Bản chất, vai trò, chức năng của khâu Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Hội Nghị Thượng Đỉnh “Asian Banker 2008” diễn ra tại Hà Nội cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam,đặc biệt là thị trường tài chính. Tuy nhiên ông cho rằng cần phải có thời gian để nền kinh tế Việt Nam thích nghi với các thay đổi trong thời kỳ hội nhập quốc tế và áp dụng kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực tài chính Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của cả hệ thống tài chính vì đây là khâu sáng tạo ra giá trị mới, sáng tạo ra thu nhập cho xã hội, tạo ra nguồn thu chủ yếu của Nhà nước làm cơ sở phát triển kinh tế cho đất nước. Tài chính doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì hệ thống tài chính quốc gia mới có nền móng vững chắc để phát triển. Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Bản chất, vai trò, chức năng của khâu Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các bạn hãy cho biết: đâu là điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập và nêu các giải pháp khắc phục”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng nhóm chúng tôi không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC    LỜI MỞ ĐẦU 1 I. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4 2.1. Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn. 4 2.2. Tài chính doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả 5 2.3. Tài chính doanh nghiệp là đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. 5 2.4. Tài chính doanh nghiệp giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh 5 3. Chức năng của Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 3.1. Tài chính doanh nghiệp tố chức nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh 5 3.2. Chức năng phân phối 7 3.3. Chức năng giám đốc 7 4. Yêu cầu của kinh tế hội nhập đối với quản lý tài chính doanh nghiệp là sức cạnh tranh. 8 4.1. Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm 8 4.2. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo 8 4.3. Tỷ lệ của nhân viên, công nhân lành nghề 9 4.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 9 4.5. Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật 9 4.6. Quản lý môi trường của doanh nghiệp 10 4.7. Năng lực tài chính doanh nghiệp 10 4.8. Chất lượng sản phẩm 10 4.9. Thị phần của doanh nghiệp 11 4.10. Giá trị vô hình của doanh nghiệp 11 II. CHƯƠNG 2: ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP. 12 1. Điểm yếu từ nội bộ doanh nghiệp: 12 1.1. Quy mô vốn 12 1.2 Trình độ công nghệ 13 1.3. Nguồn nhân lực 14 1.4. Kỹ năng quản lý kinh doanh 16 1.5. Thông tin và khó tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế 16 2. Điểm yếu từ môi trường kinh doanh vĩ mô 19 2.1. Cơ sở hạ tầng: 19 2.2. Nền tài chính quốc gia 19 3. Điểm yếu từ quản lý Nhà Nước 19 3.1. Hoạt động của Chính phủ kém hiệu quả 19 3.2. Quá trình cải cách hành chính 21 III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP 21 1. Các giải pháp nâng cao năng lực từ phía doanh nghiệp 21 1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 21 1.2. Quản lý tốt nguồn nhân lực 22 1.2.1. Lập kế hoạch dài hạn về nhân lực 22 1.2.2. Đào tạo nhân lực 22 1.3. Công tác nghiên cứu và triển khai 23 1.4. Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 23 1.4.1. Tổ chức hiện đại là tổ chức tự quản lý mà quyền hạn không tập trung, phải phân chia. 23 1.4.2. Hoạt động của phòng Marketing: 24 1.4.3. Áp dụng phương pháp quản lý hiện đại 24 1.5. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh: 25 2. Các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp từ phía vĩ mô 25 2.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng 25 2.2. Huy động vốn để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia 26 3. Các giải pháp về quản lý của Nhà nước 26 3.1. Nhà nước cần có quy hoạch phát triển một cách hợp lý 26 3.2. Đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo 27 3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam 28 3.4. Hoàn thiện các chính sách kinh tế 28 3.4.1. Chính sách tài chính 28 3.4.2. Chính sách thương mại: 29 3.4.3. Chính sách cạnh tranh: 29 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản chất, vai trò, chức năng của khâu Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại được trích lập các quỹ doanh nghiệp và chia cho các chủ sở hữu. Qua sơ đồ trên ta thấy, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải ứng trước một số vốn tiền tệ nhất định. Vốn này tồn tại dưới dạng hình thái giá trị của các loại tài sản trong doanh nghiệp. Căn cứ theo thông tư số 23/2005/TT-BTài chính ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2005 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTài chính ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính, tài sản của doanh nghiệp gồm: tài sản ngắn hạn (trước đây gọi là tài sản lưu động), bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tốn kho và tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn (trước đây gọi là tài sản cố định) bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác). Đây chính là dự trữ tài chính trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh dự trữ này không ngừng chuyển hoá và không ngừng nhập vào quỹ của doanh nghiệp thể hiện bằng các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp. Như vậy, sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp đã làm phát sinh một hệ thống các dòng tài chính, chúng thường xuyên làm thay đổi khối lượng, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Quan hệ giữa dòng tài chính và dự trữ tài chính là cơ sở nền tảng của hoạt động tài chính, nó làm xuất hiện các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị. Quan hệ đó bao gồm: -Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: thể hiện qua việc doanh nghiệp phải nộp thuế, lệ phí, và các khoản khác cho Nhà nước … Ngược lại, Nhà nước sẽ cấp phát vốn, tài trợ vốn, cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. -Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường, gồm: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động…thể hiện qua việc doanh nghiệp mua nguyên nhiên, vật liệu, hàng hoá trên thị trường để sản xuất ra hàng hoá mới đem bán trên thị trường. -Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: quan hệ trả lương, trả công, trợ cấp, thưởng, phạt vật chất… đối với người lao động, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.. Vậy, bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểuhiện dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính được thể hiện qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2.1. Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò này thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn thích hợp đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất. 2.2. Tài chính doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thể hiện qua việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay vốn nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.3. Tài chính doanh nghiệp là đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư , lao động, vật tư, dịch vụ. Đồng thời xác định giá bán hợp lý khi tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế. 2.4. Tài chính doanh nghiệp giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng những chỉ tiêu tài chính phát hiện kịp thời những vướng mắc tồn tại từ đó có những quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định 3. Chức năng của Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3.1. Tài chính doanh nghiệp tố chức nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn này được tạo lập từ nhiều nguồn như: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vay ngân hàng, vay trong dân chúng (bằng cách phát hành trái phiếu), mua hàng trả chậm… Nhằm thực hiện chức năng nói trên, trước hết doanh nghiệp phải dự toán nhu cầu vốn, tiếp đến cần lựa chọn nguồn vốn phù hợp, một loạt vấn đề cần được giải quyết như: nên huy động vốn từ chủ sở hữu hay nên vay? Cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (vốn tự có) thế nào là tốt nhất? Nếu vay thì nên phát hành trái phiếu hay vay ở các tổ chức tín dụng, hay sử dụng phương thức tín dụng thuê mua? thời hạn và lãi suất vay ?… Đối với nguồn chủ sở hữu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Chẳng hạn, với doanh nghiệp Nhà nước (thuộc sở hữu nhà nước) nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước. Với công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải có vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp thành lập công ty. Với công ty TNHH, nguồn vốn do các thành viên sáng lập công ty đóng góp, … Đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng: là nguồn vốn vay ngân hàng. Đây là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn quan trọng đối vối nền kinh tế. Quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền với sự phát triển của các hoạt động trong hệ thống ngân hàng nhất là ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế như: điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất) ..doanh nghiệp bị phụ thuộc vào chính sách cho vay của ngân hàng. Đối với nguồn vốn phát hành cổ phiếu: là một kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, công ty. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc huy động vốn cổ phiếu là nguồn huy động chính thông qua thị trường chứng khoán. Có thể nói hình thức huy động này không giới hạn về số lượng vốn huy động cũng như thời gian sử dụng số vốn này là vô hạn. Đối với nguồn vốn phát hành trái phiếu công ty: một trong những vấn đề cần quan tâm trước khi lựa chọn hình thức sử dụng nguồn vốn này là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và tình hình trên thị trường tài chính như: chi phí trả lãi, cách trả lãi, khả năng lưu hành, tính hấp dẫn của trái phiếu, lãi suất bình quân trên thị trường, … Đối với nguồn vốn nội bộ: là nguồn vốn được để lại từ lợi nhuận trong quá trình doanh nghiệp phân phối thu nhập. Việc tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ sẽ phát huy được nguồn lực nội tại của chính doanh nghiệp, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và thường được coi là chính sách tài chính quan trọng đối với một số công ty nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng trong quá trình hoạt động. Như vậy, có thể nói chức năng tổ chức nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh là chức năng quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Thực hiện tốt chức năng này không chỉ đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp được ổn định và liện tục mà nó còn liên quan tới sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. 3.2. Chức năng phân phối Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng được biểu hiện tập trung ở việc phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. Quá trình phân phối này được thực hiện theo trình tự chung như sau: Sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được các khoản tiền về cung cấp sản phẩm hàng hoá- dịch vụ…Tổng hợp các khoản thu này được gọi là thu nhập của doanh nghiệp. Để tiếp tục quá trình tái sản xuất, một phần thu nhập của doanh nghiệp được phân phối để bù đắp các yếu tố vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khấu hao máy móc, thiết bị, chi phí về đối tượng lao động, chi phí tiền lương và những chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra… Phần còn lại của thu nhập sau khi bù đắp các chi phí trên được gọi là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Một phần lợi nhuận trước thuế sẽ nộp cho Ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập của doanh nghiệp, số lợi nhuận còn lại được sử dụng để bảo toàn vốn, hình thành các quỹ khác nhau của doanh nghiệp, chia lời cho chủ sở hữu (nếu có) Phân phối là một đòn bẩy kinh tế quan trọng kết hợp đúng đắn giữa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người lao động. Do vậy thực hiện tốt chức năng phân phối này chẳng những phát huy được tính tích cực chủ động của doanh nghiệp và người lao động trong quá trình kinh doanh mà còn thúc đẩy sự phát triển và làm tăng giá trị doanh nghiệp. 3.3. Chức năng giám đốc Mọi doanh nghiệp khi bỏ vốn và sử dụng vốn đều mong muốn thu được hiệu quả cao, ngoài việc bảo tồn vốn còn phải sinh lời vì vậy phải tiến hành kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn, …đây chính là chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp. Chức năng này phát sinh một cách tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính là sự kiểm tra giám sát bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một hình thức kiểm soát dựa vào tình hình thu chi tiền tệ, vào các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về sử dụng vốn, về kết cấu tài chính, về khả năng thanh toá, khả năng sinh lời… Đặc trưng của giám đốc tài chính là giám đốc toàn diện, thường xuyên và liên tục. Do vậy nó trở thành công cụ hữu hiệu của các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn 4. Yêu cầu của kinh tế hội nhập đối với quản lý tài chính doanh nghiệp là sức cạnh tranh. Cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng khi Việt Nam ngày càng hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhiều đe doạ và thách thức khi thị trường nội địa được mở cửa, các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với những Tập đoàn, những Công ty lớn có đầy đủ tiềm lực muốn lấn lướt thị trường và thôn tính, sáp nhập, khi hiểu biết rõ những yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam. Muốn thắng thế trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị cho mình những “vũ khí” riêng, phù hợp để tự bảo vệ mình…Các tiêu chí tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp: 4.1. Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm Nhiều nhà kinh tế học nước ngoài cho rằng một tổ chức mạnh quyết định tới 70% đến 80% thành công trong mọi hoạt động tổ chức ấy. Trong tiêu chí này có các tiêu chí phụ: Hoạt động theo pháp luật. Hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên. Có chính sách, chiến lược, mục đích, mục tiêu hoạt động cụ thể. Có tổ chức gọn nhẹ. 4.2. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo Một số doanh nghiệp muốn hoạt động được phải có đội ngũ lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách điều khiển và kiểm soát mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi đội ngũ này phải có trình độ tốt. Các tiêu chí phụ như sau: a.Trình độ tư tưởng, chính trị đạo đức (5 bậc trình độ theo trọng số) b.Trình độ học vấn (5 bậc) c.Trình độ văn hóa (5 bậc) d.Trình độ quản trị doanh nghiệp (hiệu lực, hiệu quả các quyết định)-(5 bậc) 4.3. Tỷ lệ của nhân viên, công nhân lành nghề Đây là đòi hỏi quan trọng, nhất là ở thời đại mà việc cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trở nên rất gay gắt như hiện nay. Tiêu chí này cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được chiến lược cao, chi phí thấp, năng suất cao. Một doanhnghiệp có tỷ lệ này cao sẽ có lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cao. Tỷ lệ về lành nghề có thể chia thành 5 bậc: dưới 5%- điểm 1, từ 6% đến 15%- điểm 2, từ 16% đến 25%- điểm 3, từ 26% đến 40%- điểm 4(tốt), trên 41%- điểm 5(cao). 4.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển Các tổ chức đánh giá quốc tế thường dùng tiêu chí này để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này có thể chia thành 3 nhóm tiêu chí phụ (nhóm sáng kiến, nhóm cải tiến, nhóm đổi mới). Trong mỗi nhóm lại phân ra 5 bậc số lượng và 5 bậc chất lượng. Từng doanh nghiệp tùy vào điều kiện cụ thể mà vận dụng. Có thể phân bậc theo số tuyệt đối các sáng kiến / cải tiến, đổi mới. Có thể phân bậc tỷ lệ giữa số sáng kiến / cải tiến, đổi mới với tổng số công nhân viên, cán bộ toàn doanh nghiệp. Ví dụ, về sáng kiến: dưới 5 – loại kém, từ 5 đến 15 – loại trung bình, từ 16 đến 25 – loại khá, từ 26 đến 40 – loại tốt, và trên 40 – loại cao. Về cải tiến: dưới 4 – loại kém, từ 4 đến 10 – loại trung bình, từ 11 đến 20 – loại khá, từ 21 đến 30 – loại tốt, trên 30 – loại cao. Về đổi mới: dưới 3 – loại kém, từ 3 đến 10 – loại trung bình, từ 11 đến 20 – loại khá, từ 21 đến 30 loại tốt, trên 30 – loại cao. 4.5. Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống nước, công nghệ sản xuất và quản lý, mạng thông tin. Ở đây người ta muốn đánh giá chất lượng của các yếu tố đó. Chất lượng mỗi phân nhóm (tiêu chí phụ) này chia thành 5 cấp: tiêu chí phụ “ công nghệ quản lý” là quan trọng nhất, tiêu chí phụ “ mạng thông tin là quan trọng thứ hai,v.v… 4.6. Quản lý môi trường của doanh nghiệp Chất lượng môi trường sinh thái là vấn đề nóng hổi và cấp bách mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này với các doanh nghiệp. Để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có nhãn sinh thái, doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000, hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa bằng các dụng cụ đo chính xác. 4.7. Năng lực tài chính doanh nghiệp Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng đẻ xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu như thế nào. Trong tiêu chí này có 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Nhóm đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp: nhóm này có 3 hệ số, mỗi hệ số có thể chia ra 5 bậc. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá vốn và nguồn vốn: mỗi chỉ tiêu thành phần chia làm 5 bậc. Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động hay hiệu xuất sử dụng vốn: mỗi chỉ tiêu thành phần chia ra làm 5 bậc. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Mỗi chỉ tiêu thành phần chia làm 5 bậc. 4.8. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh 10 mặt hàng mà cả 10 mặt hàng đều không có năng lực cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp đó không thể có năng lực cạnh tranh. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm được chia làm 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, an toàn vệ sinh, kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế. Doanh nghiệp nào có nhiều sản lượng đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất theo tiêu chí trên. 4.9. Thị phần của doanh nghiệp Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa. Như vậy chúng ta thấy rằng thị phần là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. 4.10. Giá trị vô hình của doanh nghiệp Giá trị vô hình là tiêu chí mang tính tổng hợp. Giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và phát triển đúng đắn, hợp đạo, hợp lí của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở “văn hóa doanh nghiệp”, bao gồm trang phục, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vị đối với nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch, v.v… Thứ hai là giá trị của tài sản nhãn hiệu. Những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị càng cao. Muốn có được giá trị thương hiệu cao doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong II. CHƯƠNG 2: ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP. 1. Điểm yếu từ nội bộ doanh nghiệp: 1.1. Quy mô vốn Về tổ chức doanh nghiệp, do vốn ít nên tổ chức doanh nghiệp đơn giản, không chuyên sâu, không có văn phòng đại diện ở các nước khác, nên không có thông tin, công việc phải giải quyết thông qua các đại lý của các công ty nước ngoài. Nguồn nhân lực của chúng ta cũng kém, Việt Nam chưa có trường lớp chuyên đào tạo lĩnh vực này, nên chỉ có một số rất ít tự đi du học tại các nước có đào tạo chuyên ngành này. Tính nghiệp đoàn của chúng ta còn thấp, hoạt động rời rạc, thiếu sự hỗ trợ nhau, thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước Đơn cử trong lĩnh vực đóng tàu biển: Có đến 80% là doanh nghiệp nghiệp tư nhân với số vốn rất nhỏ, có khi chỉ đăng ký 300 - 500 triệu đồng. Trong khi đó để ký vận đơn vận tải tối thiểu doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh của ngân hàng ít nhất 120 ngàn USD. Đồng thời khi phát hành vận đơn này vào Hoa Kỳ phải ký quỹ tiếp 150 ngàn USD. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ đồng, với quy mô này không thể đáp ứng yêu cầu khi gia nhập thị trường Logistics (dịch vụ giao nhận kho vận) thế giới. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) khẳng định, hiện 80% lượng vốn cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được vốn ngân hàng. Tại các cuộc tiếp xúc giữa Chính phủ và doanh nghiệp dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhiều lần nêu lên thực tế này, trong đó, khó khăn nhất là những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín trên thị trường. Hiện có đến 74,4% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về thủ tục và tài sản  bảo đảm khi vay vốn, 30% gặp khó khăn về hạn mức và thẩm định giá... Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố điều tra về thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, hiện chỉ có 32,38% số doanh nghiệp được khảo sát đã tiếp cận được nguồn vốn nhà nước nhưng có tới 35,24% doanh nghiệp khẳng định khó tiếp cận và 32,38% doanh nghiệp không tiếp cận được. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự hoạt động với nguồn vốn tự có, vốn vay từ ngân hàng ít do thủ tục vay rườm rà, việc duyệt hồ sơ vay vốn phải qua nhiều bước. Vì thế các doanh nghiệp không thể đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như gia tăng sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Quy mô vốn nhỏ là một thách thức rất lớn đối với những doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO. 1.2 Trình độ công nghệ Năng lực cạnh tranh về khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất yếu. Phần lớn công nghệ, thiết bị đang có ở các doanh nghiệp nhà nước địa phương và tư nhân còn lạc hậu so với các nước phát triển, chỉ đạt mức trung bình so với khu vực và trong nước, thậm chí lạc hậu tới vài ba thế hệ. Hiện nay, ở nước ta có khỏang 80% - 85% là công nghệ nhập từ các nước châu Á. Có doanh nghiệp mua công nghệ mới về chạy thử đã hỏng. Số lượng doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến để tạo ra sản phẩm cạnh tranh cao, bứt phá còn hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí chưa xuất khẩu được vì trang thiết bị rất lạc hậu so với trình độ chung của thế giới hiện nay, máy móc cũ kỹ, hỗn tạp, công nghệ quá lạc hậu, không đồng bộ, không tạo được đầu ra có chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tỷ lệ phế phẩm trên 10%. Một thời gian dài ngành cơ khí hầu như không có việc làm, công nhân có tay nghề cao ra kinh doanh riêng, công nhân mới thì đi làm việc khác và hiện rất khó để khôi phục là nguồn nhân lực cho cơ khí. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R-D) ở hầu hết các doanh nghiệp rất yếu kém. Kết quả điều tra cho thấy chỉ đạt được từ 2 – 2,5 điểm. Trong khi đó: điểm 5 là tuyệt hảo điểm 4 là rất tốt điểm 3 là tốt điểm 2 là tạm được điểm 1 là không hoạt động hoặc hoạt động rất kém Khả năng đánh giá công nghệ còn thấp kém nên không ít doanh nghiệp đã nhập công nghệ lạc hậu, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế. Do trình độ kém, chúng ta phải lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài: thứ nhất là mua giá đắt, thứ hai là chịu phí về quyền sở hữu công nghệ khá cao. Việc chuyển giao và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp FDI chưa được nhiều, chỉ mới dừng lại ở khâu tiếp nhận và vận hành, chưa cải tiến và đổi mới được, bước tiếp theo là xuất khẩu công nghệ thì còn xa. Tóm lại, quốc tế đánh giá năng lực cạnh tranh của khoa học – công nghệ Việt Nam chỉ đạt 1,9 điểm theo thang điểm 5, thể hiện ở bảng sau. Đánh giá công nghệ của 10 nước ASEAN (qua ý kiến của 24 công ty Nhật) Nước Singapore Bruney Malaysia Thái Lan Philipin Indonesia Việt Nam Mianma Lào Campuchia Điểm 3,8 2,6 3,0 2,6 2,8 2,2 1,9 1,8 1,5 1,3 Hạn chế và yếu kém này xuất phát từ năng lực nội sinh và điểm xuất phát thấp với 4 yếu tố cơ bản của công nghệ gồm: Nguồn nhân lực, trình độ quản lý, thiết bị và thông tin công nghệ. 1.3. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Khó khăn lớn mà các doanh nghiệp tư nhân phải đương đầu là cố gắng của họ trong việc lôi cuốn và níu giữ các nhân viên có tay nghề cao, đặc biệt là các nhân viên quản lý. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến khả năng của các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tại Việt Nam trong việc duy trì khả năng cạnh tranh của họ trong thị trường toàn cầu và vì thế rủi ro sẽ xảy ra, khiến Việt Nam bớt hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Mặc dù nhân công giá rẻ là thế mạnh của Việt Nam trong thu hút đầu tư song thách thức lớn nhất là chúng ta vẫn chưa có nguồn nhân lực có tay nghề cao.Cán bộ quản lý không đảm bảo trình độ tốt thì nguy cơ thua lỗ của doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Đa số lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam mới ở trình độ thấp và trung bình (ở mức thấp chỉ nghĩ đến “kinh doanh kiếm lời”, mức trung bình đã nghĩ tới “ kinh doanh kiếm lời trên cơ sở bảo đảm luật pháp”), còn ở trình độ cao thì rất ít (luôn nghĩ tới đạo lý trong kinh doanh), chưa biết lập chiến lược kinh doanh cho công ty của mình, chưa biết đánh giá năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ, v.v… Do đó đưa tới kết cục là nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sổ sách kế toán thiếu minh bạch, thậm chí có doanh nghiệp tham gia vào buôn lậu, làm công không cho nước ngoài bằng cách đưa rác về Việt Nam trong khi rác của Việt Nam chưa xử lý hết! Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thăm dò trong 1224 doanh nhân Việt Nam, năm 2002 Tại 1000 doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thiếu 27% chuyên gia, 32% công nhân lành nghề, thừa 17% lao động phổ thông. Theo báo cáo của Vietnamworks, trong năm 2007, cầu về lao động đã tăng 100%, trong khi cung về việc làm chỉ tăng khoảng 60%. Các tổ chức quốc tế cho rằng, sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ làm giảm ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên khía cạnh nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ và có trình độ. Việc thiếu hụt này cũng bộc lộ sự kém hiệu quả trong nỗ lực cải cách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 1.4. Kỹ năng quản lý kinh doanh Quản lý thường chú trọng tới mục tiêu, có nghĩa là quy định, những chỉ tiêu định lượng và phấn đấu để đạt chỉ tiêu đó. Quản trị theo mục tiêu đôi khi người ta cố gò bó cho đạt mục tiêu nhưng thực chất của trạng thái, quá trình thì không đạt. Ví dụ: quy định lượng phế phẩm là 3%, phòng kiểm tra cố đạt được tỷ lệ đó, không cần biết trạng thái của quá trình là như thế nào cho nên phế phẩm không thể giảm bớt được. Thực chất hoạt động quản trị DN ngày nay chính là hoạt động quản lý chất lượng. Một số không ít các DN áp dụng ISO.9000 là để khuếch trương quảng cáo, DN còn đắn đo, chần chừ áp dụng ISO.14000 (tiêu chuẩn quốc tế về môi trường) vì gây tốn kém 1.5. Thông tin và khó tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế Thông tin cập nhật luôn là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển bền vững, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới hay không đều cần phải nắm băt thông tin thị trường. Nhưng đây cũng chính là điểm khuyếm khuyết của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm làm ăn thị trường, chưa hiểu biết về đối tác từ tiềm lực kinh doanh của họ đến sở thích thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường mà mình sẽ xuất khẩu và đặc biệt là hệ thống luật lệ kinh doanh của đối tác. Đông thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa hiểu biết được tập quán kinh doanh quốc tế dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì thiếu sự hiểu biết và chậm chạp Điều tra cho thấy đến cuối 2005, vẫn còn 45% doanh nghiệp chưa có kế hoạch để tham gia WTO, và tới 31% doanh nghiệp không hiểu biết về WTO. Như vậy là quá muộn. Về mặt thị trường, các DN khó tiếp cận được với thị trường cả trong và ngoài nước là do chưa có kế hoạch và chiến lược cho sản phẩm chủ lực của từng DN và của địa phương. Điều đó đã dẫn đến thực trạng là sản phẩm của các DN Việt Nam rất khó bán không những trên thị trường nước khác mà ngay cả trên thị trường nội địa. Nguyên nhân là do: Sản phẩm của chúng ta nói chung chất lượng còn thấp hơn các nước khác ngay cả so với các nước trong khu vực. Theo thông báo của Cơ quan Quản lý thực phẩm, dược phẩm Mỹ (FDA), trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có khoảng 240 lô hàng thực phẩm của các DN Việt Nam xuất sang Mỹ bị từ chối do vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảng thống kê một số sản phẩm và công ty của Việt Nam bị Mỹ phát hiện vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2007 (Nguồn: FDA) Tên công ty Mặt hàng Ngày phát hiện Nguyên nhân Mekophar Ho Chi Minh, VN Lingzhi Capsules - 66VAE99 08/01/2007 Thuốc mới nhưng không có hồ sơ xin thử nghiệm để được chấp nhận Frozen Factory No.4 Hochiminh City , VN Frozen Shrimp Ball - 16XGT21 25/01/2007 Không ghi đầy đủ thành phần sản phẩm trên bao bì, nhãn mác. HAICHAU Confectionery Joint Stock Company Ha Noi VN Cream Wafer - 03HGT07 26/03/2007 Sử dụng màu phụ gia không an toàn cho sức khoẻ, thiếu thông tin về trọng lượng, số lượng, không ghi chú đầy đủ thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm Acecook VietNam Co., LTD. Ho Chi Minh Instant Vermicelli (Mi Lau Thai Seafood Flavor) - 04CGT07 05/04/2007 Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm, sản phẩm chứa nhiều tạp chất bẩn Trung Nguyen Coffee Enterprise Hochiminh , VN G7 Instant 3 in 1 Coffee (Box 20) - 31AFT03 18/04/2007 Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu, nhãn hiệu giả mạo, hay ghi chú sai lạc , không cung cấp thông tin về chất béo Chi phí sản xuất, chi phí đầu vào cao: Chi phí nguyên liệu chiếm 60% giá thành sản phẩm (dệt, may, giày dép, đóng tàu, thép, ô tô, xe máy, điện tử,…) Chi phí năng lượng lớn: sản xuất xi măng cao hơn 1,4 lần, gạch chịu lửa 2,5 lần, luyện thép 1,7 lần so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, giá bán cao hơn là điều tất nhiên. Công tác xúc tiến thương mại còn yếu, nghiên cứu thị trường và thông tin thị trường chưa tốt, các dịch vụ hỗ trợ còn rất hạn chế, điển hình là chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng đi kèm, phương thức phân phối của các doanh nghiệp Việt còn rơi rớt nhiều tác phong của thời kỳ bao cấp cũ, với nụ cười luôn vắng bóng trên môi của người bán hàng, và chế độ hậu mãi thiếu chu đáo. Chưa nói đến các phương thức phân phối tạo sự thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng như hệ thống cửa hàng Eleven, 7/24, những loại Mini siêu thị đang rất phổ biến ở nước ngoài, nhưng còn khá xa lạ với Việt Nam. Một cuộc điều tra của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, hầu hết người tiêu dùng đều không hài lòng với thái độ đối xử của người bán hàng. 86% sẽ chỉ khiếu nại khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, thông thường là những mặt hàng có giá trị lớn, còn phần lớn đều không muốn trực tiếp gặp lại doanh nghiệp để nói lên sự không hài lòng của họ dẫn đến một nguy cơ rất lớn là doanh nghiệp mất khách hàng mà không hề hay biết. Vì những lý do trên mà hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ chậm, khối lượng tiêu thụ không lớn, sự cạnh tranh tiêu thụ gay gắt 2. Điểm yếu từ môi trường kinh doanh vĩ mô 2.1. Cơ sở hạ tầng: Đường xá, cầu cống, cảng sông đã được nâng cấp, phát triển và hiện đại hóa; điện, nước phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Mạng thông tin bưu chính được hiện đại tương đối tốt, tuy vậy cước phí thông tin, cước vận chuyển cao hơn các nước trong khu vực. Cước viễn thông của Việt Nam cao hơn khu vực từ 30%-50%, giá điện cao hơn Trung Quốc và Indonesia 4,5 cent/kwh, Malaysia 5,7 cent/kwh, Mỹ 6,3 cent/kwh. Việc cung cấp điện, thông tin liên lạc, giao thông và các hạ tầng kỹ thuật khác chưa đủ độ tin cậy tạo ra tổn hại về thời gian và tiền bạc cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.2. Nền tài chính quốc gia Tài chính là yếu tố cơ bản của sản xuất. Từ khi mở của nền kinh tế, tài chính quốc gia đã có sự tăng trưởng cao, song xuất phát điểm của chúng ta là nhỏ bé mà đòi hỏi của sự phát triển là rất lớn nên sự dàn trải của đầu tư là không tránh khỏi và do đó hiệu quả của đàu tư tài chính không cao. Thiếu sót lớn của chúng ta là tình trạng buôn lậu và trốn thuế lớn, nợ khó đòi nhiều, thất thu thuế nhiều. Mặc dù Việt Nam có tỉ lệ tiết kiệm lớn, song tài chính vẫn ở trong tình trạng chưa bảo đảm vững chắc: tín dụng mà ngân hàng cung cấp còn ở mức thấp và thiếu công bằng, chưa có khả năng hỗ trợ vững chắc cho sự phát triển của các ngành kinh tế, cho các loại hình doanh nghiệp, tình hình tài chính – tiền tệ vẫn còn là yếu tố thiếu vững chắc, chứa đựng mầm mống gây mất cân đối vĩ mô, nổi lên là nguồn thu ngân sách chưa vững chắc, tỉ lệ thu nội địa còn thấp; trong hệ thống tài chính – tín dụng, tỉ lệ nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế, con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ít nhất là 15%, nợ chưa thanh toán trong xây dựng cơ bản khá lớn, việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để vay trung hạn, dài hạn vượt quá giới hạn an toàn, lãi suất tín dụng quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp… khả năng huy động vốn trong và ngoài nước còn rất hạn chế. 3. Điểm yếu từ quản lý Nhà Nước 3.1. Hoạt động của Chính phủ kém hiệu quả Việc chấp hành luật pháp, các chỉ thị, nghị quyết của đa số các ngành, các cấp và dân chúng thiếu nghiêm chỉnh; chính quyền một số địa phương đôi khi không nắm được dân để cho kẻ xấu lợi dụng gây rối hành vi phi pháp Các thủ tục hành chính còn rườm rà (mặc dù đã có cải tiến). Nạn tham nhũng không những không ngăn chặn được mà phát triển ngày càng sâu rộng và tinh vi. Môi trường sinh thái ngày càng bị tàn phá nặng nề mà chậm ngăn chặn. Nạn buôn lậu, làm hàng giả ngày càng phát triển, nạn vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trắn trợn. Luật lệ chưa đầy đủ (chưa có luật chống phá giá, luật chống độc quyền v.v….); một số luật đã ban hành thì chưa phù hợp hoàn toàn với các quy định của WTO, còn có sự khác biệt; một số nghị định hướng dẫn thi hành luật còn trái với luật Chính những thiếu sót này đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong nước, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, hạn chế rất lớn tới tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Hình 1.3. FDI bình quân đầu người vào Việt Nam giảm sút nhiều từ năm 1997 đến năm 2001 Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, chính phủ đã có biện pháp kiên quyết để cải cách hơn nữa nền hành chính quốc gia, đã sửa đổi các luật thương mại và chính sách thông thoáng hơn nên giá trị FDI tăng lên từ 2003, 2004. Mặc dù vậy, việc cải cách hành chính vẫn chưa toan diện, chưa thông thoáng ở các bộ, ngành, các địa phương và chưa vững chắc. Các nhà đầu tư vẫn phàn nàn về thủ tục còn phiền hà nên thời gian đợi chờ còn lâu. Nếu chính phủ không kiên quyết thực hiện đổi mới toàn diện thì chỉ tiêu phát triển FDI trong thời kì 2001 – 2005 khó mà đạt được. 3.2. Quá trình cải cách hành chính Các thủ tục hành chính và cơ quan công quyền của Việt Nam quá rườm rà phức tạp. từ lâu, các cơ quan này đã hình thành cơ chế “xin-cho”, hạch sách, nhũng nhiễu, gây phiền hà, bực mình cho các doanh nghiệp và người dân. Hiện tượng ứng xử mất văn hóa, cửa quyền, tham nhũng đã gây ra những bức xúc trong xã hội, làm nản lòng các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nhận rõ tác hại này, nhà nước có chỉ thị cho các ngành, các cấp các địa phương tiến hảnh cải cách hành chính đã bốn năm nay. Xong quá trình này diễn ra còn quá chậm chưa thỏa mãn được mong muốn của xã hội và các nhà đầu tư. Bên cạnh các thủ tục hành chính nhiêu khê còn có các cuộc “viếng thăm” của các đoàn thanh tra, của công an địa phương, của cơ quan thuế, của các cấp chính quyền vượt quá mức cần thiết làm tăng các khoản chi ngoài sổ sách của các doanh nghiệp để bù đắp, doanh nghiệp phải tìm cách…vi phạm pháp luật. III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP 1. Các giải pháp nâng cao năng lực từ phía doanh nghiệp 1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của chính mình. Trước hết, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý chất lượng tốt . Có một hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ đảm bảo thành công về chất lượng của doanh nghiệp tới 70%. Xây dựng một đội ngũ nhân viên, công nhân có trình độ lành nghề, trung thành với doanh nghiệp . Phải có công nghệ hiện đại (công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý). Kiểm soát chất lượng chặt chẽ (áp dụng các công cụ kiểm soát vào quá trình quản lý chất lượng). Đánh giá chất lượng nghiêm túc (không qua loa, không vì lợi trước mắt, phải vì tương lai lâu dài của doanh nghiệp). Mọi sản phẩm đều phải có nhãn hiệu và nhãn sản phẩm, phải theo đúng quy chế ghi nhãn của Bộ thương mại; phải có nhãn sinh thái. Phải có bao gói, bao bì đẹp. Chất lượng đầu vào tốt. Xây dựng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm có đặc điểm riêng (tính khác biệt), độc đáo (một chỉ tiêu kỹ thuật nào đó rất cao chẳng hạn, một đặc tính thẩm mỹ nào đó mang đậm bản sắc dân tộc). 1.2. Quản lý tốt nguồn nhân lực 1.2.1. Lập kế hoạch dài hạn về nhân lực Nhu cầu từng loại cán bộ lãng đạo hàng năm và dài hạn (lãnh đạo cấp cao, trung thấp). Nhu cầu về kỹ sư, công nhân, nhân viên bậc cao. Kế hoạch tuyển chọn hàng năm và tiêu chí cho từng loại Các chính sách về nhân sự (lương, khuyến khích) 1.2.2. Đào tạo nhân lực Đối với nhân viên, công nhân mới tuyển dụng cần giáo dục nâng cao ý thức lao động, kỷ luật lao động, long tự hào về doanh nghiệp, long tự trọng, tinh thần trách nhiệm, giáo dục về văn hóa doanh nghiệp, v.v… Về mặt này hầu như các doanh nghiệp ít quan tâm. Đây là bước quan trọng trong đào tạo nhân viên mới. Đối với công-nhân viên đã làm việc trên hai năm thì tiếc tục đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc để nâng cao kỹ năng, nâng cao năng suất và chất lượng, cho đi đào tạo ở các trường trong nước, ngoài nước. Hướng dẫn ứng dụng các phương pháp sản xuất mới ( ví dụ phương pháp sản xuất lean, phương pháp kinh doanh mới như thương mại điện tử). Chương trình, mục tiêu đào tạo phải cụ thể đối với từng đối tượng thì hiệu quả càng cao. Nếu chương trình thiếu cụ thể, không có người chuyên trách thì việc đào tạo tại doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo yêu cầu của chính doanh nghiệp. 1.3. Công tác nghiên cứu và triển khai Nếu doanh nghiệp còn ở trình độ thấp thì phải nghiên cứu để nhập máy móc, công nghệ mới, muốn mua được máy móc công nghệ tốt thì doanh nghiệp phải có cán bộ, kỹ sư đủ trình độ để đánh giá chúng, nếu không có phải thuê tư vấn kỹ thuật. Nếu ở trình độ cao hơn thì mua một số công đoạn khó để mổ xẻ, nghiên cứu, sau đó cải tiến, chế tạo ra công nghệ thích hợp với điều kiện của Việt Nam, có năng suất cao hơn, giá rẻ hơn. Trên cơ sở nhiều lần cải tiến sẽ sáng tạo ra công nghệ, máy móc hoàn toàn của Việt Nam, mang bản quyền của người Việt Nam và tiến tới xuất khẩu. Sáng tạo ra sản phẩm mới là yếu tố rất vững chắc để doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường. Có chính sách thỏa đáng để khuyến khích tính sáng tạo của mọi người, có chính sách để giữ nhân tài (ví dụ, những người có nhiều sáng kiến, phát minh phải có lương cao hơn, được quyền có cổ phần, ưu tiên về nhà ở, hỗ trợ kinh phí và tổ chức thuận lợi cho công việc nghiên cứu, đăng ký bản quyền, ưu tiên cử đi đào tạo, v.v…); hàng năm cần tổ chức thi sáng tạo và có giả thưởng lớn cho các cá nhân có giải pháp hữu ích có gia trị cao; cần khuyến khích hình thành các nhóm nghiên cứu tự nguyện. 1.4. Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 1.4.1. Tổ chức hiện đại là tổ chức tự quản lý mà quyền hạn không tập trung, phải phân chia. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần được tổ chức gọn, trách nhiệm phân chia rõ ràng, vì quyền lực tập trung dễ dẫn đến hiệu quả kém. Mọi cấp, mọi thành viên trong doanh nghiệp cần quán triệt được chức năng tự quản lý, tự kiểm tra, vì vậy chất lượng hoạt động chưa tốt. Các doanh nghiệp khác chưa có sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận, nhiệm vụ tránh tình trạng chồng chéo. 1.4.2. Hoạt động của phòng Marketing: Hoạt động của phòng Marketing phải có hiệu quả cao, bám sát thị trường, bám sát người tiêu dùng, nắm bắt hết yêu cầu của người tiêu dùng, quan tâm tới các khiếu nại của khách hàng, tổ chức tiêu thụ tốt, v.v… Để kinh doanh có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cần phải có phòng Marketing ngang quyền với các phòng khác (đối với doanh nghiệp chưa có) và chấn chỉnh lại hoạt động của phòng này (đối với doanh nghiệp đã có). 1.4.3. Áp dụng phương pháp quản lý hiện đại Các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập phương pháp tổ chức quản lý của các công ty Hàn Quốc, khẩn trương cấu trúc lại hệ thống quản lý của mình để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn: + áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại. Để sản phẩm đảm bảo được chất lượng thì con người cần có trình độ kỹ thuật tốt, công nghệ sản xuất hiện đại và có phương pháp quản lý chất lượng hiện đại. Tùy thuộc vào đầu ra mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp. Hiện nay có phương pháp quản lý theo ISO.9000 là phổ biến nhất. Ngoài phương pháp (tiêu chuẩn) này còn có phương pháp khác như: TQM, HACCP, GMP, Q-base, v.v… Áp dụng tiêu chuẩn này nếu đạt kết quả tốt doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ. + Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực, khẩn trương hơn áp dụng hai bộ tiêu chuẩn đó và quy định SA.8000. Áp dụng các tiêu chẩn đó là vấn đề cấp bách, nếu không doanh nghiệp không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình ngay ở thị trường trong nước vì không có chứng chỉ ISO.9000 và ISO.14000 và cả SA.8000, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đều có chứng chỉ này và nhãn sản phẩm của họ cũng có dấu hiệu về các chứng nhận đó. + Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận rõ đây là mục tiêu, chiến lược lâu dài, do đó phải kiên trì tiến hành từng bước một cách chắc chắn, phát huy nội lực, chủ động tiến hành dưới sự hướng dẫn của tư vấn (nếu cần). Thực tế, ở Việt Nam đã có doanh nghiệp tự nghiên cứu áp dụng, chỉ cần đăng ký xin đánh giá và chứng nhận. Cho nên, vấn đề quyết định là lãnh đạo doanh nghiệp có quyết tâm không. Mỗi khi lãnh đạo quyết tâm tất sẽ làm cho mọi thành viên có nhận thức tốt và đồng thuận. 1.5. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh: Tài chính doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành trôi chảy, đúng kế hoạch và tiến độ. Doanh nghiệp cần xác lập, huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Lãnh đạo phải kiểm soát được tài chính của doanh nghiệp. Muốn vậy lãnh đạo cần phải phân tích một cách tỉ mỉ và hoạch định tài chính một cách cụ thể cho từng khối công việc theo từng thời gian; tìm các nguồn cung ứng vốn. Nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp có thể là tín dụng, thuê, liên doanh, ODA, FDI, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tiền chiếm dụng, mua trả chậm, phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để huy động và sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao, tránh rủi ro. Hiệu quả nhất là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điểu kiện để phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp cần: - Lập kế hoạch huy động vốn cho từng thời kỳ. -Đa dạng hóa nguồn vốn. -Xác định hiệu quả sử dụng vốn. -Công khai minh bạch về hoạt động tài chính để biết thực chất lỗ lãi, để biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. -Cần tiến hành kiểm toán hàng năm. 2. Các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp từ phía vĩ mô 2.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là “phát triển mạng luới thông tin hiện đại, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đời sống xã hội…, mở rộng khả năng hòa mạng viên thông với chi phí có khả năng cạnh tranh quốc tế…”, Chính phủ cần đầu tư phát triển nhanh tin học, viễn thông để có thể đạt được mức trung bình của thế giới vào năm 2010 2.2. Huy động vốn để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia Để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia cần đẩy mạnh một số giải pháp sau: Thúc đẩy tích tụ vốn trong nước: nguồn vốn này chủ yếu vào thu thuế, lệ phí, từ tài nguyên quốc gia và tiết kiệm trong dân cư. Xác định các loại thuế, các loại phí một cách hợp lýàhạn chế được tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Có chế tài xử phạt nghiêm các cá nhân, tố chức xâm phạm tài nguyên quốc gia, định các sắc thuế đầy đủ về sử dụng tài nguyên. Ngân hàng phải đảm bảo tiền tệ ổn định, đảm bảo lãi suất thực tế phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát, mang lại lòng tin cho dân chúng Cơ cấu chính phủ gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lực, sẽ giảm được chi tiêu của Chính phủ, Xúc tiến phát triển thị trường chứng khoán, là thị trường cung cấp vốn một cách nhanh chóng. Nhà nước còn có một chính sách thông thoáng hơn cho họat động của thị trường này để thu hút được nhiều loại hình DN tham gia phát hành cổ phiếu trái phiếu. Tăng cường huy động vốn từ nước ngoài khi nền kinh tế của ta còn yếu, việc tích tụ và tập trung vốn ở trong nước còn ở mức thấp thì việc tăng cường và huy động vốn từ bên ngoài là rất quan trọng. Có ba hình thức huy động vốn từ nước ngoài: - Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI - Viện trợ phát triển chính thức ODA 3. Các giải pháp về quản lý của Nhà nước 3.1. Nhà nước cần có quy hoạch phát triển một cách hợp lý Cần phân định rõ các nghành mũi nhọn và nghành chủ lực để có chí sách đầu tư thỏa đáng đẩy nhanh tốc độ phát triển. Những nghành mũi nhọn điện tử, tin học, sinh học trong đó công nghệ tin học là cơ bản, vật liệu trong đó là vật liệu mới là lĩnh vực đột phá, cơ khí chính xác và tự động hóa. Các nghành chủ lực có thể gồm cơ khí , luyện kim, hóa chất, vận tải, v.v.v… Việc phân chia như vậy chỉ mang tính tương đối. Không phải một nghành nào đó cứ mãi mãi là nghành chủ lực. Nghành mũi nhọn khi đã đủ mạnh có thể trở thành nghành chủ lực, và nghành chủ lực vì một lý do nào đó của yêu cầu chiến lượcmà nó không còn là nghành chủ lực nữa. Trong từng thời kỳ chiến lược, việc phân định như vậy có ý nghĩa quan trọng, giúp chính phủ có chính sách đầu tư thỏa đáng để các nghành đó phát triển và giữ đúng vai trò, vị trí của nó trong nền kinh tế. Phân bổ hợp lý các tài nguyên thiên nhiên để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất. Nhà nước cần điều tra tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để phân bổ nguồn lực, tài nguyên hợp lý, tránh tình trạng thiếu, thừa sản phẩm, mang lại thiệt hại cho nền kinh tế. 3.2. Đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo Cần quán triệt lại phương châm giáo dục quốc dân:”Nâng cao dân chí, Đào tạo nhân lực, Bồi dưỡng nhân tài.” Để nâng cao dân trí thì toàn dân phải được học hành, phải đạt trình độ phổ thông và cao hơn nữa. Để đào tạo nhân lực phải rèn tay nghề, phải mở nhiều trường đào tạo công nhân có trình độ lành nghề cao. để bồi dương nhân tài thì phải mở các trường đại học để những người tài giỏi học cao hơn, tạo ra những con người có óc sáng tạo, cónhiều công trình khoa học có giá trị, có nhiều sáng chế, phát minh. Trên cơ sở nhật thức triết lý giáo dục đúng đắn đó cần phải tổ chức lại hệ thống đào tạo, cơ cấu lại hệ thống đào tạo, không nên để tình trạng đào tạo bất hợp lý kéo dài nhiều năm như hiện nay (tỷ lệ giữa công nhân kỹ thuật / trung cấp / cao đẳng - đại học = 1/2/6, trong khi mức hợp lý của thế giới là 10/4/1). Hướng sự học tập của toàn dân vào những ngành nghề phù hợp với trình độ của mình và với yêu cầu của đất nước. Nhà nước phải xây nhiều trường đào tạo nghề khác nhau, hạn chế việc mở rộng thêm các trường đại học, củng cố, nâng cấp, nâng cao các trường đại học hiện có. Chấn chỉnh ngay tình trạng xuống cấp toàn diện của các trường, của thầy cô và trò. Nhà nước cần tập trung đào tạo đội ngũ người thầy có chất lượng cao hơn, cần có cơ chế để gắn kết nhà trường và các cơ sở sản xuất – kinh doanh. Các trường dạy nghề phải tạo ra những người thợ có tay nghề cao, ý thức và kỹ thuật lao động tốt. Giáo dục trên đào tạo phải tạo ra được những nhà phát minh, sáng chế có tầm cở quốc tế để đưa đất nước Việt Nam nhanh chóng tiến kịp các nước. 3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam Khi hội nhập ngày càng sâu với các nước ASEAN và chuẩn bị gia nhập WTO, luật pháp của nước ta còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện. Để hội nhập tốt hơn vào khu vực kinh tế toàn cầu, Quốc hội cần phải ban hành thêm các luật như Luật chống độc quyền, Luật chống bán phá giá, Luật bản quyền, v.v… , Cần sửa đổi, bổ sung một số luật như luật bảo hiểm, luật ngân hàng, luật bưu chính viễn thông, luật tài chính,v.v… để tránh sự khác biệt của luật Việt Nam với quy định của WTO. Có sự khác biệt sẽ hạn chế tới “độ mở cửa” và có thể khó giải quyết những vướng mắc trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng các thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Ví dụ, tạo lập thị trường tài chính - tiền tệ để làm phong phú, đa dạng thị trường vốn, phát huy sức mạnh nội lực, đồng thời thu hút vốn đầu tư nườc ngoài được nhiều hơn, tạo lập thị trường khoa học- công nghệ thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển phục vụ cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rồi thị trường lao động, thị trường bất động sản, v.v… Các văn bản dưới luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn phải kịp thời với thời điểm hiệu lực của luật, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn chưa có, hoặc văn bản hướng dẫn của các ngành liên quan lại nói một cách khác làm cho doanh nghiệp, các cơ quan rất khó thực hiện. 3.4. Hoàn thiện các chính sách kinh tế 3.4.1. Chính sách tài chính Để thu hút FDI cần có chính sách thuế linh hoạt như miễn thuế cho các nhà đầu tư trong một thời hạng nào đó, miễn thuế thu nhập, miễn thuế khi họ chuyển lãi về nước. Tăng cường thu hút ODA và sử dụng nó một cách hiệu quả trong phát triển cơ sở hạ tầng để tạo được thuận lợi thu hút FDI. Cần tạo môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, từng bước hạ thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập, duy trì bảo hộ đối với các ngành, các sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với kinh tế xã hội và có triển vọng thị trường lớn như hàng nông sản, thủy sản, cơ khí điện tử, mỹ nghệ. Nhà nước cần tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp có vốn hạn chế vay vốn không cần thuế chấp, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ Tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn tay nghề. Nhà nước có thể hoặc miễn thuế cho họ trong thời gian nhất định để họ có đủ tiềm lực vươn lên trong cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực lâm-nông-ngư. 3.4.2. Chính sách thương mại: Chính sách thương mại bao gồm chính sách phát triển ngành, chính sách thuế, chính sách thị trường chính sách xuất nhập khẩu, chính sách bảo hộ… mục đích chủ yếu của chính sách thương mại là thúc đẩy cạnh tranh nhằm thực hiện phân phối và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Nhà nước cần đề ra các biện pháp để phối hợp tốt giữa chính sách ngành với chính sách kinh tế khác để giảm bớt những chồng chéo, trục trặc, thậm chí cả những mâu thuẫn giữa hai nhóm chính sách đó. Trong tiến trình hội nhập, chính phủ phải đưa ra một cơ cấu hàng nhập khẩu cho từng thời kỳ có lợi cho việc thực hiện chính sách ngành, tức là dựa vào cơ cấu nhập khẩu để điều chỉnh cơ cấu ngành và thúc đẩy xuất khẩu. 3.4.3. Chính sách cạnh tranh: Để thực thi chính sách cạnh tranh cần phải áp dụng các biện pháp cạnh tranh. Khi đó cần lưu ý một số hệ quả như Nhà nước có lợi gì trong việc áp dụng chính sách cạnh tranh, cái giá phải trả cho việc bảo hộ như thế nào, các ngành và các doanh nghiệp trong nước có lợi gì, các Chính phủ và doanh nghiệp của các nước sẽ có phản ứng như thế nào. KẾT LUẬN Thời kỳ hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhận ra những thiếu sót của mình và có kế hoạch cho thời gian tới là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bằng những kiến thức tiếp thu từ bài giảng của thầy, cô và những kiến thức có được qua sách vở, các phương tiện thông tin nhóm chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu luận trên với mong muốn nói lên được những hiểu biết của mình về những yếu kém của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và định hướng phát triển trong tương lai. MỤC LỤC š « › TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc008..doc
Tài liệu liên quan