Báo cáo 04 trường hợp bệnh đa u tủy xương điều trị ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi kết hợp với Velcade và Dexamethasone

Tất cả BN trước ghép đều có tình trạng hoạt động tốt (Karnopsy: 90%), khỏe mạnh gần như bình thường, không có bệnh lý khác. Chúng tôi điều kiện hóa bằng Melphalan 200mg/m2 ngày - 1. Ngày 0 là ngày ghép TBGMNV. Sau ghép BN phải được ở trong phòng cách ly vô trùng với áp lực dương, chế độ chăm sóc điều dưỡng vô trùng, thức ăn tiệt trùng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt. Biến chứng sau ghép là suy tủy sâu, giảm bạch cầu hạt rất nặng, giảm tiểu cầu, lỡ miệng, chán ăn, tiêu chảy rất nhiều. Tất cả 4 BN đều có sốt, một BN bị choáng nhiễm trùng. Phải dùng kháng sinh là Meronem, Amikacin, Vancomycin cho 4 BN. 3 BN phải dùng đến kháng nấm do dùng kháng sinh 4 ngày mà BN vẫn cò sốt cao, do đó kết hợp thêm kháng nấm (Ampholid= AMPHOTERICINE B dạng LIPOSOM). BN phải nằm trong phòng cách ly và được theo dõi thật sát bởi các BS, ĐD có kinh nghiệm trong ghép. Thời gian nằm trung bình là 24 ngày (từ 10 - 47 ngày) Đáp ứng sau ghép, tất cả 4 BN đều đạt được lui bệnh hoàn toàn sau ghép so sánh với tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà sau 2 ca ghép cũng đạt lui bệnh hoàn toàn. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho BN. Bởi vì điều trị đáp ứng càng tốt thì tiên lượng sống càng lâu. Sau ghép chúng tôi củng cố thêm 2 chu kỳ VD.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo 04 trường hợp bệnh đa u tủy xương điều trị ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi kết hợp với Velcade và Dexamethasone, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 90 BÁO CÁO 04 TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐA U TỦY XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GHÉP TỰ THÂN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI KẾT HỢP VỚI VELCADE VÀ DEXAMETHASONE Suzanne MCB Thanh Thanh*, Lê Phước Đậm*, Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Trường Sơn***, Huỳnh Văn Mẫn****, Lê Hoàng Oanh**, Phù Chí Dũng****, Nguyễn Thị Bé Út*, Nguyễn Kim Cương* TÓM TẮT Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012, tại Bệnh viện Chợ Rẫy có 4 trường hợp đa u tủy xương mới chẩn đoán. Bệnh nhân (BN) dưới 60 tuổi, không có bệnh lý đi kèm, khả năng vận động tốt và BN đồng ý ghép TBGMNV máu ngoại vi (TBGMNV) tự thân. Chúng tôi đã điều trị cho 4 BN bằng phác đồ Velcade, Dexamethasone (VD) 4 chu kỳ. 4 BN trên đạt lui bệnh đáp ứng một phần rất tốt (VGPR) và lui bệnh hoàn toàn (CR) sau 4 chu kỳ VD. Sau đó, chúng tôi gởi BN qua Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM để ghép TBGMNV tự thân. Sau ghép chúng tôi củng cố thêm 2 chu kỳ VD. Đánh giá đáp ứng của 4 trường hợp trên là lui bệnh hoàn toàn (CR). Chúng tôi nhận thấy phác đồ 4VD + Ghép + 2VD cho kết quả tốt và có thể thực hiện tại TP.HCM với sự phối hợp của 2 bệnh viện Chợ Rẫy và Truyền máu Huyết học TP.HCM. Từ khóa: đa u tủy xương, VD, TBGMNV, lui bệnh hoàn toàn SUMMARY A 4-CASE NEWLY DIAGNOSED MULTIPLE MYELOMA REPORT TREATED WITH THE SCHEDULE OF VELCADE AND DEXAMETHASONE (VD) IN COMBINATION WITH AUTOLOGOUS HEMATOPOIETIC STEM CELL TRANSPLANTATION Suzanne MCB Thanh Thanh, Le Phuoc Dam, Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Truong Son, Huynh Van Man, Le Hoang Oanh, Phu Chi Dung, Nguyen Thi Be Ut, Nguyen Kim Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 89 - 95 At Cho Ray Hospital from January 2012 to December 2012, there were 4 patients with newly diagnosed Multiple Myeloma. All patients, under 60 years old, who had no co-diseases and good performance status, agreed with autologous hematopoietic stem cell transplantation. The patients were received treatment with the four cycles of Velcade, Dexamethasone (VD). After the four-cycle VD treatment, the overall response rate was of very good partial response. Then, these patients were transferred to Blood Transfusion and Hematology Hospital HCMC for autologous hematopoietic stem cell transplantaion. The rate of CR was 100%. With the coordination between Cho Ray Hospital and Blood Transfusion and Hematology Hospital HCMC, we found that the schedule of VD in combination with autologous hematopoietic stem cell transplantation is able to get good results and be treated in HCMC. Keywords: multiple myeloma, VD, autologous hematopoietic stem cell transplantation, complete response ĐẶT VẤN ĐỀ Đa u tủy xương còn gọi là bệnh Kahler, là một bệnh do tăng sinh ác tính của dòng tương bào. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh chiếm 10% trong các bệnh về máu, chiếm 1% trong các bệnh ung thư. Biểu hiện lâm sàng là thiếu máu, đau nhức xương khớp, suy thận, tăng * Khoa Huyết học – BV Chợ Rẫy, ** Trung tâm truyền máu BV Chợ Rẫy *** Bệnh viện Truyền máu Huyết học TpHCM Tác giả liên lạc: ThS. BS. Suzanne MCB Thanh Thanh, ĐT: 0903917907; Email: bsthanhthanh@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 91 canxi máu và dễ nhiễm trùng(10) Đa u tủy xương là một bệnh không chữa lành được(13), việc điều trị bao gồm hóa trị đơn thuần hoặc hóa trị kết hợp với ghép. Nhiều nghiên cứu cho thấy hóa trị kết hợp với ghép cho kết quả khả quan hơn hóa đơn thuần(0,9). Trong tình hình thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi hóa trị trước, sau đó kết hợp với Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM để TBGMNV tự thân cho 4 bệnh nhân đa u tủy. Chúng tôi tổng kết 4 trường hợp để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị bệnh nhân đa u tủy, để việc điều trị ngày càng tốt hơn. TỔNG QUAN Chẩn đoán Chẩn đoán dựa theo (IMWG: the international Myeloma Working Group 2005). Gồm 3 tiêu chuẩn(2): - Tế bào tương bào trong tủy xương ≥ 10 % - Có Protein đơn dòng huyết thanh và/ hoặc trong nước tiểu (ngoại trừ trường hợp thể không tiết) - Có bằng chứng của tổn thương cơ quan đích được xem là hậu quả của rối loạn tăng sinh dòng tương bào. + Tăng canxi máu ≥ 2,75 mmol/L (≥ 11,5mg/dL) + Suy thận: Creatinine ≥ 2mg% (≥ 173µmol/L) + Thiếu máu: thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào. (Hb < 10g/dL) + Tổn thương trên xương: loãng xương, hủy xương, gãy xương bệnh lý Giai đoạn bệnh Theo hệ thống xếp loại quốc tế (ISS: International Staging System)(9) Giai đoạn ISS I β2m < 3,5mg/L albumin ≥ 3,5g/dL II Giữa I và II III β2m > 5,5mg/L β2m: Beta 2 microglobulin Phân tầng nguy cơ BN có nguy cơ trung bình có thời gian sống trung bình là 6 - 7 năm, BN có nguy cơ cao có thời gian sống trung bình dưới 2 - 3 năm, mặc dù có ghép TBGMNV tự thân. Đây là yếu tố tiên lượng độc lập cho BN. Nguy cơ trung bình: Tăng số lượng nhiễm sắc thể, t (11;14), t(6;14). Nguy cơ cao: mất đoạn nhiễm sắc thể 17, mất đoạn nhiễm sắc thể 13, giảm số lượng nhiễm sắc thể, t(4;14), t(14;16), t(14;20). Vì vậy cần làm xét nghiệm gen để biết được nguy cơ để tiên lượng cho BN(4,7) Điều trị Nhóm bệnh nhân thích hợp với ghép(7) Tuổi < 60 tuổi Không có bệnh đi kèm như tim, phổi, gan, thận. Bệnh đi lại được (ECOG: 0,1) Đồng ý ghép Nhóm bệnh nhân không thích hợp với ghép(3,11,8) Tuổi ≥ 60 Bệnh nhân không đi lại, nằm nhiều. Có bệnh đi kèm Không đồng ý ghép Phác đồ điều trị(3) Điều trị Bệnh nhân không ghép: Phác đồ VMP 8 chu kỳ Điều trị Bệnh nhân ghép TBGMNV tự thân: hóa trị phác đồ VD 4 chu kỳ + ghép + 2 chu kỳ VD Phác đồ VD(5) Velcade 1,3 mg/m2 tiêm dưới da vào ngày 1, 4, 8,11. Dexamethasone 40mg uống vào ngày 1-4 , 9- 12. Chu kỳ 21 ngày Đánh giá đáp ứng Đánh giá đáp ứng theo Nhóm làm việc quốc tế về đa u tủy xương (International Myeloma Working Group) 2011 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 92 Đáp ứng Tiêu chuẩn Đáp đứng hoàn toàn (Complete response: CR) - Không phát hiện M- Protein trong máu và nước tiểu - Không thấy u tương bào - Tủy đồ: < 5 % tế bào tương bào trong tủy. Đáp ứng một phần rất tốt (Very good partial response :VGPR) Giảm ≥ 90% M-protein trong máu Giảm ≥ 90% M –protein trong nước tiểu hoặc M-protein < 100mg /24 giờ. Đáp ứng một phần (Partial response: PR) - Giảm ≥ 50% M-protein trong máu - Giảm ≥ 90% M –protein trong nước tiểu hoặc M-protein < 200mg/24 giờ. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu(6) Huy động TBGMNV Dùng phác đồ G-CSF (Neupogene): 10 µg/kg/ngày chia làm 2 lần (Neupogene 300 µg = 1 lọ x 2 lần (TDD) (sáng – chiều) cho đến khi kết thúc quy trình tách và thu gom TBGMNV Tách và thu gom TBGMNV(6) Từ ngày thứ 4 trở đi, đếm tế bào CD34 đạt ≥10 tế bào/ µL máu thì sử dụng máy tách tế bào tự động COBE-SPECTRA thu gom 2 – 3 ngày để có lượng tế bào CD34+ đủ cho ghép. Kết thúc thu gom nếu số lượng CD34+ > 3.106/kg Chế biến, bảo quản khối TBGMNV: thực hiện trong điều kiện vô trùng. Bảo quản ở -1960C trong bình Nitơ lỏng để ghép lưu trữ. Còn trường hợp ghép tươi lưu trữ bịch TBGMNV trong tủ lạnh với nhiệt độ 40C tối đa 72 giờ. Điều kiện trước ghép Melphalan 200mg/m2 1 ngày Ghép TBGMNV sau khi kết thúc điều kiện hóa 24 giờ Đối với ghép lưu trữ: khối TBGMNV được giải đông trong bình điều nhiệt nước 370C, truyền vào tĩnh mạch trung tâm qua sonde Hickman. Đối với ghép tươi: bịch TBGMNV để ra ngoài cho ấm lên và truyền bịch TBGMNV vào tĩnh mạch trung tâm qua sonde Hickman. Săn sóc và điều trị hỗ trợ sau ghép BN được cách ly trong phòng vô trùng, chế độ chăm sóc điều dưỡng vô trùng, thức ăn tiệt trùng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Các chế phẩm máu khi có chỉ định truyền (khối hồng cầu, tiểu cầu) được xử lý bằng chiếu tia Gamma liều 25gy và dùng bộ lọc bạch cầu Theo dõi mọc ghép phục hồi tạo máu Thời gian phục hồi tạo bạch cầu hạt là khoảng thời gian từ ngày ghép cho đến ngày số lượng bạch cầu hạt ≥1G/L Thời gian phục hồi tạo tiểu cầu là khoảng thời gian từ ngày ghép cho đến ngày số lượng tiểu cầu >100G/L Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Báo cáo hàng loạt ca (case series report) Đối tượng nghiên cứu BN Đa u tủy xương mới chẩn đoán theo tiêu chuẩn của nhóm làm việc quốc tế về Đa u tủy xương. Sơ đồ nghiên cứu BN đa u tủy mới chẩn đoán Hóa trị 4 chu kỳ VD ( Velcade – Dexamethasone ) Ghép TBGMNV tự thân Đánh giá đáp ứng sau 4 chu kỳ Hóa củng cố 2 chu kỳ VD Đánh giá đáp ứng điều trị (sau hóa trị + ghép) Đạt lui bệnh hoàn toàn (CR), hoặc đáp ứng một phần rất tốt (VGPR) hoặc một phần (PR) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 93 Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân đa u tủy mới chẩn đoán, đồng ý điều trị bằng phác đồ VD + ghép tế bào máu gốc tự thân Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không được chẩn đoán đa u tủy Bệnh nhân không đồng ý điều trị phác đồ VD và ghép. KẾT QUẢ Bảng 1: Các đặc điểm của BN Stt Yếu tố BN 1 BN 2 BN 3 BN 4 1 Tuổi (năm 54 52 44 51 2 Giới Nữ Nữ Nam Nam 3  chính Loại Ig Đa u tủy xương Thể không tiết Đa u tủy xương IgG-Kappa Đa u tủy xương IgG Đa u tủy xương IgG Giai đoạn IIA IIIA IIIB IIA 4 Nguy cơ Chuẩn Cao Chuẩn Cao 5 Điều trị 2VMP+4VD 1MP+4VD 4VD 4VD 6 Đánh giá sau 4 chu kỳ VD VGPR CR VGPR CR 7 Tác dụng phụ của phác đồ VD: 7.1 Huyết học (-) (-) (-) (-) 7.2 Tiêu hóa (I) (-) (-) (-) 7.3 Thận (-) (-) (-) (-) 7.4 Thần kinh (I) (-) (-) (-) V: Velcade (bortezomib) D: Dexamethasone, VMP: Velcade, Melphalan, Prednison. MP: Melphalan, Prednisone BT: bình thường, CSTL: cột sống thắt lưng VGPR: Very good partial responnse: đáp ứng một phần rất tốt, CR: complete response: đáp ứng hoàn toàn Bảng 2: Tình trạnh bệnh nhân trước ghép STT Mức độ hoạt động của BN Karnopsky% Đau xương Hb G/l (120-130) Creatinine µmol/L (44-130) Men gan SGOT/PT (UN) Siêu âm tim (EF %) Xq phổi ĐMTB BN 1 90 Nhẹ, CSTL 114 53 19/16 70 BT BT BN 2 90 Không 99 73 16/20 68 BT BT BN 3 90 Nhẹ, CSTL 118 120 11/14 70 BT BT BN 4 90 Không 118 96 21/18 62 BT BT BT: bình thường; CSTL: cột sống thắt lưng; Hb: Hemoglobine; Xq: X.quang; ĐMTB: Đông máu toàn bộ Bảng 3: Thu thập TBGMNV Stt Yếu tố BN 1 BN 2 BN 3 BN 4 1 Số ngày lấy TBGMNV 3 3 2 3 2 Thể tích túi máu có TBGMNV (ml) 184 231 340 336 6 CD34+/kg 6,84. 106 6,18. 106 14,4. 106 6,7. 106 7 Cấy cụm túi TBGMNV Mọc tốt Mọc tốt Mọc tốt 8 Cách ghép Ghép lưu trữ Ghép lưu trữ Ghép tươi Ghép lưu trữ Bảng 4: Tình hình BN trong lúc ghép STT Yếu tố BN 1 BN 2 BN 3 BN 4 1.1 Ngày bắt đầu suy tủy (tính từ ngày truyền TBGMNV) Giảm BC hạt (<1 G/L) N4 N4 N2 N7 Giảm TC <100 G/L N4 N5 N2 N3 1.2 Ngày bắc đầu hồi phục BC >1G/L N10 N11 N9 N13 TC > 100G/L N21 N14 N10 N20 1.3 Thời gian phục hồi tạo máu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 94 STT Yếu tố BN 1 BN 2 BN 3 BN 4 BC 6 7 7 6 TC 17 11 8 17 2 Biến chứng Sốt Loét miệng Chán ăn Tiêu chảy Khó thở Sốt Nôn Miệng thô Chán ăn Tiêu chảy Sốt Loét miệng Chán ăn Tiêu chảy Miệng thô Da nứt nẻ Sốt, Loét miệng Chán ăn Tiêu chảy Choáng NT VDD Sưng khớp 3 Thời gian nằm cách ly (ngày) 27 14 10 34 4 Kháng sinh (ngày) Tienam (T), Amikacin (A), Vancomycin (V2), Meronem (M) 22 (8T, 12A, 11V, 6M) 8 (8M, 8A) 7 (7M, 7A) 27 5 Kháng nấm (ngày): Amphotericin 8 6 0 10 Bảng 5: Đánh giá đáp ứng sau ghép BN1 BN2 BN3 BN4 Đánh giá đáp ứng LBHT (CR) LBHT (CR) LBHT (CR) LBHT (CR) LBHT: lui bệnh hoàn toàn; LBMPRT: Lui bệnh 1 phần rất tốt BÀN LUẬN 4 BN đa u tủy xương, dưới 60 tuổi, 3 BN thuộc dòng IgG, 1 thuộc thể không tiết. So với các tác giả Bạch Quốc Khánh, 76% các trường hợp là IgG(0) 2 BN giai đoạn II và 2 BN giai đoạn III. So với tác giả Nguyễn Thị Thu Hà thì 2 ca ghép TBGMNV cùng ở giai đoạn III(6). 4 BN đều được dùng phác đồ như V-D (Velcade, Dexamethasone). Phác đồ VD BN có đáp ứng tốt và ít tác dụng phụ, chỉ có tác dụng trên hệ thần kinh độ I là tê tay và trên hệ tiêu hóa độ I là táo bón. Ban đầu chúng tôi chưa có ghép tủy cho BN đa u tủy xương nên đã dùng phác đồ có Melphalan (VMP, MP) cho BN nhưng sau đó dự định ghép tủy nên đã ngưng Melphalan sau 2 chu kỳ VMP. BN đã được dùng Melphalan thì việc thu thập TBGMNV cũng ít TBGMNV hơn BN không dùng Melphalan. Tuy nhiên cũng không ảnh hưởng nhiều, sau 3 ngày thu thập TBGMNV ở BN đã dùng 2 chu kỳ VMP cũng được hơn 6.106CD34/kg. Chúng tôi cũng rút ra được kinh nghiệm là những BN dự định ghép thì phác đồ đầu tay là VD, không nên dùng phác đồ có Melphalan. 2 BN được dùng phác đồ VD 4 chu kỳ đều cho kết quả tốt là lui bệnh hoàn toàn (CR) và 2 BN đáp ứng một phần rất tốt (VGPR). Những BN sau hóa 4 chu kỳ phải đạt CR, PR, VGRP mới có thể tự ghép. Như vậy chúng ta có thể dùng phác đồ VD 4 chu kỳ dẫn đầu cho những BN đa u tủy xương trước khi ghép. Phác đồ này dễ áp dụng tại Việt Nam. Trước khi thu thập TBGMNV 3 ngày chúng tôi dùng Neupogen (GM-CSF) để kích tủy, liều 10mg/kg, chia thành 2 lần/ngày x 3 ngày liên tục. Ngày thứ 4, chúng tôi vẫn tiếp tục dùng Neupogen đồng thời đếm CD34 >10 tế bào/µml thì thu thập TBGMNV ngoại vi. Thu thập bằng máy COBE SPECTRA. Thu thập TBGMNV từ 2 đến 3 ngày liên tục. Số lượng TBGMNV > 3.106 CD34/kg là đủ. 3 BN trên 50 tuổi thu thập trong 3 ngày liên tục được > 6.106 CD34/kg, 1 BN 45 tuổi thu trong 2 ngày 2 đã được 14.106 tế bào CD34/kg. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp huy động tế bào gốc bằng G-CSF như tác giả Bạch Quốc Khánh. Với phác đồ này, chúng tôi cũng thu thập đủ số lượng tế bào gốc để ghép là CD34+> 3.106/kg. Như vậy, G-CSF 10µg/kg/ngày có thể dùng để thu thập TBGMNV cho các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 95 trường hợp ghép Đa u tủy xương. Những BN còn trẻ, sức khỏe tốt thì tủy xương có giàu tế bào. Chúng tôi ghép lưu trữ 3 ca, 1 ca ghép tươi. Ghép lưu trữ ưu điểm là chúng ta có thể chủ động thời gian ghép, lựa chọn thời điểm thích hợp cho BN, BN được chuẩn bị tốt và ghép nhưng đòi hỏi cần phải có máy lưu trữ và các BS, KTV có kinh nghiệm lưu trữ. 1 ca ghép tươi, việc ghép tươi không cần máy bảo quản TBGMNV nhưng chúng ta phải ghép sau 2 ngày tách TBGMNV. Thời gian cố định cho nên BN phải khỏe và không biến chứng như sốt thì mới thực hiện được việc ghép tươi (Vì bảo quản TBGMNV trong điều kiện 4oC chỉ trong 72 giờ). Tất cả BN trước ghép đều có tình trạng hoạt động tốt (Karnopsy: 90%), khỏe mạnh gần như bình thường, không có bệnh lý khác. Chúng tôi điều kiện hóa bằng Melphalan 200mg/m2 ngày - 1. Ngày 0 là ngày ghép TBGMNV. Sau ghép BN phải được ở trong phòng cách ly vô trùng với áp lực dương, chế độ chăm sóc điều dưỡng vô trùng, thức ăn tiệt trùng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt. Biến chứng sau ghép là suy tủy sâu, giảm bạch cầu hạt rất nặng, giảm tiểu cầu, lỡ miệng, chán ăn, tiêu chảy rất nhiều. Tất cả 4 BN đều có sốt, một BN bị choáng nhiễm trùng. Phải dùng kháng sinh là Meronem, Amikacin, Vancomycin cho 4 BN. 3 BN phải dùng đến kháng nấm do dùng kháng sinh 4 ngày mà BN vẫn cò sốt cao, do đó kết hợp thêm kháng nấm (Ampholid= AMPHOTERICINE B dạng LIPOSOM). BN phải nằm trong phòng cách ly và được theo dõi thật sát bởi các BS, ĐD có kinh nghiệm trong ghép. Thời gian nằm trung bình là 24 ngày (từ 10 - 47 ngày) Đáp ứng sau ghép, tất cả 4 BN đều đạt được lui bệnh hoàn toàn sau ghép so sánh với tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà sau 2 ca ghép cũng đạt lui bệnh hoàn toàn. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho BN. Bởi vì điều trị đáp ứng càng tốt thì tiên lượng sống càng lâu. Sau ghép chúng tôi củng cố thêm 2 chu kỳ VD. KẾT LUẬN Đa u tủy xương là một bệnh ác tính do tăng sinh ác tính của dòng tương bào. Bệnh được điều trị bằng các phác đồ khác nhau. Nếu BN còn trẻ, đủ điều kiện ghép TBGMNV tự thân thì nên điều trị hóa trị kết hợp với ghép cho BN. Phác đồ đã được hướng dẫn bởi NCCN(0) cho những BN đa u tủy xương thích hợp với ghép là hóa 4 chu kỳ VD và ghép TBGMNV tự thân (khuyến cáo I A). Hiện nay tại TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Bệnh viện Truyền Máu Huyết học TP.HCM đã thực hiện được phác đồ này. Đây là hướng điều trị mới cho BN đa u tủy xương dưới 60 tuổi. Qua 4 trường hợp, chúng tôi nhận thấy phác đồ “VD + ghép” có thể thực hiện được tại TP.HCM nhờ sự phối hợp tốt của 2 bệnh viện (Chợ Rẫy và Truyền Máu Huyết học TP.HCM). Phác đồ này giúp đạt tỷ lệ lui bệnh cao 4/4 (100%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson KC. (2011). New insight into therapeutic targets in myeloma. American society of Hematology. Hematology 2011. 184-188 2. Bạch Quốc Khánh. (2010). Ghép TBGMNV máu tạo máu điều trị các bệnh máu ác tính tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương. Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học. 40 – 46. 3. Durie BG, Harousseau JL.(2012). NCCN guideline. Multiple myeloma. Version 1.2012 4. Loiseau HA. (2007). Genetic abnormalities and survival in multiple myeloma . Blood , Apr 15th 2007. Vol 109, Number 8: 3489-3495. 5. Loiseau HA. (2010). Bortezomib plus Dexamethasone induction improves outcome of patients with t(4;14) myeloma but not outcome of patients with del 17p. Journal of clinical oncology . Oct 20th. Volume 28, Number 30: 4630-4634. 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2010). Ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân trong điều trị u hạch ác tính Non-Hodgkin và Đa u tủy xương tại Bệnh viện Trung ương QD 108. Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu, ứng dụng TBGMNV trong y học, 27 – 39. 7. Rajkumar SV. (2011). Autologous hematopoietic cell transplantation in multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. 8. Rajkumar SV. (2011). Initial chemotherapy for patients with high risk multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. 9. Rajkumar SV. (2011). Staging and prognostic studies in multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 96 10. Rajkumar SV. (2011). Clinical features laboratory manifestation and diagnosis multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. 11. Rajkumar SV. (2011). Determination of initial therapy in patients with multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. 12. Rajkumar SV. (2011). Pathobiology of multiple myeloma. 2011 uptodate. www.uptodate.com. 13. San-Miguel J, Blade J. (2011). Multiple myeloma. Postgraduate Hematology: 6 th edition. Chap 31:577-597 Ngày nhận bài: 20/02/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_04_truong_hop_benh_da_u_tuy_xuong_dieu_tri_ghep_tu_t.pdf
Tài liệu liên quan