Bàn về "lỗ hổng pháp luật"

ần phải áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội để kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, bảo vệ, bảo đảm một cách tốt nhất các quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Trong số đó có án lệ, cả về thực tiễn và lý luận đã khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của án lệ. Vấn đề đa dạng các loại nguồn pháp luật cũng đã được quan tâm trong nghiên cứu lý luận và trong chính sách chính trị - pháp luật9. Giải quyết các vấn đề pháp lý trên cơ sở niềm tin nội tâm, đạo đức, lẽ phải, các quyền tự nhiên của con người là một trong những cách thức khắc phục “lỗ hổng pháp luật” nhưng vẫn trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc hiến định. Giải thích pháp luật cũng là một trong những cách thức góp phần khắc phục “lỗ hổng pháp luật”. Bởi lẽ, việc nhận diện không phải lúc nào, ở ai cũng đều hợp lý cả. Giải thích Hiến pháp, giải thích pháp luật sẽ khắc phục được vấn đề này để đảm bảo hiểu chính xác, đầy đủ, toàn diện hơn về bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của các quy định, nguyên tắc pháp luật. Cách thứ ba, sử dụng các phương tiện điều chỉnh xã hội, các thiết chế xã hội trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Cách thức này không chỉ đơn thuần là góp phần khắc phục “lỗ hổng pháp luật”, mà điều quan trọng hơn là vì bản thân các thiết chế, các loại quy tắc xã hội có những ưu điểm, thế mạnh riêng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn một cách có hiệu quả và được xã hội chấp nhận. Học thuyết pháp lý ở nhiều quốc gia cũng được coi là một trong những cách thức quan trọng để khắc phục các “lỗ hổng pháp luật”

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về "lỗ hổng pháp luật", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT BAÂN VÏÌ “LÖÎ HÖÍNG PHAÁP LUÊÅT” Hoàng Thị Kim Quế* * GS,TS. Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khoá: “lỗ hổng pháp luật”; áp dụng pháp luật; điều chỉnh pháp luật. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 23/01/2017 Biên tập: 28/02/2017 Duyệt bài: 03/03/2017 Article Infomation: Keywords: legal gaps, application of law, legal regulations Article History: Received: 23 Jan. 2017 Edited: 28 Feb. 2017 Approved: 03 Mar. 2017 Tóm tắt: Bài viết phân tích bản chất, các nguyên nhân của “lỗ hổng pháp luật”, mối quan hệ giữa thực trạng của các “lỗ hổng pháp luật” với quan niệm pháp luật, cách thức xây dựng pháp luật và tư duy pháp lý nói chung. Tác giả đã đề cập những phương thức chủ yếu để khắc phục các “lỗ hổng pháp luật”, đặc biệt là trong xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, đa dạng các loại nguồn pháp luật, các thiết chế và các quy tắc giải quyết tranh chấp, điều chỉnh quan hệ xã hội trên cơ sở tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc hiến định và phù hợp đạo đức xã hội. Abstract: This article provides analysis the nature, the causes of legal gaps, the relationship between the legal gaps in practices with the concept of law, the legislation methods and legal thoughts in general. The author also mentioned the fundamental methods to resolve the legal gaps, particularly in the aspects of legislation, application of law, diversification of legal sources, institutions and rules of dispute settlement and adjustment of social relations based on respecting, adhering to the constitutional principles and conforming to social ethics. 1 Xem, Nguyễn Minh Đức, “Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. Số 24/2009, tr. 38 – 43, va-lo-hong-trong-phap-luat. 1. Khái niệm, căn cứ để xác định các “lỗ hổng pháp luật” Trong lý luận pháp luật, trên bình diện chung nhất, khái niệm “lỗ hổng pháp luật”1 thể hiện tình trạng thiếu các quy định của pháp luật so với thực tiễn cuộc sống, diễn đạt rõ hơn là “lỗ hổng” trong pháp luật thực định. Sở dĩ phải nhấn mạnh là “lỗ hổng trong pháp luật thực định” bởi vì, tiếp cận trên quan điểm hiện đại, phạm trù “pháp luật” còn được hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn, không chỉ bao gồm các quy định, nguyên tắc của pháp luật thực định do Nhà nước xây dựng, ban hành mà còn là lẽ phải, là các quyền tự nhiên của con người, là thực tiễn áp dụng pháp luật, là các loại nguồn pháp luật được thừa nhận. Trong bài viết, chúng tôi chỉ giới hạn khái niệm “lỗ hổng pháp luật” trong pháp luật thực định. Theo quan niệm chung nhất, “lỗ hổng 4 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 Xem, “Lý luận nhà nước và pháp luật”, Perevalop V.Đ, Nxb. Norma, Mátxcơva 2005, tr. 244, Nherseian V.S. “Một số vấn đề chung về lý luận pháp luật và nhà nước”, 2004, tr. 431 (bản tiếng Nga). pháp luật” là sự thiếu vắng trong hệ thống pháp luật hiện hành những quy phạm pháp luật cụ thể, cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội thực tế, các vụ việc cụ thể phát sinh cần phải được giải quyết2. Nghĩa là trạng thái có vấn đề mà thực tiễn đặt ra, có sự việc thực tế cần được giải quyết song lại không có quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh để làm căn cứ pháp lý giải quyết. “Lỗ hổng pháp luật” là “sự thiếu vắng” các quy định của pháp luật cần phải có để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng mức độ của sự “thiếu vắng” trong các “lỗ hổng pháp luật” đến đâu? Diễn đạt một cách chính xác hơn, “lỗ hổng pháp luật” chính là sự thiếu vắng toàn bộ - hoàn toàn hay sự thiếu vắng một phần các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp luật cần thiết mà xét một cách khách quan cần phải có để điều chỉnh, đánh giá về phương diện pháp lý các quan hệ xã hội, các tranh chấp phát sinh hoặc có khả năng phát sinh trong lĩnh vực quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh, hoặc cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Đó chính là bản chất của các “lỗ hổng pháp luật”. Theo một quan niệm hẹp hơn, “lỗ hổng pháp luật” chỉ xuất hiện trong các lĩnh vực quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh. Còn đối với những lĩnh vực mà cho đến thời điểm hiện tại chưa có pháp luật điều chỉnh thì đấy lại là “khoảng trống pháp luật”. Như vậy, ở đây có sự phân định một cách tương đối giữa “lỗ hổng pháp luật” và “khoảng trống pháp luật”. Trong thực tiễn, đôi khi hai khái niệm này cũng được coi là tương đồng. Nhưng theo chúng tôi, khái niệm “lỗ hổng pháp luật” không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm “khoảng trống pháp luật”. Khoảng trống pháp luật cũng được hiểu theo nhiều nghĩa, nhiều cấp độ nhất định. Theo đó, sẽ có những khoảng trống tạm thời và sẽ có những khoảng trống vĩnh viễn, vô thời hạn. Đó là sự phân định, “phân quyền” một cách tương đối về phạm vi điều chỉnh, phạm vi tác động của pháp luật và đạo đức, pháp luật và tập quán, lẽ phải... như chúng ta đã biết. 2. Những nguyên nhân chủ yếu của “lỗ hổng pháp luật” Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng hiện hữu các “lỗ hổng pháp luật”. Cuộc sống vốn dĩ vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, các quan hệ, các quá trình, hiện tượng xã hội luôn biến động không ngừng, nhất là trong đời sống xã hội hiện đại. Rất nhiều các quan hệ xã hội mới nảy sinh cần được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nhất định nhưng pháp luật hiện hành không theo kịp, nhiều quy phạm pháp luật lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống. Pháp luật, dù được hoàn thiện đến đâu cũng không thể nào trù liệu hết được cho mọi trường hợp sẽ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Trong hệ thống pháp luật các quốc gia luôn có tình trạng thiếu vắng những quy định của pháp luật cần thiết để trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn cuộc sống, chỉ khác nhau về mức độ cũng như cách ứng xử đối với các lỗ hổng pháp luật. “Lỗ hổng pháp luật” xuất hiện trong những trường hợp khi có sự xung đột những lợi ích nhất định - các lợi ích của cá nhân hay xã hội, do có sự chồng chéo, mâu thuẫn thậm chí triệt tiêu lẫn nhau trong hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật. “Lỗ hổng pháp luật” còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, vào năng lực, trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật của nhà làm luật3. Tình trạng còn nhiều “lỗ hổng pháp luật” cũng thể hiện sự hạn chế, yếu kém của hoạt động xây dựng pháp luật nói chung, năng lực bao quát các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật của các nhà làm luật nói riêng. “Lỗ hổng pháp luật” còn do sự khiếm khuyết, hạn chế về kỹ thuật pháp lý trong xây dựng pháp luật. Quan niệm và cách thức ứng xử, xử lý vấn đề “lỗ hổng pháp luật” như lâu nay ở ta cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau trong hệ thống các văn bản pháp luật (VBPL). Quan niệm vấn đề nào cũng phải có pháp luật điều chỉnh, thiếu đâu thì bổ sung đấy, đụng đâu cũng thấy thiếu các quy định của pháp luật cụ thể tạo nên áp lực thường trực về xây dựng, về tần suất sửa đổi, bổ sung, “cơi nới” các quy định của pháp luật. Vẫn rất phổ biến quan niệm, tư duy và nguyên tắc “phải có quy định của pháp luật cụ thể, do Nhà nước ban hành thì mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý mà cuộc sống đặt ra”. Theo đó, nhiều nguyên tắc và tinh thần pháp luật trong nhiều trường hợp không được áp dụng, chẳng hạn như nguyên tắc “Được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và không trái đạo đức xã hội”. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật đôi khi bị hiểu lệch đi là cái gì cũng phải có luật, tư duy cụ thể, tư duy quy phạm, tư duy “đòi” quy định cụ thể của pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc. Không những thế, điều này còn dẫn đến sự lãng phí trong công đoạn soạn thảo và thực thi pháp luật và lãng phí xã hội, cá nhân nói chung4. Sở dĩ còn nhiều “lỗ hổng pháp luật” cũng như sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các VBPL là do chúng ta chưa làm tốt công đoạn xây dựng, phân tích chính sách; còn có sự đồng nhất hai quá trình: xây dựng, phân tích chính sách và soạn thảo VBPL. Đây có thể coi là một trong những hạn chế lớn nhất của quy trình lập pháp của nước ta hiện nay. Khi trình dự án luật, cơ quan soạn thảo chưa định hình chính sách rõ ràng - cơ sở vật chất cho việc hình thành một dự án luật. Các đề nghị xây dựng luật nhiều khi mới chỉ là cảm tính, chưa đưa được cuộc sống vào luật5. Trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý của các VBPL không được tôn trọng và thường xuyên có sự vi phạm cũng góp phần gia tăng các “lỗ hổng pháp luật”. Ngoài ra, nguyên nhân tồn tại những “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật còn có thể do sự cố tình im lặng của các nhà làm luật trong quá trình xây dựng luật6. “Lỗ hổng pháp luật” cũng có thể xuất hiện trong trường hợp có chủ đích của nhà làm luật muốn dành sự linh hoạt, sáng tạo cho việc áp dụng pháp luật sau khi ban hành VBPL để phù hợp thực tiễn. 3. “Lỗ hổng pháp luật” phải chăng chỉ là sự hạn chế, nhược điểm của pháp luật? Một mặt, “lỗ hổng pháp luật” thể hiện sự yếu kém, hạn chế của pháp luật, của hoạt động xây dựng pháp luật. Về nguyên tắc, càng ít “lỗ hổng pháp luật” thì càng tốt cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý trong cuộc sống. Bởi lẽ, tình trạng có quá nhiều “lỗ hổng pháp luật” dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực, nhiều hệ lụy như chúng ta đã biết. Có nhiều “lỗ hổng pháp luật” còn tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra một cách công khai, phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đơn cử, các chuyên gia về quản lý 5 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3 Xem Nguyễn Minh Đức, “Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật”, Tlđd. 4 Tham khảo, Hoàng Thị Kim Quế, “Tiết kiệm pháp luật và lãng phí pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19, tháng 10/2011. 5 Đinh Dũng Sỹ, “Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11, tháng 6/2008. 6 Morozova L.A, “Lý luận nhà nước và pháp luật”, Mátxcơva, 2005, tr. 290 (bản tiếng Nga). mỹ phẩm đã cho rằng: hiện nay trên thị trường có đến hơn 50% sản phẩm mỹ phẩm đang bị làm giả, làm nhái, chừng nào mà những “lỗ hổng” về mặt pháp lý vẫn không được khắc phục thì việc chống mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi7. Nhưng, như một điều tất yếu, các “lỗ hổng pháp luật” luôn luôn hiện hữu, ở mọi quốc gia kể cả ở các quốc gia có trình độ cao về luật pháp và điều hành xã hội, chỉ khác nhau về mức độ, số lượng các “lỗ hổng pháp luật” và cách quan niệm, cách ứng xử khi gặp các “lỗ hổng pháp luật”, nhất là trong áp dụng, thi hành pháp luật. Cách quan niệm, cách xử lý, ứng xử về “lỗ hổng pháp luật” còn phụ thuộc vào quan điểm quản lý, quyền lực nhà nước trong mỗi quốc gia, giữa các mô hình cai trị - quản lý xã hội. Mặt khác, có thể thấy rằng, sự hiện diện của các “lỗ hổng pháp luật” không phải bao giờ cũng là bằng chứng của sự hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật. Đôi khi “lỗ hổng pháp luật” lại là bằng chứng của sự vận động, phát triển của pháp luật, cũng như sự hoàn thiện của bản thân con người và xã hội... đến một trình độ cao của văn minh, văn hóa, không phải hết thảy mọi điều trong cuộc sống đều cần có pháp luật điều chỉnh hoặc cần các quy định thật cụ thể của pháp luật. Bởi một lẽ đương nhiên, pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh hết thảy mọi vấn đề của cuộc sống. Còn có nhiều phương thức điều chỉnh quan hệ xã hội, giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà nhiều quốc gia đã và đang áp dụng miễn là không trái với đạo đức xã hội và các nguyên tắc hiến định. Dĩ nhiên, nhận thức này không coi nhẹ nhiệm vụ của nhà làm luật là cần phải kịp thời điều chỉnh và bổ sung, cập nhật vào hệ thống pháp luật những văn bản, quy định của pháp luật còn thiếu để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. “Lỗ hổng pháp luật” còn được nhận thức như một tất yếu khách quan và cũng là lĩnh vực cho sự sáng tạo trong áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Tính sáng tạo vốn dĩ là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động áp dụng pháp luật nói riêng, của bất kỳ một loại hình hoạt động nào của con người nói chung. “Lỗ hổng pháp luật” vừa là vấn đề hạn chế, khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, vừa là hiện tượng bình thường, xảy ra thường xuyên ở tất cả các quốc gia, chỉ khác nhau về mức độ, phạm vi và cách thức giải quyết, cách thức “ứng phó”, “đối mặt” và chấp nhận “sống chung” với “lỗ hổng pháp luật”. Điều này có rất nhiều điểm khác nhau trong các hệ thống - truyền thống pháp luật, nói rộng hơn là trong tư duy pháp lý của các nền văn hóa pháp luật khác nhau: Civil Law, Common Law, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa v.v.. Khái niệm “sống chung” với “lỗ hổng pháp luật” ở đây hoàn toàn không theo nghĩa tiêu cực, thụ động, vô trách nhiệm đối với việc đánh giá, giải quyết các vấn đề của cuộc sống bởi đó là lợi ích vật chất hay tinh thần của con người. Sống chung với “lỗ hổng pháp luật” ở đây là một trạng thái tích cực khi phải tìm đến và sử dụng các loại quy tắc điều chỉnh hành vi, quan hệ xã hội khác ngoài luật pháp của Nhà nước và bằng những thiết chế phù hợp. Nhìn rộng ra, không chỉ trong pháp luật thực định của Nhà nước mới có “lỗ hổng pháp luật”, mà ngay cả trong các loại quy tắc xã hội khác như đạo đức, tập quán... cũng có những “lỗ hổng”, những “khoảng trống” như một tất yếu khách quan. 6 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Xem, BT. “Mỹ phẩm giả lợi dụng kẽ hở pháp luật để hoành hoành” “Lỗ hổng pháp luật” còn liên quan và thể hiện tư duy pháp lý - xã hội của một dân tộc, quốc gia, văn hóa pháp luật của các cá nhân. Trong một truyền thống văn hóa pháp luật có hiện hữu lối tư duy “đòi luật”, cái gì cũng muốn phải có cho bằng được các quy định của pháp luật cụ thể thì chắc chắn sẽ luôn luôn có các “lỗ hổng pháp luật”, nó có ở khắp mọi nơi: trong hệ thống pháp luật, trong các VBPL, trong các chế định pháp luật, trong cả các quy phạm pháp luật nhất định - trong giả định, quy định và chế tài. Và, công việc “lấp, vá, bít” các “lỗ hổng pháp luật” theo đó là điều đương nhiên, nhưng cũng sẽ không bao giờ mới trám hết được các “lỗ hổng pháp luật”... Nếu quan niệm rộng, linh hoạt, mềm dẻo về nguồn pháp luật, về cách thức giải quyết các vấn đề xã hội, các tranh chấp, xung đột thì nhìn nhận vấn đề “lỗ hổng pháp luật” sẽ đơn giản hơn, cũng là vấn đề bình thường, không quá bức xúc, nôn nóng muốn phải vá, lấp ngay những “lỗ hổng pháp luật” bằng vô số các quy định của pháp luật được ban hành mới, nhiều khi theo kiểu giải pháp tình thế. Tại sao chúng ta luôn có tình trạng như nhiều người dân và các doanh nghiệp vẫn thường nhận xét: pháp luật của ta “vừa thiếu lại vừa thừa”. “Thiếu” pháp luật được biểu hiện trong khái niệm và cũng được coi là hiện tượng “lỗ hổng pháp luật”. Còn “thừa” pháp luật thì được biểu hiện trong khái niệm và hiện tượng “lạm pháp pháp luật”, với một khối lượng khổng lồ các VBPL và còn rất nhiều mâu thuẫn, chồng chéo? Giải mã và khắc phục tình trạng này cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức về “lỗ hổng pháp luật” cũng như cách thức khắc phục, “lấp đầy”, “vá, vít” các “lỗ hổng pháp luật” còn phụ thuộc vào chính tư duy pháp lý, quan niệm về điều chỉnh, xây dựng, ban hành pháp luật, về cách thức làm luật và phân định thẩm quyền của các cơ quan trong xây dựng pháp luật. Nếu quan niệm: vấn đề nào, việc nào cũng cần phải có quy định của pháp luật cụ thể, vẫn cần có “sự chỉ đạo, điều hành bằng VBPL cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên, thường trực “đổi mới” trong đó có công việc xây dựng, ban hành các quy định của pháp luật, thiếu đâu bổ sung đấy thì mọi lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, mọi VBPL đều có các “lỗ hổng pháp luật” và gần như “bất tận”. Một mặt, chúng ta cần khắc phục các “lỗ hổng pháp luật” để kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn theo những cách thức cơ bản, phù hợp với điều kiện hiện tại. Mặt khác, đã đến lúc cần suy ngẫm lại: quan niệm về “lỗ hổng pháp luật” hay thiếu các quy định của pháp luật cụ thể. Tình trạng còn nhiều “lỗ hổng pháp luật” cũng không hẳn và không chỉ do trình độ, năng lực xây dựng pháp luật của một số chủ thể có thẩm quyền còn yếu mà còn do cách chúng ta quan niệm về phạm vi quyền lực điều hành xã hội, quản lý xã hội, quản lý con người của Nhà nước. 4. Cách thức khắc phục “lỗ hổng pháp luật” Có nhiều cách thức khắc phục các “lỗ hổng pháp luật”, tùy thuộc vào quan niệm, triết lý pháp luật, triết lý quản lý, điều hành nhà nước và phạm vi tác động của quyền lực nhà nước... Về cơ bản, có ba con đường, ba cách thức chủ yếu là: thông qua hoạt động xây dựng pháp luật; áp dụng pháp luật; điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết các loại tranh chấp, mâu thuẫn bằng nhiều thiết chế, quy tắc xã hội. Cách thứ nhất, xây dựng, ban hành các quy định của pháp luật còn thiếu trên cơ sở xem xét một cách khách quan, khoa học chứ không phải bằng cảm nhận hay thói quen. Để khắc phục những lỗ hổng trong 7 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT pháp luật, trước hết các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kịp thời xây dựng, ban hành quy định của pháp luật còn thiếu trong các lĩnh vực điều chỉnh, các VBPL tương ứng, trong đó có công việc quan trọng là “phải xác định được những quan hệ xã hội nào cần phải có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật; phân tích từng VBPL để xác định và làm rõ thực tế đang thiếu quy phạm pháp luật....”8. Thay đổi tư duy, cách thức xây dựng pháp luật, coi trọng công đoạn xây dựng và phân tích chính sách trước khi soạn thảo những quy định cụ thể. Cách thứ hai, khắc phục “lỗ hổng pháp luật” thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Chừng nào các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật chưa thật sự sử dụng hết quyền và cũng là yêu cầu về “tính sáng tạo” trong hoạt động đặc thù là áp dụng pháp luật thì chừng đó các “lỗ hổng pháp luật” cũng chưa được khắc phục. Một trong những giải pháp cần áp dụng khi gặp trường hợp có “lỗ hổng pháp luật” đó là nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự với hai loại, hai cấp độ: áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Lý thuyết về hai loại hình thức này đã được xây dựng rất rõ ràng, vấn đề còn lại là vận dụng trong thực tiễn cũng còn nhiều khó khăn, phức tạp. Trong mọi trường hợp, áp dụng pháp luật tương tự hay áp dụng tương tự quy phạm pháp luật đều phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như tôn trọng, tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Cần phải áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội để kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, bảo vệ, bảo đảm một cách tốt nhất các quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Trong số đó có án lệ, cả về thực tiễn và lý luận đã khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của án lệ. Vấn đề đa dạng các loại nguồn pháp luật cũng đã được quan tâm trong nghiên cứu lý luận và trong chính sách chính trị - pháp luật9. Giải quyết các vấn đề pháp lý trên cơ sở niềm tin nội tâm, đạo đức, lẽ phải, các quyền tự nhiên của con người là một trong những cách thức khắc phục “lỗ hổng pháp luật” nhưng vẫn trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc hiến định. Giải thích pháp luật cũng là một trong những cách thức góp phần khắc phục “lỗ hổng pháp luật”. Bởi lẽ, việc nhận diện không phải lúc nào, ở ai cũng đều hợp lý cả. Giải thích Hiến pháp, giải thích pháp luật sẽ khắc phục được vấn đề này để đảm bảo hiểu chính xác, đầy đủ, toàn diện hơn về bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của các quy định, nguyên tắc pháp luật. Cách thứ ba, sử dụng các phương tiện điều chỉnh xã hội, các thiết chế xã hội trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Cách thức này không chỉ đơn thuần là góp phần khắc phục “lỗ hổng pháp luật”, mà điều quan trọng hơn là vì bản thân các thiết chế, các loại quy tắc xã hội có những ưu điểm, thế mạnh riêng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn một cách có hiệu quả và được xã hội chấp nhận. Học thuyết pháp lý ở nhiều quốc gia cũng được coi là một trong những cách thức quan trọng để khắc phục các “lỗ hổng pháp luật” 8 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Xem, Nguyễn Minh Đức, “Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật”, Tlđd. 9 Xem, Cao Vũ Minh, Nguyễn Đức Nguyên Vỵ, “Đa dạng hóa hình thức pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay”, nay-297543.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_lo_hong_phap_luat.pdf