Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ, nằm dưới bàng quang, bọc xung quanh niệu đạo nam. Mặt sau tựa lên trực tràng còn mặt trước được cố định với xương chậu. Có thể dùng tay đưa sâu vào trong hậu môn, sờ ngược lên mặt trước sẽ thấy một vật hình cầu, đó chính là tuyến tiền liệt.
1. Cấu tạo
Là 1 tổ hợp gồm 30 đến 50 ống hoặc tuyến tiết chất lỏng vào niệu đạo và ống dẫn tinh. Các ống này được lót bằng lớp màng nhày ẩm ướt. Nếp gấp của màng này giúp tạo khoảng cách cho các ống dãn nở khi được bơm đầy chất lỏng. Bên dưới lớp màng này là một lớp mô lien kết, bao gồm mạng lưới dày đặc các sợi cơ đàn hồi và mạch máu.
Lớp mô bao quanh các ống tiết được gọi là các mô kẽ, chứa các sợi cơ đàn hồi và sợi collagen có tác dụng nâng đỡ tuyến tiền liệt. Các mô kẽ cũng là lớp ngoài cùng bao bọc lấy tuyến tiền liệt.
Tiền liệt tuyến gồm khoảng 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ.
Tuyến tiền liệt được chia thành 5 vùng: vùng ngoại biên, vùng trung biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.
Tuyến tiền liệt nặng chừng 15g đến 20g, rộng 4cm cao 3cm, dày 2,5cm.
Về phương diện mô học, tiền liệt tuyến gồm hai loại tế bào tuyến:
+ Tế bào tuyến thực sự nằm ở ngoại biên của tuyến (ung thư tiền liệt tuyến phát sinh từ tế bào này).
+ Các tuyến nhỏ hơn nằm chung ở niệu đạo có nguồn gốc là các túi thừa niệu đạo (u xơ tiền liệt tuyến là do sự quá sản của các tuyến này).
25 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản thuyết trình Cơ quan sinh dục nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ QUAN SINH DỤC NAM
Nếu được hỏi về hệ sinh dục nam, chắc chắn bạn sẽ nhắc tên các cơ quan khá “nổi tiếng” là dương vật và hai tinh hoàn. Nhưng không chỉ có thế, hệ sinh dục nam còn có hai mào tinh, hai ống dẫn tinh, hai túi tinh, tuyến tiền liệt và niệu đạo, mỗi bộ phận đảm đương một phần công việc.
Dương vật là bộ phận đa năng, vừa dùng để tiểu tiện, vừa có chức năng sinh dục. Nó rất nhạy cảm, đặc biệt đầu dương vật (còn gọi là quy đầu) tập trung số đầu dây thần kinh lớn nhất trong toàn bộ cơ thể. Đầu dương vật có một đoạn da lỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu. Ở bé trai, bao quy đầu hẹp, nhưng nó sẽ giãn ra khi dậy thì. Nếu đã trưởng thành mà nó không giãn, không lộn ra sau được (ít xảy ra), bạn nên đến bệnh viện cắt bao quy đầu để thuận tiện cho việc vệ sinh và phòng ngừa ung thư dương vật.
Bên trong dương vật là nhiều khoang xốp có khả năng biến hoá khôn lường. Dương vật vốn mềm và nhỏ, nhưng khi có kích thích, nó lớn lên, dựng đứng và cứng, gọi là cương cứng. Đó là do máu dồn về thấm đầy các khoang gây nên. Khi máu rút đi khỏi những khoang xốp này, dương vật sẽ nhỏ và mềm lại như cũ.
Trong bao tinh hoàn (còn gọi là bìu) là hai tinh hoàn hình bầu dục. Từ tuổi dậy thì trở đi, tinh hoàn của bạn hoạt động như hai nhà máy đều đặn sản xuất ra tinh trùng (tế bào sinh dục nam). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hai nhà máy này đòi hỏi một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể. Chúng treo lơ lửng ở bên ngoài là vì vậy. Không những thế, bao tinh hoàn còn có tính co giãn để khi nóng thì hạ xuống xa cơ thể cho mát, khi lạnh thì co lên để được thêm hơi ấm, duy trì nhiệt độ cần thiết. Ngoài việc sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn kiêm luôn việc tạo ra các hoóc môn sinh dục của giới nam, quyết định các đặc tính giới tính và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.
Trùm lên mỗi tinh hoàn là một bộ phận nhỏ gọi là mào tinh. Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là nhà kho chứa tinh trùng.
Từ những nhà kho này có 2 ống dẫn đi lên, gọi là ống dẫn tinh. Theo hai ống dẫn tinh, tinh trùng ra khỏi mào tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi, tinh trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt. Hai bộ phận này tiết ra các chất dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. Các chất dịch này hoà với tinh trùng thành tinh dịch, trông trắng đục như sữa.
Đoạn cuối đường đi của tinh trùng là niệu đạo (trong dương vật), là đường đi ra ngoài của tinh dịch và cả nước tiểu nữa.
Sự xuất tinh
Khi dương vật được kích thích, nam giới có khoái cảm tình dục. Nếu việc kích thích kéo dài thì sau một thời gian, khoái cảm có thể lên đến cao độ, gọi là cực khoái và bạn xuất tinh (tinh dịch phóng ra ngoài). Cũng có khi sự xuất tinh xảy ra khi không có kích thích, thường vào lúc bạn ngủ, gọi là mộng tinh.
Tinh dịch của mỗi lần xuất tinh chứa vài trăm triệu tinh trùng. Bạn thấy nhiều quá phải không? Nhưng mục đích sinh sản đòi hỏi như thế bởi trên chặng đường dài đến gặp trứng, quân số tinh trùng sẽ tiêu hao rất nhiều và chỉ duy nhất một trong hàm trăm triệu tinh trùng đó kết hợp với trứng tạo thành phôi. Vả lại, cuộc đua càng vất vả thì tinh trùng thắng cuộc gặp được trứng càng phải là kẻ khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
Ngày ngày, tinh trùng được sản xuất một lượng nhất định. Nếu bạn xuất tinh nhiều lần trong một ngày thì những lần về sau, tinh dịch sẽ chứa ít tinh trùng. Nếu không xuất tinh, tinh trùng được cơ thể hấp thụ lại.
Bởi niệu đạo vừa là đường xuất tinh, vừa là đường tiểu tiện nên có bạn thắc mắc: “Có khi nào tinh dịch và nước tiểu chen đường nhau đi ra không?". Chuyện đó không thể xảy ra vì ở ngã ba, nơi đường dẫn nước tiểu (từ bàng quang) và đường dẫn tinh dịch (từ túi tinh) gặp nhau có một cái van. Van này làm nhiệm vụ đóng một đường khi đường kia cần hoạt động nên không bao giờ xảy ra va chạm.
Cơ quan sinh dục ngoài: Dương vật và bìu
Cơ quan sinh dục trong: Tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn và phóng tinh, túi chứa tinh trùng, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo.
Hệ thống sinh dục nam gồm:
• Tinh hoàn: Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.
• Bộ phận sinh dục phụ: đường dẫn tinh, các tuyến phụ của đường dẩn tinh như tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh.
• Dương vật.
A. CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI
I. DƯƠNG VẬT:
Dương vật là cơ quan đặc biệt của bộ phận sinh dục nam, là cơ quan niệu-sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp da mỏng, mịn.
Đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể có khả năng đặc biệt là khi cần, nó có thể dựng đứng lên mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của một cơ bắp nào. Dương vật rất nhạy cảm, đặc biệt là ở đầu dương vật, ở đây tập trung số lượng dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể.
Ở trạng thái bình thường (chưa cương cứng), dương vật có chiều dài trung bình từ 5cm đến 9cm. Khi cương cứng, kích thước trung bình khoảng 12 đến 19cm.
1. Cấu tạo:
a. Cấu tạo bên ngoài:
+ Lớp ngoài cùng là da, ở phần đầu dương vật có một đoạn da mỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu. Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ đầu dương vật. ( Ở bé trai bao quy đầu hẹp, nó giãn ra khi tới tuổi dậy thì).
+ Đầu mào (quy đầu): Là phần đầu của dương vật, nằm trong bao quy đầu, nó vô cùng nhạy cảm khi quan hệ nó có nhiện vụ tạo cảm xúc nhiều hơn cho nam giới.
+ Lỗ miệng sáo (lỗ niệu đạo): nằm ở giữa đỉnh của quy đầu có có nhiệm vụ quan trọng là tiểu tiện và phóng tinh trùng ra ngoài.
+ Dây hãm bao quy đầu dương vật: là một nếp mô rất co giãn nằm ở mặt dưới của qui đầu. Nếp mô này nối lớp niêm mạc mặt dưới của đầu dương vật với da qui đầu. Khi dương vật cương cứng thì mảnh da này căng ra. Chức năng của nếp hãm này là giúp giữ da qui đầu khỏi bị tuột quá xa vị trí của nó và do đó bảo đảm qui đầu được che chở (da qui đầu có thể được kéo trở lại để che chở cho quy đầu). Nếp hãm rất nhạy cảm khi bị kích thích, do đó đóng phần quan trọng trong cơ cấu gây khoái cảm cho cơ quan sinh dục nam. Nếp hãm có thể bị rách khi quan hệ tình dục hay thủ dâm và có thể bị chảy máu khá nhiều.
Dây hãm của dương vật đôi khi bị cắt bỏ một phần hay toàn phần trong quá trình cắt bỏ da qui đầu (cắt bì) (do phong tục tôn giáo hay lý do vệ sinh).
+ Dấu vết đường rãnh giữa thân dương vật: ở mặt dưới của dương vật, có thể nhìn thấy dễ dàng vết thẹo của một đường rãnh, còn gọi là đường đan, chạy dài từ hậu môn, qua bìu và mặt dưới thân dương vật, đó là kết quả của sự khâu và hàn lại của khe rãnh đáy chậu trong giai đoạn phát triển bào thai của dương vật và bìu.
b. Cấu tạo bên trong:
+ Bên trong dương vật gồm ba ống hình trụ, nằm song song với nhau, cấu tạo bằng các mô cương , trong đó có hai ống thể hang (là 2 ống tạo thành phần trên của dương vật) và một ống thể xốp (nằm dưới và giữa 2 thể hang, bao quanh niệu đạo, phần cuối thể xốp nở ra tạo thành đầu dương vật hay quy đầu). Các thể này được bao xung quanh bởi lớp bao mỏng gọi là bao xơ trắng, có chức năng nâng đỡ và giúp dương vật có sức để cương.
+ Hệ thống mạch máu và thần kinh :
Mạch máu: gồm động mạch và tĩnh mạch:
Động mạch của dương vật bắt nguồn từ động mạch bụng, có ba nhánh:
Động mạch lưng nằm ở trên lưng dương vật.
Động mạch cung cấp máu cho hai thể hang gọi là động mạch thể hang.
Động mạch cung cấp máu cho thể xốp gọi là động mạch thể xốp.
Tĩnh mạch:
Máu thoát ra từ các hang mạch máu vào các tĩnh mạch nhỏ rồi từ đó đổ vào tĩnh mạch lớn hơn (gọi là tĩnh mạch lưng) nằm sâu giữa các thể hang. Từ đó máu chảy về qua tĩnh mạch lưng nằm gần ngoài da và đổ vào tĩnh mạch bụng.
Thần kinh:
Dương vật được cấu tạo bởi những hệ thống mạch máu và thần kinh phức tạp giúp cho dương vật có thể cương cứng được khi có kích thích tình dục và xìu xuống sau khi không còn kích thích nữa.
Cơ chế cương được kiểm soát bằng một hệ thống thần kinh tự động. Những sợi thần kinh giao cảm đi từ đốt sống ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2 kiểm soát phóng tinh và làm xìu dương vật.
Một đường dẫn truyền thần kinh khác từ vỏ não xuống dương vật cũng ảnh hưởng đến chức năng cương. Đó là đường dẫn của những yếu tố gây cương tâm lý, ví dụ như những kích thích nhận được từ mắt, tai, mũi (khi nhìn thấy, hay tưởng tượng một hình ảnh kích dục, nghe một chuyện kích dục, hay một xúc cảm, một thay đổi về nội tiết) cũng là nguyên nhân gây cương hay làm liệt hoặc rối loạn chức năng cương dương vật.
2. Chức năng:
Dương vật có 2 chức năng là: tiểu tiện và phóng tinh
3. Hoạt động:
+ Hiện tượng cương dương vật ở nam giới:
Như đã đề cập ở trên, dương vật có hai bộ phận gọi là thể hang, kéo dài từ đầu dương vật vào sâu trong khung xương chậu. Bên trong thể hang chứa rất nhiều mô xốp; các mô này sẽ hấp thu máu để phình to ra.
Ở điều kiện bình thường, chẳng hạn như trong các hoạt động thường ngày, các động mạch chịu trách nhiệm bơm máu cho dương vật chỉ hé mở một phần để cung cấp đủ lượng máu cho các mô và tế bào hoạt động hiệu quả mà thôi.
Khi gặp các kích thích tính dục, bộ não sẽ gửi tín hiệu để kích hoạt các hormone hoạt động giúp mở rộng toàn bộ các động mạch này.Tốc độ máu được bơm vào thể hang từ các động mạch này sẽ nhanh hơn tốc độ máu đi ra từ tĩnh mạch.
Khi thể hang được làm đầy và phình to lên, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép và máu bị nghẽn lại khiến cho dương vật cương cứng. Các phản ứng này sẽ xảy ra liên tiếp và duy trì cho đến khi dương vật xìu xuống. Khi đó, não sẽ ngừng phát tín hiệu và các hormone sẽ thu hẹp các van động mạch lại như trạng thái bình thường.
Hiện tượng rối loạn cương dương có thể xảy ra khi não của người nam không gửi đủ hoặc không gửi đi được bất kỳ tín hiệu nào; lượng máu cung cấp cho dương vật bị hạn chế hoặc khi các mô cương bị tổn thương
II. BÌU
Bìu là cấu trúc nâng đỡ của tinh hoàn, là một túi chứa tinh hoàn bên trong và treo vào gốc của dương vật. Da ở bìu tinh hoàn rất mỏng và mềm, thường có rất nhiều nếp nhăn . Da bìu tập trung rất nhiều sắc tố nên da ở bao tinh hoàn thường có màu đen hơn da ở các phần khác trên cơ thể.
Nhìn bên ngoài, bìu như một túi da nhăn nheo, có một gờ ở giữa, bên trong có một vách chia thành hai túi, mỗi túi chứa một tinh hoàn.
Cấu tạo:
Bìu gồm có da, dưới da là lớp mạc nông và từng bó cơ trơn xen vào nhau gọi là cơ bám da bìu.. Khi cơ bám da bìu co thắt, da bìu sẽ co lại tạo nên những lớp nhăn.
Ngoài ra bìu còn có lớp cơ vân là cơ bìu. Cơ bìu là một dải cơ vân nằm ở thừng tinh, nguồn gốc từ cơ chéo bụng trong có chức năng nâng bìu lên khi trời lạnh, áp sát vào cơ thể, vào hố chậu để hấp thu nhiệt. Cơ chế ngược lại xảy ra khi trời nóng.
Chức năng:
Giữ cho nhiệt độ tinh hoàn thấp hơn nhiệt độ cơ thể, đảm bảo điều kiện hiệt độ cho quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng.
Hoạt động:
Da ở bao tinh hoàn rất mỏng và mềm, thường có rất nhiều nếp nhăn, do ở đó tập trung rất nhiều sắc tố nên da ở bao tinh hoàn thường có màu đen hơn da ở các phần khác trên cơ thể, những lông tơ mọc trên bao tinh hoàn thưa thớt và xoăn, trong vành bao tinh hoàn có các thớ thịt, và có tác dụng co lại rất rõ rệt, tính nhạy cảm cao, chỉ cần hơi kích thích một chút là đã có phản ứng. Khi bị lạnh bao tinh hoàn sẽ co lại, còn khi nóng thì bao tinh hoàn sẽ mềm và giãn ra. Cơ chế này đảm bao cho nhiệt độ của tinh hoàn luôn ổn định.
Trên thực tế sự thay đổi này là một nguyên lí hoạt động rất quan trọng của cơ thể người, khi sản xuất tinh trùng cần phải có một nhiệt độ tương đối thấp (thấp hơn hiệt độ cơ thể từ 30 C đến 3,5 0 C), nếu như nhiệt độ quá thấp hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của tinh trùng.
Vì vậy, khi nhiệt độ quá thấp, bao tinh hoàn sẽ co lại, hạn chế sự toả nhiệt, còn khi nhiệt độ quá cao, thì bao tinh hoàn sẽ giãn ra, để tiện cho việc toả nhiệt. Bao tinh hoàn và phần da thịt ở mặt phía trong của đùi, phần da thịt giữa hậu môn và bộ phận sinh dục cũng là những khu nhạy cảm tình dục của nam giới, khi đang hưng phấn, da ở bao tinh hoàn sẽ co lại một cách rõ ràng và trông giống như là đang bị sưng.
B. CƠ QUAN SINH DỤC TRONG
I. TINH HOÀN:
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết, tiết ra hormone sinh dục nam (Testosteron) làm cho cơ thể nam giới phát triển thành người nam trưởng thành bình thường.
Cấu tạo:
Gồm 2 tinh hoàn trái và phải nằm trong bìu, chiều dài trung bình 4,5cm; đường kính trung bình 2,5cm, được bao bọc bởi 2 lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng. Tinh hoàn được treo bên bên bìu nhờ 1 cấu trúc gọi là thừng tinh.
Bên trong, tinh hoàn được chia thành 200-300 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn, một đầu kín. Mỗi ống sinh tinh xoắn dài từ 50 đến 80 cm, đường kính 150-200 micro mét. Tổng chiều dài các ống sinh tinh khoảng 250m. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có khoảng 12 – 15 ống đi tỏa hình nón, cùng đổ vào ống mào tinh. Ống này nằm trong tinh hoàn, dài khoảng 4-6m và rất ngoằn ngoèo.
Trong tiểu thùy, mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh gọi là mô kẽ. Ở đây có những nhóm tế bào kẽ (tế bào Leydig) tiết ra hormon testosteron. Các tế bào này cùng các mao mạch tạo thành tuyến nội tiết kiểu tản mát gọi là tuyến kẽ tinh hoàn.
CẤU TẠO ỐNG SINH TINH
Được bao bọc bởi màng bao xơ chun (TB sợi???), và màng đáy. Thành ống được cấu tạo bởi biểu mô tinh, do tế bào Sertoli và tế bào dòng tinh tạo thành. Cắt ngang một vi quản sinh tinh, từ ngoài vào trong ta thấy trong mỗi ống sinh tinh chứa hai loại tế bào: tế bào sertoli và tế bào dòng tinh .
Tế bào sertoli:
Tế bào Sertoli hình trụ, bào tương của nó chứa nhiều ti thể, thể Golgi, lyzosom, các ống siêu vi, lưới nội bào không hạt, tinh thể Charcott-Bottcher. Xen giữa 2 tế bào Sertoli là các khoảng gian bào hẹp 7-9nm, có các thể liên kết, vòng dính hay dải bịt. Mặt bên của màng tế bào có những chỗ lõm vào bào tương và tạo khoảng trống chứa các tế bào dòng tinh ở các giai đoạn biệt hóa khác nhau.
Tế bào Sertoli có 3 chức năng:
Tạo khung chống đỡ và bảo vệ cho các tế bào dòng tinh và nuôi dưỡng tinh trùng. Các tế bào Sertoli tạo nên hàng rào bảo vệ cho sự phát triển của các tế bào tinh trùng khỏi bị kháng thể tấn công thông qua hàng rào máu – tinh hoàn: trong lớp biểu mô sinh tinh, các tế bào Sertoli liên kết với nhau theo liên kết cầu tế bào tạo hàng rào máu – tinh hoàn. Hàng rào này ngăn không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó tiếp xúc với máu của cơ thể, tách biệt môi trường của ống sinh tinh và máu, giúp tinh trùng tránh khỏi sự tấn công của các globulin miễn dịch (vốn có thể nhận lầm các tế bào dòng tinh đang biệt hóa và tinh trùng là các vật lạ). Khi hàng rào này bị tổn thương, tinh trùng và sản phẩm thoái hóa đi vào máu, tiếp xúc với tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây mẫn cảm với tế bào này và tạo kháng thể chống lại tinh trùng, là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Thực bào : Trong quá trình sinh tinh, lượng bào tương không cần dùng tới của tiền tinh trùng sẽ bị thải ra như là các chất cặn bã. Những mảnh bào tương này sẽ bị thực bào bởi các lyzosom của tế bào Sertoli.
Tạo dịch tiết: Tế bào Sertoli liên tục tạo dịch tiết đổ vào ống sinh tinh, dịch này chạy thẳng vào hệ ống dẫn tinh, giúp quá trình di chuyển của tinh trùng được thuận lợi. Sự tiết dịch có protein gắn androgen do hoocmon kích thích nang noãn(FSH) và testosteron điều hoà, nó cũng giúp cho việc tập trung testosteron vào ống sinh tinh, nơi mà testosteron rất cần thiết cho quá trình sinh tinh trùng. Tế bào Sertoli có oestradiol, chúng cũng có thể sản xuất ra một peptit gọi là inhibin để ngăn cản sự tổng hợp và giải phóng FSH ở thuỳ trước tuyến yên.
Tế bào dòng tinh: Vào tuần thứ 4 của phôi, tế bào mầm sinh dục di chuyển từ thành túi noãn hoàng đến mào sinh dục và được các tế bào dây giới tủy (sau biệt hóa thành Sertoli) vây quanh. Tế bào mầm sinh dục ở trạng thái “yên lặng” trong ống sinh tinh từ tuần thứ 6 của phôi cho đến dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, dưới kích thích của tế bào Sertoli, tế bào mầm nguyên thủy bắt đầu biệt hóa thành tinh nguyên bào. Sự sinh tinh là quá trình biến đổi tinh nguyên bào thành tinh trùng, quá trình này bắt đầu từ tuổi dậy thì và liên tục cho đến cuối đời người.
Quá trình sinh tinh được chia thành thời kỳ tạo tinh bào, thời kỳ phân bào giảm nhiễm (giảm phân) và kỳ tạo tinh trùng. Quá trình này lien quan đến các tế bào dòng tinh, gồm có: Tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng (tinh tử) và tinh trùng .
Tinh nguyên bào: nhỏ, đường kính 9-15µm, nằm trong mô kẽ, xen giữa màng đáy và tế bào Sertoli, và có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. Tùy theo đặc điểm của nhân mà tinh nguyên bào được chia làm loại A hay B.
Tinh nguyên bào loại A: Có 1 hoặc 2 nhân tròn hay hình trứng, chất nhiễm sắc mịn. Loại này là những tế bào gốc, có thể gián phân nhiều lần sinh ra tế bào cùng loại và có thể biệt hóa thành tinh nguyên bào loại B. Tinh nguyên bào loại B có nhân tròn, đơn nhân và có chất nhiễm sắc dạng hạt có kích thước khác nhau. Loại B là những tế bào đang biệt hóa thành tinh nguyên bào loại 1 và không còn khả năng quay trở lại thành tinh nguyên bào loại A.
Tinh bào 1: Kích thước lớn do tích lũy chất dinh dưỡng, đường kính khoảng 25µm, nhân hình cầu, chất nhiễm sắc phân bố đều, có nhiễm sắc thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển, bào tương chứa nhiều bào quan (ti thể, thể Golgi) nằm cách xa màng đáy bởi 1 hàng tinh nguyên bào và mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Hầu hết tinh bào quan sát được trên tiêu bản mô học đều là tinh bào 1 do kỳ đầu giảm phân kéo dài trong 22 ngày. Tinh bào 1 gián phân giảm nhiễm lần thứ nhất và sinh ra 2 tinh bào 2.
Tinh bào 2: Do quá trình giảm phân, tinh bào 2 mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài (ở người: n=23) và hiển nhiên một nửa tinh bào 2 sẽ mang nhiễm sắc thể giới tính X và nửa còn lại có nhiễm sắc thể giới tính Y.
Tinh bào 2 có đời sống ngắn, trên tiêu bản mô học chỉ quan sát được trong giai đoạn nghỉ (interphase). Sau khi sinh ra, một tinh bào 2 thực hiện ngay lần phân chia thứ 2 của quá trình giảm phân và tạo hai tiền tinh trùng.
Tiền tinh trùng: Kích thước nhỏ (7-8um), đơn nhân, nhân sáng, bào tương chứa nhiều bào quan, và xếp thành nhiều hàng gần lòng ống sinh tinh. Tiền tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (ở người n=23), kiểu gen có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y.
Ở người, quá trình phát triển từ tế bào mầm nguyên thuỷ thành tinh trùng mất khoảng 64 - 74 ngày. Tiếp đó tinh trùng còn cần trải qua một giai đoạn trưởng thành khoảng 12 ngày nữa ở trong biểu mô ống sinh tinh . Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 – 200 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Trong 2-4ml tinh dịch tiết ra trong lột lần giao hợp có trung bình 5 triệu tinh trùng.một người đàn ông trung bình trong đời sản xuất được 17 lít tinh dịch hoặc gần 1.500 tỷ tinh trùng.
Giữa lòng ống sinh tinh là những tinh trùng, do tiền tinh trùng thay đổi cơ cấu mà thành. Ra khỏi các ngăn hình tháp, các ống sinh tinh tập trung vào các ống thẳng rồi đổ vào mạng tinh( mạng hale)
Thành trong của các ống đều có các tế bào hình trụ có tiêm mao cử động theo một chiều hướng dẫn tinh trùng vào ống dẫn tinh.
Khi bào thai phát triển trong bụng mẹ, tinh hoàn nằm ở trong ổ bụng, sau đó mới dần dần hạ xuống đến bao tinh hoàn. Nếu như sau khi ra đời tinh hoàn của bé trai vẫn chưa hạ xuống đến bao tinh hoàn, thì về mặt y học gọi là ẩn tinh hoàn;
Có một số người khi sinh ra đã không có tinh hoàn, y học gọi đó là dị dạng vô tinh hoàn bẩm sinh; Có người tinh hoàn của họ nhỏ hơn của người bình thường rất nhiều, hoặc là chỉ có kích cỡ như là hạt đậu phộng, y học gọi là tinh hoàn phát triển không đầy đủ hoặc tinh hoàn không phát triển.)
2. Chức năng:
Tinh hoàn được xem là nhà máy sản xuất tinh trùng, là bộ phận đảm nhận trách nhiệm sinh sản của nam giới.
Bên cạnh chức năng sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn có chức năng bài tiết hormon sinh dục nam, chủ yếu là testosterone, đóng vai trò quyết định các đặc tính của nam giới và điều khiển hoạt động sinh dục.
II. MÀO TINH
Mào tinh có dạng chữ C, gắn vào phần đầu và bờ sau tinh hoàn. Là nơi chứa tinh trùng.
1. Cấu tạo:
Mào tinh chia làm ba phần: đầu, thân và đuôi. Phần đầu dính vào phần đầu của tinh hoàn, thân và đuôi dính vào bờ sau của tinh hoàn. Ở đầu mào tinh, có các ống xuất cuộn lại thành các tiểu thuỳ, cuối cùng hình thành một ống duy nhất gọi là ống mào tinh dài khoảng: 6 đến 7 cm. Tại đuôi mào tinh, ống mào tinh tiếp nối với ống dẫn tinh.
Chức năng:
Có chức năng chính là chuyên chở tinh trùng.
Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Từ đây, tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh.
III. ỐNG DẪN TINH VÀ PHÓNG TINH
Là phần kéo dài trực tiếp từ mào tinh, đi lên theo viền sau của tinh hoàn. Tinh trùng đi ra khỏi mào tinh theo ống này để bắt đầu cuộc hành trình của nó. Tương ứng với hai bên tinh hoàn sẽ có hai ống dẫn tinh.
Cấu tạo:
Ống dẫn tinh : dài khoảng 30cm, đường kính 2-3mm nhưng lòng ống chỉ rộng 0,5mm. Như vậy thành ống rất dày nên sờ thất dễ dàng giữa các thành phần của thừng tinh. Ống dẫn tinh liên tiếp với ống mào tinh ở đuôi mào tinh rồi quặt ngược lên trên và ra trước, chạy vào thừng tinh, qua ống bẹn vào chậu hông tới mặt sau bàng quang rồi chọc qua tuyến tiền liệt đổ vào đoạn tiền liệt của niệu đạo.
Bên trong ống dẫn tinh có lớp cơ dày bao bọc thành 3 tầng với lớp cơ ngoài hướng dọc, lớp cơ giữa hướng vòng và lớp cơ trong hướng dọc. Dưới lớp cơ là lớp dưới niêm mạc và niêm mạc. Tầng niêm mạc của ống tinh có các nếp gấp dọc khá sâu, được cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng có lông giả ở hầu hết chiều dài ống. Lớp đệm bên dưới biểu mô là mô liên kết có nhiều sợi chun. Cấu trúc của ống tinh với các lớp sợi cơ góp phần vào việc co bóp phóng xuất tinh trùng khi xuất tinh.
Trước khi đến tuyến tiền liệt, ống tinh có chỗ giãn rộng gọi là ống bóng tinh (bóng tinh quản). Ở đây biểu mô dày hơn và nhiều nếp gấp hơn. Ở phần cuối của các bóng tinh có các túi tinh đổ vào.
Ống phóng tinh: Ống dẫn tinh kết thúc tại tiền liệt tuyến. Đoạn xuyên qua tiền liệt tuyến và đổ vào niệu đạo tiền liệt tuyến được gọi là ống phóng tinh. Ở đây không có lớp cơ, chỉ có niêm mạc được tạo thành từ biểu mô vuông đơn hay trụ đơn và không có lông.
Chức năng:
Chức năng chính là vận chuyển tinh trùng.
Trong ống dẫn tinh, tinh trùng sống độ một tháng. Tinh trùng sống lâu ngày trong ống dẫn tinh sẽ tan đi và được thành ống dẫn tinh hấp thu.
(Quá trình thắt ống dẫn tinh là làm ngăn tinh trùng di chuyển ra từ túi tinh, làm tinh trùng không thoát ra ngoài và không sảy ra quá trình thụ thai.
Sau một thời gian khi tinh trùng đã sản sinh không được phóng ra ngoài chúng sẽ tự tiêu đi hoặc hấp thụ ngược lại để sản sinh ra tinh trùng mới.
Trường hợp này cũng sảy ra đối với những nam giới không được quan hệ và xuất tinh thường xuyên.
Việc thắt hay cắt ống dẫn tinh chỉ tác động tới ống dẫn tinh chứ không đụng chạm tới tinh hoàn nên không thể làm thay đổi giới tính hay bất kỳ ham muốn nào của nam giới và không thể biến những người đàn ông cường tráng thành “thái giám” hay làm “cậu nhỏ” yếu sinh lý không làm ăn được gì mà nhiều cặp tình nhân lo ngại.
Phương pháp đình sản nam là phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và quan hệ tình dục. Ống dẫn tinh rất nhỏ ( đường kính khoảng 2 mm, lòng ống 0,5 mm) và cứng, có thể sờ nắn thấy ở phần dưới và ngoài của gốc dương vật, nơi ống tinh nằm trong thừng tinh.
Thắt cắt ống dẫn tinh chỉ là một thủ thuật ngoại khoa nhỏ, thày thuốc có thể dùng hai ngón tay cô lập ống dẫn tinh ra khỏi thừng tinh, cố định nó bằng hai cái kẹp rồi bộc lộ ống dẫn tinh. Sau đó, họ cắt và làm tắc hai đầu ống dẫn đó bằng cách buộc thắt (hoặc đốt điện), làm cho tinh trùng do tinh hoàn sinh ra không có đường ra túi tinh nữa.
Khi sinh hoạt vợ chồng, tinh dịch vẫn xuất bình thường nhưng không có tinh trùng nên người vợ không thể thụ thai được. Tinh trùng không di chuyển, đọng lại ở trong ống sinh tinh, mào tinh và một phần dưới ống dẫn tinh, sau đó tự tiêu và được hấp thu trở lại. Quá trình này cũng xảy ra tương tự ở những người đàn ông lâu ngày không quan hệ tình dục.
Việc thắt cắt ống dẫn tinh không đụng chạm gì đến tinh hoàn, không phải là hoạn như người ta làm với các thái giám ngày xưa. Tinh hoàn không chỉ sinh tinh trùng mà nó còn sản xuất chất nội tiết có tên testosterone. Testosterone ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cơ thể, tạo nên đặc tính sinh dục nam và hoạt động tình dục của nam giới.
Thắt ống dẫn tinh quá lâu có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật nối ống dẫn tinh?
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân được thắt cho tới ngày đi mổ phục hồi. Nếu dưới 3 năm thì cơ may có lại tinh trùng trong tinh dịch là 97% và sau đó 76% bệnh nhân trong số này có thể có con.
Nhưng nếu ống dẫn tinh được thắt 15 năm trước đó (hay lâu hơn), cơ hội có lại tinh trùng giảm chỉ còn 71% và chỉ có 30% trong số họ là có con. Nói chung, 8 năm là mốc thời gian quan trọng đối với những người thực hiện phẫu thuật này. Nếu được nối lại ống dẫn tinh dưới 8 năm, họ sẽ có trên 50% khả năng có con, còn dưới 8 năm thì tỷ lệ thành công thấp hơn 50% nhiều.
Điều này một phần là do bệnh nhân có thời gian thắt ống dẫn tinh lâu thường lớn tuổi. Tinh hoàn, cũng như mọi cơ quan khác, càng lớn tuổi càng chạy yếu, tinh trùng tạo ra cũng chậm chạp, "còi đẹn" hơn. Thêm vào đó, việc thắt lâu dẫn đến tinh trùng bị ứ lại trong tinh hoàn, làm các tế bào tạo tinh trùng bị hư hại.)
IV. TÚI CHỨA TINH TRÙNG
Túi tinh nằm giữa bàng quang và trự tràng, là bộ phân quan trọng trong cấu trúc bộ phận sinh dục ở nam giới, vừa là nơi chứa đựng vừa là nơi tinh trùng hoàn thiện cấu trúc để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình quan trọng trong quá trình sinh sản.
1. Cấu tạo:
Là cơ quan có cấu trúc hình túi, gồm hai túi, nằm sau và ở dưới đáy bàng quang, được tạo bởi các lớp cơ màng .
Túi chứa tinh trùng chia thành 3 bộ phận đầu,thân và đuôi,hình ngoài nhỏ dài,có hình bẹt phẳng,lại giống như hình bán nguyệt,mỗi bên trái,phải có một cái,dài khoảng 5cm,giáp với mặt phía sau của tinh hoàn.Túi chứa tinh trùng chủ yếu là do ống chứa tinh trùng cong vòng vèo hợp thành,giữa ống nhỏ có tổ chức xơ sợi rất mảnh dẻ và tổ ong.
2. Chức năng:
Túi chứa tinh trùng có chức năng chứa đựng và nuôi tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, bài tiết ra một chất lỏng làm trung hòa acid gọi là tinh dịch, thành phần giàu fructose, prostaglandin, protein, giúp cho tinh trùng di chuyển được tốt. Chất tiết ra này chiếm khoảng 60 – 70% khối lượng tinh dịch. Số tinh dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người, cũng như số lần xuất tinh trong một ngày.
Các đường ra của túi tinh đổ vào các ống dẫn tinh, đoạn cuối của ống này đổ vào tuyến tiền liệt, trước khi phóng tinh ra ngoài.
Thể tích tinh dịch trong mỗi lần phóng tinh trung bình từ 2,5 đến 5 ml với số lượng tinh trùng khoảng từ 50 đến 150 triệu/ml. Mặc dù chỉ cần 1 tinh trùng thụ tinh cho một nõan bào cấp II nhưng để xuyên thủng noãn bào đòi hỏi phải có một số lượng lớn tinh trùng (một tinh trùng không giải phóng đủ các enzyme hyaluronisase và proteinase để tiêu hủy rào cản bao quanh noãn bào) và lượng tinh trùng bị tổn thất trên đường sinh dục nữ rất lớn nên khi số lượng này giảm xuống còn khoảng 20 triệu/ml thì được coi là vô sinh ở người nam.
((Tham khảo: Túi chứa tinh trùng – Sau khi mỗi con tinh trùng có chiều dài khoảng 60 micro mét được sinh ra trong ống chứa tinh của tinh hoàn, bắt buộc phải đi qua đường ống sinh dục trong và ngoài có chiều dài khoảng 6m (trong đó ống chứa tinh khoảng 150cm, túi chứa tinh trùng khoảng 4 – 6m, ống dẫn tinh khoảng 50cm, đường niệu đạo khoảng lOcm), hay có thể nói rằng, tinh trùng phải đi qua một con đường dài gấp khoảng 100.000 lần độ dài của nó mới có thể được phóng ra ngoài cơ thể.
Bao nhiêu tế bào tinh trùng được giải phóng khi một người đàn ông xuất tinh? Số lượng tinh trùng khác nhau từ khoảng 20 triệu đến 100 triệu con tinh trùng mỗi ml khi xuất tinh. Người đàn ông khỏe mạnh sẽ sản xuất từ 1,5 ml đến 5 ml tinh dịch mỗi lần xuất tinh.
Người đàn ông có thể xuất 50 triệu đến 100 triệu con tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh.
Kích thước của tế bào tinh trùng này dài khoảng 50 đến 70 µm (0,05 mm). Các tế bào nhỏ nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt chỉ khoảng 0,1 mm. Vì vậy để nhìn thấy con tinh trùng phải cần đến kính hiển vi.
Tinh trùng được cấu tạo bởi các tiểu tế bào nhỏ được gọi là homunculi hoặc animalcules. Mỗi tế bào tinh trùng gồm ba phần cơ bản: phần đầu (trong đó chứa ADN di truyền), phần giữa (cung cấp năng lượng cho đuôi), và đuôi của chính nó (còn được gọi là roi).
Tinh trùng bơi nhanh như thế nào? Các tế bào tinh trùng bơi khoảng 5 mm một giây, hoặc khoảng 0,2 inch. Tốc độ này tuy nghe có vẻ chậm, nhưng thực chất lại không hề nhỏ so với kích thước của tinh trùng. Nếu một chú cá voi có khả năng di chuyển nhanh nhẹn như tinh trùng, đó có thể bơi với tốc độ 24.140 km một giờ.
Làm thế nào tinh trùng biết đường đi? Các nhà khoa học tin rằng các tế bào tinh trùng tìm đến trứng theo hai cơ chế phức tạp, gồm khả năng bơi về phía có nồng độ cao hơn của các phân tử được tạo ra bởi trứng (còn gọi là cơ chế chemotaxis) và khả năng hướng tới các khu vực nhiệt độ cao trong tuyến sinh sản của người phụ nữ để tìm đến tử cung (còn gọi là cơ chế thermotaxis).
Người phát hiện ra các tế bào tinh trùng là Antonie van Leeuwenhoek (1632-1723). Nhà khoa học nghiệp dư người Hà Lan này đã quan sát được các tế bào tinh trùng vào năm 1677. Van Leeuwenhoek cũng là người đầu tiên quan sát được vi khuẩn, các sợi cơ, và dòng chảy của các tế bào máu qua mao mạch. Ông ấy được gọi là “cha đẻ của vi sinh vật”.
Các tế bào tinh trùng có thể sống sót trong bao lâu? Điều đó phụ thuộc vào môt trường chúng tồn tại. Nếu ở bên trong bộ phận sinh sản của người phụ nữ thì tinh trùng có thể sống sót cho đến năm ngày. Nếu ở môi trường ngoài, tinh trùng chỉ có thể sống nhiều nhất là vài giờ.
Với các tế bào tinh trùng không được xuất tinh, chúng sẽ được quay trở lại cơ thể người đàn ông.
Số lượng tinh trùng có giảm dần theo thời gian? Đó là điều khó xác định. Trước đây, một bản báo cáo đã nghiên cứu số lượng tăng giảm của tinh trùng kéo dài từ năm 1938 đến 1990 cho thấy kết quả tinh trùng giảm từ bắt đầu từ con số 113 triệu/ml xuống đến 66 triệu con/ml. Nhưng những nhà nghiên cứu gần đây lại cho rằng số lượng tinh trùng mang tính chất ổn định.)
V. TUYẾN TIỀN LIỆT
Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ, nằm dưới bàng quang, bọc xung quanh niệu đạo nam. Mặt sau tựa lên trực tràng còn mặt trước được cố định với xương chậu. Có thể dùng tay đưa sâu vào trong hậu môn, sờ ngược lên mặt trước sẽ thấy một vật hình cầu, đó chính là tuyến tiền liệt.
Cấu tạo
Là 1 tổ hợp gồm 30 đến 50 ống hoặc tuyến tiết chất lỏng vào niệu đạo và ống dẫn tinh. Các ống này được lót bằng lớp màng nhày ẩm ướt. Nếp gấp của màng này giúp tạo khoảng cách cho các ống dãn nở khi được bơm đầy chất lỏng. Bên dưới lớp màng này là một lớp mô lien kết, bao gồm mạng lưới dày đặc các sợi cơ đàn hồi và mạch máu.
Lớp mô bao quanh các ống tiết được gọi là các mô kẽ, chứa các sợi cơ đàn hồi và sợi collagen có tác dụng nâng đỡ tuyến tiền liệt. Các mô kẽ cũng là lớp ngoài cùng bao bọc lấy tuyến tiền liệt.
Tiền liệt tuyến gồm khoảng 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ.
Tuyến tiền liệt được chia thành 5 vùng: vùng ngoại biên, vùng trung biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.
Tuyến tiền liệt nặng chừng 15g đến 20g, rộng 4cm cao 3cm, dày 2,5cm.
Về phương diện mô học, tiền liệt tuyến gồm hai loại tế bào tuyến:
+ Tế bào tuyến thực sự nằm ở ngoại biên của tuyến (ung thư tiền liệt tuyến phát sinh từ tế bào này).
+ Các tuyến nhỏ hơn nằm chung ở niệu đạo có nguồn gốc là các túi thừa niệu đạo (u xơ tiền liệt tuyến là do sự quá sản của các tuyến này).
Chức năng:
Tiền liệt tuyến có hai chức năng chính là: tiết và dữ trữ dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu.
- Tiết và dự trữ dịch: Tiền liệt tuyến (cùng với túi tinh và tuyến hành niệu đạo) sản xuất ra phần lớn dịch trong tinh dịch. Dịch từ các tuyến này sẽ trộn lẫn với tinh trùng và giúp cho tinh trùng di chuyển dễ dàng trong hệ thống sinh dục nam. Dịch tiết của túi tinh chiếm khoảng 50-80% thể tích, dịch tiết từ tuyến tiền liệt chiếm khoản 15-30%, thành phần chính của nó là đường fructose, có đặc tính nhầy và kiềm.
- Co bóp và kiểm soát nước tiểu: Chức năng này giúp ngăn cản sự chảy ngược về phía bàng quang trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong ở đáy bàng quang sẽ đóng lại. . Khi cơ thắt trong đóng lại, nó ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng lúc. Khi đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm, cơ vòng này sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang.
Tuyến tiền liệt chỉ thay đổi kích thước sau tuổi dậy thì bởi vì từ thời điểm này trở đi testosterone mới bắt đầu được sản xuất. Khi nồng độ của testosterone tăng lên sẽ làm tăng kích thước tuyến tiền liệt và tiếp tục phát triển. Hoạt động của tuyến tiền liệt phụ thuộc vào testosteron, những bất thường về cấu tạo và chức năng liên quan đến tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và tình dục ở nam giới.
V. TUYẾN HÀNH NIỆU ĐẠO VÀ NIỆU ĐẠO
1. Tuyến hành niệu đạo
Là tuyến sinh dục phụ. Có hai tuyến hành niệu đạo nằm ở hai bên niệu đạo màng. Mỗi tuyến to bằng hạt ngô và đổ dịch tiết vào niệu đạo hành xốp bằng một ống tiết.
Dịch tiết của tuyến là một chất kiềm có tác dụng trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
2. Niệu đạo
Niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, bộ phận này là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ niệu đạo (lỗ sáo).
Chức năng: Dẫn nước tiểu và dẫn tinh
Khi tinh dịch đang được phóng ra khỏi cơ thể thì lối thoát dành cho nước tiểu bị đóng lại nhờ một chiếc van "thông minh" và ngược lại, khi nước tiểu đi ra ngoài thì phần đóng sẽ quay lại phía đường ra của tinh dịch.
Chiều dài: khoảng 18–20 cm (gấp 6 lần nữ)
Phân làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Niệu đạo tiền liệt
Dài khoảng 3–4 cm, là phần giãn to nhất của niệu đạo,có nhiều ống tuyến tiền liệt đổ vào.
Đoạn 2: Niệu đạo màng
Ngắn nhất và hẹp nhất, từ mặt dưới tiền liệt tuyến đến hành niệu đạo.
Đoạn 3: Niệu đạo xốp
Là đoạn đi trong hành xốp dương vật ra đến ngoài tại lỗ niệu đạo, có chiều dài khoảng 15 cm.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tự tuột khỏi quy đầu dương vật khi đến tuổi dậy thì khiến cho việc vệ sinh dương vật khó khăn dương vật phát triển không bình thường.
Nguyên nhân:
Do bẩm sinh: Có tới 15% các trường hợp hẹp bao qua đầu do bẩm sinh, bao quy đầu gắn với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ niệu đạo và duong vật, đến tuổi dậy thì bao quy đầu không thể tự tuột khỏi quy đầu dương vật, có thể là bọc kín hoặc hở một phần nhỏ của quy đầu, lỗ niệu đạo.
Do các tác nhân khác: Hẹp bao quy đầu do tái phát là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ, sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao qui đầu bình thường hoặc bao quy đầu quá dài.
Liệt dương
Là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có biểu hiện dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp
Nguyên nhân : do khả năng lưu thông máu từ các động mạch vào dương vật bị hạn chế.
Bệnh viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn được biểu hiện ở 2 thể: viêm tinh hoàn mãn tính và viêm tinh hoàn cấp tính.Viêm tinh hoàn nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết, viêm thận, tiết niệu, ung thư...Bệnh lý viêm tinh hoàn có những triệu chứng điển hình như: Tinh hoàn sưng một hoặc hai bên, nôn, sốt, chảy mủ ở dương vật,
Viêm tinh hoàn thường gặp ở nam giới có tiền sử mắc quai bị dẫn đến giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
Tinh Hoàn Ẩn - Tinh Hoàn Lạc Chỗ
Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.
Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.
Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.
Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.
Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu...
Nguy hại của ẩn tinh hoàn
- Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Nhiệt độ trong bìu thấp hơn nhiệt độ bình thường cơ thể 1.5 - 2 độ C. Đây là điều kiện cần thiết để tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng, tinh hoàn ẩn thì không đạt được điều kiện nhiệt độ trên, khả năng sinh tinh bị giảm sút, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
- Phát sinh ác tính: Do sự thay đổi về môi trường và rối loạn chức năng phát triển bình thường, làm khả năng ác tính các tế bào tinh hoàn gây ung thư tinh hoàn cao hơn 35 lần so với tinh hoàn bình thường.
- Dễ bị tổn thương :vì vị trí tinh hoàn nằm tại vị trí nông trên bề mặt cơ thể, chỉ cần một sang chấn nhỏ có thể gây tổn thương.
- Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: nếu tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, nhưng sờ nắn thấy ở bẹn thì sẽ theo dõi thêm xem thế nào, cũng có một số trường hợp tinh hoàn xuống bìu khi trẻ 1 tuổi, nếu tinh hoàn sau 1 tuổi không di chuyển xuống bìu thì có thể điều trị bằng thuốc nội tiết, còn trường hợp siêu âm mà tình hoàn vẫn nằm trong ổ bụng thì nên chuẩn bị phẫu thuật sớm sẽ tốt hơn.
- Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: nếu trường hợp trẻ đã điều trị bằng thuốc nội tiết mà không khỏi, các bác sĩ sẽ tiền hành phẫu thuật cho bé trước 2 tuổi, nếu bé bị tinh hoàn ẩn 2 bên thì mỗi lần phẫu thuật sẽ cách nhau khoảng 6 tháng.
Viêm mào tinh hoàn
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm khuẩn hay bệnh lây truyền qua đường tình dục do chlamydia.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm mào tinh hoàn mà nam giới có thể phát hiện bao gồm đau tức túi tinh, kèm theo sốt, buồn nôn... đau có thể lan xuống háng, bụng dưới và bộ phận sinh dục. Bệnh thường phát sinh đột ngột và có tỷ lệ mắc bệnh cao. Viêm mào tinh hoàn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư.
Xoắn tinh hoàn
Là hiện tượng thừng tinh ( bộ phận cung cấp máu đến tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến thiếu máu và hoại từ tinh hoàn nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh có tỷ lệ mắc thấp hơn, thường xảy ra ở nam giới dưới 30 tuổi và đang nằm trong độ tuổi dậy thì. Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị xoắn vặn, thừng tinh bị nghẽn tắc và máu không đến nuôi dưỡng tinh hoàn gây nên những cơn đau dữ dội ở tinh hoàn. Người bệnh sốt, buồn nôn, đau vùng bụng dữ dội.
Xoắn tinh hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây teo tinh hoàn, tinh hoàn bị hoại tử phải tiến hành cắt bỏ.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh gây tử vong cao ở nam giới độ tuổi 20-35. Bệnh tiến triển thầm lặng nên nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện khi đã di căn.
Những biểu hiện thường thấy của bệnh như: Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của hai tinh hoàn, cảm giác đau và nặng ở vùng bìu, hoặc đau ở vùng thắt lưng, bụng và hang.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ( giãn tĩnh mạch thừng tinh )
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay có tên gọi khác là giãn mạch thừng tinh là bệnh mà tĩnh mạch tinh hoàn bị dãn ra (thường sẽ xoắn lại) gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức khó chịu dẫn đến sưng buốt tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn khiến cho máu không đi từ tĩnh mạch tinh hoàn xuống ổ bụng như bình thường mà chảy ngược vào trong tĩnh mạch gây ứ đọng sưng viêm. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra chủ yếu ở tinh hoàn trái chiếm trên 90% tỉ lệ các ca mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Biểu hiện:
Tinh hoàn đau nhức, sưng đỏ đặc biệt là tinh hoàn trái thường đau hơn ở bệnh nhân thường có vận động tạp luyện thể thao hay lao động nặng.
Khi giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể thấy một khối sưng phía trên bìu khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Quan hệ tình dục thấy đau
Đau khi vận động nhiều, chạy, chơi thể thao hay lao động nặng nhọc
Sau một thời gian tinh hoàn bên bị bệnh sẽ có dấu hiệu nhỏ hơn tinh hoàn còn lại cho thấy những dấu hiệu của teo tinh hoàn. Giảm nồng độ testosterone khiến việc sinh tinh khó khăn hoặc tinh trùng rất yếu ớt.
Tinh hoàn bị chảy xệ và kéo dài ra, sờ vào gốc dương vật thấy có những búi giống như sợi mỳ, tinh hoàn có cảm giác nặng trĩu.
Tắc ống dẫn tinh
Là bệnh gây chít hẹp niệu đạo đoạn tiền liệt tuyến hoặc viêm tắc gây bít tắc cổ túi tinh hoặc các bệnh gây nhiễu loạn thần kinh giao cảm. Tình trạng tắc ống dẫn tinh ở nam giới ngày một gia tăng, chính do nguyên nhân này khiến cho tỉ lệ vô sinh nam tăng cao. Hiện tượng tắc ống dẫn tinh không giới hạn ở một độ tuổi nào mà nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Tắc ống dẫn tinh do một số nguyên nhân sau đây gây nên.
- Tổn thương sau phẫu thuật cũng là một nguyên nhân như phẫu thuật chữa thoát vị ,phẫu thuật khối u tinh hoàn có thể gây tổn thương các ống dẫn tinh.
- Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn, có thể gây tổn thương mào tinh, phẫu thuật tuyến tiền liệt có thể gây ra tắc miệng ống phóng tinh.
- Tắc nghẽn các ống dẫn tinh.
- Dị tật bẩm sinh: như đầu mào tinh, thân, thiếu phần đuôi, một đoạn ống dẫn tinh hoặc thiếu toàn bộ, ống dẫn tinh và mào tinh hoàn không liên kết
Viêm ống dẫn tinh
Là tình trạng ống dẫn tinh từ tinh hoàn lên tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm, nguyên nhân gây nên bệnh thường do vi khuẩn lây lan từ viêm nhiễm của các bộ phận khác sang ống dẫn tinh. Hầu hết các trường hợp bị viêm ống dẫn tinh sẽ kèm theo các viêm nhiễm ở bộ phận khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm niệu đạo Chính vì vậy các vi khuẩn thường ngược dòng vào ống dẫn tinh gây nên tình trạng viêm nhiễm cục bộ.
Những triệu chứng viêm ống dẫn tinh có thể dễ dàng nhận thấy như: đau tức vùng bụng dưới, bẹn đau tức phù nề, rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần), đau khi xuất tinh, lỗ niệu đạo sưng đau, tinh dịch bất thường, vón cục kèm theo hôi, tinh dịch và nước tiểu thay đổi màu
Như vậy có thể thấy rằng biểu hiện viêm ống dẫn tinh không điển hình và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, do vậy nam giới thường chủ quan không phát hiện được sớm bệnh. Nếu muốn tìm hiểu chính xác nguyên nhân người bệnh phải đến các cơ sở chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm, siêu âm mới có thể kết luận chính xác được.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm ngược dòng gây viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, apxe tinh hoàn; hẹp niệu đạo, trường hợp nặng có thể dẫn tới suy thận mãn tính.
Các triệu chứng viêm niệu đạo ở nam dễ gặp nhất là:
- Tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác rát buốt mỗi khi đi tiểu, tiểu dắt, có thể có máu trong nước tiểu, tiểu ra mủ - nước tiểu đục.
- Chảy dịch nhầy, chảy mủ ở lỗ niệu đạo (lỗ sáo/lỗ tiểu). Những ngày đầu, dịch nhầy thường chảy nhiều và thường xuyên sau đó sẽ gián đoạn, dịch nhầy thường chảy ra vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
- Lỗ niệu đạo sưng đỏ, đau và ngứa dọc đường niệu đạo, đau khi quan hệ, xuất tinh đau.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm niệu đạo có thể có các biểu hiện khác như: Sưng đau bìu, viêm hầu họng (do lậu).
Viêm niệu đạo ở nam giới không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, khi có các triệu chứng viêm niệu đạo, nam giới cần đến ngay các cơ sở y tế/phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất, tránh để bệnh gây ra các biến chứng về sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_quan_sinh_duc_nam_ban_thuyet_trinh_3318.docx