Điều 3 là trách nhiệm thi hành Nghị
quyết của những chủ thể liên quan đến việc
thành lập và hoạt động của Đặc khu HC-KT
Phú Quốc.
Theo phương án này thì không cần
ban hành thêm Luật hay Nghị quyết về quy
chế tổ chức và hoạt động của từng Đơn vị
HC-KT đặc biệt.
- Hai là: Quốc hội thành lập Đơn vị
HC-KT đặc biệt bằng một Nghị quyết. Sau
đó ban hành Luật về Đặc khu HC-KT Phú
Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong. Với
tên gọi này, Luật đưa vào các nội dung
như Chương V trong Dự thảo hiện hành là
hợp lý5.
Tham khảo luật nước ngoài, tác giả
nhận thấy đa số các quốc gia có Đặc khu
kinh tế đều ban hành luật theo kiểu có một
Luật chung về Đặc khu kinh tế. Sau đó, tùy
vào mỗi nước mà có thể có Luật hoặc Nghị
quyết quy định về các Đặc khu cụ thể (xin
xem Bảng 1)
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về tính quy phạm của dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích tính quy phạm của Dự thảo Luật Đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Tư từ sự
tham chiếu đến các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Từ đó, bài viết đưa
ra những kiến nghị về việc giải thích Hiến pháp, cấu trúc của Luật
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng như việc xác định vị trí
và tên gọi của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong tương lai.
Trần Thị Mai Phước*
Abstract:
The article provides the analysis of the normative nature of
the Bill on Special Administrative-Economic Units being
submitted to the National Assembly at its fourth session from
the reference to the provisions of the Constitution of 2013, the
Law on the Promulgation of Legal Documents of 2015. The also
article provides recommendations on the interpretation of the
Constitution, the structure of the Law on Special Administrative-
Economic Units as well as the position and name of the Special
Administrative-Economic Units in the future.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt; đặc khu hành chính - kinh tế;
đặc khu kinh tế; đặc khu hành chính;
Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 31/10/2017
Biên tập: 08/11/2017
Duyệt bài: 15/11/2017
Article Infomation:
Keywords: special administrative-
economic unit; special administrative-
economic zone; special economic zone;
special administrative zone, Bill on
Special Administrative-Economic Unit.
Article History:
Received: 31 Oct. 2017
Edited: 08 Nov. 2017
Appproved: 15 Nov. 2017
* ThS. GV Khoa Luật, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, NCS. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
BÀN VỀ TÍNH QUY PHẠM CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Bàn về tính quy phạm của Dự thảo
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Chương I (Những quy định chung)
của Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh
tế (HC-KT) đặc biệt (Dự luật)1 đã xác định
1 Dự thảo Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt, ngày 31/8/2017
đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh
của Luật là các vấn đề về “quy hoạch, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương và
cơ quan nhà nước tại đơn vị HC-KT đặc
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 22(350) T11/2017
biệt”, “được áp dụng đối với tổ chức và
cá nhân có liên quan đến đơn vị HC-KT
đặc biệt” nhưng không phải là các đơn vị
HC-KT đặc biệt nói chung, mà là “Đơn vị
HC-KT đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong
và Phú Quốc”.
Có thể nhận thấy, ba địa danh được
nhắc đến tại Điều luật này làm cho tính quy
phạm của một văn bản quy phạm pháp luật
trở nên “có vấn đề”. Càng nghiên cứu cấu
trúc của Dự luật, chúng ta càng thấy rõ tính
cá biệt của một văn bản quy phạm pháp luật.
Đặc biệt, Dự luật dành trọn Chương V để
quy định đặc thù đối với các đơn vị HC-KT
đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú
Quốc; tiếp đến là các Phụ lục cụ thể hóa đến
chi tiết những Danh mục ngành, nghề ưu
tiên phát triển tại từng đơn vị HC-KT đặc
biệt nêu trên.
Theo chúng tôi, Luật Đơn vị HC-KT
đặc biệt chính là cơ sở pháp lý để thành
lập các đơn vị HC-KT đặc biệt ở nước ta.
Trong đó, Luật sẽ quy định những vấn đề
chung, mang tính nền tảng, như: Những
quy định chung, Quy hoạch đơn vị HC-KT
đặc biệt, Chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, Tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương và cơ quan nhà nước tại đơn vị
HC-KT đặc biệt và Điều khoản thi hành. Trên
cơ sở đối chiếu với những quy định được
nêu trong Luật này, Quốc hội nhận thấy các
đơn vị hành chính do Chính phủ trình xứng
đáng được công nhận là đơn vị HC-KT đặc
biệt nên mới có Nghị quyết thành lập những
2 Khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật là phải “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật”.
đơn vị này thành Đơn vị HC-KT đặc biệt.
Sau khi thành lập các đơn vị HC-KT đặc
biệt, Quốc hội sẽ ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động mang tính đặc thù đối với từng
đơn vị HC-KT đặc biệt tương ứng.
Có thể sắp xếp theo trình tự như sau:
Trong đó, chỉ có Nghị quyết của Quốc
hội mới đề cập đến những vấn đề mang tính
cá biệt. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về
việc thành lập Đặc khu HC-KT Phú Quốc
hoặc Nghị quyết của Quốc hội về việc thành
lập và ban hành Quy chế ưu đãi đặc thù đối
với Đặc khu HC-KT Phú Quốc.
Hiện tại, Dự luật mang tên chung (về
đơn vị HC-KT đặc biệt) nhưng cơ cấu Dự
luật còn lẫn lộn cả tính chung và riêng. Ngay
từ đầu, phạm vi điều chỉnh của Luật đã được
xác định là đối với các địa phương Vân Đồn,
Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Điều này là
không hợp lý vì phải căn cứ vào quy định
của Luật, Quốc hội mới có thể thành lập
được đơn vị HC-KT đặc biệt. Tức là những
cái tên “Vân Đồn”, “Bắc Vân Phong” và
“Phú Quốc” mặc dù đã được định hình trước
khi có Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt, nhưng
điều đó không có nghĩa là nó được mặc định
là đơn vị HC-KT đặc biệt trong Luật. Cách
quy định như vậy vừa không đảm bảo tính
quy phạm của một văn bản Luật, vừa không
đảm bảo tính logic của vấn đề.
Đồng thời, về thứ tự, các văn bản được
ban hành sau phải thống nhất với các văn
bản được ban hành trước và không được
trái với Hiến pháp2. Thế nhưng, ngoài việc
Hiến pháp
2013
Luật Tổ chức
chính quyền
địa phương
2015
Luật Đơn vị
HC-KT
đặc biệt
Nghị quyết của
Quốc hội về việc
thành lập
Đơn vị HC-KT
đặc biệt
Nghị quyết của Quốc
hội về việc ban hành
Quy chế tổ chức và
hoạt động của đơn vị
HC-KT đặc biệt
Có thể ghép chung thành một Nghị quyết
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 22(350) T11/2017
không đảm bảo về tính quy phạm, Dự thảo
Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt cũng chưa thật
sự bảo đảm về tính hợp hiến (và có cả sự
thiếu phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền
địa phương đã được ban hành trước đó). Bởi
lẽ, Điều 110 của Hiến pháp chỉ quy định
“Đơn vị HC-KT đặc biệt do Quốc hội thành
lập”, không phải “do Quốc hội quy định”
hoặc “do Luật định” nhưng trên thực tế thì
Dự luật lại quy định rất chi tiết về dạng thức
đơn vị hành chính này.
2. Một số kiến nghị liên quan đến việc ban
hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt
2.1 Trước khi ban hành Luật Đơn vị
HC-KT đặc biệt, cần giải thích Điều 110
Hiến pháp năm 2013
Căn cứ thẩm quyền tại Điều 74 Hiến
pháp năm 2013, Ủy ban thường vụ Quốc
hội (UBTVQH) cần tiến hành giải thích
Điều 110 của Hiến pháp theo hướng: ngoài
các đơn vị hành chính được nêu tại Điều
110, trong phân cấp đơn vị hành chính ở
Việt Nam còn có đơn vị HC-KT đặc biệt.
Theo đó:
- Về vị trí: đơn vị hành chính loại này
có thể trực thuộc trung ương hay trực thuộc
đơn vị hành chính cấp tỉnh3. Đơn vị hành
chính cấp tỉnh được hiểu là bao gồm cả tỉnh
và thành phố trực thuộc trung ương.
- Tên gọi: Đơn vị HC-KT đặc biệt phải
có tên gọi đặc thù, không trùng tên với các
loại đơn vị hành chính đã được kể tên (tức
không phải là tỉnh, thành phố, huyện, quận,
thị xã, xã, phường, thị trấn).
- Cơ sở pháp lý: Đơn vị HC-KT đặc
biệt sẽ ra đời sau khi có Luật tương ứng quy
định. Như vậy, đơn vị HC-KT đặc biệt không
chỉ “do Quốc hội thành lập” mà còn “do
Quốc hội quy định” hoặc “do Luật định”.
Trên cơ sở này, Quốc hội được trao
3 Theo chúng tôi, chỉ nên chọn một trong hai.
4 Hiện tại, Hiến pháp chỉ quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ
chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị HC-KT đặc biệt do luật định” (khoản 2 Điều 111). Ngoài
ra, không có điều khoản nào quy định “đơn vị HC-KT đặc biệt do luật định”.
quyền xây dựng Luật Đơn vị HC-KT đặc
biệt4. Trong đó, loại đơn vị hành chính này
có thể trực thuộc trung ương hoặc cấp tỉnh
và được đặt tên theo cách rất đặc thù.
Sự giải thích này là giải pháp tình thế,
do vậy, theo chúng tôi, lần sửa đổi Hiến
pháp tiếp theo, nếu còn tiếp tục quy định về
đơn vị HC-KT đặc biệt thì cần sửa đổi khoản
1 Điều 110 theo hướng bổ sung các nội dung
(được in nghiêng) như sau: “Ngoài ra, đơn
vị HC-KT đặc biệt do Quốc hội thành lập
theo luật định”.
2.2 Cần chú ý đến tính quy phạm và
cấu trúc của một văn bản luật
Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt cần ra
đời trước, với những quy phạm chung và
mang tính chất mở để làm cơ sở pháp lý cho
việc thành lập các đơn vị HC-KT đặc biệt
về sau.
Như vậy, để đảm bảo tính quy phạm,
Dự thảo Luật Đơn vị HC-KT cần được cấu
trúc như sau:
Các chương từ I đến IV: giữ nguyên
tên chương nhưng nội dung cần điều chỉnh
theo hướng không nhắc đến các địa phương
như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Bỏ hẳn, không nên đưa vào Luật
Chương V (Quy định đặc thù đối với các
đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân
Phong và Phú Quốc).
Sau khi ban hành Luật Đơn vị HC-KT
đặc biệt, chúng tôi cho rằng, có hai phương
án để lựa chọn:
- Một là: Quốc hội thành lập đơn vị
HC-KT đặc biệt bằng một Nghị quyết. Nếu
ghép chung nội dung thành lập và ban hành
Quy chế tổ chức và ưu đãi đặc thù của đơn vị
HC-KT đặc biệt thì Nghị quyết có thể được
cơ cấu thành 3 điều, ví dụ:
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 22(350) T11/2017
Điều 1 là “Thành lập Đặc khu HC-KT
Phú Quốc trực thuộc”;
Điều 2 là “Ban hành Quy chế tổ chức
và ưu đãi đặc thù đối với Đặc khu HC-KT
Phú Quốc”. Theo đó, toàn bộ nội dung của
Mục 3, Chương V trong Dự luật và các Phụ
lục tương ứng sẽ được cơ cấu thành “Quy
chế tổ chức và ưu đãi đặc thù đối với Đặc
khu HC-KT Phú Quốc”, ban hành kèm theo
Nghị quyết của Quốc hội;
Điều 3 là trách nhiệm thi hành Nghị
quyết của những chủ thể liên quan đến việc
thành lập và hoạt động của Đặc khu HC-KT
Phú Quốc.
Theo phương án này thì không cần
ban hành thêm Luật hay Nghị quyết về quy
chế tổ chức và hoạt động của từng Đơn vị
HC-KT đặc biệt.
- Hai là: Quốc hội thành lập Đơn vị
HC-KT đặc biệt bằng một Nghị quyết. Sau
đó ban hành Luật về Đặc khu HC-KT Phú
Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong. Với
tên gọi này, Luật đưa vào các nội dung
như Chương V trong Dự thảo hiện hành là
hợp lý5.
Tham khảo luật nước ngoài, tác giả
nhận thấy đa số các quốc gia có Đặc khu
kinh tế đều ban hành luật theo kiểu có một
Luật chung về Đặc khu kinh tế. Sau đó, tùy
vào mỗi nước mà có thể có Luật hoặc Nghị
quyết quy định về các Đặc khu cụ thể (xin
xem Bảng 1):
5 Hiện tại, Báo cáo số 885/BC-UBPL14 ngày 20/10/2017 của Ủy ban Pháp luật về việc Thẩm tra Dự thảo Luật Đơn vị
HC-KT đặc biệt cũng có đề cập đến ý kiến đề nghị xem xét sửa tên Luật là: Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn, Bắc
Vân Phong, Phú Quốc để thể hiện đúng phạm vi điều chỉnh.
6 Đề xuất bổ sung được in nghiêng.
Trong 2 phương án trên, chúng tôi ủng
hộ phương án 1 vì trong quá trình xây dựng
Đơn vị HC-KT đặc biệt đòi hỏi phải thường
xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh cơ chế,
chính sách cho phù hợp với từng đơn vị.
Quy định riêng mỗi đặc khu trong mỗi nghị
quyết, nếu có bị sửa đổi, bổ sung thì cũng
không ảnh hưởng đến tính ổn định tương đối
của hệ thống pháp luật. Và rõ ràng, phương
án này sẽ đảm bảo tính quy phạm và “tuổi
thọ” của Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt.
2.3 Cần điều chỉnh, bổ sung một số
nội dung vào “Chương I. Những quy định
chung” của Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt
Ngoài việc xác định đối tượng điều
chỉnh, phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ
và các nội dung khác như Dự thảo hiện nay,
Luật cần bổ sung thêm điều khoản quy định
về vị trí pháp lý và tên gọi của đơn vị HC-
KT đặc biệt. Theo đó,
2.3.1 Điều chỉnh Khoản 1 Điều 3 (Dự
thảo)
“Đơn vị HC-KT đặc biệt là khu vực có
ranh giới địa lý xác định, do Quốc hội quyết
định thành lập, có vị trí và tên gọi đặc thù,
có chính sách đặc biệt về KT-XH, có tổ chức
đặc biệt về chính quyền địa phương và các
cơ quan nhà nước đóng tại địa bàn”6.
2.3.2 Bổ sung điều luật xác định vị trí
và quy định cấu trúc tên gọi của đơn vị HC-
KT đặc biệt. Trong đó:
- Xác định rõ vị trí của đơn vị HC-KT
đặc biệt trực thuộc cấp nào trong phân cấp
hành chính ở Việt Nam.
- Tên gọi của đơn vị HC-KT đặc biệt:
Quy định về cấu trúc tên gọi của đơn vị HC-
KT đặc biệt sẽ tạo ra sự thống nhất trong
việc đặt tên cho các đơn vị này trên thực tế.
Trên cơ sở này, tên đơn vị HC-KT đặc biệt
sẽ được ghi trong Nghị quyết của Quốc hội
về việc thành lập đơn vị HC-KT đặc biệt.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 22(350) T11/2017
Bảng 1. Minh họa quy định về đặc khu kinh tế của một số nước và đề xuất cho Việt Nam
STT Tên nước Luật chung về Đặc khu kinh tế Luật quy định về các Đặc khu cụ thể
1 Hàn Quốc
Luật Đặc biệt về xây dựng và
quản lý các khu kinh tế tự do
Luật Đặc biệt về việc thành lập tỉnh tự
trị đặc biệt Jeju và phát triển thành phố
quốc tế tự do
2
Trung Quốc
Bộ luật về Đặc khu Kinh tế
Quyết định của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc phê chuẩn quy định
về đặc khu kinh tế tại tỉnh Quảng Đông
3 Myanmar Luật Đặc khu kinh tế Myanmar Luật Đặc khu kinh tế Dawei
4 Indonexia Luật về các Đặc khu kinh tế
5 Philippin
Luật Quy định khung và cơ chế
luật pháp cho việc thành lập, hoạt
động, quản trị và điều phối các
Đặc khu kinh tế ở Philippin
6 Nga
Luật về các Đặc khu kinh tế ở
Liên bang Nga
7
C H D C N D
Triều Tiên
Luật Đặc khu Kinh tế
Đề xuất cho Việt Nam
Việt Nam Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt
Phương án 1:
- Nghị quyết của Quốc hội về việc
thành lập và ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của Đặc khu HC-KT Phú
Quốc;
- Nghị quyết của Quốc hội về việc
thành lập và ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Đặc khu
HC-KT Vân Đồn;
- Nghị quyết của Quốc hội về việc
thành lập và ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của Đặc khu HC-KT Bắc
Vân Phong.
Phương án 2:
- Nghị quyết của Quốc hội về việc thành
lập Đặc khu HC-KT Phú Quốc;
- Nghị quyết của Quốc hội về việc thành
lập Đặc khu HC-KT Vân Đồn;
- Nghị quyết của Quốc hội về việc thành
lập Đặc khu HC-KT Bắc Vân Phong;
- Luật về Đặc khu HC-KT Phú Quốc,
Vân Đồn và Bắc Vân Phong.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 22(350) T11/2017
Hiện tại, Dự thảo không đề cập đến điều này
và có xu hướng đặt tên là “Đơn vị HC-KT
đặc biệt + tên riêng” (ví dụ: Đơn vị HC-KT
đặc biệt Phú Quốc). Cách đặt tên này có vẻ
an toàn vì phù hợp với Hiến pháp nhưng tên
gọi này không phù hợp với thông lệ quốc tế
nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng.
Báo cáo thẩm tra Dự luật này của Ủy ban
Pháp luật cho thấy, có ý kiến đề nghị “trong
các quy định cụ thể của Dự thảo Luật nên
cân nhắc quy định gọi tắt cụm từ “Đơn vị
HC-KT đặc biệt” là “đặc khu” gắn với tên
riêng cho ngắn gọn, súc tích, cụ thể là: Đặc
khu Vân Đồn, Đặc khu Bắc Vân Phong, Đặc
khu Phú Quốc”7.
Chúng tôi cho rằng, chúng ta không
chỉ đơn giản lấy từ “đặc khu” là gọi tắt cho
“đơn vị HC-KT đặc biệt” mà điều này phải
đi từ việc giải thích Hiến pháp cho đến quy
định trong Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt, sau
đó mới được sử dụng từ “đặc khu” trong
Nghị quyết thành lập các đặc khu tương ứng.
Có thể nói, tên đơn vị HC-KT đặc biệt
là một trong những vấn đề quan trọng mà
Quốc hội cần quan tâm. Có ba thành tố trong
việc đặt tên cho loại đơn vị hành chính này là:
Bàn về ba thành tố này, theo chúng tôi:
- Thành tố thứ nhất nên đặt là “Đặc
khu”. Bởi lẽ, từ “đặc” trong tên gọi này thể
hiện sự đặc thù của một đơn vị hành chính vì
bản thân vốn là một đơn vị HC-KT đặc biệt.
- Thành tố thứ hai nên đặt là
“HC-KT”. Bởi lẽ, Việt Nam cần xác định
rằng đây không chỉ là Đặc khu hành chính
(SAR) hay Đặc khu kinh tế (SEZ) phổ biến
ở các nước mà là cả hai. Và điều này cũng đã
7 Báo cáo gửi Đại biểu Quốc hội, ngày 20/10/2017.
8 Đến năm 2012, mô hình đặc khu kinh tế nhận được sự quan tâm của 135 nước trên thế giới, với trên 3.500 khu kinh tế
tự do (Dẫn theo Phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Hoàng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, tại Phiên họp
toàn thể ngày 16/11/2012 - kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII).
9 Ministry of Finance and Economy Republic of Korea, 2003. Free Economic Zones in Korea: The Future of Northeast
Asia; và các website https://en.wikipedia.org.
thể hiện phần nào trong Hiến pháp, vì Điều
110 quy định “Đơn vị HC-KT đặc biệt do
Quốc hội thành lập”.
- Thành tố thứ ba nên giữ nguyên tên
gọi của đơn vị hành chính hiện hành hoặc
tên gọi gắn với địa danh hình thành nên đơn
vị HC-KT đặc biệt. Chẳng hạn: Phú Quốc là
tên của một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang
(tên đơn vị hành chính hiện hành), Bắc Vân
Phong là tên của khu kinh tế thuộc huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (tên gọi gắn
với địa danh hình thành nên đơn vị HC-KT
đặc biệt).
Như vậy, tên gọi của dạng thức đơn vị
hành chính này nên đặt đầy đủ gồm 3 thành
tố nêu trên:
Đặc khu + HC-KT + Tên riêng của đơn vị
hành chính
Ví dụ: Đặc khu HC-KT Phú Quốc.
Có một cách đặt tên khác không mang
hai yếu tố (hành chính, kinh tế), như Khu
tự do hoặc Khu kinh tế tự do (Ví dụ đặt là:
Khu tự do Phú Quốc hoặc Khu kinh tế tự do
Phú Quốc). Trên thế giới, tên gọi Khu tự do
đã được sử dụng một cách phổ biến8, điển
hình như: Khu tự do Aras, Anzali, Arvand,
Chabahar, Gheshm ở Iran; Khu tự do Jebel
Ali ở các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất; hay Khu tự do Port Klang ở Malaysia.
Hay tên gọi Khu kinh tế tự do được áp dụng
ở Hàn Quốc, như: Incheon, Busan - Jinhae,
Gwangyang, Yellow Sea, Saemangeum -
Gunsan và Daegu - Gyeongbuk9.
Mặc dù cách đặt tên thứ hai phổ biến
ở nhiều nước nhưng chúng tôi tán thành với
Tên đơn vị HC-KT
đặc biệt
“Khu”
hoặc
“Đặc khu”
Tên
riêng
“Hành chính” hoặc
“Kinh tế”, hoặc
“HC-KT”
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 22(350) T11/2017
cách thứ nhất. Bởi lẽ, đơn vị HC-KT đặc biệt
phải được hiểu là đơn vị hành chính khác
bên cạnh đơn vị hành chính thông thường,
nên nếu đặt không khéo, chúng ta sẽ biến nó
thành một khu kinh tế đơn thuần - một mô
hình quy hoạch phát triển kinh tế đại trà ở
các quốc gia nói chung và ngay chính Việt
Nam nói riêng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1. Douglas Zhihua Zeng, The World Bank Africa Region Finance & Private Sectors Development, How Do
Special Economic Zones and Industrial Clusters Drive China’s Rapid Development? Policy Research
Working, 2011.
2. Jin Wang, The Economic Impact of Special Economic Zones: Evidence from Chinese Municipalities.
Journal of Development Economics, V128, 2017.
3. Ministry of Finance and Economy Republic of Korea. Free Economic Zones in Korea: The Future of
Northeast Asia, 2003.
4. WeiGe, Special Economic Zones and the Opening of the Chinese Economy: Some Lessons for Economic
Liberalization. China Economic Review, Volume 40, 2016.
Tài liệu tiếng Việt
5. Ban Soạn thảo Luật đơn vị HC-KT đặc biệt, Hồ sơ Dự án Luật đơn vị HC-KT đặc biệt trình UBTVQH, 2017.
6. Trần Duy Đông, Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc. Website
com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/400/Default.aspx, truy cập ngày 01/10/2017.
7. Phạm Hoàng, Đặc khu kinh tế: Đâu mới là mô hình chuẩn, Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, http://
baochinhphu.vn/Quoc-te/Dac-khu-kinh-te-Dau-moi-la-mo-hinh-chuan/225627.vgp, truy cập ngày
03/9/2017.
8. Đặng Thị Phương Hoa, Khu kinh tế tự do - Thực tiễn phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2012.
9. Võ Đại Lược (chủ biên), Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2009.
10. Hồ Mai, Đặc khu kinh tế tại Việt Nam phải cạnh tranh được với các mô hình trong khu vực và quốc tế. The
Leader.vn, 2017.
11. Anh Minh, “Đặc khu kinh tế: Hành trình đang viết dở”, Thời báo kinh tế Việt Nam,
thoi-su/dac-khu-kinh-te-hanh-trinh-dang-viet-do-20120824014356769.htm, truy cập ngày 15/6/2017.
12. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992.
13. Quốc hội, Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam năm 1992.
14. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.
15. Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
16. Nguyễn Quốc Sửu, “Đơn vị HC-KT đặc biệt” trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tải
từ
17. Ủy ban Pháp luật, 2017. Báo cáo số 885/BC-UBPL14 ngày 20/10/2017 về việc Thẩm tra Dự luật Đơn vị
HC-KT đặc biệt.
18. Luật Đặc biệt về xây dựng và quản lý các khu kinh tế tự do Hàn Quốc.
19. Luật Đặc biệt về việc thành lập tỉnh tự trị đặc biệt Jeju và phát triển thành phố quốc tế tự do ở Hàn Quốc.
20. Bộ luật về Đặc khu Kinh tế Trung Quốc.
21. Luật về các Đặc khu kinh tế Indonexia.
22. Luật Đặc khu kinh tế Myanmar.
23. Luật quy định khung và cơ chế luật pháp cho việc thành lập, hoạt động, quản trị và điều phối các Đặc khu
kinh tế ở Philippin.
24. Luật về các Đặc khu kinh tế ở Liên bang Nga.
25. Luật Đặc khu Kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 22(350) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_tinh_quy_pham_cua_du_thao_luat_don_vi_hanh_chinh_kinh.pdf