Hai là, đối với trường hợp thừa kế thế vị
và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc: Khác với quy định tại Điều 651
về hàng thừa kế có quy định cụ thể phải là
con đẻ hoặc con nuôi, đối với trường hợp
thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ luật dân sự) và
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc (Điều 644 Bộ luật dân sự) lại không
quy định rõ người thừa kế trong hai trường
hợp này bắt buộc phải là con đẻ hay con
nuôi. Vì vậy, câu hỏi đang gây tranh cãi hiện
nay là những người con nào sẽ được hưởng
thừa kế trong những trường hợp này? Chỉ
có con đẻ, con nuôi được hưởng hay cả con
riêng, con được sinh ra bằng kỹ thuật sinh
sản, con dâu, con rể được hưởng?
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình, địa vị pháp lý của tất cả
những người con này cũng không hoàn toàn
giống nhau43.1 Chính vì vậy, trong trường
hợp này, việc sửa đổi Luật Hôn nhân và
Gia đình theo hướng công nhận con sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có các quyền
và nghĩa vụ như con đẻ như kiến nghị ở trên
cũng phần nào giải quyết được câu hỏi trên.
Tuy nhiên, để việc áp dụng pháp luật được
thống nhất, về lâu dài, các quy định của Bộ
luật dân sự liên quan đến người thừa kế thế
vị và người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc cũng cần phải được
sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ
ràng người con nào sẽ được hưởng di sản
thừa kế của người chết để lại.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn luận về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020
Thừa kế là một chế định truyền thống và lâu đời nhất của pháp luật dân sự. Trải qua hàng ngàn
năm lịch sử, bản chất của thừa kế không thay
đổi và vẫn được hiểu là việc dịch chuyển tài
sản từ người chết sang những người còn
sống theo di chúc hoặc theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, không thể phủ nhận
rằng, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
thì các quan hệ pháp luật dân sự nói chung
và các quan hệ thừa kế nói riêng cũng bị tác
động không nhỏ. Sự ra đời của các kỹ thuật
sinh sản mới là một bước tiến trong y học
nhưng cũng mang lại những thách thức lớn
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và
pháp lý phát sinh trong đó có thừa kế. Bài
viết này nghiên cứu các quy định của pháp
luật về thừa kế của người được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ để
đánh giá liệu các quy định truyền thống có
thể được vận dụng để giải quyết các vấn đề
pháp lý mới hay không để từ đó tìm ra các
giải pháp phù hợp.
1. Các trường hợp cá nhân được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là
việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”1. Nói cách
khác, sinh con bằng kỹ thuật sinh sản là việc
sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện
đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của
người phụ nữ nhằm mục đích giúp những
cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ
nữ độc thân có thể mang thai và có những
đứa con như họ mong muốn. Sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thể hiện được
sự phát triển vượt bậc của khoa học trong
lĩnh vực y học, giải quyết được tình trạng vô
sinh ở cả phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm,
hóa chất độc hại hay di chứng của chiến
tranh để lại, mang lại niềm vui và hạnh
phúc cho nhiều gia đình.
* Tiến sĩ, Trưởng Bộ môn Luật dân sự, Khoa Pháp
luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội
1 Khoản 21, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
BÀN LUẬN VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC SINH RA...
BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
NGUYỄN MINH OANH*
Bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với người
thừa kế là cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; trong đó, một số quy định
chưa rõ ràng hoặc chưa phù hợp đã gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế, cũng như
chưa bảo đảm được quyền thừa kế của cá nhân sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Từ
đó, bài viết bước đầu đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về những
hạn chế này.
Từ khoá: Sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thừa kế, hàng thừa kế, thừa kế thế vị.
Ngày nhận bài: 06/7/2020; Biên tập xong: 15/7/2020; Duyệt đăng: 10/8/2020.
This article studies the Vietnamese law applying to an heir who is an individual
born with assisted reproductive technology; including some unclear or inappropriate
provisions that make it difficult to apply in practice as well as not guarantee the rights
to inheritance of those individuals. Basing on the research’s results, the article initially
proposes recommendations to improve Vietnamese law on these limitations.
Keywords: Giving birth with assisted reproductive technology, inheritance, order
of inheritance, inheritance by substitution.
NGUYỄN MINH OANH
55Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát
Hiện nay, có hai phương pháp chính
không chỉ ngành y học Việt Nam mà toàn
ngành y học các nước trên thế giới áp dụng
đó là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong
ống nghiệm.
Một là, đối với phương pháp thụ tinh
nhân tạo.
Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo
được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của
chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử
cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con
để tạo phôi. Thụ tinh nhân tạo hay còn gọi
là bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một
trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản hiệu
quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của
rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Hai là, đối với phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP, ngày 28/01/2015 của Chính
phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Thụ
tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn
và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành
phôi”. Hay nói cách khác, phương pháp
thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp
mà trứng và tinh trùng được thụ tinh bên
ngoài cổ tử cung của người phụ nữ. Đây là
phương pháp điều trị hiếm muộn trong các
trường hợp: Tắc nghẽn ống dẫn trứng; lạc
nội mạc tử cung; tinh trùng ít, yếu, dị dạng;
xin trứng; Đây cũng là biện pháp được
nhiều cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc
thân tìm đến và mang lại hiệu quả tương
đối cao.
Những trường hợp được áp dụng sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Theo
quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ
nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của
bác sĩ chuyên khoa”. Như vậy, pháp luật cho
phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản trong hai trường hợp:
Đối với cặp vợ chồng vô sinh21 và đối với
người phụ nữ độc thân32.
2. Vấn đề thừa kế của cá nhân được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Vấn đề pháp lý được đặt ra đối với người
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
là quyền thừa kế của họ được bảo đảm như
thế nào và điều kiện để được hưởng di sản
thừa kế của họ có khác so với người sinh ra
tự nhiên thông thường hay không?
Thứ nhất, xét về điều kiện chung của
người thừa kế, người sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản cũng phải thoả mãn điều
kiện chung của người thừa kế là phải còn
sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai vào thời điểm người
để lại di sản chết; không rơi vào trường hợp
bị truất, bị tước quyền hưởng di sản.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp người
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
được thụ tinh sau khi người để lại di sản
chết vẫn mong muốn được nhận di sản vì
người chết là cha đẻ của người được sinh
ra. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật,
nếu di sản được phân chia thì người này
sẽ không được hưởng di sản thừa kế dù là
theo di chúc hay theo pháp luật. Điều này là
hợp lý bởi người sinh ra tự nhiên hay người
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì về
nguyên tắc cũng phải đảm bảo năng lực
chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế. Pháp
luật dân sự đã quy định tại Điều 16 Bộ luật
dân sự năm 2015: “Năng lực pháp luật của cá
nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt
khi người đó chết”. Hơn nữa, khi một người
chưa thành thai thì không thể coi như một
thực thể tự nhiên tồn tại trên đời để có thể
được xác định tư cách chủ thể. Do đó, để
đảm bảo tính phù hợp của pháp luật, đảm
bảo sự công bằng giữa cá nhân được sinh ra
tự nhiên và cá nhân được sinh ra bằng kỹ
2 Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
3 Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
BÀN LUẬN VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC SINH RA...
56 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020
thuật hỗ trợ sinh sản, pháp luật quy định
một người chưa thành thai vào thời điểm
mở thừa kế không có quyền hưởng di sản
là phù hợp.
Thứ hai, bên cạnh điều kiện chung, người
thừa kế theo pháp luật phải là người thuộc
diện và hàng thừa kế của người chết.
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất
bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết. Như vậy, theo quy định này, người
thừa kế theo pháp luật nếu là cha, mẹ và
con thì phải là cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc
phải là con đẻ hoặc con nuôi của người chết.
Như vậy, người được sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản có đáp ứng các điều kiện đó
hay không?
Đối với việc xác định cha, mẹ cho con
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014:
“1. Trong trường hợp người vợ sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định
cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88
của Luật này.
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc
thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì
người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con
giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi
với người con được sinh ra.”
Như vậy, căn cứ vào Điều 93 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014, có hai trường
hợp xác định cha, mẹ cho con trong trường
hợp con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản:
(i) Trường hợp thứ nhất: Con sinh ra
trong trường hợp vợ chồng vô sinh thực
hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trường hợp
này sẽ áp dụng Điều 88 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 để xác định. Đối chiếu
với quy định này thì:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc
do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là
con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con
do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được
cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa
nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa
án xác định.
Như vậy, đối với trường hợp cha, mẹ
vô sinh, theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014, việc xác định
cha mẹ trong trường hợp này căn cứ vào
thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng. Nếu
đứa trẻ được sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì
được xác định là con chung của vợ chồng.
Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, người
vợ trong cặp vợ chồng vô sinh được xác
định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường
hợp, kể cả khi người mẹ là người nhận tinh
trùng, nhận noãn hay nhận phôi của người
khác và người chồng hợp pháp của người
mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay kể cả
chồng không phải là người cho tinh trùng.
Vậy trường hợp đứa trẻ được sinh ra
trước thời kỳ hôn nhân mà được thừa nhận
là con chung có áp dụng trong trường hợp
này không? Theo logic, trước khi kết hôn
mà người vợ thực hiện việc thụ tinh nhân
tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thì đó là
trường hợp phụ nữ độc thân và chỉ xác định
quan hệ mẹ con mà không xác định quan hệ
cha con. Do đó, trong trường hợp con sinh
ra trước ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn và
được vợ, chồng thừa nhận là con chung sẽ
không được áp dụng đối với trường hợp
con sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.
Hơn nữa, đối với trường hợp người vợ
thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trước
thời kỳ hôn nhân mà người chồng không
thừa nhận con thì cũng rất dễ dàng để
chứng minh vì các giấy tờ liên quan đến
NGUYỄN MINH OANH
57Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát
việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
hoặc thụ tinh trong ống nghiệm chắc chắn
sẽ không có tên và chữ ký của người chồng
bởi trước đó người vợ đã làm thủ tục này
với trường hợp luật cho phép là phụ nữ
sống độc thân.
(ii) Trường hợp thứ hai: Xác định cha mẹ
cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản đối với phụ nữ độc thân.
Trường hợp này được áp dụng đối với
những người phụ nữ không xác lập quan hệ
hôn nhân nhưng mong muốn có con. Theo
đó, việc xác định cha mẹ trong trường hợp
này quy định tại 2 Điều 93 Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp
người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ
của con được sinh ra”. Tức là, người phụ nữ
độc thân này đương nhiên là mẹ của đứa trẻ
được sinh ra đó. Như vậy, trong trường hợp
này, khác với trẻ sinh ra tự nhiên, đứa trẻ
chỉ có mẹ chứ không có bố.
Qua việc phân tích các quy định trên
của pháp luật, có thể thấy trẻ sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được pháp luật quy
định là con của bà mẹ đơn thân hoặc con
của cặp vợ chồng thực hiện sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát
sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho
tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người
con được sinh ra. Tuy nhiên, liên quan đến
vấn đề thừa kế của người được sinh ra bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản có một số vấn
đề pháp lý được đặt ra:
Một là, trường hợp cặp vợ chồng vô sinh
không có noãn hoặc tinh trùng, người mẹ
đơn thân không có noãn và hoàn toàn phải
xin noãn và tinh trùng của người khác thì
trong trường hợp này đứa trẻ là con gì của
bố mẹ chúng? Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014 và Nghị định 10/2015 chỉ quy định
đứa trẻ sẽ là con của cặp vợ chồng vô sinh
hoặc con của bà mẹ đơn thân mà không xác
định đó là con nuôi hay con đẻ.
Xác định theo lý thuyết và theo quy định
của pháp luật hiện hành, đứa trẻ sinh ra
trong trường hợp này không phải là con đẻ
cũng không phải là con nuôi của người chết.
Bởi lẽ, con đẻ của người chết phải là con có
cùng huyết thống với cha mẹ đẻ và con nuôi
thì phải được nhận nuôi và được đăng ký
theo quy định của pháp luật hôn nhân gia
đình và Luật Nuôi con nuôi.
Như vậy, nếu đối chiếu với Điều 651,
đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản trong trường hợp được xin noãn và tinh
trùng sẽ không được nhận di sản thừa kế
của cha mẹ của chúng bởi những đứa trẻ này
không thoả mãn điều kiện là “con đẻ, con
nuôi” của người chết. Chính vì vậy, trong
trường hợp này, nếu áp dụng trực tiếp quy
định pháp luật về thừa kế thì quyền thừa kế
của cá nhân sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản không được bảo đảm.
Tương tự như vậy, xét về hàng hai hoặc
hàng ba thì người sinh ra bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản cũng không được coi là cháu ruột
hoặc anh chị em ruột của người chết hoặc
cháu ruột của người chết mà người chết là cô
dì, chú bác vì giữa những người này không
có cùng huyết thống. Do đó, khi xác định điều
kiện để trở thành người thừa kế thứ hai hoặc
thứ ba của người chết, người được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ không đáp
ứng được điều kiện làm người thừa kế.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho
những người được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản và cha mẹ của họ trong trường
hợp này, chúng tôi kiến nghị nếu Bộ luật
dân sự được sửa đổi thì cần sửa đổi Điều
651 theo hướng ghi nhận con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vào hàng thừa kế.
Ví dụ: Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: con đẻ,
con nuôi, con sinh ra bằng phương pháp hỗ
trợ sinh sản; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
cha mẹ trong trường hợp con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Tuy nhiên, việc sửa đổi này vẫn gặp khó
khăn vì còn phải sửa đổi cả hàng hai và
BÀN LUẬN VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC SINH RA...
58 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020
hàng ba theo hướng thừa nhận mối quan hệ
của người được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản với những người khác trong quan
hệ gia đình như anh, chị, em, ông bà, cô, dì,
chú bác Chính vì vậy, theo chúng tôi, cách
thuận lợi hơn là sửa đổi Luật Hôn nhân và
Gia đình theo hướng thừa nhận con được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được
coi như con đẻ của cha mẹ thực hiện việc
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, từ
đó sẽ phát sinh hệ quả tất yếu của các mối
quan hệ của những người thân trong gia
đình với người được sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản như đối với con đẻ. Tuy
nhiên, ở giai đoạn trước mắt, để đảm bảo
việc thực hiện pháp luật được thống nhất,
dễ dàng, hiệu quả, Toà án nhân dân tối cao
có thể công bố án lệ hoặc ban hành Nghị
quyết hướng dẫn về nội dung này.
Hai là, đối với trường hợp thừa kế thế vị
và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc: Khác với quy định tại Điều 651
về hàng thừa kế có quy định cụ thể phải là
con đẻ hoặc con nuôi, đối với trường hợp
thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ luật dân sự) và
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc (Điều 644 Bộ luật dân sự) lại không
quy định rõ người thừa kế trong hai trường
hợp này bắt buộc phải là con đẻ hay con
nuôi. Vì vậy, câu hỏi đang gây tranh cãi hiện
nay là những người con nào sẽ được hưởng
thừa kế trong những trường hợp này? Chỉ
có con đẻ, con nuôi được hưởng hay cả con
riêng, con được sinh ra bằng kỹ thuật sinh
sản, con dâu, con rể được hưởng?
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình, địa vị pháp lý của tất cả
những người con này cũng không hoàn toàn
giống nhau43.1 Chính vì vậy, trong trường
hợp này, việc sửa đổi Luật Hôn nhân và
Gia đình theo hướng công nhận con sinh ra
4 Điều 68, 69, 70, 78, 79, 80... Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 có quy định quyền và nghĩa vụ của
cha, mẹ với con trong các trường hợp đối với các con
khác nhau là khác nhau.
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có các quyền
và nghĩa vụ như con đẻ như kiến nghị ở trên
cũng phần nào giải quyết được câu hỏi trên.
Tuy nhiên, để việc áp dụng pháp luật được
thống nhất, về lâu dài, các quy định của Bộ
luật dân sự liên quan đến người thừa kế thế
vị và người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc cũng cần phải được
sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ
ràng người con nào sẽ được hưởng di sản
thừa kế của người chết để lại.
Thứ ba, trường hợp cặp vợ chồng vô
sinh, phụ nữ độc thân vẫn có thể thụ thai
bằng noãn hoặc tinh trùng của mình đã
thực hiện thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh
trong ống nghiệm. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện lại có sự sai sót và nhầm lẫn
và sau đó xét nghiệm đứa trẻ lại không phải
là con đẻ của cặp vợ chồng đó hoặc người
phụ nữ độc thân đó thì việc xác định cha mẹ
đứa trẻ sẽ được thực hiện như thế nào. Khi
đó, việc xác định cha mẹ của trẻ ngoài việc
có ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ con còn có ảnh hưởng rất lớn đến
quyền thừa kế của đứa trẻ đó. Trong trường
hợp này, chúng tôi cho rằng cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cũng cần hướng dẫn rõ
ràng để đảm bảo quyền lợi cho người được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và cả
quyền lợi của người đã thực hiện việc sinh
con bằng kỹ thuật này.
Tóm lại, với quy định của pháp luật hiện
hành thì quyền được thừa kế của cá nhân
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
đang bị hạn chế bởi một số quy định chưa
rõ ràng. Trong thời gian tới, để đảm bảo
sự bình đẳng của cá nhân trong việc thừa
kế, pháp luật dân sự Việt Nam cần sửa đổi
và hoàn thiện theo hướng công nhận mối
quan hệ cha, mẹ và con của người được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như
con đẻ. Việc ghi nhận này sẽ đảm bảo được
quyền lợi của những người sinh ra bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, cha mẹ của họ cũng
như đảm bảo được sự áp dụng thống nhất
pháp luật trong thực tiễn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_luan_ve_quyen_thua_ke_cua_ca_nhan_duoc_sinh_ra_bang_ky_t.pdf