Based on the criteria of geology-landform, climate-hydrology, ecologybiogeography, and land - sea interaction relationship, the Vietnamese coastal zone was divided into
3 coastal subzones consisting of 5 coastal regions and 11 coastal sections. The North subzone from
Mong Cai to Hai Van cap is the place where interaction between the land of the Northern Vietnam
with tropical monsoon and cold winter, and the marine part of North zone in the East Sea (South
China Sea) with tropical monsoon happens. The transitional subzone, from Hai Van cap to Dai
Lanh cap is the place where interaction between the land of Southern Vietnam with sub-equatorial
monsoon and year-round warmth, and the marine part of North zone in the East Sea with tropical
monsoon occurs. The South subzone, from Dai Lanh cap to Ha Tien is the place where interaction
between the land of Southern Vietnam with sub-equatorial monsoon, and the marine part of South
zone in the East Sea with sub-equatorial monsoon occurs.
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 1-12
DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/4155
BÀN VỀ PHÂN VÙNG ĐỚI BỜ BIỂN VIỆT NAM
Trần Đức Thạnh
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
E-mail: thanhtd@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 21-6-2014
TÓM TẮT: Dựa theo các tiêu chí về địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, sinh thái - địa lý
sinh vật và quan hệ tương tác lục địa - biển, đới bờ biển Việt Nam được chia thành 3 phụ đới bờ
biển, 5 vùng bờ biển và 11 khu vực bờ biển. Phụ đới thứ nhất, từ Móng Cái đến mũi Hải Vân là nơi
tương tác giữa phần lục địa thuộc miền Bắc Việt Nam nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh và phần
biển thuộc miền Bắc Biển Đông nhiệt đới gió mùa. Phụ đới chuyển tiếp, từ Hải Vân đến mũi Đại
Lãnh, là nơi tương tác giữa phần lục địa thuộc miền Nam Việt Nam á xích đạo gió mùa nóng ấm
quanh năm và phần biển thuộc miền Bắc Biển Đông nhiệt đới gió mùa. Phụ đới phía nam, từ mũi
Đại Lãnh đến Hà Tiên, là nơi tương tác giữa phần lục địa thuộc miền Nam Việt Nam á xích đạo gió
mùa nóng ấm quanh năm và phần biển miền Nam Biển Đông á xích đạo gió mùa.
Từ khóa: Phân vùng, đới bờ biển, tương tác lục địa - biển,Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Việc phân vùng tự nhiên đới bờ biển Việt
Nam có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học,
thực tiễn và là bước cần thiết để tiến tới phân
vùng quản lý tổng hợp đới bờ theo định hướng
phát triển bền vững. Đới bờ biển Việt Nam đã
được phân vùng từ những góc độ khác nhau và
phục vụ các mục đích khác nhau: phân vùng
địa mạo bờ [1, 2], phân vùng sinh thái cảnh
quan [3], phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ
[4, 5] ... Tuy nhiên, phần nhiều các phân vùng
đã được công bố thường chú ý nhiều hơn đến
vai trò của các yếu tố trên đất liền và còn ít
đánh giá đến vai trò của các yếu tố biển. Phân
tích, tổng hợp những tài liệu đã có và từ những
tài liệu điều tra, khảo sát, bài báo này bàn luận
và trình bày kết quả phân vùng đới bờ biển Việt
Nam, trên quan điểm coi trọng tương tác lục
địa - biển và quan tâm đến các yếu tố địa lí sinh
vật.
CƠ SỞ PHÂN VÙNG
Quan niệm về đới bờ biển
Theo Chương trình Tương tác Đại dương -
Lục địa ở đới bờ (LOICZ), ở quy mô toàn đới
bờ biển (coastal zone): “Trải rộng từ đồng bằng
ven biển tới mép thềm lục địa, được xem là
vùng ngập chìm và phơi cạn luân đổi trong các
kỳ dao động mực biển vào thời kỳ Đệ tứ muộn”
[6]. Về phương diện quản lý, đới bờ biển bao
gồm vùng nước ven bờ (gồm cả các phần đất
nổi trên và nằm dưới) và vùng đất ven biển
(gồm cả nước mặt và nước ngầm) tương tác
mạnh mẽ với nhau; một số đơn vị hành chính
ven biển, các đảo, các khu chuyển tiếp, vùng
triều, bãi lầy mặn, đất ngập nước và bãi biển
[7]. Ở Việt Nam, giới hạn phía biển của đới
thường được chọn ở khoảng độ sâu 30 - 50 m
nước tùy vùng và giới hạn phía lục địa được
lấy theo địa giới hành chính các huyện ven
biển [4, 5].
Quan điểm và nguyên tắc
Quan điểm cơ bản
Phân vùng đới bờ biển Việt Nam trong
nghiên cứu này được dựa theo các quan điểm
sau đây:
Trần Đức Thạnh
2
Phân vùng đới bờ biển ở đây là phân vùng
tự nhiên, định hướng phục vụ quy hoạch không
gian đới bờ, quản lý tổng hợp đới bờ biển và
các ứng dụng khác.
Đới bờ biển Việt Nam nằm ở vùng nhiệt
đới gió mùa, lại trải dài theo hướng kinh tuyến,
nên tính phân hóa địa đới được coi trọng trong
phân vùng các đơn vị cấp vĩ mô, sự khác biệt
của các yếu tố phi địa đới có ý nghĩa đối với
phân vùng các đơn vị nhỏ hơn.
Tính phân đới phần lục địa chủ yếu dựa
vào nền nhiệt độ không khí và hoàn lưu khí
quyển có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm địa
hình, còn đối với phần biển dựa vào nền nhiệt
khối nước và hoàn lưu dòng chảy biển cũng có
quan hệ chặt chẽ với địa hình đáy và cấu trúc bờ.
Đới bờ biển là nơi tương tác biển - lục địa
mạnh mẽ, nên phân vùng phải phản ánh được
cả những yếu tố tác động cơ bản cả của phần
lục địa và phần biển tiếp giáp.
Nguyên tắc phân vùng
Phân vùng đới bờ biển Việt Nam được dựa
theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc về tính cùng chung lãnh thổ
thể tính đồng nhất về điều kiện tự nhiên trong
một phân vị phân vùng, không lặp lại và không
bao gồm những bộ phận phân cách nhau về mặt
lãnh thổ.
Nguyên tắc về tính đồng nhất tương đối
trong một đơn vị và tính phân hóa của hệ thống
các đơn vị phân vùng.
Nguyên tắc về tính liên tục và không lặp
lại theo không gian của các đơn vị phân vùng.
Nguyên tắc về tính đặc thù của mối tương
tác lục địa - biển của các đơn vị phân vùng.
Trong bốn nguyên tắc trên, hai nguyên tắc
đầu là thông thường đối với phân vùng tự nhiên
nói chung, nguyên tắc thứ tư đặc thù đối với
phân vùng đới bờ biển, nơi chịu tương tác
mạnh mẽ của quá trình biển và lục địa. Với
nguyên tắc này, phân vùng không chỉ xem đến
các yếu tố “tĩnh” mà xem cả đến yếu tố “động”
như động lực và tiến hóa đới bờ biển.
Tiêu chí và các đơn vị phân vùng
Phân vùng đới bờ biển Việt Nam được dựa
theo các tiêu chí sau đây:
Bảng 1. Chỉ tiêu và các đơn vị phân vùng cho đới bờ biển Việt Nam
Đơn vị Chỉ tiêu phân vùng
Đới
- Tính đồng nhất tương đối về hình thái và cấu trúc không gian trong tổng thể lục địa Đông Nam Á và Biển
Đông.
- Phạm vi đới khí hậu.
- Tính đồng nhất tương đối về quan hệ thủy văn sông - hải văn.
- Phạm vi không gian và tính đồng nhất, phân hóa về địa lý sinh vật.
-Tỷ lệ bản đồ phân vùng: 1/5.000.000.
Phụ đới
- Có mối quan hệ chặt chẽ với cả phần lục địa ven biển và phần biển ven bờ trong tương tác lục địa -
biển.
- Có chung lịch sử tiến hóa địa chất trong biển tiến sau băng hà lần cuối cùng vào cuối Pleistocen muộn
và Holocen.
- Ảnh hưởng của các hệ thống sông lớn: sông Hồng và Mekong.
- Ảnh hưởng của gió mùa và sự phân hóa của trường nhiệt khối nước gắn với tính địa đới và hoàn lưu
khối nước.
- Sự khác biệt về địa lý sinh vật môi trường biển, lục địa, hoặc cả hai.
- Tỷ lệ bản đồ phân vùng: 1/1.000.000.
Vùng
- Đặc trưng về hình thái lục địa ven bờ và thềm lục địa; hướng bờ và hướng cấu trúc địa chất chính.
- Vai trò ưu thế của các yếu tố động lực lục địa (sông) và biển (sóng, thủy triều) trong quan hệ tương tác
lục địa - biển.
- Tương quan giữa hướng bờ và hướng gió chủ đạo theo mùa gió.
- Các điều kiện đặc thù về khí hậu như mưa, bão ...
- Các hệ sinh thái và môi trường biển.
- Tỷ lệ bản đồ phân vùng: 1/500.000.
Khu vực
- Đặc trưng về các yếu tố phi địa đới (địa chất, địa hình ...).
- Các kiểu bờ biển, các địa hệ, thủy hệ ven bờ, cấu tạo vật chất bờ và các hệ sinh thái tiêu biểu.
- Tỷ lệ bản đồ phân vùng: 1/200.000.
Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam
3
Địa chất: cấu trúc, cấu tạo vật chất vùng
bờ và lịch sử tiến hóa địa chất [8, 9].
Địa hình: hình thái lục địa ven biển và đáy
biển ven bờ, các thủy hệ, địa hệ (cửa sông, đầm
phá, vũng vịnh, đảo ...), các mũi nhô, quan hệ
hướng bờ và hướng gió mùa thịnh hành [1, 2,
10-12].
Khí hậu: tính phân đới và các đặc trưng
khí hậu (mưa, hạn, bão ...) [13-15].
Thủy văn sông và hải văn: Lưu vực và ảnh
hưởng của khối nước sông, hoàn lưu và phân
hóa trường nhiệt các khối nước, tương tác động
lực: sông - sóng - thủy triều [8, 13, 16-18].
Sinh thái học: đặc điểm địa lý sinh vật
và các hệ sinh thái tiêu biểu (cửa sông, đầm
phá, rừng ngập mặn, rạn san hô ...) [3, 8, 19,
21-23, 29].
Các tiêu chí phân vùng được cụ thể hóa
bằng các chỉ tiêu cho từng đơn vị phân vùng
được trình trên (bảng 1).
Các ranh giới tự nhiên
Trong phạm vi đới bờ biển Việt Nam có hai
ranh giới tự nhiên quan trọng nhất liên quan
đến các đơn vị phân vùng cấp cao nhất, đó là
mũi Hải Vân và mũi Đại Lãnh.
Ranh giới mũi Hải Vân
Mũi Hải Vân ở vị trí tiếp giáp giữa tỉnh
Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, được
tạo nên bằng đá magma granit phức hệ Hải Vân
tuổi Trias và liên quan đến hệ đứt gãy Rào Nạy
hướng Tây Bắc - Đông Nam cắt xiên góc với
bờ biển.
Lãnh thổ đất liền Việt Nam được chia thành
ba vùng tự nhiên: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ; miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ, trong đó mũi Hải Vân
liên quan đến ranh giới giữa miền thứ hai và
thứ ba [13]. Lãnh thổ Việt Nam được chia
thành 2 miền khí hậu: Miền khí hậu phía Bắc
có nền nhiệt độ thấp và có mùa Đông lạnh và
miền khí hậu phía Nam là nhiệt đới cận xích
đạo, nhiệt độ quanh năm cao với hai mùa: mùa
khô và mùa mưa. Nhánh núi Trường Sơn đâm
ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân là phân giới
giữa hai miền khí hậu này [14]. Theo Lê Đức
An và Uông Đình Khanh (2012), phần lục địa
Việt Nam thuộc xứ Bán đảo Đông Dương, gồm
hai miền tự nhiên: Bắc Việt Nam trong đới
rừng nhiệt đới gió mùa, ngăn cách với Nam
Việt Nam trong đới rừng á xích đạo gió mùa
qua nhánh núi nói trên [2]. Về phân vùng sinh
thái cảnh quan dải ven biển Việt Nam, mũi Hải
Vân cũng được lấy làm ranh giới giữa các phụ
đới cảnh quan Bắc Việt Nam và Nam
Việt Nam [3].
Quan điểm về vai trò ranh giới của mũi Hải
Vân khá thống nhất về phía lục địa ven biển,
nhưng còn có những ý kiến khác nhau về phía
biển ven bờ.
Về ranh giới pháp lý, theo Hiệp định phân
chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc năm 2000, đường đóng cửa vịnh nối Mũi
Oanh Ca (Hải Nam, Trung Quốc) với đảo Cồn
Cỏ và kéo dài vào bờ Việt Nam. Tuy nhiên,
ranh giới tự nhiên cửa vịnh được xem là đường
nối mũi Sanya (Hải Nam, Trung Quốc) với mũi
Hải Vân [2, 4]. Ngoài đặc điểm địa hình bờ có
mũi nhô xa ra biển và có sự thay đổi về hướng
bờ, mặt cắt nối mũi Sanya và mũi Hải Vân,
nhất là phần sát bờ hai phía, có thể nhận thấy
sự thay đổi nhiều nhất về hướng dòng chảy và
tốc dòng đi vào và đi ra sát bờ vịnh [17, 24],
(hình 2).
Biển ven bờ Việt Nam thường được chia
thành 4 vùng: vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền
Trung, vùng biển Đông Nam và vùng biển Tây
Nam (vịnh Thái Lan). Trong đó, có sự khác
biệt về ranh giới của vùng biển vịnh Bắc Bộ,
chỉ đến khoảng Mũi Lay [25], hoặc đa số ý kiến
đến mũi Hải Vân [8, 12, 26].
Về mặt địa lý sinh vật, phần nhiều tác giả
nước ngoài không coi trọng ranh giới mũi Hải
Vân. Mackinnon J. (1997), chia địa khu (realm)
Ấn Độ - Mã Lai thành 3 vùng với 27 phân vị
địa lý sinh vật: vùng Ấn Độ, vùng Đông Dương
và vùng Mã Lai. Theo tác giả này, bán đảo Sơn
Trà, chứ không phải là mũi Hải Vân, là ranh
giới giữa các phân vị phụ 5c (phía Bắc) và 5b
(miền Trung), thuộc phân vị 5 (ven bờ Đông
Dương), vùng Đông Dương [19].
Thực tế, các nhà khoa học Việt Nam hiểu
rõ vai trò phân giới về mặt địa lý sinh vật của
mũi Hải Vân đối với biển ven bờ và đới bờ
Trần Đức Thạnh
4
biển. Ví dụ, khu hệ cá Sông Hương mang đặc
trưng của khu hệ cá nước ngọt miền Bắc và khu
hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai mang
những nét đặc trưng về nguồn gốc của khu hệ
cá vịnh Bắc Bộ [22]. Biển ven bờ Việt Nam có
tổng số 15 loài cỏ biển và tất cả đều có mặt ở
phía Nam Hải Vân - Sơn Chà. Trong khí đó, có
9 loài có mặt và 6 loài vắng mặt từ giới hạn này
ra phía Bắc [23].
Hình 1. Mũi Hải Vân nhìn từ bờ phía Nam
[Nguồn: Nguyễn Hữu Cử]
Hình 2. Mũi Đại Lãnh, nhìn từ bờ phía Bắc
[Nguồn: Trần Đức Thạnh]
Ranh giới mũi Đại Lãnh
Mũi Đại Lãnh ở gần vị trí giáp gianh giữa
các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, được tạo nên
bởi đá magma granit phức hệ Đèo Cả tuổi
Kreta muộn, liên quan đến hệ đứt gãy Tuy Hòa
- Biên Hòa phương Đông Bắc - Tây Nam cắt
chéo bờ biển.
Biển Đông được chia thành hai miền khí
hậu là miền Bắc và miền Nam mà ranh giới vào
khoảng vĩ độ 14 - 150B. Miền khí hậu Bắc Biển
Đông mang tính nhiệt đới đại dương và miền
Nam Biển Đông thuộc khí hậu nhiệt đới xích
đạo đại dương [8]. Gió mùa Đông Bắc tạo nên
hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ, theo đặc
điểm địa hình (hình 3), đẩy khối nước ven bờ
lạnh hơn qua eo Đài Loan về phía Nam dọc
theo bờ Trung Quốc và đến tận Miền Trung
Việt Nam [8, 24]. Từ lâu, các nhà khoa học
Pháp đã phát hiện khả năng tồn tại một dòng
chảy lạnh đi từ phía Bắc xuống phía Nam dọc
bờ Tây Biển Đông đến mũi Đại Lãnh (Varella)
với lớp nước mặt có bề dày lớn [27], hiện nay
được xác định đến độ sâu gần 200 m vào mùa
gió Đông Bắc [18]. Vào mùa gió Tây Nam,
trong khi lớp tầng mặt có dòng chảy thuận theo
gió mùa hướng chính Tây Nam - Đông Bắc, thì
lớp nước sâu từ 70 m đến hơn 200 m vẫn có
khả năng tồn tại dòng chảy ngược tầng mặt
hướng về phía Nam [18].
Hình 3. Sơ đồ hình thái địa hình đáy Biển
Đông [Nguồn: Morton, B., &
Blackmore, G., 2001]
Cũng trong khoảng vĩ độ120N - 130B, hình
thành một dòng chảy hướng Đông, từ bờ Việt
Nam ra ngoài khơi, xuất hiện vào mùa gió Tây
Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam
5
Nam [17], như là một biểu hiện của ranh giới
thủy văn giữa miền Bắc và Nam của dải ven bờ
Tây Biển Đông (hình 4). Tuy nhiên ranh giới
này (phân kỳ dòng chảy) có thể thay đổi theo
thời gian và xê dịch về phía Nam. Hướng gió
thịnh hành Tây Nam vào mùa gió Tây Nam
thổi song song với bờ theo cơ chế Ekman vận
chuyển khối nước mặt ra khơi là nguyên nhân
chính hình thành vùng nước trồi Bắc Bình
Thuận - Nam Khánh Hòa nằm sát ở phía Nam
ngưỡng này, có biên ngoài sát kinh độ 1100Đ
và tâm ở khoảng vĩ độ 100 - 120B [18]. Ngoài
ra, có thể thấy đường biên dao động nhiệt năm
của của lớp nước bề mặt có giá trị 40C có dáng
hơi lồi về phía Nam chạy qua Biển Đông bắt
đầu từ vị trí ngang mũi Đại Lãnh. Phía Bắc
đường này, giá trị dao động nhiệt thay đổi trong
khoảng 4 - 100C và phía Nam trong khoảng 1,5
- 40C [28].
Hình 4. Trường dòng chảy trên Biển Đông vào
mùa gió Tây Nam ngày 12/7/2005 [Nguồn:
Pohlmann T. et al., 2007]
Đối với môi trường lục địa, nhiệt độ không
khí và hoàn lưu khí quyển là yếu tố nền tảng
phân vùng tự nhiên. Đối với môi trường biển,
vai trò này thuộc về nhiệt độ nước và hoàn lưu
dòng chảy tác động đến đặc điểm phân đới địa
lý sinh vật và được chỉ thị bằng phân bố sinh
thái các loài thủy sinh, mà các loài sống đáy
thường có ý nghĩa hơn.
Theo Gurianova (1974) và Trương Tỷ
(1963), vĩ tuyến 120B (mũi Đại Lãnh) gần
trùng ranh giới giữa các phân vùng Trung Hoa
- Nhật Bản ở phía Bắc và Mã Lai ở phía Nam,
thuộc vùng Tây Thái Bình Dương, liên vùng
Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương [26].
IUCN (1995) đã phân chia đại dương toàn
cầu thành 18 vùng biển. Biển ven bờ Việt Nam
thuộc khu vực 1 và 2, phân vùng I (cận nhiệt
đới phía Đông), vùng 13 (biển Đông Á) [20].
Mũi Đại Lãnh nằm trên phân giới giữa khu vực
1 ở phía Bắc và khu vực 2 ở phía Nam (hình 5).
Như vậy, mũi Đại Lãnh là phân giới địa lý
sinh vật quan trọng nhất tại vùng biển ven bờ
Việt Nam. Có thể thấy loài cỏ Lươn Zostera
japonica Asch. & Graebn, nguồn gốc ôn đới,
phân bố từ Viễn Đông (Nga), đến Phúc Kiến,
Hồng Kông (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam,
gần đây đã phát hiện được tại Quy Nhơn [23],
minh chứng cho ảnh hưởng của nước lạnh ven
bờ đến tận ven bờ Nam Trung Bộ. Cũng có ý
kiến cho rằng cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), là
phân giới lớn nhất về địa lý sinh vật ở ven bờ
Việt Nam, giữa phân vị 6 (Hoa Nam) và phân
vị 5 (ven bờ Đông Dương), thuộc vùng Đông
Dương, địa khu Ấn Độ - Mã Lai [19, 21].
Mũi Đại Lãnh, phần bờ nhô nhất ra Biển
Đông, là một ranh giới tự nhiên về mặt hải văn
và địa lý sinh vật, nhưng chưa được chú trọng
trong phân vùng biển, hay đới bờ biển ở Việt
Nam. Biển ven bờ Việt Nam thường được chia
thành 4 vùng: Vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Đông
Nam và Tây Nam (vịnh Thái Lan), trong đó
đều không có vai trò của mũi Đại Lãnh. Trong
các phân vùng, sự khác biệt nhiều nhất liên
quan đến vùng biển ven bờ Trung Bộ, được xác
định trong khoảng Quảng Trị - Khánh Hòa
[25], Đà Nẵng - Khánh Hòa [12], hay Đà Nằng
-Vũng Tàu [8, 26]
Theo Lê Đức An và Uông Đình Khanh
(2012), biển ven bờ Việt Nam thuộc về 4 khu:
hai khu vịnh Bắc Bộ và Trung Trung Bộ thuộc
Trần Đức Thạnh
6
miền Bắc Biển Đông nhiệt đới đại dương; hai
khu Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan
thuộc miền Nam Biển Đông á xích đạo đại
dương. Đường phân giới hai miền Bắc và Nam
Biển Đông ở khoảng vĩ độ 130 - 140B, khi vào
bờ Việt Nam chạy lượn xuống để nối vào Mũi
Đá Vách ở khoảng vĩ độ 11045’ [2]. Đây là một
phân vùng biển Việt Nam khá chi tiết và khách
quan, nhưng có thể hợp lý hơn, nếu đường phân
giới vừa nêu được nối vào mũi Đại Lãnh ở
khoảng vĩ độ 12053’B.
Ghi chú: I. Phân vùng biển rìa cận
nhiệt đới phía Đông (thuộc vùng 13
- biển Đông Á) với các khu vực:
1. Bắc Việt Nam;
2. Nam Việt Nam;
3. Đông vịnh Thái Lan;
4. Giữa vịnh Thái Lan;
5. Tây vịnh Thái Lan;
6. Đông Bắc Malaysia.
Hình 5. Phân vùng địa lý sinh vật biển Việt Nam [Nguồn: IUCN, 1995]
HỆ THỐNG PHÂN VÙNG
Đới bờ biển Việt Nam
Đới bờ biển nằm ở vị trí chuyển tiếp và là
nơi chịu tác động mạnh mẽ tương tác lục địa -
biển. Đã có một số phân vùng đới bờ biển Việt
Nam, nhưng chưa xem xét toàn diện mối quan
hệ này, nên chưa thật thuyết phục [4, 5].
Việt Nam có một đới bờ biển thống nhất
trải dài trên 3.260 km, suốt từ Móng Cái giáp
với Trung Quốc ở phía Bắc đến Hà Tiên giáp
với Campuchia ở phía Nam. Đới có ba đặc
điểm cơ bản như sau:
Về cấu trúc địa chất và hình thái địa hình,
đới nằm gọn trong dải bờ Tây Biển Đông, một
biển rìa được hình thành do quá trình tách giãn
từ khoảng 32 triệu năm trước.
Về khí hậu, đới bờ biển nằm ở khu vực
nhiệt đới gió mùa: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, mùa gió Tây Nam từ tháng
5 đến tháng 9, còn lại là thời gian chuyển tiếp.
Về địa lý sinh vật, đới bờ Việt Nam theo
IUCN (1995) nằm gọn trong Phân vùng I -
Phân vùng cận nhiệt đới phía Đông (Eastern
Subtrophical Subdivision), thuộc vùng 13 các
biển Đông Á (East Asian Sea), trong khi phần
phía Đông vịnh Bắc Bộ nằm trong vùng 16 Tây
Bắc Thái Bình Dương [20].
Với phân tích và đánh giá tổng hợp nêu trên
về phân vùng phần đất liền, phần biển ven bờ
Việt Nam và vai trò ranh giới tự nhiên của các
mũi Hải Vân và Đại Lãnh, đới bờ biển Việt
Nam được phân thành thành ba phụ đới: Phụ
đới phía Bắc, phụ đới chuyển tiếp và phụ đới
phía Nam (bảng 2).
Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam
7
Bảng 2. Các phụ đới bờ biển Việt Nam
TT Phụ đới bờ biển Phạm vi
Quan hệ tương tác
Lục địa ven biển Biển ven bờ
1 Phía Bắc Móng Cái - mũi Hải Vân
Khí hậu Miền Bắc Việt Nam nhiệt đới
gió mùa có mùa Đông lạnh [14]. Có
đồng bằng châu thổ rộng lớn của hệ
thống sông Hồng lớn thứ hai ở Việt
Nam.
Khí hậu miền Bắc Biển Đông nhiệt đới gió
mùa. Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ nông,
thoải, rộng [8]. Chịu tương tác mạnh của
khối nước, trầm tích của hệ thống sông
Hồng và các sông Bắc Trung Bộ.
2 Chuyển tiếp
Mũi Hải Vân -
mũi Đại Lãnh
Khí hậu miền Nam Việt Nam á xích
đạo gió mùa nóng ấm quanh năm
[14]. Phổ biến các thành tạo bờ đá
gốc, vũng vịnh, đầm phá và vùng cửa
các con sông nhỏ.
Khí hậu miền Bắc Biển Đông nhiệt đới gió
mùa [8]. Thềm lục địa hẹp, dốc và chịu
tương tác không lớn của hệ thống các
sông nhỏ Trung Trung Bộ.
3 Phía Nam Mũi Đại Lãnh - Hà Tiên
Khí hậu miền Nam Việt Nam á xích
đạo gió mùa nóng ấm quanh năm
[14]. Có đồng bằng châu thổ ven bờ
rộng lớn của hệ thống sông Mekong
lớn nhất Việt Nam.
Khí hậu miền Nam Biển Đông á xích đạo
gió mùa [8]. Thềm lục địa nông, thoải,
rộng và chịu tương tác mạnh của khối
nước, trầm tích từ hệ thống sông Mekong
- Đồng Nai.
CHÚ GIẢI
A. PHỤ ĐỚI PHÍA BẮC
I. Vùng bờ biển Bắc Bộ
1. Khu vực Móng Cái - Đồ Sơn
2. Khu vực Đồ Sơn - Lạch
Trường
II. Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ
3. Khu vực Lạch Trường - Mũi
Roòn
4. Khu vực Mũi Roòn - Hải Vân
B. PHỤ ĐỚI CHUYỂN TIẾP
III. Vùng bờ biển Trung
Trung Bộ
5. Khu vực Hải Vân - Sa Huỳnh
6. Khu vựcSa Huỳnh - Đại Lãnh
C. PHỤ ĐỚI PHÍA NAM
IV. Vùng bờ biển Đông Nam
7. Khu vực Đại Lãnh - Cà Ná
8. Khu vực Cà Ná - Vũng Tàu
9. Khu vực Vũng Tàu - Mũi Cà
Mau
V. Vùng bờ biển Tây Nam
10. Khu vực mũi Cà Mau - Rạch
Giá
11. Khu vực Rạch Giá - Hà Tiên
Hình 6. Sơ đồ phân vùng đới bờ biển Việt Nam
Trần Đức Thạnh
8
Dựa theo các nguyên tắc và tiêu chí, các
phụ đới bờ biển được phân thành các vùng bờ
biển và các vùng bờ biển lại được phân thành
các khu vực trong vùng bờ biển. Như vậy, hệ
thống đới bờ Việt Nam được phân thành 3 phụ
đới, 5 vùng và 11 khu vực. Trong đó, phụ đới
phía Bắc gồm 2 vùng và 4 khu vực; phụ đới
chuyển tiếp gồm 1 vùng và 2 khu vực; phụ đới
phía Nam gồm 2 vùng và 5 khu vực (hình 6).
Phụ đới bờ biển phía Bắc
Phụ đới phân bố từ tỉnh Quảng Ninh đến
Thừa Thiên Huế. Đây cũng là vùng bờ phía Tây
vịnh Bắc Bộ theo ranh giới tự nhiên. Bờ biển
hướng Đông Bắc - Tây Nam chuyển sang hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Thềm lục địa nông thoải,
chịu ảnh hưởng khá lớn của khối nước và vật
chất từ hệ thống sông Hồng, trong thời gian
Pleistocen khi mực biển hạ thấp vào các kỳ băng
hà, đều thuộc lưu vực của hệ thống sông này.
Phía ngoài thềm lục địa là bể Đệ tam Sông Hồng
[9]. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa có
mùa Đông lạnh rõ rệt, biên độ nhiệt của cả
không khí và nước biển trong phụ đới khá lớn
theo mùa. Lượng mưa lớn (ở phần cực bắc và
cực nam phụ đới) và trung bình so với cả nước.
Bão thường xuất hiện sớm trong năm so với phụ
đới phía Nam và số cơn bão đổ bộ nhiều nhất ở
ven bờ Việt Nam [15]. Về địa lý sinh vật, phụ
đới thuộc khu vực 1, biển rìa cận nhiệt đới phía
Đông (phân vùng I), biển Đông Á (vùng 13)
[20]. Phụ đới bao gồm hai vùng bờ biển.
Vùng bờ biển Bắc Bộ (I)
Vùng phân bố từ Móng Cái đến Lạch
Trường, hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam, trùng
với hướng thịnh hành của gió mùa Đông Bắc.
Thủy triều nhật triều biên độ lớn. Vai trò của hệ
thống sông Hồng rất lớn. Thềm lục địa nông
thoải và ảnh hưởng của sóng không lớn. Các bãi
triều mở rất rộng và phổ biến rừng ngập mặn.
Khu vực bờ biển Móng Cái - Đồ Sơn (1):
Có hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam, trùng với
hướng hệ đứt gãy Cô Tô và Đông Triều - Cẩm
Phả. Cấu tạo bờ đá gốc trầm tích, phổ biến đá
vôi; trầm tích bở dời cát bùn và cát. Bờ biển
thuộc các kiểu tích tụ thủy triều, nguyên sinh
Dalmat và ăn mòn hóa học [11]. Khu vực rất
phổ biến đảo, vũng vịnh, rừng ngập mặn, bãi
triều, lạch triều và có mặt vùng cửa sông hình
phễu. Tương quan động lực bờ T-W-R (T:
triều; W: sóng; R: sông).
Khu vực bờ biển Đồ Sơn - Lạch Trường
(2): Có hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam, gần
vuông góc với hệ đứt gãy Sông Chảy, Sông Lô
và Sông Hồng. Cấu tạo bờ trầm tích bở dời bùn
bột sét, cát bùn và cát. Đây là khu vực bờ châu
thổ sông Hồng hiện đại, có bãi bồi rộng, phổ
biến rừng ngập mặn và cồn cát cửa sông.
Tương quan động lực bờ R-W-T.
Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ (II)
Vùng phân bố từ Lạch Trường đến mũi Hải
Vân, hướng bờ tiêu biểu Tây Bắc - Đông Nam
ở Việt Nam, gần trùng hướng của hệ đứt gãy
Sông Chảy và vuông góc với hướng gió thịnh
hành về mùa gió Đông Bắc. Tại phần phía Nam
vùng (khu vực Thừa Thiên Huế), thủy triều bán
nhật triều biên độ nhỏ nhất Việt Nam. Tính từ
phía Bắc xuống, thềm lục địa bắt đầu dốc và
hẹp, vai trò của sóng khá lớn và xuất hiện các
cồn đụn cát đồ sộ ở phía Nam vùng.
Khu vực bờ biển Lạch Trường - Mũi Roòn
(3): Có hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam và Tây
Bắc - Đông Nam, xiên chéo các đứt gãy sông
Mã và sông Cả; Cấu tạo bờ đá gốc trầm tích, ít
đá magma, trầm tích bở dời cát và cát bùn. Đặc
trưng bởi bờ biển kiểu tích tụ aluvi - biển; phổ
biến các bãi bồi cửa sông, bãi cát biển và ít
vịnh, đảo. Tương quan động lực bờ W-R-T.
Khu vực bờ biển Mũi Roòn - Hải Vân (4):
Có hướng bờ Tây Bắc - Đông Nam, xiên chéo
các đứt gãy Rào Nạy và Hương Hóa - Huế; Cấu
tạo bờ đá gốc trầm tích và magma; trầm tích bờ
rời ưu thế cát, ít cát bùn. Đặc trưng bởi bờ biển
kiểu tích tụ - mài mòn bằng phẳng; phổ biến
bãi cát biển và cồn cát quy mô lớn; ít vịnh đảo,
có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai quy mô lớn
nhất ven bờ Việt Nam. Tương quan động lực
bờ W-R-T.
Phụ đới bờ biển chuyển tiếp
Phụ đới phân bố từ thành phố từ Đà Nẵng
đến tỉnh Phú Yên. Hướng bờ cơ bản hướng á
kinh tuyến, có quan hệ với hướng đứt gãy sườn
dốc phía Đông của Việt Nam [9]. Thềm lục địa
phía ngoài hẹp và sâu dốc, năng lượng sóng
mạnh, trên thềm có mặt phần cuối của bể Sông
Hồng và phần phía Bắc của bể Phú Khánh. Khí
Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam
9
hậu nhiệt đới nóng ấm quanh năm, lượng mưa
trung bình so với đới bờ cả nước. Bão thường
xuất hiện muộn hơn so với phụ đới phía Bắc và
số cơn bão đổ bộ đứng chỉ đứng sau đới bờ
phía Bắc [15]. Về địa lý sinh vật, phụ đới thuộc
khu vực 1, biển rìa cận nhiệt đới phía Đông
(phân vùng I), biển Đông Á (vùng 13) [20].
Phụ đới chỉ gồm một vùng bờ biển.
Vùng bờ biển Trung Trung Bộ (III)
Vùng phân bố từ mũi Hải Vân đến mũi Đại
Lãnh, phổ biến vũng vịnh, đầm phá, các mũi
nhô đá gốc và sinh thái rạn san hô. Các sông
nhỏ, ngắn dốc và phân tách. Thủy triều bán
nhật triều không đều biên độ vừa. Tác động của
sóng khá lớn trong điều kiện biển hở.
Khu vực bờ biển Hải Vân - Sa Huỳnh (5):
Hướng bờ Tây Bắc - Đông Nam, gần trùng
hướng phần cuối đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy
sườn dốc phía Đông của Việt Nam. Cấu tạo bờ
chủ yếu đá magma; trầm tích bở dời cát và cát
bùn. Bờ biển kiểu tích tụ - mài mòn bằng
phẳng; phổ biến bãi cát biển, vịnh biển, đầm
phá và đảo ven bờ. Tương quan động lực bờ
W-R-T.
Khu vực bờ biển Sa Huỳnh - Đại Lãnh (6):
Hướng bờ Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam,
chuyển sang á kinh tuyến, gần trùng hướng đứt
gãy sườn dốc Đông Việt Nam. Cấu tạo bờ chủ
yếu đá magma; trầm tích bở dời cát và cát bùn.
Bờ biển kiểu tích tụ - mài mòn vũng vịnh. Phổ
biến mũi nhô đá gốc, đảo ven bờ, vụng biển;
bãi cát biển, doi cát nối đảo và đầm phá. Tương
quan động lực bờ W-R-T.
Phụ đới bờ biển phía Nam
Phụ đới phân bố từ tỉnh Khánh Hòa đến
Kiên Giang. Phụ đới nằm kề đồng bằng châu
thổ Mekong rộng lớn. Thềm lục địa phía ngoài
rất rộng và nông thoải, có một số bể trầm tích
Đệ tam quan trọng như phần Nam bể Phú
Khánh, bể Cửu Long và Nam Côn Sơn [9] ...
Phụ đới chịu ảnh hưởng khá lớn của hệ thống
sông Mekong cả trong hiện tại và quá khứ địa
chất, với dấu tích của hệ thống thung lũng sông
cổ phổ biến trên thềm lục địa. Khối nước sông
Mekong hiện vẫn ảnh hưởng đến khối nước trồi
Nam Khánh Hòa - Bắc Bình Thuận [17, 29].
Lượng mưa thấp ở phía Bắc và trung bình ở
phía Nam phụ đới; ít bão, nền nhiệt không khí
và khối nước ven bờ cao và ít biến động. Về
địa lý sinh vật, phụ đới thuộc khu vực 2, biển
rìa cận nhiệt đới phía Đông (phân vùng I), biển
Đông Á (vùng 13) [20]. Phụ đới này bao gồm
hai vùng bờ biển.
Vùng bờ biển Đông Nam (IV)
Phân bố từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Mau,
hướng bờ á kinh tuyến rồi chuyển sang chủ đạo
Đông Bắc - Tây Nam, song song với hướng gió
thịnh hành về mùa gió Tây Nam. Thủy triều bán
nhật triều không đều biên độ vừa và lớn. Thềm
lục địa phía ngoài mở rộng và nông thoải rất
nhanh về phía Tây Nam, trên thềm vùng nước
trồi Nam Khánh Hòa - Bắc Bình Thuận có quy
mô lớn trên Biển Đông. Bờ đá gốc, rạn san hô
và bờ tích tụ phong thành tiêu biểu ở phía Đông
Bắc vùng; các bãi bồi rất rộng và rừng ngập mặn
điển hình ở phía Tây Nam vùng.
Khu vực bờ biển Đại Lãnh - Cà Ná (7):
Hướng bờ á kinh tuyến, rồi chuyển sang Đông
Bắc - Tây Nam, gần trùng hướng đứt gãy sườn
dốc Đông Việt Nam. Cấu tạo bờ đá magma và
biến chất; trầm tích bở dời cát chiếm ưu thế. Bờ
biển kiểu tích tụ - mài mòn vũng vịnh; phổ biến
mũi nhô đá gốc, vịnh biển, đảo ven bờ, bãi cát
biển, cồn đụn và đầm phá. Tương quan động
lực bờ W-R-T. Tuy nhiên, quan hệ tương tác
giữa động lực sóng (W) và hướng bờ thay đổi
hẳn so với phụ đới chuyển tiếp ở phía bắc mũi
Đại Lãnh.
Khu vực bờ biển Cà Ná - Vũng Tàu (8): Có
hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam, gần trùng
hướng đứt gãy Cà Ná - Vũng Tàu; Cấu tạo bờ
chủ yếu đá trầm tích; trầm tích bở dời cát ưu
thế. Đặc trưng bởi bờ biển kiểu tích tụ - mài
mòn vũng vịnh và phong thành với các cồn
đụn, vịnh biển hở và bãi cát biển kéo dài giữa
các mũi nhô dạng đồi thoải. Tương quan động
lực bờ W-T-R.
Khu vực bờ biển Vũng Tàu - mũi Cà Mau
(9): Hướng bờ Đông Bắc - Tây Nam, gần
vuông góc hướng đứt gãy sông Hậu và trùng
hướng đứt gãy Phú Quý - Côn Đảo. Cấu tạo bờ
bùn bột sét và cát bùn, cát. Bờ biển châu thổ và
tích tụ thủy triều với vùng cửa sông hình phễu
rất đặc trưng; phổ biến rừng ngập mặn, bãi bồi
châu thổ, kênh rạch và hệ thống giồng cát.
Tương quan động lực bờ R-T-W.
Trần Đức Thạnh
10
Vùng bờ biển Tây Nam (V)
Phân bố từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên,
hướng bờ á kinh tuyến rồi chuyển sang Tây
Bắc - Đông Nam, gần vuông góc với hướng gió
thịnh hành về mùa gió Tây Nam. Thủy triều
nhật triều biên độ nhỏ. Thềm lục địa phía ngoài
nông thoải.
Khu vực bờ biển Cà Mau - Rạch Giá (10):
Hướng bờ á kinh tuyến, gần trùng hướng đứt
gãy Rạch Giá - Năm Căn. Cấu tạo bờ gồm: bùn
bột sét và cát bùn. Bờ biển châu thổ với bãi bồi,
rừng ngập mặn và kênh rạch đặc trưng. Tương
quan động lực bờ R-T-W.
Rạch Giá - Hà Tiên (11): Hướng bờ Tây
Bắc - Đông Nam, gần trùng hướng đứt gãy Hà
Tiên - Khu vực bờ biển Gành Hào. Cấu tạo đá
gốc trầm tích, có mặt đá vôi; trầm tích bở rời
bùn cát bột và cát. Bờ vũng vịnh tích tụ - mài
mòn, có mặt mũi nhô, bãi cát biển, vịnh có đáy
nông thoải và nhiều đảo ven bờ. Tương quan
động lực bờ R-W-T.
KẾT LUẬN
Đối với phân vùng đới bờ biển Việt Nam,
ngoài các nguyên tắc cơ bản về tính đồng nhất
tương đối và tính phân hóa, tính tương tác lục
địa biển cũng rất quan trọng.
Để phân định các đơn vị phân vùng lớn của
đới bờ biển, nền nhiệt không khí và hoàn lưu khí
quyển là nền tảng cho phần lục địa ven biển,
trong khi đó nền nhiệt khối nước và hoàn lưu
dòng chảy là nền tảng cho phần biển ven bờ.
Đới bờ biển Việt Nam được phân thành 3
phụ đới, 5 vùng và 11 khu vực. Phụ đới phía
Bắc từ Móng Cái đến Hải Vân, phụ đới chuyển
tiếp từ Hải Vân đến Đại Lãnh và phụ đới phía
Nam từ Đại Lãnh đến Hà Tiên.
Phụ đới chuyển tiếp nằm giữa là nơi tương
tác giữa phần lục địa thuộc miền Nam Việt
Nam, khí hậu á xích đạo gió mùa nóng ấm
quanh năm và phần biển thuộc miền Bắc Biển
Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi,
Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh
Phùng, Nguyễn Văn Tạc, 1997. Đặc điểm
địa mạo biển Việt Nam. Tài nguyên và
Môi trường biển. Tập IV. Nxb. KH&KT.
Hà Nội. Tr. 7-28.
2 Lê Đức An và Uông Đình Khanh, 2012. Địa
mạo Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên -
Môi trường. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội.
659 tr.
3. Phạm Hoàng Hải, 2006. Phân vùng sinh
thái cảnh quan dải ven biển Việt Nam để sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 28(1):
34-42.
4. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ
Công Thung, Trần Đình Lân, Đinh Văn
Huy, Phạm Hoàng Hải, 2011. Định hướng
quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc Bộ.
Nxb. KHTN&CN. Hà Nội, 250 tr.
5. Đào Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Tưởng,
Nguyễn Bá Diến, 2011. Quản lý tổng hợp
và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt
Nam. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội, 215 tr.
6. Pernetta, J. C., and Milliman, J. D., 1995.
Land-Ocean interactions in the coastal
zone: implementation plan. Global Change.
IGBP Report (Sweden). 0284-8015, No. 33,
215p.
7. Clark, J. R., 1996. Coastal zone
management handbook. Lewis Publishers,
694 p.
8. Lê Đức Tố (chủ biên), Lê Đức An, Nguyễn
Biểu, Hoàng Trọng Lập, Lê Như Lai, Đặng
Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thụy, Nguyễn
Thế Tiệp, 2003. Biển Đông. Tập I: Khái
quát về Biển Đông. Nxb. ĐHQG Hà Nội,
230 tr.
9. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (chủ biên), 2009.
Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nxb.
KHTN&CN. Hà Nội, 589 tr.
10. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa, 2007. Địa
mạo bờ biển Việt Nam. Nxb. KHTN&CN.
Hà Nội, 278 tr.
11. Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần
Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, 2010. Phân
loại các kiểu bờ biển ở Việt Nam theo
nguyên tắc nguồn gốc-hình thái. Tài
nguyên và Môi trường biển. Tập XV. Nxb.
KHTN&CN. Hà Nội. Tr. 31-50.
12. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ
Công Thung, Đặng Ngọc Thanh, 2008.
Bàn về phân vùng đới bờ biển Việt Nam
11
Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm
năng sử dụng. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội.
295 tr.
13. Vũ Tự Lập, 2003. Địa lý tự nhiên Việt
Nam. Nxb. Đại học Sư phạm. Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu,
2004. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội, 295 tr.
15. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương,
Phạm Văn Tân, 2010. Đặc điểm hoạt động
của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai
đoạn 1945 - 2007. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, 26, 344- 353.
16. Thanh, T. D., Saito, Y., Huy, D. V., Lap, N.
V., Oanh, T. T. K., and Tateishi, M., 2004.
Regimes of human and climate impacts on
coastal changes in Vietnam. Regional
Environmental Change, 4(1): 49-62.
17. Thomas Pohlmann, Bui Hong Long, Hartmut
Hein, Nguyen Kim Vinh, Joachim Dippner,
2007. Investigation of the upwelling in South-
Vietnam in the frame of the joint German -
Vietnamese cooperation project. Proceedings
of Scientific Conference “BIEN DONG -
2007”, September 12 - 14, Nha Trang. Pub.
House for Science and Technology. Hanoi,
pp. 15-42.
18. Nguyễn Kim Vinh, 2007. Về đặc điểm hoàn
lưu vùng nước trồi Nam Việt Nam. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ biển, 7(4): 27-43.
19. MacKinnon, J. R. (Ed.), 1997. Protected
areas systems review of the Indo-Malayan
realm. Asian Bureau for Conservation,
Canterbury, England, UK. 198 p.
20. Up-Msi, A., & Arcbc, D. ASEAN, 2002.
Marine Protected Areas in Southeast Asia.
ASEAN Regional Centre for Biodiversity
Conservation, Department of Environment
and Natural Resources, Los Baños,
Philippines, 142 p.
21. Sterling, E. J., and Hurley, M. M., 2005.
Conserving biodiversity in Vietnam:
Applying biogeography to conservation
research. PROCEEDINGS-CALIFORNIA
ACADEMY OF SCIENCES, 56, 98-118.
22. Vũ Trung Tạng, 2009. Sinh thái học các hệ
cửa sông Việt Nam: Khai thác, duy trì và
quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững.
Nxb. Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. 327 tr.
23. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Nguồn lợi thảm cỏ
biển Việt Nam. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội,
346 tr.
24. Morton, B., and Blackmore, G., 2001.
South China Sea. Marine Pollution
Bulletin, 42(12): 1236-1263.
25. Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt
Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. 616 tr.
26. Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Huy Yết, Đặng
Ngọc Thanh, 2000. Cơ sở khoa học quy
hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt
Nam. Tài nguyên và Môi trường biển. Tập
VII. Nxb. KH&KT. Hà Nội. Tr. 317-336.
27. Krempf, A., 1929. Rapport annuel 1928 -
1929. Institut Océanographique de
L’Indochine. 13e Note, p. 12-13.
28. Gorskov, X. G. (chủ biên), 1974. Atlas Đại
dương. Bộ Quốc phòng Liên Xô xuất bản,
302 tr.
29. Lê Đình Mầu, Bùi Hồng Long, Thomas
Pohlmann, Bùi Xuân Thông, Hartmut Hein,
Đoàn Văn Bộ, Nguyễn Kim Vinh, Birte
Hein, Nguyễn Văn Tuân, Phạm Sỹ Hoàn và
Nguyễn Chí Công, 2011. Đánh giá sự tương
tác giữa khối nước vùng cửa sông Mê kông
và vùng nước trồi Nam Trung Bộ. Tuyển
tập Hội nghị KHCN biển Toàn quốc lần thứ
V. Quyển 2: Khí tượng, thủy văn và động
lực học biển. Nxb. KHTN&CN. Hà Nội.
Tr. 147-162.
Trần Đức Thạnh
12
DISCUSSION ON COASTAL ZONING IN VIETNAM
Tran Duc Thanh
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: Based on the criteria of geology-landform, climate-hydrology, ecology-
biogeography, and land - sea interaction relationship, the Vietnamese coastal zone was divided into
3 coastal subzones consisting of 5 coastal regions and 11 coastal sections. The North subzone from
Mong Cai to Hai Van cap is the place where interaction between the land of the Northern Vietnam
with tropical monsoon and cold winter, and the marine part of North zone in the East Sea (South
China Sea) with tropical monsoon happens. The transitional subzone, from Hai Van cap to Dai
Lanh cap is the place where interaction between the land of Southern Vietnam with sub-equatorial
monsoon and year-round warmth, and the marine part of North zone in the East Sea with tropical
monsoon occurs. The South subzone, from Dai Lanh cap to Ha Tien is the place where interaction
between the land of Southern Vietnam with sub-equatorial monsoon, and the marine part of South
zone in the East Sea with sub-equatorial monsoon occurs.
Keywords: Zoning, coastal zone, land - sea interaction,Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4155_22075_1_pb_8394_2079627.pdf