Bàn về mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên

Hoạt động tư pháp hình sự người chưa thành niên đặt ra yêu cầu bắt buộc là phải nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và mang tính khả thi cao, với ý thức thượng tôn pháp luật của các thành viên trong xã hội; với một bộ máy nhà nước tinh gọn và có hiệu quả; với một đội ngũ cán bộ công chức tận tụy vì dân, có trách nhiệm cao với đời sống của nhân dân sẽ là những tiền đề lý tưởng cho việc nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, trong đó có chất lượng hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án nhân dân. Các giải pháp về tổ chức, về con người, về việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án không thể tách rời các nội dung của việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, tư pháp hình sự người chưa thành niên góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP BÀN VỀ MỤC TIÊU CỦA TƯ PHÁP HÌNH SỰ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Hoàng Minh Đức1 Nguyễn Phan Trung Anh2 Tóm tắt: Tư pháp hình sự người chưa thành niên là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn là nội dung được quan tâm nghiên cứu thường xuyên dưới góc độ thực tiễn, chính trị và pháp lý. Mặc dù đến nay đã có nhiều luận giải khác nhau dưới góc độ khoa học pháp lý về những vấn đề cơ bản của tư pháp hình sự người chưa thành niên như khái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa và bước đầu đã xây dựng được hệ thống lý luận tương đối đầy đủ về lĩnh vực này. Tuy nhiên, hệ thống lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự người chưa thành niên không phải là phạm trù bất biến mà ngược lại luôn vận động, phát triển cùng với những đổi thay của đời sống pháp luật. Với ý nghĩa đó, việc tiếp tục nghiên cứu, luận giải về mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên thực sự là việc làm cần thiết trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà nước mà ở đó các giá trị cơ bản của con người, quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng luôn được ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm ở mức độ cao nhất, đầy đủ nhất. Từ khóa: Tư pháp hình sự, Người chưa thành niên phạm tội, Tư pháp hình sự người chưa thành niên Nhận bài: Ngày 5/5/2017; Hoàn thành biên tập; 28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017 Abstract: Juvenile criminal justice is not only theoretical matter but also a subject to research in practical, politials and legal aspects. There have been legal discussion on legal science of basic matters of juvenile criminal justice such as definition, content, meaning and initial complete theoretical system. However, the theoretical and practical system of juvenile criminal justice is not an immutable category, it changes and develops together with the change of laws. For these reasons, it is essential to continue to research, discuss the aims of juvenile criminal justice in the circumstance of building Vietnam the socialist law governed state in which fundamental values of human, human rights and juvenile rights are accredited, respected, protected and guaranteed in the highest level. Key words: criminal justice, juvenile offender, juvenile criminal justice. Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017 Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc xây dựng cơ chế pháp lý để ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng là vấn đề rất có ý nghĩa và thực sự cần thiết nhằm thể chế hóa tinh thần thượng tôn pháp luật. Điều 40 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có ghi: “Các quốc gia thừa nhận quyền của mọi trẻ em bị cho là tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em Cách đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm sao thúc đẩy sự tái hòa nhập vào việc đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội trẻ em”3. Đặc biệt, Công ước cũng đã nêu ra 05 nguyên tắc chung mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ khi xây dựng chính sách, luật pháp và thực thi pháp luật liên quan đến bất kỳ trẻ em nào dưới 18 tuổi, bao gồm: nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em; nguyên tắc không phân biệt đối xử; quyền sống, sinh tồn và phát triển; quyền được lắng nghe của trẻ em; và nhân phẩm của trẻ 1 Tiến sỹ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân 2 Thạc sỹ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân 3 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 65 em. Như vậy, Công ước đặt ra yêu cầu cho các quốc gia thành viên bằng các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp có trách nhiệm xây dựng và thể chế hóa trên thực tế quan điểm, tư tưởng và những quy định đặc thù đối với người chưa thành niên, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp hình sự người chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên, phù hợp với đặc điểm về tâm, sinh lý và hướng tới mục tiêu giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phát triển lành mạnh. Tư pháp hình sự người chưa thành niên là việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp của hệ thống các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan (trong đó hoạt động xét xử của Tòa án giữ vị trí trung tâm) để phán xét, phân xử về tính hợp pháp của các hành vi do người chưa thành niên thực hiện, những xung đột nảy sinh trong các quan hệ pháp luật hình sự, nhằm bảo vệ lợi ích của của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của người chưa thành niên. Theo nghĩa chung nhất, mục tiêu là “Đích đặt ra, cần phải đạt tới, đối với công tác, nhiệm vụ”4. Mục tiêu là ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi làm cái gì? nhằm vào cái gì? Hoặc, để phục vụ cho cái gì? Với ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng, mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên nhằm: Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và cơ chế đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người chưa thành niên phạm tội. Tư pháp hình sự người chưa thành niên với tư cách là một lĩnh vực thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, với sự tham gia của các chủ thể được Nhà nước trao quyền nhằm giải quyết một cách triệt để, thấu đáo các vấn đề có liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. Bản thân các hoạt động đó không phải được thực hiện một cách ngẫu nhiên, tùy tiện mà trái lại phải được trang bị bằng hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ, sâu sắc và được cập nhật thường xuyên phù hợp với bối cảnh mới. Hệ thống lý luận đó phải xuất phát từ thực tiễn sinh động của các chủ thể trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi, chính thực tiễn là nơi tri thức được đúc kết và hình thành, nơi chân lý được kiểm nghiệm, thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên rất phong phú, đa dạng, hết sức nhạy cảm do đó phải từng bước tạo lập được nền tảng lý luận soi đường. Thiết nghĩ, hệ thống lý luận đó phải phúc đáp được các yêu cầu cơ bản của một nền tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, với những luận giải về chủ thể, thiết chế, thể chế, các nguyên tắc, mục tiêu, các nhân tố tác động và các yếu tố đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Đặc biệt, hệ thống lý luận về tư pháp hình sự người chưa thành niên phải quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật, lĩnh hội những tri thức từ hệ thống lý luận về tư pháp hình sự người chưa thành niên thể hiện trong các cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền của người chưa thành niên nhằm sinh động hóa bản thân hệ thống lý luận đang có và cũng chính là sự thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, thể hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên khi tham gia soạn thảo, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về người chưa thành niên, đảm bảo hệ thống lý luận và pháp luật Việt Nam có khả năng tiệm cận với hệ thống tư pháp hình sự người chưa thành niên trên thế giới, phù hợp với yêu cầu của tình hình hội nhập và phát triển chính trị, kinh tế, pháp luật sâu rộng ngày nay. 4 Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr.457-458. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 66 Bên cạnh hệ thống lý luận dẫn đường, tư pháp hình sự người chưa thành niên chỉ có thể được bảo đảm hiệu lực và hiệu quả khi xây dựng được hệ thống cơ sở chính trị và pháp lý đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, tạo tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và cũng chính là sự thể hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Chỉ có như vậy, hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội mới được tiến hành một cách công bằng, dân chủ, văn minh trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quyền cơ bản của người chưa thành niên, đảm bảo quyền của người chưa thành niên không thể bị xâm phạm, chà đạp bởi bất kỳ một thế lực, chủ thể có thẩm quyền nào trong Nhà nước. Hệ thống cơ sở chính trị, pháp lý và pháp luật về tư pháp hình sự người chưa thành niên trước tiên và yêu cầu có tính bắt buộc là phải nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế vào hệ thống pháp quốc gia. Từ phương diện chính trị, pháp lý, việc chủ động tham gia đàm phán, ký kết, phê chuẩn và nội luật hóa các điều ước quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2000 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ “Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức”, “Phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện tốt các Công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp và các Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia”. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia”. Những quan điểm chỉ đạo và quy định nêu trên vừa là định hướng, vừa là cơ sở chính trị pháp lý quan trọng cho việc nội luật hóa các điều ước quốc tế nói chung và có tác dụng định hướng việc xây dựng luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực thi các công ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự người chưa thành niên5. Thứ hai, đảm bảo quyền của người chưa thành niên được ghi nhận, tôn trọng, thực thi trên thực tế một cách đầy đủ, minh bạch và hiệu quả. Quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng là giá trị mang tính phổ biến của nhân loại, là kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới. Quyền của người chưa thành niên được đặt trong mối quan hệ với nghĩa vụ, trách nhiệm của người chưa thành niên đối với xã hội và được giải quyết trên cơ sở đảm bảo lợi ích xã hội. Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập, quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà thể hiện bằng các quy phạm pháp luật được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng được thực thi trên thực tế. Tại Việt Nam, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người nói 5 Đặng Văn Đoài (2016), Phương hướng nội luật hóa các điều ước quốc tế đa phương trong Bộ luật hình sự năm 2015, Kỷ yếu Khoa học “Một số vấn đề về nội luật hóa quy định của điều ước quốc tế trong xây dựng pháp luật hình sự”, Trường Đại học An ninh nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.9-15. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 67 chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; luôn đề cao sự tôn vinh, tôn trọng quyền con người; đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để thực hiện quyền con người, trước tiên là thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời thông qua việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự được thực hiện thông qua hệ thống đa dạng các biện pháp khác nhau, với những chủ thể khác nhau. Mặc dù đến nay dưới góc độ khoa học pháp lý việc đề xuất các tiêu chí, chuẩn mực cơ bản để xem xét hiệu quả của quá trình bảo đảm quyền của người chưa thành niên còn tồn tại những quan điểm khác nhau, nhưng có thể khẳng định nội dung cốt lõi của việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên chính là việc ghi nhận, tôn trọng và thực thi quyền của người chưa thành niên trên thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Với ý nghĩa đó, tư pháp hình sự người chưa thành niên, một lĩnh vực thực hiện quyền lực nhà nước chính là môi trường làm phát sinh, thay đổi và có những tác động không hề nhỏ thậm chí rất nhạy cảm đến quá trình đảm bảo quyền của người chưa thành niên trên thực tế một cách minh bạch, đầy đủ và hiệu quả. Bảo đảm quyền của người chưa thành niên là việc Nhà nước bằng sức mạnh và ý chí của mình để các quyền của người chưa thành niên được thực thi và không bị xâm phạm trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội. Thông qua các bảo đảm chính trị, kinh tế, tư tưởng, tổ chức, pháp luật, Nhà nước tạo cho con người được thực thi các quyền cơ bản của mình, đồng thời loại bỏ những rào cản làm hạn chế, hoặc không được thực thi các quyền đó. Ở Việt Nam, bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội là bảo đảm cho những quy định của pháp luật về người chưa thành niên được thực hiện trên thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền của các em từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế, hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phương diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, phòng ngừa tội phạm, hàng loạt các chế định pháp luật được ban hành mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của người chưa thành niên. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên. Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bỏ một cách trái pháp luật. Những quy định này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng tránh được sự lạm dụng, vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên, đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về sự nghiêm minh của pháp luật giúp cho người chưa thành niên tự chấn chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật. Các quy định trong pháp luật nước ta đề cao việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích chủ yếu. Mọi biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên được quy định trong pháp luật nước ta đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội của người chưa thành niên. Việc buộc người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình là nhằm mục đích để các em nhận thức sâu sắc rằng hành vi phạm tội của các em đã vi phạm các chuẩn mực và quy HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 68 tắc của Nhà nước, của xã hội. Tuy nhiên, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên được ghi nhận trong pháp luật hình sự được xem xét không chỉ đơn thuần dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra, mà còn tính đến hoàn cảnh riêng của các em, bởi vì, mục đích của hình phạt và việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội không phải chỉ là để trừng phạt, mà còn nhằm hỗ trợ người chưa thành niên phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Việc xét xử người chưa thành niên chỉ đặt ra trong những trường hợp thật cần thiết, nếu có phải áp dụng hình phạt đối với các em thì cũng lấy mục đích giáo dục, cải tạo là chủ yếu, không để hình ảnh của pháp luật tồn tại trong tâm trí các em quá sợ hãi hoặc quá khắt khe, dễ gây ra sự bất mãn, lòng thù hận. Trong toàn bộ các hoạt động tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phải luôn luôn quán triệt và đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền con người trong xã hội, bảo đảm trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, thì quyền của người chưa thành niên cũng có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp luật. Trên phương diện tố tụng hình sự, Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Sự phán quyết của Tòa án bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật. Điều này khẳng định, ở Việt Nam, ngoài Tòa án, không một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước nào khác có quyền tước bỏ một hay một số quyền của người chưa thành niên. Khi quyền của người chưa thành niên phạm tội bị xâm phạm thì pháp luật đã quy định các trình tự, thủ tục khác nhau nhằm khôi phục lại các quyền đó. Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc quyền con người nói chung, quyền của người chưa thành niên nói riêng bị vi phạm6. Thứ ba, hiện thực hóa các giá trị tiến bộ của nền văn minh nhân loại và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên. Có thể khẳng định, tư pháp hình sự người chưa thành niên có nội dung và phạm vi tác động rất rộng, liên quan không chỉ đến việc thực hiện quyền lực tư pháp mà phần nào gắn bó chặt chẽ, biện chứng với việc thực hiện các quyền lập pháp và hành pháp. Trong toàn bộ quá trình thực thi tư pháp hình sự người chưa thành niên, các giá trị tiến bộ của nền văn minh nhân loại và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên được thể hiện một cách sinh động, đầy đủ và toàn diện nhất. Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thuộc nội dung của tư pháp hình sự người chưa thành niên tiếp tục khẳng định các quan điểm, tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại, công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, luôn luôn coi các quyền và tự do của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất. Đồng thời, thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị theo hướng hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Tư pháp hình sự người chưa thành niên là một bộ phận của tư pháp nói chung xác định và thực thi trên thực tế mục tiêu bảo vệ những quyền và lợi ích thiết thân của người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, tư pháp hình sự người chưa thành niên là phương tiện để 6 Vũ Thị Thu Quyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 69 tiếp tục củng cố và ghi nhận quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Toàn bộ các giá trị chung của nền văn minh nhân loại, các nguyên tắc chung được thừa nhận trong pháp luật quốc tế và Việt Nam sẽ từng bước được ghi nhận và bảo đảm thực hiện thông qua quá trình tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Tư pháp hình sự người chưa thành niên hoàn toàn có đầy đủ công cụ để thực hiện và đạt được mục tiêu đó. Thứ tư, đảm bảo hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước trong mối quan hệ hữu cơ và thống nhất, phối hợp và chế ước, khả thi và hợp lý của hệ thống các cơ quan nhà nước tương ứng với ba nhánh quyền lực, trong việc cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với việc xử lý các vấn đề có liên quan đến người chưa thành niên. Hiệu quả của tư pháp hình sự người chưa thành niên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là hệ thống pháp luật hình sự hiện trạng, là mô hình tổ chức các cơ quan thực thi, là vai trò, trách nhiệm, trình độ, ý thức pháp luật của các chủ thể thực thi các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người chưa thành niên và trong tổng thể các yếu tố đó không thể không nhắc đến mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm mục tiêu hướng đến việc bảo đảm ở mức độ cao nhất quyền con người nói chung, quyền của người chưa thành niên nói riêng, duy trì và giữ vững trật tự pháp luật xã hội. Nội dung mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải tạo ra được sự thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng và thực tiễn áp dụng pháp luật, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan được phát huy ở mức độ cao nhất, dưới sự giám sát, chế ước lẫn nhau dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo triệt để tuân thủ, tôn trọng tuyệt đối các quyền cơ bản của người chưa thành niên. Đồng thời, việc duy trì mối quan hệ này phải ở mức độ khả thi và hợp lý, tạo ra sự đồng thuận trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo phương châm, khi người chưa thành niên có hành vi phạm tội thì bao giờ cũng phải đặt vấn đề trách nhiệm pháp lý của các đối tượng đó trong mối quan hệ với trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục của xã hội, của gia đình và nhà trường. Nhận thức của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải luôn luôn coi trọng và đặt con người ở vị trí ưu tiên, các quyền và lợi ích hợp pháp của con người không bị xâm phạm. Đồng thời, chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với việc củng cố những đảm bảo về pháp luật trong việc bảo vệ người chưa thành niên phạm tội không bị những đòi hỏi không có cơ sở pháp lý rõ ràng, với bảo đảm cho người chưa thành niên phạm tội chịu sự trừng phạt công bằng, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội. Đảm bảo một cách chắc chắn rằng các giá trị cơ bản của đời sống xã hội, quyền tự nhiên của con người luôn được tôn trọng ở vị trí tối thượng vì một nền dân chủ tiến bộ. Thứ năm, góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Tư pháp hình sự người chưa thành niên là một bộ của nền tư pháp nói chung, phải được coi là một bộ phận hợp thành của quá trình phát triển đất nước ở mỗi quốc gia, trong khuôn khổ toàn diện của công bằng xã hội đối HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 70 với tất cả những người chưa thành niên, từ đó góp phần bảo vệ thế hệ trẻ và duy trì trật tự, yên bình cho xã hội. Việc thực hiện triệt để, đảm bảo hiệu quả các nội dung thuộc lĩnh vực khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người chưa thành niên là yếu tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố nền tư pháp Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh, nơi mà công lý, công bằng, dân chủ được thực thi, hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự được quan tâm chú trọng thay đổi về chất và lượng, cán bộ tư pháp mẫn cán, tận tụy, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án được tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm minh, nhân văn, giá trị của con người được tôn trọng và bảo đảm. Hoạt động tư pháp hình sự người chưa thành niên đặt ra yêu cầu bắt buộc là phải nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và mang tính khả thi cao, với ý thức thượng tôn pháp luật của các thành viên trong xã hội; với một bộ máy nhà nước tinh gọn và có hiệu quả; với một đội ngũ cán bộ công chức tận tụy vì dân, có trách nhiệm cao với đời sống của nhân dân sẽ là những tiền đề lý tưởng cho việc nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, trong đó có chất lượng hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án nhân dân. Các giải pháp về tổ chức, về con người, về việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án không thể tách rời các nội dung của việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, tư pháp hình sự người chưa thành niên góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại./. khi phải bảo đảm các điều kiện về vật lực và nhân lực để thi hành án phạt tù suốt đời đối với những người này trong trại giam. Bởi lẽ, nếu càng nhiều phạm nhân loại này thì rõ ràng bộ máy trại giam và bộ máy quản lý không thể thu nhỏ, đất đai, nhà cửa, các công trình phụ trợ, kinh phí đầu tư thường xuyên và đột xuất sẽ phải chi ngày một nhiều hơn, như vậy là trái với mục đích cao đẹp của nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Mặt khác, việc quy định không được giảm án sẽ làm cho người bị kết án nảy sinh tâm lý chán nản, cực đoan, dẫn đến ý nghĩ và hành động tiêu cực, bất cần đời, như gây sự hoặc chống phá trại giam, tự vẫn hoặc bỏ trốn, bởi họ không còn cơ hội, động cơ để cải tạo, phục thiện. BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định cho phép người bị kết án tử hình được xét giảm, nhưng phải có điều kiện chặt chẽ hơn so với người bị kết án tù chung thân khác, đó là: thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu cao hơn đó là phải bảo đảm ít nhất từ đủ là 25 năm và dù được giảm nhiều lần thì vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm. Như vậy, BLHS năm 2015 thực sự đã có một bước tiến rất lớn trong quá trình lập pháp của nước ta đối với việc xóa bỏ và giảm hình phạt tử hình. Đó là đã cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp cận và hòa chung với xu hướng của các quốc gia phát triển trên thế giới, đã, đang hạn chế và xóa án tử hình để tiến tới một thời điểm nào đó trong tương lai khi điều kiện kinh tế-xã hội và trình độ dân trí cho phép, chúng ta sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự trong đó sẽ loại bỏ vĩnh viễn hình phạt tử hình./. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (Tiếp theo trang 63)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_muc_tieu_cua_tu_phap_hinh_su_nguoi_chua_thanh_nien.pdf
Tài liệu liên quan