Bàn về các loại vùng kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm (hay vùng kinh tế động lực) là một trong những loại vùng kinh tế - xã hội, được hình thành và phát triển ở nước ta từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Về nguyên tắc, vùng kinh tế trọng điểm phải là vùng hội tụ đầy đủ nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu sau đây (Ngô Doãn Vịnh,2003): - Hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập trung tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của đất nước và tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước cũng như hỗ trợ cho các vùng khác nếu được đầu tư thỏa đáng. - Có thể có được tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho Nhà nước. - Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đó nhân rộng ra các vùng khác và cả nước. Về lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm bao trùm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Ranh giới của nó tất nhiên không phải bất biến, mà có sự thay đổi theo thời gian. Số lượng cũng như phạm vi của vùng thay đổi theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Vùng kinh tế trọng điểm là đối tượng trọng điểm về đầu tư nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của cả nước. Trên cơ sở đó, nước ta hiện có 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ (gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh); miền Trung (gồm Thừa Thiên- Huế, ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh); Nam Bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh, ðồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về các loại vùng kinh tế - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 103 BÀN VỀ CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI LÊ THÔNG Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. QUAN NIỆM VỀ VÙNG Vùng là một khái niệm mặc dù thông dụng, nhưng lại ñược hiểu rất khác nhau. Tuy nhiên, nói ñến vùng là nói ñến một lãnh thổ nhất ñịnh. Theo Từ ñiển Bách khoa ñịa lý Xô Viết (1988), vùng là một lãnh thổ ñược tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau, là một cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ. Còn về phương diện ñịa lý, vùng là một lãnh thổ toàn vẹn thường ñược ñặc trưng bằng sự ñồng nhất về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ ñại lý hoặc của nền sản xuất xã hội. Còn ngắn gọn hơn, theo từ ñiển tiếng Việt (1994), vùng là phần ñất ñai, hoặc nói chung là không gian tương ñối rộng có những ñặc ñiểm nhất ñịnh về tự nhiên hay xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Như vậy, phân vùng là việc phân chia một lãnh thổ lớn (thí dụ: quốc gia) thành những lãnh thổ ñồng cấp có quy mô nhỏ hơn, phục vụ cho những mục tiêu nhất ñịnh. ðó là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên nền tảng phương pháp luận thích hợp. Về ñại thể, các nguyên tắc chung về phân vùng có thể bao gồm: - Tính ñồng nhất tương ñối của lãnh thổ (thường dùng ñể phân chia các vùng- cảnh quan, vùng tự nhiên hoặc vùng văn hóa - lịch sử). - Trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội, trong ñó nổi lên vai trò của hệ thống ñô thị với tư cách như trung tâm tạo vùng. - Tính hiệu quả của các ñiều kiện ñảm bảo cho sự quản lý lãnh thổ - Tính phù hợp về ranh giới hành chính (ñối với các vùng kinh tế). Tuỳ theo các mục tiêu cụ thể sẽ có các loại vùng tương ứng với hàng loạt chỉ tiêu, phương pháp phân vùng phù hợp. II. MỘT VÀI LOẠI VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI TIÊU BIỂU 1. Vùng hành chính Vùng hành chính (hay còn gọi là vùng theo ñơn vị hành chính) ñược phân ra nhằm phục vụ cho việc quản lý các hoạt ñộng kinh tế - xã hội theo các ñơn vị hành chính. Phân chia hành chính là một công việc phức tạp. ðó phải là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trong thời ñiểm hiện tại và tương lai, có tính ñến trình ñộ phát triển kinh tế và khả năng quản lý. Kết quả phân chia có tính pháp lý và ñược thể hiện thông qua các quy ñịnh của Hiến pháp và pháp luật. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 104 Về phương diện ñịa lý hành chính, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta ñã phân chia lãnh thổ thành những ñơn vị hành chính nhiều cấp ñể thuận tiện cho việc quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dĩ nhiên, do nhận thức và quan ñiểm về vấn ñề này có sự khác nhau ở mỗi thời kỳ nên công tác phân chia lãnh thổ quốc gia thành các ñơn vị hành chính có nhiều thay ñổi. Trong vòng 2 thập niên sau khi ñất nước tái thống nhất (1976 - 1996), số ñơn vị hành chính cấp tỉnh của nước ta tăng lên do việc tái lập các tỉnh từ tỉnh ñã ñược hợp nhất vào thời kỳ trước. Lúc ñầu cả nước có 38 tỉnh (thành phố, ñặc khu) bao gồm Trung du và miền núi phía Bắc 9 tỉnh, ðồng bằng sông Hồng 6 tỉnh, Bắc Trung Bộ 3 tỉnh, Duyên hải Nam Trung Bộ 4 tỉnh, Tây Nguyên 3 tỉnh, ðông Nam Bộ 4 tỉnh (thành phố, ñặc khu) và ðồng bằng sông Cửu Long 9 tỉnh. Vào thập niên 80, số ñơn vị hành chính tăng lên 40, bao gồm 3 thành phố (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng), 1 ñặc khu (Vũng Tàu - Côn ðảo) và 36 tỉnh. Vào năm 1994, con số này tăng lên 53 tỉnh, thành phố. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội lại phê chuẩn tái lập 15 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (ðà Nẵng) từ 8 tỉnh (Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Minh Hải, Nam Hà, Quảng Nam- ðà Nẵng, Sông Bé và Vĩnh Phú). Như vậy, từ năm 1996 nước ta có 57 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, ðà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh). Gần ñây nhất, theo Nghị quyết 22/2003/QH ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội, thêm 3 tỉnh mới ñược tách ra từ các tỉnh Lai Châu, ðăk Lăk và Cần Thơ. Số ñơn vị hành chính của nước ta hiện nay là 64, bao gồm 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, ðà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ). Như vậy, ngoài cấp Trung ương, nước ta ñang tồn tại 3 cấp hành chính: tỉnh (hoặc tương ñương cấp tỉnh là 5 thành phố trực thuộc Trung ương), huyện và xã với vai trò của mỗi cấp là khác nhau. 2. Vùng theo trình ñộ phát triển Vùng ñược phân theo trình ñộ phát triển là loại vùng tương ñối phổ biến trên thế giới. Nó ñược phân chia nhằm mục ñích phục vụ cho công tác quản lý và ñiều khiển các quá trình phát triển theo lãnh thổ của từng quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu ñược sử dụng ñể phân vùng thường liên quan ñến trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu này, người ta phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành 3 loại vùng: vùng phát triển, vùng chậm phát triển, vùng suy thoái. Vùng phát triển thường là các lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh (tự nhiên, kinh tế, xã hội) cho sự phát triển và trên thực tế, ñã thể hiện rõ tiềm lực về kinh tế của ñất nước. ðây là vùng có vai trò quyết ñịnh ñối với nền kinh tế cả nước. Vùng chậm phát triển, nói một cách ñơn giản, là lãnh thổ mà nền kinh tế chưa phát triển. Các nguyên nhân chủ yếu thường là thiếu ñiều kiện ñể phát triển như Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 105 mạng lưới giao thông ít về số lượng, xấu về chất lượng; dân cư thưa với trình ñộ dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn chế hoặc khó khăn trong việc khai thác, sử dụng do ñịa hình... Vùng suy thoái là vùng mà nền kinh tế hưng thịnh trước ñây ñang rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Lý do chính là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài, nhưng thiếu những biện pháp bảo vệ môi trường dẫn ñến cạn kiệt tài nguyên. Lúc ñầu, việc khai thác tài nguyên mạnh mẽ làm phát triển một số ngành kinh tế (thí dụ như ngành khai khoáng). Sau ñó, tài nguyên cạn dần nên cả các ngành lẫn lãnh thổ gắn với tài nguyên này lâm vào cảnh trì trệ, suy thoái. Vùng suy thoái có thể bắt gặp ở một số quốc gia có ưu thế về khai thác một vài loại khoáng sản nào ñó, hoặc khai thác tài nguyên bừa bãi, thiếu kế hoạch. 3. Vùng kinh tế tổng hợp ðối với ñịa lý học, vùng kinh tế - xã hội (hay gọi vắn tắt là vùng kinh tế) với tư cách là vùng kinh tế tổng hợp (ñể phân biệt với vùng kinh tế ngành, hoặc vùng ngành) có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng. Về quan niệm, theo Từ ñiển Bách khoa ñịa lý Xôviết (1988), vùng kinh tế là một bộ phận tương ñối hoàn chỉnh về lãnh thổ và kinh tế của ñất nước. Nó ñược ñặc trưng bởi các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế và chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở phân công lao ñộng ñịa lý cũng như bởi các mối liên hệ kinh tế nội vùng ổn ñịnh. Vùng kinh tế còn là một khâu cơ bản trong việc tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội, là ñối tượng chủ yếu của chính sách vùng và kế hoạch hóa lãnh thổ. Vào những năm ñầu của thế kỷ XX, V.I.Lênin ñã nghiên cứu vấn ñề phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga và Hoa Kỳ. Người ñã phân mỗi nước thành 3 vùng kinh tế. Kế thừa thành quả của khoa học ðịa lý Xôviết, các nhà khoa học Việt Nam cũng ñưa ra những quan niệm về vùng kinh tế, từ Minh Chi, Trần ðình Gián, Nguyễn Văn Quang... vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX cho ñến Ngô Doãn Vịnh vào những năm ñầu của thế kỷ XXI. Từ năm 1986, ñất nước bước vào công cuộc ðổi mới. Nền kinh tế ñã có những thay ñổi cả về lượng và về chất. Nước ta ñang ñứng trước nhiều cơ hội mới, nhưng ñồng thời cũng nảy sinh hàng loạt thách thức. ðể ñáp ứng các yêu cầu mới, công tác phân vùng quy hoạch cũng từng bước ñược hoàn thiện và phát triển. Bộ Kế hoạch và ðầu tư (trước ñây là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) với tư cách là cơ quan ñầu mối có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành của Trung ương ñể nghiên cứu xác ñịnh các vùng kinh tế. Trong giai ñoạn 1986 - 2000, hệ thống vùng của nước ta bao gồm 7 (8) vùng kinh tế. Nếu là phương án 7 vùng thì gộp ðông Bắc và Tây Bắc thành Trung du & miền núi phía Bắc; còn phương án 8 vùng là tách Trung du & miền núi phía Bắc thành 2 vùng ðông Bắc và Tây Bắc. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 106 Về hệ thống phân vị, nước ta ñược chia làm 8 vùng kinh tế. Dưới vùng không có cấp trung gian là tiểu vùng như phương án phân vùng vào ñầu thập niên 80 của thế kỷ XX, mà là cấp tỉnh. Vào những năm ñầu tiên của thế kỷ XXI, Bộ Kế hoạch và ðầu tư có kiến nghị phương án 6 vùng kinh tế gắn với 3 vùng kinh tế trọng ñiểm trên cơ sở sát nhập 2 vùng ðông Bắc, Tây Bắc thành vùng Trung du miền núi phía Bắc và 2 vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ thành vùng Duyên hải miền Trung trên nền chung 64 tỉnh, thành phố. 4. Vùng kinh tế ngành Nếu như vùng kinh tế - xã hội ñược coi là vùng kinh tế tổng hợp, nghĩa là nó bao trùm toàn bộ nền kinh tế với tất cả các ngành, thì vùng kinh tế ngành (hay gọi ngắn gọn là vùng ngành) chỉ giới hạn trong phạm vi một ngành cụ thể. Dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật và yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong nền kinh tế, người ta chia lãnh thổ của quốc gia thành các vùng ngành, nhằm tổ chức và quản lý có hiệu quả ngành kinh tế ñó. Ở nước ta, phân vùng kinh tế ngành ñược tiến hành sớm hơn phân vùng kinh tế tổng hợp. Trước năm 1975, công tác này diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ miền Bắc với các ngành chính là nông nghiệp và lâm nghiệp. Sau khi ñất nước tái thống nhất, phân vùng kinh tế ngành ñược triển khai trong phạm vi cả nước với quy mô lớn trên quan ñiểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành với lãnh thổ và ñược sự chỉ ñạo trực tiếp của Chính phủ. Nhiều vùng ngành lần lượt hình thành như 7 vùng nông nghiệp (nửa sau thập niên 70 của thế kỷ XX), 3 vùng du lịch (nửa ñầu thập niên 90), 6 vùng công nghiệp (những năm ñầu thế kỷ XXI)... a. Vùng nông nghiệp Vùng nông nghiệp là vùng ñược phân chia sớm nhất trong số các loại vùng ngành nước ta. Có nhiều quan niệm về vùng nông nghiệp. Một trong những quan niệm ñó là: Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp ñược phân chia với mục ñích phân bố hợp lý và chuyên môn hóa ñúng ñắn sản xuất nông nghiệp ñể ñảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của Nhà nước và nhân dân trên cơ sở sử dụng ñầy ñủ và có hiệu quả nhất các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng sao cho mỗi vùng có thể sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều nhất trên một ñơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một ñơn vị sản phẩm (Kỷ yếu Hội nghị phân vùng miền Bắc tại Hòa Bình, 1967). Các yếu tố tạo vùng chủ yếu bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử. ðể tiến hành phân vùng nông nghiệp, cần quán triệt 4 nguyên tắc cơ bản (Nguyễn Văn Quang, 1968). ðó là: 1) ðảm bảo sự cân ñối giữa sản xuất nông nghiệp với nhu cầu về nông sản của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; 2) Có sự kết hợp thỏa ñáng giữa sản xuất và khả năng; 3) Triển khai theo hướng kết hợp chuyên môn hóa với phát triển Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 107 tổng hợp, trong ñó chuyên môn hóa là chủ ñạo, còn phát triển tổng hợp là cơ sở; 4) Có sự hài hòa giữa phân vùng hành chính và phân vùng nông nghiệp. Vào nửa sau thập niên 70 của thế kỷ XX, phương án 7 vùng nông nghiệp ñã ñược nghiên cứu và hình thành. Cả nước ñược chia thành 7 vùng nông nghiệp và phương án này tồn tại cho ñến hiện nay. ðó là Trung du & miền núi phía Bắc, ðồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ðông Nam Bộ và ðồng bằng sông Cửu Long. b. Vùng công nghiệp Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (2001), nước ta ñược chia thành 6 vùng công nghiệp. ðó là vùng 1 (các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh), vùng 2 (các tỉnh thuộc ñồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng 3 (các tỉnh từ Quảng Bình ñến Ninh Thuận), vùng 4 (các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm ðồng), vùng 5 (các tỉnh ðông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm ðồng), vùng 6 (các tỉnh thuộc ñồng bằng sông Cửu Long). c. Vùng du lịch Ở nước ta, du lịch- hiểu theo ñúng nghĩa của từ- ñược khởi sắc gắn liền với kết quả của công cuộc ðổi mới kinh tế - xã hội. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX ñến nay, du lịch phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu và trở thành một ngành có vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Phân vùng du lịch nước ta mới ñược triển khai nghiên cứu vào nửa ñầu thập niên 90. Cho ñến năm 1995 ñã hình thành phương án 3 vùng du lịch và nó tồn tại tới ngày nay... Vùng du lịch là một thể thống nhất của các ñối tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hóa nhất ñịnh trong lĩnh vực du lịch. Nó ñược tạo nên bởi một số yếu tố chính, gọi là yếu tố tạo vùng. ðể xác ñịnh các vùng du lịch, cần phải dựa vào một hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống này trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng. Từ quan niệm nói trên, hệ thống chỉ tiêu ñể phân chia các vùng du lịch của nước ta bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chủ yếu: 1) Số lượng, chất lượng các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ; 2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch; 3) Trung tâm tạo vùng. Về hệ thống phân vị, trên cơ sở ñúc rút kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực này, một hệ thống 5 cấp ñược ñưa ra có thể coi là phù hợp với ñiều kiện cụ thể của Việt Nam ở thời ñiểm tiến hành phân vùng. ðó là các cấp (từ thấp ñến cao): ñiểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á vùng du lịch - vùng du lịch. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu, nước ta ñược chia thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ - Nam Bộ. Không tính vài nét phác thảo về vùng du Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 108 lịch của các chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch thế giới nêu lên năm 1989, ñây là phương án các vùng du lịch lần ñầu tiên ñược ñưa ra ở nước ta. 5. Vùng kinh tế trọng ñiểm Vùng kinh tế trọng ñiểm (hay vùng kinh tế ñộng lực) là một trong những loại vùng kinh tế - xã hội, ñược hình thành và phát triển ở nước ta từ ñầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho ñến nay. Về nguyên tắc, vùng kinh tế trọng ñiểm phải là vùng hội tụ ñầy ñủ nhất các nguồn lực ñể phát triển kinh tế - xã hội và ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với nền kinh tế cả nước. Lãnh thổ ñược gọi là vùng kinh tế trọng ñiểm phải ñảm bảo ñược các yêu cầu chủ yếu sau ñây (Ngô Doãn Vịnh,2003): - Hội tụ ñầy ñủ các thế mạnh về vị trí ñịa lý, về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập trung tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấp dẫn các nhà ñầu tư. - Có ñóng góp lớn trong cơ cấu GDP của ñất nước và tạo ra tốc ñộ tăng trưởng nhanh cho cả nước cũng như hỗ trợ cho các vùng khác nếu ñược ñầu tư thỏa ñáng. - Có thể có ñược tích luỹ ñầu tư ñể tái sản xuất mở rộng, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho Nhà nước. - Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ ñể từ ñó nhân rộng ra các vùng khác và cả nước. Về lãnh thổ, vùng kinh tế trọng ñiểm bao trùm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Ranh giới của nó tất nhiên không phải bất biến, mà có sự thay ñổi theo thời gian. Số lượng cũng như phạm vi của vùng thay ñổi theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Vùng kinh tế trọng ñiểm là ñối tượng trọng ñiểm về ñầu tư nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của cả nước. Trên cơ sở ñó, nước ta hiện có 3 vùng kinh tế trọng ñiểm: Bắc Bộ (gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh); miền Trung (gồm Thừa Thiên- Huế, ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh); Nam Bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh, ðồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An). TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH [1]. Lê Thông (chủ biên), ðỗ Anh Dũng, Vũ Mai Huế, Nguyễn Thị Lệ Phương. ðịa lý 3 vùng kinh tế trọng ñiểm ở Việt Nam. NXB Giáo dục, 2006. [2]. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB ðại học Sư phạm, 2005. [3]. Ngô Doãn Vịnh. Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam- Học hỏi và sáng tạo. NXB Chính trị Quốc gia, 2003. [4]. Tạp chí kinh tế vùng. Viện phân vùng. Các số trong thời gian 1983- 1985.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_cac_loai_vung_kinh_te_xa_hoi.pdf
Tài liệu liên quan