Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam năm 2014

9. Kết nối cung-cầu Sau Tết âm lịch, tại các khu công nghiệp tình hình thiếu hụt lao động do lao động nhảy việc và các nguyên nhân khác, tuy nhiên đã giảm dần. Theo báo cáo của các Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, có 380 nghìn lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng 11,7% so với Q1/2013; có 164 nghìn người tìm được việc làm qua trung tâm (tăng 7,9% so với Q1/2013). Trong Q1/2014 có 346,3 nghìn người được giải quyết việc làm, 323 nghìn lao động được hỗ trợ tạo việc làm trong nước và 7,7 nghìn người được tạo việc làm thông qua Dự án vay vốn tạo việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm. 10. Triển vọng thị trường lao động Trong năm 2014, kinh tế vĩ mô tiếp tục phục hồi sẽ tạo cơ hội cho thị trường lao động chuyển biến tích cực. Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng, tập trung tại những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013 cho thấy số lao động có nhu cầu tuyển thêm năm 2014 khoảng 600 nghìn người, trong đó lao động thay thể khoảng 100 nghìn người. Ngành có nhu cầu tuyển lao động nhiều nhất là “công nghiệp chế biến, chế tạo” (288 nghìn người), “xây dựng” (50 nghìn người)./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 1 1. Tổng quan Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu Nền kinh tế trong quý 1 năm 2014 (Q1/2014) tiếp tục duy trì sự ổn định và phục hồi mặc dù một số chỉ tiêu chưa đạt được như kỳ vọng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Q1/2014 đạt 4,96%, cao hơn quý 1 năm 2013 (4,8%). Tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu có xu hướng giảm, chỉ tăng 14,1% (Q1/2013 tăng 21,1%). Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP giảm so với Q1/2013. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp, Q1/2014 là 5,5%, thấp hơn so với Q1/2013 (6,9%). Thị trường lao động có biến động, tuy nhiên không lớn. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) Q1/2014 không thay đổi so với Q4/2013 (77,5%) tuy cao hơn Q1/2013. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ có sự chuyển biến nhẹ, tăng 0,4% so với Q1/2013. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong tuổi Q1/2014 tăng so với Q4/2013 nhưng vẫn duy trì ở mức thấp (2,21%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Q1/2014 (6,66%) tăng khá cao so với Q4/2013 (5,95%). Mặc dù tăng so với Q4/2013 nhưng tỷ lệ lao động nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ sản trong Q1/2014 tiếp tục duy trì ở mức 47,5%, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. 2013 2014 Chỉ tiêu Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Tăng trưởng GDP* (%) 4,8 5,0 5,5 6,0 5,0 2. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu* (%) 21,1 16,8 15,1 15,8 14,1 3. Chỉ số giá tiêu dùng* (%) 6,9 6,7 6,3 5,9 5,5 4. Vốn đầu tư toàn xã hội (% GDP) 29,6 29,6 31,2 28,8 28,4 5.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77,3 77,5 77,9 77,5 77,5 6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ (%) 18,2 18,0 18,2 18,4 18,6 7. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương (% tổng lao động đang làm việc) 34,7 34,6 34,3 35,6 34,9 8. Tỷ lệ lao động nông-lâm nghiệp và thuỷ sản (% tổng lao động đang làm việc) 47,5 47,1 46,8 45,8 47,5 9. Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi (%) 2,27 2,17 2,32 1,90 2,21 Trong đó: - Thất nghiệp thành thị (%) 3,80 3,66 3,59 3,19 3,72 - Thất nghiệp thanh niên (nhóm 15-24 tuổi) (%) 6,15 5,58 6,95 5,95 6,66 Nguồn: TCTK (2013, 2014), số liệu thống kê hàng tháng và số liệu điều tra Lao động- Việc làm hàng quý * % so cùng kỳ năm trước. (1) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện với sự phối hợp của Tổng cục Thống kê và hỗ trợ tài chính -kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội BẢN TIN CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số 2, Quý 2 – 2014(1) Tổng cục Thống kê Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 2 2. Cung lao động Nguồn lao động (dân số từ 15 tuổi trở lên) Q1/2014 là 69,2 triệu người, tuy giảm 76,9 nghìn người so với Q4/2013 nhưng tăng 669 nghìn người (1%) so với Q1/2013, trong đó, nữ tăng 323 nghìn người; khu vực thành thị tăng gần 155 nghìn người. Lực lượng lao động (dân số từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế) Q1/2014 là 53,6 triệu người, giảm 118 nghìn người so với Q4/2013. Tuy nhiên, tăng 592 nghìn người so với Q1/2013, trong đó, nữ tăng 258 nghìn người; khu vực thành thị tăng 112 nghìn người. Bảng 2. Quy mô dân số 15 tuổi trở lên và LLLĐ chia theo giới tính, khu vực thành thị - nông thôn Đơn vị: triệu người 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Dân số từ 15 tuổi + 68,5 69,0 69,2 69,3 69,2 2. LLLĐ 53,0 53,4 53,9 53,7 53,6 - Nam 27,2 27,4 27,7 27,7 27,5 - Nữ 25,8 26,1 26,1 26,1 26,1 - Thành thị 15,9 16,1 16,3 16,3 16,0 - Nông thôn 37,1 37,4 37,6 37,4 37,6 Nguồn: TCTK (2013, 2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Q1/2014, LLLĐ trong độ tuổi lao động là 47,4 triệu người (chiếm 88,4% tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên), giảm 61,5 nghìn người (0,1%) so với Q4/2013 và tăng 260 nghìn người (0,6%) so với Q1/2013; lao động trên độ tuổi lao động tăng 332 nghìn người (5,6%) so với Q1/2013, ở mức 6,2 triệu người. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên Q1/2014 không thay đổi so với quý Q4/2013 nhưng tăng nhẹ so với Q1/2013, từ 77,3% lên 77,5%. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ tương ứng là 82,0% và 73,2% trong Q1/2014; tỷ lệ tham gia LLLĐ ở nông thôn và thành thị tăng không đáng kể, 81,0% và 70,3%. Bảng 3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn Đơn vị: % 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Chung 77,3 77,5 77,9 77,5 77,5 Nam 81,9 81,7 82,5 82,6 82,0 Nữ 73,1 73,6 73,5 73,3 73,2 Thành thị 70,3 70,2 70,6 70,6 70,3 Nông thôn 80,8 81,1 81,5 81,5 81,0 Nguồn: TCTK (2013, 2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ: Q1/2014, trong tổng số LLLĐ đã qua đào tạo (25,6 triệu người) có 15,7 triệu công nhân kỹ thuật không có bằng cấp/chứng chỉ và 9,9 triệu người có bằng cấp/chứng chỉ. Trong số những người có bằng cấp/chứng chỉ, có 2,7 triệu công nhân kỹ thuật, 2 triệu người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 5,2 triệu người tốt nghiệp cao đẳng/đại học trở lên. Cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT tiếp tục được cải thiện, trong Q1/2014 lao động đã qua đào tạo chiếm 47,8% trong tổng LLLĐ, tăng so với Q1/2013 (46,3%). Tuy nhiên, cơ cấu lao động có bằng cấp/chứng chỉ tăng chậm, từ 18,2% trong Q1/2013 lên 18,6% vào Q1/2014. Tỷ lệ lao động có CMKT không đồng đều giữa các ngành kinh tế và khu vực kinh tế. - Tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất ở nhóm ngành “dịch vụ” (38,9%), tiếp đến là nhóm ngành “công nghiệp-xây dựng” (19,2%) và thấp nhất ở nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản (3,6%). Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 3 - Tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất trong khu vực nhà nước (80,7%); tiếp đến là khu vực tư nhân (42,9%); khu vực tập thể, HTX (34,1%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (23,0%), thấp nhất là khu vực kinh tế hộ gia đình (4,3%). Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Tổng số lao động có CMKT (triệu người) 24,5 24,6 25,3 25,5 25,6 2. Tỷ lệ lao động có CMKT (%) 46,3 46,0 47,0 47,4 47,8 Trong đó: - Tỷ lệ CNKT không bằng cấp/chứng chỉ (%) 28,1 28,0 28,8 29,0 29,2 - Tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ (%) 18,2 18,0 18,2 18,4 18,6 Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chính quy (%) 5,5 5,3 5,3 5,3 5,0 Nguồn: TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ–VL hàng quý và Bộ LĐ-TB&XH Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông Đến nay, công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tiếp tục học nghề và trung học chuyên nghiệp rất thấp (trong 5 năm gần đây, chỉ chiếm khoảng 27%); đặc biệt rất thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ (tương ứng 5,7% và 5,8%). Kết quả, cơ cấu nguồn nhân lực chưa đạt được như mong muốn. Năm 2012, cứ 1 người có trình độ cao đẳng-đại học thì chỉ có 0,43 người có trình độ THCN và 0,56 người qua đào tạo nghề (công nhân kỹ thuật). Nguồn: Tổng cục Dạy nghề 3. Việc làm Tổng số người có việc làm Q1/2014 là 52,5 triệu người, giảm 25 nghìn người (0,5%) so với Q4/2013, tuy nhiên tăng 620 nghìn người (1,2%) so với Q1/2013. Trong đó, khu vực thành thị là 15,5 triệu (chiếm 29,5%), giảm 324 nghìn người so với quý trước; nữ là 25,6 triệu người (chiếm 45,2%), không biến động so với quý trước. So với Q1/2013, tốc độ tăng việc làm đạt 1,2% và cao hơn mức tăng lực lượng lao động (1,1%) là nguyên nhân duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Hệ số co giãn việc làm theo GDP của Q1/2014 đạt 0,23 (1% tăng trưởng GDP dẫn đến tăng 0,23% việc làm), cao hơn Q1/2013 (0,13) một mặt cho thấy tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện việc làm, mặt khác cũng phản ánh công nghệ của nền kinh tế chủ yếu là thâm dụng lao động. Bảng 5. Số người có việc làm Đơn vị: triệu người 2013 2014 Q1 Q4 Q1 Q4 Q1 Chung 51,9 52,4 52,7 52,8 52,5 Nam 26,6 26,9 27,2 27,2 27,0 Nữ 25,3 25,6 25,6 25,6 25,6 Thành thị 15,4 15,5 15,7 15,8 15,5 Nông thôn 36,6 36,9 37,0 37,0 37,1 Nguồn: TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Lao động một số ngành, nghề có biến động lớn so với Q4/2013. - Giảm nhiều nhất: + Trong Q1/2014 ngành “xây dựng” giảm 488 nghìn người; ngành “công nghiệp chế biến chế tạo” giảm 257 nghìn người; ngành “bán buôn và bán lẻ” giảm 218 nghìn người, mặc dù cả ba ngành này đều tăng việc làm trong Q4/2013 với mức tăng tương ứng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 4 là 193 nghìn người, 128 nghìn người và 108 nghìn người so với Q3/2013. + Nghề “nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật” giảm nhiều nhất, 430 nghìn người, mặc dù tăng 228 nghìn người trong Q4/2013; nghề “thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan” tiếp tục giảm 387 nghìn người, cao hơn nhiều so với mức giảm của Q4/2013 (28 nghìn người). - Tăng nhiều nhất: + Do sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và di chuyển ngược của lao động, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản đã tăng thêm 814 nghìn người trong Q1/2014, mặc dù đã giảm 517 nghìn người ở Q4/2014, dẫn đến tỷ lệ lao động trong nhóm ngành này tăng trở lại, từ 45,8% Q4/2013 lên 47,5% Q1/2014. + Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu tốt khi nhóm “lao động có kỹ thuật trong nông- lâm nghiệp và thuỷ sản” trong Q1/2014 tăng 374 nghìn người so với Q4/2013, khiến cho tỷ lệ lao động có kỹ thuật trong nông-lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục tăng từ 11,6% lên 12,4% trong cùng thời kỳ. Hình 1. Cơ cấu lao động đang làm việc theo 3 nhóm ngành Đơn vị: % Nguồn: TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Tỷ trọng lao động làm công ăn lương trong tổng việc làm mặc dù tăng nhẹ so với Q1/2013 nhưng còn thấp, chỉ đạt 34,9% trong Q1/2014, giảm so với Q4/2013. Đáng chú ý, tỷ trọng lao động gia đình tăng nhanh so với 4 quý năm 2013 (từ 16,2% lên 21,9%), phản ánh khó khăn của thị trường lao động trong thời kỳ suy giảm tăng trưởng. Bảng 6. Tỷ trọng lao động đang làm việc theo vị thế việc làm Đơn vị: % 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Chủ cơ sở 2,8 2,5 2,4 2,2 2,2 Tư làm 45,4 45,3 45,7 45,9 41,0 Lao động gia đình 17,1 17,5 17,6 16,2 21,9 Lao động ăn lương 34,7 34,6 34,3 35,6 34,9 Nguồn: TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài trong Q1/2014 là 23,3 nghìn người (gồm 8,9 nghìn lao động nữ, chiếm 38,2%), giảm 2 nghìn người so với Q4/2013. Thị trường Đài Loan có số người đi làm việc cao nhất, với gần 13,7 nghìn người, chiếm 58,6%. 4. Thu nhập của lao động làm công ăn lương Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương (chỉ tính việc làm chính) trong Q1/2014 là 4,8 triệu đồng, tăng 534 nghìn đồng so với Q4/2013 do có các khoản thưởng nhân dịp Tết. Bảng 7. Thu nhập bình quân lao động làm công ăn lương Đơn vị: triệu đồng 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Chung 4,3 4,3 4,1 4,3 4,8 Nam 4,5 4,5 4,2 4,5 5,0 Nữ 4,1 4,1 3,8 4,1 4,6 Thành thị 5,3 5,3 4,8 4,7 5,3 Nông thôn 3,5 3,5 3,5 3,7 4,1 Nguồn: TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý 47.5 47.1 47.4 45.8 47,5 20.6 20.9 20.7 21.9 20,5 31.8 31.9 31.9 32.4 32 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Q1/13 Q2/13 Q3/13 Q4/13 Q1/14 Dịch vụ (%) Công nghiệp-xây dựng (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 5 - Thu nhập bình quân tháng trong Q1/2014 của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất (8,2 triệu đồng); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,9 triệu đồng); thấp nhất là nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng). Chênh lệch giữa nhóm nghề có thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,8 lần. - Thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực nhà nước cao nhất (6 triệu đồng/tháng, riêng doanh nghiệp nhà nước là hơn 6,8 triệu đồng/tháng), trong khi đó, khu vực cá thể có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 3,2 triệu đồng/tháng và cũng là nhóm có mức tăng thấp nhất so với Q4/2013. - Thu nhập bình quân tháng trong Q1/2014 của lao động nhóm ngành “nông- lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất, 3,2 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm ngành “công nghiệp-xây dựng” là 4,5 triệu đồng và nhóm ngành “dịch vụ” là 5,4 triệu đồng. - Thu nhập bình quân tháng trong Q1/2014 của lao động các ngành “hoạt động tài chính, ngân hàng” và “kinh doanh bất động sản” cao nhất (8,1 và 7,6 triệu đồng) và cũng là các ngành có mức tăng nhiều nhất so với Q4/2013 (tăng 0,8 và 1,7 triệu đồng), điều này cũng phù hợp với nhận định về sự phục hồi/ấm lại của thị trường bất động sản. Hình 2. Thu nhập bình quân lao động làm công ăn lương theo nghề, Q1/2014 Đơn vị: triệu đồng Nguồn: TCTK (2013,2014), Điều tra LĐ-VL hàng quý 5. Bảo hiểm xã hội a. Về tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) Đến hết Q1/2014, theo cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có trên 11.027 nghìn người đang tham gia BHXH, chiếm 20,6% LLLĐ, tăng 498 nghìn người so với Q1/2013. Theo loại hình, có 10,9 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và 177,9 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện. Tổng thu BHXH bắt buộc của Q1/2014 là 26,2 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với Q1/2013 (do điều chỉnh tỷ lệ đóng BHXH từ 24% lên 26% bắt đầu từ ngày 01/01/2014). Tuy nhiên, tình hình tuân thủ BHXH còn nhiều thách thức, số nợ BHXH bắt buộc còn cao, Q1/2014 là 7.425 tỷ đồng (tăng 17,4% so với Q1/2013 và tăng 56,3% so với Q4/2013). b. Về giải quyết chế độ BHXH Từ đầu năm đến hết quý 1, có hơn 1.276 nghìn lượt người được giải quyết hưởng các chế độ BHXH, trong đó: - 26 nghìn người hưởng BHXH hàng tháng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2013. - 109,2 nghìn lượt người hưởng trợ cấp một lần, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2013. - 1.141 nghìn lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng đối tượng hưởng chế độ BHXH (hàng tháng và một lần) có xu hướng cao hơn so với tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH (5,1% so với 4,7%), là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH. Theo dự báo của Bộ LĐ- TB&XH, với tình trạng quỹ và chính sách BHXH hiện hành, thu BHXH sẽ không đủ để bù chi vào năm 2021 và quỹ sẽ không có khả năng thanh toán (cạn kiệt) vào năm 2034. 6. An toàn vệ sinh lao động Theo báo cáo của 63 tỉnh/thành phố, năm 2013 xảy ra 6,7 nghìn vụ tai nạn lao động (giảm 1,2% so với năm 2012) với 6,9 8,2 6,9 5,3 4,4 3,9 4,5 4,0 5,0 3,0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 Lãnh đạo CMKT bậc cao CMKT bậc trung Nhân viên NV dịch vụ cá nhân LĐKT trong NN Thợ thủ công Thợ vận hành máy LĐ giản đơn Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 6 nghìn người bị tai nạn lao động (giảm 1,2% so với năm 2012). Mặc dù số vụ, số người bị tai nạn giảm, song mức độ nghiêm trọng có xu hướng tăng, cụ thể: 562 vụ tai nạn lao động chết người, tăng 1,8% so với năm 2012; 627 người lao động bị chết, tăng 3,5% so với năm 2012; 1506 người bị thương nặng, tăng 2,5% so với năm 2012; 113 vụ có 2 người bị tai nạn trở lên, tăng 19% so với năm 2012; 153.658 ngày nghỉ do tai nạn lao động, tăng 79% so với năm 2012. Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó điển hình là Đồng Nai (1.690 vụ), TP. Hồ Chí Minh (822 vụ), Bình Dương (621 vụ), Quảng Ninh (528 vụ) và Hà Nội (126 vụ). Các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao mất an toàn lao động dẫn đến nhiều tai nạn lao động nhất là: xây dựng chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 14,3% tổng số người chết; khai thác khoáng sản chiếm 15,4% tổng số vụ và 14,3% tổng số người chết; sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,3% tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết; cơ khí chế tạo chiếm 5,1% tổng số vụ và 4,8% tổng số người chết. Công tác báo cáo tình hình tai nạn lao động chậm được cải thiện. Năm 2013, vẫn chỉ khoảng 5,3% tổng số doanh nghiệp toàn quốc có báo cáo tình hình tai nạn lao động gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương. Tỷ lệ báo cáo rất thấp, gây khó khăn trong việc đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc. 7. Thất nghiệp và thiếu việc làm a. Thất nghiệp Q1/2014, cả nước có 1.045,5 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với Q4/2013, tuy nhiên đã giảm 22,2 nghìn người so với Q1/2013. Trong số người thất nghiệp, có là 493,0 nghìn người là nữ (chiếm 47,2%), 546,7 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,3%). Về tỷ lệ, Q1/2014 tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,21%, tăng so với Q4/2013 (1,9%), tuy nhiên giảm nhẹ so với Q1/2013 (2,27%). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,25%, cao hơn nam (2,17%). Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%). Hình 3. Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: nghìn người Nguồn: TCTK (2013, 2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm. Trong Q1/2014, có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, chiếm 4,14% tổng số người có trình độ này (mặc dù tỷ lệ này không cao), tăng 4,3 nghìn người so với Q4/2013; có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,81%), tăng 7,5 nghìn người so với Q4/2013. Thất nghiệp thanh niên tiếp tục là vấn đề cần quan tâm. Trong Q1/2014, cả nước có 504,7 nghìn thanh niên (nhóm từ 15- 24 tuổi) bị thất nghiệp (chiếm 6,66%), tăng 54,4 nghìn người so với Q4/2013 và tăng 17,0 nghìn người so với Q1/2013. Đặc biệt, có 21,2% thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên của khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao (12,3%); của nữ (7,86%), cao hơn hẳn so với của nam (5,66%), cho thấy nữ thanh niên gặp khó khăn hơn khi tìm việc làm. Không có CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề THCN Cao đẳng nghề Cao đẳng ĐH trở lên Q1/13 722 49 33 70 17 54 123 Q4/13 530 37 22 63 19 72 158 Q1/14 630 38 37 81 18 79 162 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 7 Bảng 8. Tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính, khu vực, nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: % 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Theo giới tính Nam 2,23 2,14 2,25 1,85 2,17 Nữ 2,31 2,21 2,4 1,95 2,25 2. Theo khu vực Thành thị 3,80 3,66 3,59 3,19 3,72 Nông thôn 1,58 1,49 1,74 1,30 1,53 3. Theo trình độ CMKT Không có CMKT 1,89 1,76 1,8 1,39 1,66 Sơ cấp nghề 2,85 2,4 2,07 2,26 2,61 Trung cấp nghề 3,82 4,73 3,19 2,6 4,42 Trung học chuyên nghiệp 3,85 3,25 4,82 3,48 4,53 Cao đẳng nghề 8,09 6,44 7,45 7,68 8,56 Cao đẳng 5,29 6,73 7,69 6,74 6,81 ĐH/Trên ĐH 3,50 3,65 4,36 4,25 4,14 4. Theo nhóm tuổi Thanh niên (15- 24) 6,15 5,58 6,95 5,95 6,66 Người lớn (>25) 1,48 1,48 1,37 1,13 1,27 Nguồn TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý Theo thời gian thất nghiệp, tỷ lệ người bị thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) của Q1/2014 là 14,1%. b. Tình hình thiếu việc làm Q1/2014, có 1.289,8 nghìn lao động thiếu việc làm (làm việc dưới 35 giờ/tuần, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ), chiếm 2,78% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm, tăng 66,5 nghìn người so với Q4/2013, tuy nhiên giảm 146,3 nghìn người so với Q1/2013. Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng cao hơn ở những tháng đầu năm và giảm dần ở những tháng cuối năm. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn là 3,4%, cao gấp 1,2 lần so với cả nước; của lao động trong nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản là 4,7%; của nhóm lao động gia đình là 4,1% và lao động tự làm là 3,1%. Số giờ làm việc thực tế bình quân của nhóm “lao động thiếu việc làm” là 22,3 giờ/tuần, chỉ bằng 53% so với lao động cả nước (42,3 giờ/tuần), trong đó 42,2% làm việc dưới 20 giờ/tuần. Hình 4. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động Nguồn TCTK (2013,2014), số liệu Điều tra LĐ-VL hàng quý 8. Bảo hiểm thất nghiệp a. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp Trong Q1/2014, cả nước có 8,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 0,4 triệu người so với Q1/2013, tuy nhiên giảm 41 nghìn người so với Q4/2013 (8,4 triệu người). b. Về giải quyết chế độ Số người đăng ký thất nghiệp trong Q1/2014 là 86,7 nghìn người, giảm 11,9 nghìn người (12,1%) so với Q1/2013 và giảm 18,3 nghìn người (17,4%) so với Q4/2013, cho thấy các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn và duy trì việc làm tốt hơn. Quý 1 năm 2014, đã có 75,3 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, tăng 29% so với Q1/2013, tuy nhiên giảm 30% so với Q4/2013; có 5,6 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần. Tỷ trọng người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong độ tuổi từ 25-40 tuổi vẫn duy trì ở mức cao (nam 64,8%; nữ 64,2%), cho thấy nhóm lao động này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường lao động. 1436 1163 1230 1223 1290 3,12 2,51 2,64 2,63 2,78 1.7 2.2 2.7 3.2 700 900 1100 1300 1500 Q1/13 Q2/13 Q3/13 Q4/13 Q1/14 Tổng số người thiếu việc làm (nghìn người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bản tin Cập nhật thị trường lao động, số 2-quý 2 năm 2014 8 Số người đăng ký thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm trong Q1/2014 là 75,0 nghìn người (chiếm 99,6% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, 86,5% so với số người đăng ký thất nghiệp). Trong đó, số người được giới thiệu việc làm là 15,7 nghìn người, tăng 31,0% so với Q1/2013 (gần 12 nghìn người). Bảng 9. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp Đơn vị: Nghìn người Chỉ tiêu 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Đăng ký thất nghiệp 98,6 137,5 135,1 105,0 86,7 Có QĐ hưởng TCTN hàng tháng 58,4 149,8 138,6 108,1 75,3 Có quyết định hưởng trợ cấp 1 lần 7,1 8,0 10,9 8,2 5,6 Được tư vấn, giới thiệu việc làm 80,8 102,3 118,4 96,5 75,0 Trong đó: được GTVL 12,0 33,2 34,9 25,1 15,7 Được hỗ trợ học nghề 1,9 2,6 3,0 3,1 2,3 Nguồn: Cục việc làm 9. Kết nối cung-cầu Sau Tết âm lịch, tại các khu công nghiệp tình hình thiếu hụt lao động do lao động nhảy việc và các nguyên nhân khác, tuy nhiên đã giảm dần. Theo báo cáo của các Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, có 380 nghìn lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng 11,7% so với Q1/2013; có 164 nghìn người tìm được việc làm qua trung tâm (tăng 7,9% so với Q1/2013). Trong Q1/2014 có 346,3 nghìn người được giải quyết việc làm, 323 nghìn lao động được hỗ trợ tạo việc làm trong nước và 7,7 nghìn người được tạo việc làm thông qua Dự án vay vốn tạo việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm. 10. Triển vọng thị trường lao động Trong năm 2014, kinh tế vĩ mô tiếp tục phục hồi sẽ tạo cơ hội cho thị trường lao động chuyển biến tích cực. Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng, tập trung tại những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013 cho thấy số lao động có nhu cầu tuyển thêm năm 2014 khoảng 600 nghìn người, trong đó lao động thay thể khoảng 100 nghìn người. Ngành có nhu cầu tuyển lao động nhiều nhất là “công nghiệp chế biến, chế tạo” (288 nghìn người), “xây dựng” (50 nghìn người)./. Chịu trách nhiệm xuất bản: BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ: BAN BIÊN TẬP BẢN TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Điện thoại: 04.38240601 Email: bantinTTLD@molisa.gov.vn Website: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_tin_cap_nhat_thi_truong_lao_dong_viet_nam_nam_2014.pdf
Tài liệu liên quan