Một là, tăng cường quán triệt sâu sắc
các chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước về tinh giản tổ chức bộ máy. Có
thể thấy, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII
về vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đã thể hiện
quyết tâm chính trị rất cao của Đảng về vấn
đề tinh giản tổ chức bộ máy. Mục tiêu trước
mắt của Nghị quyết đề ra là đến năm 2021:
“Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn
một số tổ chức và các đầu mối bên trong của
từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm
tối đa cấp trung gian6, giảm cấp phó”. Đây là
cơ sở chính trị quan trọng để có thể tiếp tục
đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính nói
chung và cải cách tổ chức bộ máy cấp phòng
nói riêng ở nước ta trong thời gian tới.
Hai là, hoàn thiện các quy định pháp
luật về tổ chức và hoạt động của cấp phòng.
Trong đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện các tiêu chí về điều kiện, cơ sở thành
lập phòng. Hạn chế việc thiết lập các tiêu
chí chung chung, bởi nếu các tiêu chí không
rõ ràng, cụ thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm
dụng “tùy nghi” và “xin - cho” trong việc
thiết lập mới các phòng.
Mặt khác, cần quan tâm, chú trọng đến
việc hoàn thiện các quy định pháp lý về việc
hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan, tổ chức
Đảng với cơ quan cấp phòng ở địa phương,
đơn cử như: Kiểm tra - Thanh tra, Tổ chức -
Nội vụ (ở cấp huyện).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về vấn đề tinh giản cấp phòng trong bộ máy hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung và tổ chức cấp
phòng nói riêng là vấn đề khó khăn, phức tạp. Để làm tốt công tác
này cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, nhằm
xây dựng bộ máy hành chính ngày càng tinh gọn, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy hành chính
nhà nước.
Trương Thế Nguyễn*
Phạm Vân Anh**
* Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
** Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
Abstract
Reform of the public administration in general and restructure of
division-level administration in particular faces with difficulties
and complicated obstacles. It is necessary to synchronously carry
out various solutions in order to develop a more streamlined and
efficient administrative apparatus to meet the requirements of the
reform of the administrative apparatus.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: cấp phòng; bộ máy hành
chính nhà nước; tinh giản;
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/07/2018
Biên tập : 03/08/2018
Duyệt bài : 10/08/2018
Article Infomation:
Keywords: division-level
administration; administrative
apparatus; streamlining
Article History:
Received : 10 Jul. 2018
Edited : 03 Aug. 2018
Approved : 10 Aug. 2018
BÀN VỀ VẤN ĐỀ TINH GIẢN CẤP PHÒNG
TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Vị trí, vai trò của cấp phòng trong bộ
máy hành chính nhà nước
Trong bộ máy hành chính nhà nước,
“phòng” là một cấp chính thức. “Chức năng
chung của phòng là truyền tải và tổ chức
1 Bộ Nội vụ, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý cấp phòng, Hà Nội, 2013, tr.4.
thực hiện các quyết định của cấp trên trực
tiếp và phản ánh những yêu cầu, nguyện
vọng của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp
trên”1.
Có thể thấy, là một cơ cấu tổ chức quan
CHÑNH SAÁCH
36 Số 18(370) T9/2018
trọng, phòng cùng với cơ cấu khác tạo thành
một hệ thống chỉnh thể của tổ chức bộ máy
công quyền. Việc thiết lập cấp phòng trong bộ
máy hành chính nhằm tăng cường sự chuyên
môn hóa, phân công trách nhiệm được rạch
ròi, cụ thể hơn. Cấp phòng phải chịu sự chỉ
đạo, điều hành, kiểm tra và giám sát từ cấp
trên, ứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được phân định một cách cụ thể.
Các sản phẩm công việc bước đầu, các
ý kiến đề xuất sẽ được cấp phòng sàng lọc,
thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm
quyền phê duyệt, ra quyết định. Ngược lại,
lãnh đạo cấp phòng sẽ phân hóa các nhiệm
vụ, công việc cụ thể của cấp lãnh đạo, quản lý
trước khi giao cho từng công chức phụ trách.
Trong mỗi cơ quan hành chính, tùy
thuộc vào quy mô đơn vị, cấp phòng được
thiết lập với cơ cấu, số lượng và chế độ hoạt
động cụ thể. Nhưng nhìn chung, có thể phân
loại cấp phòng thành 02 nhóm: cấp phòng ở
trung ương và cấp phòng ở địa phương.
Cấp phòng ở địa phương sẽ có vị thế
khác với cấp phòng thuộc bộ máy quản lý
trung ương. Ở địa phương, các phòng đôi
khi cũng lại có vị thế không giống nhau. Ví
dụ, có các phòng thuộc cấp sở, nhưng cũng
có các phòng trực thuộc Chi cục thuộc sở; và
rõ ràng hai loại phòng này có vị thế không
như nhau.
Có thể khẳng định, việc tổ chức cấp
phòng có ý nghĩa rất quan trọng trong các loại
hình tổ chức nói chung và tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước nói riêng. Nhưng vấn
đề quan trọng là làm thế nào để tổ chức cấp
phòng thật tinh gọn, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả là điều mà các cơ quan hành chính
nhà nước đều luôn quan tâm, hướng đến.
Trong xu thế cải cách hành chính nhà
nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, nhất là trước những tác động mạnh mẽ
2 Số liệu do các tác giả tổng hợp từ Phụ lục 6 trong Báo cáo giám sát số: 08/BC-ĐGS, ngày 12/10/2017 về bộ máy hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 của Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XIV.
từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(cách mạng 4.0) hiện đã và đang diễn ra rộng
khắp; đòi hỏi bộ máy hành chính nhà nước
nói chung cũng như hệ thống cấp phòng nói
riêng phải không ngừng được củng cố và
kiện toàn, từ đó đáp ứng yêu cầu xây dựng
chính phủ kiến tạo, năng động, hiệu quả.
2. Cấp phòng trong bộ máy hành chính
nhà nước hiện nay
Hiện tại, bộ máy hành chính nhà nước
ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước
đây, cơ cấu tổ chức càng được hoàn thiện;
chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng
hơn. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương
đã thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan để điều chỉnh
theo hướng phù hợp. Điều này góp phần
quan trọng vào chất lượng tổ chức và hoạt
động của bộ máy hành chính, dần đáp ứng
theo yêu cầu của tiến trình cải cách hành
chính và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đã đạt được, bộ máy hành chính nhà nước
ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế
nhất định. Trong đó, một phần là do bộ máy
cấp phòng còn cồng kềnh, phức tạp, đây
chính là một trong những “nút thắt” cần sớm
được tháo gỡ trong thời gian tới, nhằm kiện
toàn tổ chức bộ máy hành chính ngày càng
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
Theo con số thống kê, tính đến tháng
12/2016, số lượng phòng trong vụ thuộc tổng
cục, cục, vụ thuộc bộ là 2.5612. Trong đó, bộ
có nhiều phòng nhất là Bộ Tài chính có 168
phòng; Bộ Công thương có 192 phòng (115
phòng thuộc cục, 77 phòng thuộc vụ), v.v..
Riêng đối với cấp phòng trong vụ, thì qua 11
Nghị định đã được Chính phủ ban hành trong
nhiệm kỳ 2016-2021 (tính đến thời điểm
31/5/2017), số lượng phòng trong vụ thuộc
Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ giảm 26 phòng so
CHÑNH SAÁCH
37Số 18(370) T9/2018
với nhiệm kỳ Chính phủ 2011-20163.
Ở địa phương, tính đến 31/12/2016,
số lượng phòng thuộc cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các
phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là
17.648. Trong đó, cấp tỉnh có 8.794 phòng
và tương đương; cấp huyện có 8.854 phòng
chuyên môn4.
Việc thiết lập nhiều phòng trong bộ
máy hành chính ngoài hệ quả kéo theo làm
cho bộ máy cồng kềnh, còn dẫn đến việc
phình to biên chế, gây gánh nặng cho ngân
sách nhà nước. Mặt khác, một số cơ quan
thiết lập bộ máy cấp phòng còn chưa khoa
học nên dẫn đến tình trạng chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ, việc xác định trách
nhiệm cũng rất khó khăn, hơn nữa quá trình
xử lý công việc sẽ khó thông suốt, mất nhiều
thời gian, công sức.
Nhìn chung, cấp phòng trong cơ quan
hành chính còn khá cồng kềnh, chưa tinh
gọn vì những lý do sau:
Thứ nhất, việc thiết lập tổ chức bộ
máy hành chính ở Việt Nam vẫn theo mô
hình trực tuyến truyền thống với nhiều tầng
nấc. Cách thức tổ chức cứng nhắc như vậy
không những đã làm cho bộ máy cấp phòng
rườm rà mà còn chính là nguyên nhân xảy ra
tình trạng“lạm phát” phó phòng.
Thứ hai, xuất phát từ hệ quả (mang
tính kỹ thuật) không mong muốn của việc
chuyển đổi mô hình từ cơ quan quản lý đơn
ngành, đơn lĩnh vực sang đa ngành, đa lĩnh
vực. Việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan
hành chính còn mang tính hình thức, chưa
thực chất. Ví dụ, trong quá trình sát nhập, hợp
nhất các cơ quan hành chính, về hình thức thì
số lượng các cơ quan này có sự tinh gọn so
với giai đoạn trước, tuy nhiên, trên thực tế, số
3 Chính phủ, Báo cáo số 392/BC-CP, ngày 22/9/2017 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
4 Chính phủ, tlđd.
5 Điều 18 Nghị định 123/2016/NĐ-CP.
lượng các cơ quan cấp phòng bên trong hầu
như không có sự thay đổi nhiều. Từ đó, tạo
nên tình trạng “thắt cổ chai” trong cơ cấu tổ
chức bộ máy hành chính. Nói cách khác, việc
chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy vẫn còn
mang tính nửa vời, chưa thực chất.
Thứ ba, các quy định pháp lý còn bất
cập, có kẽ hở. Ví dụ, khoản 3 Điều 18 Nghị
định 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ quy định:
không tổ chức phòng trong vụ. Tuy nhiên,
Nghị định 123/2016/NĐ-CP cũng có một
lối mở cho việc thành lập cấp phòng. Cụ
thể là: “trường hợp vụ có nhiều mảng công
tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình
Chính phủ quyết định số lượng phòng trong
vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ”5.
Chính quy định còn mang tính chung chung
và theo hướng mở này đã làm cho chính
sách không tổ chức phòng trong vụ không
phát huy được tác dụng nhiều trên thực tế.
3. Một số kiến nghị
Để góp phần tinh giản bộ máy hành
chính nhà nước trong thời gian tới, chúng
tôi kiến nghị:
Một là, tăng cường quán triệt sâu sắc
các chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước về tinh giản tổ chức bộ máy. Có
thể thấy, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII
về vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đã thể hiện
quyết tâm chính trị rất cao của Đảng về vấn
đề tinh giản tổ chức bộ máy. Mục tiêu trước
mắt của Nghị quyết đề ra là đến năm 2021:
“Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn
một số tổ chức và các đầu mối bên trong của
CHÑNH SAÁCH
38 Số 18(370) T9/2018
từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm
tối đa cấp trung gian6, giảm cấp phó”. Đây là
cơ sở chính trị quan trọng để có thể tiếp tục
đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính nói
chung và cải cách tổ chức bộ máy cấp phòng
nói riêng ở nước ta trong thời gian tới.
Hai là, hoàn thiện các quy định pháp
luật về tổ chức và hoạt động của cấp phòng.
Trong đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện các tiêu chí về điều kiện, cơ sở thành
lập phòng. Hạn chế việc thiết lập các tiêu
chí chung chung, bởi nếu các tiêu chí không
rõ ràng, cụ thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm
dụng “tùy nghi” và “xin - cho” trong việc
thiết lập mới các phòng.
Mặt khác, cần quan tâm, chú trọng đến
việc hoàn thiện các quy định pháp lý về việc
hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan, tổ chức
Đảng với cơ quan cấp phòng ở địa phương,
đơn cử như: Kiểm tra - Thanh tra, Tổ chức -
Nội vụ (ở cấp huyện).
Ba là, sắp xếp lại các đầu mối công
việc, xác định lại rõ ràng hơn các nhóm chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trên cơ sở đó
tiếp tục việc điều chỉnh, hợp nhất, sáp nhập
cấp phòng thật sự phù hợp, thực chất, tránh
tình trạng chồng lấn, giao thoa hoặc bỏ sót
chức năng, nhiệm vụ. Trong một hệ thống
tổ chức, các chức năng, nhiệm vụ không
được phân định một cách rõ ràng, cụ thể sẽ
dẫn đến sự xung đột chức năng, thẩm quyền
cũng như trách nhiệm, v.v.. Việc tổ chức các
cơ quan theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực
không chỉ là những “phép cộng giản đơn”
mà phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản là hợp
nhất, sáp nhập đầu mối bên trên đồng thời
phải tinh gọn bộ máy bên trong đối với cả
cơ quan hành chính trung gian ở trung ương
lẫn địa phương. Không nhất thiết bộ, ngành,
địa phương nào cũng thiết lập bộ máy cấp
phòng giống nhau.
6 Mặc dù chưa có một văn bản pháp lý nào giải thích cụ thể “cấp trung gian” là những cấp nào. Nhưng có nhiều ý kiến
hiện nay cho rằng “cấp trung gian” cần tinh gọn trước tiên đó chính là cấp Tổng cục và cấp phòng.
Bốn là, thay đổi mô hình về cơ cấu tổ
chức của các cơ quan hành chính nhà nước.
Như đã đề cập, mô hình tổ chức các cơ quan
hành chính nhà nước hiện nay chủ yếu được
thiết lập theo mô hình trực tuyến truyền
thống, nhiều tầng nấc. Vì vậy, cần phải
nhanh chóng và mạnh dạn chuyển sang các
mô hình khác phù hợp với điều kiện thực tế
trong tình hình mới, đơn cử như: có thể mở
rộng việc áp dụng mô hình chuyên viên (mô
hình này hạn chế tối đa việc thiết lập phòng).
Tuy vậy, không có một mô hình nào là hoàn
toàn hoàn hảo, mô hình trực tuyến truyền
thống, nhiều tầng nấc mặc dù có những hạn
chế nhưng nó vẫn có những ưu điểm nhất
định không thể xóa bỏ. Bên cạnh đó, mô
hình chuyên viên mặc dù có nhiều ưu điểm
giúp bộ máy tinh gọn hơn, nhưng không vì
đó mà áp dụng một cách đồng loạt ở các cơ
quan, đơn vị, chính quyền địa phương mà
phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tập trung
vào một số ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị
nhất định.
Đối với một số ngành, lĩnh vực có tính
đặc thù, đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa
cao thì bắt buộc vẫn phải giữ lại phương
thức tổ chức theo mô hình có cấp phòng
như hiện nay, hoặc có thể xem xét cắt bỏ
một số phòng không thật sự cần thiết. Ví dụ:
trong một Sở có thể chỉ giữ lại 3-4 phòng,
những chuyên viên còn lại (không thuộc các
phòng) sẽ làm việc trực tiếp với lãnh đạo Sở
mà không thông qua cấp phòng.
Năm là, thường xuyên phân tích, đánh
giá chất lượng tổ chức và hoạt động của
cấp phòng. Đây là công việc rất quan trọng
và cần phải được tiến hành thường xuyên,
nghiêm túc. Qua đó, có thể nhìn nhận, phân
tích sâu sắc hơn, toàn diện hơn quá trình tổ
chức và hoạt động của các cơ quan này như
thế nào để có sự điều chỉnh kịp thời, thiết kế
lại cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu thực
CHÑNH SAÁCH
39Số 18(370) T9/2018
tiễn đặt ra từ mô hình thổng thể đến từng bộ
phận chi tiết và ngược lại. Tổ chức bộ máy
phải xuất phát từ nhu cầu quản lý, thích ứng
với sự biến đổi không ngừng của các mối
quan hệ xã hội.
Sáu là, tăng cường hiện đại hóa hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin và
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Việc hiện đại hóa hành chính, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong bộ máy
hành chính nhà nước sẽ làm thay đổi các
mối quan hệ công tác, phối hợp, từ đó sẽ có
nhiều tác động đến cơ cấu tổ chức nói chung
và cấp phòng nói riêng. Chúng ta đang bước
vào giai đoạn của cuộc cách mạng 4.0, với
rất nhiều cơ hội ứng dụng những thành tựu
khoa học - kỹ thuật vào trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước. Nói cách khác, nếu
quan tâm tận dụng cơ hội, thời cơ, sẽ giúp
cho các cơ quan hành chính, đội ngũ công
chức tiếp cận và thích nghi được với môi
trường công nghệ trong xu thế mới làm cho
bộ máy ngày càng tinh gọn hơn.
Tóm lại, cải cách bộ máy hành chính
nhà nước nói chung và tổ chức cấp phòng
nói riêng là vấn đề khó khăn, phức tạp. Để
làm tốt công tác này đòi hỏi phải thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ đó
xây dựng bộ máy hành chính ngày càng tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (2003), Phục vụ và duy trì - cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ, Bản thuyết minh nội dung sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chính phủ, Báo cáo số 392/BC-CP, ngày 22/9/2017 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
4. Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XIV, Báo cáo giám sát số: 08/BC-ĐGS, ngày 12/10/2017 về bộ máy
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
5. TS. Nguyễn Như Hà, Vấn đề hợp nhất cơ quan kiểm tra và thanh tra - Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống,
thanh_tra_Tiep_can_tu_ly_thuyet_he_thong, truy cập ngày 20/6/2018.
6. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Học viện Hành chính.
7. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (2018), Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả theo hướng
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ kiến tạo, trong Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế “Xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
8. TS. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2003), Giáo trình Hành chính công, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội,
tr.183.
9. ThS. Phan Anh Hồng (2011), Bài giảng: Phân tích và thiết kế tổ chức hành chính nhà nước, Hà Nội.
10. ThS.NCS. Đặng Xuân Phương, Phân tích và đánh giá tổ chức định kỳ - bước đổi mới trong công tác tổ
chức bộ máy hành chính,
TRANG%2015.pdf
11. TS. Văn Tất Thu, Một số giải pháp kỹ thuật để tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực,
gov.vn/uploads/News/2123/attachs/vi.BAI%2010%20TRANG%2024.pdf
12. TS. Văn Tất Thu (2011), Tổ chức và hoạt động của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyên Vũ, Bộ máy cồng kềnh dưới góc nhìn của Chính phủ,
duoi-goc-nhin-cua-chinh-phu-20171028100221079.htm
CHÑNH SAÁCH
40 Số 18(370) T9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_van_de_tinh_gian_cap_phong_trong_bo_may_hanh_chinh_nh.pdf