Báo cáo Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC MỤC LỤC trang 1 PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 3 1. Quá trình thực tập trang 3 2. Tổng quan về Quận 6 trang 4 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trang 4 2.2. Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 trang 6 2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 trang 6 2.2.2. Mối quan hệ Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban khác trang 8 PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 9 Chương 1: Cơ sở lý luận trang 9 1.1. Khái niệm trang 9 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trang 13 1.3. Hiệu quả quản lý nhà nươc đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình trang 16 1.4. Các hình thức quản lý phòng, chống bạo lực gia đình trang 17 1.4.1. Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trang 17 1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách trang 19 1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý trang 21 1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trang 21 Chương 2: Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 23 2.1. Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trang 23 2.1.1. Thực trạng công tác quản lý trang 23 2.1.1.1. Ban hành và áp dụng văn bản pháp luật trang 23 2.1.1.2. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động trang 24 2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang 27 2.1.1.4. Tổ chức bộ máy trang 27 2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra xử lý trang 29 2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng trang 30 2.2. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Quận năm 2011 trang 37 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 39 3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật trang 39 3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động trang 40 3.2. Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình 42 3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trang 43 3.5. Đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý 45 3.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình 45 PHỤ LỤC 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48 Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm: - Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các nhà xã hội học coi gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó, thường chung sống, hợp tác kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh đẻ, nuôi dạy con cái, chịu sự ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, có đặc điểm văn hóa riêng. - Hộ gia đình được hiểu như một nhóm người sống chung trong một mái nhà nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hộ tập thể, hộ độc thân). Mỗi hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu, người chủ hộ và quan hệ của từng thành viên với chủ hộ. Đây là hồ sơ mang tính pháp lý để chính quyền địa phương thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với gia đình. - Sự bất bình đẳng giới: Sự bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực trong gia đình. Chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bất bình đẳng giới. Bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò, vị trí của phụ nữ sang nam giới và ngược lại bằng con số tuyệt đối hay 50/50. Mà bình đẳng giới là thừa nhận và coi trọng các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Cả phụ nữ và nam giới đều có cùng vị thế bình đẳng giới và được coi trọng như nhau. Cả nam giới và nữ giới đều chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong việc thực hiện bốn vai trò: sản xuất, tái sả xuất, chính trị và cộng đồng. Trong đó vai trò tái sản xuất là đặc biệt quan trọng. Bình đẳng giới là tạo cơ hội như nhau cho nam giới và phụ nữ ngay từ giai đoạn còn là trẻ em. Bình đẳng giới là tạo điều kiện cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống, những bất lợi do đặc điểm giới tính và qua niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ trong thực tế. Các báo cáo nghiên cứu đều khẳng định nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. Quan niệm về bất bình đẳng giới đã có từ rất lâu trong xã hội. Bất bình dẳng giới là sự phân biệt của nam giới đối với phụ nữ, đẩy chị em vào vị trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới trong tất cả các hoạt động: kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị và cả trong gia đình. Như vậy, song song với vấn đề phòng chống bạo lực không thể thiếu công tác phòng chống bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới là cội nguồn của bạo lực gia đình. Muốn bạo lực gia đình chấm dứt thì các nhà chức trách phải làm sao cho xã hội mất dần đi bất bình đẳng giới. Biết rằng điều này là rất khó thực hiện vì đây là vấn đề nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải có trách nhiệm trong vấn đề hạn chế tối đa bất bình đẳng giới. - Bạo lực gia đình: Bạo lực là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong xã hội. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007). Bạo lực gia đình bao gồm những loại sau: ã Bạo lực thể xác: đó là những hành vi như đá, đấm, tát . tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già. ã Bạo lực tình dục: đó là hành động ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em . cũng được xếp vào loại này. ã Bạo lực tinh thần: bao gồm các hành động chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài .gây áp lực tâm lý đối với nạn nhân. ã Bạo lực xã hội: là hành vi ngăn không cho nạn nhân tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. Theo đề tài thì cho dù bất cứ lọai bạo lực nào cũng gây ra tác hại đáng kể đối với đời sống nạn nhân và những người có liên quan. Do đó, chúng ta phải giải quyết một cách có hiệu quả bằng các biện pháp ngăn chặn thích hợp đối với từng loại bạo lực này.

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối hợp Liên đoàn Lao động Quận 6, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận tổ chức hội thi tìm hiểu “Kiến thức Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Pháp lệnh dân số”; tổ chức Hội thi Báo tường “Nói không với bạo lực”, Ban Tổ chức nhận được 48 báo tường tham gia, kết quả có 4 giải tập thể (Trường TH Chi Lăng đạt giải 1) và 5 giải cá nhân. - Phối hợp Phòng LĐ-TBXH Quận 6 tổ chức tọa đàm về công tác giáo dục của gia đình đối với trẻ em. - Tham mưu lồng ghép đưa tiêu chí phòng chống bạo lực gia đình vào tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. - Phối hợp trường Cán bộ Thành phố tổ chức lớp tập huấn giao tiếp ứng xử trong đời sống gia đình và cộng đồng cho 250 cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quận và Phường, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình 14 Phường . - Tổ chức 16 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác gia đình và quy trình can thiệp bạo lực gia đình tại cộng đồng, Quyết định số 238/BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL về việc ban hành tạm thời bộ chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 01/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bình đẳng giới; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cho 854 lượt đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình phường, Ban chủ nhiêm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Nhóm PCBLGĐ, các hòa giải viên của phường. - Tổ chức hội thảo về “Phát huy giải pháp can thiệp phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn” trong tháng 11/2010 với 106 đại biểu tham dự cùng trao đổi về công tác quản lý Nhà nước, những giải pháp để can thiệp bạo lực gia đình ngay tại gia đình trong thời gian tới, các phương thức truyền thông có hiệu quả nhằm bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và hướng dẫn cho 14 phường thực hiện rà soát các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, tuyên truyền vận động xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tại các nơi khác. ¬ Quý 1 năm 2011: - Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 đã tiến hành phối hợp với Ban Tuyên giáo, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình. - Trong đó, có 205 buổi tuyên truyền qua số lượng là 1025 loa và 36 buổi phát tờ rơi; 22 buổi tuyên truyền thông qua họp tổ dân phố và các tồ chức đoàn thể với 1026 lượt người nghe; 9 buổi truyền thông thông qua kỷ niệm ngày 8/3 và 1971 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng,với 218 lượt người nghe; truyền thông thông qua sinh hoạt 31 câu lạc bộ, trong đó có 17 câu lạc bộ có lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình. Như vậy, chính quyền Quận 6 đã thực hiện khá tốt công tác truyền thông, giáo dục. Số lượng các buổi tuyên truyền, hội thảo là khá nhiều. Lượt người tham gia cũng tương đối đông. Năm 2010, Quận chỉ tổ chức một hội thi báo tường về Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng cũng thu hút được nhiều đơn vị tham gia. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của Quận cũng gặp khá nhiều khó khăn. Đó là chưa thu hút được nam giới tham gia và số lượng người tham gia tuyên truyền trực tiếp chưa nhiều. 2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng được chính quyền Quận quan tâm sâu sắc. Như đề tài đã trình bày ở trên, hiện nay Quận đang gặp khó khăn về nhân lực làm công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng, cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, chính quyền Quận 6 rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác này: « Năm 2010: - UBND Quận đã cử người tham gia 02 lớp tập huấn của Thành phố về nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách công tác gia đình Quận, 14 phường và tập huấn về bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho các báo cáo viên, trợ giảng cấp Quận. - Phối hợp trường Cán bộ Thành phố tổ chức lớp tập huấn giao tiếp ứng xử trong đời sống gia đình và cộng đồng cho 250 cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quận và Phường, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình 14 Phường. - Tổ chức 16 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác gia đình và quy trình can thiệp bạo lực gia đình tại cộng đồng, Quyết định số 238/BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 01/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bình đẳng giới; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cho 854 lượt đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình phường, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Nhóm PCBLGĐ, các hòa giải viên của phường. « Quý 1 năm 2011: - Tổ chức 01 buổi tập huấn ở cấp phường, xã về Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn với 62 người tham gia; 01 buổi tập huấn ở cấp phường, xã về kỹ năng tư vấn, hòa giải với 78 người tham gia. 2.1.1.4. Tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình:: Tổ chức bộ máy là một phần không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Ngoài hệ thống pháp luật thì bộ máy quản lý cũng đóng phần quan trọng. Bộ máy quản lý yếu kém sẽ dẫn đến hoạt động quản lý kém hiệu quả. Chính vì vậy, Quận 6 đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn. Cơ quan giúp việc cho UBND Quận 6 về công tác phòng chống bạo lực gia đình bao gồm: - Phòng Văn hóa & Thông tin là cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tham mưu UBND Quận trong việc quản lý công tác gia đình nói chung và công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng. Hiện nay, Phòng VHTT Quận có một cán bộ phụ trách công tác gia đình. - Ở Phường thì Ủy ban nhân dân Phường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời thành lập các nhóm phòng chống bạo lực gia đình, các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững. Về nhân sự phụ trách công tác gia đình của 14 phường của Quận 6 như sau: + Các Phường 1,2,3,9,10,13,14 do cán bộ Văn hóa - Xã hội phụ trách. + Các Phường 4,5,6,7,8,11,12 thì không do cán bộ chuyên trách riêng mà phần lớn là các cán bộ đảm nhận công tác dân số và trẻ em kiêm nhiệm thêm công tác gia đình. UBND Quận cũng đã triển khai mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình cho 14 phường và đã thành lập 14 Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 60 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 1.302 tổ hòa giải tham gia vào mạng lưới tại phường, có 07 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được bố trí tại UBND phường, Công an phường, địa điểm của nhà dân, tuy nhiên chưa đạt yêu cầu tiếp cận hỗ trợ nạn nhân theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định. « Quý 1 năm 2011: - Quận hiện có 14 Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 70 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 68 tổ tư vấn, 1.302 tổ hòa giải, 7 địa chỉ tin cậy. Các địa chỉ tin cậy này đã được cán bộ Phòng VHTT Quận rà soát, đảm bảo thành lập đúng theo qui định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Quyết định 238 của Bộ VHTT&DL. Nhìn chung, bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 cũng đã hoàn thiện. Bộ máy được tổ chức từ Quận đến từng Phường. Tuy nhiên, nhân sự làm công tác này thường xuyên thay đổi ở một số phường nên việc đầu tư chuyên sâu trong lĩnh vực này còn hạn chế. Quận đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ VHTT&DL về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Quận cũng đã thành lập 14 Ban chỉ đạo trên 14 phường. Nhóm phòng, chống bạo lực và số tổ tư vấn, hòa giải trên địa bàn Quận cũng tương đối nhiều. Các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tăng. Các địa chỉ tin cậy bước đầu đã được rà soát và thành lập đúng theo Luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa chỉ tin cậy có số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại. Vấn đề kinh phí nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy làm công tác này là một khó khăn lớn cho chính quyền Quận. 2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra và xử lý - Phòng VH&TT đã tổ chức kiểm tra, giám sát thu thập chỉ số đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình của 14 phường qua tập hợp toàn bộ sổ sách của 74 khu phố, 14 phường về quận để kiểm tra và đồng thời kiểm tra thực tế tại phường 4, 6, 7, 8, 9, 13, 14. Kết quả kiểm tra có 07 sổ của khu phố bị mất, thông tin ghi chép còn sai sót, báo cáo số liệu chưa đầy đủ. - Quận cũng tiến hành kiểm tra việc tổ chức công tác tuyên truyền và tham dự các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ mô hình điểm về phòng chống bạo lực gia đình . - Trong quý 4 năm 2008 và năm 2009, quận 6 chọn phường 7 thực hiện làm điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tập trung công tác truyền thông cấp Quận và phường qua các hình thức như đăng tin bài trên Tuần tin quận 6, tổ chức 56 buổi truyền thông Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; trao đổi, giao lưu, nói chuyện chuyên đề trong các cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc nhân kỷ niệm Ngày 8/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, với 20.390 lượt người tham gia. - Năm 2010 và năm 2011: Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại phường 7, là phường làm điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình , nhân rộng triển khai áp dụng kiến thức mô hình này cho 13 phường và đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 60 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 1.302 tổ hòa giải tham gia vào mạng lưới tại phường. 07 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được bố trí tại trụ sở UBND phường, công an phường, nhà dân, tuy nhiên các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng này chưa tiếp cận hỗ trợ nạn nhân vì khi xảy ra vụ việc đã được tổ hòa giải kịp thời can thiệp nên chưa có trường hợp phức tạp nào được hỗ trợ, tổ chức tập huấn và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng khi cần thiết theo Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định. - Quận tiến hành công tác thu thập thông tin dữ liệu về tình hình gia đình và bạo lực gia đình của 74 khu phố và 14 phường: + Năm 2008 có 23 vụ, trong đó được hòa giải 22 vụ, chuyển điều tra xét xử 01 vụ. + Năm 2009: 12 vụ, trong đó bạo lực thân thể 8 vụ, bạo lực tinh thần 3 vụ, bạo lực kinh tế 01 vụ. + Năm 2010: 14 vụ, 9 vụ bạo lực thân thể, 04 vụ bạo lực tinh thần, 01 vụ bạo lực kinh tế, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 01 vụ, giải quyết ly hôn 01 vụ, 01 vụ hòa giải không thành. + Quý 1 năm 2011: 4 vụ bạo lực về tinh thần, trong đó có 4 nạn nhân là nữ, 01 là người già (nữ) và 01 trẻ em (nam); tất cả đều được hòa giải, 2 gia đình ổn định sau khi được góp ý tại cộng đồng dân cư. Nhận xét về công tác kiểm tra, giám sát, thu thập số liệu: Theo đề tài, công tác kiểm tra, thu thập số liệu của chính quyền Quận về phòng, chống bạo lực gia đình có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Theo báo cáo thì các phường trên địa bàn Quận vẫn còn tình trạng mất sổ ghi chép, thông tin còn sai sót và số liệu chưa chính xác. Điều này gây khó khăn cho chính quyền Quận trong việc thống kê các số liệu và theo dõi tình hình một cách chính xác. Thứ hai nữa là số vụ bạo lực gia đình trong những năm qua trên địa bàn có giảm nhưng hình thức. Các loại bạo lực lại đa dạng hơn. Có nhiều vụ xảy ra chứa đựng cả bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục… Song, công tác kiểm tra, thu thập số liệu của Quận cũng có nhiều ưu điểm. Đó là việc phát hiện sớm và xử lý hiệu quả các trường hợp làm mất sổ ghi chép. Việc thành lập Phường điểm về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình là rất phù hợp. Theo đề tài, đó sẽ là điểm tựa để các phường khác học hỏi trao đổi kinh nghiệm và công tác thu thập, kiểm tra, xử lý sẽ dễ dàng hơn. 2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng: a) Thuận lợi: Qua tình hình trên, đề tài nhận thấy công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận có những thuận lợi sau đây: - Thứ nhất, do được sự quan tâm của Các cấp ủy Đảng, chính quyền Quận và 14 phường trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được tổ chức thực hiện trong điều kiện thuận lợi. - Thứ hai, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từng bước được chuyển tải đến người dân, để người dân hiểu biết được và tự giác chấp hành sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế bạo lực xảy ra trong gia đình. Để làm được điều này, trong những năm tiếp theo rất cần sự chung tay, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ban ngành, đoàn thể. - Thứ ba, công tác tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện đồng bộ, chuyển tải trực tiếp các nội dung kịp thời ngăn ngừa và giải quyết bạo lực gia đình như công tác tư vấn, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực; nhóm phòng, chống bạo lực; xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình. - Thứ tư, việc phối hợp trong công tác chỉ đạo ngăn ngừa, giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực gia đình và đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở được thực hiện tốt. b) Khó khăn, tồn tại: Tuy nhiên, tình hình phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 vẫn còn những khó khăn, tồn tại sau đây: - Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về phòng chống bạo lực còn nhiều bất cập, khó hiểu và khó áp dụng đến thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số điểm còn vướng mắt trong việc ban hành và áp dụng Luật như sau: + Thi hành theo nguyên tắc phát hiện hành vi, vụ việc bạo lực gia đình sớm, can thiệp hiệu quả. Theo đề tài, việc phát hiện sớm là rất khó. Vì khi vụ việc bạo lực xảy ra, các gia đình thường thường bao che cho nhau vì họ rất ngại dính dáng đến chính quyền. Do ý thức mỗi người dân kém, hơn nữa cái mà các gia đình thường sợ là vấn đề phiền hà về thời gian, tiền bạc. Thực tế cho thấy, các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trong thời gian qua khi được chính quyền địa phương biết đến thì chúng đã xảy ra. + Thi hành theo nguyên tắc phát huy vai trò trong phòng, chống bạo lực gia đình bằng cách phòng ngừa, đấu tranh và tham gia: Công cuộc phòng ngừa bằng cách nâng cao hiểu biết pháp luật cá nhân, xây dựng kỹ năng ứng xử và ứng xử văn hóa là rất khó. Vì thực chất khó áp dụng luật vào thực tế, người dân rất sợ luật vì không hiểu được luật do trình độ học vấn hoặc là do luật có những nội dung khó hiểu, không sát thực tế; đa số người dân lại là lao động chân tay nên thái độ giao tiếp ứng xử của họ rất thoải mái, không câu nệ. Khó khăn thứ hai trong công cuộc đấu tranh, phòng ngừa là thái độ e ngại, đèn nhà ai nấy sáng nên thái độ tham gia góp ý, phê bình tại cộng đồng, khai báo, làm chứng hầu như không thể thực hiện. Khó khăn thứ ba trong thực thi nguyên tắc này đó là gia đình chủ động hòa giải mâu thuẫn tranh chấp nếu có trong nội bộ và đối với hàng xóm, láng giềng thì quan tâm hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ. Việc chủ động hòa giải mâu thuẫn là không thể nào vì người trong cuộc không thấy được vấn đề. Sự quan tâm hỗ trợ đối với xóm giềng cũng vậy, mỗi gia đình đều có suy nghĩ không thích bao đồng, không thích lo chuyện thiên hạ. Khó khăn thứ tư đó là phần lớn gia đình, cá nhân chỉ tập trung vào công việc, chỉ lo kiếm thu nhập nên việc quan tâm đến thành viên về tâm tư, tình cảm, đời sống, việc làm…cũng khó mà thực hiện được. + Về nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ trong việc tôn trọng sực can thiệp hợp pháp của cộng đồng, chấm dứt ngay hành vi bạo lực và việc kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc chỉ thực hiện được khi họ thật sự có ý thức cá nhân và nhận thấy được cái sai của mình. Nhưng thực tế chó thấy, hầu hết các vụ bạo lực xảy ra thì cơ quan chính quyền phải vào cuộc thì người có hành vi bạo lực mới thực hiện nghĩa vụ của mình. + Quyền của nạn nhân được ghi nhận cụ thể trong Luật, nhưng có bao nhiêu nạn nhân dám đến cơ quan yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình? Nguyên nhân là do thái độ rụt rè, sợ sệt, và họ khi đến cơ quan, ban ngành, đòan thể để báo cáo sự việc. Thực tế trên cho thấy được sự yếu kém trong nhận thức và việc truyên truyền chưa sâu cho người dân nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự phối hợp với chính quyền, đòan thể để kịp thời ngăn chặn. + Vấn đề nữa là mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp bạo lực gia đình là tương đối nhẹ, cụ thể mức phạt thấp nhất từ 100 ngàn đồng và tối đa là 2 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình hoặc cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý thông qua việc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình, không cho nạn nhân thực hiện quyền làm việc, đọc sách báo; thường xuyên theo dõi thành viên gia đình làm tổn hại danh dự, uy tín của người đó (Nghị định số 110/2009/NĐ-CP). - Thứ hai, việc can thiệp và công tác tuyên truyền chưa lôi cuốn được nam giới tham gia do vấn đề bạo lực gia đình chủ yếu vẫn được coi là vấn đề của phụ nữ; công tác tuyên truyền chưa sâu vì còn nhiều gia đình ít tham gia hội họp nên chưa thông hiểu chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và Luật Phòng chống bạo lực nói riêng. Trên thực tế, số phụ nữ tham gia khảo sát được tiếp cận với thông tin về bạo lực gia đình qua hình thức truyền thông trực tiếp là rất ít. Hoạt động truyền thông trên diện rộng như nói chuyện trong các cuộc họp dân cư và trên loa đài chưa thực sự hiệu quả. Trong các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền về bạo lực gia đình thì Hội LHPN là đơn vị thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp được nhiều người biết đến nhất, còn sự tham gia của Tổ dân phố là rất thấp. Công an, Hội cựu chiến binh, Tổ hòa giải... thực hiện ở mức độ không đáng kể. - Thứ ba, việc nhận thức chưa đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới cũng khiến cho việc tiếp cận với các đối tượng gây ra bạo hành và nạn nhân bị bạo hành trong gia đình trở nên khó khăn hơn. Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành nhiều năm qua nhưng khi được hỏi, gần 20% số người tham gia khảo sát nói là không biết về luật này và hơn 3% cho là chưa có. Một vấn đề mà đa số phụ nữ tham gia khảo sát chưa nhận thức đầy đủ là vấn đề nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình. Đa số chỉ quan tâm đến quyền của nạn nhân khi xảy ra bạo lực hơn là nghĩa vụ của họ. Trên 1/3 số phụ nữ được hỏi chưa thấy được nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có bạo lực gia đình xảy ra. Quan niệm, nhìn nhận của nhiều phụ nữ về hành vi bạo lực gia đình vẫn còn nhiều điểm chưa đúng; ngay cả những người tự cho là hiểu rõ về bạo lực gia đình thì khi tiến hành khảo sát sâu, hiểu biết của nhóm này vẫn còn sơ sài và mơ hồ. Vẫn còn không ít người quan niệm chỉ khi dẫn đến hậu quả nặng nề về mặt thể chất thì mới xem đó là bạo lực. Một số hành vi như gây tổn hại tinh thần, cô lập, xua đuổi, cưỡng ép tình dục... nhiều chị em vẫn chưa nhận biết rõ, không nhận diện được với các biểu hiện như vậy thì có được xem là hành vi bạo lực hay không. - Thứ tư: vấn đề thành lập địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. + Trong những năm qua, mặc dù đã có văn bản chỉ đạo của Bộ VHTT&DL (QĐ 238/2009/BVHTTDL) và của Sở VHTT&DL (Công văn số 3348/VHTTDL-VHGĐ) về phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và tuyên truyền vận động xây dựng địa chỉ tin cậy ở cộng đồng nhưng hầu hết các địa chỉ trên đều không đúng với quy định tại điều 20 và điều 30 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình về địa chỉ tin cậy cộng đồng. Tính đến năm 2010, Quận 6 có 7 địa chỉ tin cậy, nhưng không nhiều các địa chỉ đạt điều kiện và khả năng thực tế để tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân như quy định của Luật. Hầu hết tất cả 7 địa chỉ tin cậy ở công đồng trên địa bàn Quận 6 đều được đặt ngay trụ sở Ủy ban nhân dân phường, công an phường vì những nơi này người dân đều có thể đế khi cần hỗ trợ, bảo vệ. Tuy nhiên, hầu hết các nơi này hoạt động trong giờ hành chính mà bạo lực gia đình lại xảy ra trong thời gian khác. Những nơi này không có người thường xuyên để trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình, thiếu các điều kiện hỗ trợ các yêu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống, vật dụng cần thiết hoặc bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân, không bảo đảm điều kiện kín đáo cho nạn nhân bạo lực gia đình trong hoạt động tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình khi tiếp cận. Hầu hết các địa chỉ tin cậy ở Quận được chỉ định bố trí. Rất ít cá nhân, tổ chức tự nguyện đến thông báo với UBND phường để làm địa chỉ tin cậy. Cho đến đầu năm 2011, Phòng VHTT Quận theo hướng dẫn của Sở VHTT&DL đã có công văn hướng dẫn 14 phường về kế hoạch xây dựng Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2011, chú trọng việc vận động xây dựng các địa chỉ tin cậy thành lập tại nhà dân. Phòng VHTT Quận cũng đã cử người trực tiếp khảo sát các địa chỉ tin cậy trên và đã đảm bảo việc tự nguyện thành lập địa chỉ tin cậy tại nhà dân theo qui định. + Bên cạnh đó là kinh phí cho hoạt động các địa chỉ này. Hoạt động của một số mô hình hỗ trợ cho các nạn nhân bị BLGĐ như nhà tạm lánh;  trung tâm tư vấn, hỗ trợ; cơ sở chăm sóc sức khỏe phụ nữ (nơi tiếp nhận điều trị nạn nhân bị BLGĐ)... hiện cũng hoạt động không hiệu quả vì thiếu kinh phí. Các mô hình này phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ từ các dự án của nước ngoài nên khi hết dự án là ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng... + Kế đến nữa là quy chế hoạt động của một số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đề ra có nội dung chưa chặt chẽ khi có liên quan đến một số hành vi nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. + Điều quan trọng nữa là một số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng còn bị nhầm lẫn là cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 26 và Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Từ thực tiễn trên, đề tài cho rằng công tác tuyên truyền và các hoạt động xây dựng địa chỉ tin cậy ở cộng đồng bước đầu đã đạt hiệu quả. Mặc dù số lượng các địa chỉ tin cậy còn khá ít nhưng hầu hết đã đảm bảo được chất lượng. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động cho các địa chỉ tin cậy còn eo hẹp, hầu như là trông chờ các đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Luật yêu cầu các địa chỉ tin cậy phải mang tính chất tự nguyện nhưng muốn một cá nhân, tổ chức tự nguyện làm cơ sở trợ giúp nạn nhân thì rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải tính đến quyền lợi của họ được gì hoặc ít nhất nhà nước cũng phải có chính sách trợ giúp họ về kinh phí hay vấn đề bảo đảm an toàn thì mới thật sự thu hút được mọi người ủng hộ. - Thứ năm: theo báo cáo tham luận về phòng chống bạo lực gia đình của UBND phường 7, Quận 6 thì trong quá trình can thiệp giải quyết có những vụ việc gặp khó khăn do cán bộ hòa giải chưa đầy đủ kiến thức theo khuôn khổ pháp luật nên còn lúng túng trước một số tình huống khi giải quyết vụ việc. Ngoài ra, do nhân sự làm công tác này thay đổi liên tục, kiêm nhiệm nhiều chức danh hoặc không đảm nhận đúng chuyên trách làm ảnh hưởng phần nào đến kiến thức đầu tư chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn về công tác gia đình. Điều đáng nói là, tại nhiều nơi, khi bạo lực xảy ra thì họ coi đó là điều đương nhiên. Đây là nhận thức sai lầm không chỉ của từng cá nhân và mà ngay cả chính quyền và xã hội. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn gia tăng, trong khi đã có chế tài xử lý là do các cơ quan thực thi pháp luật và chính quyền địa phương, là những cơ quan chủ chốt thực thi Luật, vẫn thờ ơ. Điều này cho thấy công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình chưa thật sự hiệu quả. Việc tổ chức bộ máy làm công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng còn nhiều hạn chế: cơ cấu, qui mô và chức năng chưa rõ ràng. Điều này xảy ra là do ngành văn hóa hiện nay phải đàm nhận thêm mảng công tác gia đình do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã giải thể. Chính vì vậy, việc sắp xếp nhân sự, chức năng cụ thể của bộ máy làm công tác này còn gặp khó khăn. - Thứ sáu: qua nghiên cứu tình hình phòng chống bạo lực trên địa bàn Quận 6, đề tài cho rằng hầu hết cá nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình đều là do thu nhập các gia đình không cao, gía cả lại leo thang dẫn đến bất ổn trong gia đình như chồng cờ bạc, bê tha rượu chè, vợ hoặc chồng ngoại tình, do định kiến giới…Ví dụ như Khu phố III, phường 7, Quận 6, trong 2 năm 2009& 2010 có 7 vụ bạo lực gia đình với 2 nguyên nhân chính: 1 là do gia đình gặp không ít khó khăn, chồng thất nghiệp nên bê tha rượu chè; 2 là gia đình làm ăn phát triển thì chồng lại ngoại tình đã dẫn đến bạo lực. Nguyên nhân chủ yếu nữa gây ra bạo lực là do vợ chồng thiếu bình đẳng, không chung thủy, không chia sẽ tình cảm và vật chất với nhau, do người chồng không quan tâm sâu sắc, hiểu rõ người vợ của mình. Ví dụ, trường hợp ở khu phố II, phường 12, Quận 6: mâu thuẫn gia đình phát sinh từ việc người chồng không công khai rõ ràng mức trợ cấp nuôi con riêng với người vợ trước đã ly dị dẫn đến người vợ bỏ bê không quan tâm đến tổ ấm gia đình, ham mê chơi đề rồi vỡ nợ, cuối cùng dẫn đến bạo lực. Trường hợp khác ở khu phố 8, phường 12, Quận 6: người chồng tìm đủ mọi cách đánh đập, bắt ép vợ phải quan hệ tình dục nhiều lần trong một ngày mặc dù người vợ không đủ sức khỏe. Cuối cùng đó là do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác phòng chống bạo lực gia đình. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước, những mặt tích cực của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc của gia đình chưa được xử lý kịp thời. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình. 2.2. Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình năm 2011 của Quận: Từ thực tiễn khó khăn và thuận lợi trên, Phòng VHTT Quận 6 đã tham mưu UBND Quận ban hành kế hoạch công tác gia đình năm 2011. Trong đó, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình như sau: - Hưởng ứng chủ đề năm 2011 “Bằng các hành động thiết thực để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” do Bộ VHTTDL phát động và “Năm 2011 – Năm Thanh niên và Năm vì Trẻ em” của thành phố Hồ Chí Minh. - Chuyển tải các nội dung xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình Việt Nam qua tổ chức các cuộc giao lưu, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn giao tiếp ứng xử văn hóa trong gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các quy phạm pháp luật điều chỉnh. - Tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm 2011, tôn vinh các gia đình tiêu biểu, cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tuyên truyền nhân ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25/11). - Tổ chức hoạt động tuyên truyền vận động đối với lực lượng Công an của Quận, 14 phường nắm rõ và áp dụng Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về “Quy định xử phạt hành chính trên lĩnh vực Bình đẳng giới”; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về “Quy định xử phạt hành chính trên lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình” trong công tác can thiệp xử lý vụ việc bạo lực gia đình. - Thực hiện việc thu thập báo cáo số liệu thông tin cơ bản về gia đình theo Quyết định số 3358/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt danh mục chỉ tiêu cơ bản Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác thu thập chỉ số phòng, chống bạo lực gia đình theo Quyết định số 238/QĐ-BVHTTDL ngày 20/01/2009 của Bộ VHTTDL. Nâng cao điều kiện thành lập địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trên địa bàn (theo Điều 30 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). - Phối hợp thực hiện kế hoạch điều tra khảo sát về công tác phòng chống bạo lực gia đình và khảo sát hiện trạng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em với chủ đề “Năm vì trẻ em”. Với kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Hằng năm, Phòng Văn hóa và Thông tin đều tham mưu UBND Quận xây dựng kế hoạch về công tác gia đình nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc mà năm trước chưa thực hiện được. Đó là những định hướng cơ bản và là cơ sở để chính quyền Quận có những biện pháp quản lý về công tác gia đình thích hợp và hiệu quả. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh Căn cứ vào tình hình thực tế ở trên , đề tài nhận thấy công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 còn nhiều thuận lợi và khó khăn. Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, UBND Quận nên tiến hành triển khai các kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ VHTT&DL trong năm 2011, đồng thời thực hiện các biện pháp sau: 3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật Theo tình hình thực tế trên địa bàn Quận 6 hiện nay, vấn đề triển khai và áp dụng Luật và các văn bản qui phạm pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn. Luật chưa thật sự được quần chúng nhân dân nắm bắt. Do đó, UBND Quận mà cụ thể là Phòng VH&TT cần: tiếp tục triển khai các văn bản quy phạm pháp Luật về Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi một cách cụ thể, rõ ràng. Vấn đề ở đây là làm sao cho người ta hiểu được Luật. Như đề tài đã xét ở phần thực trạng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định 110 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình còn khá nhiều bất cập. Có nhiều qui định của văn bản Luật tưởng như không thể thực hiện được vì nó không phù hợp với tình hình thực tế. Vậy làm sao để văn bản Luật thật sự đạt hiệu quả? Đề tài cho rằng các nhà làm Luật phải xem xét lại những phần không phù hợp với thực tế thì nên cắt giảm và nên thêm hoặc sữa đổi những điều mà thực tế đang cần như chế tài dành cho những người có hành vi bạo lực. Vì thực tế những người này ít khi chấp nhận đến trình diện chính quyền khi gây ra lỗi. Các phần về xử phạt nên có mức cao hơn, vì đề tài nhận thấy mức xử phạt hiện nay là quá thấp, không đủ để răn đe và ngăn các hành vi bạo lực. Kèm theo đó là những qui định về mức trợ cấp cho những cá nhân hay tập thể tự nguyện làm địa chỉ tin cậy. Có như vậy mới khắc phục được những trường hợp địa chỉ tin cậy còn chưa đúng với Luật Phòng, chống bạo lực như đề tài đã trình bày ở phần trên và huy động được quần chúng tham gia tích cực trong việc tự nguyện nhận làm các cơ sở hỗ trợ, tư vấn. Song song đó, các văn bản ban hành cần hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, tùy tình hình mỗi phường áp dụng đảm bảo đạt hiệu quả. UBND Quận chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức liên quan phối hợp đồng bộ với trong việc áp dụng văn bản vào đời sống. Hạn chế trường hợp các cơ quan không thống nhất trong việc áp dụng văn bản Luật, từ đódân không hiểu và thực hiện không đúng. Các cơ quan phải tập trung tăng cường, phổ biến Luật thông qua các phương tiện truyền thông tại địa phương. 3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động, giáo dục Căn cứ vào tình hình thực tế, Quận 6 đã tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền, tọa đàm, hội thảo về phòng, chống bạo lực nhưng số vụ bạo lực gia đình vẫn diễn ra với nhiều hình thức bạo lực, đa phần người bị bạo lực là phụ nữ, người già và trẻ em. Lý do đề tài đã nêu ở phần thực trạng, đó là do chưa thu hút được nam giới tham gia và các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng trong dân. Những giải pháp để khắc phục tình hình này, đề tài cho rằng: - Chính quyền Quận nên tiếp tục hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng, Báo Tuần tin Quận phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình . Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát thanh các chương trình chuyên mục như tọa đàm, thực hiện phim tài liệu và phóng sự chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. - Đồng thời, Phòng VHTT Quận phối hợp với Sở, các ban, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức các hoạt động: + Thứ nhất, tiếp tục truyền thông nhân Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực chống lại Phụ nữ (25/11) hàng năm để phát hành tài liệu truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích tuyên truyền), tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, họp mặt, giao lưu gia đình văn hóa tiêu biểu, tổ chức hội thảo, tọa đàm … cần thiết phải có sự tham gia nhiều hơn của nam giới, lồng ghép các tiêu chí này vào tiêu chuẩn xét gia đình văn hóa. + Thứ hai, các cơ quan ngành văn hóa có thể thông qua các kịch bản, thông tin cổ động, tiểu phẩm văn nghệ, tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những thông tin, thông điệp và phòng, chống bạo lực gia đình đến đông đảo người dân. Tiếp tục phát động các cuộc thi viết tìm hiểu về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và những văn bản liên quan về phòng, chống bạo lực gia đình; sáng tác văn nghệ, thơ ca, tác phẩm tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình với qui mô lớn hơn và số lượng nhiều hơn. + Thứ ba, UBND phường nên xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình địa phương, tiếp tục phát huy vai trò của các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, các loại hình Câu lạc bộ, Đội nhóm Phòng, chống bạo lực trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phê phán những hành vi bạo lực gia đình, tôn trọng bình đẳng giới, các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên khác trong gia đình. + Thứ tư, phát triển các mô hình hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực ngày càng hiệu quả. Áp dụng các phương pháp như tuyên truyền về bạo lực gia đình, bình đẳng giới nhằm thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. + Thứ năm, tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về bạo lực gia đình và khuyến khích phụ nữ tích cực tham gia. Trọng tâm các buổi nói chuyện này là tập trung vào phần nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình phải đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo vụ việc. Đồng thời phải phổ biến Luật một cách sâu rộng vào trong quần chúng nhân dân nhằm thay đổi quan niệm của mọi người về các hành vi bạo lực gia đình và người phụ nữ phải nắm được như thế nào là bạo lực. Có như vậy, người phụ nữ mới có thể tự bảo vệ được bản thân và giúp các cơ quan quản lý xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. - Công tác tuyên truyền, vận động của Quận cần định hướng công tác vào những đối tượng nằm trong diện dễ phát sinh sai phạm như đề tài đã nêu, hướng dẫn, vận động người dân tích cực tìm hiểu pháp luật và thực hiện theo pháp luật. Nội dung tuyên truyền này nên nhấn mạnh vào hậu quả của bạo lực gia đình. - Về nhân lực làm công tác này rất phong phú. Hiện nay ở Phường có các tổ tư vấn, tổ hòa giải, tổ tuyên truyền pháp luật, báo cáo viên của Phòng Tư pháp, cơ quan đoàn thể xã hội… Đề tài đưa ra ý kiến bên cạnh các lực lượng hiện có, Quận có thể thông qua mối quan hệ giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 6 với Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn các trường có chuyên ngành pháp luật như Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, mời sinh viên các trường trên về tuyên truyền pháp luật trong thời gian diễn ra chiến dịch Mùa hè xanh, thậm chí là suốt năm trường hợp Quận có nhu cầu lớn. 3.3. Đối với bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình Năng lực cán bộ quản lý nói chung và làm công tác phòng, chống bạo lực nói riêng là rất quan trọng. Chính vì vậy, mỗi cơ quan đều có các chính sách nhằm cải thiện năng lực cán bộ đảm nhận công tác được giao. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Thứ nhất: Phòng VHTT Quận nên chọn cử cán bộ phụ trách công tác gia đình tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác gia đình. Các cán bộ này phải có năng lực và phải có tâm huyết với công tác gia đình. Có như vậy, các buổi tập huấn mới đem lại sự hiệu quả. Tránh tình trạng tham gia cho có lệ hay chỉ vì nghĩa vụ. - Thứ hai: Phòng VHTT tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác gia đình cấp quận; chú trọng đến việc ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ văn hóa phường. - Thứ ba: nội dung tập huấn bao gồm các kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ tổ hòa giải, kỹ năng tư vấn về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; thiết lập và duy trì mạng lưới thu thập số liệu và báo cáo; kỹ năng quản lý, giám sát các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình. - Thứ tư: Ủy ban nhân dân Quận cử cán bộ các ngành Tư pháp, công an, đại diện chính quyền địa phương, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong Quận trực tiếp tham dự các lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực gia đình do Trung ương tổ chức. - Thứ năm, Chính quyền Quận thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi địa phương cần có chính sách khuyến khích về kinh tế và tinh thần đối với những ai làm công tác gia đình. Đồng thời, đưa những hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả, năng lực cán bộ. Có như vậy, những người làm trong cơ quan nhà nước mới tích cực phát huy trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. - Song song đó, Phòng VHTT Quận tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình 14 phường, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình của các khu phố, triển khai phân công mô hình nhằm giảm dần các vụ việc bạo lực gia đình. 3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình Trên cơ sở hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua, đề tài xin góp một số ý kiến như sau: - Về mô hình phòng chống bạo lực: tiếp tục củng cố, duy trì và thường xuyên rà soát các hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại 14 phường, 74 khu phố. Như vậy, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn và đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, mỗi phường bằng nguồn ngân sách địa phương để tiến hành triển khai nhân rộng mô hình trên. - Về cơ sở vật chất hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình: Phòng VHTT Quận nên phối hợp với các phòng, ban, ngành, đòan thể có liên quan để xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. - Về xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng: Thứ nhất: Đề tài cho rằng các phường trong Quận nên vận dộng xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy. Đồng thời, mỗi địa chỉ tin cậy đều phải hình thành đường dây nóng nhằm báo nhanh, xử lý và ngăn chặn kịp thời những hành vi bạo lực gia đình. Thứ hai: Các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng hầu hết được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Phường, Công an phường hoặc Khu phố. Tuy nhiên các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng này chưa đạt yêu cầu tiếp cận hỗ trợ nạn nhân theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Phòng VHTT Quận đã tiến hành khảo sát thực tế và hướng dẫn cơ sở vận động các cá nhân, tổ chức có uy tín, tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình đăng ký làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Đối với các trường hợp này, đề tài có kiến nghị như sau: Mỗi địa phương nên có các chính sách cụ thể khuyến khích các cá nhân, tổ chức hay gia đình làm địa chỉ tin cậy. Cụ thể, các chính sách đó là hỗ trợ tư vấn kiến thức pháp luật cần thiết, hỗ trợ các thiết bị hay phương tiện cần thiết khi xảy ra bạo lực, hay ít nhất cũng có một phần kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở này. Phần kinh phí này có thể được chi từ kinh phí của cơ sở hay từ các mạnh thường quân như các tổ chức từ thiện, nước ngoài, hoặc là do sự đóng góp của quần chúng nhân dân. Muốn như vậy, các Phường phải dự trù kinh phí và có chính sách kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân hay tổ chức hảo tâm. Bên cạnh đó, các cơ quan địa phương phải có trách nhiệm bảo đảm an ninh và sự an toàn cho những cá nhân hay tổ chức tự nguyện làm địa chỉ tin cậy. Thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tăng cường thể chế hoạt động của các địa chỉ tin cậy ở công đồng. Thể chế hoạt đông của một tổ chức là rất quan trọng vì nó là khuôn khổ hoạt động của tổ chức đó. Nếu không có thể chế hoặc thể chế lỏng lẻo, các địa chỉ tin cậy sẽ hoạt động sai chức năng và không hiệu quả. Nó sẽ giúp chúng ta phân biệt đâu là địa chỉ tin cậy, đâu là cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Muốn như vậy, các cơ quan chức năng phải tiến hành ban hành hoặc hoàn thiện các văn bản qui định hoạt động của các địa chỉ tin cậy này. 3.5. Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý Hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho tình hình bạo lực gia đình cải thiện đáng kể. Chính quyền Quận nên thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ theo quý hoặc sau khi đưa ra một kế hoạch, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với những trường hợp bạo lực chỉ mới xảy ra lần đầu, cơ quan có thẩm quyền nên tiến hành hòa giải. Nếu trường hợp vẫn còn tiếp tục tiếp diễn thì đưa ra quần chúng nhân dân góp ý. Căn cứ vào những tình tiết vi phạm mà có những biện pháp xử phạt hợp lý. Đối với những trường hợp do cố ý vi phạm nhiều lần mặc dù đã được đưa ra góp ý trước cộng đồng, thì tiến hành các biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong nội dung này, đề tài đồng ý với việc Quận tiếp tục duy trì mô hình điểm phòng, chống bạo lực gia đình tại phường điển hình. Với một mô hình điểm thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình sẽ giúp cho các địa phương khác học hỏi và cải thiện tình hình của địa phương mình thật hiệu quả. 3.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình Căn cứ vào các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình thì đa số là gia đình có người thất nghiệp, hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Quận phải có các chính sách, kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, hạn chế thất nghiệp. Đồng thời, Quận cũng phải có các chính sách chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi gia đình xảy ra bạo lực. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là rất quan trọng. Trong các trường hợp bạo lực gia đình xảy ra với trẻ em, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn bạo lực, tiến hành các biện pháp bảo vệ trẻ và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó là các chính sách bảo vệ, chăm sóc người già và phụ nữ. Mở rộng hoạt động Hội người cao tuổi và Hội Liên hiệp phụ nữ. Tạo cơ hội cho người già và phụ nữ tiếp cận được Luật để phổ biến tuyên truyền cho con cháu và những thành viên trong gia đình. Tóm lại, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là trách nhiệm của toàn xã hội, của cơ quan quản lý nhà nước, song trước hết là của từng gia đình và mỗi thành viên. Đứng trước những thách thức trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa gia đình chính là góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc Việt Nam. Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6. Do sự nghiên cứu của đề tài trong thời gian tương đối ngắn nên việc thu thập thông tin về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn Quận chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Tuy nhiên, đề tài hy vọng với những giải pháp và kiến nghị trên sẽ đóng góp một phần thành công vào công cuộc phòng, chống bạo lực trên địa bàn Quận nói riêng và Thành phố nói chung. PHỤ LỤC ` BẢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU VỀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 Tên Phường Tổng số hộ gia đình Loại gia đình Số hộ gđ có BLGĐ Số hộ gđ đạt danh hiệu GĐVH Số hộ gđ 2 thế hệ đầy đủ (có vợ, chồng, con) Số hộ gđ 2 thế hệ: mẹ, con Số hộ gđ 2 thế hệ: bố, con Số hộ gđ > 3 thế hệ Số hộ gđ 1 thế hệ đầy đủ vợ, chồng Số hộ gđ 1 thế hệ đơn thân (không có vợ, không có chồng) 1 2542 927 423 124 730 88 250 1 1973 2 1625 1065 639 426 407 560 3 0 1452 3 1786 807 90 74 470 140 205 0 1624 4 2613 1410 158 30 706 69 240 2 2421 5 3003 1274 629 110 519 165 306 1 2613 6 3233 1663 349 105 515 222 369 0 2256 7 2617 1349 188 33 697 95 192 16 2461 8 4802 4111 162 118 276 83 52 0 3582 9 2412 990 389 71 484 95 383 7 2205 10 3517 657 374 268 1437 789 19 0 3291 11 4494 1539 445 545 565 275 125 0 4406 12 5617 2688 757 160 961 217 420 0 4864 13 3933 1225 676 578 518 565 361 0 3652 14 4157 1664 672 127 463 491 740 1 2993 TC 46351 21369 5951 2769 8748 3854 3665 28 39793 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật tổ chức HĐND & UBND năm 2003; Luật Bình đẳng giới 2009; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Chỉ thị số 49 – CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành chính năm 2002; Pháp lệnh sữa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2008; Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới; Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ban hành theo Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008; Quyết định số 238/2009/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL về việc ban hành tạm thời bộ chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình; Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND, ngày 06/05/2009 của ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài liệu tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình Quận 6 năm 2010; Báo cáo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam 2010; Văn kiện Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ X (2010 - 2015); Niên giám thống kê năm 2007 (Phòng thống kê Quận 6).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5.MUC LUC NOI DUNG PHU LUC TLTK 2 (2).doc
  • doc1.BIA BCTT.DOC
  • doc2.BAN DO HANH CHINH Q6.doc
  • doc3.LOI CAM ON.doc
  • doc4.NHAN XET CO QUAN.doc
Tài liệu liên quan