Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội với bề dày hoạt động từ năm 1958 có uy tín, thương hiệu và thị phần khá vững chắc trên thị trường Việt Nam. Trải qua gần 50 năm phát triển Công ty đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm xây dựng. Công tác hạch toán kế toán tại Công ty nhìn chung được thực hiện khá hiệu quả, đúng chế độ quy định. Tuy vậy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện.
Trong thời gian hội nhập kinh tế Quốc tế Công ty cần nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng đối với Công ty sản phẩm của Công ty. Do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán là một nhiệm vụ cấp bách.
43 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, xây dựng là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.
Trong ngành xây dựng ở Việt Nam, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn Miền Bắc. Qua gần 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã cung cấp hàng trăm nghìn m3 các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước. Bộ máy kế toán của công ty đã phát huy được hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban Giám đốc.
Qua 2 tháng thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đặng Văn Thanh và các cán bộ phòng Tài chính Kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội hoạt động theo luật doanh nghiệp và quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty có chức năng chủ yếu là sản xuất các sản phẩm bê tông, cột điện các loại, ống cấp thoát nước các loại, phụ kiện nước, phụ kiện kim loại và cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng… Công ty còn có chức năng thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, lắp đặt trạm biến thế và đường dây tải điện. Sản xuất, gia công lắp đặt thiết bị và các mặt hàng cơ khí phục vụ cho kinh doanh…
Nhiệm vụ của công ty là xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn vinh, để nâng cao và giữ vững thương hiệu VIBEX.
1.2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với vốn điều lệ là 55.000.000.000VNĐ, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đã có sự phát triển vững chắc trong ngành Xây dựng của nước nhà.
Nhìn vào bảng kết quả HĐSXKD năm 2007-2008 (Phụ lục: Biểu số 01), ta có thể thấy Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp đang có những bước tiến vững chắc. Một trong những thành công lớn của công ty đó là mở rộng được lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiết kiện chi phí sản xuất. Đây là nhân tố tích cực mà công ty cần phát huy lớn.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Theo phương án cổ phần hoá, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh như: sản xuất các sản phẩm bê tông, cột điện…, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi…
- Phòng kế toán tài chính: theo dõi, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ghi chép, phản ánh đầy đủ, trung thực nhất về tình hình biến động của công ty, xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp như nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phòng y tế: chăm sóc, khám chữa bệnh, cung cấp thuốc điều trị cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh tế và dự án: nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dài hạn và trung hạn về sản xuất các chính sách chế độ bảo trợ xã hội và công tác quản lí kinh tế của công ty.
1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất (Phụ lục - Biểu số 04)
Hiện nay công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nộicó 11 xí nghiệp thành viên chính là:
Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng sản phẩm:
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 1
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 2
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 3
- Xí nghiệp Bê tông ly tâm
- Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn chèm
- Xí nghiệp Kinh doanh vật tư và dịch vụ:
- Xí nghiệp Bê tông Quảng Ngãi:
- Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và điện nước
- Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nông thôn
- Trung tâm tư vấn và thiết kế xây dựng.
PHẦN 2
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại phòng Kế toán của Công ty. Phòng Kế toán của Công ty gồm có 8 kế toán viên, chịu sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục - Biểu số 05)
Kế toán trưởng: là người tổ chức điều hành mọi hoạt động trong phòng kế toán, chịu trách nhiệp lập các BCTC, tổ chức thông tin và tư vấn cho Ban quản trị doanh nghiệp các thông tin về tài chính.
- Phó phòng kế toán: làm nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và lập các báo cáo gửi lên ban quản trị của Công ty.
- Kế toán thanh toán: có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi trên cơ sở đó theo dõi các khoản thu chi bằng tiền phát sinh trong ngày.
- Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết NVL, CCDC.
- Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: chịu trách nhiệm phân loại, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho CBCNV Công ty và bảng chấm công tại các phân xưởng sản xuất. Tiến hành trích và nộp các khoản chế độ về BHXH và BHYT.
- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ quản lý các TK 131, 136, 138, 141, 331…, ghi Sổ chi tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập NKCT số 5, số 10 và BK số 11.
- Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: có trách nhiệm tập hợp CPSX trong kỳ thông qua các báo cáo của các xí nghiệp gửi lên để từ đó tính giá thành sản phẩm của từng loại thành phẩm nhập kho.
- Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm.
2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007. Hiện nay, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng hầu hết các NKCT chỉ có NKCT số 3 và NKCT số 6 không sử dụng do Công ty không sử dụng TK 113 và TK 151. Sơ đồ trình tự ghi số PP Nhật ký chứng từ (Phụ lục - Biểu số 6)
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên
Kỳ kế toán của Công ty được áp dụng theo tháng. Niên độ kế toán áp dụng theo năm. Ngày mở sổ là ngày 01/01 và ngày khoá sổ là 31/12 hàng năm. Công ty tiến hành lập báo cáo theo tháng, quý và năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán và lập BCTC của Công ty là Đồng Việt Nam.
BCTC gồm: Bảng CĐKT; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3. Tổ chức công tác kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu
3.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ
Kế toán tiền mặt tại quỹ phải sử dụng các chứng từ bắt buộc sau đây theo quy định của quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phiếu thu mẫu số 01/TT-BB, Phiếu chi mẫu số 02-TT/BB, Biên lai thu tiền mẫu số 06-TT/BB. Kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt” để hạch toán. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: 112, 121, 141, 152, 153, 156, 211, 511, 515…
Báo cáo thu chi quỹ tiền mặt (Phụ lục - Biểu số 07)
Ví dụ: Ngày 10/02/2008 Công ty đến Ngân hàng Công thương xin rút 230 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi của mình về nhập quỹ tiền mặt. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111: 23.000.000 VNĐ
Có TK 112: 230.000.000 VNĐ
3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Tiền gửi ngân hàng là số tiền Công ty gửi tại các ngân hàng, kho bạc giúp cho việc thanh toán của Công ty với đối tác được thực hiện nhanh chóng, an toàn và phù hợp với các chế điih quản lý thanh toán theo quy định và giúp đỡ Công ty thu được lãi từ tài khoản tiền gửi. Công ty sử dụng các chứng từ sau: Các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, các bản sao kê của ngana hàng kèm theo các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản…
Ví dụ: Ngày 10/02/2008 Kế toán trưởng của Công ty đến ngân hàng xin chuyển khoản số tiền là 157 triệu đồng để thanh toán cho Công ty vật tư. Ngày 11/02/2008 Công ty đã nhận được giấy bán Nợ của ngana hàng. Kế toán định khoản như sau:
* Ngày 10/02/2008 Nợ TK 113: 157.000.000 VNĐ
Có TK 112: 157.000.000 VNĐ
* Ngày 11/02/2008 Nợ TK 331 (Công ty vật tư): 157.000.000 VNĐ
Có TK 113: 157.000.000 VNĐ
3.3. Kế toán Nguyên vật liệu
3.3.1. Phân loại nguyên vật liệu
Hiện nay tại Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội, nguyên vật liệu được chia thành: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, bao bì và phế liệu thu hồi.
3.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là việc sử dụng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội đánh giá nguyên vật liệu theo CMKTVN số 2 “Hàng tồn kho”, quy định vật tư phải được đánh theo giá gốc.
* Đánh giá nguyên vật liệu tại thời điểm mua
Giá gốc NVL = Giá mua + Các loại thuế không được hoàn lại + CP vận chuyển bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các CP liên quan trực tiếp – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua
* Xác định trị giá NVL xuất kho
Tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, trong tháng khi xuất hàng kế toán chỉ ghi theo số lượng xuất, cuối tháng tính giá đơn vị bình quân, sau đó mới tính giá đơn vị hàng xuất kho. Cuối tháng tính giá đơn vị hàng xuất kho theo CÔNG TY:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế VL tồn đầu kỳ
+
Tổng giá thực tế VL nhập trong kỳ
Số lượng VL tồn đầu tư
+
Tổng giá thực tế VL nhập trong kỳ
3.3.3. Kế toán chi tiết NVL
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu (Phụ lục - Biểu số 08)
Các chứng từ Công ty sử dụng: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư, hoá đơn cước phí vận chuyển, Các chứng từ phản ánh thanh toán tiền mua hàng như: phiếu chi, giấy báo nợ. Để hạch toán Công ty sử dụng các Tk: TK152: Nguyên vật liệu, các TK liên quan: TK111, TK112, TK331…
3.3.3.1. Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên vật liệu
Sơ đồ kế toán tăng giảm nguyên vật liệu theo PP KKTX (Phụ lục - Biểu số 9)
3.3.3.1.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho (Phụ lục - Biểu số 10)
Ví dụ: Ngày 20/8/2009 Công ty mua 300 tấn xi măng với đơn giá 985.000 VNĐ/tấn. Thuế xuất thuế GTGT: 10%. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK152: 29.550.000 VNĐ
Nợ TK133(1): 29.550.000
Có TK133: 298.455.000
3.3.3.1.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu
Phiếu xuất kho (Phụ lục – Biểu số 11)
Ví dụ: Ngày 01/10/2008 Công ty xuất kho 5 tấn thép f 6 phục vụ cho quá trình sản xuất với tổng giá trị là 9.450.000 VNĐ. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK621: 94.500.000 VNĐ
Có TK152: 94.500.000 VNĐ
3.4. Kế toán TSCĐ
Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty (Phụ lục - Biểu số 12)
TSCĐHH của Công ty được phân loại theo nguồn hình thành, tức là được phân thành: TSCĐHH mua sắm bằng nguồn vốn tự có và TSCĐHH có được do nguồn vốn vay. TSCĐHH tại Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Nguyên giá TSCĐHH = Giá mua + Các CP liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng + Các khoản thuế không được hoàn lại – Các khoản chiết khấu, giảm giá.
* Giá trị còn lại của TSCĐHH = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế
3.4.1. Hạch toán chi tiết TSCĐHH
Các chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tình hình và phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. Công ty sử dụng các TK như: TK221, 111, 112, 133, 241…
3.4.2. Kế toán chi tiết các nghiệp vụ
3.4.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH
Kế toán trong Công ty dựa vào các hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT mua TSCĐHH, biên bản bàn giao và chạy thử… để kế toán chi tiết TSCĐHH.
Ví dụ: Ngày 15/11/2008 Công ty mua một máy in HP để ở phòng Tổng giám đốc để phục vụ công tác quản lý. Trị giá máy in là: 11.150.000 VNĐ. Thuế suất thuế GTGT là: 10%. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK211: 11.150.000 VNĐ
Nợ TK133(2): 1.115.000VNĐ
Có TK111: 12.265.000 VNĐ
3.4.2.2. Kế toán giảm TSCĐHH
TSCĐHH của Công ty giảm trong các trường hợp: Giảm do thanh ký, nhượng bán, giảm do góp vốn liên doanh, giảm do điều chuyển hay chuyển thành CCDC, giảm do đánh giá lại, giảm do thiếu, mất. Khi có hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐHH Công ty cần thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐHH. Khi có TSCĐHH mang đi góp vốn phải có Hội đồng thẩm định và đánh giá lại nguyên giá TSCĐHH.
3.4.3. Kế toán khấu hao TSCĐHH
Hiện Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội đang áp dụng PP tuyến tính để tính khấu hao TSCĐ.
Mức khấu hao
trung bình hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐHH
Thời gian sử dụng
3.5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.5.1. Kế toán tiêề lương
Do đặc thù của loại hình sản xuất, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội hiện nay áp dụng hai hình thức trả lương cho nhân viên.
- Trả lương theo thời gian: áp dụng hình thức này đối với lao động gián tiếp như: nhân viên quản lý hành chính và các nhân viên quản lý phân xưởng.
- Trả lương theo sản phẩm: áp dụng hình thức này đối với các lao động trực tiếp làm việc tại xí nghiệp.
Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương với người lao động (Phụ lục - Biểu số 13)
3.5.1.1. Phương pháp trả lương tại Công ty
3.5.1.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc
Lương được lĩnh = Lương – Các khoản phải khấu trừ.
Hàng tháng tiền lương của công nhân được lĩnh làm 2 kỳ:
- Tạm ứng kỳ 1: Lĩnh vào ngày 10 hàng tháng. Số tiền tạm ứng kỳ 1 do Công ty quy định và không vượt quá 70% tổng lương tháng mà cán bộ công nhân viên nhận được.
- Lương kỳ 2: là khoản thực lĩnh còn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ và được lĩnh vào ngày 03 của tháng tiếp theo.
3.5.1.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Lương phải trả cho từng phần việc
=
Số lượng từng phần việc
x
Đơn giá lương từng phần việc
x
Hệ số phần mềm
Lương thực tế = Lương sản phẩm + Lương thời gian + Phụ cấp
Các chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương… Công ty sử dụng các TK sau để hạch toán: TK334, TK334(1) Phải trả công nhân viên (lương), TK334(9): Phải trả công nhân viên (cơm ca), TK622, TK627, TK642 và các TK liên quan khác.
Ví dụ: Tháng 10/2009 tiền lương trả cho Phó tổng giám đốc là 7.000.000 VNĐ. Công ty đã trích TK tiền gửi ngân hàng của mình chuyển vào TK của Phó tổng giám đốc. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK334:7.000.000 VNĐ
Có TK112: 7.000.000 VNĐ
3.5.2. Kế toán các khoản trích theo lương
- BHXH: được áp dụng cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí. Tỷ lệ trích là 20% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó: 15% được tính vào CP SXKD: 5% tính vào thu nhập của người lao động (trừ vào tiền lương của người lao động).
- BHYT: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền CP như: khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, nghỉ đẻ… Tỷ lệ trích nộp là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó: 2% được tính vào CP SXKD, 1% tính vào thu nhập của người lao động (trừ vào tiền lương của người lao động).
- CPCĐ: được dùng để chi cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng quỹ lương thực tế, tính toàn bộ vào CP SXKD.
Các chứng từ sử dụng: Bản thanh toán lương, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Giấy chứng nhận chỉ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH. Công ty sử dụng các TK: TK338: Phải trả phải nộp khác. Trong đó, sử dụng các TK chi tiết: TK338(2): Kinh phí công đoàn, TK338(3): BHXH, TK338(4): BHYT, TK138: Phải thu khác.
3.6. Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.6.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, chi phí sản xuất được hạch toán theo PP KKTX. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất (Phụ lục - Biểu số 14)
3.6.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí vận chuyển. Số lượng nguyên vật liệu chuyển cho Công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Định mức này được khách hàng và Công ty nghiên cứu, xây dựng trên điều kiện cụ thể của hai bên. Chính vì lý do trên mà khi nhận gia công toàn bộ trị giá nguyên vật liệu không được tính vào giá thành sản phẩm mà chỉ có chi phí vận chuyển nguyên vật liệu mới được tính vào giá thành sản phẩm.
Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính (Phụ lục - Biểu số 15)
Dựa vào Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính, kế toán định khoản:
Nợ TK621: 872.690.000
- XN1: 29.250.000
- XN2: 248.100.000
- … …
Có TK152: 872.690.000
- TK152(1): 872.690.000
3.6.1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty bao gồm: tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm ở các xí nghiệp; phân xưởng, các khoản trích theo lương như: BHXH; BHYT; KPCĐ của bộ phận công nhân này. Ngoài lương chính thì mỗi công nhân trong tháng còn có thêm khoản lương phụ nhờ thưởng năng suất; làm thêm giờ; tiền phụ cấp hoạt động công đoàn; tiền độc hại. Công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm.
Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, Công ty thực hiện chế độ khoán lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Kế toán tiền lương tính quỹ lương mà từng xí nghiệp được hưởng theo căn cứ vào doanh thu mà các xí nghiệp thực hiện được trong kỳ và tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng.
Quỹ lương của XN trong kỳ
=
Tổng sản lượng SP hoàn thành do XN sản xuất trong kỳ
x
Đơn giá thành phẩm
x
Tỷ lệ % lương XN được hưởng
x
Tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm tính lương
Bảng phân bổ tiền lương và các đối tượng sử dụng (Phụ lục - Biểu 16)
Qua bảng phân bổ, sử dụng TK622, kế toán định khoản như sau:
BT1: Nợ TK 622: 5.709.889
Có TK 334: 5.709.889
BT2: Nợ TK 622: 567.511
Có TK 338: 567.511
3.6.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được kế toán Công ty tập hợp cho toàn Công ty trên cơ sở các chứng từ, sổ sách kế toán tập hợp như: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Các bảng phân bổ do các bộ phận kế toán chi tiết tiền lương, TSCĐ chuyển sang.
Sơ đồ hạch toán Chi phí sản xuất chung (Phụ lục - Biểu số 17)
Trong chi phí sản xuất chung, chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất được tính theo tỷ lệ khấu hao đã quy định và việc tính khấu hao được công ty thực hiện theo quy định 166/BTC. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ khấu hao quy định để mức khấu hao TSCĐ theo công thức:
Mức khấu hao TSCĐ mỗi quý
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỉ lệ khấu hao cơ bản của TSCĐ
4
Căn cứ vào bảng “Tổng hợp chi phí sản xuất chung” kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 4, từ đó ghi vào sổ cái TK 627. Sổ cái TK 627 (Phụ lục - Biểu số 18)
BT1: Nợ TK 627: 787.644.719
Có TK 334: 787.644.719
BT2: Nợ TK 627: 89.982.865
Có TK 338: 89.982.865
BT3: Nợ TK 627: 1.579.689.861
Có TK 214: 1.579.689.861
BT4: Nợ TK 627: 484.988.039
Có TK 152: 484.988.039
Nhật ký chứng từ số 7 (Phụ lục - Biểu số 19)
3.6.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất quy trình công nghệ và sản phẩm nên đối tượng tính giá thành của Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội được xác định là từng sản phẩm (nhóm sản phẩm cùng loại) đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất thành phẩm, chu kỳ sản xuất và điều kiện cụ thể của công ty mà kỳ tính giá thành sản phẩm được xác định vào cuối thời điểm là hàng quý và cuối mỗi quý.
Dựa vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu liên quan, cuối mỗi quý kế toán tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo phương pháp hệ số.
Bảng tính giá thành sản phẩm ADK-001 (Phụ lục - Biểu số 20)
Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm ADK-001, kế toán định khoản:
BT1: Tập hợp CP SXKD cho mã hàng ADK-01
Nợ TK 154: 155.696.669,5
Có TK 621: 1.122.487,5
Có TK 622: 94.161.014
Có TK 627: 60.143.168
BT2:
Nợ TK 155: 155.696.669,5
Có TK 154: 155.696.669,5
PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
1. Thu hoạch
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội em đã thu hoạch được những kiến thức sau:
- Qua thời gian thực tập và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội em đã có những nhận thức rõ ràng hơn về các nội dung và nghiệp vụ kế toán mà em đã được đào tạo tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
- Em đã biết được tầm quan trọng của công tác kế toán đối với hoạt động của một công ty. Thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định của quản lý.
- Được tiếp xúc với cách làm việc chuyên nghiệp của các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty em đã trang bị được cho mình những kỹ năng còn thiếu như: cách xử lý chứng từ, xử lý thông tin…
2. Nhận xét
2.1 Những ưu điểm
Trong quá trình thực tập em nhận thấy Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Việt Nam đã thực hiện tốt công việc tổ chức hoạt động kế toán, các chế độ và sổ kế toán, chứng từ kế toán….. theo quy định của Bộ Tài chính.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Việc áp dụng mô hình này là rất phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý cũng như quy mô sản xuất của Công ty.
Hiện nay, phòng Kế toán được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại góp phần đơn giản hoá công tác kế toán, phục vụ cho việc kết xuất thông tin được thuận tiện và dễ dàng. Sử dụng phần mềm kế toán mới New ACC 6.0 với giao diện thân thiện và kết hợp với việc thực hiện trên Excel giúp cho công tác kế toán hàng ngày tại đơn vị thú vị hơn, giúp cho ban lãnh đạo luôn sẵn có các thông tin từ chi tiết đến tổng hợp. Các nhân viên có thể khai thác thông tin theo nhu cầu và quyền hạn của mình.
Việc theo dõi chi tiết các loại chi phí theo từng xí nghiệp, theo từng sản phẩm là hợp lý, vừa thuận tiện cho việc tập hợp chi phí cũng như thuận lợi cho việc tính giá thành các loại thành phẩm. Việc không sử dụng TK 611 là hợp lý do Công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và không sử dụng một số hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và không sử dụng một số TK khác (đã được trình bày ở phần trên) là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty đã rất sáng suốt trong việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này làm nân cao tinh thần trách nhiệm và khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân.
2.2 Một số điểm còn tồn tại và đề xuất khắc phục
1) Do Công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu nên trong việc tổ chức bộ máy kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Các nhân viên kế toán phần hành thường phải kiêm thêm một vài phần hành khác làm cho khối lượng công việc là rất lớn. Áp lực công việc lớn như vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Hệ thống mạng nội bộ của Công ty chưa đảm bảo do vậy việc kết xuất thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Để việc quản lý sản xuất và hạch toán được thực hiện tốt hơn, Công ty nên xem xét và thuê các chuyên gia về cài đặt phần mềm kế toán và xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty.
2) Công ty có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn cả nước và nước ngoài, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty diễn ra thường xuyên và việc tíêp nhận các chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài là khá phổ biến. Nhưng hiện nay bộ phận kế toán của Công ty chưa có cán bộ chuyên về dịch thuật nên việc dịch các chứng từ này sang tiếng Việt theo đúng quy định của Bộ Tài chính Công ty còn gặp không ít khó khăn. Theo em Công ty nên có những khoá đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên kế toán để thuận tiện trong công tác giao dịch.
3) Hình thức ghi sổ NKCT mà Công ty đang áp dụng có số lượng sổ kế toán lớn, mẫu sổ phức tạp và khó áp dụng các phần mềm kế toán máy. Công ty nên xem xét việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp trong việc áp dụng kế toán máy. Hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép lại, đặc biệt thuận tiện trong việc phân công lao động và thuận lợi khi ứng dụng máy vi tính trong xử lý thông tin kế toán.
4) Trên thực tế tại Công ty, NVL được đánh giá theo giá thực tế. Cách đánh giá này có nhược điểm là không đáp ứng được nhu cầu thường xuyên, kịp thời của công tác kế toán. NVL của Công ty rất đa dạng, biến động liên tục hàng ngày nên việc hạch toán gặp rất nhiều khó khăn. Theo em, Công ty nên mở sổ danh điểm vật liệu. Sổ này mở ra nhằm quy chuẩn tên gọi của từng vật liệu, tên vật liệu sẽ được đặt dưới các mã số thống nhất.
5) Hiện tại Công ty chưa thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi nên không sử dụng TK 159 và TK 139. Về thực chất, các khoản dự phòng là quyền lợi tài chính của Công ty, nếu rủi ro thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp cho những thiệt hại đó. Để khắc phục nhược điểm trên kế toán NVL cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng bán. Điều này sẽ đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh.
6) Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng do TSCĐ trong Công ty có số khấu hao tương đối lớn, rất dễ bị lạc hậu. Do vậy Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh. Giải pháp này một phần giải quyết được một phần đầu tư cho TSCĐ nhưng phương pháp này đòi hỏi lợi nhuận của Công ty phải đủ lớn. Do vậy khi sử dụng giải pháp này Công ty nên kết hợp với công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội với bề dày hoạt động từ năm 1958 có uy tín, thương hiệu và thị phần khá vững chắc trên thị trường Việt Nam. Trải qua gần 50 năm phát triển Công ty đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm xây dựng. Công tác hạch toán kế toán tại Công ty nhìn chung được thực hiện khá hiệu quả, đúng chế độ quy định. Tuy vậy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện.
Trong thời gian hội nhập kinh tế Quốc tế Công ty cần nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng đối với Công ty sản phẩm của Công ty. Do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán là một nhiệm vụ cấp bách.
Trên đây là toàn bộ Báo cáo thực tập của em tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội. Để hoàn thiện được Báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Kế toán Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa kế toán trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Đặng Văn Thanh đẫ tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành tốt bản Báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤCBiểu số 1: Kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch 2008/2009
Số tiền
%
1
Tổng DT
37.689.152.462
48.336.640.299
1.064.748.783
28,25
2
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
3
Giá vốn hàng bán
7.020.899.111
9.782.168.190
2.761.269.079
39,33
4
DT thuần
37.689.152.462
48.336.640.299
1.064.748.783
28,25
5
LN từ hoạt động SXKD
697.680.170
815.743.020
118.062.850
16,92
6
DT tài chính
719.879.455
807.427.400
87.547.945
12,16
7
Chi phí TC
2.789.796.124
3.108.598.603
318.802.479
11,42
8
Tổng LN trước thuế
697.680.170
815.743.020
118.062.850
16,92
9
Tổng số thuế nộp NSNN
1.987.686.785
2.354.898.441
367.211.656
18,47
10
Tổng tài sản
288.353.907.072
373.993.289.400
85.639.382.400
29,7
11
TSLĐ
244.350.160.270
300.178.878.000
55.828.717.800
22,85
12
Nguồn vốn CSH
53.000.000.000
55.000.000.000
2.000.000.000
3,8
13
Tổng số lao động
580
668
88
15,2
14
Thu nhập bình quân
2.850.000
2.975.000
125.000
4,4
Biểu số 2: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phân xưởng sắt
Phân xưởng trộn
Nguyên vật liệu
Kiểm tra
chất lượng
Sản phẩm
nhập kho
Tháo dỡ khuôn hoàn thiện
Phân xưởng
tạo thành
Bảo dưỡng
Biểu số 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Đại hội cổ đông
Kế toán trưởng
Phòng kỹ thuật bảo hộ lao động
Phòng tổ chức thanh tra bảo vệ
Phòng kinh tế dự án
Phòng y tế
Trường Mầm non Ngựa Góng
Phòng tài chính kế toán
Tổng Giám đốc
Các Phó Tổng Giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Biểu sô 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
Giám đốc các Xí nghiệp thành viên
XN Bê tông Thương phẩm
XN Bê tông Thương phẩm Chèm 1
XN Bê tông Thương phẩm Chèm 2
XN Bê tông Thương phẩm Chèm 3
XN Bê tông Ly Tâm
XN Kinh doanh Vật tư & Dịch vụ
XN Bê tông Quảng Ngãi
XN Cơ khí Sữa chữa và Điện nước
XN Xây Dựng & Phát triển Nông thôn
XN Bê tông Đúc Sẵn Chèm
TT Tư vấn Thiết kế & Xây dựng
Biểu số 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán công nợ
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiêu thụ
Nhân viên thống kê tại các xí nghiệp và phân xưởng
Biểu số 6: Sơ đồ trình tự ghi sổ
Phương pháp Nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ (số 1,2,5,7)
Bảng kê (số 4)
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ (Như phiếu thu – chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ)
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Thẻ (thẻ kho, thẻ TSCĐ) và sổ kế toán chi tiết (TK 141,331…)
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Biểu số 7: Báo cáo thu chi quỹ tiền mặt
Tập 1 – Tháng 12 năm 2009
Chứng từ
Thu cho ai? Chi cho ai? Về khoản gì?
TK đối ứng
Số tiền
Phần tổng hợp
Thu
Chi
Nợ
Có
Nợ
Có
TK
Số tiền nợ
Số tiền có
Số dư
341.502.852
3388
780.000
Sâm: nộp tiền vay lãi
3388
480.000
511
650.000
Hà: nộp tiền hàng
511
100.000
1521
49.500
333
8.000
1522
4.500.390
300
Lan: TT tiền mua NVL, Thuế GTGT
1521,133
48.400.000
1524
108.000
301
Hà: TT tiền vận chuyển
1522
1.000.000
333
20.000
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
20.213.000
325.339.529
325.339.529
20.213.000
Số tiền còn lại
119.920.115
30.376.323
Biểu số 8: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL
Phương pháp thẻ song song
Thẻ kế toán chi tiết vật liệu
Thẻ kho
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán tổng hợp về
vật liệu
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Biểu số 9: Sơ đồ kế toán tăng giảm NVL
TK152
TK 331, 111, 112, 311…
TK 1331
Tăng do mua ngoài
(chưa có thuế GTGT)
TK 411
Vốn liên doanh…
Nhận cấp phát, nhận góp
TK 411
Kiểm kê tại kho
Giá trị thừa phát hiện khi
TK 621
chế tạo sản phẩm
Xuất vật liệu trực tiếp
TK 627, 641,642…
cho QLDN
Xuất cho PXSX, cho BH,
TK 632, 1381
khi kiểm kê tại kho
VL thiếu phát hiện
Theo PP KKTX
Biểu số 10
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
Mẫu số 02-VT
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20/08/2009
Đơn vị bán: Nhập của khách hàng VINATEX
Chứng từ số: 251/2009
Nhập tại kho: Công ty
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Xi măng
XM 012
Tấn
30
30
975.000
29.250.000
Cộng
29.250.000
Phụ tách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Biểu số 11
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
Mẫu số 02-VT
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01/10/2009
Họ tên người nhận: Nguyễn Bình Minh Địa chỉ bộ phận: XNBTĐSC1
Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất
Xuất tại kho: Đ/c Hương
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Thép F6
TP06
Tấn
5
5
18.900.000
94.500.000
Cộng
94.500.000
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
KT trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 12: Tình hình đầu tư TSCĐ năm 2008
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ quản lý
TSCĐ khác
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
33.235.037
36.944.239
3.539.470
1.376.648
1.008.691
2. Số tăng trong kỳ
1.311.438
3.840.722
466.500
7.787
- Mua sắm mới
0
3.840.722
0
0
- Xây dựng mới
1.311.438
0
466.500
7.787
3. Số giảm trong kỳ
2.516.829
339.111
- Thanh lý
0
0
- Nhượng bán
2.516.829
339.111
4. Số cuối kỳ
34.546.457
38.268.131
4.005.970
1.045.323
1.008.691
II. Giá trị hao mòn
1. Số dư đầu kỳ
10.163.251
15.544.099
502.420
668.567
486.720
2. Số tăng trong kỳ
1.611.116
3.369.505
482.469
454.348
204.905
3. Số giảm trong kỳ
1.475.720
112.286
0
4. Số cuối kỳ
11.774.368
17.437.884
984.889
1.010.629
691.625
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ
23.071.785
21.400.139
3.037.050
708.080
521.971
2. Cuối kỳ
22.772.106
20.830.247
3.021.081
34.694
317.065
Biểu số 13
Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
của người lao động
TK 141, 138, 333
TK 3383, 3384
TK 111, 512
TK 334
TK 622
TK 627
TK 641, 642
Các khoản khấu trừ
Vào TN người lao động
Phần đóng góp quỹ
BHXH, BHYT
Thanh toán lương thưởng
BHXH và các khoản khác
CN trực tiếp SX
Nhân viên phân xưởng
Nhân viên BH, QLDN
Biểu số 14
Sơ đồ kế toán tập hợp Chi phí sản xuất
TK 621
TK 622
TK 627
TK 155, 152
TK 157
TK 632
TK 621
K/c CP NVL trực tiếp
K/c CP nhân công trực tiếp
K/c CP SXC
Nhập kho vật tư, sp do kiểm kê thừa
Gửi bán
Giá thành SX sp, dịch vụ hoàn thành trong kỳ
Biểu số 15
BÁO CÁO TỔNG HỢP NVL CHÍNH
Quý IV/2009
Đơn vị tính: 1000 đ
Đơn vị
Mã số
ĐVT
Tồn đầu
Số lượng
Tiền
Tồn cuối
Yêu cầu
Thực tế
XN1
XM03
tấn
0
30
30
29.250
0
XN2
TP06
TP08
tấn
tấn
0
0
5
8
5
8
94.500
153.600
0
0
…
Cộng
16.105
75
72
672.690
0
Biểu số 16
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Quý IV/2009
Đơn vị tính: 1000 đ
Ký hiệu TK
Diễn giải
Thu nhập phí
Trích 19% (BHXH, BHYT, KPCĐ)
Tổng cộng quý
622
CP Nhân công trực tiếp
5.709.889
567.511
6.277.400
627
CP sản xuất chung
787.644
89.982
877.627
641
CP nhân biên bán hàng
388.013
16.989
405.003
642
CP nhân viên QLDN
565.229
64.141
629.370
138.8
Các khoản phải thu
48.617
48.617
111
Thu hồi
444.962
444.962
Tổng cộng
7.944.358
738.624
8.682.982
Biểu số 17
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 152, 153
TK 334, 338
TK 627
TK 111, 112, 152
TK 331, 111, 112
TK 214
TK 154
CP nhân viên
CP vật liệu, CCDC
CP khấu hao TSCĐ
Các CP SXC khác
Phân bổ hoặc kết chuyển CP SXC
Các khoản ghi giảm
CP SXC
Biểu số 18
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Phòng Kế toán
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Năm 2009
Ghi Có các TK, đối ứng với Nợ TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK 152 (NKCT số 7)
354.454.555
484.988.039
TK 214 (NKCT số 7)
457.837.475
1.579.689.861
TK 334 (NKCT số 7)
437.467.565
787.644.719
TK 338 (NKCT số 7)
253.465.467
89.982.865
Cộng phát sinh Nợ
2.942.305.484
Cộng phát sinh Có
2.942.305.484
Biểu số 19
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Phòng Kế toán
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Phần I: Tập hợp CP sản xuất kinh doanh
Ghi Có các TK: 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 611, 621, 622, 627
Tháng 12 năm 2009
TK
152
154
214
334
338
621
622
627
1
2
3
4
5
6
7
8
9
154
155.696.669,5
1.122.487,5
94.161.014
60.413.168
155
155.696.669,5
142
241
335
350.670.361
621
5.709.889
567.511
622
484.988.039
1.579.689.861
787.644.719
89.982.865
Cộng
991.355.069,5
155.696.669,5
1.579.689.861
793.355.608
90.550.376
1.122.487,5
94.161.014
60.413.168
Biểu số 22
Bảng tính giá thành sản phẩm cột điện
Quý IV/2009
Số lượng: 400 SP
Đơn vị tính: 1000đ
Khoản mục
GTSP
DĐK
CP phát sinh trong kỳ
GTSP
DCK
CPSX phụ
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị
CP NVL TT
0
160.000
10.000
1.500
148.500
371,25
CP NCTT
0
30.000
300
29.700
74,25
CP SXC
0
20.000
200
19.800
49,25
Cộng
0
210.000
2.000
198.000
495
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31464.doc