Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 9 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12 CHƯƠNG I 13 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13 1.1. TÊN DỰ ÁN 13 1.2. CHỦ DỰ ÁN 13 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14 1.4.1. Quy mô Dự án 14 1.4.2. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. 19 1.4.3. Tiến độ thực hiện dự án 21 1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 21 1.6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 22 CHƯƠNG II 23 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 23 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23 2.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình 23 2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24 2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 28 2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33 2.2.1. Điều kiện kinh tế 33 2.2.2. Điều kiện xã hội 34 CHƯƠNG III 35 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 35 3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 35 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 36 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 36 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 38 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 38 3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 38 3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động 39 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40 3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 40 3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 41 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42 3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42 3.3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí 42 3.3.1.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 45 3.3.1.3. Tác động tới môi trường đất 48 3.3.1.4. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ 49 3.3.1.5. Tác động đến tài nguyên sinh học 50 3.3.1.6. Các tác động khác 50 3.3.1.7. Tác động về kinh tế - xã hội 51 3.3.1.8. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án 52 3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 52 3.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 53 3.3.2.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 59 3.3.2.3. Tác động do chất thải rắn 63 3.3.2.4. Tác động do ô nhiễm phóng xạ 64 3.3.2.5. Tác động về kinh tế - xã hội 65 3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án 66 CHƯƠNG IV 67 BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67 4.1. NGUYÊN TẮC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67 4.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67 4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng 67 4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí 69 4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước 69 4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 70 4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 70 4.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 70 4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 71 4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74 4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái 74 4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ 75 4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.5. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 76 CHƯƠNG V 77 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 77 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 78 CHƯƠNG VI 79 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79 CHƯƠNG VII 84 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 84 7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 84 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 84 7.3. TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86 CHƯƠNG VIII 87 Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 87 CHƯƠNG IX 89 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 89 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 89 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 90 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1. KẾT LUẬN 93 2. KIẾN NGHỊ 94

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu đất Dự án được giao lại cho UBND tỉnh Bình Thuận quản lý. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng (1). Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng Áp dụng trình tự thi công hợp lý giữa các hạng mục công trình trước – sau để bảo đảm rút gọn thời gian thi công, an toàn giao thông và hạn chế các tác động có hại do bụi, khí thải, ứ đọng, ngập úng, sình lầy… giữa các khu vực thi công trên công trường; Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác, quá trình thi công; Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công; Lập các tổ chức thi công xây dựng theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công xây dựng. (2). Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng Quy định các tổ chức thi công xây dựng phải có những giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công hạng mục công trình đảm nhiệm; Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế đường vận chuyển đi ngang qua khu vực dân cư, cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm, hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe; Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm, hoặc những nơi đào sâu đảm bảo ánh sáng trong quá trình thi công; Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao; Che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển, cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài; Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chung của huyện; Để giảm ồn tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công. (3). Các biện pháp an toàn lao động Lập Ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường gồm trưởng ban chuyên trách và đại diện của mỗi tổ chức thi công xây dựng; Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường, nội quy về trang phục bảo hộ lao động, nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu, nội quy về an toàn điện, nội quy an toàn giao thông, nội quy an toàn cháy nổ ...; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, lán trại; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền bằng loa phóng thanh; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường ...; Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự; Lắp đặt biển cấm người qua lại khu vực làm việc của thiết bị nâng cẩu; Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, an toàn giao thông tại khu vực công trường; Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho hoá chất, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp ...); Trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước, các khâu móc giật ...); Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ tại các kho, lán trại của các đơn vị thi công; Tổ chức cảnh giới và treo biển báo khi sửa chữa điện; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, thanh tra định kỳ về an toàn điện; Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân; Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Kiên quyết đình chỉ công việc của công nhân khi thiếu trang bị bảo hộ lao động; Lập tủ y tế tại công trường để điều trị ốm đau, cấp phát thuốc cho công nhân; Tổ chức cứu chữa các ca tai nạn lao động nhẹ và sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng trước khi chuyển về bệnh viện; Cung cấp các túi thuốc cấp cứu, cứu thương cho các công trường. (4). Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực dự án để giảm lượng công nhân ở lại trong lán trại, giảm lượng chất thải phát sinh, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án; Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại các công trường; Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời, quy định thùng rác, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; Tổ chức phun thuốc diệt muỗi để phòng ngừa sốt rét. Tiến hành vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải. Khống chế ô nhiễm không khí Khống chế ô nhiễm bụi Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như: Phân bố luồng xe tải ra vào công trường chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc, gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực; Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các thùng xe vận tải sẽ được phủ kín tránh rơi vãi xi măng, cát, gạch, đá ra đường; Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân sẽ được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ công nhân. (2). Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn Để giảm tác động của tiếng ồn tới sức khoẻ của công nhân, Công ty sẽ bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công một cách phù hợp, không gây ồn vào giờ ăn và giờ nghỉ của công nhân. Khống chế ô nhiễm nước Xây dựng, lắp đặt nhà vệ sinh di động để làm nhà vệ sinh cho công nhân xây dựng trước khi tiến hành xây dựng các công trình khác. Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi. Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào các bàu nước tại khu vực Dự án; Trong quá trình sửa chữa máy móc thiết bị, dầu nhớt sẽ được thu gom triệt để, không để rơi vãi hoặc đổ tùy tiện trên mặt bằng khu vực. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn Trong quá trình xây dựng, các loại chất thải rắn sẽ thải ra là xà bần, gỗ coffa, phế thải, nilon, sắt thép, rác sinh hoạt… Các loại chất thải này sẽ được thu gom và xử lý như sau: Thu gom và phân loại giấy, sắt thép, nhựa, gỗ để bán phế liệu, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác; Thu gom rác sinh hoạt hàng ngày vào các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín, sau đó thuê đơn vị chuyên trách để thu gom rác và vận chuyển đến nơi chôn lấp chung của xã; Thu gom các loại chất thải rắn trơ như xà bần (gạch vỡ, bê tông...), sau đó sử dụng để san lấp mặt bằng cho các công trình trong khu mỏ. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí (1). Khống chế ô nhiễm do bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển Ô nhiễm bụi là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong khai thác và tuyển quặng thô tại khai trường khai thác. Qua phân tích đánh giá ở trên cho thấy trong bụi có tồn tại một số thành phần độc hại như SiO2, TiO2 và một số nguyên tố kim loại nặng khác. Mặc dù với hàm lượng thấp nhưng bụi lại có độc tính cao nên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân sản xuất và dân cư sống quanh khu vực. Biện pháp hạn chế bụi trong khâu khai thác mỏ tại khu vực san ủi, bơm cát, tuyển quặng thô…là phun nước vào bề mặt mỏ khai thác nhằm tạo độ ẩm phù hợp tại các ô khai thác để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình khai thác. Tần suất phun sẽ đảm bảo cho bề mặt khai thác luôn luôn có độ ẩm cần thiết. Đây là phương pháp đơn giản để thực hiện tại khu vực dự án. Nguồn nước sẽ được sử dụng là nguồn nước suối chảy vào các bàu nước trong khu vực dự án. Với thực tế, công nghệ tuyển thô bằng vít xoắn, quá trình sản xuất cát quặng được làm ẩm và pha trộn nước nên sẽ không làm phát sinh bụi hoặc ô nhiễm không khí. Hơn nữa, khu vực khai thác nằm xa hoặc thưa dân nên sẽ không gây tác động nhiều do vấn đề bụi phát sinh trong quá trình khai thác. Mặt khác vào mùa khô, lượng nước cấp cho khai thác quặng tại các bàu nước ít nên tần suất hoạt động của các vít tuyển giảm (giảm 1/3 – 1/2), chỉ hoạt động bán thời gian: 10 tiếng làm việc, 10 tiếng nghỉ để nước kịp hồi về hồ chứa nên mức độ phát sinh bụi sẽ hạn chế đáng kể vào mùa khô. Để hạn chế bụi phát sinh trên đường vận chuyển, Công ty sẽ áp dụng phương pháp bao phủ kín toàn thân xe, tránh để bụi cát quặng thô bay hoặc rơi vãi trên đường vận chuyển; đồng thời, tất cả các xe để vận chuyển sản phẩm quặng thô về nhà xưởng tuyển tinh sẽ đều được phun nước trước khi ra khỏi khu vực Dự án nhằm hạn chế đến mức tối đa lượng bụi vào môi trường từ các xe trên suốt quãng đường vận chuyển sản phẩm. (2). Khống chế ô nhiễm do khói thải từ máy bơm cát, bơm nước, phương tiện vận chuyển Máy bơm cát đặt không cố định và thường di chuyển theo các ô khai thác. Để hạn chế khí thải từ các nguồn thải này, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau: Thường xuyên tu dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc. Sử dụng đúng thiết kế của động cơ như không hoạt động quá tải, sử dụng đúng nhiên liệu theo thiết kế. Máy bơm nước, bơm cát có công suất nhỏ và thường được di chuyển theo khu vực khai thác (không đặt cố định một chỗ) và xa dân cư, xa khu nhà làm việc của dự án, vì vậy, các biện pháp khống chế ô nhiễm do khói thải như trình bày ở trên sẽ làm giảm lượng bụi phát tán vào không khí. Tất cả các loại máy móc thiết bị sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng, duy tu theo kế hoạch để đảm bảo luôn làm việc ở tình trạng tốt, hạn chế được tình trạng ô nhiễm không khí lẫn tiếng ồn, rung và các sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra. (3). Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn và độ rung sẽ phát sinh từ máy bơm cát, máy bơm nước, hệ thống vít xoắn… để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động này, Công ty sẽ thường xuyên sửa chửa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, gắn ống giảm thanh ở các ống xả của các máy, hoạt động đúng công suất, nhiên liệu theo thiết kế Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (1). Khống chế ô nhiễm do nước thải tuyển quặng thô Nước dùng cho sản xuất chủ yếu dùng để tuyển quặng thô, nguồn sử dụng là bàu nước tại khu vực dự án hoặc nước ngầm tại các giếng khoan (vào mùa khô kiệt nhằm đảm bảo tiến độ khai thác). Lượng nước trung bình cần sử dụng là 9.500 m3/ngày đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và 3.420 m3/ngày đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi. Do đặc thù khai thác quặng Ilmenite nên nước thải phát sinh có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất thấp, chủ yếu là các thành phần chất rắn như cát, rác, lá cây và ít mùn trong cát. Do đó, trong công nghệ khai thác quặng Ilmenite toàn bộ nước thải phát sinh đều được tuần hoàn sử dụng. Khu vực moong khai thác có cao độ thấp hơn khu vực cát thải (từ 2-3m), dựa vào sự chênh lệch độ cao này mà toàn bộ nước thải sau khi cát đã ngậm nước ở mức bảo hoà sẽ thấm xuống moong khai thác. Theo kinh nghiệm sản xuất thì 80% lượng nước thải ra được tuần hoàn sử dụng cho hoạt động tuyển quặng thô. Toàn bộ lượng nước sau khi dùng để tuyển quặng được cho thấm vào tầng cát quặng. Nước thải sẽ được lọc sạch các hợp chất hữu cơ và bản thân tầng cát quặng là tầng cát vàng chứa nước nên không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và hạn chế được tác động đến môi trường tại khu vực. (2). Khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại Dự án có lưu lượng khoảng 10,8 m3/ngày.đêm đối với khu vực khai thác xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và khoảng 5,64 m3/ngày.đêm đối với khu vực khai thác xã Tân Phước, thị xã La Gi. Vì nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và các vi sinh gây bệnh… Vì vậy, nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom, xử lý bằng nhà vệ sinh di động để đạt TCVN 5945-2005 (Cột B) trước khi cho vào tầng cát quặng. Chủ dự án sẽ đầu tư hệ thống nhà vệ sinh di động với hệ thống bể tự hoại ba ngăn cải tiến, đảm bảo về chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn đưa ra môi trường, tính chất loại hình khai thác và cảnh quan môi trường. Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại cải tiến trong mô hình nhà vệ sinh di động: Đầu tiên, nước thải chảy vào ngăn I để lắng các chất cặn lơ lửng có kích thước lớn. Ngăn này có vai trò làm ngăn lắng, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Các chất bẩn hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy ngăn và được các vi sinh vật hấp thụ, chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ phân hủy. Qua ngăn I, nước thải tự chảy sang ngăn II. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí cuối cùng (giai đoạn methane hóa) của những chất ô nhiễm có trong nước thải thành các chất đơn giản hơn. Sau đó, nước thải chảy qua ngăn III, ngăn này có chức năng tách bùn sinh học và các chất rắn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải. Chất lượng nước ra đảm bảo về chỉ tiêu chất rắn lơ lửng. Nước sau khi ra khỏi ngăn III sẽ chảy sang ngăn khử trùng, tại đây vi sinh vật có trong dòng nước thải sẽ được loại bỏ. Chất lượng nước sau xử đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, TCVN 5945-2005 (Cột B). Bùn dư từ cả 3 ngăn sẽ được định kỳ hút bỏ, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom và xử lý. Hình 4.1: Mô hình xử lý của nhà vệ sinh di động Nước ra Ngăn khử trùng Chất thải của con người Enzym Ngăn II Ngăn I Khí thải Nước thải Bùn Ngăn III Cửa xả bùn Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án trước và sau khi xử lý bằng bể tự hoại cải tiến của nhà vệ sinh di động được đưa ra trong Bảng 4.1. Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến của mô hình nhà vệ sinh di động. Nước thải đầu vào Hệ thống bể tự hoại cải tiến Nước thải đầu ra COD : 850mg/l BOD5 : 450mg/l SS : 1.208mg/l Ngăn I (Hiệu suất xử lý đạt 50%) COD : 425mg/l BOD5 : 225mg/l SS : 604mg/l COD : 425mg/l BOD5 : 225mg/l SS : 604mg/l Ngăn II (Hiệu suất xử lý đạt 60%) COD : 170mg/l BOD5 : 90mg/l SS : 242mg/l COD : 170mg/l BOD5 : 90mg/l SS : 242mg/l Ngăn III và ngăn khử trùng (Hiệu suất xử lý đạt 50%) COD : 68mg/l BOD5 : 36mg/l SS : 97mg/l Nước thải đầu ra đạt TCVN 5945-2005 (Cột B): COD : 80mg/l BOD5 : 50mg/l SS : 100mg/l (3). Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn Khu vực Dự án là đồi cát nên dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở khi gặp mưa lớn. Để hạn chế nước mưa gây các hiện tượng này, Công ty sẽ sử dụng phương pháp khai thác cuốn chiếu, khai thác đến đâu hoàn trả địa hình đến đó. Diện tích khai thác sẽ được phân chia thành nhiều ô để khai thác. Khai thác hết ô này đến ô khác. Cát khai thác sau khi tuyển thô được hoàn trả lại địa hình và phục hồi môi trường bằng cách trồng và chăm sóc cây xanh, rồi tiếp tục khai thác ô kế tiếp. Quy trình khai thác sẽ được diễn ra như vậy trong suốt quá trình hoạt động của mỏ. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn (1). Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là cát sinh ra sau khi tuyển quặng với khối lượng khá lớn. Quá trình sơ tuyển sẽ được tiến hành tại mỏ, vì vậy, lượng cát thải ra sẽ được hoàn trả lại theo địa hình ban đầu. Chất thải rắn thải ra do các thiết bị hư hỏng, phụ tùng thay thế … sẽ được phân loại để tái sử dụng làm phế liệu. (2). Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc tại khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là 90 người và khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi là 47 người. Vậy tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong 2 khu vực lần lượt là 27 – 45 kg/ngày và 14,1 – 23,5 kg/ngày. Chủ đầu tư sẽ bố trí các thùng rác xung quanh khu vực hoạt động của dự án để tập trung, thu gom rác thải. Toàn bộ các loại rác thải sẽ được Chủ đầu tư thuê đơn vị chuyên trách thu gom theo định kỳ và vận chuyển về các bãi chôn lấp đã được quy hoạch của huyện. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái Việc khai thác quặng sẽ tác động đến hệ sinh thái trong khu vực vì việc hình thành các bãi khai thác sẽ phá vỡ đi hệ sinh thái đặc biệt là thảm thực vật, … Do vậy, trong quá trình quy hoạch và thiết kế khu mỏ, Công ty sẽ quan tâm đến các sinh thái tại nơi thực hiện dự án. So sánh đánh giá lợi hại của các vị trí nhằm chọn ra vị trí tối ưu sao cho Dự án ảnh hưởng ít nhất đến các hệ sinh thái. Khống chế những tác động có hại tới điều kiện sinh thái tự nhiên bằng giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Đây là yếu tố rất quan trọng mà Công ty sẽ đặc biệt quan tâm nhằm hạn chế tổn hại đến các hệ sinh thái, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài nguyên và giảm chi phí trong quá trình tổ chức khai thác, tuyển quặng. Bên cạnh đó các giải pháp khác cũng sẽ được tiến hành như hạn chế độ sâu khai thác, tạo bờ moong khai thác phù hợp, bảo vệ cây xanh hiện có, không đào xới những khu vực không có quặng, hệ thống đường giao thông được thiết kế để tránh các khu vực có nhiều cây xanh. Tuy nhiên, điều thuận lợi của hệ sinh thái tự nhiên khu vực Dự án là bề mặt địa hình đơn giản là thẳm thực vật ít phát triển, chỉ có cỏ dại và một ít phi lao. Sau khi khai thác sẽ tiến hành hoàn thổ, trồng lại phi lao; đồng thời, giao cho các dự án du lịch xây dựng công trình hoặc trồng cây theo dự án du lịch. Các biện pháp an toàn bức xạ Đảm bảo liều giới hạn bức xạ Gamma hàng năm cho công nhân là 20 mSv, suất liều giới hạn là 10 µSv/h, với thời gian làm việc là 50 tuần/năm, 40 giờ/tuần. Đảm bảo liều giới hạn bức xạ Gamma hàng năm cho nhân dân là 1 mSv, suất liều giới hạn là 0,5 µSv/h, với thời gian làm việc là 50 tuần/năm, 40 giờ/tuần. Liều bức xạ Gamma ở môi trường xung quanh sẽ được khống chế bằng tiêu chuẩn ở phông môi trường (khoảng 0,2 mSv/h), đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành và cộng đồng xung quanh. Các biện pháp sẽ áp dụng là: Giảm thời gian làm việc cho công nhân: Đối với công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực khai thác và bãi quặng thô (có mức độ phóng xạ cao hơn) thì thời gian làm việc giảm còn 2/3 so với lao động ở khu vực khác. Công ty sẽ phân bổ lao động cho vị trí này một cách hợp lý; Trang bị liều kế cá nhân và theo dõi, khám sức khoẻ định kỳ 3 tháng/lần cho công nhân làm việc trong nhà máy đảm bảo ngăn chặn kịp thời tích luỹ phóng xạ, gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Xây dựng quy trình và nội quy làm việc với phóng xạ và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện; Đào tạo cho công nhân làm việc với môi trường nhiễm phóng xạ. Nội dung đào tạo bao gồm: các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, nội quy và các hướng dẫn về an toàn bức xạ. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Như trình bày ở phần trước một số sự cố môi trường đã được dự báo có thể xảy ra, để phòng chống, khắc phục sự cố, các biện pháp được thực hiện là: Đối với sự cố sạt lở, xói mòn: Khai thác theo phương pháp cuốn chiếu, khai thác đến đâu hoàn trả, phục hồi địa hình và trồng cây xanh đến đó. Trong quá trình khai thác tạo các bờ moong khai thác thích hợp tránh hiện tượng sụt lở; Đối với hệ thống khai thác, hệ thống điện và các thiết bị khác : Công ty sẽ tiến hành tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp sử dụng, có bảng nội quy an toàn, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ đúng theo quy định của cơ quan an toàn lao động; Khi có sự cố xảy ra, Công ty sẽ huy động mọi nguồn lực tại chỗ để dập tắt sự cố đồng thời báo cáo cho chính quyền và cơ quan chuyên ngành gần nhất để có biện pháp hỗ trợ. Công ty sẽ đền bù thiệt hại do sự cố của dự án gây ra. Ngoài ra, Công ty sẽ trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và định kỳ tổ chức khám sức khoẻ cho công nhân trực tiếp khai thác, tuyển thô tại khu mỏ theo đúng quy định của cơ quan an toàn lao động và cơ quan y tế. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Phương án hoàn phục môi trường: Đối với các khu đất Dự án, quá trình khai thác đến đâu sẽ hoàn thổ, tái tạo lại địa hình gần như ban đầu đến đó và trồng lại phi lao sau khai thác, trả lại cảnh quang môi trường đảm bảo điều kiện hoàn phục môi trường trong khai thác khoáng sản. Bên cạnh, Công ty có thể sẽ trồng lại thảm thực vật theo yêu cầu của các dự án du lịch cho phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của địa phương. CHƯƠNG V CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU Công Ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường là chủ Dự án khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon công suất 1.425.000 m3 cát quặng/năm tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và công suất 513.000 m3 cát quặng/năm tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận cam kết thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn hoạt động như đã nêu cụ thể trong báo cáo này. Cụ thể như sau: Giai đoạn quy hoạch và thi công xây dựng: Thực hiện các biện pháp hạn chế tác động có hại trong giai đoạn quy hoạch Dự án; Thực hiện tốt các biện pháp tổ chức thi công xây dựng; Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng: Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, chiếu sáng công trường,… Kiểm soát các hoạt động của công nhân nhằm kiểm soát ô nhiễm; Thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí; Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: xử lý nước thải sinh hoạt… Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn. Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo bao gồm: Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ; Phòng ngừa và ứng phó sự cố sạt lở, xói mòn… Ngoài ra, Chủ dự án cũng sẽ tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho công nhân về kỹ thuật, an toàn lao động bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm và sự cố môi trường. Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình quy hoạch và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra. Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN Chủ Dự án cam kết trong quá trình thi công và hoạt động, dự án đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm: Môi trường không khí xung quanh: Các chất ô nhiễm trong khí thải của dự án khi phát tán ra môi trường bảo đảm đạt các tiêu chuẩn sau: TCVN 5937-2005 : Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5938-2005 : Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939-2005 : Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 5940-2005 : Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sẽ đạt Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (TCVN 3985-1985) và Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương, TCVN 5949 - 1995); Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng và hoạt động, nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt Tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 (cột B): Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải; Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt: được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh. Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Chủ Dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG VI CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ban quản lý Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình đầu mối kỹ thuật và công trình xử lý môi trường liên quan đến hoạt động chung của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường. Danh sách các công trình xử lý môi trường của dự án bao gồm: Hệ thống giao thông Hệ thống cây xanh Hệ thống cấp, thoát nước Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải Hệ thống xử lý môi trường của dự án sẽ được hoàn thành khi dự án đi vào hoạt động. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Chương trình quản lý môi trường Các biện pháp tăng cường quản lý môi trường Dự án như sau: Chủ dự án dựa trên quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thu gom nước thải, chất thải rắn phù hợp để quản lý các nguồn nước thải, chất thải tại khu vực dự án. Thành phần chất thải sau khi xử lý tại nguồn được kiểm tra thường xuyên tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải dự án. Lập quy chế bảo vệ môi trường khu vực dự án, trong đó tập trung chủ yếu vào khía cạnh quản lý tài nguyên – môi trường trong khu vực dự án. Hình thành bộ phận quản lý môi trường với số lượng tối thiểu là 2 – 3 người đủ năng lực để quản lý môi trường. Thường xuyên theo dõi công tác vận hành các thiết bị, tiến hành bảo trì máy móc theo định kỳ. Lập kế hoạch và chương trình hành động bảo vệ môi trường tại khu vực Dự án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra, quan trắc và giám sát môi trường, phối hợp thẩm định, kiểm tra các công trình hạng mục kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật xử lý môi trường, phòng chống sự cố nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan chức năng về PCCC, phòng chống sự cố môi trường để xây dựng phương án phòng chống sự cố và tai biến môi trường đã được trình bày trong báo cáo này. Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các dự án có khả năng xảy ra sự cố môi trưòng. Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường tại khu vực dự án cho cán bộ nhân viên của Công ty. Có các bảng hiệu, quy chế nội quy bảo vệ môi trường trong khu vực dự án… Chương trình giám sát môi trường Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế. Dự án kết hợp với các cơ quan chuyên môn lập chương trình giám sát ô nhiễm môi trường nhằm mục đích giám sát các tác động tới môi trường cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Chương trình giám sát trong từng giai đoạn thực hiện dự án được trình bày dưới đây: Giai đoạn thi công Giám sát trong giai đoạn thi công nhằm mục đích: Bảo vệ công trình và hệ sinh thái trong khu vực; Kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn và chấn động. Công đoạn san ủi mặt bằng: Để giảm thiểu ô nhiễm bụi cần thiết kế thời gian tiến hành san ủi hợp lý (cuối mùa mưa vì độ ẩm trong đất lớn) (nếu có thể), hoặc phun nước vào các vị trí xe – máy thường xuyên hoạt động. Công đoạn khoan, đục đẽo, thi công đóng cọc,…: Bụi và tiếng ồn mang tính chất cục bộ, do đó cần trang bị khẩu trang và dụng cụ bịt tai cho công nhân. Bên cạnh, cần áp dụng các biện pháp chống trượt lở đất và bồi lắng trong khi thi công xây dựng. Cần có kế hoạch tập kết vật tư vào cùng một thời điểm, xe chở vật tư cần phải được che chắn cẩn thận, hạn chế mật độ xe chạy vào các giờ cao điểm (tránh ảnh hưởng cuộc sống nhân dân xung quanh), công nhân cần được trang bị bảo hộ lao động trong quá trình bốc dở vật liệu. Kiểm soát chất thải xây dựng (vật liệu rơi vãi) và chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Tuyệt đối không được thải bỏ rác ra các khu vực lân cận, xung quanh khu vực dự án. Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh cạnh các láng trại, phù hợp với số lượng công nhân tại công trường. Đào các rãnh thoát nước mưa, các hố lắng bùn tạm thời trước khi xả ra mương thoát. Sau thi công, bùn tự hoại sẽ được hút đi, nếu xét thấy không có nhu cầu sử dụng tiếp thì tiến hành lấp đi. Bố trí thi công hợp lý để giảm xói mòn và lan truyền ô nhiễm. Đảm bảo an toàn thi công xây dựng. Đảm bảo điều kiện ăn ở hợp vệ sinh và an ninh xã hội cho công nhân trong quá trình xây dựng. Giai đoạn hoạt động Nội dung giám sát môi trường trong thời gian hoạt động dự án chủ yếu là quan trắc môi trường vật lý, sinh học để đánh giá trạng thái môi trường xung quanh có bị ô nhiễm quá mức tiêu chuẩn cho phép hay không và các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án có đạt hiệu quả không. Chương trình giám sát giai đoạn này trình bày như sau: Giám sát chất lượng môi trường không khí: Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Vị trí giám sát: 4 điểm 3 điểm trong khu vực dự án 1 điểm cách dự án 100-200m Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Vị trí giám sát: 3 điểm 2 điểm trong khu vực dự án 1 điểm cách dự án 100-200m Các chỉ tiêu giám sát chọn lọc: Bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, tiếng ồn. Tần suất giám sát: 3 lần/ năm Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937-2005, TCVN 5949-1998). Giám sát chất lượng nước mặt (các bàu nước và nước biển): Nước bàu Mai tại khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và bàu nước tại khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi Vị trí giám sát tại mỗi khu vực: Trên mỗi bàu nước lấy 2 điểm (2 điểm lấy mẫu cách nhau khoảng 30-50m). Các chỉ tiêu giám sát chọn lọc: pH, SS, DO, BOD5, Amoniac, Asen, Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, Nitrat. Tần suất giám sát: 2 lần/năm. Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5942-1995, cột B). Nước biển tại khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi Vị trí giám sát: 3 điểm trên biển gần khu vực dự án (các điểm lấy mẫu cách nhau khoảng 50m). Các chỉ tiêu giám sát chọn lọc: pH, SS, BOD5, Amoniac, T-N, T-P, dầu mỡ, hợp chất phenol, tổng Coliform. Tần suất giám sát: 2 lần/năm. Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5943-1995, cột A – áp dụng đối với nước biển có thể dùng cho bãi tắm). Giám sát chất lượng nước ngầm: Vị trí giám sát tại mỗi khu vực dự án: 1điểm (tại giếng nước khoan trong khu vực dự án). Các chỉ tiêu giám sát chọn lọc: pH, độ cứng, TSS, Nitrit, Amoniac, Sunphat, Photphát, Fe, Mn, Arsen, Coliform. Tần suất giám sát: 2 lần/ năm. Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5944-1995). Giám sát chất thải rắn: Chất thải rắn được thu gom và phân loại trong khu vực dự án. Ban quản lý nơi đây sẽ giám sát số lượng, chủng loại và thành phần. Tần suất giám sát: 4 lần/ năm. Nhật ký quản lý chất thải rắn của khu vực dự án sẽ được lưu giữ định kỳ và báo cáo với Cơ quan quản lý môi trường địa phương. Các biện pháp hỗ trợ trong chương trình giám sát chất lượng môi trường Ngoài các biện pháp chủ động giám sát, khống chế các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nói trên, Chủ dự án sẽ thường xuyên tổ chức đào tạo giáo dục ý thức và thực hiện các nội quy, quy định về công tác bảo vệ môi trường cho toàn thể nhân viện trong dự án. Trong quá trình quản lý, vận hành nếu có phát sinh nguồn gây ô nhiễm, Chủ dự án sẽ có các biện pháp hữu hiệu để khắc phục ngay nguồn ô nhiễm hoặc sẽ báo cho các cấp thẩm quyền hoặc các cơ quan chuyên ngành môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời. CHƯƠNG VII DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực dự án là hệ thống 2 nhà vệ sinh di động cải tiến- nhà vệ sinh Compsite lưu động, mỗi khu vực của Dự án sẽ được bố trí một nhà vệ sinh di động. Kinh phí đầu tư: 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng). Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại công trường khai thác gồm 6 thùng rác di động, dung tích 120l/thùng và mỗi khu vực sẽ được bố trí 3 thùng rác. Kinh phí đầu tư: 7.200.000đ (Bảy triệu hai trăm ngàn đồng). Tổng kinh phí đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lý chất thải: 37.200.000đ (Ba mươi bảy triệu hai trăm ngàn đồng). KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Chủ dự án sẽ dành một khoảng kinh phí hàng năm cho công việc giám sát chất lượng môi trường. Đơn giá căn cứ theo: Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/09/2002 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 giữa Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước. Cụ thể như sau: Bảng 7.1. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát môi trường hàng năm của khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam STT Thông số Tần suất (Lần/năm) Số mẫu (Mẫu/lần) Chi phí (Đồng/mẫu) Thành tiền (Đồng) Chất lượng môi trường không khí 1.1 Bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, tiếng ồn. 03 04 1.500.000 18.000.000 Chất lượng môi trường nước 2.1 Nước bàu Mai: pH, SS, DO, BOD5, Amoniac, Asen, Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, Nitrat. 02 02 770.000 3.080.000 2.3 Nước ngầm: pH, độ cứng, TSS, Nitrit, Amoniac, sunphat, Fe, Mn, Asen, Coliform. 02 01 570.000 1.140.000 Chất thải rắn 3.1 Số lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt. 04 02 1.000.000 8.000.000 Tổng cộng 27.520.000 Với thời gian hoạt động của khu vực là 3 năm, nên tổng chi phí cho công tác giám sát chất lượng môi trường khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam trong suốt thời gian hoạt động khai thác là 27.520.000 x 3 = 82.560.000đ (Tám mươi lăm triệu chín trăm tám mươi ngàn đồng). Bảng 7.2. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát môi trường khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi STT Thông số Tần suất (Lần/năm) Số mẫu (Mẫu/lần) Chi phí (Đồng/mẫu) Thành tiền (Đồng) Chất lượng môi trường không khí 1.1 Bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, tiếng ồn. 03 03 1.500.000 13.500.000 Chất lượng môi trường nước 2.1 Nước bàu: pH, SS, DO, BOD5, Amoniac, Asen, Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, Nitrat. 02 02 770.000 3.080.000 2.2 Nước biển: pH, SS, BOD5, Amoniac, T-N, T-P, dầu mỡ, hợp chất phenol, tổng Coliform. 02 03 1.200.000 7.200.000 2.3 Nước ngầm: pH, độ cứng, TSS, Nitrit, Amoniac, sunphat, Fe, Mn, Asen, Coliform. 02 01 570.000 1.140.000 Chất thải rắn 3.1 Số lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt. 04 02 1.000.000 8.000.000 Tổng cộng 32.920.000 Vậy tổng chi phí cho hoạt động giám sát chất lượng môi trường toàn khu vực Dự án trong suốt thời gian khai thác là: 115.480.000đ (Một trăm hai mươi triệu không trăm bốn mươi ngàn đồng). (Dự toán kinh phí giám sát môi trường ước tính bao gồm chi phí vận chuyển, viết báo cáo, bồi dưỡng thực địa, in ấn, …) TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Dựa trên các số liệu đã tính toán ở trên, tổng chi phí bảo vệ, giám sát môi trường mà Chủ dự án phải thực hiện là: Bảng 7.3. Tổng chi phí bảo vệ, giám sát môi trường hàng năm STT Hạng mục Kinh phí (Đồng) 1 Kinh phí đầu tư hệ thống thu gom và xử lý chất thải 37.200.000 2 Kinh phí giám sát môi trường 115.480.000 Tổng chi phí cho bảo vệ môi trường 152.680.000 CHƯƠNG VIII Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG Theo quy định tại khoản 8, Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006; Theo yêu cầu của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Chủ Dự án đã gửi văn bản về việc xin góp ý kiến đánh giá tác động môi trường của Dự án đến UBND cấp xã, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện Dự án. Nội dung văn bản là thông báo về những nội dung cơ bản của Dự án, những tác động xấu về môi trường của Dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ quan này cho ý kiến phản hồi bằng văn bản. Sau đây là ý kiến của UBND và UB MTTQVN xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận về việc góp ý ĐTM Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon. Nội dung góp ý ĐTM của UBND và UB MTTQVN các xã được trình bày tóm tắt như sau: Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THÀNH – HÀM THUẬN NAM VÀ XÃ TÂN PHƯỚC - LAGI UBND hai xã đều quan tâm đến các vấn đề tác động và những biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường - kinh tế - xã hội trong giai đoạn xây dựng cũng như khi Dự án đi vào hoạt động cụ thể là: Công ty thực hiện cam kết về các biện pháp giảm thiểu môi trường; Trong quá trình xây dựng phải giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, không gây trì trệ kéo dài ảnh hưởng đến khu vực xung quanh; Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm trong khu vực Dự án phải đảm bảo an toàn, tránh gây tai nạn; Thực hiện thu gom và xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ TÂN THÀNH – HÀM THUẬN NAM VÀ XÃ TÂN PHƯỚC - LAGI Sau khi xem qua công văn của Chủ đầu tư về nội dung và tác động đến môi trường của Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, UBMTTQ hai xã có một số góp ý sau: Khi Dự án đi vào xây dựng và hoạt động, Chủ đầu tư cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng luật bảo vệ môi trường hiện hành; Có biện pháp khắc phục sự cố môi trường do Dự án gây ra; Cần quan tâm đến ý kiến của người dân trong khu vực; Cần có biện pháp khắc phục, bảo tồn hệ sinh thái. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN Sau khi xem xét ý kiến của UBND và UB MTTQVN xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, chủ đầu tư có ý kiến sau: Chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND các xã Tân Thành và Tân Phước để xây dựng biện pháp quản lý nhân sự thích hợp, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã. Chủ đầu tư cam kết thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như hoạt động của Dự án được trình bày trong chương 4 báo cáo đã nêu. CHƯƠNG IX CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 1.Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường. 2.Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng, Hà Nội. 3.Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thị Thuỳ Dương (2003), Xử lý chất thải hữu cơ, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh. 4.Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2002), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội. 5.Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp & ứng dụng, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội. 6.Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội. 7.Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường (1999), Sổ Tay Xử Lý Nước (Tập1), NXB Xây dựng, Hà Nội. 8.Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường (1999), Sổ Tay Xử Lý Nước (Tập2), NXB Xây dựng, Hà Nội 9.Trần Đức Hạ (2002), Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Quy Mô Nhỏ Và Vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10.Nguyễn Thị Hồng (2001), Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học: Mạng Lưới Cấp Nước, NXB Xây Dựng, Hà Nội. 11.George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel (1991), Wastewater Engineering: Treatment and Reuse, McGaraw-Hill, New York. 12.George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel (2004), Wastewater Engineering: Treatment and Reuse, 3rd edition, McGaraw-Hill, Singapore. 13.Trịnh Xuân Lai (2002), Cấp Nước: Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp (Tập 2), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 14.Lương Đức Phẩm (2002), Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Biện Pháp Sinh Học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15.Hoàng Huệ (1996), Xử Lý Nước Thải, NXB Xây dựng, Hà Nội. 16.Lâm Minh Triết (2002), Xử Lý Nước Thải Đô Thị Và Công Nghiệp: Tính Toán Thiết Kế Công Trình, NXB Đại Học Quốc Gia, Tp. HCM. 17.(1974), Sổ Tay Quá Trình Và Thiết Bị Công Nghệ Hoá Chất (Tập II), NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội. 18.Trần Hiếu Nhuệ (1999), Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. 19.Nguyễn Ngọc Dung (2003), Xử Lý Nước Cấp, NXB Xây Dựng, Hà Nội. 20.Trần Ngọc Chấn (2004), Ô nhiễm khống khí và xử lý khí thải, tập 2 – 3, NXB KH&KT, Hà Nội. 21.Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (1995). 22.Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (2005). 23.Các tài liệu thống kê về tình hình thuỷ văn, khí tượng, xã hội học, kinh tế xã hội trong khu vực dự án 24.Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, 2007 25.Các báo cáo ĐTM tương tự để có cơ sở so sánh và xác định các tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động của dự án gây ra 26.Các tài liệu, báo cáo khoa học về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong và ngoài nước. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các phương pháp sau được dùng để đánh giá tác động môi trường: Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án; Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất Dự án và khu vực xung quanh; Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng và vận hành Dự án; Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các tác động môi trường. Phương pháp nghiên cứu, phân tích môi trường vật lý (nước, không khí…): để phân tích hiện trạng môi trường nền khu vực dự án. Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền tảng là các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và của khu vực dự án Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng: các phương pháp đã sử dụng trên có thể nêu lên các nguồn và mức độ gây tác động của Dự án đến môi trường và có thể đưa ra phương pháp giảm thiểu ô nhiễm của Dự án trong quá trình xây dựng và hoạt động. Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận do Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường làm chủ đầu tư với sự tư vấn của Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt (MIVITECH). Với kinh nghiệm nhiều năm lập báo cáo ĐTM, MIVITECH đã đánh giá đầy đủ, có tính cập nhật và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của Dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại. Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, Công ty còn nhận được các ý kiến tham vấn của Ủy ban Nhân dân và Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tại địa điểm thực hiện Dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương. Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn mang tính định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá. Bảng 9.1. Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng STT Phương pháp ĐTM Mức độ tin cậy Nguyên nhân 1 Phương pháp nghiên cứu, phân tích môi trường vật lý Cao Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại 2 Phương pháp thống kê Cao Dựa vào các số liệu thống kê của xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 3 Phương pháp so sánh tiêu chuẩn Cao Kết quả phân tích có độ tin cậy cao 4 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao Căn cứ vào ý kiến bằng văn bản của UBND và UBMTTQ xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận Báo cáo đã đánh giá chi tiết cho từng đối tượng bị tác động do các nguồn tác động khác nhau như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường kinh tế - xã hội. Các tác động này tính toán trong trường hợp chưa có các biện pháp xử lý giảm thiểu. Khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu áp dụng trong giai đoạn xây dựng và hoạt động thì các tác động đã giảm đáng kể và ở mức tác động nhẹ hoặc không đáng kể. Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon là dự án có khả năng gây ra tác động về môi trường như khí thải, nước thải, chất thải rắn. Tuy nhiên tất các những tác động đã được Chủ dự án giảm thiểu đến mức thấp nhất bằng các hệ thống xử lý, bằng các phương pháp quản lý thích hợp cùng với việc phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm đảm bảo việc tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết của Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, Chủ đầu tư rút ra một số kết luận sau đây: Dự án được thực hiện ở vị trí thuận lợi và có tính khả thi cao về kinh tế, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu về phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển của tỉnh; Dự án đáp ứng được các nhu cầu về cung cấp khoáng sản cho địa phương, một số tỉnh lân cận cũng như khắp cả nước; Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương; Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố cũng như xử lý các chất thải, Dự án có thể khống chế được bằng các biện pháp quản lý và xử lý kỹ thuật như đã trình bày trong báo cáo. Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế, xã hội, hệ sinh thái tự nhiên và môi trường nếu không có các biện pháp phối hợp phòng ngừa, khống chế, xử lý. Các tác động đó chủ yếu là: Gây ô nhiễm không khí do bụi, hơi xăng dầu, khí độc, tiếng ồn do hoạt động xây dựng, giao thông vận tải và cả hoạt động khai thác khoáng sản từ dự án; Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng và nước thải từ hoạt động khai thác khi Dự án đi vào hoạt động; Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt của c ng nh n vi n l m việc tại Dự án; Nguy cơ xảy ra các loại rủi ro, sự cố môi trường trên khu vực Dự án; Tạo nên sự bất ổn định về an ninh trật tự xã hội do sự gia tăng tập trung dân cư, tác động đến đời sống của ngư dân quanh khu vực Dự án. Tuy nhiên các tác động đó có thể kiểm soát và giảm thiểu được như đã trình bày trong báo cáo và các biện pháp giảm thiểu trên là khả thi đảm bảo đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó Dự án sẽ đề ra các nội quy, quy định, các biện pháp kiểm soát nhằm quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, vùng đệm cách ly,… nhằm hạn chế tối đa các tác động. Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của Dự án và xây dựng các phương án khả thi kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động của Dự án; đồng thời xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực Dự án. Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường cam kết: Tuân thủ nghiêm túc luật Việt Nam và Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường; Tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam trong quá trình giám sát và bảo vệ môi trường như chương trình giám sát môi trường đã được nêu trên; Đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường Dự án và thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, kiểm soát, khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM Dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bao gồm: Phương án khống chế ô nhiễm không khí; Phương án khống chế ô nhiễm do ồn, rung; Phương án quy hoạch thoát nước mưa và thu gom nước bẩn; Phương án xử lý nước thải Dự án tập trung; Phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt; Các biện pháp an toàn lao động và các biện pháp phòng chống sự cố ô nhiễm (cháy, nổ, lún sụt …); Các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động. Chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế kỹ thuật và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra. Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của Dự án tới môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM này là những biện pháp khả thi, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành. KIẾN NGHỊ Tác động của Dự án đến môi trường có thể kiểm soát được, đồng thời mục tiêu của Dự án đóng vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới hiệu quả sử dụng đất cao khu vực, cải tạo cơ cấu ngành nghề, định hướng phát triển kinh tế cho địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội khác. Chủ đầu tư Dự án kiến nghị Ủy Ban Nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo ĐTM để Dự án sớm đi vào hoạt động và đảm bảo tiến độ đầu tư Dự án, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế - xã hội cho xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon.doc