Kết luận
Tóm lại, để thu hút được nhiều người vào học ngành Du lịch
tại Khoa Du lịch và Việt Nam học, trên cơ sở ưu thế, tiềm
lực sẵn có, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cần phải cải
tiến, đổi mới công công tác quản lí, đào tạo, có kế hoạch động
viên, khuyến khích giảng viên tích cực đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, tăng cường hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật
chất, trang thiết bị hiện đại; có sự thống nhất, hỗ trợ tương
tác lẫn nhau của toàn thể cán bộ giảng viên để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đảm trách; có cơ chế để thu hút người tài và những
“giảng viên đến từ doanh nghiệp” – là những người có kinh
nghiệm thực tế trong hoạt động chuyên môn và nắm bắt được
nhu cầu của nhà tuyển dụng – về giảng dạy tại Trường. Vấn
đề thu hút người học được thống nhất trong mọi bộ phận, mọi
con người, mọi nơi và bằng rất nhiều con đường và cách thức
thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số giải pháp để thu hút người vào học ngành Du lịch tại Đại học Nguyễn Tất Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6
90
Bàn về một số giải pháp để thu hút người vào học ngành Du lịch
tại Đại học Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Bạch Mai
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành
maibachnguyen1955@gmail.com
Tóm tắt
Thu hút người học không chỉ đáp ứng được nhu cầu của xã hội đối với riêng ngành Du lịch mà
còn là sự sống còn của tất cả các ngành khác trong bất kì một cơ sở đào tạo nào. Thu hút người
học được biểu hiện ở mức độ chất lượng, số lượng sinh viên đã nhập học, học tập, hoàn thành
khóa học của một ngành, nghề, cơ sở đào tạo. Thu hút người học là một quá trình gồm 2 công
đoạn: cuốn hút và thu phục, có nghĩa là, bằng một số thủ pháp, chuyên môn nghiệp vụ, maketing,
làm sao thu hút sinh viên nhập học với số lượng tối đa, tương xứng với cơ sở vật chất của nhà
trường, trình độ năng lực của giảng viên, phù hợp với qui luật cung và cầu của xã hội. Không
những thế, khi sinh viên đã chính thức nhập học, phải bảo toàn được số lượng sinh viên ổn định
học tập, thực hành, tốt nghiệp; đạt được kì vọng, khởi nghiệp vững vàng.
® 2019 Journal of Science and Technology - NTTU
Nhận 09.01.2019
Được duyệt 10.06.2019
Công bố 26.06.2019
Từ khóa
Thu hút, ngành du lịch,
thời đại ngày nay, Đại
học Nguyễn Tất Thành
1 Đặt vấn đề
Du lịch còn được gọi là ngành công nghiệp không khói đang
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Theo báo
cáo HSBC Expat 2019 công bố, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào
tốp 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sống và làm việc
trên thế giới (tăng 8 bậc so với năm ngoái) và cũng được lọt
vào tốp 20 Quốc gia xinh đẹp nhất thế giới. Việt Nam có vị thế
rất thuận lợi cho phát triển du lịch với bờ biển trải dài hơn
3000km và hàng trăm bãi tắm xinh đẹp, cùng hàng ngàn danh
thắng kì vĩ. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 năm
gần đây, từ dưới 10 triệu lượt khách (năm 2015) đã lên đến
12,9 triệu lượt khách (năm 2017), 15,6 triệu lượt khách (năm
2018) và mới nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã đón được
khoảng 8,6 triệu lượt khách. Theo đà tăng trưởng đó, nguồn
nhân lực cũng phải được tăng đồng bộ sao cho vận hành được
một cách tối ưu “guồng máy” du lịch này, không những đáp
ứng được yêu cầu về số lượng còn phải đảm bảo chất lượng,
tương xứng trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN và toàn cầu[1].
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch),
mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy
nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng
15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được
đào tạo chính qui ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi
được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều
phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kĩ năng, ngoại ngữ.
Nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch không những thiếu về
mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn. Chất lượng nguồn
nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường lao
động du lịch chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Báo cáo
tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam những năm
qua cho thấy: lao động có trình độ đại học và trên đại học
chiếm 9,7%; sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51%; dưới
sơ cấp là 39,3%... Trong đó, chỉ có 43% được đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch[2].
Hiện nay, trong cả nước có 156 cơ sở tham gia đào tạo ngành
du lịch (thống kê 2016), trong đó bao gồm 48 trường đại học,
43 trường cao đẳng (trong đó có 10 trường cao đẳng nghề)
và một số trường trung cấp, trung tâm đào tạo. Riêng thành
phố Hồ Chí Minh có khoảng 50 trường bao gồm các trường
đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập[3]. Trong số
các trường này, đang diễn ra một sự cạnh tranh quyết liệt về
việc làm sao thu hút được đông người nhất vào học ngành
Du lịch của trường mình.
Đại học Nguyễn Tất Thành
91 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6
Thu hút người học không chỉ đáp ứng được nhu cầu của xã
hội đối với riêng ngành Du lịch mà còn là sự sống còn của
tất cả các ngành khác trong bất kì một cơ sở đào tạo nào. Thu
hút người học được biểu hiện ở mức độ chất lượng, số lượng
sinh viên đã nhập học, học tập, hoàn thành khóa học của một
ngành, nghề, cơ sở đào tạo. Trong nghiên cứu này, tác giả
tập trung “Bàn luận về một số giải pháp để thu hút người vào
học ngành Du lịch tại Đại học Nguyễn Tất Thành”.
2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết
này đó là, phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu các chuyên
gia; phân tích đánh giá, tổng hợp dựa trên nguồn số liệu thứ
cấp thu thập được từ Viện Du lịch Bền vững Việt Nam, Tổng
cục Du lịch, kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về “Đào tạo
nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam trong xu thế hội
nhập và phát triển”.
3 Nền tảng, hướng tiếp cận nghiên cứu
Cùng với sự phát triển du lịch, khái niệm du lịch được hiểu
theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét. Vào năm
1941, ông W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định
nghĩa: “Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối
quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người
tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ”. Theo
M.Coltman, “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và
cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu
giữ du khách”.
Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh
doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt, nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa
dân tộc. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh
tế rất lớn. Từ đó, chúng ta thấy được, Du lịch là một hoạt
động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia,
tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp, nó vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa
– xã hội. Tác giả sẽ căn cứ vào nội hàm trong khái niệm về
du lịch của W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) làm nền tảng,
hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề trong chuyên luận
này[3].
Từ khái niệm về du lịch của W. Hunziker và Kraff (Thụy
Sỹ), nhận thấy rõ nhất, nảy sinh mối quan hệ: Du lịch –
Khách sạn – Nhà hàng, luôn đồng hành được ví như chiếc
kiềng 3 chân trong sự phát triển kinh tế du lịch bởi, khi dịch
chuyển ra khỏi nơi cư trú, ắt du khách buộc phải lưu trú, phải
ăn, phải vui chơi giải trí. Tùy theo gói giá trị của tour du lịch,
du khách có thể ở khách sạn từ 3 sao đến 5 sao, dùng các
món ẩm thực độc đáo có thể coi là đặc sản của các miền vùng
trong hoặc ngoài nước. Chính vì lẽ đó, du lịch, khách sạn,
nhà hàng được nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, và một
số trung tâm đào tạo thường tổ hợp chúng vào một đơn vị
hành chính với tên gọi, nội hàm có sự biến báo chút ít tạo
nên tính cách riêng của từng trường.
Ví dụ, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH) tổ hợp 3 ngành đó trong một khoa mang tên:
Quản trị Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng. Đại học Hoa Sen
lại biên chế chúng vào một khoa mang tên: Khoa Du lịch,
gồm có các chuyên ngành, Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà
hàng và Dịch vụ Ăn uống, Quản trị Lữ hành và Dịch vụ Du
lịch. Đại học Tôn Đức Thắng lại tổ hợp vào ngành Việt Nam
học gồm 2 chuyên ngành: Du lịch và Lữ hành; Du lịch và
Quản lí Du lịch, trực thuộc khoa KHXH & NV. Còn Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành lại biên chế chúng trong khoa Du
lịch và Việt Nam học với các ngành: Quản trị Khách sạn;
Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn uống; ngành Du lịch với 2
chuyên ngành, Hướng dẫn viên Du lịch và Quản lí Du lịch.
Từ nội hàm khái niệm làm nền tảng, hướng tiếp cận trên, một
số giải thu hút người vào học ngành Du lịch tại Đại học
Nguyễn Tất Thành sẽ được bàn luận trên cơ sở mức độ chất
lượng, số lượng sinh viên nhập học vào tổ hợp ngành Du lịch
– Khách sạn – Nhà hàng.
4 Kết quả nghiên cứu
Thu hút người học là một quá trình gồm 2 công đoạn: cuốn
hút và thu phục, có nghĩa là, bằng một số thủ pháp, chuyên
môn nghiệp vụ, maketing, làm sao thu hút sinh viên nhập học
với số lượng tối đa, tương xứng với cơ sở vật chất của nhà
trường, trình độ năng lực của giảng viên, phù hợp với qui
luật cung và cầu của xã hội. Không những thế, khi sinh viên
đã chính thức nhập học, phải bảo toàn được số lượng sinh
viên ổn định học tập, thực hành, tốt nghiệp, đạt được kì vọng,
khởi nghiệp vững vàng.
Bàn về công đoạn một của quá trình thu hút người học ngành
Du lịch – công đoạn ‘cuốn hút’ người học, điểm đầu tiên,
phải khẳng định, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có một
tổ hợp cơ sở vật chất khang trang, đẹp và hiện đại trải rộng
trên các địa bàn quận 4, 7, 12 và khu công nghệ cao. Chính
điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thỏa mãn
nguyện vọng sở thích về nơi cư trú, chọn giảng đường học
tập, thực hành tốt hơn, đó là một tiềm lực cuốn hút đáng kể.
Điểm thứ hai để cuốn hút người học đó là chương trình khóa
đào tạo hầu hết các ngành trong trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, trong đó có ngành Du lịch, bắt đầu từ năm học 2018
– 2019, thay vì trước đây là 4 năm đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo cho phép rút ngắn lại còn 3 năm. Đây là mô hình
sáng tạo tiên phong, mang tính đột phá. Tuy nhiên, muốn
thực hiện hoàn thành tốt chương trình đào tạo này, đòi hỏi
“guồng máy” đào tạo phải thiết kế rất đồng bộ, nhịp nhàng,
chỉ ách tắc một khâu rất nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
hoàn thành chương trình. Đặc điểm thứ hai này cũng là tiềm
lực rất lớn để cuốn hút sinh viên nhập học vào tất cả các
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6
92
ngành đào tạo tại Đại học Nguyễn Tất Thành. Phụ huynh sinh
viên sẽ hạch toán rất nhanh, cũng với số tiền học phí tương
đương với số tín chỉ qui định của ngành học theo qui chế của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên chăm chỉ học tập sẽ tốt
nghiệp sớm hơn các sinh viên học ở các trường khác một
năm. Nếu sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, sẽ có nguồn
thu trang trải, bù đắp kinh phí đầu tư cho toàn khóa đào tạo
là rất đáng kể. Đây là điểm sáng mà toàn thể các thành viên
tham gia tư vấn tuyển sinh cần triệt để tận dung ưu thế này.
Theo đó, khoa Du lịch và Việt Nam học Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành, từ khi thành lập đến nay có tuổi đời mới
sang năm thứ 7, song đang được coi là một khoa “hot”. Nếu
tính từ năm 2016 mới chỉ tuyển được khoảng gần 300 sinh
viên, năm 2017 tuyển được khoảng 500 sinh viên nhập học
thì đến năm 2018 đã tuyển được hơn 750 sinh viên, số lượng
sinh viên nhập học này, xấp xỉ với số sinh viên nhập học vào
Khoa Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng của HUTECH. Dự
báo, khoa Du lịch và Việt Nam học Trường Đại học Nguyễn
Tất Thành sẽ thu hút được ít nhất gần 1000 sinh viên nhập
học vào kì tuyển sinh năm 2019.
Trong những năm gần đây, có điều kiện tiếp cận, cơ hữu,
thỉnh giảng tại một số trường đại học ngoài công lập, tác giả
nhận thấy, sau khi nhập học, mới đến năm thứ 2, số lượng
sinh viên sụt giảm đi ít nhất khoảng 10%. Nguyên nhân sụt
giảm có nhiều lí do, nhưng chung qui, một phần do công tác
hướng nghiệp chưa tốt nên sinh viên cảm thấy mình chọn sai
ngành học. Các em đã chuyển qua các ngành khác trong cùng
cơ sở đào tạo hoặc sang trường khác, số ít do hoàn cảnh kinh
tế của gia đình đã tạm dừng tiến độ học tập hoặc bỏ hẳn. Có
một điều đôi khi xảy ra, nguyên nhân các sinh viên chuyển
trường là do nhận thấy các trường khác hấp dẫn hơn, hoặc
chợt nhận ra một sự không vừa lòng nào đó về giảng viên
hoặc có sự lơ là, không nhiệt tình của cố vấn học tập Từ
đó, vấn đề đặt ra, nếu lực cuốn hút không đủ mạnh hoặc khi
lực cuốn hút bị suy giảm hoặc mất ‘từ tính’, thì bất kì một
‘vật thể’ nào cũng có thể bị ‘văng’ ra khỏi ‘quĩ đạo’.
Như phần trên đã đề cập, việc thu hút người học vào ắt nảy
sinh cạnh tranh giữa các trường, các cơ sở đào tạo với nhau.
Về mặt bằng chung, tất cả các cơ sở đào tạo đang tích cực
phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch hợp
lí giữa các cấp đào tạo, ngành nghề đào tạo và vùng miền.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị giảng dạy
đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn
hóa giáo trình khung đào tạo; thu hút doanh nghiệp tham gia
vào xây dựng tiêu chuẩn kĩ năng nghề và chương trình, giáo
trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh
và sinh viên; đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của
doanh nghiệp; đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động
giản đơn đến giám sát, quản lí các cấp. Nâng cao trình độ tin
học, ngoại ngữ và đổi mới phương pháp giảng dạy để giảng
viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng
dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên
gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế
và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài[5]. Mỗi cơ sở đào tạo
ngành Du lịch đều có những thủ pháp, bí quyết riêng để thu
hút người học.
Điểm thứ ba, đó là phải làm tốt công tác maketing tuyển sinh.
Qua tham khảo, tìm hiểu một số trường đại học ngoài công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy, các
trường có một số thủ pháp thu hút chung và riêng, độc đáo.
Thủ pháp thu hút người học, các trường thường sử dụng bằng
các phương tiện và cách thức như sau:
- Sử dụng hệ thống truyền thông để quảng bá, chiêu sinh như
báo giấy, báo điện tử (mạng), phát thanh truyền hình. Ngoài
ra, các trường còn tổ chức sinh hoạt chuyên đề với hình thức
mời các học sinh đang học tập tại các trường PTTH từ lớp 11
về trường mình để tham gia với các chủ điểm “Chắp cánh
ước mơ”, “tiếp sức mùa thi”, “hội chợ việc làm”, “giao lưu
với các doanh nghiệp” cần sử dụng nguồn nhân lực, các
“chương trình nghệ thuật” nhân các ngày kỉ niệm lớn trong
năm và kỉ niệm thành lập trường, thành lập khoa, ngành
để thu hút học sinh THPT đến làm quen Trường – làm tiền
để cho việc thu hút các em vào học.
- Hàng năm, các trường Đại học đều tiếp cận quảng cáo đến
nhiều trường THPT tại các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí
Minh trong bán kính vài trăm km. Không những thế, một số
trường còn thuê xe xuống tận các trường phổ thông đó, chở
học sinh về trường mình tham quan cơ sở vật chất, tìm hiểu,
mục thị, cảm nhận, tạo niềm yêu thích, tin tưởng về một
tương lai tươi sáng của ngôi trường, mà ở đó, sẽ nhận hành
trang khởi nghiệp. Trong các hoạt động trên, việc tặng quà,
cho học sinh như mũ, đồng phục có logo, ba lô là không
thể thiếu, thậm chí, một số trường còn trang trải ẩm thực, tổ
chức lưu trú cho học sinh khi tham quan xa nhà Ngoài ra,
mỗi trường đều có những “chiêu” độc đáo riêng, các trường
bạn khó có thể nắm bắt được.
Những vấn đề trình bày trên là những thủ pháp cuốn hút từ
xa, ngoài ra các trường còn ra một số chính sách “maketing
tại chỗ”, có nghĩa là, sử dụng ngay đội ngũ cán bộ, giảng viên
cơ hữu, hợp đồng thỉnh giảng và cả sinh viên đang tu nghiệp
trong tất cả các ngành, các khoa, tuyên truyền, phát huy ảnh
hưởng để thu hút người học về ngành, trường của mình. Một
số chính sách đó có thể là, bồi dưỡng một khoản kinh phí nhỏ
(một vài trường, mức này tối thiểu là 500 ngàn đồng) cho
việc giới thiệu được một sinh viên vào trường nhập học. Có
khi, một nhóm học sinh liên kết với nhau khi đăng kí nhập
học thành công sẽ nhận được món quà có giá trị như:
Smartphone, Laptop hoặc một tour du lịch trong nước hoặc
ngoài nước Có trường còn ra chính sách, khi một sinh viên
giới thiệu được bạn mình vào nhập học, đều được giảm học
phí trong năm học đầu một số phần trăm nào đó tùy thuộc
vào số lượng các bạn của mình được giới thiệu thành công.
Bàn về công đoạn hai của quá trình thu hút người học – công
đoạn ‘thu phục’ người học. Để thu phục được nhiều học sinh
Đại học Nguyễn Tất Thành
93 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6
đã đăng kí nhập học vào khoa Du lịch tại Đại học Nguyễn
Tất Thành yên tâm học tập hoàn thành khóa học, về ngoại
lực, đã có phòng tuyển sinh, truyền thông, trung tâm tư vấn
tuyển sinh, còn phải có nội lực mạnh. Nội lực mạnh để thu
phục người học đó là tiềm lực trang thiết bị hiện đại phục vụ
công tác đào tạo và đội ngũ cố vấn, giảng viên có phẩm chất
đạo đức tốt, trình học vấn cao, tích cực tham gia nghiên cứu
khoa học công nghệ.
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành được nhà trường trang bị cơ sở vật chất với hệ thống
văn phòng, lớp học, cơ sở thực hành rộng rãi, khang trang,
hiện đại tại cả các quận 4, 7, 12. Nhà trường đã đầu tư, nâng
cấp hàng chục phòng ốc với diện tích hàng trăm mét vuông
tại tầng lửng tòa nhà trung tâm quận 12 thành một khu liên
hợp phục vụ cho công tác thực hành về buồng phòng khách
sạn, nhà hàng thực hành chế biến ẩm thực. Ngoài ra, Khoa
Du lịch và Việt Nam học còn liên kết với các doanh nghiệp
có hệ thống khách sạn – nhà hàng bề thế, hiện đại để sinh
viên thực tập, bảo lãnh sau khi hoàn thành khóa học là có
việc làm ngay.
Khoa Du lịch và Việt Nam học có một đội ngũ cố vấn giảng
viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 01
GS.NGND, 01 PGS. TSKH, 03 TS. và nhiều cộng tác viên,
thỉnh giảng có trình độ thạc sĩ, các nhà doanh nghiệp tham
gia giảng dạy tai khoa.
5 Một số đề xuất, kiến nghị
Đối với phòng Quản lí Đào tạo, nên nghiên cứu áp dụng mô
hình đào tạo cử nhân theo 2 giai đoạn của Đại học
Sunderland (tốp 5 của các trường đại học Anh), có nghĩa là,
học xong giai đoạn 1, sinh viên sẽ được cấp bằng diploma
(tương đương với bậc cao đẳng), sinh viên học xong giai
đoạn 2 sẽ được cấp bằng cử nhân. Nếu theo mô hình này, rất
thuận lợi cho nhiều sinh viên có hoàn cảnh gia đình kinh tế
khó khăn có thể theo học được. Nếu học xong giai đoạn một,
sinh viên đã có một vị thế để đi làm, khởi nghiệp, có thể làm
hướng dẫn viên du lịch. Sau một thời gian có thu nhập ổn
định, có thể tích lũy được học phí để tiếp tục học tập giai
đoạn 2 để lấy bằng cử nhân. Muốn áp dụng mô hình này, cần
phải sắp xếp lại thứ tự các học phần sao cho các sinh viên có
đủ kiến thức hành nghề ngay sau khi học xong giai đoạn 1.
Chắc chắn áp dụng mô hình này sẽ cuốn hút người học hơn.
Muốn thu hút được người học nhiều hơn nữa, mỗi cán bộ
lãnh đạo, quản lí, giảng viên, chuyên viên các phòng ban,
trung tâm cần phải khắc phục một vài vấn đề về khả năng
tổ chức, quản lí, đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học.
Là một giảng viên cơ hữu tại Khoa Du lịch và Việt Nam học
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nhận thấy có một vài bất
cập cần lưu ý trong công tác quản lí, đào tạo đó là:
- Cần phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa các phòng, ban, trung
tâm trong việc hỗ trợ đào tạo trực tiếp sinh viên. Một vài
minh chứng: một là, phòng đào tạo chưa làm rõ khái niệm về
cách đánh giá, cho thang điểm học phần. Được biết, Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành đã và đang triển khai đào tạo theo
học chế tín chỉ, nên trong biểu mẫu bảng điểm sẽ có 2 phần
đó là phần quá trình học và phần thi kết thúc học phần. Tuy
nhiên, tiêu đề bảng điểm quá trình lại mang tiêu đề “Bảng
điểm thường kì” trong đó, lại có các cột “điểm trung bình
kiểm tra”, và điểm “kiểm tra giữa kì”. Qua trao đổi với một
vài đồng nghiệp, có người hiểu rằng, điểm trung bình kiểm
tra bao hàm cả điểm kiểm tra giữa kì? Ngay cả tên gọi là
bảng điểm thường kì, đó là thuật ngữ của phương thức đào
tạo theo niên chế. Hai là, chưa quán triệt, thống nhất về qui
trình ra đề thi, nộp đề thi. Có trợ lí đào tạo khoa nói rằng,
từng giảng viên sau khi trưởng bộ môn kí duyệt đề thi, sẽ lên
trực tiếp nộp cho Phòng Khảo thí. Thực tế, Phòng Khảo thí
lại qui định rằng, việc giảng viên trực tiếp nộp đề thi là không
đúng qui định, mà là nhiệm vụ của trưởng bộ môn.
Đối với Phòng Công tác Sinh viên, về qui định tổ chức sinh
hoạt lớp của cố vấn học tập vẫn còn cứng nhắc, máy móc
trong việc đăng kí lịch sinh hoạt lớp, chưa có sự thống nhất,
đồng bộ. Thiết nghĩ rằng, Phòng Công tác Sinh viên nên
tham mưu cho Ban Giám hiệu qui định, sẽ thống nhất một
giờ cố định trong tháng để sinh hoạt lớp. Ví dụ, có thể qui
định thống nhất lịch sinh hoạt lớp cố định vào tiết 6 hoặc tiết
12 của ngày thứ 6 tuần cuối của tháng. Thời gian ấn định đó,
giảng viên được nghỉ giờ dạy trong thời khóa biểu, sẽ dạy bù
vào một buổi nào đó phù hợp. Dĩ nhiên, sinh viên cũng được
nghỉ giờ học trong thời khóa biểu hôm đó, tại địa điểm thuận
lợi nhất cho học trò. Mặt khác, cần quán triệt hơn nữa về tinh
thần nhiệt huyết, thái độ làm việc tích cực của cố vấn học
tập. Chính các vị này giúp cho lãnh đạo khoa, nắm bắt được
tâm tư, bức xúc nảy sinh kịp thời xử lí. Với qui định đó, sẽ
triển khai, cập nhật kịp thời những thông tin của Trường đến
từng lớp một cách nhanh chóng, đảm bảo tính thời sự. Vai
trò của cố vấn học tập rất quan trọng trong việc giải quyết
kịp thời các tình huống hi hữu, níu giữ sinh viên ổn định học
tập tại khoa và là một mắt xích để thu phục học trò.
Đối với lãnh đạo Khoa Du lịch và Việt Nam học, cần đề ra
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phấn đấu
trong thời gian tối thiểu từ 3 đến 5 năm hoàn thành được cấp
đào tạo Tiến sĩ, ít nhất từ cấp trưởng bộ môn trở lên.
Đối vớ lãnh đạo Trường, cần có chính sách khuyến khích cho
giảng viên học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
để có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu sẽ hấp dẫn nhiều học
trò hơn. Trước mắt, có thể hỗ trợ một phần học phí cho
Nghiên cứu sinh, hoặc tiến tới một phần kinh phí bảo vệ luận
án, đưa ra một mức thưởng khuyến khích cho giảng viên đã
bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, đồng thời kèm theo ràng
buộc pháp lí để sau khi hoàn thành khóa đào tạo, giảng viên
sẽ công tác lâu dài tại Khoa.
Về công tác “chiêu hiền đãi sĩ”, theo Luật Giáo dục sửa đổi
vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày
01/07/2019, yêu cầu bắt buộc giảng viên đại học ít nhất phải
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6
94
có học vị thạc sĩ trở lên. Theo đó, khi một trường đại học đạt
được chuẩn về số lượng tiến sĩ, thì lúc đó, thạc sĩ sẽ đóng vai
trò làm trợ giảng. Để nâng cao thương hiệu của một trường
đại học, các cơ sở đào tạo cần có số lượng tiến sĩ càng nhiều
càng tốt. Vài năm trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có
một chiến dịch thanh kiểm tra tỉ lệ GS, PGS, TS, ThS khi mở
ngành mới và Bộ đã “tuýt còi” đình chỉ mở một số ngành
không đủ số lượng các PGS, TS theo qui định. Cũng từ
01/07/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát nghiêm ngặt
về việc, mỗi giảng viên chỉ được cơ hữu ở một cơ sở đào tạo
để khống chế số lượng tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép.
Từ đó, đặt ra cho các trường đại học phải có chế độ chiêu
hiền đãi sĩ thích ứng để thu hút các giảng viên có trình độ cao
như TS, PGS, GS. Có như vậy mới thu hút được nhiều người
học hơn.
Mới đây, chúng tôi có điều kiện được tiếp xúc với Chủ tịch
Hội đồng quản trị, PGS.TS Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Tất
Thành, thầy Nguyễn Mạnh Hùng, được biết, Nhà trường
đang khẩn cấp xây dựng lộ trình nâng mức thù lao xứng đáng
cho các giảng viên cơ hữu trong thời gian ngắn nhất, đồng
thời, có chính sách thu hút cán bộ có trình độ, tâm huyết, làm
việc, cống hiến cho nhà trường. Vấn đề nâng lên được mức
nào còn phụ thuộc vào mức thu nguồn thu học phí, bộ máy
tổ chức, giảng viên cơ hữu, sắp xếp lại các thang bậc lương
một cách hợp lí.
6 Kết luận
Tóm lại, để thu hút được nhiều người vào học ngành Du lịch
tại Khoa Du lịch và Việt Nam học, trên cơ sở ưu thế, tiềm
lực sẵn có, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cần phải cải
tiến, đổi mới công công tác quản lí, đào tạo, có kế hoạch động
viên, khuyến khích giảng viên tích cực đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, tăng cường hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật
chất, trang thiết bị hiện đại; có sự thống nhất, hỗ trợ tương
tác lẫn nhau của toàn thể cán bộ giảng viên để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đảm trách; có cơ chế để thu hút người tài và những
“giảng viên đến từ doanh nghiệp” – là những người có kinh
nghiệm thực tế trong hoạt động chuyên môn và nắm bắt được
nhu cầu của nhà tuyển dụng – về giảng dạy tại Trường. Vấn
đề thu hút người học được thống nhất trong mọi bộ phận, mọi
con người, mọi nơi và bằng rất nhiều con đường và cách thức
thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Trung Lương, “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Du lịch trong bối cảnh hội nhập”, Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.
2. Số liệu của Cục Thống kê – Tổng cục Du lịch
3. Hiệp hội Du lịch TP.HCM – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM (10/2009), tài liệu Hội nghị về “Đào tạo nguồn
nhân lực ngành Du lịch Tp. HCM giai đoạn 2010 – 2020” tại TP.HCM
4. Nguồn: lich
5. Phạm Thu Nga, “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hóa – Du lịch tại Trường Đại học Sài Gòn”, kỉ yếu hội thảo khoa học
toàn quốc về “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hóa Du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển”(2009).
Discuss some solutions to attract learners to Tourism at Nguyen Tat Thanh University
Nguyen Bach Mai
Tourism and Vietnamlogy Faculty, Nguyen Tat Thanh University
maibachnguyen1955@gmail.com
Abstract Attracting learners not only meets the needs of society for the tourism industry but also means the survival of all
other industries in any training institution. Attracting learners is reflected in the level of quality, the number of students who
have entered, study, the course of a branch, profession or training institutions.
Attracting learners is a process of 2 stages: attracting and capturing. That is, using some tactics, professional skills, and
marketing, to attract students to enroll with the maximum number, commensurating with the facilities of the school, the
qualifications of teachers, in accordance with the law of supply and demand of society. Not only that, when students have
officially enrolled, the staff must preserve the number of stable students studying, practicing, graduating, achieving
expectations, starting a solid business.
Keywords Tourism, attraction, solutions, Nguyen Tat Thanh University.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_mot_so_giai_phap_de_thu_hut_nguoi_vao_hoc_nganh_du_li.pdf