Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án sản xuất và kinh doanh các loại hàng phân bón hữu cơ truyền thống với công suất 700 tấn/nămMỤC LỤC
1.Mô tả tóm tắt dự án: 1
2.vị trí địa lý của dự án: 1
3.Nội dung thực hiện của dự án: 2
3.1.Quy trình công nghệ sản xuất: 2
3.2. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng: 3
4.Hiện trạng chất lượng môi trường: 3
4.1. Chất lượng không khí: 3
4.2. Chất lượng nguồn nước tại khu vực: 3
4.3. Chất thải rắn: 3
5. Các tác động môi trường: 5
5.1. Nguồn gốc ô nhiễm: 5
6. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực: 11
6.1.Giảm thiểu ô nhiễm không khí: 11
6.2. Chống ồn ,rung: 13
6.3. Kiểm soát ô nhiễm do nước thải: 13
6.4.Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: 14
7.Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố: 14
7.1.Vệ sinh an toàn lao động: 14
7.2. Phòng chống các sự cố môi trường: 15
8.Chương trình giám sát môi trường: 15
9.Kết luận: 15
18 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án sản xuất và kinh doanh các loại hàng phân bón hữu cơ truyền thống với công suất 700 tấn/năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG MÔI TRƯỜNG
Dự án Sản xuất và kinh doanh các loại hàng phân bón hữu cơ truyền thống với công suất 700tấn/năm.
1.Mô tả tóm tắt dự án:
-Tên dự án: Sản xuất và kinh doanh các loại hàng phân bón hữu cơ truyền thống
-Tên chủ dự án: Công ty cổ phần phân bón hữu cơ truyền thống Long Tân
-Địa chỉ: ấp 6 – 7 đường bùng binh, khu tiểu thủ công nghiệp, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
2.vị trí địa lý của dự án:
-Dự án được xây dựng trên 1 lô đất tại ấp 6-7 đường Bùng Binh,huyện Vĩnh Cửu
-Dự án nằm độc lập với các hộ dân xung quanh có địa hình nông thôn, trống thoáng, cách đường tỉnh 768 khoảng 700m.
Phía Tây giáp: Hộ ông Phạm Văn Banh
Phía Nam giáp: Hộ ông Thái Văn Mừng
Phía Bắc giáp: Hộ ông Nguyễn Văn Nhỏ
Phía Đông giáp: Đất nhà nước quản lý
-Có hệ thống lưới điện quốc gia đã hạ thế, đáp ứng đủ nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh
-Nguồn nước ngầm dồi dào, giếng khoan sâu đủ cung cấp cho việc sử dụng kể cả mùa khô
-Diện tích sỡ hữu của khu đất là khá rộng (12.168m2) nên việc khắc phục ô nhiễm môi trường là tương đối thuận lợi. Tuy nhiên do đặc diểm của ngành nghề nên việc khắc phục mùi hôi phát tán vào môi trường không khí , nước thải từ quá trình sản xuất thẩm thấu vào môi trường đất phải được quan tâm hàng đầu và sẽ được trình bày các biện pháp phòng chống các vấn đề này ở phần sau. Nhìn chung, vị trí và địa điểm sản xuất kinh doanh của cơ sở trong hiện tại cũng như trong thời gian tới là tương đối thuận lợi.
3.Nội dung thực hiện của dự án:
3.1.Quy trình công nghệ sản xuất:
Xử lý mùi bằng PENAC
Ủ bằng bạt kín
Đảo lần 2 xử lý bằng PENAC
Xay, nghiền nhỏ
Sàng loại bỏ tạp chất
Trộn Amon Sunfat
Cân định lượng
Kiểm tra, đóng bao
Ủ bằng bạt kín
Nguyên liệu
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu ban đầu gồm phân gia cầm, tro mía, bã bùn mía đường được xử lý mùi bằng PENAC và được ủ bằng bạt kín từ 15 đến 20 ngày tùy theo nguyên liệu và khí hậu tại thời điểm ủ. Sau đó, nguyên liệu lại tiếp tục được đảo lần 2 và xử lý mùi hoàn toàn. Sản phẩm phân hủy từ quá trình ủ là CO2 và H2O. Hỗn hợp sau khi ủ được xay, nghiền nhỏ sàng lọc để loại bỏ tạp chất và tiếp tục được ủ lại. Mùn hữu cơ sau đó được định lượng và phối trộn Amon sunfat (NH4)2SO4 theo tỉ lệ nhất định trước khi kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
3.2. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng:
3.2.1 Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ sản xuất:
Nguồn cung cấp chủ yếu là:các loại phân vi sinh từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện với ước lượng tính khoảng 30tấn/tháng.
3.2.2. Nhu cầu cấp thoát nước:
Trong vùng chưa có nguồn nước cấp của công ty cấp nước thành phố nên dân cư trong vùng chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng đóng tại chỗ. Do địa hình khu vực có địa hình cao nên vào mùa khô nước giếng đào thường bị hạ thấp. Riêng cơ sở sẽ khoan 1 giếng khoan sâu khoảng 60m sau đó bơm vào bồn chứa để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ.Ước tính định mức sử dụng 80m3/tháng cho các nhu cầu sau:
Sử dụng để vệ sinh mặt bằng sản xuất kinh doanh
Công tác phòng cháy chữa cháy
Công tác tạo độ ẩm cho khuôn viên cơ sở
Sinh hoạt, vệ sinh công nhân
Nước sinh hoạt của công nhân tại cơ sở chủ yếu là nước rửa tay được chảy theo mương dẫn xây bằng bêtông và được chảy đến hầm biogas để xử lý.
3.2.3. Nhu cầu cung cấp điện:
Cơ sở sử dụng nguồn diện chính là nguồn điện lưới quốc gia đã hạ thế , chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thắp sáng, các thiết bị sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của các công nhân làm việc tại cơ sở. Định mức sử dụng điện là khoảng 150KW/tháng.
4.Hiện trạng chất lượng môi trường:
4.1. Chất lượng không khí:
Việc đánh gía hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án dựa trên cơ sở so sánh các số liệu của các cơ sở có loại hình sản xuất tương tự tại khu vực trên cho thấy các chỉ tiêu SO2, NO2,CO đạt tiêu chuẩn cho phép.
4.2. Chất lượng nguồn nước tại khu vực:
Do vị trí dự án nằm cách xa khu dân cư, cụm công nghiệp Thiện Tân – Thạnh Phú nên nhìn cho nguồn nước ngầm ở khu vực này tương đối sạch sẽ và chưa có biểu hiện của ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn: trên diện tích 11.168 m2 của khuôn viên cơ sở. Vào mùa mưa toàn bộ lượng nước này một phần thấm tự nhiên, một phần theo các mương thoát nước chảy ra các vùng trũng thấp bên ngoài khuôn viên của cơ sở.
4.3. Chất thải rắn:
Hiện tại, khu vực xã Thiện Tân đã có HTX Dịch vụ - Môi trường Trúc Xanh chuyên hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Nên không có tình tạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi trên đường như trước đây.
5. Các tác động môi trường:
5.1. Nguồn gốc ô nhiễm:
5.1.1. ô nhiễm không khí:
* Ô nhiễm do khí thải đốt nhiên liệu của phương tiện vận tải:
-Các phương tiện vận chuyển sử dụng ở đây chỉ gồm 2 xe tải vận chuyển nhiên liệu và sản phẩm đến và đi với tổng lượng hàng hóa vận tải khoảng 600 tấn, với xe tải có tải trọng 2,5 tấn/xe thì sẽ sử dụng khoảng 240 lượt xe/năm với lượng nhiên liệu tiêu thụ trong khu vực cơ sở tối đa khoảng 500 kgDO/năm
-Khí thải của các phương tiện vận chuyển chứa bụi , SO2, NOx, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) làm tăng tải lượng các chất ô niễm trong không khí. Với ước tính tổng lượng nhiên liệu do các phương tiện vận tải sử dung tối đa khoảng 500 kgDO/năm, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO theo Petro việt nam là 0,5%S. Tổng tải lượng khí thải của các phương tiện vận tải gây ra được tính toán theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO và được trình bày trong bảng sau:
Thông số
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn nhiên liệu)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/năm)
Bụi
1,03
1,4
SO2
20S
13,6
NOx
47,62
64,76
CO
114,3
155,45
VOC
26,68
36,28
Như vậy tải lượng chất ô nhiễm không khí do phương tiện vận tải gây ra rất nhỏ.
* Ô nhiễm do bụi và NH3:
Khí gây mùi chủ yếu ở đây là NH3 có mùi khai sinh ra tại công đoạn ủ , kho nguyên liệu phân gia súc, gia cầm, phân người, sân phơi. Kết quả so sánh với các cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh tương tự thì nồng độ NH3 được thể hiện trong bảng sau:
Vị trí
Bụi (mg/m3)
NH3(mg/m3)
TCVN 5938-1995
TCVS 3733/2002
Trong khu vực sản xuất
0,29
2,1
-
25
Khu sân phơi
0,30
3,7
-
25
Ngoài cổng vào công ty
0,28
KPH
0,2
-
5.1.2.ô nhiễm nước:
* Ô nhiễm do nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất hầu như không có.Chỉ có thể có 1 ít nước thải sinh ra từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhưng lượng thải không nhiều và không thường xuyên.Trong mùa mưa chỉ có nước mưa chảy tràn qua khu vực sân phơi.
* Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
-Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu SS, BOD, COD, N, P và vi khuẩn.Nếu không xử lý mà thải ra sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.Lượng nước thải sinh hoạt tại công ty ước tính theo lượng nước tiêu thụ tối đa khoảng 4m3/ngày
-Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo tài liệu đánh gía nhanh của WHO được trình bày trong bảng sau:
TT
Chất ô nhiễm
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)
TCVN 6980-2001
TCVN 5945-1995
Chưa xử lý
Qua bể tự hoại
Q<50, F1
Nguồn B
1
BOD5
450-540
Giảm 30-35%
20
50
2
SS
700-1450
Giảm 60-65%
40
100
3
Tổng N
60-120
Giảm 7,5%
-
60
4
NO3
0,05 x tổng N
-
-
-
5
Tổng P
6-45
Giảm 10%
-
6
6
PO43-
0,7 x tổng P
-
-
-
7
Dầu mở (thực phẩm)
100-300
-
50
10
8
Coliform (MPN/100ml)
106-109
Giảm 25-75%
3000
10.000
* Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn:
Khu vực sân phơi có mái che nên hầu như các chất lơ lửng bị cuốn trôi rất ít.Nồng độ các chất ô nhiễm lôi cuốn trong nứơc mưa được trình bày trong bảng sau:
TT
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ
TCVN 6980-2001
TCVN 5945-1995
Q<50,F1
Nguồn B
1
pH
-
6,6
-
5,5-9
2
BOD5
mg/l
40
20
50
3
COD
mg/l
230
50
100
4
SS
mg/l
68
40
100
5
Tổng N
mg/l
25
-
60
6
Tổng P
mg/l
0,75
4
6
5.1.3.Ô nhiễm chất thải rắn:
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt tính trung bình 0,2kg/người/ngày, do đó tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại công ty ứơc tính khoảng 02 kg/ngày. Chất thải rắn rắn sinh hoạt thu gom từ khu vực văn phòng, nhà ăn, phòng tắm…có thành phần đơn giản, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả, phế thải, thực phẩm thừa và khoảng 40% là các loại bao bì(giấy bìa, chất dẻo, thủy tinh…)có thể tái sử dụng hặc tái chế quay vòng sử dụng.
* Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại:
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là các nguyên liệu không rơi vãi, bao bì đựng phụ gia vi sinh.Nhìn chung tại công ty hiện nay lượng chất thải này khoảng 5kg/ngày, chủ yếu là bao bì.Chất thải rắn được tập trung phân loại để tái sử dụng hoặc bán cho cơ sở có nhu cầu tận dụng.
* Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của công ty khoảng 8,1kg/tháng, gồm:
Bảng danh mục chất thải nguy hại
STT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg/tháng)
1
Bóng đèn huỳnh quang
Rắn
0,1
2
Dầu động cơ thải
Lỏng
8
Tổng
8,1
5.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý:
* Ô nhiễm do nhiệt thừa:
Trong nhà xưởng sản xuất lợp tôn. Miền nam nắng nóng nhiều do đó vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong nhà xưởng có khi lên đến 31,5oC. Nhà xưởng cần phải được thông thoáng hữu hiệu đặc biệt là khu vực có lò nung.Điều khiện nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm như rối loạn điều hòa nhiệt, say nắng, say nóng, mất nước, mất muối, nếu không được bù đắp sẽ gây nhức đầu, mệt mỏi…
* Ô nhiễm do ồn rung:
Tại công ty, các nguồn ồn phát sinh do hoạt động của hầu hết các loại máy trong sản xuất như máy nghiền, động cơ điện, tiếng ồn, rung, ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe công nhân làm việc gần các nguồn phát sinh.
5.2.Đối tượng bị tác động:
Chất thải
Đối tượng bị tác động
Phạm vi tác động
Mức độ tác động
Bụi
- Không khí
- Trong khu vực triển khai dự án và vùng không khí xung quanh
- Khu vực triển khai dự án, dân cư xung quanh
- Ngắn hạn (trong thời gian dự án hoạt động), mang tính cục bộ và có thể hồi phục được.
- Thường xuyên trong ngày, có thể phục hồi
- Thực vật xung quanh dự án
- Dân cư xung quanh và nhân viên
Mùi và khí thải
- Không khí
- Sức khỏe người lao động
- Trong khu vực dự án và vùng không khí xung quanh
- Nhân viên làm việc tại công ty
- Ngắn hạn, cục bộ, có thể phục hồi.
- Thường xuyên trong ngày, có thể phục hồi
CTR
- Môi trường nước, đất
- Trong khu vực dự án
- Ngắn hạn, có thể phục hồi.
Nước thải Sinh hoạt
- Nước ngầm
- Nước mặt
- Phạm vi tác động tương đối rộng, tác động trong quá trình hoạt động của dự án.
- Nguồn tiếp nhận nước thải
- Không lớn do lượng thải nhỏ
6. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực:
6.1.Giảm thiểu ô nhiễm không khí:
* Giảm thiểu ô nhiễm bụi:
Bụi sinh ra từ quá trình sản xuất như nghiền, phơi sẽ gây ô nhiễm không khí, bụi sinh ra không nhiều do đó biện pháp hữu hiệu nhất là quy định cho công nhân vận hành và tất cả những người ra vào khu vực sản xuất phải mang khẩu trang có độ thông thoáng tốt để dễ hít thở và bụi phải được thu gom tập trung thường xuyên.
Ngoài ra để giảm nồng độ bụi và tạo không khí trong lành trong phạm vi sản xuất, một số biện pháp tổng hợp sau đây sẽ được thực hiện:
Phun nước, làm ẩm đường nội bộ, sân bãi vào các ngày khô nóng đề tránh bụi bay từ mặt đường vào không khí.
Thường xuyên làm vệ sinh quét dọn, thu gom rác trong khuôn viên công ty.
Khu tiếp nhận nguyên liệu, xuất sản phẩm, khu kho bãi bố trí ở cuối hướng gió có tường tránh cách ly để hạn chế ảnh hửơng đến toàn thể nhà máy, khoảng cách giữa các công trình hợp lý và đúng quy định.
Trồng cỏ và cây xanh bao bọc xung quanh nhà máy.Tán cây xanh có thể hấp thụ khói bụi, các hỗn hợp khí SO2, Cl2, các hỗn hợp chứa nitơ và nhiều yếu tố vi lượng độc hại khác.
* Giảm thiểu NH3,chống nóng:
Nhà máy sẽ sử dụng phương pháp thông gió pha loãng không khí để giảm ô nhiễm NH3, giảm nhiệt độ, phát tán các ô nhiễm trong khu vực sản xuất ra môi trường xung quanh.
6.2. Chống ồn ,rung:
- Khu vực sản xuất được bố trí cách biệt với khu vực văn phòng
- Khu vực sản xuất sẽ xây dựng tường bao để giảm thiểu tiếng ồn.
- Công nhân được trang bị nút tai để chống ồn
- Lắp đệm chống rung cho quạt, động cơ…
- Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị
6.3. Kiểm soát ô nhiễm do nước thải:
* Nước thải sản xuất:
Công ty không có nước thải sản xuất
* Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể tự hoại.Bể tự hoại là công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng.Nó phân hủy các chất hữu cơ không bền sinh học như: cacbonhydrat, protein, mỡ, các chất dinh dưỡng khác.
* Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chứa các chất hữu cơ tốt cho cây trồng được thu gom trong cống thoát nước riêng,nước mưa này sau đó được chảy vào vườn cây của công ty.
6.4.Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:
Nhà máy sẽ được thực hiện công tác quản lý và xử lý các loại chất thải như sau:
Chất thải công nghiệp không nguy hại được thu gon và bán cho các cơ sở tận dụng hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.
Chất thải sinh hoạt thì hợp đồng với HTX Dịch vụ -Môi trường Trúc Xanh để thu gom xử lý.
Chất thải nguy hại sẽ được quản lý và xử lý theo quy định “quản lý chất thải nguy hại” số 155-1999 của thủ tướng chính phủ.
7.Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố:
7.1.Vệ sinh an toàn lao động:
Công ty cam kết tuân thủ nghị định số 36/CP của chính phủ kí ngày 20/01/1995 trong đó có những quy định chi tiết về an toàn và vệ sinh lao động của bộ luật lao động.Các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân sẽ áp dụng tại công ty là:
Thực hiện chương trình kiểm tra và giám định sức khỏe định kỳ cho tất cả công nhân làm việc từ nhà máy
Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do bộ y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tạo điều kiện cho người lao động làm việc thoải mái,dễ chịu
Bố trí nhân viên chuyên trách về vệ sinh, môi trường và an toàn lao động
Giáo dục nâng cao nhận thức của công nhân viên về bảo vệ môi trường.
7.2. Phòng chống các sự cố môi trường:
- Phòng chống cháy nổ:
+ Trong các khu sản xuất sẽ lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin liên lạc, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.
+ Trang bị các phương tiện phòng chống cháy như: bình chữa cháy, bể nước dự trữ…
- Hệ thống cháy nổ:
+ Lắp đặt hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng.
+ Lắp đặt hệ thống thu sét,thu tĩnh điện tích tụ.
8.Chương trình giám sát môi trường:
* Giám sát chất lượng không khí:
- Thông số chọn lọc: bụi tổng hợp, SO2, CO, THC,tiếng ồn, độ rung, vi khí hậu
- Vị trí giám sát: 03 điểm trong khuôn viên công ty, 01 điểm bên ngoài.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: theo TCVN
- Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937/5938-1995
- Tần số giám sát: 02 lần/ năm
* Giám sát chất lượng nứơc thải:
- Thông số chọn lọc: pH, COD/BOD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ, coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm trước khi thoát nước thải sinh hoạt.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: theo TCVN
- Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5945-1995-B
- Tần số giám sát: 02 lần/ năm
9.Kết luận:
Công ty Long Tân đã phối hợp với Trung Tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai tiến hành khảo sát, tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí, nước thải của công ty.
Trên cơ sở khảo sát thực tế về quy trình công nghệ, các nguồn gây ô nhiễm và kết quả phân tích giám sát cho phép kết luận như sau:
- Về nước thải:
+ Quy trình sản xuất phân hữu cơ không sử dụng nước nên không phát sinh nước thải.
+ Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại đặt trong khuôn viên của công ty trước khi thải ra môi trường.
Công ty đã đóng phí theo nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đến hết quí 4 năm 2008.
- Về môi trường không khí:
Công ty Long Tân đã sử dụng sản phẩm PENAC để xử lý mùi hôi phát sinh từ phân gia cầm và bả bùn mía đường.
Công ty cũng đã xây dựng nhà xưởng thông thoáng nhắm giảm nồng độ bụi và khí độc hại phát sinh từ máy nổ trong nhà máy.
Các chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí trong khu vực sản xuất có 6/7 chỉ tiêu giám sát đạt so tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT, chỉ có chỉ tiêu độ ẩm vượt nhẹ so với tiêu chuẩn.
Các chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí trong khuôn viên công ty có 4/5 chỉ tiêu giám sát đạt so với tiêu chuẩn việt nam TCVN 5937:2005 và TCVN 5945:1998, chỉ có chỉ tiêu nồng độ bụi lơ lững vượt nhẹ so với tiêu chuẩn.
- Về chất thải rắn:
Chất thải sinh hoạt được công ty thu gom mỗi ngày vào các giỏ nhựa, tập trung và lữu trữ tại khu vực riêng
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại của công ty được tập trung, phân loại sau đó giao cho các công ty thu mua phế liệu thu gom hoặc trả lại cho nhà cung cấp để tái sử dụng.
Chất thải nguy hại của công ty được tập trung và tổn trữ trong khu vực riêng.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (21).doc