thể và mối
quan hệ chủ thể - khách thể trong đấu tranh cách mạng, cốt yếu là thực hiện được chủ
trương đã đề ra. Người sự dụng kết hợp và bổ sung những phương pháp chung cho toàn bộ
tiến trình cách mạng và phương pháp riêng cho từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Kết quả
của việc sử dụng kết hợp ấy là kết quả tổng hợp do nhiều phương pháp mang lại.
Chỉ riêng trong vấn đề bạo lực cách mạng cũng đã có sự kết hợp của các lực lượng và các
hình thức đấu tranh, cách phương pháp đấu tranh. Nhưng trong đấu tranh chống lại kẻ thù,
bảo vệ chính quyền còn cần kết hợp thêm với đấu tranh ngoại giao, binh vận…một ví dụ cụ
thể cho sự kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị là
17
những cuộc hòa đàm ở Genève trong kháng chiến chống Pháp và ở Paris trong kháng chiến
chống Mỹ. Trong việc kết hợp ba mặt: đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, đấu tranh
quân sự và đấu tranh chính trị là quan trọng hơn cả bởi chúng là hai mặt cơ bản quyết định
thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Khi mặt trận đấu tranh ngoại giao đã mở thì
càng phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, làm cho điều kiện đấu tranh
trên bàn hội nghị càng thuận lợi, cơ sở đấu tranh ngoại giao càng vững mạnh.
Việc kết hợp các phương pháp với nhau giúp ta tác động tới sự vật triệt để hơn, sâu sắc
hơn. Sử dụng phối hợp và bổ sung các phương pháp là phương pháp quan trọng trong hệ
thống các phương pháp cách mạng của Người.
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, là niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Khi còn sống, Người đã đấu
tranh quên mình vì non sông đất nước, vì quần chúng nhân dân. Lúc đi xa, Người để lại cho đời sau
bao giá trị tốt đẹp. Những bài thơ của Người tràn đầy tình cảm và lý tưởng, chứa đựng trong đó là
bao lời răn dạy. Phong cách của Người gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy sâu xa. Và đặc biệt, phương
pháp của Người là một trong những di sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc ta. Phương pháp
Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp của cách mạng Việt Nam, đã đi vào đường lối, chiến lược,
sách lược của Đảng và đi vào hoạt động thực tiễn của Đảng.
Phương pháp của Người đặc trưng bởi những điểm quan trọng sau đây:
1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ
đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
2. Thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn
3. Phương pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển, chú trọng hành động và hiệu quả thực tế nên chú
trọng bày vẽ cách làm, bước đi cụ thể để dân chúng hiểu đúng và làm ngay.
4. Một kiểu mẫu của lòng khoan dung nhân ái, của việc thực hành lối sống và nhân cách văn hóa.
Phương pháp Hồ Chí Minh nổi bật nhất là ở phương pháp cách mạng bao gồm những phương pháp
chung cho toàn bộ tiến trình cách mạng và những phương pháp riêng phù hợp cho từng thời điểm và
giai đoạn cụ thể của tiến trình cách mạng ấy. Phương pháp chung của Người khái quát lại bao gồm
nững đặc trưng sau đây:
1. Lấy thực tế Việt Nam là điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu
cho mọi hoạt động cách mạng.
18
2. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến.
4. Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Thời, Thế và Lực.
5. Biết thắng từng bước
6. Kết hợp các phương pháp
Phương pháp cũng như phong cách của Người thấm sau trong hành động, trong suy nghĩ và trong
cách ứng xử của Người với con người và công việc. Phương pháp ấy mãi có giá trị bền vững suốt
những năm về sau và Hồ Chí Minh, vị cha già đáng kính của chúng ta, vị lãnh tụ mà suốt đời thân
dân, gần dân, vì dân sẽ mãi sống trong lòng dân tộc. Những điều lớn lao, vô giá Người để lại cũng sẽ
luôn bất tử và được thế hệ sau học tập và phát huy.
Xin trích một câu nói thay cho lời kết:
“Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con
người Hồ Chí Minh”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phuong20phap20HCM.pdf