Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn - Thanh Hóa

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn-Thanh Hóa1. Kết luận. Thanh Hóa hiện có 08 bệnh viện tuyến tỉnh, 26 bệnh viện đa khoa huyện, 634 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh hiện nay là 4.520 giường (không tính giường bệnh của các trạm y tế xã) chỉ mới đạt 12,5 giường bệnh/1vạn dân. Nếu đến năm 2010 để đạt được chỉ tiêu 15 giường/1vạn dân thì số giường bệnh còn thiếu khoảng 1.000 giường bệnh. Qua đó cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tỉnh Thanh Hóa hiện tại chưa đạt được mức bình quân so với cả nước, đồng thời cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng cao của nhân dân trong tỉnh. Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện đa Nghi Sơn” là hoàn toàn phù hợp. Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ không những cho người dân địa phương mà còn cho người dân của các khu vực lân cận. Đồng thời dự án cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thi công cũng như hoạt động của dự án sẽ không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường như đã nêu trong báo cáo. Với việc ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường và sự giúp đỡ của các ngành, các cơ quan chức năng, chủ dự án sẽ hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn như đã nêu trong báo cáo. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và những văn bản pháp quy của Nhà nước về Bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã nêu đầy đủ các tác nhân gây ô nhiễm tác động đến môi trường cùng với các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình giám sát chất lượng môi trường và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã nói ở trên.

pdf98 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý được liên tục cần lắp thêm một bơm dự phòng cùng công suất. - Xử lý bậc hai. + Xử lý bậc hai là quá trình quan trọng kết hợp các công đoạn xử lý khác nhau được thực hiện trong container thiết bị. Nước thải từ bể điều hoà được bơm lên các container với lưu lượng không đổi. (Container xử lý nước thải bệnh viện sẽ được miêu tả chi tiết ở phần vận hành thiết bị). + Nước thải được bơm vào container trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh yếm khí. Nước thải được dẫn qua lớp đệm vi sinh có cấu tạo đặc biệt tạo thành dòng nước lan toả đi các nhánh trong lớp đệm tạo màng vi sinh tối đa phân bổ đồng đều trong lớp đệm. Do cấu tạo như vậy quá trình phân huỷ sinh học yếm khí diễn ra đồng đều với hiệu suất xử lý cao. Ngoài ra, việc cấp thêm các chế phẩm đặc hiệu BIOWC96 (3-5mg/l) hoặc DW97 (2-3mg/l) sẽ giúp cho việc phân huỷ được thực hiện nhanh chóng hơn. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn xử lý sinh học yếm khí khoảng 1-1,5h. Hiệu suất xử lý nước thải tại ngăn xử lý sinh học yếm khí này có thể đạt tới 40-50% theo BOD. + Tiếp sau ngăn xử lý sinh học yếm khí, nước thải được đưa qua ngăn xử lý sinh học hiếu khí. Ngăn này được thiết kế theo phương án kết hợp một lúc nhiều nguyên lý thiết bị Biofin, Biofor, Aeroten tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và không khí. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn thiết bị này là 2-2,5h qua 3 quá trình xử lý vi sinh như sau: - Aerofil (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải. - Aerotan dòng ngược (hoặc dòng xuôi) có lớp đệm vi sinh bám. - Lọc sinh học dòng xuôi với vật liệu lọc. Với cơ chế như vậy, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. Để tăng cường quá trình xử lý, một phần bùn hoạt hoá sau khi qua container được bơm tuần hoàn trở lại hoà trộn với nước thải từ bể điều hoà, hoặc với từng ngăn của các modul nhằm tăng Nguồn : www.mtx.vn cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hoá cho quá trình xử lý. Việc cung cấp ôxy được thực hiện nhờ máy thổi cưỡng bức trong môi trường container. Hiệu quả xử lý của quy trình xử lý này đạt 70-75% theo BOD. Để nâng cao hiệu quả xử lý theo BOD của các quy trình xử lý sinh học hiếu khí lên đến 90-95%, trong container thiết bị còn lắp thêm ngăn xử lý sinh học dạng Biofilter nhỏ giọt. Nước thải sau khi đã qua các quy trình xử lý hiếu khí kết hợp nêu trên sẽ được bơm lên đỉnh của ngăn lọc sinh học, từ đây nước thải sẽ chảy qua lớp đệm lọc sinh học có các màng bám vi sinh. Ngăn lọc sinh học được thiết kế với các khe hút gió trên thành thiết bị, do đó không khí sẽ bị hút vào ngăn lọc và bị cuốn cùng với nước thải qua các ngách của lớp đệm tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và giảm chi phí điện năng dùng cho cấp khí. Quá trình tách bùn hoạt hoá và cặn lơ lững hữu cơ khác trong nước được thực hiện ở ngăn lắng trong cùng thiết bị này. Ngăn lắng này được thiết kế theo kiểu bản lắng mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng, đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PANC-95 (nồng độ đưa vào 5-8mg/l) có tác dụng tạo bông cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình tách bông bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị. Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong nhưng vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây bệnh, do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để diệt trừ vi khuẩn trước khi đổ ra môi trường. Hiệu quả và triệt để nhất là khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Dung dịch Hypochloride Na hoặc Ca (NaOCl hoặc Ca(OCl)2) được pha trộn và bơm định lượng với nồng độ 4-6mg Cl2/m3 nước thải. Việc định lượng Cl hoạt tính cần thiết cho khử trùng nhờ các thiết bị trộn, thiết bị pha Cl2 và các bơm định lượng Cl2 được lắp đặt đồng bộ trong container. Nước thải sau khi được khử trùng sẽ chảy về bể chứa nước thải đã xử lý để chảy ra rãnh thoát nước chung của khu vực. - Xử lý bùn. Nguồn : www.mtx.vn + Bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Tại đây, dưới tác dụng của quá trình lên men yếm khí, phần lớn bùn, cặn sẽ được khoáng hoá cùng với sự tạo thành một số sản phẩm phụ của quá trình lên men yếm khí CH4, NH3, H2O, H2S..., thể tích của bùn giảm một cách đáng kể. Mặt khác, tại đây men BIOWC96 hoặc DW97 cũng được bổ sung nhằm đẩy nhanh quá trình phân huỷ và diệt trừ khi thải ra môi trường. Bùn sau xử lý được định kỳ hút đi bằng xe vệ sinh và đưa đến nơi quy định của khu kinh tế nghi sơn. Phần nước tách ra từ bùn qua vách ngăn sẽ được bơm trở lại để tiếp tục xử lý. Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Nước thải DW97 Bể tự hoại, hố ga Bể thu gom và lọc rác Bể ñiều hoà PACN-95 Thiết bị xử lý nước thải theo nguyên lý Bể bùn Bùn ñã xử lý Nguồn : www.mtx.vn - Qua tính toán trên khi đi vào hoạt động 500 giường bệnh mỗi ngày bệnh viện thải ra 300m3 nước thải. Khi đi vào hoạt động công ty sẽ đầu tư 2 mô đun để xử lý nước thải trên trước khi thải nước ra môi trường bên ngoài. - Giai đoạn I xây dựng 200 giường bệnh thì mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 150 m3 nước thải thì công ty sẽ đầu tư 1 mô đun để xử lý nước thải trên. - Giải pháp xử lý bổ sung. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn. Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn tách riêng khỏi hệ thống nước sinh hoạt. Tại đầu cống thải của nước mưa chảy tràn có hố lắng cát và sàng chắn rác. Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn này được phép đổ ra mương nước tưới. 4.2.4. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn. Chất thải bệnh viện có đặc điểm chứa các nguồn gây bệnh như vi trùng, các tác nhân truyền dịch bệnh và môi trường lan truyền bệnh. Rác thải bệnh viện cần được xử lý bằng phương pháp an toàn bảo đảm vệ sinh môi trường, ngăn chặn các véctơ truyền bệnh xâm nhập môi trường tự nhiên. Tại các nước phát triển việc thu gom, xử lý và tiêu tán được thực hiện theo các quy định nghiêm ngặt. Có thể chia ra hai công đoạn chính trong công nghệ quản lý và xử lý rác thải. - Thu gom, chứa rác, chuyển đến điểm cuối cùng. - Xử lý rác. 4.2.4.1. Thu gom, chứa rác, chuyển đến điểm cuối cùng. Rác thải nói chung được phân ra các loại sau: - Rác thải loại 0 bao gồm: Hỗn hợp rất dễ cháy như giấy loại, gỗ, bìa cát tông, bao gồm đến 10% giấy đã xử lý, mảnh nhựa vụn hoặc cao su. Nguồn gốc từ thương mại hoặc từ sản xuất công nghiệp tạo nên. Nguồn : www.mtx.vn - Rác thải loại 1 gồm: Hỗn hợp dễ cháy như giấy, rác quét sàn, mảnh gỗ, bìa cát tông. Nguồn gốc từ thương mại hoặc từ sản xuất công nghiệp. Rác loại 1 có khoảng 30% rác loại 3. - Rác loại 2 bao gồm: Hỗn hợp 50% rác loại 3 từ các nguồn căn hộ. - Rác loại 3 bao gồm: Rác từ động vật và rau quả, rác từ nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn, bệnh viện, chợ và các thiết bị dùng trong sinh hoạt tạo ra. - Rác loại 4 bao gồm: Hỗn hợp xã và các bộ phận người, động vật và rác hữu cơ đặc. Theo cách phân loại trên, rác y tế nằm phần lớn ở nhóm 4 và một phần ở nhóm 3. - Khi đi vào hoạt động giai đoạn I với quy mô 200 giường bệnh mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 470 kg rác thải sinh hoạt và 50 kg rác thải y tế. Khi đi vào hoạt động chất thải rắn của bệnh viện sẽ được thu gom theo hình thức sau đây: a) Mã màu sắc túi dựng chất thải. - Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm. - Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ. - Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ. - Màu trắng đựng chất thải tái chế. b) Túi đựng chất thải. - Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. - Túi đựng chất thải y tế có thành dày tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3. - Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”. - Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định tại Điều 7 của Quyết định số: 43/2007/QĐ-BYT, ngày 20/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. c) Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn. Nguồn : www.mtx.vn - Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng. - Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn. + Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. + Có khả năng chống thấm. + Kích thước phù hợp. + Có nắp đóng mở dễ dàng. + Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy. + Có dòng chữ “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”. + Có quai hoặc kèm hệ thống cố định. + Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài. - Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu. d) Thùng đựng chất thải. - Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dày và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy, mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy. - Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng. - Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại. - Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh. - Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng. - Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít. - Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”. e) Biểu tượng chỉ loại chất thải. Nguồn : www.mtx.vn Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp. - Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học. - Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “Chất gây độc tế bào”. - Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “Chất thải phóng xạ”. - Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế. f) Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế. - Nơi đặt thùng đựng chất thải. + Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng. + Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom. + Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. + Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế. - Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. - Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại. - Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại. - Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. g) Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế. Nguồn : www.mtx.vn - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần. - Bệnh viện quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác. - Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. h) Lưu giữ chất thải rắn trong bệnh viện. - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt. - Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau: + Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét. + Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. + Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để súc vật, các loài gặm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. + Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế. + Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh. + Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. + Lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. - Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại bệnh viện. + Thời gian lưu giữ chất thải trong bệnh viện không quá 48 giờ. + Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ. + Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu huỷ hàng ngày. Nguồn : www.mtx.vn i) Vận chuyển. - Bệnh viện sẽ ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. - Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng bảo đảm vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số: 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu huỷ phải được đóng gói trong các thùng để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển. - Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng riêng trong thùng hoặc hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “chất thải giải phẫu” trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ. Do vậy, tác động bất lợi đối với môi trường do chất thải rắn là không đáng kể. 4.2.4.2. Xử lý rác thải y tế. a) Yêu cầu đối với lò đốt chất thải rắn. - Lò đốt phải có khả năng thiêu đốt các loại chất thải có trị số Calo rất khác nhau, có công suất tối thiểu khoảng 40 - 45 kg/h, có hệ thống nạp rác tự động hoặc bán tự động nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc của công nhân với chất thải độc hại. - Để đảm bảo tiêu huỷ hoàn toàn chất thải (qua trình ôxi hoá nhiệt), nhiệt độ cần được duy trì từ 8500C - 1.1000C, lò phải cấu tại hai buồng đốt, buồng sơ cấp và buồng thứ cấp, thời gian thiêu cháy ở lò thứ cấp phải đủ để ôxy hoá các chất hữu cơ thành CO2 và H2O... - Buồng sơ cấp làm việc ở nhiệt độ 8000C. ở nhiệt độ này chất thải rắn y tế nguy hại tiêu huỷ hoàn toàn. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lò thiêu rác cho biết: trong rác thải y tế nguy hại phần chính bao gồm xenlulo và các hợp chất hữu cơ. Đặc tính cháy và sự phân huỷ của hai thành phần nói trên hoàn toàn cần có điều kiện tối ưu khác nhau. Việc loại trừ những khí độc hại phát sinh khi đốt như Dioxin và Furan là hết sức quan trọng. Nguồn : www.mtx.vn - Công thức cấu tạo của Dioxin là C12H8-nClnO2 và của Furan là C12H8- nClnO (với 2 ≤ n ≤ 8). Như vậy nếu loại bỏ được nguyên tố Cl trong quá trình đốt rác thải y tế thì có khả năng giảm thiểu được lượng khí độc hại trên. Đồng thời trong quá trình thiêu đốt chúng ta phải tuân theo các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với buồng đốt như sau: + Nhiệt độ ≥ 1.0000C. + Thời gian lưu cháy ≥ 1 giây. + O2% = 8 – 12 thể tích không khí. Với nhiệt độ 1.1000C có khả năng đốt cháy hoàn toàn Dioxin. b) Công nghệ. Rác thải y tế chuyển đến khu xử lý, đổ vào thùng chứa 1, cấp vào thiết bị cấp rác vào lò. Dầu DO trong thùng cung cấp nhiên liệu phụ trợ cho lò thông qua cụm thiết bị cấp dầu duy trì nhiệt độ cao cho lò. Lò đốt làm việc theo chế độ đốt liên tục, được duy trì ở nhiệt độ cao khoảng > 1.1000C, ở nhiệt độ này toàn bộ các chất hữu cơ bị đốt cháy phân huỷ thành các chất vô cơ, kể cả Dioxin và Furan. Khói bụi theo đường khí qua cụm xử lý khí được làm sạch đạt tiêu chuẩn môi trường. Khí đã được làm sạch đi qua ống thải khí ra ngoài. Sơ đồ xử lý rắc thải y tế. Chất thải rắn Buồng đốt Buồng đốt Xử lý ống y tế được phép sơ cấp thứ cấp khí thải khói thiêu huỷ c) Lò đốt. Khi dự án đi vào hoạt động chúng tôi sẽ lắp đặt 01 lò đốt rác gián đoạn 45kg rác/h. - Công suất lò đốt rác 45kg rác/h (chia làm 3 mẻ, 15 phút đốt 1 lần 15 kg). - Loại rác thiêu đốt: 40% rác loại 1 và 2; 30% rác loại 3 và 30% rác loại 4. - Mức tiêu thụ nhiên liệu: 21 kg DO/h. - Nhiên liệu; Dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 0,5%. - Lượng không khí dư: 10%. Nguồn : www.mtx.vn - Nhiệt độ khí thải tại lò thứ cấp 1.1000C. Nếu sử dụng lò đốt cấu tạo như trên, 1 ngày sử dụng 8h cần 160 – 180 kg dầu DO. Chiều cao ống khói của lò đốt có xử lý khí thải theo quy định tại QĐ/505/BYT. Loại lò tiêu thụ từ 0,5 tấn dầu có lắp đặt hệ thống xử lý khí thải với hiệu suất xử lý 90%, hàm lượng lưu huỳnh là 1% thì chiều cao ống khói phải đạt 7m. d) Quá trình xử lý khí thải lò đốt. * Các thành phần chính của khí thải lò đốt. ứng dụng phương pháp đốt rác y tế là một cách tối ưu cho quá trình xử lý rác y tế. Chúng ta phải tính toán sao cho đốt được rác y tế mà không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Khí thải của lò đốt phải được đảm bảo có lượng bụi tối thiểu, không có màu đen, không mùi, ở đỉnh ống khói chỉ có hơi ẩm thoát ra. Tuy nhiên, khí thải là sản phẩm cuối cùng của lò đốt hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng, số lượng chất thải cho vào lò đốt, đồng thời phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị đốt, nhiên liệu đốt. Các thành phần chính của khói thải như sau: - CO: phụ thuộc vào sự điều chỉnh và kiểm soát quá trình cháy của lò. Trị số này được khống chế tối thiểu (gần như hoàn toàn) đối với những lò đốt tiên tiến có sự kiểm soát và điều khiển quá trình cháy tốt. - Bụi: Hàm lượng bụi cũng phụ thuộc vào thiết kế và kiểm soát lò đốt. Có thể giảm thiểu hơn nữa lượng bụi bằng cách sử dụng các bộ lọc. - SO2: Bình thường chất thải rắn được xử lý có rất ít sunfua. Lượng SO2 toả ra trong quá trình đốt chủ yếu phụ thuộc vào nhiên liệu đốt. Hệ thống xử lý theo phương pháp phun ướt có khả năng loại bỏ SO2 cao. - HCl: Lượng HCl phụ thuộc thành phần chất thải đem đốt mà chủ yếu là lượng PVC có trong chất thải. Hệ thống phun nước có thể loại bỏ HCl. - NOx: Lượng NOx phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ cháy và thời gian lưu cháy. Thiết bị chuyên dùng để loại bỏ NOx rất đắt tiền và thường chỉ lắp cho nhà Nguồn : www.mtx.vn máy có quy mô lớn và các nhà máy đốt chất thải đô thị loại cực lớn. Lượng NOx từ các lò đốt chất thải bệnh viện thường rất nhỏ. - HF: Lượng HF phụ thuộc thành phần chất thải đem đốt và thường không có vấn đề gì khi đem đốt chất thải bệnh viện. Tuy nhiên, khi có thiết bị xử lý sẽ giảm thiểu. - Kim loại nặng: As, Cu, Ni, Cr, Pb, Zn, Cd, Hg. Lượng kim loại nặng phụ thuộc vào thành phần chất thải đem đốt. Bình thường khi đốt rác thải bệnh viện, hàm lượng kim loại nặng thường thấp hơn giới hạn cho phép mặc dù không cần thiết bị xử lý. - Dioxin và Furan: Đây là những hợp chất hữu cơ có tính độc hại cao hoàn toàn phụ thuộc vào lượng các chất Polyme chứa nguyên tố Cl trong rác thải bệnh viện khi đưa vào lò đốt. Những lò đốt với nhiệt độ trên 8500C mới đốt được hợp chất này. Hiệu quả đốt Dioxin và Furan phụ thuộc vào các thông số như: Thời gian cháy, lượng ôxy. Khi đạt được các thông số này (nhiệt độ từ 850 – 1.1000C, thời gian lưu cháy là 1 giây, lượng ôxy trong khí cháy là 8 – 12%), lượng Dioxin và Furan cộng lại trong khí thải rất thấp. Tuy nhiên, khi có thêm thiết bị xử lý khí thải, lượng Dioxin và Furan thấp hơn rất nhiều so với trị số giới hạn tiêu chuẩn hiện tại về ô nhiễm. * Phương pháp xử lý khí thải. Khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt đi vào vùng bão hoà và tháp lọc. Dung dịch lỏng (soda) được phun trực tiếp vào dòng khí để loại bỏ các chất ô nhiễm như SOx, HCl, Halogen... và các kim loại nặng, kể cả Hg. Đồng thời khí thải được làm mát tới nhiệt độ 700C sau đó được hút bằng quạt gió dẫn tới ống khói. - Hiệu quả của phương pháp xử lý này rất cao, trị số ô nhiễm phát tán vào môi trường rất thấp, thường thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định ở các nước. - Phương pháp này có một nhược điểm là phải bắt buộc kèm theo hệ thống xử lý nước (dung dịch hoá chất để hấp thụ khí thải và bụi của khói). 4.2.5. Giảm thiểu tác động phóng xạ. Nguồn : www.mtx.vn - Rác thải có chứa phóng xạ sẽ được thực hiện theo đúng Quyết định số: 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. - Việc xây dựng, bố trí các thiết bị có khả năng bức xạ có hại tới con người được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành được quy định tại quyết định số 32/2005/QĐ-BYT, ngày 31/10/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế khoa chẩn đoán hình ảnh. Các thiết bị chụp X-quang, CT-Scanner, MRI phải có xuất xứ rõ ràng (mã hiệu máy, nơi sản xuất, năm sản xuất…). Các thiết bị này được định kỳ mỗi năm kiểm tra một lần, quy trình kiểm tra phải dựa trên văn bản của Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng ĐLVN 41:1999. - Đối với các phòng chụp chiếu X - Quang thì sẽ được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 365/2007 đó là diện tích phòng chụp chiếu tối thiểu 12m2, cửa sổ và cửa ra vào của các phòng chiếu chụp X - Quang phải có các hệ thống che chắn tia X để không phát tán ra môi trường. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người vận hành máy, trang bị các thiết bị che chắn thích hợp như kính chì che chắn tuyến giáp. Nhân viên điều khiển máy X-quang phải được trang bị liều kế cá nhân và được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đây là một công việc rất quan trọng nhằm phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp để điều trị hoặc bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ. 4.2.6. Biện pháp phòng, chống và khắc phục các sự cố. a) Giải pháp cấp nước chữa cháy. Xác định phương án thiết kế hệ thống chữa cháy cho các hạng mục công trình trong bệnh viện dựa trên đặc điểm kiến trúc, tính chất nguy hiểm cháy nổ trong công trình và dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. - Chất cứu hoả là nước và hoá chất, (bình bọt và bột), mỗi tầng bố trí 8 bình bột loại 8kg và 2 bảng tiêu lệnh chữa cháy. - Hệ thống cứu hoả bao gồm: + Hệ thống cứu hoả bằng bình bọt, bột bố trí tại các tầng. Nguồn : www.mtx.vn + Hệ thống cứu hoả bằng nước (đi độc lập với hệ thống sinh hoạt). Hệ thống bao gồm: Máy bơm cứu hoả và mạng đường ống, van giảm áp, hộp cứu hoả, trụ cứu hoả. + Hệ thống nội quy, tiêu lệnh chữa cháy. Ngoài ra, trong sân công trình còn bố trí các trụ bổ xung nước để lực lượng PCCC cấp nước bổ xung vào hệ thống khi cần thiết. Khi xảy ra cháy, nước cứu hỏa ban đầu lấy từ két mái két dự trữ 10 phút đầu khi xảy ra đám cháy), sau được bơm cứu hoả cấp trực tiếp vào mạng. Ngoài ra, khi cần thiết còn có thể nhận nước từ xe của lực lượng PCCC cấp qua trụ bổ sung nước cứu hoả. b) Hệ thống bình chữa cháy. - Trong trường hợp đám cháy mới phát sinh với diện tích nhỏ có thể sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa. Bình chữa cháy cầm tay trang bị cho công trình là loại bình bột tổng hợp MFZL4, CO2MT3 các bình này do Trung Quốc sản xuất. - Bình chữa cháy cá nhân MFZL4 và CO2MT3 được treo tường hoặc được đặt chung với hộp họng nước chữa cháy vách tường tại hành lang các tầng, cách mặt sàn đến đáy hộp 0,35 - 0,45m, mỗi tầng đặt 01 hộp được bố trí ở sảnh các tầng tại vị trí dễ quan sát và thao tác giúp cho việc chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh. c) Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường: - Do đặc điểm, mục đích sử dụng của công trình chúng tôi thiết kế hệ thống báo cháy gồm 01 tổ hợp bơm. Ngoài các bình chữa cháy xách tay, công trình cần có các hệ thống chữa cháy có hiệu lực lớn hơn. Để đáp ứng yêu cầu này phải lắp đặt sẵn hệ thống chữa cháy họng nước vách tường. - Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi vươn tới. tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi Nguồn : www.mtx.vn vải tráng cao su đường kính 50mm dài 20m và một lăng phun đường kính miệng phun 13mm và các khớp nối, lưu lượng phun 2,5l/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m. Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập tắt, bán kính hoạt động đến 25m. - Vị trí các họng nước chữa cháy, được thể hiện trên bản vẽ thiết kế. d) Mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy. - Mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy bao gồm: Đường ống chính và đường ống nhánh, đường kính ống được tính toán lựa chọn sao cho vận tốc dòng chảy khi có cháy là 2,5m/s. ống cấp nước CH trong công trình xử dụng ống thép tráng kẽm D50 - D80 mm. - Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có những qui định cụ thể nhằm hạn chế các sự cố cháy, nổ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, bệnh nhân trong công tác phòng cháy. Một số điểm trong qui định là: + Thực hiện công tác kiểm tra máy móc, thiết bị và hệ thống điện đúng kỳ hạn để phát hiện kịp thời những hỏng hóc của máy móc thiết bị và có những phương án sữa chữa. + Duy trì chế độ bảo dưỡng thiết bị sử dụng khí oxy, bom chứa oxy. + Đặt các biển báo tại những vị trí có khả năng sinh ra cháy, nổ như khu vực có bom khí, cầu dao điện... + Qui định chặt chẽ về an toàn sử dụng điện trong các buồng bệnh, phòng làm việc, kho tàng... + Lắp đặt các hệ thống chống sét. 4.2.7. Các biện pháp khác. - Cùng với những giải pháp đã trình bày trên đây, bệnh viện cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong khuôn viên, ngăn chặn sự lan truyền, phát triển chủng, loài vi sinh vật và côn trùng có hại. Đó là các chương trình trồng cây xanh, khử trùng, diệt muỗi, diệt côn trùng... - Khử trùng, diệt muỗi, côn trùng là những công việc bắt buộc đối với các bệnh viện nói chung. Khử trùng các buồng bệnh, khu vệ sinh, hành lang... được Nguồn : www.mtx.vn thực hiện hàng ngày tại bệnh viện do tổ lao công đảm nhiệm. Chất khử trùng là các loại hoá chất chứa clo hoạt động. - Trồng cây xanh, thảm cỏ tạo bóng mát. Nguồn : www.mtx.vn Chương 5 Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường. 5.1. Cam kết chung. Công ty CP đầu tư Thănh Long, chủ Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn quy mô 500 giường bệnh tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia cam kết thực hiện một số điều khoản chung như sau: Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cơ bản và giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động như đã trình bày trong Chương 4 của báo cáo. Chủ đầu tư cam kết sẽ xây dựng hệ thống cống rãnh, hố thu gom và xử lý nước thải. Chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư, lắp đặt lò đốt rác thải y tế và thu gom rác thải theo đúng quy định. 5.2. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn môi trường của nhà nước ban hành, cụ thể như sau: - TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ. - TCVN 5949-1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu vực công cộng và khu dân cư. - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ số: 3733/QĐ-BYT, Bộ Y tế, ngày 10/10/2002. - TCVN 5942 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TCVN 5944 - 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945 - 1995: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. Nguồn : www.mtx.vn - TCVN 6772 - 2000: Nước thải sinh hoạt - Tiêu chuẩn thải. 5.3. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện chương trình quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường của bệnh viện được trình bày trong Chương 6 của báo cáo và báo cáo định kỳ cho cơ quan chức năng. Chủ đầu tư cam kết nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường thì bệnh viện sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 5.4. Cam kết thực hiện trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (theo Điều 14, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ). - Có văn bản báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao quyết định phê duyệt. - Thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường: + Trên cơ sở sơ đồ nguyên lý của các công trình xử lý môi trường đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, phải tiến hành việc thiết kế chi tiết và xây lắp các công trình này theo đúng quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng. + Sau khi thiết kế chi tiết các công trình xử lý môi trường của dự án được phê duyệt, phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường để theo dõi và kiểm tra. - Bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án: + Trong quá trình thi công dự án, phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường do dự án gây ra và tiến hành quan trắc môi trường theo đúng yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nguồn : www.mtx.vn + Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công của dự án có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan đã phê duyệt hoặc đã xác nhận và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan này. + Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời cho phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. + Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu. - Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường: + Sau khi việc xây lắp các công trình xử lý môi trường đã hoàn thành và được nghiệm thu, phải tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường để kiểm tra các thông số về kỹ thuật và môi trường theo thiết kế đặt ra. + Phải xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm và thông báo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra. + Sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận. Nguồn : www.mtx.vn Nguồn : www.mtx.vn Chương 6 các công trình xử lý môi trường chương trình quản lý và giám sát môi trường Các biện pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải nêu trên là những giải pháp kỹ thuật mang tính chất quyết định nhằm giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế tác động xấu do các chất ô nhiễm gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường. Bên cạnh đó các biện pháp hỗ trợ như giáo dục, quan trắc và giám sát chất lượng môi trường cũng góp phần rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người bệnh. Sau khi đi vào hoạt động bệnh viện sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường, cơ quan chuyên môn thực hiện việc giám sát môi trường theo các tiêu chuẩn như sau: 6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường. TT Tên công trình ĐVT Số lượng I Xử lý nước thải 1 Cống BTCT D200 m 250 2 Cống BTCT D300 m 115 3 Hố ga Cái 11 4 Bể điều hoà m3 400 5 Modul hợp khối cái 3 6 Bể xử lý bùn m3 50 7 Bể phốt m3 263 II Xử lý chất thải rắn 1 Thùng chứa chất thải cái 50 2 Bãi chứa chất thải rắn m2 100 3 Nhà chứa chất thải y tế m2 20 4 Túi nilon cái/năm 40.000 5 Xe đẩy cái 20 Nguồn : www.mtx.vn 6 Lò đốt rác cái 1 III Xử lý khí thải 1 Cây xanh cây 200 2 Kho hoá chất diệt khuẩn, khử trùng m2 20 3 Bơm phun diệt khuẩn cái 5 4 Quạt thông gió cái 30 6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường. - Giáo dục môi trường nhằm làm cho mọi cán bộ y, bác sĩ, người bệnh có ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được môi trường sống và làm việc cần được bảo vệ trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân họ, bệnh nhân và cộng đồng, xã hội. - Bệnh viện sẽ tổ chức hội thảo, mở các lớp tập huấn hoặc tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông để mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến y tá, bác sĩ, những người khác nắm được nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường và cần chấp hành luật một cách nghiêm minh. Chương trình giáo dục sẽ trang bị những kiến thức cơ bản cho y, bác sĩ, qua đó, có khả năng giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có ý thức bảo vệ môi trường trong bệnh viện, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường trong và ngoài bệnh viện, thực hiện thường xuyên các chương trình vệ sinh, quản lý các chất thải. 6.2.2. Chương trình giám sát môi trường. Do không có các cán bộ chuyên môn và các thiết bị phục vụ quan trắc chất lượng môi trường, Bệnh viện kết hợp với các cơ quan có chức năng về chuyên môn và cơ quan quản lý môi trường của tỉnh Thanh Hoá để kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo hoạt động của bệnh viện diễn ra bình thường, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chương trình giám sát môi trường sẽ bao gồm quan trắc chất lượng môi trường nước, không khí, điều kiện môi trường lao động (tiếng ồn, độ ẩm...). Nguồn : www.mtx.vn 6.2.2.1. Giám sát chất lượng không khí. Hàng năm bệnh viện thực hiện các chương trình giám sát môi trường không khí theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. a) Tiêu chuẩn. - TCVN: 5937 - 2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN: 5938 - 2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN: 5939 - 2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong môi trường lao động. - TCVN 5949 - 1998 - Âm học - Mức ồn tối đa cho phép tại khu vực công cộng và khu dân cư. b) Chỉ tiêu chọn lọc. - Tiếng ồn, Bụi, SO2, NO2, CO, Cl2, NH3, H2S, Vi khí hậu. c) Địa điểm, vị trí giám sát. - 04 điểm theo hướng gió. - 10 điểm tại khu điều trị và các khoa phòng. d) Tần suất giám sát: 2 lần/năm. 6.2.2.2. Giám sát chất lượng nước. a) Tiêu chuẩn. - TCVN: 5942 - 1995 - Chất lượng nước mặt. - TCVN: 5945 - 2005 - Nước thải công - Tiêu chuẩn thải. - TCVN: 6772 - 2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép. - TCVN: 7383 - 2004 – Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện. - TCYT: số 09/2005/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. b) Chỉ tiêu. Nguồn : www.mtx.vn pH, độ cứng, BOD5, COD, SS, Coliform, Cl-, NO2-, NO3-, NH4+, Mn, Fe, Tổng phốt pho, Tổng nitơ. c) Vị trí lấy mẫu giám sát. - 01 mẫu nước sinh hoạt của bệnh viện. - 02 mẫu nước giếng khoan và giếng đào của nhà dân. - 01 mẫu nước đầu vào trước khi xử lý. - 01 mẫu nước đầu ra sau hệ thống xử lý. - 01 mẫu nước mặt: nguồn tiếp nhận nước thải. d) Tần suất giám sát: 2 lần/năm. Nguồn : www.mtx.vn chương 7 kinh phí cho các công trình môi trường 7.1. Tính toán công trình xử lý nước thải. TT Tê công trình ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Tành tiền (đ) I Xử lý nước thải 3.865.500.000 1 Cống BTCT D200 m 250 0.5 129.000.000 2 Cống BTCT D300 m 115 0.7 80.500.000 3 Hố ga Cái 11 3.00 33.000.000 4 Bể điều hoà m3 400 40.000 160.000.000 5 Modul hợp khối cái 3 1.000.000.000 3.000.000.000 6 Bể xử lý bùn m3 50 40.000 200.000.000 7 Bể phốt m3 263 1.000.000 263.000.000 II Xử lý chất thải rắn 1.154.000.000 1 Thùng chứa chất thải cái 100 1.000.000 100.000.000 2 Bãi chứa chất thải rắn m2 100 10.000 10.000.000 3 Nhà chứa chất thải y tế m 2 20 1.000.000 20.000.000 4 Túi nilon cái/năm 40.000 100 4.000.000 5 Xe đẩy cái 20 1.000.000 20.000.000 6 Lò đốt rác cái 1 1.000.000.000 1.000.000.000 III Xử lý khí thải 100.000.000 1 Cây xanh cây 200 5.000 10.000.000 2 Kho hoá chất diệt khuẩn, khử trùng m 2 20 1.000.000 20.000.000 3 Bơm phun diệt khuẩn cái 2 5.000.000 10.000.000 4 Quạt thông gió cái 30 2.000.000 60.000.000 IV Dự phòng 10% 533.700.000 Tổng: 5.631.450.000 Nguồn : www.mtx.vn 7.2. Tính toán chi phí cho quá trình hoạt động của trạm xử lý. Dựa vào quy trình công nghệ của quá trình xử lý và hệ thống thiết bị của trạm xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Nghi Sơn có thể dự toán được chi phí cho quá trình xử lý như sau: a) Tổng mức đầu tư cho 1 trạm xử lý nước thải bệnh viện công suất vừa và nhỏ. Suất đầu tư cho 1m3 nước thải của trạm xử lý khoảng 136.100.000đ/m3. b) Chi phí vận hành cho trạm xử lý nước thải công suất 300 m3/ngày.đêm. - Điện năng tiêu thụ: Tổng công suất của trạm là 5 kw. + Thời gian cao điểm 20 giờ trong ngày là: 20h x 5kw x 1.500đồng/kw = 150.000đồng. + Thời gian vận hành 20 giờ: 20h x 5kw x 1.500đồng/kw = 150.000đồng. + Thời gian đêm và đèn chiếu sáng: 6h x 1kw x 1.500đồng/kw = 9.000đồng. Tổng điện tiêu thụ là: 309.000 đồng. - Hoá chất cần dùng. + DW 97: 3g/m3 x 300 x 75đồng/gam = 67.500đồng/ngày.đêm. + BIOWC96: 4g/m3 x 300 x 12đồng/gam = 14.400đồng/ngày.đêm. + Ca(Cl2O) H2O: 5g/m3 x 300 x 30 đồng/gam = 45.000ngày.đêm. Tổng chi phí hoá chất là: 126.900 đồng/ngày.đêm. - Lương cho hai công nhân trông coi và vận hành trạm. + Lương: 40.000 đồng/ngày x 2 người x 30 ngày = 2.400.000 đồng/tháng. + Chi phí khác: (sửa chữa nhỏ và quản lý): 15.000 đồng/ngày. Tổng chi phí: 530.900 đồng/ ngày. Vậy chi phí cho 1m3 nước thải là: 1.769 đồng/m3. 7.3. Tính toán chi phí cho quá trình hoạt động của lò đốt. Chi phí vận hành cho lò đốt rác thải y tế thải công suất 45 kg/h. - Điện năng tiêu thụ tổng công suất của lò 10kw/h - Thời gian vận hành 1h/ngày: 1 x 10kw x 1.500đ/kw = 15.000đ. - Dầu DO 20 l/h x 16.500 đ/l = 330.000 đ. - Lương cho hai công nhân trông coi và vận hành lò đốt. + Lương 40.000 đ/ngày x 2 người x 30 ngày = 2.400.000đ/tháng. Nguồn : www.mtx.vn Tổng chi phí 425.000 đ/ngày. 7.4. Tính toán hệ thống chữa cháy. Do đặc thù, tính chất sử dụng các công trình nên hệ thống chữa cháy được thiết kế, lắp đặt đồng bộ sử dụng đó là: - Hệ thống báo cháy tự động. - Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường. - Hệ thống phương tiện chữa cháy ban đầu. Kinh phí để thực hiện được ước tính khoảng 150 triệu đồng/năm. 7.5. Kinh phí giám sát môi trường hàng năm. TT Nội dung công việc ĐVT SLợng Đơn giá Thành tiền 1 Phân tích chất lợng không khí Bụi tổng số Điểm 14 70,000 980,000 SO2 Điểm 14 70,000 980,000 NO2 Điểm 14 70,000 980,000 CO Điểm 14 70,000 980,000 Cl2 Điểm 14 70,000 980,000 H2S 14 70,000 980,000 NH3 Điểm 14 70,000 980,000 Tiếng ồn Điểm 14 40,000 560,000 2 Vi khí hậu Tốc độ gió Điểm 14 8,000 112,000 Nhiệt độ Điểm 14 8,000 112,000 Độ ẩm Điểm 14 8,000 112,000 3 Phân tích mẫu nớc pH Mẫu 6 30,000 180,000 BOD Mẫu 6 80,000 480,000 Nguồn : www.mtx.vn COD Mẫu 6 70,000 420,000 Tổng N Mẫu 6 60,000 360,000 Tổng P Mẫu 6 60,000 360,000 Độ cứng Mẫu 6 60,000 360,000 CL- Mẫu 6 70,000 420,000 NO2- Mẫu 6 70,000 420,000 NO3- Mẫu 6 60,000 360,000 NH4+ Mẫu 6 70,000 420,000 Mn Mẫu 6 70,000 420,000 Fe Mẫu 6 70,000 420,000 SS Mẫu 6 50,000 300,000 Coliform Mẫu 6 60,000 360,000 Công: 13,036,000 Bệnh viện dự kiến kinh phí thuê cơ quan chuyên môn giám sát môi trường hàng năm: 13.036.000 đ/lần x 2 lần/năm = 26.072.000 đ/năm. Nguồn : www.mtx.vn Chương 8 Tham vấn ý kiến cộng đồng Theo quy định tại Khoản 8, điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và theo Thông tư số: 08/2006/TT-BTNMT, ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Chủ dự án đã gửi Công văn đến UBND, UBMTTQ xã Nguyên Bình để nêu những nội dụng cơ bản của dự án, những tác động xấu đến môi trường của dự án gây ra, những biện pháp giảm thiểu tác động dự kiến áp dụng và đề nghị cho ý kiến. Những nội dung chính đề cập đến trong ý kiến tham vấn bao gồm: 1. Dự án tác động đến kinh tế - xã hội. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Làm chậm phát triển kinh tế - xã hội. - Những tác động khác. 2. Dự án tác động đến y tế, sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, di tích lịch sử. 3. Dự án tác động đến đời sống, việc làm và thu nhập của người dân. 4. Tác động của dự án đến các thành phần môi trường và môi trường sống của dân cư khu vực xung quanh. Ngày 01/10/2008 Đoàn Mỏ - Địa chất - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá kết hợp với Công ty CP đầu tư Thăng Long tham vấn ý kiến cộng đồng về các vấn đề nêu trên. Về cơ bản UBND và UBMTTQ xã Nguyên Bình đều thống nhất ý kiến về việc xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn có ý nghĩa quan trọng trong việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và trong tỉnh. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và hoạt động của bệnh viện cũng gây ra các tác động bất lợi nên UBND và UBMTTQ xã yêu cầu chủ dự án thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường và các cam kết đã nêu để giảm tối đa khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế - xã hội của khu vực. Kết luận của UBND và UBMTTQ xã Nguyên Bình đồng ý triển khai xây dựng dự án bệnh viện đa khoa Nghi Sơn trên địa bàn xã (có kèm theo ở phần phụ lục). Nguồn : www.mtx.vn Chương 9 chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá 9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu. 9.1.1. Nguồn tài liệu tham khảo. 1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch Nước ký Sắc lệnh ban hành ngày 12/12/2005. 2. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 3. Thông tư số 08/2006/TT - BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; 4. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. NXB Khoa học kỹ thuật năm 2000. 5. Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản. NXB Khoa học kỹ thuật 2000. 6. Giáo trình xử lý khí thải. NXB Khoa học kỹ thuật năm 2001. Tác giả: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên chủ biên. 7. Nước thải và Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ thuật 2001. 8. Mô hình hoá Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh. NXB Khoa học kỹ thuật 2001. 9. Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ thuật năm 2002. Tác giả:Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá. Báo cáo hiện trạng môi trường Thanh Hoá tháng 4 năm 2005. 11. Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 12. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: bệnh viện tâm thần Thanh Hoá, tháng 10 năm 2004. 13. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: bệnh viện đa khoa Thanh Hoá, năm 2004. Nguồn : www.mtx.vn 14. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: bệnh viện đa khoa Hợp Lực, năm 2006. 15. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN - 1995 về môi trường ban hành theo Quyết định số: 229 QĐ/TĐG ngày 25/3/1995 của Bộ KHCN&MT; TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành theo QĐ số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT. 16. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về môi trường. 17. Tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường ban hành theo Quyết định số: 3733/ QĐ - BYT của Bộ Y tế, ngày 10 tháng 10 năm 2002. 9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập. - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng bệnh viên đa khoa Nghi Sơn. - Thuyết minh kỹ thuật hệ thống báo cháy tự động, chữa cháy họng nước vách tường và trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu bằng bình bột chữa cháy xách tay. - Báo cáo thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm 2007. Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 2008 của UBND xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia. - Báo cáo kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh năm 2007 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh năm 2008 của UBND huyễn Tĩnh Gia. 9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM. - Phương pháp điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực địa, đo đạc các thông số về môi trường. Các chỉ tiêu về nước: độ pH, BOD, COD, NO2-, NO3-, độ cứng theo CaCO3 chất rắn lơ lửng, Coliform. Các chỉ tiêu về không khí: Nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, Tiếng ồn; Bụi, SO2, NO2, CO. Các chỉ tiêu về đất: pH, N tổng, K, P, mùn… Nguồn : www.mtx.vn - Phương pháp liệt kê: Dựa trên kiến thức về môi trường và kinh nghiệm thực tế, căn cứ vào công nghệ sản xuất, công suất, thiết bị, nguyên nhiên liệu, sản phẩm cũng như quá trình hoá lý xảy ra trong quá trình hoạt động, liệt kê các tác nhân ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới môi trường. - Phương pháp so sánh: Từ các số liệu đo đạc thực tế cùng các kết quả tính toán về tải lượng ô nhiễm và hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm được áp dụng tại nhà máy, đưa ra các kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường của nhà máy so sánh với các tiêu chuẩn môi trường. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương khu vực. - Phương pháp đánh giá nhanh: Căn cứ vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế thế giới thiết lập cho các hoạt động của dự án, dự báo mức độ ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động từ đó đưa ra các giải pháp xử lý, bảo vệ môi trường. 9.3. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng. Đây là những phương pháp khoa học, đã được sử dụng rộng rãi trong việc lập báo cáo ĐTM cho các bệnh viện, các cơ sở kinh tế - xã hội ở tỉnh ta cũng như trên phạm vi cả nước. 9.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. Báo cáo đã nêu chi tiết và đầy đủ tất cả các yếu tố tích cực, tiêu cực tới môi trường do hoạt động của bệnh viện. Đây là những kết luận có cơ sở khoa học để chủ bệnh viện đưa ra quyết định đúng trong việc đầu tư các công trình xử lý chất thải có hiệu quả. Nguồn : www.mtx.vn Nguồn : www.mtx.vn Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận. Thanh Hóa hiện có 08 bệnh viện tuyến tỉnh, 26 bệnh viện đa khoa huyện, 634 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh hiện nay là 4.520 giường (không tính giường bệnh của các trạm y tế xã) chỉ mới đạt 12,5 giường bệnh/1vạn dân. Nếu đến năm 2010 để đạt được chỉ tiêu 15 giường/1vạn dân thì số giường bệnh còn thiếu khoảng 1.000 giường bệnh. Qua đó cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tỉnh Thanh Hóa hiện tại chưa đạt được mức bình quân so với cả nước, đồng thời cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng cao của nhân dân trong tỉnh. Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện đa Nghi Sơn” là hoàn toàn phù hợp. Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ không những cho người dân địa phương mà còn cho người dân của các khu vực lân cận. Đồng thời dự án cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thi công cũng như hoạt động của dự án sẽ không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường như đã nêu trong báo cáo. Với việc ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường và sự giúp đỡ của các ngành, các cơ quan chức năng, chủ dự án sẽ hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn như đã nêu trong báo cáo. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và những văn bản pháp quy của Nhà nước về Bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã nêu đầy đủ các tác nhân gây ô nhiễm tác động đến môi trường cùng với các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình giám sát chất lượng môi trường và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã nói ở trên. 2. Kiến nghị. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong báo cáo đã được trình bày đầy đủ cơ sở khoa học, có tính khả thi cao. Nguồn : www.mtx.vn Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Thanh Hoá cho bảo vệ thông qua báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn” và sau khi được bổ sung, góp ý, sửa chữa, chúng tôi sẽ hoàn thiện và làm cơ sở để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Chủ tịch hội đồng quản trị Lương Văn Thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDanh.gia.tac.dong.moi.truong.benh.vien.Nghi.Son.Thanh.Hoa.pdf
Tài liệu liên quan