Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng ghi
nhận, nhưng có thể thấy, tương tự như ở
Trung Quốc, vai trò của BKS trong CTCP
Việt Nam tuy quan trọng theo luật định
nhưng chưa thực chất và hiệu quả, vẫn thiên
về thực hiện những quy định mang tính
hình thức và chưa bảo đảm về cơ chế và
điều kiện hoạt động. Thực tiễn hoạt động
của CTCP chỉ ra rằng, do không hiểu về
giá trị của BKS, ĐHĐCĐ thường ủy quyền
cho HĐQT, đối tượng giám sát của BKS,
ban hành quy chế hoạt động của BKS, do
đó HĐQT thường tìm cách hạn chế quyền
của BKS. Thành viên của BKS hầu hết là
người lao động nên rất dễ bị dao động khi
HĐQT tác động, không dám yêu cầu HĐQT
hay GĐ/TGĐ cung cấp thông tin34. Quy
định của Luật còn nửa vời về cách thức xử
lý đối với người quản lý có sai phạm. Chẳng
hạn, Khoản 8 Điều 160 quy định trường hợp
BKS phát hiện ra sai phạm của người quản
lý công ty, phải thông báo ngay bằng văn
bản với HĐQT, yêu cầu người đó chấm dứt
hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục
hậu quả, nhưng lại không quy định các chế
tài áp dụng là gì nếu HĐQT không có biện
pháp xử lý. Thêm vào đó, pháp luật hiện
hành chỉ tập trung vào xử phạt với các hành
vi che giấu thông tin trong các CTCP niêm
yết mà chưa chưa quan tâm đến các hành
vi vi phạm nguyên tắc minh bạch trong các
CTCP thông thường.
Về phía BKS, Luật cũng cần phải quy
định trách nhiệm cụ thể của BKS và kiểm
soát viên nếu không thực hiện đúng chức
năng nhiệm vụ để xảy ra sai phạm, để ngăn
chặn kịp thời các hậu quả bất lợi cho công ty.
Thực tế cho thấy, khi những người quản lý
và Trưởng BKS đã bị truy cứu trách nhiệm
hình sự thì CTCP, các cổ đông và người có
liên quan cũng phải chịu các tổn thất nặng
nề. Hàng loạt các vụ đại án liên quan các
CTCP niêm yết trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng như ACB, Ocean Bank, GP Banks và
Ngân hàng TMCP Xây dựng xảy ra trong
những năm gần đây đều có chung sai phạm
là kiểm soát nội bộ yếu kém, thiếu minh
bạch trong quản lý điều hành. Các bị cáo
đều là nhân sự cao cấp như Chủ tịch và các
thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, Trưởng BKS,
Kế toán trưởng bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về các hành vi tham ô, lạm quyền, cố ý
làm trái
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty Cổ phần ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Thanh Thủy*
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt:
Tính minh bạch được đánh giá là một trong những nguyên tắc
hàng đầu trong quản trị công ty. Tăng cường minh bạch trong quản
trị công ty là mục tiêu của mọi cải cách về pháp luật quản trị công
ty. Vậy bản chất và nội dung của minh bạch là gì? Các yêu cầu về
tính minh bạch được thể hiện như thế nào trong khuôn khổ pháp
luật quản trị công ty cổ phần và làm thế nào để nâng cao mức độ
minh bạch trong công ty? Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn
đề trên đồng thời phân tích những kinh nghiệm thực thi tính minh
bạch trong quản trị công ty cổ phần ở một số nước điển hình trên
thế giới và ở Việt Nam và có một số gợi ý về tăng cường tính minh
bạch trong quản trị công ty cổ phần Việt Nam.
Abstract:
Transparency is considered as one of the top principles of
the corporate governance. Strengthening of the corporate
transparency is always the goal of any legal regulations reform
on the corporate governance. Nonetheless, what are the nature
and the content of the corporate transparency? What are the
requirements of the corporate transparency in the legal framework
of the corporate governance? And how to enhance transparent
level in the corporate governance? This article is to provide
the clarifications of these issues while also provide analysis of
the experience of implementing the corporate transparency in
some typical countries in the world and in Vietnam, and then
recommended suggestions for improving transparency of the
joint-stock incorporate governance in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: minh bạch, quản trị công ty,
công ty cổ phần
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 29/10/2017
Biên tập: 10/11/2017
Duyệt bài: 20/11/2017
Article Infomation:
Keywords: transparency, corporate
governance, joint-stock compay
Article History:
Received: 29 Oct. 2017
Edited: 10 Nov. 2017
Appproved: 20 Nov. 2017
BÀN VỀ TÍNH MINH BẠCH
TRONG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty (QTCT) hiện đại, tính minh bạch được coi là nguyên tắc hàng đầu để
đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong tổ
chức và hoạt động của công ty, bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của các đồng chủ sở hữu và
người có liên quan của công ty. Những năm
gần đây, yêu cầu thực thi tính minh bạch
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 01(353) T01/2018
trong QTCT được đề cập đến khá thường
xuyên trên các diễn dàn, phương tiện truyền
thông, các nghiên cứu liên quan đến quản
trị công ty ở Việt Nam, dưới góc độ kinh tế
cũng như luật pháp. Theo đánh giá của giới
nghiên cứu và các cơ quan chức năng, quản
trị công ty cổ phần (CTCP) ở các quy mô
khác nhau ở Việt Nam vẫn chưa đạt được
mức độ minh bạch như yêu cầu1. Vậy bản
chất và nội dung của minh bạch là gì? Đòi
hỏi về thực thi tính minh bạch được thể hiện
như thế nào trong khuôn khổ pháp luật quản
trị CTCP trên thế giới cũng như ở Việt Nam
và làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực
thi tính minh bạch? Bài viết tập trung làm rõ
các vấn đề trên đồng thời phân tích những
kinh nghiệm thực thi tính minh bạch trong
QTCT cổ phần ở một số nước trên thế giới
và ở Việt Nam và có một số gợi ý về tăng
cường tính minh bạch trong quản trị CTCP
Việt Nam.
1. Quan niệm về quản trị công ty và tính
minh bạch trong quản trị công ty
1.1 Quản trị công ty và các đòi hỏi của
quản trị công ty
Có nhiều định nghĩa về QTCT, tuy
nhiên định nghĩa được coi là phổ biến nhất
do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
(OECD) đưa ra lần đầu trong Bộ Quy tắc
Quản trị Công ty năm 1999. Theo OECD,
QTCT được nhìn nhận dưới hai góc độ.
Nếu lấy công ty làm trung tâm, từ góc độ
bên trong: “QTCT là những biện pháp nội
bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên
quan tới các mối quan hệ giữa BGĐ, Hội
đồng quản trị (HĐQT) và các cổ đông của
một công ty với các bên có quyền lợi liên
1 Mai Thư, Các ưu tiên cải cách QTCT ở Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 224, 2016, tr.23-25; Ngọc Thảo,
Các công ty Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thông lệ quản trị giao dịch bên liên quan, Báo Công thương số ra ngày
13/10/2017 và Kim Hiền, QTCT ở Việt Nam còn yếu kém, Báo Kinh tế và Dự báo, số ra ngày 21/04/2017.
2 IFC-World Bank và UBCK Việt Nam, Cẩm nang QTCT, 2014; tr.6-7;
3 IFC-World Bank và UBCK Việt Nam, Cẩm nang QTCT, tlđd; tr.8.
4 Xem OECD, Các nguyên tắc QTCT của OECD, IFC - World Bank 2004; tr.17-24.
5 IFC-World Bank và UBCK Việt Nam, Cẩm nang QTCT, tlđd; tr.14.
quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề
ra các mục tiêu của công ty, và xác định các
phương tiện để đạt được những mục tiêu
đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động
của công ty”2. Từ góc độ bên ngoài, QTCT
được hiểu là là việc cân bằng mối quan hệ
giữa công ty với những bên có quyền lợi liên
quan (stakeholders) như người lao động hay
với các cơ quan chức năng (thuế, quản lý
thị trường), với cơ quan pháp luật, chính
quyền và cộng đồng sở tại3.
Sau nhiều năm thực hành và đúc kết
kinh nghiệm, OECD đã đưa ra sáu nguyên
tắc QTCT hiệu quả bao gồm: Đảm bảo cơ sở
cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả, Quyền
của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ
bản, Đối xử bình đẳng đối với cổ đông, Vai
trò của các bên có quyền lợi liên quan trong
QTCT, Công bố thông tin và tính minh bạch
và Trách nhiệm của HĐQT4. Không khó
để thấy rằng, các nguyên tắc này được sắp
xếp theo một trật tự đầy ngụ ý và có mối
ràng buộc chặt chẽ với nhau trong một tổng
thể để hướng tới các giá trị cốt lõi của một
nền quản trị tốt là tính công bằng, tính trách
nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình5.
1.2 Tính minh bạch trong quản trị công ty
cổ phần
Khái niệm minh bạch trong QTCT
Tính minh bạch (transparency) luôn
được đề cập đến một cách rộng rãi trong
thông lệ quốc tế như một tiêu chí hàng đầu
để đánh giá kỷ luật và hiệu quả quản trị của
bất kỳ một cơ quan tổ chức nói chung và
trong QTCT nói riêng. Nguyên tắc này được
OECD giải thích là “Khuôn khổ QTCT phải
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 01(353) T01/2018
đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và
chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình
hình hoạt động, sở hữu và QTCT”6. Trong
một nghiên cứu về sự vai trò của minh bạch
trong QTCT, Fung (2014) đã diễn giải: “Tính
minh bạch của công ty mô tả mức độ mà
các hành vi của một công ty có thể quan sát
được bởi người bên ngoài. Tính minh bạch
là một trong những bước cơ bản để quản trị
doanh nghiệp và đảm bảo rằng ban giám đốc
(BGĐ) sẽ không có hành vi sai trái hoặc bất
hợp pháp vì hành vi của họ có thể được và
sẽ được xem xét kỹ lưỡng”7. Theo tác giả,
để đạt được sự minh bạch, công ty nên áp
dụng các quy chuẩn như các phương pháp
kế toán chính xác, công bố thông tin đầy đủ,
kịp thời và công khai xung đột lợi ích của
giám đốc hoặc cổ đông kiểm soát. Thêm vào
đó, để có nền quản trị minh bạch, cần có sự
kết hợp và một hệ thống kiểm tra và cân đối
giữa BGĐ, kiểm toán8. Với quan điểm tương
đồng, Schnackenberg và Tomlinson (2016)
nhấn mạnh tính minh bạch là kết quả của
việc thực thi các quy định của pháp luật, các
quy định nội bộ, các quy định riêng và chính
sách kinh doanh liên quan đến việc ra quyết
định của công ty và mở rộng hoạt động cho
nhân viên, các bên liên quan, cổ đông và
công chúng9.
Như vậy, dưới góc độ luật pháp, tính
minh bạch trong QTCT được hiểu là khung
khổ các quy định pháp luật và quy định quản
trị nội bộ công ty có tính bắt buộc tuân thủ
về công bố công khai, kịp thời và chính xác
các thông tin tiên quan đến hoạt động tài
6 OECD,Các nguyên tắc QTCT của OECD, tlđd; tr. 22.
7 Benjamin Fung, The Demand and Need for Transparency and Disclosure in Corporate Governance , Universal Journal
of Management 2(2), 2014, tr. 73.
8 Benjamin Fung, The Demand and Need for Transparency and Disclosure in Corporate Governance, tlđd,tr. 73.
9 Andrew Schnackenberg and Edward Tomlinson, Organizational Transparency: A New Perspective on Managing Trust
in Organization-Stakeholder Relationships, Journal of Management, vol. 42, issue 7, 2016, tr. 1786.
10 OECD, Các nguyên tắc quản trị CTCP của OECD, tlđd; tr. 22-24.
11 Eva Kocher, Alexander Klose et el, No Accountability without TransparencyLegal Instruments for Corporate Duties to
DiscloseWorking and Employment Conditions, Friederick Ebert Stiftung, June 2012, tr. 11-17.
chính, kinh doanh và các vấn đề quan trọng
về sơ hữu và QTCT.
Nội dung và trách nhiệm thực thi tính
minh bạch
Tính minh bạch và công bố thông tin
trong QTCT là hai vấn đề không thể tách
rời nhau với những yêu cầu về nội dung như
sau:
Các thông tin bao gồm những tin tức
về tình hình tài chính nhân sự, các giao
dịch hiện tại, các rủi ro tiên liệu các vấn đề
liên quan đến người lao động và các bên
có quyền lợi, các chính sách quản trị công
ty phải được công bố công khai đầy đủ,
từ những nguồn đáng tin cậy như HĐQT, cơ
quan giám sát nội bộ, phải đảm bảo tính xác
thực và tính tiếp cận được của những người
có liên quan10.
Minh bạch chính là kết quả của hoạt
động kiểm tra, giám sát nội bộ về việc tuân
thủ pháp luật và điều lệ công ty và trách
nhiệm giải trình (accountablity) của bộ máy
quản lý như HĐQT, BGĐ11. Sự giám sát bên
ngoài của các cơ quan chức năng, cơ quan
pháp luật cũng là những sức ép làm gia tăng
tính minh bạch của công ty.
Thực thi nguyên tắc minh bạch, là một
chuỗi các hoạt động thường xuyên mang
tính kỷ luật, bắt buộc diễn ra ở tất cả các
khâu trong quá trình QTCT. Về nguyên tắc,
toàn bộ công ty và những người có liên quan
đều có trách nhiệm thực thi các quy định của
pháp luật và quy chế quản trị nội bộ công ty
liên quan đến tính minh bạch. Dưới góc độ
QTCT, trách nhiệm chủ yếu trong thực thi
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 01(353) T01/2018
tính minh bạch thuộc về cơ quan quản lý,
điều hành và cơ quan giám sát nội bộ, tùy
theo mô hình QTCT được lựa chọn.
1.3 Tính minh bạch trong quản trị công ty
cổ phần
Từ tên gọi “OECD Principles of
Corporate Governance” đến các giải thích
về nội dung của từng nguyên tắc, đã cho
thấy OECD thiết kế bộ nguyên tắc QTCT
dành riêng cho CTCP12. Vậy tại sao CTCP
lại dành được sự quan tâm đặc biệt này?
Câu trả lời có lẽ nằm ở những đặc điểm
pháp lý làm nên sự khác biệt của CTCP so
với những hình thức công ty khác. CTCP có
pháp lý cấu trúc phức tạp nhất trong số các
công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)13. Do
có sự dịch chuyển tự do của đồng vốn và
sự biến động liên tục và không giới hạn về
số lượng của các cổ đông, các CTCP, đặc
biệt là các CTCP đại chúng, có khả năng
huy động vốn rộng rãi trong xã hội. Các lợi
thế này dường như mâu thuẫn với tính trách
nhiệm hữu hạn của công ty; do vậy cần phải
có chế độ giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt
động kinh doanh và tài chính của công ty,
nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa thiệt hại có
thể xảy ra cho các cổ đông và những người
có liên quan.
Cũng cần giải thích rõ rằng, các nguyên
tắc QTCT của OECD, đặc biệt là tính minh
bạch, có giá trị áp dụng trong quản trị bất kỳ
loại công ty hay nào khác hoặc các tổ chức
nào khác để bảo đảm cho sự tồn tại lâu dài
12 Trong tiếng Anh, coporation là thuật ngữ phổ biến để chỉ công ty cổ phần TNHH (limited liability by shares) - tương
đương với CTCP quy định trong LDN 2014Việt Nam.
13 Murray Pickering, The Company as Separate Legal Entity, The Morden Law Review, Volume 31 September 1968, No.
5, tr. 481-511.
14 Carsten Jungmann,The Effectiveness of Corporate Governance in One-Tier and Two-Tier Board Systems – Evidence
from the UK and Germany –. European Company and Financial Law Review, 3(4), 2007, tr. 435-437.
15 David Blockand Anne-Marie Gerstner, "One-Tier vs. Two-Tier Board Structure: A Comparison Between the United
States and Germany", Comparative Corporate Governance and Financial Regulation. Paper 1, 2016, tr.1-4 taị http://
scholarship.law.upenn.edu/fisch_2016/1 (truy cập 27/3/2016)
16 Tracy Coenen, Enron: The Good, the Bad, and the Ugly, Wisconsin Law Journal, tại
com/2006/06/07/enron-the-good-the-bad-and-the-ugly/ (truy cập 26/82016).
17 Yuhao Li, The Case Analysis of the Scandal of Enron, International Journal of Business and Management Vol. 5, No.
10; October 2010, tr.37-41.
và bền vững.
2. Kinh nghiệm thực thi tính minh bạch
của một số nước trên thế giới
2.1 Hoa Kỳ
Mô hình quản trị một tầng (one tier-
board) rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, đặc trưng bởi
sự phối hợp giữa hai chức năng giám sát và
điều hành trong cùng một cơ quan gọi là
BGĐ (Board of Directors) đứng đầu là Chủ
tịch công ty kiêm luôn CEO14 được đánh giá
là năng động, hiệu quả và có sức lan tỏa ra
các nước châu Âu lục địa và trên thế giới15.
Tuy vậy, sự phá sản của tập đoàn năng lượng
đình đám Enron năm 2001 với những hệ luy
trầm trọng về kinh tế - xã hội, đã làm lung
lay sự lạc quan này16. Theo các nghiên cứu
và kết luận cơ quan điều tra, nguyên nhân
sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của Enron là thiếu
sự giám sát chặt chẽ trong nội bộ công ty và
sự giám sát từ bên ngoài của các cơ quan
chức năng như ủy ban kiểm toán, ủy ban
chứng khoán; dẫn đến Chủ tịch kiêm CEO
của công ty cùng với các thành viên BGĐ
của mình đã tự ngụy tạo các số liệu về lợi
nhuận của công ty để lừa đảo, thu hút các
nhà đầu tư rót tiền mua cổ phiếu cho đến
trước ngày Enron sụp đổ17. Vụ án Enron đã
chỉ ra khiếm khuyết lớn nhất của mô hình
một tầng đó là thiếu giám sát nội bộ, kiểm
soát lẫn nhau trong hoạt động quản lý điều
hành, do đó các sai phạm không bị phát
hiện và xử lý kịp thời. Để khắc phục tình
trạng này, đạo luật Cải cách Kiểm toán trong
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 01(353) T01/2018
Công ty Đại chúng và Bảo vệ Nhà đầu tư
(Public Company Accounting Reform and
Investor Protection Act of 2002) tên gọi tắt
là Sarbanes-Oxley Act of 2002 (SOX 2002)18
đã được ban hành để bảo vệ các cổ đông và
người có liên quan khỏi các lỗi kiểm toán
và những hành vi lừa đảo của các CTCP đại
chúng như Enron. Nội dung chủ yếu của đạo
luật này yêu cầu tăng tính chính xác của các
báo cáo tài chính do công ty công bố, nếu
sai các CEO và giám đốc tài chính sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự, yêu cầu các công
ty phải lập ra ban giám sát kế toán của công
ty mình để giám sát các công ty kiểm toán
làm việc cho công ty, buộc công ty có báo
cáo kiểm soát nội bộ hàng năm có chứng
thực của kiểm toán độc lập. Các điều khoản
về yêu cầu minh bạch và công bố thông tin
có giá trị áp dụng cả đối với CTCP tư nhân19.
Bản thân các công ty cũng tìm một mô hình
quản trị mới để tăng cường giám sát nội bộ
là bổ sung thêm các thành viên độc lập (non-
executive directors) vào BGĐ20 và tách chức
danh chủ tịch công ty khỏi chức danh CEO,
tuy nhiên hiệu quả thực sự của việc chia tách
này hiện vẫn còn gây tranh luận21.
Để phòng tránh và hạn chế các giao
dịch tư lợi và bất minh, Hạ viện Hoa Kỳ
đang tiếp tục đưa ra một dự thảo luật có tên
Luật Minh bạch trong Quản trị công ty năm
2017 (Corporate Transparency Act of 2017
- H.R. 3089) yêu cầu thực thi nghiêm ngặt
tính minh bạch và công bố thông tin trong
18 Tên đạo luật được đặt theo tên viết tắt của Thượng nghị sỹ Paul Sarbanes và Hạ nghị sỹ Michael G. Oxley là hai người
có chung sáng kiến đưa ra đạo luật này.
19 CTCP tư nhân (Private coporation) có quy mô nhỏ trái với CTCP đại chúng (Public corporation). Xem các quy định
tại Title VIII, IX, X, XII của The Sarbanes–Oxley Act of 2002 tại website của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tại
https://www.sec.gov/about/laws/soa2002.pdf (truy cập 22/9/2016).
20 Harald Baum, The Rise of the Independent Director: A Historical and Comparative Perspective,Max Planck Private
Law Research Paper No. 16/20. Tại https://ssrn.com/abstract=2814978 (truy cập 23/9/2017), tr.14-16.
21 Larcker, David Fet el, Chairman and CEO: The Controversy Over Board Leadership Structure (June 24, 2016). Rock
Center for Corporate Governance at Stanford University Closer Look Series: Topics, Issues and Controversies in
Corporate Governance No. CGRP-58; Stanford University Graduate School of Business Research Paper No. 16-32,
2016 tại https://ssrn.com/abstract=2800244 (truy cập 16/9/2017)
22 Dự thảo đạo luật H.R.3089 - Corporate Transparency Act of 2017 ngày 28/6/2017 của Hạ viện Hoa Kỳ tại https://www.
congress.gov/bill/115th-congress/house-bill/3089/text (truy cập 02/10/2017).
23 Section 3, 4 và 5, GCGC 2015.
QTCT. Mục đích của dự thảo luật này là
“để bảo đảm rằng những người lập ra CTCP
và công ty TNHH ở Hoa Kỳ công bố thông
tin về những người chủ sở hữu hưởng lợi
của các CTCP và công ty TNHH, để phòng
tránh những kẻ vi phạm pháp luật khai thác
các CTCP và công ty TNHH Hoa Kỳ cho
những mục đích mang tính tội phạm, để hỗ
trợ thực thi pháp luật trong điều tra, phòng
tránh và trừng phạt khủng bố, rửa tiền và các
hành vi sai trái liên quan đến các CTCP và
công ty TNHH Hoa Kỳ, và cho các mục đích
khác”22.
2.2 Cộng hòa Liên bang Đức
Mô hình hai tầng (two tier - board )
là quy định bắt buộc trong quản trị CTCP
của Đức. Theo quy định của Bộ luật
Quản trị Công ty Đức (German Corporate
Governance Code - GCGC), CTCP có hai cơ
quan quản trị là Ban Quản lý (Management
Board) chịu trách nhiệm trực tiếp về việc
điều hành kinh doanh của công ty và Ban
Giám sát (Advisory Board) chịu trách nhiệm
cố vấn và giám sát hoạt động của Ban Quản
lý23. Theo quy định của GCGC, hai cơ quan
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thành
viên Ban Quản lý do Ban Giám sát chỉ định
và bãi miễn, còn thành viên Ban Giám sát
do ĐHĐCĐ và đại diện người lao động
bầu ra. Ban Giám sát đại diện cho các cổ
đông, người lao động, cho công đoàn lao
động; trong một số trường hợp còn đại diện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 01(353) T01/2018
cho công ty mẹ trong tập đoàn, cho đối tác
kinh doanh, các chủ nợ và đại diện cho nhà
nước24.
Luật pháp của Đức đề cao việc vai
trò giám sát của người lao động ngay từ
trong cấu trúc cao nhất của quản trị CTCP.
Theo Luật CTCP (German law on stock
corporations - AktG) và Luật Cùng quyết
định 1976 (German Codetermination Act
1976), người lao động có quyền bầu ra đại
diện của mình để tham gia Ban Giám sát với
tỷ lệ tối thiểu là 1/325 hoặc có thể lên tới 1/2
số lượng thành viên26 tùy thuộc vào quy mô
người lao động trong CTCP. Cả Ban Giám
sát và Ban Quản lý đều có trách nhiệm công
bố thông tin thường niên, định kỳ 6 tháng
và theo yêu cầu của ĐHĐCĐ trong những
trường hợp bị yêu cầu theo quy định của
GCGC. Mặc dù thế mạnh của mô hình này
là tính minh bạch và khả năng giám sát cao,
hạn chế lớn nhất lại là cấu trúc nhiều tầng
nấc, có phần chậm chạp trong việc phản ứng
và đưa ra quyết định27.
2.3 Trung Quốc
Năm 1993, Luật Công ty đầu tiên ở
Trung Quốc được ban hành để điều chỉnh
hai đối tượng CTCP và Công ty TNHH. Kể
từ đó, luật này rất được chú trọng và liên
tục sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển
kinh tế. Năm 2005, Luật Công ty mới được
ban hành với nhiều thay đổi như nới lỏng
các hạn chế kinh doanh và yêu cầu về tăng
cường bảo vệ chủ sở hữu / cổ đông và tăng
thêm thêm minh bạch trong QTCT, chẳng
24 David Block and Anne-Marie Gerstner, "One-Tier vs. Two-Tier Board Structure: A Comparison Between the United
States and Germany" (2016), tlđd, tr.23.
25 Từ 500 đến 2000 người lao động, Section 4 para. 1,Law on Limitted Liability Company (GmbH).
26 Trên 2000 người lao động, Section 7 para. 1, German Codetermination (MitbestG).
27 Carsten Jungmann (2007),The Effectiveness of Corporate Governance in One-Tier and Two-Tier Board Systems –
Evidence from the UK and Germany;tlđd; tr. 452-457.
28 Wang, JiangYu, Overview of the Company Law Regime in China, Chapter 1 of Company Law in China: Regulation of
Business Organizations in a Socialist Market Economy, Cheltenham, UK and Northampton, MA, USA: Edward Elgar,
March 2014; tr.7 tạihttps://ssrn.com/abstract=2576052 (truy cập 03/10/2016).
29 Section 3: Board of Directors; Managers, Article 108-116.
30 Section 4: Board of Supervisors, Article 117-119.
hạn như tăng hạng mục và số liệu thông tin
phải công bố và tăng quyền lực cho các cổ
đông28. Năm 2014, Luật Công ty lại được
sửa đổi, chủ yếu tập trung vào các vấn đề
như tiếp tục nới lỏng các điều kiện kinh
doanh, tăng cường mức độ minh bạch và
công bố thông tin thông qua các đòi hỏi chặt
chẽ hơn về các thông tin cần công bố trong
báo cáo tài chính kinh doanh định kỳ và đặc
biệt quy định về công khai danh sách các
CTCP có hoạt động bất chính.
Về cấu trúc quản trị CTCP, đến nay
Trung Quốc duy trì mô hình QTCT pha trộn
giữa “một tầng” và “hai tầng”, luôn có sự hiện
diện của Ban kiểm soát (BKS) độc lập trong
cấu trúc công ty. HĐQT có từ 5-19 thành viên,
bao gồm một chủ tịch và các phó chủ tịch,
có thể có đại diện của nhân viên trong công
ty do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT bầu ra Giám
đốc/Tổng giám đốc (GĐ/TCĐ) là người điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ được giao29. BKS có
ít nhất 03 thành viên được bầu từ các cổ đông
và đại diện người lao động, chịu trách nhiệm
giám sát hoạt động của công ty và báo cáo30.
Cho dù có tên tiếng Anh tương tự như Hội
đồng Giám sát trong CTCP Đức, nhưng chức
năng của BKS trong CTCP Trung Quốc chỉ
gói gọn trong việc giám sát hoạt động tuân
thủ pháp luật và điều lệ công ty, không có
chức năng đại diện cho các cổ đông và tư vấn,
giám sát kinh doanh. Theo nhận định của các
chuyên gia pháp lý, do thiếu nguồn lực và
quyền lực thực tế, hiệu quả hoạt động của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 01(353) T01/2018
BKS không cao, thiên về trang trí nhiều hơn
là thực hiện chức năng giám sát31. Theo Luật
Công ty 2014, chỉ có CTCP niêm yết mới
bắt buộc phải có thành viên độc lập HĐQT
(Article 122).
Mặc dù đã tích cực sửa đổi, nhưng
Luật Công ty Trung Quốc vẫn bộc lộ sự cứng
nhắc trong mô hình quản trị, không có thêm
lựa chọn cho các nhà đầu tư và thiếu vắng
các chế tài đối với các vi phạm tính minh
bạch được khuyến cáo bởi OECD trên nhiều
lĩnh vực; điều này khiến các nhà đầu tư nước
ngoài vào thị trường Trung Quốc cảm thấy
nghi ngại32. Để trấn an các nhà đầu tư, năm
2014, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành
một loạt các quy chế tạm thời để hỗ trợ Luật
Công ty trong tăng cường tính minh bạch và
công bố thông tin của CTCP và CTCP niêm
yết. Nổi lên là Quy chế tạm thời về Công
bố thông tin doanh nghiệp (the 2014 Interim
Regulations on Disclosure of Enterprise
Information), hướng tới mục tiêu: “đảm
bảo sự cạnh tranh công bằng, thúc đẩy tính
toàn vẹn và kỷ luật của doanh nghiệp, điều
tiết việc tiết lộ thông tin doanh nghiệp, tăng
cường kiểm soát tín dụng doanh nghiệp, bảo
vệ an toàn giao dịch, nâng cao hiệu quả quản
lý và mở rộng giám sát xã hội” (Article 1)
và Quy chế tạm thời về các biện pháp hành
chính áp dụng đối với danh sách công ty
có hoạt động bất thường (the 2014Interim
Measures for the Administration of the List
of Enterprises Operating Abnormally) nhằm
mục đích xử phạt đối với công ty có hành
vi bất chính. Các bản quy chế này, mặc dù
được đánh giá là động thái tích cực từ chính
phủ, nhưng vẫn được khuyến nghị nên thay
thế bằng các văn bản pháp luật có hiệu lực
bền vững hơn.
31 Stoyan Tenev, Chunlin Zhang et el, Corporate Governance and Enterprise Reform in China Building the Institutions of
Modern Markets,World Bank and the International Finance Corporation,2002, tr.100.
32 Colin Hawes and Grace Li,Transparency and Opaqueness in the Chinese ICT Sector: A Critique of Chinese and
International Corporate Governance Norms, Asian Journal of Comparative Law ,Volume 12, Issue 1 July 2017, tr.
41-80.
3. Tính minh bạch trong quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam
Tương tự như Trung Quốc, pháp
luật về CTCP Việt Nam chú trọng mô hình
QTCT pha trộn: có sự phân chia giữa cơ
quan đại diện cho các chủ sở hữu là HĐQT
và cơ quan quản lý điều hành là GĐ/TGD;
đồng thời cũng quy định riêng một cơ quan
giám sát nội bộ là BKS. Qua các giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội, tính minh bạch
ngày càng được chú trọng hơn trong QTCT.
3.1 Giai đoạn trước Luật Doanh nghiệp 2014
Từ khi Luật Công ty đầu tiên được
ban hành năm 1990 để điều chỉnh CTCP và
Công ty TNHH cho đến nay, đã có rất nhiều
cải cách trong cơ cấu quản trị của CTCP, tính
minh bạch và giám sát nội bộ trong quản
trị CTCP đã được chú trọng ở các mức độ
khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế
thị trường non trẻ, các quy định điều chỉnh
về CTCP trong Luật Công ty năm 1990 và
sau đó là Luật Doanh nghiệp (Luật DN) năm
2000 đều không yêu cầu phải có sự tách bạch
giữa HĐQT và GĐ/TGĐ điều hành. Chủ
tịch HĐQT có thể kiêm luôn chức danh này.
Tuy nhiên, về chức năng của cơ quan giám
sát nội bộ đã có những bước tiến lớn. Theo
Điều 41 Luật Công ty 1990, CTCP chỉ cần
có hai kiểm soát viên, trong đó phải có một
người thông thạo nghiệp vụ kế toán để thực
hiện việc kiểm tra công tác kế toán, thẩm
tra báo cáo tài chính hàng năm và giám sát
các hoạt động tài chính bao gồm cả các hoạt
động tài chính bất thường của công ty. Luật
DN 2000 quy định trường hợp CTCP có trên
11 cổ đông trở lên bắt buộc phải thành lập
một BKS có từ 3 đến 5 thành viên để thực
hiện chức năng kiểm soát nội bộ (Khoản 1,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 01(353) T01/2018
Điều 88). BKS được trao nhiều quyền hơn
trong việc giám sát hoạt động kinh doanh
của công ty, thẩm định báo cáo tài chính
hàng năm, báo cáo ĐHĐCĐ về tình hình
hoạt động quản lý điều hành, tài chính, kinh
doanh của công ty; thậm chí còn được kiến
nghị các biện pháp liên quan đến quản lý
điều hành công ty (Điểm d Khoản 2, Điều
88), Tuy vậy, tính độc lập khách quan của
BKS còn hạn chế vì BKS phải “Thường
xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt
động; tham khảo ý kiến của HĐQT trước
khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị
lên ĐHĐCĐ” (Điểm c Khoản 2, Điều 88).
Về công bố thông tin, Luật DN 2000 yêu
cầu CTCP phải công khai các thông tin về
báo cáo tài chính hàng năm với các cổ đông
và các cơ quan chức năng như đăng ký kinh
doanh và thuế. (Điều 93). HĐQT, GĐ/TGĐ
phải công bố các thông tin theo yêu cầu của
BKS (Điều 89).
Sau gần 20 năm mở cửa nền kinh
tế, Luật DN 2005 được ban hành mới để
chuẩn bị cho công cuộc gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
Theo Luật này, CTCP được hoàn thiện về
cấu trúc và gia tăng tính minh bạch và hoạt
động kiểm soát nội bộ của công ty. Lần đầu
tiên chức năng đại diện cho các chủ sở hữu
đã được tách khỏi chức năng quản lý điều
hành công ty và có sự giám sát lẫn nhau.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của CTCP gồm
có ĐHĐCD, HĐQT và GĐ/TGĐ; công ty
có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ
đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ
phần của công ty phải có BKS (Điều 95).
BKS có vai trò độc lập và có thẩm quyền
lớn hơn so với quy định tại Luật DN 2000.
BKS có quyền sử dụng tư vấn độc lập để
thực hiện các nhiệm vụ được giao và không
bắt buộc phải tham khảo ý kiến của HĐQT
trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị
lên ĐHĐCĐ (Khoản 9 Điều 123).
Về trách nhiệm công bố thông tin,
HĐQT và các thành viên và GĐ/TGĐ có
nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho BKS
khi được yêu cầu. BKS được tham dự mọi
cuộc họp HĐQT để trực tiếp nắm bắt thông
tin về tình hình kinh doanh của công ty
(Điều 124). Đối với các CTCP niêm yết sẽ
tuân thủ các quy định đặc thù về công khai,
minh bạch theo quy định của Luật Chứng
khoán 2005, ví dụ như các trường hợp bắt
buộc phải có sự tham gia của kiểm toán độc
lập trong việc kiểm toán báo cáo tài chính
năm. Có thể thấy mô hình quản trị CTCP và
các quy định về tính minh bạch trong Luật
DN 2005 có nhiều điểm tương đồng với mô
hình quản trị CTCP của Luật Công ty Trung
Quốc năm 2005.
Giai đoạn Luật Doanh nghiệp năm
2014 có hiệu lực
So với luật cũ, Luật DN năm 2014,
chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015,
được đánh giá là cởi mở, thông thoáng và
gần với thông lệ quốc tế về QTCT hơn. Luật
đưa ra hai mô hình quản trị CTCP để nhà
đầu tư lựa chọn gồm: (1) Mô hình “pha trộn”
của Luật DN năm 2005: ĐHĐCĐ, HĐQT,
GĐ/TGĐ và BKS. Trường hợp công ty cổ
phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là
tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần
của công ty thì không bắt buộc phải có BKS
và (2) Mô hình theo cấu trúc “một tầng”:
ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ/TGĐ. Trường hợp
này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là
thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội
bộ trực thuộc HĐQT (Điều 134). Các CTCP
niêm yết sẽ tuân thủ các quy định đặc biệt
về minh bạch theo quy định của pháp luật
về chứng khoán. Có thể thấy, Luật DN 2014
đã tiệm cận với thông lệ quốc tế khi tạo điều
kiện cho nhà đầu tư được lựa chọn cấu trúc
kiểm soát nội bộ mới, phù hợp với đặc điểm
của công ty bằng cách đưa thành viên độc
lập vào HĐQT và thành lập kiểm toán nội
bộ mà không nhất thiết phải thành lập BKS.
Về công bố thông tin, CTCP có nghĩa
vụ công khai các thông tin về tổ chức và
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 01(353) T01/2018
hoạt động của mình bao gồm: điều lệ công
ty, lý lịch người quản lý điều hành, báo cáo
tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hàng
năm trên website (Điều 171); cơ quan quản
lý, điều hành là HĐQT và GĐ/TGĐ có
nghĩa vụ cung cấp các thông tin cho BKS
khi được yêu cầu (Điều 166). Đặc biệt, để
tăng tính minh bạch và loại trừ các giao dịch
tư lợi, Luật DN năm 2015 yêu cầu CTCP
phải công khai các thông tin về “các lợi ích
có liên quan” và “người có liên quan” và các
giao dịch với những người này (Điều 159)33.
Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng ghi
nhận, nhưng có thể thấy, tương tự như ở
Trung Quốc, vai trò của BKS trong CTCP
Việt Nam tuy quan trọng theo luật định
nhưng chưa thực chất và hiệu quả, vẫn thiên
về thực hiện những quy định mang tính
hình thức và chưa bảo đảm về cơ chế và
điều kiện hoạt động. Thực tiễn hoạt động
của CTCP chỉ ra rằng, do không hiểu về
giá trị của BKS, ĐHĐCĐ thường ủy quyền
cho HĐQT, đối tượng giám sát của BKS,
ban hành quy chế hoạt động của BKS, do
đó HĐQT thường tìm cách hạn chế quyền
của BKS. Thành viên của BKS hầu hết là
người lao động nên rất dễ bị dao động khi
HĐQT tác động, không dám yêu cầu HĐQT
hay GĐ/TGĐ cung cấp thông tin34. Quy
định của Luật còn nửa vời về cách thức xử
lý đối với người quản lý có sai phạm. Chẳng
hạn, Khoản 8 Điều 160 quy định trường hợp
BKS phát hiện ra sai phạm của người quản
lý công ty, phải thông báo ngay bằng văn
bản với HĐQT, yêu cầu người đó chấm dứt
hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục
hậu quả, nhưng lại không quy định các chế
33 Thuật ngữ “người có liên quan” (Related persons) trong Khoản 4, Điều 17, Luật DN 2014 được giải thích là tổ chức,
cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty, không phải thuật ngữ “người có liên quan” (stakeholders) về
quyền lợi, trách nhiệm trong quan hệ QTCT mà OECD luôn đề cập đến.
34 Trần Thanh Tùng, Vai trò của ban kiểm soát trong CTCP, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 24/04/2009,
thesaigontimes.vn/ArticlePrint.aspx?ID=18001 (truy cập 15/9/2017)
35 Bùi Trang - Đỗ Mến, Đề nghị khởi tố Trưởng Ban kiểm soát Oceanbank Bùi Văn Hải, Báo Đầu tư Chứng khoán, số ra
14/9/2017 và Hồng Nhung, Xét xử đại án Ngân hàng Xây dựng: Hơn 40 luật sư tham gia, Báo Người Lao động số ra
15/7/2016.
tài áp dụng là gì nếu HĐQT không có biện
pháp xử lý. Thêm vào đó, pháp luật hiện
hành chỉ tập trung vào xử phạt với các hành
vi che giấu thông tin trong các CTCP niêm
yết mà chưa chưa quan tâm đến các hành
vi vi phạm nguyên tắc minh bạch trong các
CTCP thông thường.
Về phía BKS, Luật cũng cần phải quy
định trách nhiệm cụ thể của BKS và kiểm
soát viên nếu không thực hiện đúng chức
năng nhiệm vụ để xảy ra sai phạm, để ngăn
chặn kịp thời các hậu quả bất lợi cho công ty.
Thực tế cho thấy, khi những người quản lý
và Trưởng BKS đã bị truy cứu trách nhiệm
hình sự thì CTCP, các cổ đông và người có
liên quan cũng phải chịu các tổn thất nặng
nề. Hàng loạt các vụ đại án liên quan các
CTCP niêm yết trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng như ACB, Ocean Bank, GP Banks và
Ngân hàng TMCP Xây dựng xảy ra trong
những năm gần đây đều có chung sai phạm
là kiểm soát nội bộ yếu kém, thiếu minh
bạch trong quản lý điều hành. Các bị cáo
đều là nhân sự cao cấp như Chủ tịch và các
thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, Trưởng BKS,
Kế toán trưởng bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về các hành vi tham ô, lạm quyền, cố ý
làm trái35.
4. Kết luận
Từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn hoạt
động của CTCP ở Việt Nam, có thể thấy
rằng, thực thi nghiêm túc nguyên tắc minh
bạch đóng vai trò quan trọng trong sự sống
còn của công ty và mức độ minh bạch phụ
thuộc vào năng lực và hiệu quả hoạt động
của các cơ quan giám sát nội bộ như BKS
hoặc các cơ quan thay thế như thành viên
(Xem tiếp trang 64)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 01(353) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_tinh_minh_bach_trong_quan_tri_cong_ty_co_phan_o_viet.pdf