Thứ hai, để bảo đảm tính hiệu lực pháp
lý cao và giải quyết những bất hợp lý trong
quy định hiện hành, tạo sự bình đẳng và phát
huy cao nhất năng lực hiện có của các tổ
chức GĐTP, cần quy định thống nhất tổ chức
GĐTP công lập và các tổ chức GĐTP theo
vụ việc đều có quyền thực hiện giám định
ngoài tố tụng. Nội dung này cần được quy
định cụ thể trong các điều, khoản về nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức GĐTP công lập
và tổ chức GĐTP theo vụ việc. Không nên
quy định ở điều khoản áp dụng Luật như
phương án dự thảo Luật GĐTP mà Chính
phủ trình Quốc hội.
Thứ ba, GĐTP phục vụ cho hoạt động
tố tụng phải tuân thủ quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,
Luật Tố tụng hành chính, nên có sự khác biệt
cơ bản về nguyên tắc thực hiện và hiệu lực.
Vì vậy, nếu áp dụng toàn bộ quy định của
Luật GĐTP về thủ tục tiếp nhận và thực hiện
giám định ngoài tố tụng là không hợp lý. Do
đó, chỉ nên quy định nguyên tắc áp dụng
thống nhất về quy chuẩn chuyên môn và quy
trình giám định, nhằm bảo đảm giá trị của
kết luận giám định. Các thủ tục về yêu cầu,
tiếp nhận, tổ chức thực hiện giám định,
nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Thứ tư, về cơ chế tài chính, giám định
ngoài tố tụng là hoạt động dịch vụ. Vì vậy,
Dự thảo Luật GĐTP cần quy định nguyên
tắc tính đúng, tính đủ chi phí giám định, bảo
đảm lợi ích cho tổ chức giám định và giao
cho Chính phủ quy định chi tiết
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về áp dụng quy định giám định tư pháp đối với hoạt động giám định ngoài tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 8(408) - T4/202038
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giám định tư pháp (Dự thảo
Luật GĐTP) được Quốc hội cho ý kiến tại
kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), hiện đang
được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại
kỳ họp thứ 9 này. Điểm đáng chú ý là trong
Dự thảo Luật GĐTP, quy định về GĐTP
phục vụ cho hoạt động thanh tra đã không
nhận được sự tán thành khi Quốc hội cho ý
kiến lần thứ nhất. Gần đây, Chính phủ tiếp
tục đề nghị bổ sung nội dung này1.
1. Trưng cầu giám định ngoài tố tụng
Trong lần sửa đổi này, về cơ bản, phạm
vi, đối tượng điều chỉnh của Luật GĐTP vẫn
được giữ nguyên. Theo đó, hoạt động GĐTP
được giới hạn trong phạm vi “kết luận về
chuyên môn những vấn đề có liên quan đến
hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân
sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo
1 Báo cáo số 104/BC-CP ngày 31/3/2020 của Chính phủ.
BàN VỀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
ĐỐI VớI HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH NGOàI TỐ TỤNG
Nguyễn Công Long *
* Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Giám định tư pháp, giám định
ngoài tố tụng, Luật Giám định tư pháp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 13/04/2020
Biên tập : 20/042020
Duyệt bài : 23/04/2020
Article Infomation:
Key words: Judicial expertise;
non-procedural expertise; Law on
Judicial Expertise
Article History:
Received : 13 Apr. 2020
Edited : 20 Apr. 2020
Approved : 23 Apr. 2020
Tóm tắt:
Bài viết đánh giá quy định của pháp luật về giám định tư pháp
và giám định ngoài tố tụng và đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ
sung Luật Giám định tư pháp theo hướng quy định cho phép
tổ chức giám định tư pháp cung cấp dịch vụ giám định ngoài
tố tụng.
Abstract:
This article provides assessments of the legal provisions on
judicial expertise and on non-procedural expertise and also
provides recommendations for amendments of the Law on
Judicial Expertise in such orientation that it is allowed the
judicial expertise entity to provide the services of non-
procedural expertise.
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
39Số 8(408) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
yêu cầu của người yêu cầu giám định theo
quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2 Dự
thảo Luật GĐTP). Như vậy, nhiệm vụ,
quyền hạn của hệ thống tổ chức GĐTP công
lập và các tổ chức GĐTP theo vụ việc vẫn
chỉ là phục vụ cho hoạt động tố tụng.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động
thanh tra, nhất là trong phòng, chống tham
nhũng, cơ quan trình dự án Luật đã đề xuất
bổ sung vào Dự thảo Luật GĐTP quy định
về nguyên tắc: trường hợp cơ quan thanh tra
trưng cầu giám định thì tổ chức GĐTP được
áp dụng các quy định của Luật GĐTP về tiếp
nhận và thực hiện giám định và trong trường
hợp này, kết luận giám định không phải là
kết luận GĐTP. Theo Tờ trình của Chính
phủ thì Luật Thanh tra hiện hành quy định
người ra quyết định thanh tra có quyền trưng
cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội
dung thanh tra (Điều 48, Điều 55), nhưng
pháp luật về thanh tra lại chưa quy định cụ
thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các
bên trưng cầu và thực hiện giám định, cũng
như xác định tổ chức, cá nhân nào thực hiện
giám định. Vì vậy, việc trưng cầu giám định
phục vụ cho hoạt động thanh tra gặp rất
nhiều khó khăn2.
Nếu nội dung quy định trên được chấp
nhận, dĩ nhiên sẽ tháo gỡ được nhiều vướng
mắc cho hoạt động thanh tra. Song vấn đề
đặt ra là, vậy các cơ quan, tổ chức khác cũng
có nhu cầu giám định ngoài tố tụng thì giải
quyết như thế nào?
Ngoài cơ quan thanh tra, trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng phải
trưng cầu giám định ngoài tố tụng. Ví dụ, các
chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định:
người giải quyết khiếu nại lần đầu, người
giải quyết khiếu nại lần thứ hai (Điều 15,
Điều 29 Luật Khiếu nại); người có thẩm
quyền xử phạt hành chính (Điều 59 Luật Xử
lý vi phạm hành chính); người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo (Điều 34 Luật Tố
cáo và Điều 15 Nghị định số 31/2019/NĐ-
CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Tố cáo (Nghị định số 31).
Tuy nhiên, các văn bản trên có điểm
chung là đều không xác định rõ cơ chế thực
hiện giám định. Cụ thể, Luật Khiếu nại chỉ
quy định thẩm quyền trưng cầu giám định
mà không xác định rõ cách thức trưng cầu;
Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy
định: “Việc trưng cầu giám định được thực
hiện theo quy định của pháp luật về giám
định”; Điều 15 Nghị định số 31 quy định:
“Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,
khách quan, kịp thời của kết quả giám
định”. Như vậy, các văn bản này đều không
chỉ rõ pháp luật về giám định là văn bản nào
và cơ quan, tổ chức giám định là ai?
Theo quy định của pháp luật hiện hành,
có thể tạm chia hoạt động giám định thành 2
loại hình:
(1) Loại hình GĐTP: đây là lĩnh vực
duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành
điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ
cho tố tụng như đã nêu. Hệ thống tổ chức
GĐTP được phân thành 2 nhóm: Thứ nhất,
các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập
ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ
biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám
định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và
giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản
lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y
tế (Điều 12 Luật GĐTP). Thứ hai, các tổ
chức GĐTP theo vụ việc và người giám định
theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ,
cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây
dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền
2 Chính phủ (2019), Tờ trình số 474/TTr-CP ngày 11/10/2019 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giám định tư pháp.
Số 8(408) - T4/202040
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi
trường, giao thông - vận tải, khoa học và
công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng (Điều
20 Luật GĐTP).
(2) Loại hình giám định dịch vụ: được
quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi
khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Theo quy
định của Luật Thương mại thì “dịch vụ giám
định là hoạt động thương mại, theo đó một
thương nhân thực hiện những công việc cần
thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng
hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội
dung khác theo yêu cầu của khách hàng”
(Điều 254). Nội dung giám định là “một
hoặc một số nội dung về số lượng, chất
lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ
hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn
vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch
vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các
nội dung khác theo yêu cầu của khách
hàng” (Điều 255). Theo quy định của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì “giám
định là việc xem xét sự phù hợp của sản
phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá
kết quả đo, thử nghiệm” (khoản 11 Điều 3).
Các tổ chức giám định thuộc loại hình này
đã hình thành và phát triển từ rất lâu, đáp
ứng nhu cầu đa dạng trong hoạt động kinh
doanh, thương mại3.
Sự bất cập nêu trên đã dẫn tới tình trạng,
trong khi các doanh nghiệp có thể dễ dàng
sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giám
định trong hoạt động kinh doanh, thương
mại, giao dịch, thì các cơ quan nhà nước lại
không thể tiếp cận, sử dụng một công cụ
pháp lý rất hiệu quả là hệ thống giám định,
đặc biệt là các tổ chức GĐTP. Điều này đã
gây ảnh hưởng tới việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của công dân và Nhà nước.
Bên cạnh đó, sự bất cập trên còn gây ra
tình trạng lãng phí nguồn lực từ các tổ chức
GĐTP. Bởi lẽ, các tổ chức giám định này
không thể phát huy hết khả năng hiện có để
cung cấp dịch vụ cần thiết cho đời sống xã hội.
Hệ thống GĐTP chiếm nhiều lợi thế về
hệ thống quy chuẩn chuyên môn, quy trình
giám định và trang bị công nghệ. Đặc biệt là
độ tin cậy, tính hiệu lực cao của kết luận
giám định. Qua 8 năm thi hành Luật GĐTP,
hệ thống tổ chức GĐTP được Nhà nước đầu
tư, tăng cường cả về đội ngũ giám định viên,
cơ sở vật chất và nâng cao năng lực. Tính
riêng hệ thống GĐTP theo vụ việc, đã có 179
tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, với 1.630
giám định viên và người giám định4. Tuy
nhiên, thống kê toàn quốc từ năm 2013 đến
2019 cho thấy, số lượng việc GĐTP theo
trưng cầu của các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng rất ít. Cụ thể: ở lĩnh vực
xây dựng: hơn 350 vụ, chủ yếu tập trung ở
các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng; lĩnh vực tài chính,
thuế: 157 vụ việc; lĩnh vực ngân hàng: 118
vụ; lĩnh vực thông tin và truyền thông: 32
vụ; lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: 13 vụ; lĩnh
vực khoa học và công nghệ: 6 vụ về sở hữu
công nghiệp và 2 vụ về an toàn bức xạ và hạt
nhân; lĩnh vực nông nghiệp: 04 vụ; lĩnh vực
công thương: mới chỉ có 01 giám định về
chất lượng sản phẩm phân bón5
3 Ví dụ: Vinacontrol là tổ chức giám định đầu tiên tại Việt Nam thành lập từ năm 1957. Dịch vụ giám định
được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2017 có thể đáp ứng hầu hết các loại hình dịch vụ
và yêu cầu giám định. Xem: Vinacontrol, trên
4 Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo tổng kết thi hành Luật GĐTP số 32/BC-BTP ngày 31/01/2019, tr.5.
5 Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo tổng kết thi hành Luật GĐTP số 32/BC-BTP ngày 31/01/2019, tr.6-7.
41Số 8(408) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Trong khi đó, chỉ tính trong năm 2019,
toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.585
cuộc thanh tra hành chính và 252.499 cuộc
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; cơ quan
hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 478.237
lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh và thụ lý giải quyết 304.209
vụ việc6. Trong số này, số vụ việc thanh tra,
giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo cần
trưng cầu giám định rất lớn, nhưng rất khó
thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu chỉ nhằm
thực hiện nhiệm vụ GĐTP như hiện nay thì
việc đầu tư, duy trì và phát triển lực lượng
hùng hậu các tổ chức GĐTP theo vụ việc và
đội giám định viên, người giám định là rất
lãng phí. Để khắc phục bất hợp lý này, việc
xem xét, bổ sung cơ chế pháp lý để các tổ
chức GĐTP công lập và GĐTP theo vụ việc
được tham gia cung cấp dịch vụ giám định
ngoài tố tụng, đáp ứng nhu cầu của tất cả các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là
rất cần thiết. Điều này cũng mang lại lợi ích
thiết thực về thu nhập cho các tổ chức GĐTP
và đồng thời, tạo nhiều cơ hội cho hoạt động
chuyên môn, nâng cao năng lực, kinh
nghiệm của đội ngũ giám định viên, người
giám định.
2. Kiến nghị
Như đã đề cập ở trên, nội dung Chính
phủ đề nghị bổ sung quy định cho phép tổ
chức GĐTP được áp dụng các quy định của
Luật GĐTP để tiếp nhận và thực hiện giám
định theo trưng cầu của cơ quan thanh tra đã
không nhận được sự tán thành của cơ quan
thẩm tra và nhiều đại biểu Quốc hội. Lý do
chủ yếu được đưa ra là: hiện nay, việc thực
hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng đã được
quy định tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP (Nghị
định số 85). Theo đó, trường hợp cơ quan
thanh tra cần trưng cầu giám định thì vẫn có
thể yêu cầu cơ quan GĐTP thực hiện, do
vậy, không cần bổ sung quy định này vào
Luật GĐTP7.
Để có câu trả lời thỏa đáng cho ý kiến
trên, chúng tôi cho rằng, cần đánh giá đầy đủ
thực tiễn thi hành quy định của Nghị định số
85 về dịch vụ giám định ngoài tố tụng.
Trước hết, quy định hiện hành chưa bảo
đảm sự thống nhất và hiệu lực pháp lý cao.
Hơn nữa, Nghị định số 85 mới chỉ cho phép
3 hệ thống tổ chức GĐTP công lập là: giám
định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và
giám định pháp y tâm thần được cung cấp
dịch vụ ngoài tố tụng. Như vậy, quá trình
thanh tra, xử phạt hành chính, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo, nếu vấn đề phát
sinh thuộc các lĩnh vực giám định theo vụ
việc như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông
tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài
nguyên và môi trường, giao thông - vận tải,
khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân
hàng, thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn
không thể trưng cầu giám định. Thực tế cho
thấy, đây mới chính là loại việc phổ biến và
có nhu cầu lớn nhất phải giám định.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần xem xét
thỏa đáng những yếu tố hợp lý và chưa hợp
lý của phương án Chính phủ trình để có lựa
chọn phù hợp. Theo đó, chúng tôi xin đề
xuất một số điểm sau:
Thứ nhất, cần thống nhất quan điểm,
việc luật hóa quy định cho phép tổ chức
GĐTP cung cấp dịch vụ giám định ngoài tố
tụng nhằm tạo cơ chế tổng thể, đồng bộ giải
quyết vướng mắc chung của tất cả các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh
nghiệp, mà không chỉ giải quyết vướng mắc
riêng cho hệ thống Thanh tra. Dù mới được
6 Chính phủ (2019), Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 (số 488/BC-CP ngày 15/10/2019).
7 Tổng Thư ký Quốc hội (2020), Tài liệu gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật GĐTP (ngày 21/2/2020).
Số 8(408) - T4/202042
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
áp dụng ở phạm vi dưới luật và trong phạm
vi khá hẹp, nhưng việc cung cấp dịch vụ
giám định ngoài tố tụng của các tổ chức
GĐTP đã áp dụng từ năm 2013 đến nay, đủ
cơ sở thực tiễn để luật hóa vấn đề này. Nếu
Luật GĐTP bổ sung cơ chế này, Chính phủ,
các bộ, cơ quan ngang bộ có thể ban hành
văn bản hướng dẫn việc trưng cầu giám định
trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử phạt
hành chính mà không phải sửa đổi, bổ sung
các luật chuyên ngành hiện hành.
Thứ hai, để bảo đảm tính hiệu lực pháp
lý cao và giải quyết những bất hợp lý trong
quy định hiện hành, tạo sự bình đẳng và phát
huy cao nhất năng lực hiện có của các tổ
chức GĐTP, cần quy định thống nhất tổ chức
GĐTP công lập và các tổ chức GĐTP theo
vụ việc đều có quyền thực hiện giám định
ngoài tố tụng. Nội dung này cần được quy
định cụ thể trong các điều, khoản về nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức GĐTP công lập
và tổ chức GĐTP theo vụ việc. Không nên
quy định ở điều khoản áp dụng Luật như
phương án dự thảo Luật GĐTP mà Chính
phủ trình Quốc hội.
Thứ ba, GĐTP phục vụ cho hoạt động
tố tụng phải tuân thủ quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,
Luật Tố tụng hành chính, nên có sự khác biệt
cơ bản về nguyên tắc thực hiện và hiệu lực.
Vì vậy, nếu áp dụng toàn bộ quy định của
Luật GĐTP về thủ tục tiếp nhận và thực hiện
giám định ngoài tố tụng là không hợp lý. Do
đó, chỉ nên quy định nguyên tắc áp dụng
thống nhất về quy chuẩn chuyên môn và quy
trình giám định, nhằm bảo đảm giá trị của
kết luận giám định. Các thủ tục về yêu cầu,
tiếp nhận, tổ chức thực hiện giám định,
nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Thứ tư, về cơ chế tài chính, giám định
ngoài tố tụng là hoạt động dịch vụ. Vì vậy,
Dự thảo Luật GĐTP cần quy định nguyên
tắc tính đúng, tính đủ chi phí giám định, bảo
đảm lợi ích cho tổ chức giám định và giao
cho Chính phủ quy định chi tiết n
- Quy định trường hợp dịch bệnh như
Covid-19 là tình trạng khẩn cấp vì sự tác
động tiêu cực của dịch bệnh đến đời sống
xã hội. Trong trường hợp này cơ quan chức
năng được áp dụng mọi biện pháp cần thiết
nhằm kịp thời ngăn chặn bệnh dịch, cho
nên mọi thông tin về dịch bệnh trong
trường hợp này cần được công khai minh
bạch, đầy đủ và chính xác; tức là được phép
công khai các thông tin cá nhân như tên,
tuổi, hình ảnh, địa chỉ nơi sống của người
bệnh sẽ giúp cho những người sống xung
quanh dễ theo dõi và chủ động phòng tránh
theo đúng quy định.
- Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật
liên quan đến bệnh truyền nhiễm cần được
quy định cụ thể. Trong trường hợp cần viện
dẫn sang văn bản khác thì nêu rõ tên văn bản
để người dân dễ tiếp cận và nắm bắt được
nội dung như cách làm của Bộ luật Hình sự
hiện nay.
Thứ tư, do diễn biến khó lường của dịch
bệnh Covid-19, việc phòng, chống còn kéo
dài nên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm để nâng cao ý thức của người dân về
trách nhiệm của mình với cộng đồng trong
việc hợp tác, theo dõi, phát hiện những vi
phạm và thông báo cho cơ quan chức năng
có biện pháp kịp thời ngăn chặn.
Thứ năm, cần đưa kiến thức về bệnh
truyền nhiễm vào giảng dạy ở các bậc học
như một môn học giúp học sinh hiểu và nâng
cao kỹ năng phòng, chống dịch bệnh n
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT... (Tiếp theo trang 30)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_ap_dung_quy_dinh_giam_dinh_tu_phap_doi_voi_hoat_dong.pdf