Báo cáo đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn

Trên đây là báo cáo đánh giá nguy cơ rủi ro trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN của Công ty . Qua việc xác định các mối nguy hại, đánh giá mức độ, khả năng sảy ra rủi ro trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. Nhà máy đã đưa ra các giải pháp để kiểm soát các rủi ro, để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. Đề nghị các sở Ban ngành giám sát, hướng dẫn hoạt động trong việc bảo quản và sử dụng VLNCN. Tạo điều kiện, hướng dẫn khi có các nghị định, thông tư mới quy định về bảo quản và sử dụng VLNCN để Nhà máy thực hiện tốt hơn nữa các yêu cầu của nhà nước và pháp luật về bảo quản và sử dụng VLNCN.

doc8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN (Theo thông tư số 13/2018/TT – BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018) Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 1. Mục đích. a) Xác nhận các mối nguy hiểm trong quá trình bảo quản sử dụng VLNCN. b) Đánh giá rủi ro trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; c) Đề xuất các biện pháp rủi ro; 2. Phạm vi công việc. - Phạm vị áp dụng: Báo cáo đánh nguy cơ rủi ro về an toàn sử dụng VLNCN để hướng dẫn công tác nhận diện, đánh giá, biện pháp ứng phó trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. 3. Tài liệu liên quan: - QCVN02:2008 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN. - Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ công thương quy định về quản lý, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. 4. Từ viết tắt thông dụng, các thuật ngữ. a) Từ viết tắt: - VLNCN: Vật liệu nổ công nghiệp; - CBCNV: Cán bộ công nhân viên. - QCVN: Quy chuẩn Việt Nam; - BCT: Bộ công thương; b) Thuật ngữ: Mối nguy/ rủi ro: Điều kiện hoặc tình trạng có khả năng gây hại, gây nguy hiểm đến an toàn và sức khỏe của người lao động hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh (gây ngừng hoặc gián đoạn sản xuất kinh doanh). Xác định/ nhận diện mối nguy: Là quá trình nhận biết một mối nguy đang tồn tại và xác định tính chất của nó. Hành vi không an toàn: Là hành động của người lao động thực hiện trong khi đang làm việc mà hành động này được cho là không phù hợp, có thể gây tai nạn lao động cho chính bản thân họ hoặc tạo ra các mối nguy hiểm đe dọa an toàn và sức khỏe của những người khác. Sự cố: Là sự kiện đã gây nên một tai nạn hay có tiềm ẩn dẫn đến tai nạn. Rủi ro: Là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro. Đánh giá rủi ro: Quá trình định lượng hoặc định tính mức độ rủi ro có nguồn gốc từ các nguy cơ tiềm tàng có thể và sẽ liên quan tới quá trình lao động để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý với các thực tế trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được. Quản lý rủi ro: Là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý để đảm bảo tất cả rủi ro tiềm tàng có thể và sẽ liên quan tới quá trình lao động để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý với thực tế trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ra chấp nhận được. Rủi ro chấp nhận được: Là rủi ro đã được làm giảm tới một mức độ có thể chấp nhận được thông qua các biện pháp kiểm soát hợp lý và căn cứ trên các yêu cầu Luật pháp và các yêu cầu khác Tai nạn lao động: Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn: Các điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của người lao động ở nơi làm việc. An toàn: Tình trạng không bị ảnh hưởng bởi rủi ro gây hại không thể chấp nhận. Khả năng kiểm soát: Là khả năng trang bị, cung cấp các biện pháp để kiểm soát tai nạn lao động có thể xảy ra như: Phương tiện bảo vệ cá nhân, các tài liệu hướng dẫn thao tác công việc, nội quy an toàn, quy trình kiểm soát và các thiết bị hỗ trợ, thăm dò khác. Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Biện pháp khắc phục: Là biện pháp được thực hiện ngay lập tức nhằm loại trừ hoặc kiểm soát một mối nguy hoặc rủi ro ở mức độ cao hoặc được cho là có thể gây tai nạn hoặc sự cố. Biện pháp phòng ngừa: Là biện pháp được thực hiện theo trình tự, có kế hoạch nhằm loại trừ hoặc kiểm soát một mối nguy hoặc rủi ro, đồng thời ngăn ngừa sự lặp lại hoặc tái diễn của mối nguy hoặc rủi ro trong tương lai. 5. Xác định mối nguy Trong quá trình bảo quản và sử dụng VLNCN, Công ty. xác định được các mối nguy như sau: STT CÁC MỐI NGUY HẠI (NGUY CƠ) 1 - Cháy nổ kho VLNCN. 2 - Chất lượng VLNCN không đảm bảo. 3 - Thất thoát VLNCN trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng. 4 - Tiến hành nổ mìn không có hộ chiếu. 5 - Phân chia phụ kiện nổ không theo quy trình. Người chia phụ kiện nổ chia tất cả phụ kiện nổ một lúc. 6 - Không có bảo vệ giám sát công tác vận chuyển, phân chia VLNCN, thi công bãi mìn. 7 - Thợ mìn làm sai quy trình nạp mìn (Rơi quả nổ, kíp xuống lỗ, làm dập xoắn dây kíp, đấu ngược kíp). 8 - Thợ mìn trêu đùa, làm việc không nghiêm túc trong quá trình làm mìn. 9 - Sau khi nạp mìn xong không tiến hành dọn dẹp vệ sinh bãi nổ, gây mất vệ sinh an toàn lao động, khó khăn trong công tác kiểm soát bãi mìn. 10 - Sau khi hoàn tất nạp mìn không cử người canh gác tại bãi mìn. Dẫn đến người, máy móc, súc vật đi vào bãi mìn. 11 - Không bố trí đầy đủ các điểm gác mìn. Dẫn đến người và thiết bị, súc vật đi vào khu vực bán kính nguy hiểm của bãi mìn. 12 - Người gác mìn không trang bị đầy đủ các thiết bị báo hiệu như loa, còi, bộ đàm. 13 - Nổ mìn không đúng giờ quy định 14 - Khi tiến hành nổ mìn điện, vi sai phi điện không kiểm tra điện trở mạng nổ. 15 - Kiểm định máy nổ mìn, thiết bị đo điện trở không đúng theo định kỳ. 16 - Sau khi nổ mìn Chỉ huy nổ mìn vào kiểm tra khi chưa đủ thời gian tối thiểu quy định. 17 - Chỉ huy nổ mìn vào kiểm tra bãi mìn sau khi nổ không đeo mặt nạ phòng độc. 18 - Để người và thiết bị trong khu vực, bán kính nguy hiểm khi nổ mìn. 19 - Thi công bãi mìn trong khi trời mưa, sấm chớp. 20 - Không có biển báo an toàn khu vực có nổ mìn. 21 - Nổ mìn không nút bua với các lỗ khoan lớn nhỏ. 22 - Sử dụng điện thoại di động các thiết bị thu phát sóng trong quá trình nạp mìn. 23 - Rò rỉ điện, phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực nổ mìn và lân cận. 6. Đánh giá rủi ro. a. Xác định các biện pháp kiếm soát mối nguy hiểm có sẵn. - Trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN, Công ty . xây dựng và ban hành các nội quy, quy trình làm giải pháp để kiểm soát các mối nguy hiểm có sẵn. Biện pháp để kiểm soát các mối nguy hiểm tại Nhà máy đang thực hiện là nghiêm cấm các hành vi có thể gây ra mối nguy hiểm trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. Các giải pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn được liệt kê như sau: TT Mối nguy hiểm Biện pháp kiểm soát Ghi chú 1 Đối tượng ra vào kho VLNCN mang theo những dụng cụ có thể phát sinh tia lửa, chất dễ cháy nổ,các loại axit hóa chất, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị thu phát sóng. Nghiêm cấm. 2 Xuất hoặc nhập kho VLNCN khi chưa có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Nghiêm cấm. 3 Cất giữ VLNCN không đúng nơi quy định Nghiêm cấm. 4 CBCNV cười đùa, ăn uống và làm việc khác không đúng trức năng nhiệm vụ trong công tác sử dụng VLNCN. Nghiêm cấm. 5 Sử dụng rượu bia, chất kích thích trước hoặc trong khi làm việc. Nghiêm cấm. 6 Tiến hành công việc khi chưa trang bị đủ bảo hộ lao động theo quy định. Nghiêm cấm. 7 Cấp phát, sử dụng VLNCN trong khi trời mưa, bão, sấm chớp Nghiêm cấm. b. Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm đã được xác định: Mức độ đánh giá hậu quả các mối nguy hiểm được đánh giá qua 5 cấp độ như sau: Cấp độ Mô tả Diễn giải A Thảm khốc - Tử vong B Cao - Thương tật nghiêm trọng vĩnh viễn C Trung bình - Cần điều trị y tế, mất ngày công D Nhẹ - Điều trị y tế (có thế quay lại làm việc). E Không đáng kể - Điều trị sơ cứu (có thế quay lại làm việc). c. Xác định khả năng xuất hiện tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm. Khả năng suất hiện tại nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm được đánh giá qua bảng sau đây: Cấp độ Ký hiệu Mô tả Diễn giải Gần như chắc chắn I Sẽ xảy ra ít nhất một lần trong năm Khả năng thường xuyên xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc rất thường xuyên xảy ra trong hoạt động với số lượng lớn của các thành phần tương tự. Có khả năng xảy ra II Một lần trong 5 năm Khả năng xảy ra vài lần trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống trong hoạt động với số lớn của các thành phần tương tự Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 lần thực hiện công việc. Hoặc xảy ra với xác suất 1/500 người thực hiện công việc. Có thể xảy ra III Một lần trong 10 năm Khả năng đôi khi xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc được trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời với số lượng lớn các thành phần tương tự Hoặc xảy ra với xác suất 1/ 50 000 lần thực hiện công việc. Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 người thực hiện công việc. Ít khi xảy ra IV Một lần trong 15 năm Đôi khi có thể xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời của một số lớn các thành phần tương tự. Hoặc xảy ra với xác suất 1/100 000 lần thực hiện công việc. Hoặc xảy ra với xác suất 1/10 000 người thực hiện công việc. Hiếm khi xảy ra V Không trông đợi có thể xảy ra trong vòng đời của hoạt động Không chắc có thể xảy ra trong vòng đời của một cá thể hoặc hệ thống mà nó chỉ có thể bằng cách giả định chứ không phải bằng trải nghiệm. Hiếm khi xảy ra trong đời của một số lớn thành phần tương tự. d. Đánh giá mức rủi ro dựa trên hậu quả và khả năng sảy ra. Lựa chọn ma trận rủi ro. Sau khi xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn, khả năng sảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm, việc đánh giá mức độ rủi ro được thực hiện bằng cách sử dụng ma trận rủi ro như sau. Cấp độ Khả năng sảy ra E (Không đáng kể) D (Nhẹ) C (Trung bình) B (Cao) A (Thảm khốc) Gần như chắc chắn (I) (I)E (I)D (I)C (I)B (I)A Có khả năng sảy ra (II) (II)E (II)D (II)C (II)B (II)A Có thể sảy ra (III) (III)E (III)D (III)C (III)B (III)A Ít khi sảy ra (IV) (IV)E (IV)D (IV)C (IV)B (IV)A Hiếm khi sảy ra (V) (V)E (V)D (V)C (V)B (V)A Rủi ro cực cao Rủi ro cao Rủi ro trung bình Rủi ro thấp 7. Giải pháp kiểm soát rủi ro Từ các mối nguy hại đã xác định và bảng ma trận đánh giá rủi ro đã lựa chọn Nhà máy đưa ra ra bảng phân loại rủi ro và biện pháp kiểm soát rủi ro như sau. TT Mối nguy hại (nguy cơ) Khả năng sảy ra Cấp độ Đánh giá Biện pháp kiểm soát 1 - Cháy nổ kho VLNCN. (V) A (V)A (rủi ro cao) Loại bỏ từ nguồn 2 - Chất lượng VLNCN không đảm bảo. (V) B (V)B (rủi ro cao) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên. 3 - Thất thoát VLNCN trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng. (III) C (III)B (rủi ro cực cao) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên. 4 - Tiến hành nổ mìn không có hộ chiếu. (IV) B (IV)B (rủi ro cao) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên . 5 - Phân chia phụ kiện nổ không theo quy trình. (II) C (II)C (rủi ro cao) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên . 6 - Không có bảo vệ giám sát công tác vận chuyển, phân chia VLNCN, thi công bãi mìn. (III) C (III)C (rủi ro cao) Loại bỏ từ nguồn 7 - Thợ mìn làm sai quy trình nạp mìn (Rơi quả nổ, kíp xuống lỗ, làm dập xoắn dây kíp, đấu ngược kíp). (III) D (III)D (rủi roTB) Kiểm soát có quy trình và năng lực nhân viên. 8 - Thợ mìn trêu đùa, làm việc không nghiêm túc trong quá trình làm mìn. (II) E (II)E (rủi roTB) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên. 9 - Sau khi nạp mìn xong không tiến hành dọn dẹp vệ sinh bãi nổ, gây mất vệ sinh an toàn lao động, khó khăn trong công tác kiểm soát bãi mìn. (III) D (III)D (rủi roTB) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên 10 - Sau khi hoàn tất nạp mìn không cử người canh gác tại bãi mìn. Dẫn đến người, máy móc, súc vật đi vào bãi mìn. (III) B (III)B (rủi ro cực cao) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên 11 - Người gác mìn không trang bị đầy đủ các thiết bị báo hiệu như loa, còi, bộ đàm. (III) E (III)E (rủi ro thấp) Kiểm soát có quy trình và năng lực CN nhân viên 12 - Nổ mìn không đúng giờ quy định (II) C (II)C (rủi ro cao) Loại bỏ từ nguồn 13 - Khi tiến hành nổ mìn điện, vi sai phi điện không kiểm tra điện trở mạng nổ. (III) E (III)E (rủi ro thấp) Loại bỏ từ nguồn 14 - Kiểm định máy nổ mìn, thiết bị đo điện trở không đúng theo định kỳ. (III) E (III)E (rủi ro thấp) Loại bỏ từ nguồn 15 - Sau khi nổ mìn Chỉ huy nổ mìn vào kiểm tra khi chưa đủ thời gian tối thiểu quy định. (III) B (III)B (rủi ro cực cao) Loại bỏ từ nguồn 16 - Chi huy nổ mìn vào kiểm tra bãi mìn sau khi nổ không đeo mặt nạ phòng độc. (II) D (II)D (rủi ro TB) Loại bỏ từ nguồn 17 - Thi công bãi mìn trong khi trời mưa, sấm chớp. (IV) B (IV)B (rủi ro cao) Loại bỏ từ nguồn 18 - Không có biển báo an toàn khu vực có nổ mìn. (II) D (II)D (rủi ro TB) Loại bỏ từ nguồn 19 - Nổ mìn không nút bua với các lỗ khoan lớn nhỏ. (II) D (II)D (rủi ro TB) Loại bỏ từ nguồn 20 - Rò rỉ điện, phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực nổ mìn và lân cận. (II) B (II)B (rủi ro cực cao) Loại bỏ từ nguồn 8. Kết luận và kiến nghị Trên đây là báo cáo đánh giá nguy cơ rủi ro trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN của Công ty... Qua việc xác định các mối nguy hại, đánh giá mức độ, khả năng sảy ra rủi ro trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. Nhà máy đã đưa ra các giải pháp để kiểm soát các rủi ro, để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong công tác bảo quản và sử dụng VLNCN. Đề nghị các sở Ban ngành giám sát, hướng dẫn hoạt động trong việc bảo quản và sử dụng VLNCN. Tạo điều kiện, hướng dẫn khi có các nghị định, thông tư mới quy định về bảo quản và sử dụng VLNCN để Nhà máy thực hiện tốt hơn nữa các yêu cầu của nhà nước và pháp luật về bảo quản và sử dụng VLNCN. CÔNG TY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_danh_gia_nguy_co_rui_ro_ve_an_toan.doc