Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng

Dự án triển khai trong điều kiện đất rừng bị khai phá loang lỗ, phần lớn diện tích trong khuôn viên dự án đã được khai thác cho canh tác nông nghiệp, tình hình xói mòn đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên việc triển khai đền bù đất đai, hoa màu, sao cho ít ảnh hưởng đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó thói quen canh tác của một số người dân theo kiểu du canh, không thích làm thuê, không thích bị ràng buộc, không chịu bị quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống của người dân sau khi triển khai dự án.

doc130 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá chất, thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ sẽ được thu gom, lưu giữ trong kho bê tông mác cao và ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án. Chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật Phân loại bao bì, chai lọ Kho lưu giữ (bê tông mác cao) Đơn vị thu gom và xử lý Hình 4.3 Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án Dầu mỡ thải phát sinh sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa thích hợp đặt trong khu vực dự án, tái sử dụng làm chất đốt. Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu gom riêng tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cam kết thu gom và quản lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. e) Giảm thiểu tác động đa dạng sinh học Phòng chống cháy rừng. Quản lý và giáo dục công nhân không được chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Khoanh nuôi bảo vệ 1.082,4 ha rừng và trồng mới 110 ha rừng. Xây dựng trạm kiểm soát công nhân và người dân ra vào rừng. f) Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn Vì dự án nằm xa vườn quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn quốc gia Yok Đôn là 13km tính theo đường chim bay nên các ảnh hưởng của dự án đến vườn quốc gia này là không đáng kể. Mặt khác vườn quốc gia Yok Đôn nằm phía Tây Bắc nên không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo Đông Bắc – Tây Nam nên không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thuốc bảo vệ thực vật, mủ cao su… Vì vậy không cần những biện pháp giảm thiểu các tác động về môi trường cho vườn quốc gia Yok Đôn. g) Biện pháp canh tác nông nghiệp hợp lý nhằm giảm thiểu suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước khu vực Trồng xen canh: Xen canh gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. Xen canh là biện pháp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. Dự án sẽ thiết lập thảm phủ họ đậu, trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m. Các cây trồng xen không ảnh hưởng đến cây cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh trên cây cao su, dự kiến các loại cây họ đậu dự án chọn để trồng xen. Thảm phủ họ đậu sẽ cải tạo đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất trên khu vực. Sử dụng hợp lý phân bón trong việc chăm sóc cây cao su như về lượng phân bón, chia các đợt bón và cách bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cây cao su. Dự án sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng một cách hiệu quả theo yêu cầu như sau: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. Dự án không sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm của nhà nước và thuốc không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng thuốc hợp lý, hiểu quả sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm độc đất, nhiễm độc nguồn nước khu vực. h) Biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ vườn cây cao su của dự án Để bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên các tiểu khu xung quanh và vườn cao su của dự án, phát huy khả năng điều tiết nguồn nước, điều hoà khí hậu, giữ đất tại khu vực dự án, nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững và nâng cao đời sống của người dân. Chủ dự án sẽ thực hiện một số các biện pháp bảo vệ như sau: (1) Bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên xung quanh dự án Do hoạt động sản xuất sẽ làm hệ sinh thái rừng khu vực bị ảnh hưởng như số lượng, chất lượng rừng có khả năng bị suy giảm. Dự án sẽ thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng theo đúng quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ và phát triển rừng như chủ dự án xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, Việc khai thác gỗ trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng sẽ thực hiện theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và quy trình, quy phạm về khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quản lý và bảo vệ tốt các động vật rừng quý hiếm. Hạn chế việc săn, bắt và nuôi nhốt động vật rừng của công nhân. Việc phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy; theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng. Chủ đầu tư sẽ tổ chức giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng trên diện tích rừng Nhà nước giao, được thuê. Dự kiến sẽ tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng cho dự án như sau: Dự án bố trí 6 đồng chí chuyên trách bảo vệ rừng của dự án. Khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Hợp tác hoặc liên kết giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng. Chủ đầu tư quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các lực lượng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật. (2) Bảo vệ vườn cây cao su dự án Vào mùa khô, Công ty sẽ có các biện pháp phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Đặt biển báo cấm lửa trên các đường liên lô, nơi thường xuyên có người qua lại. Tổ chức đội chữa cháy có trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện chữa cháy, phân công công nhân túc trực để làm nhiệm vụ. Trường hợp khi cây cao su bị cháy công nhân sử dụng dung dịch vôi 5% quét lên lớp vỏ cây bị ảnh hưởng. Trong khu vực trồng cao su, dự án thường xuyên cho tu sửa các đường lô, đường trục để đảm bảo tốt việc khai thác mủ. Những khu vực có khả năng xói mòn mạnh dự án củng cố và bổ sung các bờ chống xói mòn. Nghiêm cấm các đàn gia súc thả trong vườn cao su hoặc chúng đi ngang qua vườn cây cao su. Nghiêm cấm các hành vi tự tiện chặt phá, đốn tỉa cây cao su trong vườn cây cao su khai thác của dự án. Dự án phân công rõ trách nhiệm của giám đốc Công ty, giám đốc Nông trường, các đội trưởng, tổ trưởng và các công nhân cạo mủ trong việc quản lý và bảo vệ vườn cây cao su. 4.1.2.2Giảm thiểu tác động môi trường xã hội Về lâu dài dự án mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân đóng góp tài chính cho tỉnh nhà. Làm tăng giá trị sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định và phát triển kinh tế theo định hướng đã được thông qua theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Để giảm thiểu các tác động do giải tỏa mặt bằng, chủ đầu tư cũng nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện sắp xếp và lên kết hoạch một cách cụ thể phân rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của từng ban ngành, từng Sở. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm đối vấn đề này. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động và đưa thông tin đến từng người dân, từng hộ gia đình. Để giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan đến mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp như sau: Giáo dục tuyên truyền ‎ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án. Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương. Trong điều kiện của khu vực dự án, đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nghề nghiệp không có thì việc phải thực hiện tìm kiếm một công việc mới là một nỗi lo lớn nhất. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy để giảm thiểu tình trạng này có thể sử dụng một số các biện pháp sau đây: Giới thiệu việc làm, thu nhận nông dân vào làm việc cho nông trường. Liên kết sản xuất với hình thức tổ sản xuất hay hợp tác xã. Có thể quy đổi giá trị đất và hợp tác dưới dạng cổ đông của nông trường. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật đối với các hộ dân còn đất canh tác ở khu vực lân cận để thâm canh cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất. Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa trong khu vực do mất đất nông nghiệp thông qua các dịch vụ lao động khác. 4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.2.1 Biện pháp an toàn lao động Trong quá trình thi công xây dựng, Chủ đầu tư cũng như công nhân lao động đều phải tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động cụ thể: Các loại máy móc thiết bị phải có lý lịch kèm theo và thường xuyên được kiểm tra công tác an toàn, các thông số kỹ thuật. Khi thi công phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp lao động trên công trường. Tập huấn về việc giữ an toàn lao động cho người chỉ huy và công nhân. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. 4.2.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng 4.2.2.1Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng Thành lập Đội phòng cháy chữa cháy ở vùng trọng điểm cháy vào thời kỳ cao điểm dễ cháy sẽ được tổ chức thành các nhóm công tác từ 2 - 3 người, có nhóm trưởng. Từ 3 - 5 nhóm họp thành một tổ, do tổ trưởng phụ trách. Tùy theo khu vực phân công chăm sóc cao su, mà phân chia ca trực phòng chống cháy rừng. Lực lượng này sẽ được trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng và được huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật cùng lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm soát, canh gác diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ, khoanh nuôi. 4.2.2.2 Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa Thiết kế thi công hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông trong các khu rừng. Xây dựng hệ thống đường băng xanh: phải xây dựng hệ thống đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại cây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy lướt tán rừng, bao gồm: 1. Đường băng chính Kết hợp với việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đường dân sinh kinh tế. Đối với rừng tự nhiên bảo tồn đường băng chia ra nhiều khoảnh, cự ly các đường băng chính cách nhau 2 - 3km. Đối với rừng cao su đường băng chính có cự ly cách nhau 1000m 2. Đường băng nhánh (phụ): Đối với rừng tự nhiên bảo tồn: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà cự ly cách nhau giữa các đường băng từ 1 - 2km. Đối với rừng cao su trồng: Căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự ly xây dựng giữa các đường băng cách nhau 300 - 500m. + Độ rộng của đường băng: Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự nhiên độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao cây rừng. a) Đường băng chính: Đối với cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng từ 10 - 20m và phải trồng cây xanh. b) Đường băng nhánh (phụ): kể cả hai loại rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng phải có độ rộng tối thiểu từ 8 - 10m và phải trồng cây xanh. + Hướng của đường băng: a) Nơi có độ dốc dưới 15 độ: Hướng đường băng phải vuông góc với hướng gió hại chính trong mùa cháy. b) Nơi độ dốc lớn trên 15 độ: Thì băng bố trí trùng với đường đồng mức, trường hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe suối, dông núi, đường dân sinh kinh tế miền núi để làm đường băng thì dọc hai bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề rộng 5 - 8m, hàng năm phải chăm sóc tu bổ băng cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng và đưa hết vật liệu sau tu bổ chăm sóc ra ngoài băng xanh. 4.2.2.3 Biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy rừng. Hàng năm khi bước vào đầu mùa khô (cuối tháng 11, đầu tháng 12) ở những khu rừng dễ cháy (rừng trồng và rừng tự nhiên) dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ của Kiểm lâm, thực hiện dọn thực bì theo dải, theo băng, rộng từ 10 - 15m dọc các đường giao thông, đường mòn, khu dân cư, kho tàng... vật liệu khô vun thành dải từ 6 - 8m ở ngoài bìa rừng. Khi đốt phải có người canh gác, đốt vào sáng sớm hoặc buổi chiều vào lúc gió nhẹ, đốt ngược chiều gió, không được đốt vào ban trưa hoặc gió mạnh. Đối với rừng trồng và rừng được giao quản lý: Tiến hành chặt, phát thảm tươi cây bụi theo đám hoặc dải, thu dọn cành nhánh, chặt cây chết, cây sâu bệnh, thu dọn cành khô lá rụng, tận dụng nguồn vật liệu này để làm chất đốt, số vật liệu còn lại kéo ra bìa rừng tạo nên các dải rồi đốt lúc gió nhẹ, có người canh gác. 4.2.2.6 Chữa cháy rừng Áp dụng phương pháp giới hạn đám cháy để chữa cháy rừng: Khi phát hiện được cháy rừng, huy động kịp thời lực lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất cát, cành cây tươi... dập tắt ngay, không để lửa cháy tràn lan. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ khả năng cứu chữa, báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ lực lượng, phương tiện để ứng cứu. Đội hình chữa cháy phải giới hạn đám cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn cản lửa có độ rộng từ 15 - 20m. Nếu tốc độ gió lớn, lửa lan tràn quá mạnh phải làm băng trắng có độ rộng từ 20 - 30m. 4.2.3 Hệ thống chống sét Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ (theo quy định 76 VT/QĐ ngày 02/3/1983 của Bộ Vật tư) và hệ thống cải tiến theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các công trình xây dựng (văn phòng, hạ tầng kỹ thuật...) Điện trở tiếp xung kích £ 10W khi điện trở suất của đất 50.000W/cm2. Hiện nay, kỹ thuật chống sét phát triển cao, có nhiều công nghệ mới với khả năng đảm bảo an toàn trên diện rộng đã được thương mại hóa và bán rộng rãi trên thị trường, đó là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy xí nghiệp ứng dụng. 4.2.4 Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu, Công ty sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố như sau: Hệ thống kho bể chứa: Hệ thống kho chứa nguyên nhiên liệu đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hỏa...). Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu: Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nguyên liệu lỏng... (như xe bồn...) phải có đủ tư cách pháp nhân cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật để có thể đảm đương được công tác vận chuyển trên đường giao thông. Thực hiện nghiêm ngặt quy định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nhiên liệu. Phương án xử lý sự cố rò rỉ: Chủ đầu tư sẽ cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên. 4.2.5 Biện pháp phòng chống sự cố trường hợp trồng cao su không thích hợp và nhu cầu mủ cao su trên thị trường giảm (1) Trường hợp cây cao su không thích hợp Khả năng cây cao su không thể phát triển trên vùng đất này là rất thấp, vì các nghiên cứu về khí hậu và thổ nhưỡng cho thấy cây cao su thích hợp cho vùng dự án. Trường hợp cây cao su không hiệu quả chủ dự án còn có sự lựa chọn khác như các cây trồng nông nghiệp (bắp, khoai mì, đậu). Về hiệu quả kinh tế trong trường hợp năng suất thu mủ cao su thấp ta có thể chuyển dịch sang huớng phát triển trồng keo lai làm nguyên liệu giấy. Hay các cây trồng nông nghiệp khác. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và và các số liệu phân tích thổ nhưỡng khí hậu chúng tôi khẳng định việc lựa chọn phát triển cây trồng trên vùng dự án là phù hợp, do vậy chúng ta không lo ngại trường hợp cây cao su không thể phát triển trên vùng đất này. Tuy nhiên, nếu cây cao su chết thì tiến hành trồng hoa màu phủ xanh diện tích đã khai hoang, ngừng khai hoang các khu vực khác. (2) Trường hợp nhu cầu mủ cao su trên thị trường giảm Đây là một vấn đề tiên quyết khi quyết định tăng diện tích cây cao su trên địa bàn cả nước và nhất là Tây Nguyên của chính phủ. Từ các luận chứng kinh tế và nhu cầu trong tương lai cho thấy nhu cầu mủ cao su trên thì trường sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Do đó sẽ không có truờng hợp phá rừng rồi bỏ hoang vì trồng cao su không hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên trong trường hợp giá cao su giảm, thì dự án sẽ chuyển sang khai thác gỗ cao su, vì cây cao su có tốc độ tăng sinh khối nhanh nên khai thác gỗ cũng cho hiệu quả kinh tế cao. 4.2.6 Phòng chống bệnh sốt rét Công ty sẽ trang bị tủ thuốc và ban y tế tại Công ty, cấp và phát thuốc cho công nhân. Đình kỳ phun thuốc phòng trừ bệnh và khám chữa bệnh cho công nhân 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức công nhân và đặc biệt là bệnh sốt rét. Phát quang dọn vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc phòng chống dịch bệnh tại khu nhà ở của công nhân và các vùng xung quanh nhằm tiêu diệt môi trường sống của muỗi Anophen là loài muỗi trung gian truyền bệnh sốt rét. Khi phát hiện người bị bệnh sốt rét Công ty sẽ đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện đa khoa huyện Cư Jút để kịp thời chữa trị. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 5.1.1 Quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su Mục tiêu: giảm thiểu các tác động gây ra do việc tập kết công nhân, thi công san lấp mặt bằng, xây dựng lán trại,… Các hoạt động chính: + Giám sát tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động xây dựng nhà ở công nhân, nhà làm việc. + Giám sát tác động thi công đường nông thôn. + Giám sát tác động phá hoang, cày xới. Chủ đầu tư phối hợp chính quyền địa phương, ngành kiểm lâm quản lý việc phát quang, khai hoang rừng của dự án nhằm giảm thiểu hiện tượng chặt phá trai phép. Xây dựng các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng dự án. Chủ đầu tư sẽ lập Ban an toàn lao động tại công trường bao gồm: trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử 1 ủy viên bán chuyên trách và mỗi ca sản xuất có 1 người chịu trách nhiệm về an toàn. Ban an toàn sẽ xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn lao động, an toàn giao thông; nội quy an toàn cháy nổ,… Bảng 5.1 Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình khai hoang xây dựng Hoạt động Tác động đến môi trường Biện pháp giảm thiểu Phát quang, khai hoang và vận chuyển lượng gỗ tạp. - Khí thải, tiếng ồn từ máy cày, máy ủi, mooc kéo, xe tải vận chuyển gỗ, đất đá. - Chất thải rắn phát sinh từ các cây rừng khai hoang. - Thiết bị vận chuyển được đăng kiểm định kỳ - Công nhân được trang bị bảo hộ lao động - Xe được phủ bạt trên đường vận chuyển Xây dựng các hạng mục công trình - Khí thải, tiếng ồn từ phượng tiện vận chuyển, máy móc thi công - Chất thải rắn xây dựng - Chất thải rắn được thu gom và xử lý theo quy định - Xe, máy móc thiết bị không hoạt động trong giờ nghỉ của công nhân Sinh hoạt của 200 công nhân. Nước thải, rác thải sinh hoạt của 200 công nhân - Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại - Chất thải rắn được thu gom định kỳ vào vận chuyển đến bãi rác của huyện Cư Jút. Bảo dưỡng máy móc, thiết bị Lượng dầu mỡ thải Thu gom vận chuyển xử lý theo quy định 5.1.2 Quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác Mục tiêu: Giảm thiểu tác động môi trường do các hoạt động canh tác, phun thuốc diệt cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cây trồng, quản lý chất thải rắn nguy hại. Các hoạt động chính: + Giám sát các hoạt động trong giai đoạn hoạt động sản xuất. + Quản lý chất thải rắn nguy hại. + Quản lý và kiểm soát các nguyên nhân gây độc đất, nước, ô nhiễm không khí (sử dụng hạn chế thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV) + Quản lý kiểm soát lớp thảm phủ bề mặt, phòng chống cháy rừng. + Quản lý và giám sát các công trình chống xói mòn. + Quản lý kiểm soát các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học. Chủ đầu tư kết hợp cùng các đơn vị thi công quản lý chất lượng các công trình, tiến độ thực hiện các công trình môi trường như hệ thống thu, xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại. Báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường về việc dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiêu cực đến môi trường. Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của Dự án. Để quản lý về môi trường trong suốt quá trình hoạt động, dự án sẽ có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý bảo vệ môi trường. Bộ phận này gồm 3 người, chuyên tham gia hoạt động giám sát và báo cáo kết quả môi trường của dự án lên cấp lãnh đạo dự án, lên cơ quan quản lý môi trường địa phương. Bảng 5.2 Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác. Nguồn phát sinh Các hoạt động Các biện pháp giảm thiểu Chất thải khí, tiếng ồn - Phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ phát sinh mùi của thuốc. - Khai thác mủ cao su sẽ phát sinh mùi hôi từ mủ (đặc biệt khi cây bị nhiễm bệnh gây ra mùi hôi rất khó chịu). - Xe tải vận chuyển phân bón, mủ cao su sẽ phát sinh các khí thải và tiếng ồn. - Hoạt động máy phát điện phát sinh khí thải và tiếng ồn. - Sử dụng nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp - Xe được kiểm tra định kỳ, bão dưỡng theo quy định. - Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân phun thuốc, không phun ngược chiều gió. - Sử dụng buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng, ống xả giảm thanh. - Bồn chứa mủ được đóng kín, hạn chế mùi hôi từ mủ cao su Chất thải lỏng - Sinh hoạt của 777 công nhân viên. - Nước mưa chảy tràn cuốn theo phân, thuốc BVTV. - Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. - Không phun thuốc vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn trôn theo nguồn nước. Chất thải rắn - Sinh hoạt của 777 công nhân viên. - Bón phân, phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu. - Làm cỏ, phát dọn cỏ. - Rác thải sinh hoạt được vận chuyển đến bãi rác của huyện Cư Jút. - Tái sử dụng đối với chất thải rắn có thể tái sử dụng.. - Chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng vận chuyển đến bãi rác của huyện Cư Jút 5.1.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường Bảng 5.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường TT Công trình Kinh phí (triệu đồng) 1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt (bể tự hoại 3 ngăn) 80 2 Hệ thống thu gom dầu mỡ khu vực bảo dưỡng 10 3 Buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng 45 4 Hệ thống thu gom chất thải rắn: thùng 15L, 240L, 660L 50 5 Công trình các đường ngăn lửa giữa các lô cao su 120 6 Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng tập trung 20 7 Xây dựng các đường bờ để chống xói mòn 60 8 Xây dựng kho chứa thuốc BVTV an toàn cho con người và môi trường 100 9 Xây dựng kho lưu giữ CTNH bằng bê tông mác cao 80 5.1.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường Bảng 5.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường TT Năm thực hiện Hạng mục công việc Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt X 2 Hệ thống thu gom dầu mở khu vực bảo dưỡng X 3 Buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng X 4 Hệ thống thu gom chất thải rắn X 5 Công trình các đường ngăn lửa giữa các lô cao su X 6 Xây dựng kế hoạch QLBVR tập trung X 7 Xây dựng các đường bờ để chống xói mòn X 8 Xây dựng kho chứa thuốc BVTV an toàn cho con người và môi trường X 9 Xây dựng kho lưu giữ CTNH bằng bê tông mác cao X 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.2.1 Giám sát chất thải (1) Giám sát nước thải sinh hoạt Số mẫu giám sát: 01 mẫu tại vị trí nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Các chỉ tiêu giám sát gồm: lưu lượng thải, các thông số ô nhiễm đặc trưng nhu BOD5, COD, SS, Tổng N, tổng P, NH4. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. (2) Giám sát chất thải rắn Giám sát nguồn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp phát sinh. Các chỉ tiêu giám sát: Khối lượng, thành phần trong chất thải. Công tác này đòi hỏi có tổ cập nhật thường xuyên và và báo cáo định kỳ 3 tháng/lần. 5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh (1) Giám sát chất lượng không khí xung quanh Thông số chọn lọc: hàm lượng bụi, độ ồn, NO2, SO2, CO, THC. Số điểm đặt vị trí giám sát: 08 điểm, có tọa độ cụ thể như sau: (tọa độ VN:2000). Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường X: 809.074,31 m; Y: 1.415.212,74 m X: 807.592,11 m; Y: 1.415.656,80 m X: 809.785,14 m; Y: 1.412.937,45 m X: 808.961,91 m; Y: 1.411.385,45 m X: 802.815,88 m; Y: 1.410.551,33 m X: 803.475,97 m; Y: 1.411.385,44 m X: 802.517,78 m; Y: 1.406.864,43 m X: 801.707,67 m; Y: 1.403.173,95 m Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng /lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005). (2) Giám sát chất lượng nước mặt Số mẫu giám sát: 08 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường X: 801.411,15 m; Y: 1.406.203,15 m X: 801.701,30 m; Y: 1.408.058,78 m X: 802.166,89 m; Y: 1.410.670,18 m X: 802.370,92 m; Y: 1.412.272,39 m X: 809.571,87 m; Y: 1.410.458,02 m X: 810.297,97 m; Y: 1.412.060,24 m X: 809.886,35 m; Y: 1.415.326,16 m X: 806.910,58 m; Y: 1.416.851,16 m Các chỉ tiêu giám sát gồm: pH, BOD5, COD, SS, Amôniac, Sắt, Mangan, Nitrat, tổng Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Tần suất giám sát: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) (3) Giám sát chất lượng nước ngầm Số mẫu giám sát: 04 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường X: 808,239.89 m; Y: 1,414,624.38 m X: 808,732.49 m; Y: 1,410,224.83 m X: 803,887.58 m; Y: 1,410,602.71 m X: 801,991.45 m; Y: 1,403,746.96 m Chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Clorua, Florua, Nitrat, Sunfat, Mangan, Sắt, Kẽm, Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Tần suất giám sát: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. 5.2.3 Giám sát khác (1) Giám sát tình trạng xói mòn đất Tình trạng xói mòn đất được xác định bằng phương pháp cho điểm trên cơ sở các chỉ tiêu về trạng thái thảm mục trên mặt đất, trạng thái mặt đất, màu sắc tầng đất mặt, mức huỷ hoại tầng A. Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu, xác định tổng số điểm phản ánh tình trạng xói mòn và đánh giá tình trạng xói mòn đất hiện tại. Số mẫu giám sát: 12 mẫu trong khu vực dự án; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường X: 806.255,56 m; Y: 1.414.913,91 m X: 807.191,69 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.417,98 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.471,98 m; Y: 1.413.485,72 m X: 808.589,86 m; Y: 1.411.535,46 m X: 808.925,91 m; Y: 1.409.579,21 m X: 802.571,08 m; Y: 1.411.241,42 m X: 803.531,21 m; Y: 1.411.925,51 m X: 804.767,36 m; Y: 1.410.677,35 m X: 801.574,95 m; Y: 1.406.890,85 m X: 801.688,96 m; Y: 1.405.456,66 m X: 801.568,95 m; Y: 1.403.536,37 m Tần suất thu mẫu: 1 năm/ lần. (2) Giám sát sự biến đổi độ phì của đất Số mẫu giám sát: 12 mẫu (có vị trí tương tự như vị trí giám sát xói mòn đất) Các chỉ tiêu giám sát: hàm lượng mùn trong đất, độ pH, độ xốp lớp mặt. Tần suất giám sát: 1 năm/lần. (3) Giám sát dư lượng hoá chất trong đất Mục tiêu nhằm xác định hàm lượng hoá chất còn tồn đọng lại trong đất sau khi sử dụng hoá chất diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu. Tiêu chuẩn dư lượng hoá chất trong đất là ngưỡng cho phép về hàm lượng các hóa chất tồn dư trong đất trong khi sử dụng trong quá trình kinh doanh cao su. Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất được quy định trong bảng Quy chuẩn quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất (4) Giám sát đa dạng sinh học Giám sát về sự biến đổi của hệ động vật (các loài cá, các loài thú, bò sát…) và thực vật (các loài thực vật thân gỗ) trong vùng dự án. Tần suất giám sát: 1 lần/năm. CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông đã gửi Công văn số 04/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và Công văn số 05/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Ea Pô. Sau khi nghiên cứu văn bản và các tài liệu liên quan UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và xã Ea Pô đã có công văn trả cụ thể như sau: Công văn số 07/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” Công văn số 01/CV-UBMT, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” Công văn số 04/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” Công văn số 15/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” 6.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã hội: Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án. Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường của Chủ dự án. Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương. Kiến nghị với Chủ dự án: Đề nghị Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông khi tiến hành thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, giảm thiểu đến mức tối thiểu. Thường xuyên theo dõi liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý khi có các mâu thuẫn nảy sinh từ nhân dân địa phương với Công ty. Ưu tiên cho lực lượng lao động tại địa phương đồng thời hỗ trợ cho địa phương những vấn đề cần thiết khi địa phương đề xuất. Đề nghị Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đắk Nông thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân nhanh chóng, thỏa đáng và đúng pháp luật 6.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã hội: Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án. Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường của Chủ dự án. Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương. Kiến nghị với Chủ dự án: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tạo điều kiện hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Công ty phải bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Công ty phải bảo đảm các yếu tố môi trường trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt trong quá trình khai hoang xây dựng. Công ty tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân tại địa phương. 6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông cam kết thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty sẽ ưu tiên tuyển lao động tại địa phương nhằm tạo công ăn việc làm và giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Công ty sẽ kết hợp với địa phương trong công tác xã hội như: hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình có công với Cách mạng và hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân. Kết hợp với Chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình khai hoang xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án và nhằm giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa Công ty với người dân. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN 1.1 Về lợi ích của dự án 1.1.1 Lợi ích kinh tế Dự án mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho xã huyện Cư Jút nói riêng và cho tỉnh Đăk Nông nói chung cũng như kinh tế nước ta. Giúp phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển dân sinh, phát triển kinh tế bền vững. Ổn định đời sống kinh tế của nhân dân địa phương. Làm tăng thêm giá trị của đất đai trên địa bàn khu vực dự án tạo nên một cảnh quan mới với tiến trình phát triển nhanh hơn, điều này cũng góp phần làm tăng mức dân trí và tăng các hoạt động trao đổi văn hóa nhân dân trong khu vực. Việc hình thành công ty với cụm dân cư mới sẽ góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng dần mức sống về kinh tế, văn hóa trong khu vực. Trong tình hình các tài nguyên không tái sinh như dầu thô ngày càng cạn kiệt, các nguyên liệu thay thế càng có giá trị trên thị trường, tính khả thi của dự án là rất cao. 1.1.2 Lợi ích môi trường: Hạn chế được xói mòn Giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tăng giá trị tài nguyên đất Điều hòa lũ lụt Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, vấn đề môi trường nhất là khí thải đang nóng trên các bàn nghị sự quốc tế, việc tiến hành triển khai 2.700 ha cao su thiên nhiên rất có ý nghĩa trong tình hình chung này. Tăng diện tích rừng cũng là tăng chỉ số quota khí thải, có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các hợp đồng chuyển nhượng quyền phát thải. 1.2 Khó khăn và tác động tiêu cực 1.2.1 Khó khăn Dự án triển khai trong điều kiện đất rừng bị khai phá loang lỗ, phần lớn diện tích trong khuôn viên dự án đã được khai thác cho canh tác nông nghiệp, tình hình xói mòn đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên việc triển khai đền bù đất đai, hoa màu, sao cho ít ảnh hưởng đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó thói quen canh tác của một số người dân theo kiểu du canh, không thích làm thuê, không thích bị ràng buộc, không chịu bị quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống của người dân sau khi triển khai dự án. 1.2.2 Tác động tiêu cực 1.2.2.1 Về môi trường Trong những năm đầu của dự án, khả năng gây xói mòn của dự án là không đáng kể, khả năng làm giảm đa dạng sinh học cao, do triển khai trồng duy nhất cây cao su trên diện tích 2.700 ha. 1.2.2.2 Về xã hội Dự án khi thực hiện một số hộ gia đình sẽ phải thảy đổi công ăn việc làm, như vậy sẽ phần nào gây xáo trộn nếp sinh hoạt của các hộ gia đình trong thời gian ổn định và có công việc làm mới. Cùng với số tiền bồi thường từ đất đai, một bộ phận nông dân dễ tiêu xài hoang phí, gây ra các tệ nạn xã hội và tái nghèo khi đã sử dụng hết tiền đền bù. Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra các xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận, cụ thể sẽ có các biện pháp quản lý tốt sẽ tránh gây ra các tệ nạn xã hội, các xung đột giữa công nhân từ nơi khác đến làm việc và nhân dân trong vùng. Tóm lại Mặc dù có những tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội, nhưng nhìn chung về lâu dài dự án mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Làm thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, gây lãng phí và hư hại tài nguyên đất, ổn định đời sống đồng bào thông qua các chính sách đền bù, phân công lao động ổn định trong nông trường. Việc triển khai dự án là cần thiết và rất khả thi. 2. KIẾN NGHỊ Để dự án triển khai nhanh chóng và thuận lợi chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục pháp lý, hay trong các hoạt động dân vận, để người dân nắm bắt được các lợi ích do dự án mang lại. Dự án triển khai trên một qui mô tương đối lớn, ảnh hưởng không ích đến đời sống đồng bào các dân tộc, dù ít hay nhiều mọi chính sách đền bù giải tỏa nên được cân nhấc tránh xảy ra trường hợp tranh chấp. Vì lợi ích kinh tế lâu dài cũng như để phát triển kinh tế bền vững, chủ đầu tư sẽ thường xuyên thông báo cho đơn vị tư vấn, chính quyền địa phương về tiến độ của dự án để giám sát việc thực hiện các cam kết, các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường. Chủ đầu tư kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án được triển khai các bước tiếp theo đúng tiến độ đã đề ra. 3. CAM KẾT Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án và xây dựng các phương án khả thi kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực do các hoạt động của dự án. Chủ đầu tư xin cam kết thực hiện các nội dung sau: Tuân thủ nghiêm túc luật pháp Việt Nam và Công ước Quốc Tế về bảo vệ môi trường. Sẽ tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam trong quá trình giám sát và bảo vệ môi trường như chương trình giám sát môi trường được nêu trong chương 5. Sẽ triển khai và áp dụng các phương pháp kiểm soát các chất ô nhiễm theo đúng phương án đã đề xuất trong chương 4 để kiểm soát các chất ô nhiễm tác động tiêu cực tới môi trường. 3.1 Cam kết thực hiện các luật pháp, các quy định về bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; Luật Đất đai số 13/2003/QH11, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2004; Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10, được Quốc hội nước CHXHCN Việt thông qua ngày 20/05/1998 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999; Luật Đa dạng sinh học năm 2008 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2005; Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí-Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; Các văn bản khác có liên quan đến quá trình triển khai và hoạt động của dự án. Chủ dự án xin bảo đảm rằng các luật pháp, tiêu chuẩn, định mức được trích lục và sử dụng trong báo cáo đều chính xác và hiện đang có hiệu lực./. 3.2 Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu các tác động xấu Chủ dự án cam kết áp dụng những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể như: 3.2.1 Giai đoạn khai hoang, xây dựng Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi thải, bụi và tiếng ồn. Thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn. Thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải dầu mỡ Thực hiện biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn của dự án theo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn. Thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học khu vực. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự hao hụt dinh dưỡng của đất, hạn chế xói mòn đất và trượt lở đất đá. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội, phòng chống dịch bệnh. Thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. 3.2.2 Giai đoạn chăm sóc và khai thác Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải. Thực hiện biện pháp thu gom và vận chuyển chất thải rắn đến bãi chôn lấp rác của huyện Cư Jút. Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, suy thoái tài nguyên đất. Thực hiện các biến pháp bảo vệ rừng, bảo vệ vườn cây của dự án. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến an ninh – xã hội khu vực. Thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động. 3.2.3 Sự cố môi trường Giảm thiểu sự cố lao động trong khai hoang rừng, thi công xây dựng, trong khi sử dụng thuốc BVTV và trong khi khai thác mủ. Thực hiện nghiêm chỉnh phòng chống cháy rừng mà báo cáo đã đưa ra. Chủ dự án cam kết thực hiện chỉ phát quang, khai hoang rừng trên khu đất Nhà nước cho phép. Tuyệt đối không để tình trạng chặt phá rừng trái phép ở các tiểu khu lân cận. Chủ dự án cam kết thực hiện xây dựng công trình khống chế ô nhiễm đúng thời gian phù hợp với từng giai đoạn của dự án nhằm đạt hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm môi trường. Chủ dự án xin đảm bảo độ chính xác của các số liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng Dự án không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chủ dự án phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương để tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã trình bày trong báo cáo này. Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng nhu cầu khối lượng xây dựng vườn cây Bảng 1.2 Bón phân vườn cây cao su (ĐVT: Kg/ha) Bảng 1.3: Bón phân cho vườn cây keo lai (kg/ha) Bảng 1.4: Các hạng mục xây dựng cơ bản Bảng 1.5: Khối lượng đầu tư các hạng mục giao thông Bảng 1.6: Nhu cầu lao động Bảng 1.7: Lượng phân bón của dự án trong thời kỳ KTCB Bảng 1.8: Lượng phân bón trong thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha) Bảng 1.9: Khối lượng hoá chất sử dụng để bảo vệ cây cao su hàng năm Bảng 1.10: Danh mục các thiết bị đầu tư Bảng 1.11: Kế hoạch khai hoang Bảng 2.1: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI1) ở đới laterit hóa Bảng 2.2: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI2) ở đới sét hóa Bảng 2.3: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa trên đá trầm tích ở đới sét hóa Bảng 2.4: Yếu tố nhiệt độ trung bình nhiều năm (độ C) Bảng 2.5: Số giờ nắng trong nhiều năm (giờ) Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) Bảng 2.7: Số liệu về độ ẩm trung bình nhiều năm (%) Bảng 2.8: Lượng bốc hơi trung bình trong nhiều năm (mm) Bảng 2.9: Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực dự án Bảng 2.10: Kết quả phân tích môi trường không khí Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Bảng 2.13: Hiện trạng diện tích, hiện trạng đất đai khu vực dự án Bảng 2.14: Dân cư và lao động khu vực dự án Bảng 3.1: Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su Bảng 3.2: Khối lượng nhiên liệu sử dụng trên công trường Bảng 3.3 : Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%) Bảng 3.4: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công Bảng 3.5: Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai hoang, xây dựng và trồng cao su Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.9: Tổng trữ lượng gỗ trong quá trình phát quang, khai hoang Bảng 3.10: Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chăm sóc và khai thác Bảng 3.11: Số lượng xe thi công có thể có trên nông trường Bảng 3.12: Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%) Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai hoang, xây dựng và trồng cao su Bảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.16: Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (kg/ha) Bảng 3.17: nhu cầu phân bón thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha) Bảng 3.18: Lượng hoá chất và lượng rác thải phát sinh hàng năm Bảng 3.19 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn Bảng 3.20: Diện tích và loại rừng chuyển đổi sang trồng cao su Bảng 3.21: Khối lượng đất rửa trôi trên các thảm phủ thực vật. Bảng 3.22: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính theo 1 người/ngày đêm Bảng 3.23: Một số vi sinh vật có trong phân và khả năng gây bệnh. Bảng 3.24: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông Bảng 3.25: Cấp xói mòn đất Bảng 3.26: Kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt Nam Bảng 3.27: Hệ số bảo vệ đất (P) theo kỹ thuật canh tác Bảng 3.28: Hệ số cây trồng hay mật độ che phủ Bảng 3.29: Khả năng xói mòn qua các năm theo các trường hợp kỹ thuật canh tác Bảng 3.30: Tổng hợp điểm các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học Bảng 3.31: So sánh năng suất sinh khối một số vùng rừng Bảng 3.32: Mức tiêu thụ năng lượng cho sản xuất cao su thiên nhiên và nhân tạo Bảng 3.33: Hiệu suất quang hợp một số loại cây Bảng 3.34: Phân tích tổng hợp điều kiện có dự án Bảng 3.35: Phân tích tổng hợp trong điều kiện không có dự án Bảng 4.1: Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại Bảng 4.2: Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải Bảng 4.3: Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại Bảng 4.4: Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải Bảng 5.1: Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình khai hoang xây dựng Bảng 5.2: Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác. Bảng 5.3: Danh mục các công trình xử lý môi trường Bảng 5.4: Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 - Nhu cầu ôxy sinh học đo ở 200C - đo trong 5 ngày. BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường BVTV - Bảo vệ thực vật CBCNV - Cán bộ công nhân viên CHXHCN - Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa COD - Nhu cầu ôxy hóa học. CTNH - Chất thải nguy hại CTR - Chất thải rắn DO - Ôxy hoà tan ĐTM - Đánh giá tác động môi trường. HĐND - Hội đồng nhân dân NQ - Nghị quyết TNHH - Trách nhiệm hữu hạn NXB - Nhà xuất bản PCCCR - Phòng cháy, chữa cháy rừng QLBVR - Quản lý bảo vệ rừng QCVN - Quy chuẩn Việt Nam QL - Quốc lộ SNNPTNT - Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn SS - Chất rắn lơ lửng TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam THC - Tổng hydrocacbon UBND - Uỷ ban nhân dân UBMTTQVN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam VLXD - Vật liệu xây dựng WHO - Tổ chức Y tế Thế giới. KTCB - Kiến thiết cơ bản XDCB - Xây dựng cơ bản DANH MỤC 1: DANH LỤC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THÂN GỖ CÓ TRONG VÙNG DỰ ÁN TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC 1 Trâm Trắng Syzygium wightiannum 2 Bời Lời Litsea monopetala 3 Chiêu Liêu Nghệ Terminalia triptera 4 Bằng Lăng Lagerstroemia crispa 5 Gõ Mật Afzelia xylocarpa 6 Dền Amaranthus lividus 7 Bình Linh Vitex ajugaeflora 8 Cò Ke Microcos paniculata 9 Lộc Vừng Barringtonia acutangula 10 Dầu Dipterocarpus tuberculatus 11 Cà Chắc Shorea obtusa 12 Cẩm Liên Shorea siamensis 13 Cầy Ivigia malayana 14 Thầu Tấu Aporusa planechoniana 15 Móng Bò Bauhinia cardinalis 16 Máu Chó Knema globularia Nguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông DANH MỤC 2:DANH LỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT PHỔ BIẾN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN TT Tên địa phương Tên khoa học I Nhóm Thú 1 Chuột Cây Chiropodomy glyroides 2 Sóc Hylopetes alboniger 3 Nhím Đuôi Ngắn Hystrix brachyusa 4 Thỏ Rừng Lypus nigricolis 5 Dúi Mốc Rhyzomys piruinosus 6 Lợn Rừng Sus sfcofa 7 Chồn Melogale personata II Nhóm Chim 1 Gõ Kiến Picidae 2 Bói Cá Ancedinidae 3 Bìm Bịp centropus toulou bengalensis 4 Cú Mèo Glaucidium cuculoides 5 Chim Cu Cuculidae 6 Chim Sẽ Passer montanus III Nhóm Bò Sát Và Ếch Nhái 1 Kỳ Đà Varanus bengalensis 2 Rắn Lục Xanh Trimeresurus stejnegeri 3 Rắn Sọc Dưa Elaphe radiata Rắn khô đốm Calliophis maculiceps Rắn hổ chúa Ophiphagus hannah Rắn lục mép Trimeresurus albolabris 4 Rắn Ráo Thường Ptyas korros Nguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông DANH MỤC 3 :DANH LỤC MỘT SỐ LOÀI THUỶ SINH PHỔ BIẾN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN TT Tên địa phương Tên khoa học 1 Cá chép Cyprinus carpio 2 Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella 3 Cá mè trắng Hypophthalmichthys harmandi 4 Cá mè vinh Barbodes gonionotus 5 Cá rô phi Oreochromis mossambicus 6 Cá chim trắng nước ngọt Colossoma brachypomum 7 Cá trê phi Clarias gariepinus 8 Cá trê vàng Clarias macrocephalus 9 Lươn Monopterus albus 10 Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus 11 Cá diếc Carassius auratus 12 Cá rô Anabas testudineus 13 Cá lóc C. lucius 14 Cá trắng Systomus binotatus Nguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM cao su.doc
Tài liệu liên quan