Bàn về những việc chấp hành viên không được làm theo quy định của Luật thi hành án dân sự

Một số kiến nghị hoàn thiện Trên cơ sở phân tích những điểm bất cập tại khoản 2 và khoản 5 Luật THADS 2008 (sửa đổi bổ sung 2014) nêu trên, tác giả kiến nghị sửa đổi các nội dung này theo hướng như sau: 3.1 Về phạm vi những người mà chấp hành viên không được tư vấn Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 21 Luật THADS thì: “CHV không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật”. Như đã phân tích ở phần nội dung thì quy định về phạm vi người mà CHV không được tư vấn hiện nay là khá hẹp. Để khắc phục hạn chế này, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Luật THADS theo hướng: “CHV không được tư vấn cho đương sự, người thân thích của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật”. 3.2 Về quy định chấp hành viên không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và các chủ thể khác tại điểm b, khoản 5, Điều 21 Luật thi hành án dân sự Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 đã hạn chế đến mức tối đa việc CHV có thể thực hiện việc thi hành án theo hướng có lợi cho bản thân; có lợi cho người thân thích không chỉ của CHV mà còn của vợ hoặc của chồng CHV; quy định này đảm bảo sự khách quan, vô tư của CHV; cũng như đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình THADS. Tuy nhiên, quy định nêu trên vẫn cần được bổ sung thêm một nhóm chủ thể nữa, đó là cụ nội, cụ ngoại của CHV cũng như của vợ hoặc của chồng CHV thì sẽ làm cho quy định này có tính bao quát hơn, chặt chẽ hơn; đảm bảo hơn nữa sự khách quan, vô tư của CHV trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 21 Luật THADS theo hướng như sau: CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV; c) Cháu ruột mà CHV là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại khoản 2 và điểm b, khoản 5 Điều 21 Luật THADS nêu trên sẽ góp phần đảm bảo sự liêm chính, khách quan, vô tư của CHV, đảm bảo CHV luôn phải thực hiện tốt phương châm “trái tim nóng nhưng đầu nguội lạnh” [12] cũng như đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của CHV.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về những việc chấp hành viên không được làm theo quy định của Luật thi hành án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 58 Original Article Discuss Things That Enforcers are Not Allowed to Comply With the Provisions of Vietnam's Law on Enforcement of Civil Judgments Tran Cong Thinh VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Received 22 January 2020 Revised 17 March 2020; Accepted 26 June 2020 Abstract: Enforcers are State officials, assigned tasks and powers in the process of executing legally effective judgments and decisions of courts and competent agencies. In order to ensure impartiality and objectivity in the course of performing their duties and powers, the Law on enforcement of Civil Judgments provides for things that enforcers must not do. This article analyzes some inadequacies and proposes to amend and supplement the provisions of Article 21 of the Law on enforcement of civil judgments on things that enforcers must not do. Keywords: enforcers; law on enforcement of civil judgments, impartial, objective, relatives. ________  Corresponding author. Email address: trancongthinh1686@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4295 N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 59 Bàn về những việc chấp hành viên không được làm theo quy định của Luật thi hành án dân sự Trần Công Thịnh Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 01 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 6 năm 2020 Tóm tắt: Chấp hành viên là cán bộ, công chức Nhà nước, được giao nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. Để đảm bảo sự vô tư, khách quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật thi hành án dân sự quy định những việc mà chấp hành viên không được làm. Bài viết này phân tích một số điểm bất cập và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Điều 21 Luật thi hành án dân sự về những việc mà chấp hành viên không được làm. Từ khóa: chấp hành viên, thi hành án dân sự, khách quan, vô tư, người thân thích. 1. Mở đầu Luật Thi hành án dân sự (THADS) 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 (và được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015) là một cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức THADS. Việc ban hành Luật THADS với các quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung kịp thời và được áp dụng trong thực tiễn đã góp phần làm cho công tác THADS có những chuyển biến tích cực, bảo đảm thực hiện được mục đích xét xử của Tòa án, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân; củng cố hiệu lực của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và cơ quan THADS nói riêng. Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra rằng nhiều quy phạm pháp luật đã bộc lộ những bất cập, cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác THADS, ________  Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: trancongthinh1686@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4295 bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và chính xác quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật THADS. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin bàn về một số vấn đề liên quan đến những việc Chấp hành viên (CHV) không được làm theo quy định của Luật THADS. 2. Những việc mà chấp hành viên không được làm theo quy định của Luật thi hành án dân sự Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ [1] thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 60 ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án; quyết định của Trọng tài thương mại; bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,[2]. Không có hoạt động của CHV thì các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ là những quyết định trên giấy tờ do không được tổ chức thi hành hoặc được tổ chức thi hành không đầy đủ trên thực tế. Do có vị trí, vai trò quan trọng như vậy trong công tác THADS nên Luật THADS 2008 (sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đã có những điều khoản quy định chi tiết, cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm CHV; về nhiệm vụ, quyền hạn của CHV cũng như những việc mà CHV không được làm; Luật THADS 2008 quy định CHV không được làm những công việc sau đây [3]: 1. CHV không được làm những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm. 2. CHV không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật. 3. CHV không được can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án. 4. CHV không được sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án. 5. CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV; c) Cháu ruột mà CHV là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. 6. CHV không được sử dụng thẻ CHV, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 7. CHV không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án. 8. CHV không được cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật. Trong số 8 công việc nêu trên, tác giả xin được đưa ra quan điểm của mình về công việc thứ 2 và thứ 5 mà CHV không được làm. 2.1. Chấp hành viên không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật (khoản 2 Điều 21 Luật thi hành án dân sự) Quy định nêu trên là nhằm đảm bảo sự liêm chính, khách quan, vô tư của CHV trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng giữa các bên đương sự. Có thể nói, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, CHV chính là người thường xuyên phải động chạm[4] đến đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của người phải thi hành án và quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Việc quy định CHV không được tư vấn cho đương sự, cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật là hoàn toàn xác đáng. Thực tiễn cho thấy có những CHV vì vụ lợi hoặc vì có mối quan hệ cá nhân, tình cảm nên đã tư vấn có lợi cho một trong các bên đương sự dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật; nhiều CHV đã bị kỷ luật, chậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tư vấn trái pháp luật cho đương sự. N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 61 Ví dụ: Bị cáo Văn Công Mới (nguyên Chi cục trưởng Chi cục THADS Huyện Mỹ Tú) và Nguyễn Văn Luân (nguyên cán bộ Chi cục THADS Huyện Mỹ Tú) đã có nhiều sai phạm, có hành vi tư vấn cho đương sự dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật và vào ngày 22/8/2018, TAND Tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 02 bị cáo này, cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” [5]; Hay gần đây tại Bình Định, bà Phan Thị Chúc, CHV, Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn bị ông Nguyễn Thanh Hùng, người được thi hành án (ở thôn Thiện Đức Đông, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tố cáo là đã nhiều lần đã “hiến kế” cho người phải thi hành án tìm cách tẩu tán tài sản để “né” thi hành án [6]. Tuy nhiên điều tác giả băn khoăn ở đây là phạm vi người mà CHV không được tư vấn ở đây có quá hẹp hay không. Luật chỉ quy định CHV không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật. Thế còn đối với những người khác, giả sử như là vợ hoặc chồng của đương sự, hoặc là người thân thích khác của đương sự (như cha mẹ của đương sự, con của đương sự, anh chị em ruột của đương sự) thì CHV có được tư vấn cho những người này dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật hay không? Đặt giả thiết trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, A là đương sự, A không trực tiếp gặp mặt X (CHV) nhưng lại để cho vợ mình là B đi quan hệ, gặp gỡ, nhờ vả X, sau đó X đã tư vấn cho B để sau đó chổng B là A thực hiện việc tẩu tán tài sản, né tránh việc thi hành nghĩa vụ của mình thì có vi phạm pháp luật về THADS hay không? Và trong trường hợp này nếu C (đương sự còn lại) biết được việc này thì C có quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thay đổi CHV X hay không? Nếu căn cứ vào quy định tại Điều 10, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS thì đây không phải là căn cứ để đương sự có quyền yêu cầu thay đổi CHV: Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi CHV trong trường hợp sau đây [7]: a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật THADS; b) CHV đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó; c) CHV chậm trễ giải quyết việc thi hành án; d) Có căn cứ khác cho rằng CHV không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Hay chúng ta có thể lý giải là việc tư vấn trái pháp luật cho những người thân thích của A nêu trên thuộc về căn cứ tại điểm d: “Có căn cứ khác cho rằng CHV không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”? hoặc căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 7, điểm e khoản 1 Điều 7a Luật THADS về quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án đã quy định quyền được yêu cầu thay đổi CHV trong trường hợp có căn cứ cho rằng CHV không vô tư khi làm nhiệm vụ. Theo tác giả thì suy luận như vậy cũng không ổn vì trên thực tế là Luật THADS và các Nghị đinh hướng dẫn thi hành lại không có quy định nào giải thích hiểu thế nào là có căn cứ hoặc có căn cứ khác cho rằng CHV không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Chính vì sự thiếu sót này dẫn đến thực trạng Cơ quan THADS “tùy nghi” chấp thuận yêu cầu của đương sự, tức là cùng một sự việc hay cùng một hành vi, khi đương sự có đơn yêu cầu thay đổi CHV, có lúc cơ quan THADS chấp nhận yêu cầu của đương sự, nhưng cũng có trường hợp cơ quan THADS cho rằng không có căn cứ nên không chấp nhận. Thực tế thì Tổng cục THADS cũng nêu quan điểm cần làm rõ như thế nào là “có căn cứ cho rằng CHV không vô tư khi làm nhiệm vụ” quy định tại Điều 7 Luật THADS, điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP mà đến nay chưa có văn bản hướng dẫn. Qua nắm bắt thực tiễn các địa phương, Tổng cục THADS thừa nhận có tình trạng cùng một sự việc hay cùng một hành vi, khi đương sự có đơn yêu cầu thay đổi CHV, có lúc cơ quan THADS chấp nhận yêu cầu của đương sự, nhưng cũng có lúc không chấp nhận mà cho rằng không có căn cứ [8]. 2.2 CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và các N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 62 chủ thể khác quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật THADS: CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân; liên quan đến vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV; cháu ruột mà CHV là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; đây là những người có mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với CHV, hay còn được hiểu là những “người thân thích” của CHV. Quy đinh nêu trên về mặt nội dung, có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sự khách quan, vô tư của CHV trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. Có thể nói về mặt phạm vi chủ thể có mối quan hệ với CHV, thì quy định như trên rộng hơn rất nhiều so với các quy định tương ứng của các đạo luật khác trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khái niệm người thân thích được định nghĩa như sau: “Là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651 quy định về những người thừa kế theo pháp luật [9], những người này được hiểu là người thân thích của người để lại di sản bao gồm: “a) vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.” Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người thân thích của đương sự tại điểm a khoản 1 Điều 52 nhưng lại không chỉ rõ người thân thích của đương sự bao gồm những người nào. Tuy nhiên căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC [10] thì Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Như vậy có thể thấy quy định về “người thân thích” tại điểm b khoản 5 Điều 21 Luật THADS có phạm vi rộng hơn so với các đạo luật khác, thể hiện rõ nhất ở điểm không những CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và của vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; liên quan đến quyền, lợi ích của cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV mà CHV còn không được phép thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi của, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của CHV; thậm chí CHV còn không được phép thực hiện việc thi hành án liên quan đến cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng của CHV; Với độ “phủ sóng” bao quát và rộng lớn như vậy, có thể nói đây là một “điểm cộng” rất lớn của Luật THADS. Dễ thấy điểm b khoản 5 Điều 21 đã hạn chế đến mức tối đa việc CHV có thể thực hiện việc thi hành án theo hướng có lợi cho người thân thích không chỉ của CHV mà còn của vợ hoặc của chồng CHV; quy định này đảm bảo sự khách quan, vô tư của CHV; cũng như đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình THADS. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, điểm b khoản 5 Điều 21 Luật THADS cần được mở rộng hơn nữa về phạm vi những người có mối quan hệ với CHV. Theo quy định hiện hành thì CHV không được thực hiện việc thi hành bản án, quyết định có liên quan đến cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 63 nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV; Theo quan điểm của tác giả thì cần bổ sung thêm chủ thể cụ nội, cụ ngoại của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV vào danh sách những người mà CHV không được thực hiện việc thi hành án thì sẽ hợp lý hơn. Giả sử tuổi của một CHV sơ cấp A là từ 25 tuổi đến 30 tuổi (22 tuổi tốt nghiệp cử nhân luật; có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên; đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; trúng tuyển kỳ thi tuyển CHV sơ cấp); như vậy có thể suy luận độ tuổi của cha, mẹ của CHV A từ 45 đến 50 tuổi; độ tuổi của ông bà nội ngoại của CHV A có thể từ 65 đến 70 tuổi và độ tuổi của cụ nội, cụ ngoại của CHV A có thể từ 85 đến 90 tuổi. (Số liệu thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện nay là 73,6 tuổi; tỷ lệ người dân có độ tuổi từ 65 trở lên chiếm hơn 6% tổng dân số của Việt Nam) [11]. Với chất lượng sống ngày càng được nâng cao, thì tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ còn gia tăng nữa. Trong thực tế, có thể có những trường hợp cụ nội, cụ ngoại của CHV hoặc của vợ hoặc chồng của CHV là người được thi hành án hoặc người phải thi hành án. Nếu trường hợp này xảy ra thì CHV có được phép thực hiện việc thi hành bản án, quyết định có liên quan đến những người này không? Nếu CHV được phép thì có đảm bảo sự vô tư, khách quan trong khi thi hành nhiệm vụ không? 3. Một số kiến nghị hoàn thiện Trên cơ sở phân tích những điểm bất cập tại khoản 2 và khoản 5 Luật THADS 2008 (sửa đổi bổ sung 2014) nêu trên, tác giả kiến nghị sửa đổi các nội dung này theo hướng như sau: 3.1 Về phạm vi những người mà chấp hành viên không được tư vấn Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 21 Luật THADS thì: “CHV không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật”. Như đã phân tích ở phần nội dung thì quy định về phạm vi người mà CHV không được tư vấn hiện nay là khá hẹp. Để khắc phục hạn chế này, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Luật THADS theo hướng: “CHV không được tư vấn cho đương sự, người thân thích của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật”. 3.2 Về quy định chấp hành viên không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và các chủ thể khác tại điểm b, khoản 5, Điều 21 Luật thi hành án dân sự Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 đã hạn chế đến mức tối đa việc CHV có thể thực hiện việc thi hành án theo hướng có lợi cho bản thân; có lợi cho người thân thích không chỉ của CHV mà còn của vợ hoặc của chồng CHV; quy định này đảm bảo sự khách quan, vô tư của CHV; cũng như đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình THADS. Tuy nhiên, quy định nêu trên vẫn cần được bổ sung thêm một nhóm chủ thể nữa, đó là cụ nội, cụ ngoại của CHV cũng như của vợ hoặc của chồng CHV thì sẽ làm cho quy định này có tính bao quát hơn, chặt chẽ hơn; đảm bảo hơn nữa sự khách quan, vô tư của CHV trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 21 Luật THADS theo hướng như sau: CHV không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của CHV, của vợ hoặc chồng của CHV; c) Cháu ruột mà CHV là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại khoản 2 và điểm b, khoản 5 Điều 21 Luật THADS nêu N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-64 64 trên sẽ góp phần đảm bảo sự liêm chính, khách quan, vô tư của CHV, đảm bảo CHV luôn phải thực hiện tốt phương châm “trái tim nóng nhưng đầu nguội lạnh” [12] cũng như đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của CHV. Tài liệu tham khảo [1] Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008. [2] Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008. [3] Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008. [4] Hoàng Thảo Hà - Nghề Chấp hành viên https://thads.moj.gov.vn/quangninh/noidung/tintuc/list s/nghiencuutraodoi/viewdetail.aspx?itemid=40. [5] https://dantri.com.vn/ban-doc/sau-loat-bai-dieu- tra-cua-dan-tri-hai-nguyen-can-bo-thi-hanh-an- chuan-bi-hau-toa-20180806081141529.htm [6] https://dantri.com.vn/ban-doc/binh-dinh-can-bo- thi-hanh-an-bi-to-hien-ke-de-bi-don-tau-tan-tai- san-20160608083218809.htm. [7] Khoản 1 Điều 10, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 [8] https://baophapluat.vn/tu-phap/lung-tung-ap- dung-quyen-yeu-cau-thay-doi-chap-hanh-vien- cua-nguoi-duoc-thi-hanh-an-387078.html. [9] Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. [10] Khoản 1 Điều 13, Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP - Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự: [11] https://vietnam.unfpa.org/vi/news/k%E1%BA%B Ft-qu%E1%BA%A3-t%E1%BB%95ng- %C4%91i%E1%BB%81u-tra-d%C3%A2n- s%E1%BB%91-v%C3%A0-nh%C3%A0- %E1%BB%9F-n%C4%83m-2019. [12] Giáo trình Nghiệp vụ thi hành án dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr 146.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_nhung_viec_chap_hanh_vien_khong_duoc_lam_theo_quy_din.pdf
Tài liệu liên quan