Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

Kết quả đo đo tiếng ồn tại phân xưởng nghiền thạch cao của Xí nghiệp Chế biến thạch cao Mỹ Đức như sau: khi có 01 máy nghiền thạch cao công suất 5 tấn/giờ hoạt động thì mức ồn đo được tại điểm cách máy khoảng 1m dao động khoảng 85 - 87 dBA và khi có cùng 02 máy nghiền công suất 5tấn/giờ và 8 tấn/giờ hoạt động thì mức ồn đo được tại điểm cách máy khoảng 1m dao động trong khoảng 90-92 dBA. - Đánh giá mức độ tác động của tiếng ồn đến môi trường xung quanh: Theo dự báo của chúng tôi, thì mức ồn của máy nghiền thức ăn gia súc đặt tại dự án này (3,5 tấn/giờ) gần bằng với mức ồn của máy nghiền thạch cao có công suất 5 tấn/giờ đặt tại Xí nghiệp Chế biến thạch cao Mỹ Đức. Dùng công thức mức suy giảm độ ồn khi lan truyền trong môi trường không khí: ∆Ld = 20 lg (R2/R1)1+a, chúng tôi xác định được như sau: - Mức ồn do máy nghiền thức ăn gia súc gây ra tại điểm cách máy nghiền 18m là 70 dBA và bằng với mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT. - Mức ồn do máy nghiền thức ăn gia súc gây ra tại điểm cách máy nghiền một khỏang 40 m là 55 dBA và bằng với mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường trong khoảng thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT. Để giảm thiểu tiếng ồn chúng tôi cho trồng cây xanh và xây tường bao khu vực xung quanh dự án. Và chúng tôi cam kết sẽ bố trí vị trí đặt máy nghiền cách khu dân cư tối thiểu là 40m, để sau này trong trường hợp máy nghiền có hoạt động sau 21 giờ cũng không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

doc71 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 CP sỏi đồi 28,00 18,00 2*5,00 (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Thuận, 2009) 2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà máy hiện hữu bên trong Cụm công nghiệp Tháp Chàm Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận tháng 10 năm 2010 thì tình hình thực hiện đầu tư tại Cụm Công nghiệp Tháp Chàm hiện nay như sau: - Diện tích Cụm công nghiệp: 23,48 ha. - Số doanh nghiệp đăng ký đầu tư: 10. - Số doanh nghiệp đang hoạt động: 4. Gồm có: Bảng 2.3: Quy mô sản xuất các cơ sở công nghiệp xung quanh TT Tên doanh nghiệp Loại ngành nghề Quy mô 1 Công ty TNHH Phú Thủy Ép vỏ hạt điều lấy dầu 5.000 tấn/năm 2 Công ty XK Nông sản Ninh Thuận Chế biến hạt điều 24.968 tấn/năm 3 Công ty TNHH TM Hải Đông Chế biến thủy sản khô Tạm ngưng hoạt động 4 Công ty Cổ phần giống cây trồng Đông Nam Chế biến giống, cây trồng 8.000 tấn/năm Chất thải rắn phát sinh tại mỗi nhà máy như sau: Bảng 2.4: Chất thải rắn phát sinh tại mỗi nhà máy TT Tên doanh nghiệp Lượng thải (tấn/ngày) Ghi chú 1 Công ty TNHH Phú Thủy 8 Bả vỏ hạt điều sau ép lấy dầu thải ra 2 Công ty XK NS Ninh Thuận 28 Vỏ hạt điều 3 Công ty TNHH TM Hải Đông 0,05 Chủ yếu chất thải sinh hoạt 4 Công ty Cổ phần giống cây trồng Đông Nam 1 giống, cây trồng hỏng - Số doanh nghiệp đang xây dựng: 2. Gồm có: + Công ty TNHH Phi Mã; + Công ty TNHH một thành viên Thảo Điền. - Số doanh nghiệp chưa xây dựng: 2. Gồm có: + Công ty TNHH Công nghệ sinh học Duy Ninh An; + Công ty TNHH Yến Nhi. - Số doanh nghiệp đăng ký, chưa thực hiện thủ tục đầu tư: 2. Gồm có: + Doanh nghiệp tư nhân TM &DV Thanh Vân; + Công ty Cổ phần Năng lượng xanh. 2.2. Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.2.1. Điều kiện về địa lý và địa chất a. Địa hình Theo báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật CCN Tháp Chàm lập vào năm 2002 cho thấy cụm công nghiệp Tháp Chàm có địa hình tương đối bằng phẳng. Qua khảo sát thực tế, khu vực dự kiến triển khai dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần san lấp một vài khu vực là có thể triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án được. b. Địa chất công trình Theo báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật CCN Tháp Chàm lập vào năm 2002 cho thấy khu vực dự án, đến độ sâu 10,8 m có các lớp đất sau: Lớp 1: độ sâu từ 0 – 1,45 m, thành phần cát lẫn cuội sỏi, màu xám xanh đến đỏ nâu, trạng thái dẻo vừa; Lớp 2: độ sâu từ 1,45 – 3,45 m, thành phần cát hạt mịn, màu xám đen, trạng thái chặt vừa; Lớp 3: độ sâu từ 3,45 – 6,0 m, thành phần sét pha cát hạt lớn, màu xám đen; Lớp 4: độ sâu từ 6,0 – 10,8 m, thành phần cát hạt lớn, màu xám xanh. Nhìn chung, địa tầng tại khu vực dự án có cấu trúc các lớp đất tương đối đồng nhất theo hai phương, chủ yếu gồm các lớp: cát, cát pha. Cường độ chịu tải nền đất khu vực dự án khoảng 1,5 kg/cm2. Nhận xét: Khả năng chịu tải của nền đất khu vực dự án ở mức trung bình. Vì vậy, đối với các công trình đòi hỏi khả năng chịu tải cao, cần phải gia cố nền móng công trình cho phù hợp. 2.2.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn a. Khí tượng CCN Tháp Chàm nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng là khô nóng và gió nhiều. Theo Báo cáo Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận của Bùi Đức Tuấn và số liệu của Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía nam cho thấy đặc trưng khí hậu khu vực dự án như sau: Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Nhiệt độ không khí bình quân nhiều năm khu vực Phan Rang là 27,20C. Nhiệt độ không khí cao nhất quan trắc được là 39,40C. Nhiệt độ không khí thấp nhất quan trắc được là 16,10C. Một số đặc trưng cơ bản về nhiệt độ không khí của khu vực trình bày trong bảng sau: Bảng 2.5: Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN Trạm Khí tượng Phan Rang Nhiệt độ (0C) Tháng TB năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình 25,1 25,6 26,9 28,0 29,0 28,8 28,5 28,6 27,9 26,8 26,0 24,8 27,2 Cao nhất trung bình 30,7 31,4 33,4 34,0 35,7 35,7 35,5 35,6 34,4 32,5 31,3 30,2 33,4 Cao nhất tuyệt đối 33,1 32,3 35,7 35,5 39,4 38,8 36,7 37,1 36,6 34,7 32,6 31,9 Max 39,4 Thấp nhất 21,6 21,7 23,5 24,2 24,6 24,7 24,6 24,7 24,3 23,0 22,3 21,7 23,4 Thấp nhất tuyệt đối 17,0 18,7 18,1 21,2 22,8 22,6 23.3 21,0 22,2 21,4 19,1 16,1 Min 16,1 * Tốc độ gió Tốc độ gió trung bình của Trạm Khí tượng Phan Rang khoảng từ 2,3 đến 2,4 m/s. Bảng 2.6: Tốc độ gió bình quân tháng, năm tại Trạm khí tượng Phan Rang(m/s) Đặc trưng Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tốc độ 3,5 3,4 2,5 2,0 1,5 1,7 2,0 2,1 1,6 1,7 2,9 4,0 2,4 Tốc độ gió trung bình theo các hướng gió chính trong tháng Từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau, hướng gió chính là gió hướng đông bắc. Tốc độ gió phổ biến từ 4,0 đến 5,5 m/s. Các tháng IV và V thường là gió đông nam. Các tháng VI đến IX chủ đạo là gió tây nam, với tốc độ phổ biến khoảng 3,5 đến 4,0 m/s. Bảng 2.7: Tốc độ gió bình quân theo các hướng gió chính trong các tháng ở Trạm khí tượng Phan Rang (m/s ) Đặc trưng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tốc độ trung bình 4,5 5,1 4,3 4,2 4,3 3,3 3,5 3,6 3,5 4,1 4,3 5,5 Hướng thịnh hành NE NE NE SE SE SW SW SW SW NE NE NE Ghi chú: NE: Hướng Đông Bắc SE: Hướng Đông Nam SW: Hướng Tây Nam Tốc độ gió theo các hướng gió chính trong các tháng tại khu vực thực hiện dự án khá lớn, nhất là theo các hướng gió chính là đông bắc và tây nam. Vì vậy, nếu tải lượng khí thải nhiều hoặc không có biện pháp xử lý khí thải thích hợp thì các đơn vị trong khu vực thực hiện dự án sẽ chịu tác động với nhau. Lượng bốc hơi Trong năm, từ tháng XII năm trước đến tháng VII năm sau có lượng bốc hơi lớn. Trong đó, các tháng I, II, III có lượng bốc hơi lớn nhất. Các tháng mùa mưa, lượng bốc hơi giảm rõ rệt. Tháng X có lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm với 110 mm/tháng. Tháng I có lượng bốc hơi bình quân cao nhất với 190 mm/tháng. Tổng lượng bốc hơi bình quân năm là trên 1.800 mm. Bảng 2.8: Lượng bốc hơi khả năng trung bình ngày, tháng, năm (mm) Đặc trưng Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình ngày 6,2 6,4 5,7 5,3 4,6 5,0 4,8 5,0 3,6 3,5 4,6 5,1 5.0 Trung bình tháng 190 184 176 154 142 145 152 153 115 105 137 156 1.809 Dông Từ tháng IV đến tháng X trên địa bàn có xảy ra dông và mưa dông. Số ngày có dông được trình bày ở bảng sau. Bảng 2.9: Số ngày xuất hiện dông trung bình tháng và năm (ngày) Đặc trưng Tháng Tổng năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số ngày 0,0 0,0 0,0 0,9 3,1 1,8 2,4 2,2 4,3 1,4 0,0 0,0 16,1 Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí bình quân năm (Ubq) tại khu vực thực hiện dự án là 76%. Tháng IX, X, XI là các tháng ẩm nhất với độ ẩm bình quân đạt xấp xỉ 80%. Các tháng I, II, III là các tháng khô nhất với độ ẩm bình quân từ 70 đến 74%. Bảng 2.10: Độ ẩm không khí bình quân tháng và năm tại Phan Rang (%) Đặc trưng Tháng Tb năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ubq 73 74 74 76 77 75 76 76 80 81 79 76 76 Số giờ nắng trong năm Tổng số giờ nắng bình quân nhiều năm khoảng trên 2.700 giờ/năm. Trong năm, nắng nhiều từ tháng I đến tháng VI, số giờ nắng phổ biến từ 250 giờ/tháng đến 280 giờ/tháng. Nắng ít từ tháng IX đến tháng XII, khoảng từ 170 giờ/ tháng đến 200 giờ/tháng. Bảng 2.11: Số giờ nắng trong năm (Đơn vị: giờ) Đặc trưng Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng tháng 246 249 276 257 248 249 230 226 201 187 179 168 2716 Mưa Lượng mưa bình quân năm tại khu vực xấp xỉ 730 mm và lượng mưa năm biến động khá lớn theo các năm. Với nhóm năm ít mưa, lượng mưa năm dưới 500 mm. Với nhóm năm mưa nhiều, lượng mưa năm trên 1.300 mm. Lượng mưa trung bình nhiều năm của khu vực xấp xỉ 730 mm. Trong năm, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII: Thời kỳ này, thịnh hành gió Đông Bắc, các tháng IX, X, XI có lượng mưa tháng lớn nhất, phổ biến từ 130 mm đến 160 mm. Tháng XII có lượng mưa tháng thấp hơn, xấp xỉ 70 mm. Lượng mưa mùa mưa chiếm xấp xỉ 70 % tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII: Nửa đầu mùa khô: từ tháng I đến tháng IV. Thời kỳ này, gió Đông Bắc vẫn thịnh hành trong nửa đầu mùa khô, nắng nhiều, lượng bốc hơi lớn. Tháng I và tháng II là các tháng có lượng mưa ít nhất trong năm, lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN) chỉ xấp xỉ 2,0 mm. Vì vậy, có thể xem như 2 tháng này là không mưa. Các tháng 3, 4 có lượng mưa tháng TBNN dưới 15 mm. Nửa cuối mùa khô: từ tháng V đến tháng VIII, thịnh hành gió Tây Nam, thường có mưa rào và dông nhiệt, lượng mưa các tháng này phổ biến từ 40 mm – 60 mm. Bảng 2.12: Biến động lượng mưa trung bình tháng, năm Trạm Phan Rang theo các thời kỳ và lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) Lượng mưa Tháng TB năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhóm năm trung bình 1.6 2.0 9.1 11.3 53.7 61.6 45.0 55.8 151.7 156.6 136.7 78.1 763 Nhóm năm mưa ít 2.0 0.0 0.0 0.0 39.9 56.9 24.1 174.3 124.0 12.8 14.4 10.8 459 Nhóm năm mưa nhiều 8.9 16.5 67.3 67.6 8.9 23.7 45.1 256.7 291.2 328.5 215.2 1329 Trung bình nhiều năm 1.3 2.1 12.4 13.3 55.4 55.0 44.1 52.4 146.3 150.0 133.5 66.8 733 Bão Do địa hình tỉnh Ninh Thuận có nhiều hệ thống núi cao bao bọc xung quanh nên khu vực Ninh Thuận bị ảnh hưởng do bão có tần suất thấp. Chủ yếu là ảnh hưởng bởi rìa áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Nhận xét: Chế độ nhiệt khá cao và ổn định quanh năm. Gió có tốc độ khá lớn, đặc biệt vào mùa gió đông bắc. Nếu công tác san nền được thực hiện vào thời điểm này, môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng do tác động của bụi. Lượng mưa thấp, trong khi đó lượng bốc hơi cao. Lượng bốc hơi cao gấp 2 lần so với lượng mưa. Vào các tháng 9-12, đây là thời kỳ mùa mưa, lượng mưa cao kéo theo lượng nước mưa chảy tràn lớn nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mưa của khu vực dự án. Vấn đề thoát nước mưa của khu vực dự án cần đặc biệt lưu ý vào thời điểm từ tháng 9-12. Hướng gió chủ đạo tại khu vực dự án là Đông Bắc và Tây Nam. Với địa điểm của dự án thì các khu dân cư xung quanh gồm khu tái định cư CCN Tháp Chàm và khu dân cư phường Đô Vinh, cũng như khu du lịch tháp Poklongiarai chịu tác động do khí thải và mùi hôi từ dự án là thấp nhất. b. Thủy văn Một số thông tin ghi nhận về kênh Bắc nhánh Ninh Hải đoạn qua khu vực dự án tại thời điểm khảo sát như sau: Chiều rộng kênh: 8 - 10 m; Chiều sâu kênh: 1,5 – 2,0 m; Vận tốc dòng nước: 0,2 – 0,4 m/s; Lưu lượng dòng chảy khoảng: 3,0 – 6,0 m3/s, trung bình khoảng 4,5 m3/s. Hình 1: Kênh Bắc nhánh Ninh Hải, đoạn qua khu vực dự án Nhận xét: Kênh Bắc nhánh Ninh Hải có sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nên nước thải từ CCN Tháp Chàm sẽ xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005-A. Kênh Bắc nhánh Ninh Hải có lưu lượng dòng chảy không lớn. Vì vậy, nếu nước thải của CCN Tháp Chàm cũng như các nhà máy lân cận trong khu vực không được xử lý tốt, chất lượng nước của kênh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. 2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Tháng 7/2009, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm. Tại thời điểm này, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đã tổ chức phân tích các thành phần môi trường (tiếng ồn, đất, nước mặt, nước ngầm,) tại cụm công nghiệp Tháp Chàm để làm số liệu hiện trạng cho Báo cáo ĐTM này. Qua trao đổi với Ban Quản lý các khu công nghiệp và người dân tại đây, chúng tôi được biết, kể từ thời điểm mà Ban Quản lý các khu công nghiệp lập Báo cáo ĐTM cụm công nghiệp Tháp Chàm cho đến nay, các hoạt động dân sinh cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp tại và xung quanh cụm công nghiệp này không thay đổi so với trước đây và theo nhận định của chúng tôi thì chất lượng các thành phần môi trường hiện nay vẫn không thay đổi so với 1 năm trước đây. Vì vậy, chúng tôi quyết định lấy kết quả phân tích các thành phần môi trường tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cụm công nghiệp Tháp Chàm làm số liệu hiện trạng cho Báo cáo ĐTM này. 2.3.1. Kết quả đo độ ồn tại CCN và xung quanh CCN Theo kết quả đo đạc tiếng ồn, phân tích chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm và đất tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 như sau: Kết quả đo độ ồn tại và xung quanh cụm công nghiệp như sau: Bảng 2.13: Kết quả đo độ ồn tại và xung quanh cụm công nghiệp TT Mẫu Lmax Lmin LTB (dBA) 1 K1 87,6 75,0 81,4 2 K2 68,6 57,9 64,2 3 K3 69,0 55,6 62,9 4 K4 67,8 54,7 60,8 5 K5 71,6 58,6 67,5 QCVN 26:2010/BTNMT Từ 6 giờ đến 21 giờ: 70 dBA. Từ 21 giờ đến 6 giờ: 55 dBA Nhận xét: Từ kết quả đo đạc trên cho thấy, mức ồn tại và quanh cụm công nghiệp do hoạt động dân sinh và sản xuất công nghiệp gây ra đều vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép trong khoảng thời gian từ 21 giờ cho đến 6 giờ sáng hôm sau. 2.3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại và quanh cụm công nghiệp Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại và quanh cụm công nghiệp tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm như sau: Bảng 2.14: Chất lượng môi trường không khí tại và xung quanh cụm công nghiệp TT Mẫu Hàm lượng (mg/m3) Bụi CO NO2 SO2 1 K1 0,33 4,2 0,175 0,152 2 K2 0,19 2,3 0,085 0,055 3 K3 0,21 2,8 0,098 0,042 4 K4 0,20 2,5 0,081 0,060 5 K5 0,24 3,0 0,124 0,127 QCVN 05:2009/BTNMT 0,20 5 0,10 0,125 Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy môi trường không khí tại một số khu vực bên trong và bên ngoài cụm công nghiệp hiện tại đã bị ô nhiễm bụi (tại điểm K1 và K5), NO2 (tại điểm K1 và điểm K5) và SO2 (tại điểm K1 và điểm K5). Ghi chú: Vị trí các điểm đo tiếng ồn và lấy mẫu không khí như sau: Bảng 2.15: Vị trí các điểm đo tiếng ồn và lấy mẫu không khí TT Mẫu Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu 1 K1 Trong cụm công nghiệp Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ không khí = 28,4oC; độ ẩm không khí = 79%; vận tốc gió = 1,3 – 2,8 m/s. 2 K2 Tiếp giáp về phía Bắc của cụm công nghiệp Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ không khí = 28,6oC; độ ẩm không khí = 78%; vận tốc gió = 1,3 – 3,0 m/s 3 K3 Tiếp giáp về phía Tây của cụm công nghiệp Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ không khí = 30,5oC; độ ẩm không khí = 75%; vận tốc gió = 1,0 – 2,7 m/s 4 K4 Tiếp giáp về phía Nam của cụm công nghiệp Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ không khí = 30,6oC; độ ẩm không khí = 75%; vận tốc gió = 1,0 – 2,4 m/s 5 K5 Tại Trường Quân sự địa phương (Bộ CHQS tỉnh Ninh Thuận), Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ không khí = 30,7oC; độ ẩm không khí = 74%; vận tốc gió = 1,2 – 3,1 m/s 2.3.3. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Bắc, nhánh Ninh Hải Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Bắc, nhánh Ninh Hải tại cáo cáo ĐTM cụm công nghiệp Tháp Chàm như sau: Bảng 2.16: Chất lượng nguồn nước kênh Bắc, nhánh Ninh Hải tại cáo cáo ĐTM cụm công nghiệp Tháp Chàm TT Thông số M1 M2 M3 QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 1 pH 6,7 6,8 6,6 5,5 – 9 2 DO (mg/l) 4,0 4,2 3,8 ≥ 4 3 BOD5 (mg/l) 20 22 19 15 4 COD (mg/l) 28 31 26 30 5 SS (mg/l) 46 40 42 50 6 Tổng N (mg/l) 2,2 2,3 1,6 - 7 Tổng P (mg/l) 0,15 0,12 0,18 - 8 Pb (mg/l) 0,006 0,008 0,006 0,05 9 Cd 6+ (mg/l) 0,003 0,004 0,005 0,04 10 As (mg/l) 0,002 0,002 0,002 0,05 11 Cu (mg/l) 0,009 0,008 0,010 0,5 12 Zn (mg/l) 0,005 0,004 0,003 1,5 13 Coliform (MPN/100ml) 98.200 114.000 88.600 7.500 14 Dầu mỡ 0,05 0,04 0,04 0,1 Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy, nước kênh Bắc tại điểm dự kiến tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp về phía thượng nguồn (điểm M2) và hạ nguồn (điểm M3) đang bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Bảng 2.17: Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt TT Mẫu Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu 1 M1 Kênh Bắc nhánh Ninh Hải, tại đoạn dự kiến tiếp nhận nước thải của CCN Tháp Chàm. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,3oC. 2 M2 Kênh Bắc nhánh Ninh Hải, thượng nguồn điểm M1 khoảng 500m. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,5oC. 3 M3 Kênh Bắc nhánh Ninh Hải, hạ nguồn điểm M1 khoảng 500m. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,8oC. (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/7/2009). Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh Bắc nhánh Ninh Hải 6 tháng đầu năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trường quan trắc như sau: Bảng 2.18: Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh Bắc nhánh Ninh Hải 6 tháng đầu năm 2010 STT Thông số Đơn vị tính Kết quả phân tích trung bình 6 tháng đầu năm 2010 QCVN 08:2008/BTNMT cho phép đối với giá trị gíơi hạn cột B Đầu kênh Cuối kênh 1 Nhiệt độ - 26,7 27,2 - 2 pH - 7,2 7,2 5,5-9 3 Ô xy hoà tan mg/l 6,4 5,3 ≥ 4 4 Sắt tổng cộng mg/l 2,3 2,8 - 5 Amoniac mg/l 0,13 0,20 0,5 6 Nitric mg/l 0,011 0,018 0,04 7 Nitrat mg/l 0,18 0,21 10 8 BOD5 mg/l 1,8 3,6 15 9 Coliform MPN/100ml 6,9.104 4,4.104 7.500 Ghi chú: - Điểm quan trắc đầu kênh là điểm quan trắc tại thôn Lương Cang thuộc xã Nhơn Sơn. - Điểm quan trắc cuối kênh là điểm quan trắc tại thôn Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn. Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng nước kênh Bắc nhánh Ninh Hải tại bảng trên cho thấy chất lượng nước kênh Bắc nhánh Ninh Hải tại đầu và cuối kênh, trừ chỉ tiêu coliform, các thông số còn lại đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép cột B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT. 2.3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại và xung quanh cụm công nghiệp Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại và quanh cụm công nghiệp như sau: Bảng 2.19: Chất lượng nước ngầm tại và quanh cụm công nghiệp TT Thông số N1 N2 N3 QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH 6,5 6,8 7,1 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (mgCaCO3/l) 62 65 73 500 3 TDS (mg/l) 636 700 892 - 4 NH4+ (mg/l) 0,012 0,015 0,005 0,1 5 NO3- (mg/l) 0,47 0,29 0,25 15 6 Cl- (mg/l) 15,7 19,9 56,4 250 7 SO4-2 (mg/l) 8,2 7,4 8,0 400 8 Coliform (MPN/100ml) 4 2 5 3,0 9 As (mg/l) KPH KPH KPH 0,05 10 Cd (mg/l) KPH KPH KPH 0,005 11 Pb (mg/l) KPH KPH KPH 0,01 12 Cu (mg/l) 0,08 0,12 0,07 1,0 13 Zn (mg/l) 1,1 0,9 1,2 3,0 Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng nước ngầm (trừ chỉ tiêu Coliform tại nhà ông Trần Đức Nhân) tại khu vực này đều nằm trong Quy chuẩn Việt Nam cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm phân tích như sau: Bảng 2.20: Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm phân tích TT Mẫu Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu 1 N1 Tại hộ: Dương Tấn Hồng Khu 8, phường Đô Vinh, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm Giếng sâu: 5m Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 21,2oC 2 N2 Tại hộ: Võ Thị Mẫn Khu 8, phường Đô Vinh, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm Giếng sâu: 7m Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 21,0oC 3 N3 Tại hộ: Trần Đức Nhân Khu 8, phường Đô Vinh, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm Giếng sâu: 10m Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 20,2oC Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/7/2009. Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy, trừ chỉ tiêu Coliform, các thông số còn lại đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT. 2.3.5. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt đất tại cụm công nghiệp Tháp Chàm Kết quả phân tích thành phần cấp hạt đất tại cụm công nghiệp Tháp Chàm như sau: Bảng 2.21: Kết quả phân tích thành phần cấp hạt đất tại cụm công nghiệp Tháp Chàm Thành phần cấp hạt đất (mm) Tỷ lệ (% khối lượng) D1 D2 D3 > 0,30 0 0 0 0,25 – 0,30 0,06 3,09 0,82 0,1 – 0,25 8,47 16,10 10,38 0,05 – 0,1 35,70 48,72 38,96 0,01 – 0,05 39,44 27,01 36,33 0,005 – 0,01 12,75 3,33 10,40 0,001 – 0,005 2,68 0,64 2,17 < 0,001 0,90 1,11 0,95 Về chất lượng đất như sau: Bảng 2.22: Chất lượng đất tại Cụm công nghiệp Tháp Chàm Thông số Đơn vị D1 D2 D3 QCVN 15:2008/BTNMT QCVN 03: 2008/BTNMT pHKCl 5,0 5,7 5,8 - - Tỷ trọng g/cm3 1,27 1,25 1,30 - - Độ ẩm % 32,0 28,6 31,5 - Tổng N mg/kg 0,24 0,25 0,32 - - Tổng P mg/kg 0,13 0,12 0,11 - - Thuốc BVTV mg/kg 85 68 82 1.400 - As mg/kg 0,35 0,42 0,30 - 12 Cd mg/kg 0,11 0,17 0,22 - 10 Pb mg/kg 2,31 1,52 1,80 - 300 Cu mg/kg 2,4 3,1 4,5 - 100 Zn mg/kg 8,3 7,6 6,8 - 300 Nguồn: Các kết quả phân tích trên được chúng tôi lấy từ Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/7/2009. Bảng 2.23: Vị trí các điểm lấy mẫu đất và điều kiện tại thời điểm lấy mẫu TT Mẫu Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu 1 D1 Trong khu vực dự án, khu vực hiện chưa san nền. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt đất = 29,5oC 2 D2 Trong khu vực dự án, khu vực hiện chưa san nền. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt đất = 29,7oC 3 D3 Trong khu vực dự án, khu vực hiện chưa san nền. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt đất = 30,0oC Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng đất tại các bảng trên cho thấy: chất lượng đất tại cụm công nghiệp Tháp Chàm đạt QCVN 15:2008/BTNMT và QCVN 03:2008/BTNMT. 2.3.6. Kết quả phân tích thành phần thủy sinh trong nguồn nước kênh Bắc, Nhánh Ninh Hải - Về thành phần loài thực vật phiêu sinh như sau: Bảng 2.24: Thành phần loài thực vật phiêu sinh trong nguồn nước kênh Bắc, nhánh Ninh Hải Mẫu Cyanophyta (loài) Chrysophyta (loài) Euglenophyta (loài) Chlorophyta (loài) Dinophyta (loài) TS1 15 34 32 25 1 TS2 10 12 34 34 2 TS3 7 48 38 32 Về thành phần loài động vật phiêu sinh như sau: Bảng 2.25: Thành phần loài động vật phiêu sinh trong nguồn nước kênh Bắc, nhánh Ninh Hải Mẫu Cladocera (loài) Copepoda (loài) Rotatoria (loài) Ostracoda (loài) Larvae (loài) TS1 1 3 10 2 1 TS2 7 2 8 1 5 TS3 4 1 5 2 Về thành phần loài động vật đáy như sau: Bảng 2.26: Thành phần loài động vật đáy trong nguồn nước kênh Bắc Mẫu Oligochaeta (loài) Insecta larva (loài) TS1 2 1 TS2 3 TS3 1 3 Về mật độ hệ sinh thái thủy như sau: Bảng 2.27: Mật độ hệ sinh thái thủy trong nguồn nước kênh Bắc Mẫu Thực vật phiêu sinh (cá thể/m3) Động vật phiêu sinh (cá thể/m3) Động vật đáy (cá thể/m2) TS1 20.600.000 1.600 85 TS2 30.400.000 1.200 67 TS3 10.000.000 2.500 80 Bảng 2.28: Vị trí và điều kiện tại thời điểm lấy mẫu Kênh Bắc TT Mẫu Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu 1 TS1 Kênh Bắc nhánh Phan Rang, khu vực dự kiến tiếp nhận nước thải của trạm XLNT tập trung CCN Tháp Chàm. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,3oC. 2 TS2 Kênh Bắc nhánh Phan Rang, thượng nguồn điểm TS1 khoảng 500m. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,5oC 3 TS3 Kênh Bắc nhánh Phan Rang, hạ nguồn điểm TS1 khoảng 500m. Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mặt nước = 27,8oC. (Nguồn: Các kết quả phân tích trên, được chúng tôi lấy từ Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/7/2009). Nhận xét: Từ kết quả phân tích hệ thủy sinh tại các bảng trên cho thấy: cấu trúc thành phần loài khẳng định rõ chất lượng nước kênh Bắc nhánh Phan Rang đang bị ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình. 2.4. Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội phường Đô Vinh 2.4.1. Tình hình kinh tế a. Diện tích tự nhiên, dân số Diện tích tự nhiên: 3063,13 ha. Gồm 08 khu phố. Dân số: 14.783 người. Số hộ: 3.833 hộ. Nam: 7.385, nữ 7.398. Có 6 dân tộc sinh sống trên địa bàn là: Kinh với số dân là 14.742 người, Chăm 10 người, Raglay 19 người, khác 12 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 3,8 %. Công nghiệp – Xây dựng: 90,2 %. Dịch vụ: 6 %. b. Thương mại - dịch vụ, công nghiệp Số hộ kinh doanh trong phường: 196 hộ. Trong đó: sản xuất 26 hộ, dịch vụ ăn uống 24 hộ, thương nghiệp 78 hộ, dịch vụ 36 hộ, dịch vụ vận tải: 32 hộ. Số cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp Tháp Chàm chưa nhiều. Hiện tại mới chỉ có 4 cơ sở đang hoạt động/10 cơ sở đăng ký hoạt động. Các sản phẩm chủ yếu là nhân hạt điều và đường cát. c. Sản xuất nông nghiệp Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 578,5 ha. Trong đó: Ruộng 3 vụ 230 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha. Trồng nho 15 ha, các loại đất nông nghiệp khác 333,5 ha trồng bắp, nho, táo vv... 2.4.2. Tình hình văn hóa xã hội a. Giáo dục Trên địa bàn phường có 3 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. - Trường tiểu học Đô Vinh 1 có 17 lớp/23 giáo viên. Tỷ lệ lên lớp 97,6%, tỷ lệ học sinh giỏi 45%. - Trường tiểu học Đô Vinh 2 có 7 lớp/9 giáo viên. Tỷ lệ lên lớp 97,6%, tỷ lệ học sinh giỏi 45%. - Trường tiểu học Đô Vinh 3 có 13 lớp/18 giáo viên. Tỷ lệ lên lớp 99,4%, tỷ lệ học sinh giỏi 75,9%. - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có 38 lớp/77 giáo viên. Tỷ lệ lên lớp 84,6%, tỷ lệ học sinh giỏi 36,0%. b. Về an ninh, quốc phòng Duy trì thường xuyên công tác trực sẵn sàng chiến đấu trong các ngày lễ, tết. Giao quân đầy đủ 100% theo chỉ tiêu. Tổng số dân quân: 110 người. Trong đó, dân quân cơ động là 25 người, dân quân tại chỗ 72 người, dân quân binh chủng 13 người. c. Y tế Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tổng số lần khám bệnh 4058 người. Trong đó, khám BHYT 657 người, số người được theo dõi điều trị là 603 người. d. An ninh trật tự Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định. Vấn đề tôn giáo không có gì nổi cộm. Trong thời kỳ vừa qua không xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh nghiêm trọng trên địa bàn. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội phường Đô Vinh năm 2010) CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị xây dựng Khu đất này nằm trong cụm công nghiệp Tháp Chàm nên hoạt động thu hồi đất và nhà của người dân là không có. Vì vậy, không có tác động đến đời sống các hộ dân có nhà và đất bị thu hồi. 3.2. Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn thi công xây dựng 3.2.1. Chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chủ yếu là chất thải sinh hoạt công nhân, chất thải từ hoạt động giải phóng mặt bằng và chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án thải ra. a. Chất thải sinh hoạt công nhân - Dự báo lượng thải và thành phần: Căn cứ vào tiến độ và quy mô xây dựng các hạng mục công trình của dự án, chúng tôi xác định được tổng số công nhân làm việc giai đoạn thi công xây dựng trung bình khoảng từ 20-25 người. Với số lượng công nhân này, chúng tôi xác định được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt công nhân phát thải hàng ngày khoảng từ 10-13kg/ngày. Thành phần chất thải phát sinh từ nguồn này chủ yếu là thức ăn dư thừa, bao bì, chai lọ bằng nhôm, nhựa và giấy các loại là chính. - Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: Do lượng thải không nhiều và thành phần chất thải từ nguồn thải này chủ yếu là thức ăn dư thừa, bao bì, chai lọ bằng nhôm, nhựa và giấy các loại nên mức độ tác động đến môi trường là không lớn. Nhưng nếu không được thu gom, xử lý sẽ phát sinh mùi hôi thối, ruồi nhặng và làm mất cảnh quan khu vực nên phải tổ chức thu gom và xử lý loại chất thải này để không ảnh hưởng đến môi trường. b. Chất thải phát sinh từ giải phóng mặt bằng - Dự báo lượng thải và thành phần: Qua khảo sát thực tế tại khu vực triển khai dự án, chúng tôi ước tính tổng chất thải rắn là cây bụi, cỏ, rác các loại do hoạt động giải phóng mặt bằng tại dự án này thải ra khoảng 50 tấn. Thành phần chủ yếu là cây bụi và cỏ các loại là chính. - Dự báo mức độ tác động của chất thải này đến môi trường: Mặc dù chất thải từ nguồn này chủ yếu là cây bụi và cỏ là chính, nhưng do lượng thải lớn, nếu không được thu gom, xử lý đạt yêu cầu sẽ làm mất cảnh môi trường khu vực dự án nên phải thu gom và xử lý đối với loại chất thải này để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. c. Chất thải xây dựng - Dự báo lượng thải và thành phần: Qua khảo sát thực tế tại một số công công trình đang thi công xây dựng như: Dự án xây dựng Nhà bảo tàng tỉnh Ninh Thuận nằm ở đường 16 tháng 4 và dự án xây dựng Trung tâm Văn hoá Chăm trên đường Tô Hiệu của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Kết quả thu thập được lượng chất thải từ hoạt động xây dựng tại các dự án này thải ra từ 01-02 m3/dự án/ngày. Thành phần chất thải chủ yếu là: xi măng và ván làm cốt pha hư hỏng, gạch vỡ, sắt vụn và bao bì dựng xi măng, vôi vữa thải ra là chính. Từ số liệu thu thập được trên, chúng tôi tính ước tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng của dự án này khoảng từ 3 -4 m3/ngày và thành chất thải cũng tương tự như loại chất thải của các dự án trên. - Dự báo mức độ tác động của chất thải này đến môi trường: Do thành phần chất thải là chất trơ, không chứa thành phần chất thải nguy hại nên mức độ tác động đến môi trường là không nhiều. 3.2.2. Nước thải Nguồn phát sinh: Tổng số công nhân làm việc tại dự án giai đoạn này khoảng 20-25 người, nhưng do số lao động phổ thông thường xuyên làm việc tại công trường giai đoạn này là người địa phương (khoảng 20 người), không ăn tại công trường nên lượng nước thải sinh hoạt phát sinh giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khoảng 7 nguời. a. Nước thải sinh hoạt Căn cứ theo định mức sử dụng nước, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt của 7 người là: 70 lít/người/ngày x 7 người = 0,49 m3/ngày. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì thành phần và nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm đối với nguồn nước thải sinh hoạt như sau: Bảng 3.1: Thành phần và nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm đối với nguồn nước thải sinh hoạt STT Thông số Đơn vị tính Nồng độ trung bình Quy chuẩn Việt Nam cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT 1 pH - 7,2-7,5 5-9 2 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 350 100 3 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 800 500 4 BOD5 mg/l 200 50 5 Ni trat (NO3-) mg/l 60 40 6 Tổng Coliform MNP/100ml 106 -109 5000 (Nguồn: ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT) - Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: So với Quy chuẩn Việt Nam, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh dự án và nguồn nước kênh Bắc tiếp giáp với cụm công nghiệp. b. Nước mưa chảy tràn: - Lượng phát sinh: Dùng công thức tính lượng nước mưa chảy tràn (Q = R.F.α (m3/s)) tại các Giáo trình thủy văn, chúng tôi tính được trong trường hợp tại khu dự án có trận mưa với cường độ mưa lớn nhất là 80mm/giờ, tổng lượng nước mưa chảy tràn phát sinh trong khu vực dự án là 910 m3/giờ (hay gần bằng 0,25m3/giây). Thành phần chất ô nhiễm chính trong nguồn nước mưa chảy tràn này chủ yếu là chất rắn lơ lửng (chủ yếu là đất, cát). - Đánh giá mức độ tác động: Do thành phần nước mưa chảy tràn chủ yếu là chất rắn lơ lửng nên ít ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. 3.2.3. Bụi, khí thải - Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn giai đoạn này chủ yếu là từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án. - Về tải lượng và thành phần: Căn cứ vào lượng sử dụng nguyên vật liệu và tiến độ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án được xác định tại Chương 2, chúng tôi xác định được: mỗi ngày dự án này dùng khoảng 05 chuyến xe (loại trọng tải 10 tấn) vận chuyển nguyên vật liệu để phục vụ cho công tác thi công xây dựng dự án. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì tải lượng phát thải các chất ô nhiễm đối với xe tải trọng từ 10 đến 15 tấn khi chạy có tải (sử dụng nhiên liệu dầu DO hoặc Diesel có hàm lượng lưu huỳnh 1%) phát thải trên 01 km đường vận chuyển như sau: + Bụi : 1.190 mg/xe.km. + SO2 : 786 mg/xe.km. + NO2 : 2.960 mg/xe.km. + CO : 1.780 mg/xe.km. + VOC: 1.270 mg/xe.km. Do nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng của dự án này là các cửa hàng nằm trên phường Đô Vinh và nằm trong bán kính khoảng 01 km trở lại nên lượng phát thải các chất ô nhiễm từ hoạt động này theo chúng tôi ước tính như sau: + Bụi : 5.950 mg/xe.km. + SO2 : 3.930 mg/xe.km. + NO2 : 14.800 mg/xe.km. + CO : 8.900 mg/xe.km. + VOC: 6.350 mg/xe.km. - Dự báo mức độ tác động của bụi và khí thải đến môi trường xung quanh: Với lượng phát thải và lượng xe vận chuyển mỗi ngày như trên, theo đánh giá của chúng tôi là tác động của bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đến đời sống các hộ dân sống dọc theo các đường vận chuyển là rất ít. 3.2.4. Tiếng ồn - Nguồn phát sinh tiếng ồn: Chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình san ủi mặt bằng, quá trình phối trộn nguyên vật liệu và dầm nền bằng các loại máy móc cơ giới (trộn bê tông, dầm nền vv). - Tiếng ồn: Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ môi trường Mỹ, tiếng ồn do các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng gây ra như sau: Bảng 3.2: Tiếng ồn do các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng gây ra STT Thiết bị thi công Mức ồn cách máy 1,5 m 1 Máy ủi 93 2 Máy khoan 87 3 Máy nén diezel 80 4 Máy đóng cọc bê tông 1,5 T 90 5 Máy trộn bê tông 75 6 Xe tải 75 7 Cần trục, Cần cẩu 85 8 Máy đầm bê tông 80 (Nguồn: Ủy ban Bảo vệ môi trường Mỹ. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31-12-1971). Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn một khoảng cách d (m) được xác định như sau: Li =Lp-ΔLd – ΔLc - ΔLcx (dB) (1) Với: - Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn gây ồn một khoảng cách d(m) - Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5 m) - ΔLd: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số I ΔLd= 20lg(r2/r1)1+a (dB) Trong đó: r1: khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m); r2: khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m); a: hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0. - ΔLc: Độ giảm mức ồn qua vật cản. Do khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản, nên ∆Lc = 0. - ΔLcx: Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh. ΔLcx=ΔLd+1,5Z+ Với: +1,5Z: độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của dải cây xanh. + : tổng bề rộng của dải cây xanh (m) + Z: Số lượng dải cây xanh + : Mức ồn hạ thấp do âm thanh bị hút và khuyếch tán trong các dải cây xanh. Do mật độ cây xanh tại và quanh khu vực dự án không nhiều, mặc khác, chiều cao cây không cao nên ΔLcx=0. Từ công thức trên, chúng tôi tính được độ ồn của từng máy móc thiết bị theo các khoảng cách như sau: Kết quả tính toán độ ồn theo các khoảng cách với nguồn ồn: Bảng 3.3: Kết quả tính toán độ ồn theo các khoảng cách với nguồn ồn STT Thiết bị thi công Đơn vị tính Mức ồn cách máy 1,5m Mức ồn cách máy (m) QCVN 26:2010/BTNMT cho phép mức ồn tại khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ 20 30 50 1 Máy ủi dBA 93 71 67 63 75 2 Máy khoan dBA 87 65 61 57 3 Máy nén diezel dBA 80 58 54 50 4 Máy đóng cọc bê tông 1,5 T dBA 90 68 64 60 5 Máy trộn bê tông dBA 75 53 49 45 6 Xe tải dBA 75 53 49 45 7 Cần trục, Cần cẩu dBA 85 63 59 55 Ghi chú: Mức ồn dùng để so sánh tại bảng trên là mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ mỗi ngày theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành kèm theo Thông tư số 39/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đánh giá mức độ tác động của tiếng ồn do hoạt động máy ủi và xe tải đến môi trường xung quanh: Hiện tại, xung quanh khu vực dự án trong phạm vi bán kính 30m (tính từ ranh giới dự án trở ra) không có dân cư sinh sống. Mặc khác, do thời gian thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án này chỉ diễn ra ban ngày (trong khoảng từ 7 giờ đến 17 giờ mỗi ngày) nên tác động tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị thi công tại dự án này đến khu vực xung quanh là rất ít. 3.2.5. Dầu, nhớt thải Nguồn phát sinh dầu, mỡ thải của dự án: Từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển của dự án thải ra là chính. Phương tiện vận chuyển các loại nguyên, vật liệu của dự án này chủ yếu là của các cơ sở bán vật liệu xây dựng. Vì vậy, dự án này không hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển nên không có phát sinh dầu, nhớt thải. 3.2.6. Tác động đến tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử Do dự án này nằm trong cụm công nghiệp Tháp Chàm nên các tác động của dự án này đến tôn giáo, tín ngưỡng và di tích lịch sử là không có. 3.2.7. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Dự án này không có đào, đắp đất, đá, khai thác nước dưới đất để sử dụng và cũng không có hoạt động ngăn dòng chảy các sông, suối, không chặt phá rừng nên các rủi ro và sự cố môi trường như: Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ biển; thay đổi mực nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi vi khí hậu là không có. 3.3. Đánh giá tác động giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3.3.1. Chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn của dự án giai đoạn này, chủ yếu từ rác thải sinh hoạt của công nhân, tro xỉ của nồi hơi và một số chất thải rắn khác từ hoạt động nuôi cấy mô của vườn thực nghiệm là chính. a. Chất thải sinh hoạt công nhân Khi dự án đi vào hoạt động, tổng số lao động của dự án là 70 người (kể cả giai đoạn 2). Với số lượng lao động như trên, mỗi ngày dự án này thải ra khoảng 35kg rác thải sinh hoạt. Toàn bộ lượng rác thải này, được chúng tôi thu gom vào các thùng chứa rác, hợp đồng với Công ty Nam Thành Ninh Thuận định kỳ đến thu gom và vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải của Công ty đặt tại thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải để xử lý. b. Xỉ than Với lượng than đá sử dụng cho lò hơi là 700kg/ngày, thì lượng xỉ than thải ra mỗi ngày khoảng từ 70kg/ngày (0,07 m3/ngày x 360 ngày = 25 m3/năm). Theo Danh mục chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì tro và xỉ than phát sinh từ lò hơi không phải là chất thải nguy hại. Phương án xử lý chất thải này đối với chúng tôi là tận dụng làm vật liệu san lấp các khu vực trũng thấp và duy tu các đường đi trong khu vực vự án. Trường hợp sử dụng không hết, chúng tôi sẽ hợp đồng với Công ty Nam Thành Ninh Thuận thu gom đem đi xử lý. c. Chất thải rắn từ hoạt động nuôi cấy mô của vườn thực nghiệm và chất thải sản xuất Chất thải từ hoạt động này, chủ yếu là các loại cây bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật trong quá trình nuôi cấy mô; bao bì, nhãn mác, ...từ các phân xưởng sản xuất men vi sinh và thức ăn gia súc thải ra. Theo ước tính của chúng tôi, lượng thải từ hoạt động này không nhiều và khoảng 50kg/ngày. Chất thải này được nhập chung với chất thải sinh hoạt chuyển giao cho Công ty Nam Thành thu gom đem đi xử lý. d. Chất thải rắn từ sản xuất chế biến thức ăn gia súc Theo ước tính của chúng tôi, lượng thải từ hoạt động này không nhiều, khoảng 50kg/ngày. Thành phần chủ yếu là rác, sạn, sỏi lẫn trong vỏ sò, vỏ ốc trong bột cá được phân loại thải ra. Toàn bộ chất thải này được nhập chung với chất thải sinh hoạt chuyển cho Công ty Nam Thành Ninh Thuận xử lý. 3.3.2. Khí thải và bụi Nguồn phát sinh khí thải giai đoạn này chủ yếu là từ lò hơi và lò sấy. a. Lò hơi - Lượng thải và thành phần: Dùng công thức tính toán tổng lượng khí sinh ra khi đốt cháy 01 đơn vị nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn tại Tập tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường và tính toán nguồn ô nhiễm không khí của PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội xuất bản năm 2010, chúng tôi xác định được tổng lượng khí sinh ra khi lò hơi đốt cháy 01kg than cám số 4 của Quảng Ninh có hàm lượng: Bảng 3.4: Tổng lượng khí sinh ra khi lò hơi đốt cháy 1kg than cám STT Thành phần Hàm lượng (%) 1 Carbon (C) 64,8 2 Ô xy (O2) 6 3 Hydro (H2) 3,8 4 Nitơ (N2) 0,9 5 Lưu huỳnh (S) 0,8 6 Độ tro (A) 15 7 Độ ẩm (W) 8,0 (Với hệ số không khí thừa của lò đốt α = 1,4, nhiệt độ khí thải là 200oC là 17,37 m3 khí thải /kg than đá). Tính toán được tổng lượng khí sinh ra: 0,4 m3/s. Với lượng khí thải như trên, căn cứ vào hệ số phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy 01 tấn than đá tại tập tài liệu: “Hướng dẫn đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm môi trường” của Tổ chức Y tế thế giới, chúng tôi xác định được nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khói thải của lò hơi dự án này như sau: Bảng 3.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khói thải của lò hơi dự án STT Thông số Đơn vị tính Nồng độ Quy chuẩn cho phép cột B theo QCVN 19: 2009/BTNMT 1 SO2 Mg/m3 898 500 2 NO2 Mg/m3 518 850 3 CO Mg/m3 17 1000 4 Bụi Mg/m3 2.878 200 Ghi chú: - Nồng độ SO2 và tro tại bảng trên tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong than đá là 0,8 % và hệ số tro bay theo khói thải khoảng 10 %. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia so sánh tại bảng trên là QCVN 19: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Đánh giá mức độ tác động của khí thải lò hơi đến môi trường: Từ kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy: nồng độ SO2 và bụi trong hỗn hợp khí thải lò hơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 đến 14 lần. Vì vậy, nếu không xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh. b. Khí thải lò sấy Do nhiên liệu dùng cho lò sấy thức ăn gia súc của dự án này là gas nên thành phần khí thải của lò sấy chủ yếu là khí CO2 và hơi nước là chính nên không gây ô nhiễm môi trường. Nguồn gây ô nhiễm chính của hoạt động sấy là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động này là do dòng khí nóng khi tiếp xúc với nguyên liệu (cám, bánh dầu, bột cá,...) đưa vào sấy lôi cuốn các hạt có kích thước nhỏ theo nên phát sinh bụi. Căn cứ vào công suất sản xuất thức ăn gia súc (28 tấn/ngày), độ ẩm của nhiên liệu đầu vào là 12% và yêu cầu độ ẩm đầu ra là 3% sau khi sấy khô, chúng tôi xác định được lượng gas cần dùng mỗi ngày của dự án này là 80kg gas/ngày. Với lượng nhiên liệu sử dụng như trên, chúng tôi tính được tổng lượng khí sinh ra đối với dự án này là 0,1m3/s. c. Bụi - Nguồn phát sinh bụi: Chủ yếu từ hoạt động nghiền cám, bánh dầu, bột cá,... làm thức ăn gia súc tại phân xưởng chế biến thức ăn gia súc là chính. Lượng bụi từ lò sấy của sản xuất men vi sinh dạng rắn không nhiều. - Tải lượng: Căn cứ theo số liệu thống kê về lượng bụi phát thải đối với hoạt động nghiền ngũ cốc tại tập tài liệu Assessment of sources of air, water and land pollution do Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản tại Geneva vào năm 1993, chúng tôi tính được, với công suất máy nghiền của dự án này là 3,5 tấn/giờ, thì mỗi giờ máy nghiền này phát sinh một lượng bụi là 12,5 kg/giờ (gần bằng 3,5g/s). - Đánh giá mức độ tác động: Với tải lượng bụi phát sinh như trên, nếu không được thu gom, xử lý đạt yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5509-1991 - Giới hạn tối đa cho phép bụi trong không khí khu vực sản xuất, sẽ là nguồn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân tại phân xưởng sản xuất này. d. Mùi hôi - Theo quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh dạng rắn và chế phẩm vi sinh dạng lỏng thì nhà máy này có 02 công đoạn lên men thảo dược (tỏi, ớt, lá lô hội, lá neem và các cây có giá trị y học khác) bằng chế phẩm sinh học EM. Do đây là hoạt động lên men thực vật và tác nhân dùng để lên men là chế phẩm EM xử lý môi trường và khử mùi hôi nên cả hai công đoạn lên men thảo dược của dự án này đều không phát sinh mùi hôi như các hoạt động lên men khác. Và để hoàn thiện quy trình sản xuất, thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần tổ chức lên men các loại thảo dược này trong phòng thí nghiệm. Kết quả, cả 02 loại hình lên men thảo dược này đều không có phát sinh mùi hôi. Như vậy, hoạt động len men thảo dược của dự án này không phát sinh mùi hôi và không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. - Quá trình sản xuất thức ăn gia súc cũng không gây ra mùi hôi. 3.3.3. Nước thải Nguồn phát sinh nước thải giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt công nhân, nước thải từ hoạt động vệ sinh mặt bằng nhà xưởng và nước mưa. a. Nước thải sinh hoạt của công nhân - Lượng thải và thành phần: Theo tính toán tại mục d (trang 19) thuộc Chương 1 của Báo cáo ĐTM này thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của dự án này vào khoảng 1,75 m3/ngày. Như vậy, tổng lượng nước thải sinh hoạt của 70 công nhân (kể cả giai đoạn 2) tại dự án này thải ra hàng ngày khoảng: 1,75m3/ngày x 80% = 1,4 m3 nước thải/ngày. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt này như sau: Bảng 3.6: Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt STT Thông số Đơn vị tính Nồng độ trung bình Quy chuẩn Việt Nam cho phép đối với nguồn loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT 1 pH - 7,2-7,5 5-9 2 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 350 50 3 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 800 500 4 BOD5 mg/l 200 50 5 Ni trat (NO3-) mg/l 60 50 6 Tổng Coliform MNP/100ml 106 -109 5000 Nguồn: ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT Ghi chú: Quy chuẩn dùng so sánh tại bảng trên là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt - Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải vào môi trường. - Đánh giá mức độ tác động của nước thải đến môi trường: So với Quy chuẩn Việt Nam cho phép, hầu hết các thông số ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 4 lần. Riêng chỉ tiêu vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép từ 200 đến 200.000 lần. Vì vậy, nếu không được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực dự án. b. Nước thải sản xuất Nguồn phát sinh nước thải của dự án này chủ yếu từ các hoạt động sau: - Nước thừa từ tưới vườn ươm cây giống và vệ sinh nhà xưởng khu vườn ươm khoảng 1,0 m3/ngày. - Vệ sinh các bể lên men thảo dược sản xuất men vi sinh dạng rắn và lỏng, khoảng 1,5 m3/tháng. Thành phần các chất ô nhiễm chính trong nguồn nước thải này chủ yếu là chất lơ lửng (bã một số loại thực vật). Toàn bộ nước thải phát sinh từ tưới cây giống, vệ sinh mặt bằng khu vườn ươm và vệ sinh các bể lên men thảo dược được thu gom vào trong bể lắng để tách cặn, tái sử dụng để tưới cây giống khu vực vườn ươm và tưới cây xanh, không thải ra bên ngoài. c. Nước mưa Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn của dự án này được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa riêng, qua các hố ga tách cặn trước khi thải ra môi trường. 3.3.4.Tiếng ồn - Nguồn phát sinh tiếng ồn: Chủ yếu là của máy nghiền thức ăn gia súc. - Mức ồn: Qua khảo sát thực tế của chúng tôi tại một số cơ sở sản xuất có sử dụng máy nghiền để nghiền như: tại cơ sở chế biến đá Đèo Cậu của Công ty cổ phần Xây dựng Ninh Thuận (dùng máy nghiền để nghiền đá), nhà máy xay xát lúa gạo Phương Hiệp (dùng máy nghiền để nghiền lúa, gạo, cùi bắp, vỏ trấu,...làm thức ăn chăn nuôi) ở Phú Quý, Xí nghiệp chế biến thạch cao Mỹ Đức (dùng máy nghiền để nghiền thạch cao) đặt tại cụm công nghiệp Thành Hải, chúng tôi nhận thấy là máy nghiền thạch cao của Xí nghiệp Chế biến thạch cao Mỹ Đức có công suất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động gần giống với máy nghiền thức ăn gia súc của dự án này. Kết quả đo đo tiếng ồn tại phân xưởng nghiền thạch cao của Xí nghiệp Chế biến thạch cao Mỹ Đức như sau: khi có 01 máy nghiền thạch cao công suất 5 tấn/giờ hoạt động thì mức ồn đo được tại điểm cách máy khoảng 1m dao động khoảng 85 - 87 dBA và khi có cùng 02 máy nghiền công suất 5tấn/giờ và 8 tấn/giờ hoạt động thì mức ồn đo được tại điểm cách máy khoảng 1m dao động trong khoảng 90-92 dBA. Đánh giá mức độ tác động của tiếng ồn đến môi trường xung quanh: Theo dự báo của chúng tôi, thì mức ồn của máy nghiền thức ăn gia súc đặt tại dự án này (3,5 tấn/giờ) gần bằng với mức ồn của máy nghiền thạch cao có công suất 5 tấn/giờ đặt tại Xí nghiệp Chế biến thạch cao Mỹ Đức. Dùng công thức mức suy giảm độ ồn khi lan truyền trong môi trường không khí: ∆Ld = 20 lg (R2/R1)1+a, chúng tôi xác định được như sau: - Mức ồn do máy nghiền thức ăn gia súc gây ra tại điểm cách máy nghiền 18m là 70 dBA và bằng với mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT. - Mức ồn do máy nghiền thức ăn gia súc gây ra tại điểm cách máy nghiền một khỏang 40 m là 55 dBA và bằng với mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường trong khoảng thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT. Để giảm thiểu tiếng ồn chúng tôi cho trồng cây xanh và xây tường bao khu vực xung quanh dự án. Và chúng tôi cam kết sẽ bố trí vị trí đặt máy nghiền cách khu dân cư tối thiểu là 40m, để sau này trong trường hợp máy nghiền có hoạt động sau 21 giờ cũng không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. 3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các phương pháp đánh giá: - Báo cáo ĐTM đã xét chi tiết các yếu tố tác động đến môi trường; - Các tài liệu và số liệu chúng tôi sử dụng để đánh giá tác động dự án này là các tài liệu và số liệu đã được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cho phép sử dụng nên có độ tin cậy cao. - Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá: Các phương pháp mà chúng tôi dùng để đánh giá tác động môi trường đối với dự án này có độ tin cậy cao và thường được các chuyên gia trong và ngoài nước dùng để đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển. Cụ thể mức độ tin cậy của từng phương pháp như sau: Bảng 3.7: Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường STT Phương pháp đánh giá Mức độ tin cậy 1 Phương pháp thống kê Khá cao 2 Phương pháp điều tra khảo sát Cao 3 Phương pháp kế thừa Cao 4 Phương pháp tính toán Khá cao 5 Phương pháp đánh giá nhanh Khá cao 6 Phương pháp chuyên gia Cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_tm_che_bien_men_vi_sinh_va_thuc_an_gia_suc_5711_2076027.doc
Tài liệu liên quan