Bản tin nợ nước ngoài của Việt Nam đến 6/2010

Lời nói đầu Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẽ và công bố thông tin về nợ nước ngoài đã được ban hành kèm theo Quyết định số 232/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Bản tin về nợ nước ngoài được phát hành nhằm thực hiện các quy định về Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Quy chế nói trên. Bản tin thống kê này báo cáo về tình hình nợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bản tin được xuất bản 6 tháng một lần, độ trễ là 6 tháng. Thông tin về nợ Chính phủ và các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh do Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính Việt Nam tổng hợp, biên soạn. Bản tin này bao gồm các bảng về số liệu nợ tại từng thời điểm, số liệu nợ theo thời kỳ trên thực tế cũng như dự báo. Để tránh sự hiểu sai về các con số được đưa ra trong mỗi bảng, cần thiết phải hiểu và nhận thức rõ về phạm vi số liệu, sự phân loại và các định nghĩa về các thuật ngữ kỹ thuật trong bản tin này. Các thông tin sẽ được nêu cụ thể trong phần Giới thiệu chung. Trong tương lai, việc xuất bản bản tin thống kê nợ sẽ được thực hiện định kỳ hàng quý. Ngoài ra, có thể xem xét việc mở rộng phạm vi thông tin về nợ nước ngoài của doanh nghiệp khu vực công không được bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân, nợ trong nước của Chính phủ, viện trợ của Chính phủ cũng như các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả Bản tin số 6 về nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-30/06/2010 (riêng số liệu thống kê năm 2009 và 30/06/2010 có thể sẽ được chỉnh lý sau khi quyết toán Ngân sách Nhà nước). Ban biên tập rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, đóng góp để tiếp tục hoàn thiện trong các số xuất bản tiếp theo. Các ý kiến nhận xét, đóng góp xin gửi về: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính 28 Trần Hưng Đạo, Hà nội, Điện thoại: +84.4.2220.2828 Fax: +84.4.2220.2868 Email: taichinhdoingoai@mof.gov.vn TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP Nguyễn Thành Đô Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin nợ nước ngoài của Việt Nam đến 6/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 6 N ợ n ư ớ c n g o à i BỘ TÀI CHÍNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Các bảng số liệu thống kê 2006 – 30/06/2010 Hà Nội, tháng 12 – 2010 Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28 Trần Hưng Đạo Hoàn Kiếm, Hà nội Việt Nam Điện thoại: +84.4.2220.2828 Fax: +84.4.2220.2868 Email: taichinhdoingoai@mof.gov.vn Mục lục Lời nói đầu ............................................................................................................. 1 Phần I: Giới thiệu chung Các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................................... 3 Phạm vi ............................................................................................................. 4 Phương pháp luận ............................................................................................. 4 Nguồn số liệu .................................................................................................... 5 Các định nghĩa .................................................................................................. 6 Phần II: Số liệu thống kê Tỷ giá áp dụng................................................................................................. 11 Bảng số liệu nợ nước ngoài............................................................................. 12 Biểu đồ ............................................................................................................ 32 Lời nói đầu Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẽ và công bố thông tin về nợ nước ngoài đã được ban hành kèm theo Quyết định số 232/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Bản tin về nợ nước ngoài được phát hành nhằm thực hiện các quy định về Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Quy chế nói trên. Bản tin thống kê này báo cáo về tình hình nợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bản tin được xuất bản 6 tháng một lần, độ trễ là 6 tháng. Thông tin về nợ Chính phủ và các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh do Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính Việt Nam tổng hợp, biên soạn. Bản tin này bao gồm các bảng về số liệu nợ tại từng thời điểm, số liệu nợ theo thời kỳ trên thực tế cũng như dự báo. Để tránh sự hiểu sai về các con số được đưa ra trong mỗi bảng, cần thiết phải hiểu và nhận thức rõ về phạm vi số liệu, sự phân loại và các định nghĩa về các thuật ngữ kỹ thuật trong bản tin này. Các thông tin sẽ được nêu cụ thể trong phần Giới thiệu chung. Trong tương lai, việc xuất bản bản tin thống kê nợ sẽ được thực hiện định kỳ hàng quý. Ngoài ra, có thể xem xét việc mở rộng phạm vi thông tin về nợ nước ngoài của doanh nghiệp khu vực công không được bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân, nợ trong nước của Chính phủ, viện trợ của Chính phủ cũng như các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả Bản tin số 6 về nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-30/06/2010 (riêng số liệu thống kê năm 2009 và 30/06/2010 có thể sẽ được chỉnh lý sau khi quyết toán Ngân sách Nhà nước). Ban biên tập rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, đóng góp để tiếp tục hoàn thiện trong các số xuất bản tiếp theo. Các ý kiến nhận xét, đóng góp xin gửi về: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính 28 Trần Hưng Đạo, Hà nội, Điện thoại: +84.4.2220.2828 Fax: +84.4.2220.2868 Email: taichinhdoingoai@mof.gov.vn TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP Nguyễn Thành Đô Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG Các ký hiệu và chữ viết tắt Người cho vay/Nhà tài trợ ADB Ngân hàng phát triển châu Á IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế IFAD Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế NDF Qũy Phát triển Bắc Âu NIB Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OFID Qũy OPEC cho Phát triển quốc tế EIB Ngân hàng đầu tư châu Âu Tiền tệ AUD Đô la Úc KWD Dina Cô oét CAD Đô la Canada MYR Ringit Malaisia CHF Phrăng Thuỵ Sỹ NOK Cua ron Na uy CNY Nhân dân tệ NZD Đô la New Zealand DKK Cua ron Đan Mạch SDR Quyền rút vốn đặc biệt EUR Đồng tiền chung châu Âu SEK Cu ron Thuỵ Điển GBP Bảng Anh SGD Đô la Singapore INR Ru pi Ấn Độ THB Bạt Thái Lan JPY Yên Nhật USD Đô la Mỹ KRW Uôn Hàn Quốc VND Đồng Việt Nam Các ký hiệu khác: MOF Bộ Tài chính Việt Nam DMEF Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại DMFAS Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính BOP Cán cân thanh toán Phạm vi Bản tin thống kê nợ cung cấp thông tin về nợ nước ngoài của Chính phủ Trung ương và các khoản nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh của Việt Nam. Số liệu về nợ nước ngoài của doanh nghiệp chưa được tổng hợp trong Bản tin lần này. Bản tin này không bao gồm các khoản nợ nước ngoài còn lại của khu vực công, khu vực tư nhân và nợ trong nước. Phương pháp luận Phương pháp tổng hợp số liệu Sử dụng Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) của Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc (UNCTAD), Bộ Tài chính biên tập số liệu từ các khoản vay và cung cấp các báo cáo tổng hợp về tổng nợ nước ngoài của Chính phủ Trung ương và các khoản nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Quy đổi về một loại tiền chung Để tạo ra một bảng tóm tắt về nợ, dữ liệu nợ cần phải được chuyển đổi về một loại tiền chung, có thể là đồng đô la Mỹ (USD), hay đồng Việt Nam (VND). Việc chuyển đổi được thực hiện như sau: - Các số liệu về nợ tại thời điểm như là dư nợ được chuyển đổi bằng cách sử dụng tỷ giá chuyển đổi tại thời điểm cuối kỳ; - Các số liệu về nợ theo thời kỳ như số trả nợ hay số rút vốn trong một thời kỳ, sẽ được chuyển đổi bằng cách sử dụng tỷ giá chuyển đổi tại thời điểm giao dịch được thực hiện. - Số liệu dự kiến sẽ dựa trên tỷ giá chuyển đổi được chỉ rõ của một ngày nào đó. Tỷ giá quy đổi được sử dụng cho các giao dịch được công bố một lần trong tháng. Tỷ giá quy đổi hàng tháng sẽ được công bố vào ngày 25 mỗi tháng, được sử dụng cho tháng tiếp sau. Phân loại Nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh được thu thập vào báo cáo theo các tiêu chí phân loại chủ yếu như đã được quy định tại “Điều 5. Phân loại nợ nước ngoài” của Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài Các cách phân loại nợ này cũng tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, như được giới thiệu trong cuốn “Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn cho người sử dụng”1 . Phương pháp dự báo số liệu Việc dự báo số liệu dòng tiền trong tương lai bao gồm việc dự báo dựa trên số dư nợ hiện tại và cam kết rút vốn. Nợ phải trả trong tương lai Dự kiến nợ phải trả trong tương lai được thực hiện dựa trên điều kiện trả nợ của mỗi khoản vay (ngày bắt đầu và kết thúc trả nợ, kỳ trả nợ, yếu tố đảo nợ, số ngày trong tháng và năm để làm căn cứ tính lãi, v.v…), và sẽ được DMFAS tự động tính toán vào lịch trả nợ. Có hai cách dự kiến nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai có thể được sử dụng: (i) Dự kiến dựa trên tổng cam kết 1 Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Phòng thư ký của Khối Thịnh vượng chung, Eurostat, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), Phòng thư ký Câu Lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) và Ngân hàng Thế giới (2003), Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn cho người sử dụng . (ii) Dự kiến dựa trên dư nợ Khi tiến hành dự kiến nợ phải trả trong tương lai, hệ thống sẽ tính đến cả phần chưa rút vốn của khoản nợ, phần vốn này, sẽ được giải ngân trong giai đoạn giải ngân còn lại của khoản vay. Với phương pháp này, việc dự kiến nợ gốc và lãi phải trả sẽ được tính toán dựa trên số tiền cam kết cho vay của khoản vay. Nếu có sự điều chỉnh về số cam kết trong thời kỳ hiệu lực của khoản vay thì khoản nợ gốc và lãi phải trả trong tương lai sẽ được tính toán lại dựa trên số tiền cam kết điều chỉnh mới nhất. Tương tự, việc dự kiến về các khoản phí cam kết phải trả định kỳ trong tương lai cũng được tính toán dựa trên tỷ lệ chưa giải ngân của khoản vay. Các loại phí khác được ghi lại thành các điều kiện, điều khoản, của hợp đồng/thoả thuận. Mặt khác, dự kiến nợ phải trả trong tương lai dựa trên số dư nợ, lại được thực hiện mà không có sự tính đến tỷ lệ chưa giải ngân của khoản vay do đó việc dự kiến trả nợ gốc sẽ chỉ phản ánh phần nợ đã được rút vốn, và chưa được hoàn trả. Chính sách điều chỉnh Các số liệu ở các cột có ký hiệu chữ “(P)” mới chỉ là số tạm thời, do đó sẽ có sự điều chỉnh. Điều này là do với một số giao dịch, đặc biệt là giao dịch rút vốn đôi khi nhận được thông báo muộn hơn 3 đến 6 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Và do đó, số liệu dư nợ và rút vốn có thể không phản ánh đúng tình hình nợ thực tế. Để giải quyết vấn đề này, trong kỳ báo cáo 6 tháng sau đó, sẽ có sự điều chỉnh những số liệu này, và cột số liệu đó sẽ có thêm ký hiệu “(R)”, có nghĩa là đã điều chỉnh. Nguồn dữ liệu Dữ liệu nợ Nguồn cung cấp thông tin chính cho các bảng số liệu này là dữ liệu nợ nước ngoài của Chính phủ trung ương và các khoản nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, do Bộ Tài chính quản lý thông qua việc sử dụng phần mềm DMFAS. Dữ liệu tham chiếu Dữ liệu tham chiếu hay các thông tin chung cần thiết trong việc quản trị dữ liệu nợ và/hoặc các giao dịch bao gồm: - Tỷ giá; - Lãi suất/lãi suất thả nổi dùng chung, như LIBOR, SIBOR, v.v… Tỷ giá được áp dụng cho các giao dịch hàng ngày (rút vốn và trả nợ) và/hoặc các số liệu thời điểm và dự báo số liệu thời kỳ là tỷ giá hạch toán hàng tháng, được công bố vào ngày 25 của tháng trước, sử dụng cho mục đích hạch toán ngân sách. Các định nghĩa Cam kết Là nghĩa vụ chắc chắn cho vay, bảo lãnh hoặc bảo đảm một khoản tiền cụ thể theo các điều khoản và điều kiện tài chính cụ thể. Các chủ nợ chính thức Là các chủ nợ thuộc khu vực công, bao gồm cả các tổ chức đa phương. Các khoản nợ nước ngoài với các chủ nợ chính thức có thể bao gồm cả các khoản nợ mà trước đây là của các chủ nợ tư nhân, nhưng được bảo lãnh bởi một tổ chức công trong cùng một nền kinh tế với người cho vay, ví dụ như tổ chức tín dụng xuất khẩu. Người cho vay song phương chính thức là người những người cho vay ở từng nước riêng biệt. Cách phân loại này đặc biệt liên quan đến bối cảnh thảo luận của Câu lạc bộ Paris. Các chủ nợ tư nhân Là những chủ nợ không phải là chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công. Các chủ nợ tư nhân bao gồm các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp hàng hoá khác có khả năng tài chính. Các khoản chuyển giao thuần Trên quan điểm của một khoản vay, chuyển giao thuần là tổng các khoản giải ngân trừ đi các khoản thanh toán gốc, lãi và phí. Các khoản nợ có lãi suất biến đổi Các công cụ nợ mà chí phí về lãi suất của nó kết nối với một chỉ số tham chiếu ví dụ như LIBOR (lãi suất liên ngân hàng của thị trường Luân Đôn), hoặc giá cả của hàng hoá; hoặc là giá của một công cụ tài chính cụ thể nào đó thường thay đổi theo thời gian do phản ứng lại các điều kiện của thị trường. Các khoản vay đa phương Xem phần “Tín dụng chính thức”. Các khoản vay song phương Xem phần “Tín dụng chính thức” Các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Là các khoản cho vay với thời hạn trên 1 năm, đáp ứng các tiêu chí đưa ra trong phần định nghĩa ODA, do Chính phủ hoặc các tổ chức chính thức cung cấp; và việc hoàn trả các khoản vay này được thực hiện bằng tiền tệ chuyển đổi hoặc bằng hàng hoá. Các khoản vay ưu đãi Là các khoản vay được thực hiện theo các điều khoản thuận lợi hơn so với các khoản vay trên thị trường. Tính ưu đãi thể hiện ở mức lãi suất cho vay thấp hơn so với các mức lãi suất hiện hành trên thị trường hoặc thời gian ân hạn; hoặc kết hợp cả lãi suất và thời gian ân hạn. Các khoản vay ưu đãi thường có thời gian ân hạn dài. Câu lạc bộ Luân Đôn Là một nhóm các ngân hàng thương mại có cử các đại diện để gặp gỡ nhau theo định kỳ và thảo luận, đàm phán việc cơ cấu lại các khoản nợ của người vay là các Chính phủ. Câu lạc bộ Luận Đôn không có khung tổ chức như là Câu lạc bộ Paris. Câu lạc bộ Paris Diễn đàn trong đó các khoản giảm nợ được các Chính phủ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát triển thuộc OECD đưa ra. Chủ tịch và Ban thư ký do Kho bạc Pháp chỉ định. Các chủ nợ chính thức khác ngoài các chủ nợ thuộc các Chính phủ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát triển của OECD có thể tham gia vào các cuộc đàm phán để cơ cấu lại các khoản nợ với một trong các con nợ của họ. Câu lạc bộ Paris thống nhất các điều khoản cơ bản việc cơ cấu lại nợ như thời kỳ củng cố, ngày khóa sổ, thời gian ân hạn, thời hạn thanh toán, phạm vi của thoả thuận- tất cả được quy định tại Biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ thì không có tính pháp lý và việc cơ cấu lại nợ chỉ chính thức có hiệu lực sau một loạt các thoả thuận song phương đàm phán riền lẻ bởi từng chủ nợ sau thoả thuận Câu lạc bộ Paris. Các thoả thuận song phương sẽ đưa ra mức lãi suất cho từng khoản nợ được cơ cấu lại đối với từng chủ nợ. Chính phủ Chính phủ bao gồm (i) các đơn vị của Chính phủ ở các cấp, trung ương hoặc địa phương trong phạm vi một nền kinh tế quốc gia; (ii) tất cả các quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động ở các cấp; (iii) tất cả các tổ chức phi lợi nhuận, phi thị trường chịu sự kiểm soát và nhận tài trợ từ các đơn vị của Chính phủ. (Các tổng công ty, doanh nghiệp công không được xếp vào khu vực chính phủ nhưng được xếp vào khu vực công). Chuyển đổi nợ Việc chuyển đổi một khoản nợ thành một nghĩa vụ khác không phải nghĩa vụ nợ, ví dụ như chuyển thành cổ phần hoặc thành viện trợ trong trường hợp là khoản nợ đó được sử dụng để tài trợ cho một dự án hoặc một chính sách cụ thể nào đó. Chủ nợ đa phương Những chủ nợ này là các tổ chức đa phương như IMF, WB và các ngân hàng phát triển đa phương khác. Dòng tiền thuần Trên quan điểm của một khoản vay, dòng tiền thuần là tổn số tiền giải ngân trừ đi các khoản trả gốc. Dư nợ (và dư nợ đã giải ngân) Là khoản tiền đã giải ngân nhưng chưa hoàn trả lại hoặc chưa được xoá nợ. Đa phương (Phân loại chủ nợ) Là các khoản tài trợ tài chính từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực hoặc các tổ chức đa phương hay liên Chính phủ. EURIBOR-Lãi suất liên ngân hàng Châu Âu EURIBOR là lãi suất cơ bản liên ngân hàng Châu Âu, được sử dụng để thay thế các mức lãi suất liên ngân hàng của một quốc gia (IBOR) trong số các nước tham gia vào Liên minh tiền tệ Châu Âu từ ngày 01/01/1999. EURO EURO là đồng tiền chung Châu Âu được phát hành từ ngày 01/01/1999. Các đồng tiền riêng của các quốc gia đã tham gia vào Liên minh tiền tệ Châu Âu sẽ không còn được sử dụng trên thị trường ngoại hối nữa. EURO LIBOR EURO LIBOR được tính bởi Hiệp hội các nhà ngân hàng Anh bằng cách lấy trung bình số học các mức lãi suất của thị trường do các ngân hàng đưa ra đối với đồng EURO. Xem phần “EURIBOR”. Giải ngân/Rút vốn Là các hoạt động cấp vốn. Cả hai bên tham gia đều phải ghi lại các giao dịch ngay sau đó. Trong thực tế, việc giải ngân được ghi lại tại một trong các thời điểm sau: thời điểm cung cấp hàng hoá và dịch vụ (thời điểm liên quan đến tín dụng thương mại); thời điểm chuyển vốn vào tài khoản; Thời điểm người vay rút vốn từ một quỹ hoặc tài khoản hoặc người đi vay. Thuật ngữ “được sử dụng” có thể áp dụng trong trường hợp tín dụng được thực hiện dưới dạng không phải bằng tiền. Việc giải ngân có thể được ghi lại dưới dạng tổng khối lượng giải ngân thực tế. Gốc hoá Xem phần “Lãi được gốc hoá”. Hoàn trả nợ gốc Là việc thanh toán thực tế được thực hiện bởi con nợ cho chủ nợ các khoản nợ gốc đến hạn trên cơ sở của lịch trả nợ. Xem phần “Nợ gốc”. Hoán đổi nợ Hoán đổi nợ là việc thay đổi nợ, ví dụ như việc chuyển đổi các khoản vay hoặc chứng khoán thành hợp đồng vay mới (có nghĩa là chuyển đổi nợ thành nợ) hoặc là chuyển đổi nợ thành cổ phần; nợ thành xuất khẩu; nợ thành tiền nội tệ ví dụ như khoản nợ đó được sử dụng cho các dự án của nước con nợ (điều này được biết đến như là việc chuyển đổi nợ). Hoãn nợ Hoãn nợ đề cập tới việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kỳ hạn mới, dài hơn đối với khoản tiền được hoãn nợ. Hoãn nợ là một cách giúp cho người mắc nợ giảm nhẹ gánh nặng nợ thông qua việc trì hoãn hoàn trả và trong trường hợp hoãn nợ có ưu đãi sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ nợ. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Dòng vốn tài trợ chính thức với mục đích chính là phát triển nền kinh tế cho các quốc gia và có yếu tố không hoàn lại ít nhất là 25%. Theo quy ước, luồng vốn ODA bao gồm các đóng góp của các cơ quan chính phủ tài trợ ở tất cả các cấp cho các nước đang phát triển (ODA song phương) và cho các tổ chức đa phương. Việc nhận ODA bao gồm việc giải ngân từ các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương. Việc cho vay bởi các tổ chức tín dụng xuất khẩu với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu không được tính vào nguồn ODA. Khoản nợ có lãi suất cố định Các công cụ nợ mà các chi phí về tiền lãi không liên kết đến các chỉ số tham chiếu. Xem phần “Các khoản nợ có lãi suất biến đổi”. Khoản nợ có lãi suất thả nổi Xem phần “Các khoản nợ có lãi suất biến đổi”. Lãi Đối với việc sử dụng tiền gốc, tiền lãi có thể và thường được công dồn trên cơ sở tiền gốc và kết quả là phát sinh chi phí tiền lãi đối với con nợ. Khi chi phí này được trả theo chu kỳ, và thông thường như vậy, thì hoạt động này được gọi là thanh toán lãi. Tiền lãi có thể được tính căn cứ vào lãi suất cố định hoặc lãi suất biến đổi. Trái với lãi suất cố định, nghĩa là mức lãi suất không thay đổi qua các kỳ hạn, lãi suất biến đổi kết nối với một chỉ số tham chiếu, ví dụ như LIBOR, hoặc là giá của một hàng hoá cụ thể, hoặc là giá của một công cụ tài chính cụ thể mà thường thay đổi theo thời gian khi có các áp lực của thị trường. Lãi được gốc hoá Lãi được gốc hoá là việc chuyển các khoản trả lãi cộng dồn hoặc các khoản thanh toán lãi trong tương lai thành một khoản nợ mới hoặc chuyển vào nợ gốc theo hợp đồng được thoả thuận với người cấp tín dụng. Một dạng thông dụng nhất của gốc hoá là việc tái đầu tư các khoản lãi vào gốc trên cơ sở các thoả thuận liên quan tới từng khoản nợ cụ thể hoặc một phần của thoả thuận cơ cấu lại. Thông thường, trong các thoả thuận cơ cấu lại, có một phần tiền lãi đến hạn trong khoản thời gian quy định trước được cộng thêm vào tiền gốc, trên cơ sở thoả thuận với người cấp tín dụng. Lãi phạt Xem phần “Lãi phạt trả chậm”. Lãi phạt trả chậm Khoản tiền bổi thường (tiền phạt) mà một bên phải trả cho bên khác trong trương hợp bên đó không thực hiện đúng một hoặc một số hoặc các nghĩa vụ của họ theo các điều khoản của hợp đồng thương mại. Nghĩa vụ nợ Đề cập tới việc hoàn trả cả gốc, lãi và các khoản phí. Khoản trả nợ thực tế là tổng số tiền phải thanh toán để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ, bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí chậm thanh toán. Nghĩa vụ nợ trả theo lịch là toàn bộ các khoản thanh toán bao gồm thanh toán gốc, lãi và phí phải trả tại từng thời điểm trong khoảng thời hạn nợ. Người nắm giữ trái phiếu Là những người nắm giữ trái phiếu hoặc các chứng khoán khác, bao gồm cả trái phiếu của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Nợ gốc Là việc người cho vay cung cấp một giá trị kinh tế hoặc việc tạo ra một nghĩa vụ nợ dưới một hình thức khác để tạo dựng lên nghĩa vụ nợ gốc cho người vay, cho đến khi được huỷ, và có thể thay đổi theo thời gian. Đối với riêng công cụ nợ, việc cộng dồn trên khối lượng gốc sẽ làm tăng giá trị của khoản nợ gốc. Nợ ngắn hạn Là các khoản nợ có thời hạn 1 năm hoặc ngắn hơn. Thời hạn nợ được xác định trên cơ sở ban đầu hoặc là trên phần nợ còn lại. Xem phần “Thời hạn nợ ban đầu” và “Thời hạn nợ còn lại”. Nợ nước ngoài Tổng số nợ nước ngoài, tại một thời điểm, là số dư của các khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ bị yêu cầu thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại (các) thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú. Nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ Nghĩa vụ nợ nước ngoài của con nợ được Chính phủ hoặc một tổ chức thay mặt Chính phủ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Nợ nước ngoài của khu vực công Bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài. Nợ nước ngoài dài hạn Là khoản nợ nước ngoài có thời hạn trên 1 năm. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ đã đến hạn trả nhưng người đi vay chưa thực hiện việc trả nợ cho người cho vay. Nợ quá hạn xảy ra đối với cả hai trường hợp là chậm thanh toán gốc và chậm thanh toán lãi của các công cụ nợ cũng như là việc chậm thanh toán trong các giao dịch khác. Nợ song phương Là các khoản nợ với các chủ nợ song phương. Nước chủ nợ Nước chủ nợ là nước mà người cho vay cư trú. Theo thuật ngữ của Câu lạc bộ Paris, nước chủ nợ là người chủ nợ song phương chính thức. Phí Là việc thanh toán cho một dịch vụ, ví dụ như phí cam kết, phí đại lý, phí quản lý. Thuật ngữ “phí” có thể được dùng như thuật ngữ “Tiền hoa hồng”. Xem phần “Tiền hoa hồng”. Song phương (Phân loại chủ nợ) Tài trợ vốn song phương là loại tài trợ mà nguồn vốn tài trợ được cấp bởi một chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ nước ngoài (bao gồm cả các ngân hàng trung ương), một tổ chức thuộc khu vực công hoặc một cơ quan tín dụng xuất khẩu. Số dư nợ gốc Là khoản tiền gốc đã giải ngân và chưa được người vay trả lại. Sự huỷ bỏ Là việc giảm khối lượng chưa giải ngân và cam kết khoản vay. Xem phần “Xoá nợ”. Tái cơ cấu nợ Là hoạt động được thực hiện bởi cả người cho vay và người đi vay, kết quả là dẫn đến sự thay đổi về nghĩa vụ nợ theo hướng làm giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay. Hoạt động này có thể là tổ chức lại nợ cho vay hoặc giảm nợ. Đối với trường hợp xoá nợ thì hoạt động này chỉ được thực hiện bởi người cho vay. Tổ chức lại nợ bao gồm giãn nợ, cơ cấu lại và hoạt động tái tài trợ. Tái tài trợ Là một loại thỏa thuận vay hoặc một loại tài trợ. Tái tài trợ đề cập tới một thỏa thuận trong đó người cho vay hoặc là một tổ chức đại diện cho người cho vay tài trợ cho việc thanh toán các nghĩa vụ phát sinh của khoản vay trước đây thông qua một khoản vay mới. Các khoản vay mới khác với khoản tái tài trợ vì các khoản tái tài trợ vẫn giữ nguyên các điều khoản ban đầu. Các điều khoản của khoản tái tài trợ không nhất thiết là giống với các khoản tái cấp vốn trước đây và các khoản tín dụng. Việc tổ chức lại một khoản nợ, liên quan cả tới người cho vay và người đi vay, phải sử dụng đến nghiệp vụ tái tài trợ. Hiện nay, nghiệp vụ tái tài trợ được sử dụng thường xuyên trong trường hợp người đi vay chấp nhận một khoản vay mới để hoàn trả cho khoản vay cũ. Thời hạn Đối với các khoản nợ, việc phân loại là nợ ngắn hạn hay dài hạn thông thường được dựa trên thời hạn nợ ban đầu. Nợ dài hạn được xác định là các khoản nợ có thời hạn nợ ban đầu trên 1 năm hoặc là các khoản nợ không quy định thời hạn. Các khoản nợ ngắn hạn, bao gồm cả tiền, là các khoản nợ phải hoàn trả có kỳ hạn hoặc là có thời hạn hoàn trả ban đầu là 1 năm hoặc ngắn hơn. Nếu một công cụ nợ với thời hạn ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm thì được xếp vào loại ngắn hạn, thậm chí cả trong trường hợp khoản nợ đó phát sinh theo một thoả thuận dài hạn. Thời hạn nợ ban đầu Là khoảng thời gian tính từ khi tài sản tài chính/khoản nợ tài chính được tạo ra đến ngày đáo hạn cuối cùng. Thời hạn nợ còn lại Là khoảng thời gian tính đến khi nghĩa vụ thanh toán đến hạn. Theo cách định nghĩa này, khoản nợ ngắn hạn nước ngoài được xác định bao gồm dư nợ của các khoản nợ ngắn hạn cộng với dư nợ của các khoản nợ dài hạn mà có thời hạn nợ còn lại là 1 năm hoặc ít hơn. Xem phần “Thời hạn nợ ban đầu”. Tiền hoa hồng Là khoản tiền được trả cho một đại lý, cũng có thể là một cá nhân, một người môi giới hoặc một tổ chức tài chính khi họ thực hiện một giao dịch liên quan tới việc bán hoặc mua tài sản hoặc dịch vụ. Theo thuật ngữ của ngân hàng, đại lý hoặc người môi giới thường được bù đắp bằng cách được phép giữ lại một tỷ lệ phần trăm của tiền lãi mà họ tạo ra, khoản tiền này được gọi là hoa hồng. Xem phần “Phí”. Tín dụng chính thức Cũng được gọi là các khoản vay chính thức. Tín dụng Nhà nước bao gồm các khoản vay song phương và các khoản vay từ các tổ chức đa phương. - Khoản vay song phương là các khoản vay từ các chính phủ và các tổ chức thuộc Chính phủ (bao gồm cả ngân hàng trung ương), hoặc khoản vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng xuất khẩu. - Khoản vay từ các tổ chức đa phương là các khoản vay và tín dụng từ Ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức liên Chính phủ và tổ chức đa phương khác. Không bao gồm các khoản vay từ các quỹ được quản lý bởi một tổ chức quốc tế thay mặt cho một Chính phủ tài trợ riêng lẻ (khoản vay này được xếp vào loại khoản vay từ Chính phủ). Tín dụng tư nhân Tín dụng tư nhân là các khoản nợ được thực hiện bởi những người chủ nợ tư nhân. Tín dụng tư nhân bao gồm cả trái phiếu phát hành ra công chúng hoặc không ra công chúng, các khoản vay từ các nhân hàng thương mại (bao gồm cả ngân hàng tư nhân và các tổ chức tài chính tư nhân) và tất cả các khoản vay tư nhân khác như tín dụng từ nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp và các khoản tín dụng ngân hàng được các tổ chức tín dụng xuất khẩu bảo lãnh. Xem phần “Các chủ nợ tư nhân”. Trái phiếu Công cụ này mang lại cho người nắm giữ quyền hưởng thu nhập cố định một cách vô điều kiện hoặc khoản thu nhập bằng tiền thay đổi được xác định theo cam kết. Trái phiếu được giao dịch thường xuyên trên các thị trường có tổ chức hoặc các thị trường tài chính khác. Trả trước Là một phần hoặc toàn bộ trong số khoản tiền dư nợ mà người đi vay hoàn trả tại thời điểm trước ngày đến hạn, có thể là tại một mức chiết khấu. Việc thanh toán trước hạn có thể ở mức chiết khẩu đối với khoản dư nợ gốc. Xoá nợ Là một quyền về tài chính mà người cho vay xem là không thể đòi về được và không còn được theo dõi trong sổ sách nữa. PHẦN II SỐ LIỆU THỐNG KÊ Tỷ giá áp dụng So với 1 đô la Mỹ (USD) Loại tiền Ngày áp dụng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/06/2010 AUD CAD CHF CNY DKK EUR GBP INR JPY KRW KWD MYR NOK NZD SDR SEK SGD THB VND 1.29000 1.14000 1.22000 7.85000 5.75000 0.77000 0.52000 44.58000 116.30000 931.80000 0.29000 3.63000 6.37000 1.49000 0.66035 6.99000 1.55000 36.55000 16 055.00000 1.13000 0.98000 1.10000 7.40000 5.02000 0.67000 0.48000 39.69000 108.44000 929.10000 0.27000 3.36000 5.38000 1.32000 0.62903 6.24000 1.44000 33.83000 16 145.00000 1.54000 1.23000 1.20000 6.83000 5.77000 0.77000 0.65000 49.28000 95.17000 1 482.40000 0.27000 3.62000 6.95000 1.81000 0.66929 7.99000 1.51000 35.33000 16 494.00000 1.11507 1.07198 1.03359 6.82744 5.09525 0.68473 0.62270 46.91530 89.90052 1 144.73330 0.28510 3.38946 5.83651 1.41780 0.62105 7.00571 1.38935 33.47173 17 171.00000 1.17755 1.04899 1.15510 6.82769 6.04039 0.81234 0.69119 46.47619 91.34975 1 236.26700 0.28850 3.25219 6.46583 1.46350 0.68247 7.81458 1.40145 32.47636 18 544.00000 Biểu số 4.00 CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39.0 Nợ nước ngoài khu vực công so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 Nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%) 4.8 4.0 3.8 3.3 4.2 Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 Dự trữ ngoại hối so tổng dư nợ ngắn hạn (%) 4,075.0 6,380.0 10,177.0 2,808.0 290.0 Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so thu ngân sách nhà nước (%) 5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 Biểu số 4.02  DƯ NỢ, RÚT VỐN VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH 2006 - 2010 (Triệu USD, tỷ VND) 2006 2007 2008 2009 30/06/2010 USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND DƯ NỢ (1) Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh 15,641.33 14,610.15 1,031.18 251,121.91 234,566.23 16,555.67 19,252.55 17,270.60 1,981.95 310,832.44 278,833.75 31,998.69 21,816.50 18,916.05 2,900.46 359,841.20 312,001.02 47,840.18 27,928.67 23,942.51 3,986.16 479,562.99 411,116.64 68,446.35 29,002.01 25,097.49 3,904.53 537,813.15 465,407.67 72,405.48 RÚT VỐN TRONG KỲ (2) Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh 1,477.11 1,251.97 225.14 23,557.22 19,963.88 3,593.34 2,824.60 1,905.51 919.09 45,527.89 30,711.46 14,816.44 3,104.08 1,995.51 1,108.58 50,442.17 32,430.31 18,011.86 5,118.03 3,995.18 1,122.85 86,889.77 67,888.70 19,001.06 2,939.28 2,734.70 204.59 53,199.87 49,473.04 3,726.82 TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ (2) Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh 764.50 601.53 162.97 12,189.23 9,591.09 2,598.13 885.90 701.40 184.50 14,278.05 11,303.79 2,974.26 1,103.88 820.78 283.10 17,955.79 13,351.10 4,604.70 1,290.93 887.23 403.70 21,861.21 15,025.43 6,835.78 741.24 507.45 233.78 13,521.29 9,259.46 4,261.83 TỔNG TRẢ GỐC TRONG KỲ (2) Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh 435.51 315.58 119.93 6,945.36 5,033.30 1,912.07 504.83 385.64 119.19 8,138.13 6,216.87 1,921.26 679.49 517.00 162.49 11,055.52 8,413.32 2,642.19 806.56 559.32 247.24 13,671.93 9,482.12 4,189.81 478.16 336.19 141.96 8,737.75 6,147.48 2,590.27 TỔNG TRẢ LÃI VÀ PHÍ TRONG KỲ (2) Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh 329.00 285.95 43.04 5,243.87 4,557.80 686.07 381.07 315.76 65.31 6,139.93 5,086.93 1,053.00 424.39 303.78 120.61 6,900.28 4,937.77 1,962.50 484.38 327.91 156.47 8,189.27 5,543.31 2,645.96 263.08 171.26 91.82 4,783.54 3,111.98 1,671.56 (1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ (2) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch 13 Biểu số 4.03  TỔNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH PHÂN THEO NHÓM NGƯỜI CHO VAY VÀ LOẠI CHỦ NỢ 2006 - 30/06/2010 (Triệu USD/tỷ VND, Áp dụng tỷ giá áp dụng vào thời điểm cuối kỳ) 2006 2007 2008 2009 30/06/2010 USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND TỔNG CỘNG Các chủ nợ chính thức Song phương Đa phương Các chủ nợ tư nhân Người nắm giữ trái phiếu Các Ngân hàng thương mại Các chủ nợ tư nhân khác Nợ của Chính phủ Các chủ nợ chính thức Song phương Đa phương Các chủ nợ tư nhân Người nắm giữ trái phiếu Các Ngân hàng thương mại Các chủ nợ tư nhân khác Nợ được Chính phủ bảo lãnh Các chủ nợ chính thức Song phương Đa phương Các chủ nợ tư nhân Người nắm giữ trái phiếu Các Ngân hàng thương mại Các chủ nợ tư nhân khác 15,641.33 13,920.70 7,771.84 6,148.86 1,720.63 1,094.59 516.13 109.90 14,610.15 13,392.37 7,292.26 6,100.11 1,217.78 1,094.59 27.75 95.43 1,031.18 528.33 479.58 48.75 502.85 488.38 14.47 251,121.91 223,497.16 124,776.55 98,720.61 27,624.74 17,573.71 8,286.53 1,764.51 234,566.23 215,014.85 117,076.91 97,937.93 19,551.39 17,573.71 445.54 1,532.14 16,555.67 8,482.32 7,699.64 782.68 8,073.36 7,840.99 232.37 19,252.55 16,626.24 9,032.09 7,594.15 2,626.32 1,075.89 1,406.64 143.79 17,270.60 15,968.82 8,418.00 7,550.82 1,301.79 1,075.89 133.64 92.26 1,981.95 657.42 614.09 43.33 1,324.53 1,273.01 51.53 310,832.44 268,430.47 145,822.81 122,607.67 42,401.96 17,370.17 22,710.29 2,321.50 278,833.75 257,816.40 135,908.35 121,908.05 21,017.35 17,370.17 2,157.59 1,489.60 31,998.69 10,614.08 9,914.46 699.62 21,384.61 20,552.71 831.90 21,816.51 18,833.19 10,747.21 8,085.98 2,983.31 1,057.18 1,782.27 143.87 18,916.05 17,529.22 9,481.16 8,048.07 1,386.82 1,057.18 235.03 94.62 2,900.46 1,303.97 1,266.05 37.92 1,596.49 1,547.24 49.25 359,841.20 310,634.41 177,264.31 133,370.11 49,206.79 17,437.08 29,396.81 2,372.90 312,001.02 289,126.74 156,382.03 132,744.71 22,874.28 17,437.08 3,876.61 1,560.59 47,840.18 21,507.67 20,882.27 625.40 26,332.51 25,520.20 812.31 27,928.67 24,149.46 13,217.97 10,931.48 3,779.21 1,038.47 2,583.07 157.68 23,942.51 22,464.54 11,565.56 10,898.98 1,477.97 1,038.47 350.47 89.03 3,986.16 1,684.91 1,652.41 32.50 2,301.25 2,232.60 68.65 479,562.99 414,670.11 226,965.79 187,704.32 64,892.88 17,831.55 44,353.86 2,707.48 411,116.64 385,738.47 198,592.21 187,146.27 25,378.16 17,831.55 6,017.84 1,528.77 68,446.35 28,931.64 28,373.58 558.06 39,514.72 38,336.02 1,178.70 29,002.01 24,288.74 13,223.23 11,065.51 4,713.28 2,029.12 2,540.68 143.48 25,097.49 22,638.51 11,602.79 11,035.72 2,458.98 2,029.12 347.72 82.14 3,904.53 1,650.23 1,620.44 29.79 2,254.30 2,192.96 61.34 537,813.15 450,410.20 245,211.44 205,198.76 87,402.95 37,627.90 47,114.35 2,660.70 465,407.67 419,808.42 215,162.12 204,646.30 45,599.24 37,627.90 6,448.07 1,523.27 72,405.48 30,601.78 30,049.32 552.46 41,803.70 40,666.28 1,137.42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCuc Quan ly no va Tai chinh doi ngoai.doc
Tài liệu liên quan