9.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn lãnh đạo nhân dân địa phương nằm trong khu vực dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất và tiếng ồn tại khu vực dự án.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN 1995,TCVN 2001 và TCVN2005.
- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên – kinh tế - xã hội.
- Phương pháp mô hình hoá: Dùng tính toán tải lượng các chất ô nhiễm.
Đánh giá mức độ tin cậy: Các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá được các chuyên gia hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực khoa học môi trường thực hiện, vì vậy có độ tin cậy cao.
145 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hóa chất dùng để xử lý nước thải như sau:
Lượng SO2 dùng để khử Cr6+ xuống Cr3+ là: 0,05– 0,15 kg/ngày
Lượng vôi dùng để keo tụ các chất: 3,4 – 9 kg/ngày
Lượng phèn sắt dùng để keo tụ: 1-2,9 kg/ngày
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Trước xử lý
Sau xử lý
TCVN
5945-2005
Trung bình
Cực đại
Cr
mg/l
1
2
0,04
0,1
Pb
mg/l
10
11
0,27
0,5
Hg
mg/l
4
5
2,5
0,01(mg/l)
Zn
mg/l
10
20
0,4
3
Lưu lượng Q
m3/ngày
30
40
* Xử lý nước thải nhiễm dầu :
Đối với nước thải nhiễm dầu, tuỳ thuộc vào hàm lượng dầu và tính chất cũng như dạng phân tán của dầu, chất béo trong nước thải mà có thể áp dụng loại bỏ dầu mỡ bằng bể tách dầu có hoặc không có sục khí hoặc tuyển nổi (hình 4-9)
1 4
2
5
3
6
1- Nước thải nhiễm dầu 4- Cơ cấu gạt dầu
2- Nước thải sạch dầu 5- Máng thu hồi dầu
3- Hệ thống sục bọt khí 6- Thu hồi cặn
Hình 4-8 : sơ đồ xử lý nước thải nhiễm dầu
Đối với các bể dầu, hầm dầu dự án sử dụng biện pháp công nghệ làm sạch bể dầu được trình này trong sơ đồ hình 4-9 và hình 4-10
Chuyển dầu
Nạo vét dầu
Lau bằng giẻ
Thùng chứa giẻ
Đưa tới nơi quy định
Chuyển dầu sang thùng di động
Bơm đến bể tách dầu
Bể tách dầu
cặnDầu
Hợp đồng đưa tới nơi qui định
Nước
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
Hình 4-9 : sơ đồ Công nghệ làm sạch bể dầu
Máy áp lực cao
Nạo vét
Lau giẻ
Thùng chứa
Thu gom
Bơm nước
Trạm xử lý
Khử bùn cặn
Thùng chứa
Hợp đồng xử lý
Hình 4-10 : Công nghệ làm sạch hầm tàu
* Xử lý nước thải trên tàu :
gồm nhiều loại nước thải sinh hoạt và nước vệ sinh rửa tàu, nước dằn tàu, nước la canh. Loại nước này thường cũng bị nhiễm dầu và các hoá chất bẩn khác trong quá trình khai thác, được thu gom đưa về bể xử lý nước thải nhiễm dầu trước khi xử lý tập trung.
* Xử lý nước thải phân xưởng sơn :
Phân xưởng sơn được trang bị hệ thống phun sơn tĩnh điện hiện đại, sử dụng sơn một cách có hiệu quả, giảm thiểu tối đa lượng sơn thừa lẫn vào trong nước thải. Nước thải ở phân xưởng sơn sau khi xử lý được tuần hoàn trở lại tiếp tục phục vụ sản xuất. Công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp phân chia tuyển nổi cyclon CFS (Cyclon Floth Separator) được trình bày trong hình 4-11
L
P
M
M
P
L
M
P
L
BỂ HOÁ CHẤT ZA
BỂ HOÁ CHẤT ZK
BỂ HOÁ CHẤT AB
C
M
L
THU BÙN
BỂ
ĐIỀU HOÀ
P1
P3
P4
P2
B
BỂ CHỨA NƯỚC TUẦN HOÀN
BỂ TIẾP NHẬN BÙN CẶN
Hình 4-11: sơ đồ xử lý nước thải phân xưởng sơn bằng cfs
Ghi chú : L – Kiểm tra mức nước M – Máy khuấy
P – Bơm cáp hoá chất P1 – Bơm cấp nước tuần hoàn
P2 – Bơm cấp nước P3 – Bơm tạo bọt khí
P4 – Bơm tuần hoàn B – Máy quạt C- Bơm khí
Các hạng mục cơ bản của hệ thống phân chia tuyển nổi Cyclon CFS :
- Dung tích bể nước khoảng 50m3.
- Lưu lượng tuần hoàn khoảng 2400-3000l/phút.
- Lượng sơn dự tính khoảng 7kg/h.
- Chất lơ lửng (SS) trước khi xử lý là 310ppm, sau xử lý là 10ppm.
- Dung tích nước lớn nhất được xử lý khoảng 3,0m3/h.
Trạm xử lý nước thải tập trung :
Nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải thải ra các vực nước được tính như sau: (Áp dụng theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT)
Cmax = Cx Kqx kf
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, dịch vụ được phép thải ra (mg/l).
Kq: là hệ số lưu lượng /dung tích nguồn tiếp nhận (Kq=0,6)
kf: hệ số lưu lượng theo nguồn thải( k=0,9)
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trước xử lý tập trung được trình bày trong bảng 4-1.
Bảng 4. 1 : Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt
và sản xuất trước xử lý tập trung
TT
Thông số
Đơn vị
Sinh hoạt sau bể tự hoại
Nước thải sản xuất
Tbình
Cực đại
1
Nhiệt độ
°C
25-30
2
PH
7,2 - 7,5
6,8 - 7,8
5,8 - 8,6
3
Hàm lượng căn lơ lửng
mg/l
200
110
150
4
Tổng độ khoáng hoá
mg/l
600
5
COD
mg/l
300
180
200
6
BOD5
mg/l
150
90
120
7
Tổng Nitơ
mg/l
30
8
Tổng Coliforms
MPN/100ml
5000
9
Q
m3/ngđ
40 - 50
50
60
10
Dầu mỡ khoáng
mg/l
3
5
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
XỬ LÝ
SƠ BỘ
NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CỦA NM
Hình 4-12 : Sơ đồ tổ chức xử lý nước thải
Thành phần hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trước khi xử lý tập trung được thể hiện trong bảng 4-2.
Bảng 4. 2 : Thành phần hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trước khi xử lý tập trung
TT
Thông số
Đơn vị
Hỗn hợp Nước thải
sinh hoạt- sản xuất
TBình
Cực đại
1
Nhiệt độ
°C
2
PH
7 - 7,5
6 - 8
3
Hàm lượng căn lơ lửng
mg/l
120
155
4
COD
mg/l
200
250
5
BOD5
mg/l
120
140
6
Tổng Nitơ
mg/l
20
25
7
Tổng Coliforms
MPN/100ml
5.103
105
8
Dầu mỡ khoáng
mg/l
3
5
9
Q
m3/ngđ
130
140
Chất lượng nước ra sẽ đảm bảo yêu cầu TCVN 5945:2005, quy định đối với nước thải xả ra nguồn nước mặt loại B (sông Lòng Tàu). Theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước thải (áp dụng cho dự án) sau xử lý sẽ là :
- Chất lơ lửng < 55 mg/l
- BOD5 < 33 mg/l
- COD < 55 mg/l
-TN < 16,5
-Dầu mỡ khoáng <5,5 mg/l
-Coliform <5000 MPN/100 ml
Lượng hoá chất dùng cho xử lý nước thải được thể hiện trong bảng 4-3.
Bảng 4. 3 : Lượng hoá chất dùng cho xử lý nước thải
stt
lượng hoá chất sử dụng
đơn vị
số lượng
2
Vôi nước Ca(OH)2
kg/ngày
15,0
3
NaOCl
kg/ngày
3,8
4
H2SO4 (98%)
kg/ngày
2,0
5
Chất keo tụ (FeCl3)
g/ngày
179
6
NaOH (100%)
kg
6,4
Nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại
Các loại nước thải sản xuất
Xử lý sơ bộ
Hoá chất trung hoà (H2SO4/NaOH)
Ngăn phản ứng
Hoá chất dinh dưỡng N, P
Bể điều hoà
Bể A2O
Bể lắng thứ cấp
Bể khử trùng
Thiết bị ép bùn
pH
NaOCl
Xả ra Sông Lòng Tàu
Các công trình xây dựng đợt I
Các công trình xây dựng đợt II
Hình 4-13. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung nhà máy đóng tàu
Giai đoạn I, nước thải sinh hoạt xử lý trong các bể tự hoại và bãi lọc trồng cây ngập nước phía dưới, sau đó xả ra sông Lòng Tàu. Nước thải sản xuất được xử lý sơ bộ (tách dầu, keo tụ tách bụi sơn,) trong các phân xưởng, sau đó xả ra sông. Bùn cặn được làm khô bằng phương pháp ép lọc.
Công trình sinh học dùng để xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất của cụm nhà máy sẽ xây dựng trong giai đoạn II là bể A2O. Đây là công trình kết hợp giữa các quá trình ô xy hoá yếm khí – thiếu khí – hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ, nitơ và phốt pho. Nước thải sau quá trình xử lý sinh học được khử trùng và xả ra sông.
Nước cấp
4.5.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn
* Chất thải rắn công nghiệp : Trong quá trình sản xuất của nhà máy, chất thải rắn chủ yếu bao gồm xỉ sắt, bụi từ các hệ thống lọc cyclon, hạt thép thải sau khi phun và gỉ sắt, cặn dầu, cặn sơn, giẻ lau... Phương án xử lý từng loại chất thải rắn tại nhà máy như sau :
- Đối với hạt thép thải:
- Hạt thép thải: Lượng phế thải từ hạt thép phun làm sạch tàu khoảng gần 0,84 tấn/tháng = 9,6 tấn/năm, lượng chất thải rắn này sau khi đã sử dụng có các thành phần độc hại khác từ sơn phun tàu như thủy ngân, do vậy chất thải rắn này được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Toàn bộ lượng chất thải này sẽ được Nhà máy phối hợp với tổ chức thu gom chất thải rắn nguy hại để có biện pháp thu gom và chở đến nơi quy định tuân theo Thông tư 12/23/2006/QĐ-BTNMT ghi đầy đủ thành thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành các danh mục chất thải nguy hại.
- Đối với rỉ sắt: Đối với rỉ sắt được thu gom va tái chế lại cho các cơ sở sản xuất thép.
- Đối với bụi : Lượng bụi thu hồi được từ hệ thống lọc bụi sẽ được đóng bao và chứa trong các container, các thùng chứa bụi. Lượng bụi này được các cơ sở đặc biệt thu mua để chế biến tiếp. Phần còn lại sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh.
* Chất thải rắn sinh hoạt : Nhà máy có 800 cán bộ công nhân viên và thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 240 kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm giấy loại, rác, nilôn, lá cây khô, các phế thải của nhà ăn ca và chất thải của người. Lượng rác thải sinh hoạt này được thu gom và tập trung ở nơi qui định trong nhà máy, sau đó được Công ty Môi trường Đô thị chở đi chôn lấp. Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn được thể hiện trong hình 4-14
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
GIẤY,RÁC, BAO BÌ, VỎ HỘP
CHẤT KHÔNG CHÁY
CHẤT CHÁY ĐƯỢC
CHẤT THẢI KHÔ CHÁY ĐƯỢC
CHẤT THẢI HỮU CƠ ẨM ƯỚT
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ THU GOM VÀ XỬ LÝ
Hình 4-14: sơ đồ thu gom và xử lý CTR của nhà máy
4.5.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường vật lý khác
* Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong nhà máy : Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường :
- Nhà xưởng được xây dựng đảm bảo thông thoáng và chống nóng.
- Quy hoạch khu vực thải chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp phù hợp nhằm tránh mùi hôi do rác phân huỷ gây ra.
- Xây dựng đường nội bộ kiên cố nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường.
- Vệ sinh nhà xưởng, kho bãi cần được duy trì thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi và tạo môi trường trong sạch.
- Phun nước trên các đường nội bộ trong nhà máy về mùa nắng và mùa hanh khô để chống bốc bụi từ mặt đường.
- Trồng cây xanh xung quanh để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.
- Khống chế yếu tố nhiệt độ :
Để giảm nhiệt độ trong môi trường lao động, nhà máy sử dụng các quạt hút có công suất lớn để lưu thông không khí trong các nhà xưởng. Ngoài ra để làm giảm nhiệt độ, áp dụng các biện pháp sau :
- Thiết kế nhà xưởng có độ thông thoáng cần thiết để lưu thông không khí giữa khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (hình 4-16).
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ở những khu vực có nhiệt độ cao.
- Đảm bảo 20% diện tích đất trong nhà máy để trồng cây xanh tạo bóng mát.
- Phòng điều khiển trong các nhà xưởng sản xuất được trang bị điều hoà nhiệt độ.
- Lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ làm mát cho công nhân sản xuất.
Vg
nhà xưởng sản xuất
Hình 4-15 : sơ đồ thông gió cho nhà xưởng sản xuất
Đối với các phòng điều khiển và vận hành chính trong xưởng, phòng thí nghiệm phân tích, phòng phát điện và điều khiển của trạm khí nén phòng điều của trạm bơm nước tuần hoàn, nhà hành chính văn phòng được lắp máy điều hoà nhiệt độ để cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo hoạt động của thiết bị điều khiển. Để khống chế ô nhiễm do khí thải của các hệ thống điều hoà, các dàn lạnh, máy lạnh... được tạo thành một chu trình kín tải lạnh cho toàn bộ công trình. Các tháp giải nhiệt và bơm được bố trí lắp đặt phía bên ngoài công trình (trên mái). Chế độ nhiệt bên trong nhà của hệ thống điều hoà không khí đảm bảo được các yêu cầu sau (bảng 4-4) :
Bảng 4. 4 : các thông số bên trong nhà của hệ thống điều hoà
Mùa
nhiệt độ (oC)
độ ẩm (%)
nhiệt dung (kcal/kg)
Mùa Hè
25 ± 2
65 ± 5
9,3
Mùa Đông
22 ± 2
65 ± 5
11,0
Các dàn làm lạnh không khí (AHU & FCU) có công suất lạnh tương ứng với các tổ hợp máy lạnh của các phòng chức năng và được bố trí lắp đặt tại các vị trí thích hợp của công trình. Hệ thống đường ống dẫn không khí lạnh từ các AHU và FCU thổi vào các khu vực cần điều hoà qua các miệng thổi được bố trí phù hợp với kết cấu nhà, đảm bảo mỹ quan cho nội thất của căn phòng được điều hoà.
Các tổ hợp máy lạnh sẽ được vận hành theo chế độ tự động và liên động với các thiết bị chủ yếu như máy bơm, tháp giải nhiệt, AHU & FCU... Các dàn máy AHU & FCU sẽ điều khiển chế độ điều hoà thông qua các van điện từ và các thermostat đặt ngay tại các phòng điều hoà, thuận tiện cho người sử dụng. Toàn bộ các hệ thống đường ống dẫn nước và dẫn khí được thử áp lực theo quy định của TCXD trước khi đưa vào vận hành (hình 4-17)
THÁP GIẢI NHIỆT
FCU
FCU
FCU
AHU
Hình 4-16 : sơ đồ hệ thống điều hoà cho công trình
4.6. Biện pháp an toàn và phòng chống sự cố
4.6.1. Vệ sinh và an toàn lao động
Ngoài các phương pháp khống chế ô nhiễm nêu trên, các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khoẻ người lao động sẽ được áp dụng. Để thực hiện tốt vệ sinh lao động sức khoẻ, an toàn lao động cho công nhân của Nhà máy cần thiết phải thực hiện các biện pháp sau :
- Có chế độ tiến hành kiểm tra định kỳ mức độ ô nhiễm không khí của khu vực Nhà máy để bảo đảm cho công nhân không phải làm việc trong môi trường không khí bị ô nhiễm có nhiều bụi, khí độc, nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn. Khi kiểm tra không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường cần phải có biện pháp sử lý khắc phục kịp thời khi đạt yêu cầu mới tiểp tục sản xuất.
- Toàn bộ Nhà máy luôn phải được làm vệ sinh sạch sẽ và đẹp, các phân xưởng sản xuất phải bảo đảm đủ ánh sáng, có đủ nước, bảo đảm khi làm việc thoải mái, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và vệ sinh sinh hoạt tốt. Những nơi có khí độc nóng phải bố trí đủ quạt thông gió.
- Phải bảo đảm cung cấp nước, bảo đảm về chất lượng, đầy đủ cho người lao động để làm vệ sinh cá nhân và đủ nước uống trong quá trình sản xuất.
- Phải bố trí khu nhà nghỉ đủ điều kiện thoáng, mát phục vụ công nhân khi nghỉ ngơi giữa ca, ăn trưa nhằm bảo đảm phục hồi sức khoẻ sau những giờ lao động mệt nhọc ngoài hiện trường
- Nhà máy trang bị đầy đủ thiết bị an toàn khi công nhân làm việc trên cao, trên mặt nước hoặc tại các vị trí nguy hiểm, khi làm vệ sinh vỏ tàu, hàn, cắt kim loại. Xây dựng hệ thống y tế có trang thiết bị và dự trữ đủ thuốc đáp ứng công tác giám sát, bảo vệ sức khoẻ cho công nhân, sơ cứu, cấp cứu khi có trường hợp bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất.
4.6.2. Phòng chống các sự cố
* phòng chống sự cố tràn dầu: Nếu hiện tượng tràn dầu xảy ra sữ ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái dưới nước sông Lòng Tàu. Công tác phòng chống sự cố tràn dầu được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 2262/TT-MTg ngày 26/02/1995 của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu. Cụ thể Nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau:
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị máy móc, các nối hàn, nếu xảy ra sự cố trong khu vực bờ sông sẽ dùng các vật liệu xốp, dễ thấm để lau chùi, hút thấm dầu bị rơi vãi, sau đó các vật liệu này sẽ được đốt như các loại rác thải sản xuất khác.
+ Trong trường hợp dầu loang ra khu vực sông Lòng Tàu, cần kịp thời lấy các vật dụng như phao, tre nứa kết thành phao ngăn không cho dầu tiếp tục lan đi khu vực xung quanh, sau đó dùng bơm hút, vớt thủ công hoặc dùng các vật liệu dễ thấm để khắc phục sự cố.
* Phòng chống cháy nổ: Công tác phòng cháy chữa cháy là công tác hết sức quan trọng trong Nhà máy, đặc biệt là tại phân xưởng hàn, cắt, mộc, kho nhiên liệu, khí nén, trạm oxy, trạm acetylen... Để ngăn ngừa và hạn chế đến mức tối đa các hậu quả do cháy gây ra, tránh được các thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng môi trường Nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp sau :
- Xây dựng một đội ngũ phòng cháy, chữa cháy ngay tại các phân xưởng và có một đội thường trực làm công tác chữa cháy khi cần thiết. Thường xuyên kiểm tra hiệu lực của các thiết bị, kịp thời thay thế, bổ sung khi bị hỏng, mất mát.
- Tổ chức tập huấn cho đội phòng, chữa cháy Nhà máy phối hợp với đội chữa cháy của khu vực.
- Tại các vị trí dễ gây cháy, nổ trong Nhà máy đều phải bố trí hệ thống cấp nước cứu hoả với nguồn thường xuyên có nước cung cấp đủ cho chữa cháy kịp thời và ổn định. Trang bị các thiết bị, phương tiện chữa cháy thủ công như bể nước, bể cát dự phòng, bơm tay, các bình khí, bình bọt, thang, câu liêm, xô thùng...
- Lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động và thủ công trong Nhà máy để kịp thời phát lệnh chữa cháy khi cần thiết.
Trong các vị trí sản xuất sẽ thực hiện nghiêm ngặt quy phạm an toàn ở từng công đoạn trong suốt thời gian làm việc.
- Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao sẽ có hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước. Các thiết bị này có đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, mức dung dịch trong thiết bị nhằm giám sát các thông số kỹ thuật.
- Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các bồn chứa sẽ được lắp đặt các van an toàn, các thiết bị theo dõi nhiệt độ và báo cháy tự động.
- Trong các khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm sẽ lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng.
- Trong khu vực có thể gây cháy, công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện...
Quy phạm an toàn bảo quản, sử dụng và vận chuyển khí nén (ôxy và axêtylen) :
- Không bảo quản trong cùng một kho khí ôxy và axêtylen.
- Các kho bảo quản chai khí phải làm 1 tầng, mái nhẹ, không trần, tường và vách làm bằng vật liệu chống cháy, cửa sổ và cửa ra vào phải mở ra ngoài, chiều cao của kho chứa không thấp hơn 3,25m.
- Kho bảo quản phải chia làm nhiều ngăn, vách ngăn bằng vật liệu chống cháy.
- Trong phạm vi 10m xung quanh kho chứa không để các vật liệu dễ cháy, các công việc có lửa như rèn, đúc, hàn điện, hàn hơi, bếp đun.
- Khoảng cách giữa các kho và công trình nằm kề nhau được bố trí theo đúng quy phạm với khoảng cách ít nhất quy định như sau (bảng 4-5) :
Bảng 4. 5 : khoảng cách tối thiểu giữa kho và công trình
Giữa những công trình
Khoảng cách ít nhất (m)
Giữa kho và nhà ở
50
Giữa kho và nhà công cộng
100
Giữa kho và kho
20
Giữa kho và nhà sản xuất
30
* Hệ thống chống sét :
Nhà máy thực hiện các biện pháp chống sét cho các công trình như sau :
- Xây dựng hệ thống chống sét trên tất cả các vị trí công trình có chiều cao lớn như nhà cần trục, cột điện... có hệ thống tiếp địa cho tàu, sà lan đang nằm trên ụ
- Hệ thống máy móc thiết bị trong Nhà máy phải được tiếp địa 100% theo quy định của Nhà nước
- Hệ thống chống sét của các kho vật tư sắt thép, nhiên liệu và khí nén... phải được xây dựng hệ thống đặc biệt theo tiêu chuẩn thiết kế - thi công chống sét cho các công trình xây dựng TCXD 46 -1984 và Quy phạm an toàn liên bộ 1969.
* Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu :
Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nhiên liệu, nhà máy sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố, cụ thể như sau :
- Hệ thống kho bể chứa : Hệ thống kho chứa nguyên liệu sẽ được thiết kế đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế (API) về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hoả). Xung quanh các bồn chứa nhiên liệu sẽ xây dựng hệ thống đê chắn để ngăn không cho nhiên liệu rò rỉ chảy tràn ra khu vực xung quanh.
- Phương án xử lý sự cố rò rỉ : Chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức thực hiện diễn tập thường xuyên công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố.
* Kho bãi chứa phế liệu và chất thải rắn :
Các kho, bãi chứa nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy đều được quy hoạch, bố trí hợp lý, xung quanh được thiết kế các dải cây xanh, đảm bảo phục vụ cho sản xuất và bảo vệ môi trường khu vực.
* Vận tải và quá trình nhập nguyên liệu sản suất :
Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nhiên liệu lỏng phải có đủ tư cách pháp nhân cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật để có thể đảm đương được công tác vận chuyển trên đường giao thông.
Nhà máy thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất. Cụ thể :
+ Không nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
+ Không xuất khẩu các mặt hàng mà không phải là sản phẩm của nhà máy.
+ Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương 5
CAM KẾT THỰC HIỆN
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1. Cam kết chung:
Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp chủ đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT xin cam kết:
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra và thực hiện dự án.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của địa phương về công tác bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đảm bảo xử lý khí thải, xử lý nước thải, và xử lý các nguồn thải khác theo tiêu chuẩn về môi trường như TCVN 1995, 2000, 2001, và 2005 đã quy định.
- Giám sát chặt chẽ lượng phát thải trong quá trình vận hành của dự án.
- Không xử dụng các hoá chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm.
- Tổ chức bộ phận chuyên trách về môi trường của công ty và dành kinh phí hàng năm cho việc quan trắc, giám sát và quản lý môi trường của dự án.
5.2. Cam kết tuân thủ các phương án quy hoạch.
- Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ các phương án quy hoạch theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế công trình đối với vấn đề kiến trúc, thẩm mỹ công trình, hệ thống cây xanh khuôn viên dự án, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, bố trí hợp lý khu chứa rác trong các phân xưởng.
- Chủ đầu tư cam kết đảm bảo chức năng sử dụng đất theo đúng chỉ giới quy hoạch, bố trí các công trình trong nhà máy thao đúng thiết kế và bảo đảm mật độ cây xanh.
5.3.Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện một số biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng như đã trình bày trong chương 4, bao gồm:
- Tuân thủ các nguyên tắc chính.
- Tuân thủ phương pháp, cách thức thực hiện
- Tuân thủ các bước thực hiện giải phóng mặt bằng
- Tuân thủ các chính sách xã hội.
5.4.Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng như đã trình bày trong chương 4, bao gồm:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Khống chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện thi công.
- Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn trong xây dựng.
- Giảm thiểu ô nhiễm tác đông khác.
5.5.Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án như đã trình bày trong chương 4, bao gồm:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
+ Giảm thiểu ô nhiễm do giao thông.
+ Giảm thiểu ô nhiễm bên trong công trình.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
+ Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải sinh hoạt.
- Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp
- Giảm thiểu sự cố môi trường.
+ Phòng cháy chữa cháy
+ Phòng chống sét.
+ Các biện pháp an toàn về điện.
- Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung trong quá trình sản xuất.
- Các giải pháp khi có sự cố và rủi ro.
5.6. Cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn về môi trường, cụ thể:
- khí thải sẽ xử lý đạt TCVN 6991-2001; TCVN 6994-2001; TCVN 5939-2005 và các tiêu chuẩn khác.
- Nước thải sẽ đạt TCVN 5945-2005 và theo QĐ số 22/2006/ QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước khi thải ra môi trường.
5.7. Cam kết giám sát môi trường.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường, và sẽ báo cáo định kỳ đến Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai
Chủ đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT sẽ phối hớp với sở tài nguyên môi trường Tỉnh Đồng Nai có kế hoach theo dõi giám sát thường xuyên mọi hoạt động của dự án nhằm phát hiện kịp thời các sự cố môi trường có thể xảy ra để hạn chế tới mức thấp nhất các tác động có hại của dự án tới môi trường
Chương 6
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường.
Bảng 6 - 1: Danh mục các công trình xử lý môi trường và tiến độ thực hiện.
TT
Công trình xử lý môi trường
Tiến độ thực hiện
Giai đoạn thi công xây dựng
1
Bố trí xe phun nước tại công trường
Trước khi tiến hành thi công xây dựngdự án.
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn xây dựng
2
Trang bị và bố trí các phòng chứa chất thải rắn sinh hoạt
Trước khi tiến hành thi công xây dựng dự án.
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn xây dựng
3
Trang bị 3-5 nhà vệ sinh di động
Trước khi tiến hành thi công xây dựng dự án.
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn xây dựng
4
Bố trí khu vực bảo dưỡng tạm thời cho các phương tiện vận chuyển và thi công
Trước khi tiến hành thi công xây dựng dự án.
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn xây dựng
5
Bố trí khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt
Trước khi tiến hành thi công xây dựng dự án.
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn xây dựng
Giai đoạn hoạt động của dự án.
6
Trạm xử lý nước thải
Thực hiện trong giai đoạn xây dựng các công trình của dự án.
7
Các thùng thu gom rác
Xây dựng và vận hành cùng thời gian xây dựng và hoạt động của dự án.
8
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải
Thực hiện trong thời gian thi công các công trình của dự án.
9
Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa
Thực hiện trong thời gian thi công các công trình của dự án.
10
Hệ thống bể tự hoại
Thực hiện trong thời gian thi công các công trình của dự án.
11
Hệ thống kè bờ sông Lòng Tàu
Thực hiện trong thời gian thi công các công trình của dự án.
6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
6.2.1. Mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường.
Mục tiêu của chương trình quản lý và quan trắc chất lượng môi trường dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT là thu nhập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường, để kịp thời phát hiện ra những tác động xấu đến môi trường của dự án và để xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Mặt khác quan trắc chất lượng môi trường của khu vực. Ngoài ra còn nhằm đảm bảo cho các hệ thống xử lý ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải và các hệ thống khác trong khu vực sản xuất của nhà máy có hiệu quả, bảo đảm chất lượng nước và khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước và môi trường không khí theo quy định của TCVN 1995, TCVN 2001, TCVN 2005.
Ngoài ra mục tiêu của chương trình quản lý và quan trắc chất lượng môi trường của dự án còn đảm bảo phù hợp các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong báo cáo tác động môi trường, đảm bảo chương trình quản lý đúng đắn và các chức năng quản lý chất thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng nhanh các vấn đề và sự cố môi trường không được dự tính trước xảy ra và quản lý giải quyết khẩn cấp các sự cố môi trường không lường trước được.
Các thông tin thu được trong quá trình quan trắc chất lượng môi trường phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản sau:
- Độ chính xác của số liệu: Độ chính sác của số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế
- Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu vào tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định.
- Tính đồng nhất của số liệu: Các số liệu thu nhập được tại các điểm khác nhau vào những thời điểm khác nhau của khu vực nghiên cứu, phải có khả năng so sánh được với nhau. khả năng so sánh các số liệu được gọi là tính đồng nhất của số liệu.
- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian:
- Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu phải bao gồm đủ lớn các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan.
6.2.2. Nội dung của chương trình quan trắc môi trường.
Nội dung của chương trình quan trắc chất lượng môi trường bao gồm:
- Quan trắc chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng và vận hành của dự án.
- Quan trắc chất lượng môi trường nước trong giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đạn vân hành của dự án.
- Quan trắc chất lượng môi trường đất trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ và công nhân viên làm việc trong các phân xưởng của Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT..
6.2.3. Cơ sở quan trắc chất lượng môi trường.
Quan trắc chất lượng môi trường khu vực Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT phải được dựa theo các quy định của pháp luật và các điều kiện kỹ thuật sau:
- Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp lý liên quan của Việt Nam.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN 1995, 2001, 2005.
- Dự báo ô nhiễm môi trường theo báo cáo ĐTM.
- Hiện trạng chất lượng khu vực.
6.3. Quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án:
6.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Tác động môi trường xấu nhất của dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT xảy ra trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do quá trình san ủi mặt bằng và thi công lắp đặt máy móc thiết bị, nhà xưởng. Các vấn đề về môi trường và các biện pháp giảm thiểu liên quan sẽ được điều khiển và theo dõi bao gồm:
- Quá trình san ủi, nạo vét bùn đất tạo mặt bằng thi công.
- Bụi do quá trình thi công xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị.
- Công tác khoan và thi công đóng cọc.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị.
- Xây dựng đường giao thông nội bộ.
- Tác động kinh tế xã hội đối với khu dân cư xung quanh.
Do vậy, ban quản lý dự án khi kết hợp đồng thi công xây dựng với các nhà thầu, cần có các điều khoản để đảm bảo rằng nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng đã đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trong giai đoạn xây dựng, các nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện tất cả các biện pháp giảm thiểu và các yêu cầu quan trắc môi trường.
Ban quản lý dự án sẽ có nhân viên chuyên trách theo dõi và giám sát trực tiếp trong quá trình xây dựng nhà máy, để đảm bảo rằng những biện pháp giảm thiểu và các yêu cầu quan trắc đựợc nêu trong kế hoạch quản lý môi trường sẽ được thực hiện trên thực tế.
6.3.2. Các hạng mục cụ thể.
Các hạng mục cụ thể trong qua trình quản lý môi trường giai đoạn xây dựng của nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT bao gồm:
- Đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Quản lý công tác chuẩn bị và thi công xây dựng
+ Quản lý bụi và các giải pháp giảm thiểu
+ Kế hoạch an toàn trong công tác thi công
+ Quản lý chất cặn lắng và nước thải sinh hoạt
+ Quản lý tiếng ồn và biện phát giảm thiểu.
+ Quản lý giao thông và các phương tiện giao thông vân tải.
+ Quản lý vật tư, thiết bị thi công và kho tàng, bến bãi
+ Quản lý phế thải từ xây dựng.
+ Quản lý các chất thải nguy hại.
- Đối với hoạt đông xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị:
+ Kế hoạch và tiến độ thi công các hạng mục công trình
+ Kế hoạch và tiến độ lắp đặt máy móc, thiết bị.
+ Quản lý các phương tiện thi công cơ giới
+ Quản lý khu vực đổ chất thải rắn và nước thải sinh hoạt
+ Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động trong thi công xây dựng
6.4. Quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy đóng tàu Đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu được triển khai thực hiện bao gồm:
- Quản lý khí thải qua các nguồn thải.
- Các chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Quản lý nước thải. Quản lý an toàn và môi trường trong sản xuất.
Kế hoạch quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT sẽ được thực hiện và xem xét tới các vấn đề sau:
- Quản lý tiếng ồn và ánh sáng, các biện pháp giảm thiểu
- Quản lý môi trường giao thông và các phương tiện xe máy ra vào nhà máy
+ Quản lý môi trường nhập nguyên vật liệu và sản phẩm
+ Quản lý nước thải môi trường xung quanh
+ Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
+ Kế hoach đối phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra
6.5. Chương trình quan trắc và phân tích môi trường.
Chương trình quan trắc và phân tích môi trường được thực hiện trong giai đoạn xây dựng và hoạt đông của nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT. Trong giai đoạn xây dựng nhà máy, môi trường sẽ bị thay đổi nghiêm trọng. Sự thay đổi mang tính chất tạm thời như sự gia tăng của tiếng ồn, bụi, không khí và nước thải trong khu vực. Mục tiêu của chương trình quan trắc và phân tích môi trường là đảm bảo các thông số môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường trong giai đoạn xây dựng, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và sự an toàn cho dân cư sinh sống xung quanh nhà máy cũng như công nhân xây dựng. Trong giai đoạn hoạt động của nhà máy tuy khả năng tác động môi trường có giảm đi (do ứng dụng công nghệ tiên tiến và các biện pháp giảm thiểu), nhưng sẽ quản lý và giám sát được diễn biến về môi trường để có biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất.
Chương trình quan trắc môi trường triển khai tại nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tàu đến 20.000DWT là kiểu chương trình quan trắc tuân thủ.
6.5.1. Quan trắc chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn:
- Mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường không khí và tiềng ồn:
Môi trường không khí bên trong nhà máy cũng như môi trường xung quanh nhất là các khu vực dân cư ngoài hàng rào nhà máy, được giám sát thường xuyên. Mục tiêu quan trắc môi trường không khí gồm:
+ Quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm khhông khí trong khu vực .
+ Quan trắc thông số khí tượng ảnh hưởng đến sự phát tán các chất ô nhiễm
+ Đánh giá và dự báo sự gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ các nguồn thải để có giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm không khí.
- Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn:
Quan trắc chất lượng môi trường không khí được tiến hành đối với tất cả các nguồn thải khí của nhà máy và môi trường không khí xung quanh, khu vực dân cư lân cận. Việc quan trắc chất lượng môi trường không khí được phân làm:
+ Quan trắc các nguồn thải.
+ Quan trắc môi trường lao động bên trong các nhà xưởng
+ Quan trắc môi trường không khí xung quanh.
- Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường bên trong các nhà xưởng:
+ Xưởng gia công chế tạo chi tiết, thiết bị máy móc
+ Xưởng sửa chữa vỏ tàu và trang thiết bị triền tàu.
+ Xưởng sửa chữa boong tàu, xưởng gia công cơ khí.
+ Trạm máy nén khí, trạm ôxy, trạm axetylen, trạm CO2.
+ Khu vực kho, bãi nguyên liệu.
+ Khu vực kho bãi thành phẩm.
+ Khu vực nhà hành chính điều hành sản xuất
- Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh:
+ Khu vực dân cư bên ngoài sông Lòng Tàu.
+ Khu vực cuối hướng gió, cách nguồn thải 500m .
+ Khu dân cư cuối hướng gió, cách nguồn thải 1000m.
+ Khu dân cư cuối hướng gió, cách nguồn thải 1500m.
Đối với các tháng vào các mùa chuyển tiếp như tháng 10 tháng 11 và tháng 4 và tháng 5, khu vực nhà máy có sự thay đổi hướng gió. Hướng gió có thể thay đổi khác nhau trong ngày, do đó việc giám sát điều kiện khí tượng thuỷ văn và ghi lại các điều kiện môi trường đặc trưng cũng là điều quan trọng và hết sức cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá và nhận xét kết quả quan trắc.
- Các thông số quan trắc môi trường khí và tiếng ồn:
+ Khí tượng: Nhiệt độ (0C), độ ẩm (%), vận tốc gió (m/s), hướng gió, áp suất khí quyển (mm Hg).
+ Thông số quan trắc môi trường không khí: Bụi, Bụi kim loại, hơi kiềm, hơi axít, SO2, CO, NOx (tuân theo Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT)
+ Tiếng ồn: LAea, LAmax và mức ồn theo các dải octa.
- Quy định về quan trắc và phân tích mẫu:
+ Đối với các yếu tố khí tượng: Tuân thủ theo quy định về khí tượng thuỷ văn.
+ Đối với các yếu tố môi trường: Các chất độc hại, bụi, tiếng ồn được lấy mẫu phân tích với tần xuất 3 tháng/lần . Thời gian quan trắc liên tục trong ngày, các chỉ tiêu được phân tích theo các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN và tiêu chuẩn quốc tế ISO.
6.5.2. Quan trắc chất lượng môi trường nước:
Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước là công tác cần thiết trong quản lý môi trường, đặc biệt đối với ngành công nghiệp tàu thuỷ hàng ngày có sử dụng nước, sơn xả vào môi trường nước thải với nhiều loại chất bẩn khác nhau. Để phục vụ cho công tác quan trắc chất lượng môi trường nước, nhà máy có phòng thí nghiệm phân tích chất lượng nước với đầy đủ thiết bị và phương tiện cần thiết nhằm mục đích thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng nước cấp cho sinh hoạt , nước thải sản xuất và chất lượng nước sông Lòng Tàu chịu tác động của nước thải nhà máy. Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải và TCVN 5942-1995, chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- Các thông số quan trắc chất lượng môi trường nước:
Thông số quan trắc: Nhiệt độ nước, pH, hàm lượng cặn lơ lửng (SS), kim loại nặng (Pb, Fe, Zn), dầu, phenol, xianua (tuân theo Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT)
- Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước:
+ Điểm xả nước sản xuất
+ Các điểm nước và sau trạm xử lý nước thải tập chung của nhà máy.
+ Nguồn nước mặt trong khu vực.
+ Nguồn nước ngầm trong khu vực.
- Quy định quan trắc và phân tích mẫu:
+ Đối với các chỉ tiêu môi trường nước được lấy mẫu và phân tích với tần xuất 3 tháng / lần
. Các chỉ tiêu được phân tích theo các tiêu chuẩn TCVN tế TCVN 1995 và TCVN 2001.
+ Thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích: Theo TCVN
6.5.3 Quan trắc môi trường đất:
Cũng như các yếu tố môi trường nước và môi trường không khí, các yếu tố môi trường đất cũng được quan trắc thường xuyên. Tuy nhiên tần suất quan trắc các yếu tố môi trường đất có thể thưa hơn (2 lần/năm cho hai năm hoạt động đầu tiên và 1 lần/năm đối với những năm hoạt đông tiếp theo), nhằm đánh giá chất lượng môi trường đất và theo dõi sự dịch chuyển của các chất độc hại, kim loại nặng trong đất ở khu vực nhà máy và các vùng xung quanh.
- Các thông số quan trắc chất lượng môi trường đất bao gồm:
Các thông số môi trường dất bao cần quan trắc bao gồm: pHKcl, P2O5, K2O, dầu, Pb, ZN, As, Cd.
- Vị trí các điểm quan trắc:
+ Bãi nguyên liệu, kho bãi hàng hoá
+ Khu vực thoát nước của nhà máy.
Các số liệu về quan trắc và phân tích môi trường sẽ được cập nhật hoá, được đánh giá theo quy định của TCVN và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện thấy có sự giao động lớn hoạc gia tăng về mặt nồng độ các chất ô nhiễm, nhà máy sẽ có các biện pháp xử lý nhanh tróng, kịp thời.
Chương 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO
CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
7.1. Dự toán kinh phí xử lý môi trường
Bảng 7 – 1:Tổng hợp chi phí xây dựng, vận hành các công trình trường
STT
Hạng mục công trình
Kinh phí
1
Đường nội bộ
3.000.000.000
2
Kè bờ
1.800.000.000
3
Hệ thống cây xanh
200.000.000
4
Hệ thống điện
1.000.000.000
5
Hệ thống cấp thoát nước
1.000.000.000
6
Bể xử lý nước thải
100.000.000
7
Tường rào
590.000.000
8
Hệ thống thông gió
432.000.000
9
Hệ thống cứu hỏa
216.000.000
10
Tổng
8.338.000.000
7.2. Kinh phí giám sát môi trường
Kinh phí quan trắc, giám sát chất lượng môi trường Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT hàng năm được phân bổ như sau :
- Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí : 30.000.000 đồng
- Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước : 30.000.000 đồng
- Quan trắc và phân tích chất lượng đất : 20.000.000 đồng
- Viết báo cáo đánh giá : 20.000.000 đồng
- Tổng kinh phí giám sát môi trường : 100.000.000 đồng
Chương 8
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Theo thông tư số 08 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, hướng về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường chủ đầu tư đã gửi công văn tới Ủy Ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã trong khu vực dự án, thông báo về nội dung dự án cũng như quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy KCN. Nhơn Trạch – Đồng Nai, thông báo về vấn đề ô nhiễm môi trường tiềm tàng có thể của nhà máy và những biện pháp khống chế, khắc phục mà dự án sẽ áp dụng nhằm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động của dự án, và đã nhận được những ý kiến trả lời của các xã trong khu vực dự án.
8.1. Ý kiến của UBND xã Phước Khánh:
1. Đồng ý cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp tiến hành xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy Và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT Nhơn Trạch – Đồng Nai trên địa bàn xã.
2. Yêu cầu Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp và Ban quản lý Dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy thực hiện đầy đủ những nội dung sau:
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của địa phương công tác bảo vệ môi trường.
- thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đảm bảo xử lý khí thải, nước thải và xử lý các nguồn khác theo các tiêu chuẩn về môi trường như TCVN 1995, 2000, 2001 và 2005 đã quy định.
- Giám sát chặt chẽ lượng phát thải trong quá trình vận hành của dự án.
- Không sử dụng các loại hóa chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm.
- Tổ chức bộ phận chuyên trách về môi trường của Công ty và dành kinh phí hàng năm cho việc quan trắc, giám sát và quản lý môi trường của dự án.
3. Có những chính sách hỗ trợ cho địa phương như tạo việc làm cho nhân dân địa phương, tăng cường năng lực về y tế
8.2. Ý kiến của Mặt trận Tổ quốc xã Phước Khánh:
1. Đồng ý cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp tiến hành xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT Nhơn Trạch – Đồng Nai trên địa bàn xã.
2. Yêu cầu Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp và Ban quản lý Dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT thực hiện đầy đủ những nội dung sau:
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của địa phương công tác bảo vệ môi trường.
- thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đảm bảo xử lý khí thải, nước thải và xử lý các nguồn khác theo các tiêu chuẩn về môi trường như TCVN 1995, 2000, 2001 và 2005 đã quy định.
- Giám sát chặt chẽ lượng phát thải trong quá trình vận hành của dự án.
- Không sử dụng các loại hóa chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm.
- Tổ chức bộ phận chuyên trách về môi trường của Công ty và dành kinh phí hàng năm cho việc quan trắc, giám sát và quản lý môi trường của dự án.
3. Có những chính sách hỗ trợ cho địa phương như tạo việc làm cho nhân dân địa phương.
8.3. Ý kiến của cộng đồng dân cư sống quanh khu vực dự án:
Qua điều tra phổng vấn ý kiến của một số người dân sống xung quanh khu vực dự án cho thấy:
- Hầu hết mọi người dân đều ủng hộ dự án xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy, một trong những vấn đề quan tâm nữa là vấn đề tạo công ăn việc làm cho con em địa phương, vấn đề ô nhiễm môi trường, cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực, vấn đề đền bù đất đai sao cho hợp lý, có giải pháp tái định cư hợp lý cho những gia đình phải giải tỏa, đề nghị dự án quan tâm sức khỏe cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài.
Chương 9
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP
SỐ LIỆU DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu
9.1.1. Nguồn cung cấp tài liệu tham khảo
Thông tư số 08/2006/TT – BTNM ngày 8/9/2006.
Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội – Cục môi trường, tháng 12/1999.
Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng, Nxb KHKT, năm 2003.
Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - Phạm Ngọc Đăng, Nxb Xây dựng, năm 2000.
Xử lý nước thải – Trần Hiếu Nhuệ, Nxb KHKT, năm 1996.
Kỹ thuật môi trường – Hoàng Kim Cơ, Nxb KHKT.
Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nxb Xây dựng, năm 2003.
Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, TCVN 1995, TCVN 2000, TCVN 2001 và TCVN 2005.
English in Water Reources Engineering, Nxb Xây dựng, năm 2001.
www.google.com.vn
www.nea.gov.vn
9.1.2. Nguồn tài liệu dữ liệu do chủ dự án tạo lập.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy – Công ty đầu tư phát triển CNTT phía Nam, 2005.
Bản vẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy.
Các số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án. Công ty cổ phần Kỹ Thuật và Bảo vệ công nghệ môi trường phía Nam – Vinashin, thực hiện tháng 6/2007.
Các số liệu tham vấn cộng đồng xã Phước Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai.
9.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn lãnh đạo nhân dân địa phương nằm trong khu vực dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất và tiếng ồn tại khu vực dự án.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN 1995,TCVN 2001 và TCVN2005.
- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên – kinh tế - xã hội.
- Phương pháp mô hình hoá: Dùng tính toán tải lượng các chất ô nhiễm.
Đánh giá mức độ tin cậy: Các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá được các chuyên gia hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực khoa học môi trường thực hiện, vì vậy có độ tin cậy cao.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội và hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án và đánh giá tác động của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT , địa điểm xã Phước Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai tới môi trường cho thấy:
Dự án được thực hiện ở địa điểm thuận lợi, nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp Ông Kèo đã được phê duyệt là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Dự án đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, về xã hội theo hướng phát triển chung của tỉnh Đồng Nai.
- Dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm cho 800 lao động thường xuyên góp phần xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai. Tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.
- Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường, cụ thể đối với các dạng tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực không lớn. Tác động đối với tài nguyên và môi trường được con người sử dụng như cấp nước, giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng, công nghiệp là không đáng kể.
Hoạt động của Dự án có thể sẽ gây tác động có hại đến môi trường nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các tác động đó là:
- Gây ô nhiễm môi trường không khí do bụi, chất độc và tiếng ồn từ công nghệ sản xuất của nhà máy.
- Gây ô nhiễm nước sông Lòng Tàu, do nước thải từ công nghệ sản xuất và nước thải sinh hoạt.
- Tạo nên sự bất ổn về an ninh trật tự xã hội do sự tăng gia tập trung dân số, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT được đầu tư công nghệ với các trang thiết bị máy móc hiện đại như hệ thống xử lý khí bụi, hệ thống xử lý nước, hệ thống thu gom chất thải rắn, tất cả các hệ thống đều xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945 – 2005.
Kiến nghị
- Công ty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu thủy Vinashin chủ dự án xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT xin kiến nghị:
- Để tạo điều kiện cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy xây dựng phát triển nhà máy, Công ty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu thủy Soài Rạp chủ dự án xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT xin kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xem xét, thẩm định và cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Công ty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu thủy công nghiệp tàu thủy Soài Rạp chủ dự án xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai có kế hoạch theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của dự án nhằm phát hiện kịp thời các sự cố môi trường có thể xảy ra để hạn chế tới mức thấp nhất các tác động có hại của dự án tới môi trường khu vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_nm_ongtau_xa_phuoc_khanh_3345_2076029.doc