Lời tựa
Báo cáo này được hoàn thành như một hoạt động của Ngân hàng với mạng lưới người
nghèo (BWTP Network) trong khuôn khổ chương trình Mở rộng Màng lưới Đô thị (Citi
Network Strengthening Program) phối hợp với SEEP Network do Citi Foundation tài trợ.
Citi Network Strengthening Program hỗ trợ chương trình đánh giá ngành tài chính vi mô
của một số nước và khu vực. Mục tiêu của việc đánh giá là nhằm cung cấp bức tranh tổng
quan về lĩnh vực tài chính vi mô nơi mà BWTP Network có hoạt động. Mục đích của đánh
giá này không chỉ nhằm vào từng tổ chức tài chính riêng rẽ mà tập trung phân tích, đánh giá
về sự phát triển tổng thể của thị trường tài chính vi mô bằng việc phân tích cũng như mô tả
về tính chất. Mục đích của việc đánh giá là nhằm đưa ra triển vọng phát triển cho từng nền
tài chính vi mô, là nguồn lực có giá trị cho BWTP Network, các thành viên của BWTP và
rộng hơn nữa là cho cộng đồng tài chính vi mô.
Đánh giá vềngành tài chính vi mô Việt Nam thực chất là đánh giá về lĩnh vực tài chính vi
mô tại Việt Nam, tạo thêm một đóng góp mới cho Trung tâm Nguồn lực Tài chính Vi mô
Châu Á của BWTP Network. Đánh giá này được xây dựng dựa trên Báo cáo về Việt Nam do
BWTP Network hoàn thiện năm 2006. Đánh giá được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên
cứu thực tế cũng như những đóng góp từ kết quả gặp gỡ và làm việc với các chủ thể liên
quan tại Việt Nam vào tháng 6 và tháng 7/2007.
ARCM được thực hiện trên cơ sởđối thoại và trao đổi thông tin cấp quốc gia và khu vực tại
Nam Á và Đông Nam Á, để hình thành nên một trung tâm tìm hiểu và học hỏi thông tin cho
các thành viên của BWTP cũng như các nhà hoạt động tài chính vi mô khác tại Châu Á.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam Tháng 7/2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, là Quỹ có thể loại trừ nhu cầu thành lập công ty tái bảo hiểm thương
mại khá tốn kém, và cho phép một Quỹ Bảo hiểm Tương hỗ đăng ký với mức vốn thấp hơn
mức vốn hiện nay (10 tỷ đồng, tương đương với 600.000 USD).
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được ghi nhận bởi
sự xuất hiện của nhiều sản phẩm, dịch vụ mới và hấp dẫn của các công ty bảo hiểm chính
thức và được bù đắp bởi một lộ trình bán chính thức trong những năm qua, bao gồm bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tai nạn/y tế là những loại hình bảo hiểm rất phù
hợp với các hộ gia đình và nông dân nghèo. Các loại hình bảo hiểm này cũng bao gồm
chương trình bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm vụ mùa cây công nghiệp (hạt điều và cà phê),
bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm y tế. Từ những kinh nghiệm trong quá khứ về bảo hiểm
nông nghiệp, đặc biệt là trường hợp gần đây nhất tại tỉnh Đồng Tháp, các nhà cung cấp bảo
hiểm đã nhận bảo hiểm trong thời gian ngắn (20/06 đến 10/07), khi mà trận lụt đến sớm đã
ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa gạo trong vùng.66.
4.2.2 Những khoảng trống thị trường
Mặc dù việc phát triển thị trường tài chính gần đây đã đi vào chiều sâu, thị trường tài chính
Việt Nam vẫn còn tồn tại những khoảng trống về chất lượng và số lượng:
1. Khoảng trống về mặt số lượng liên quan đến “thiếu phân đoạn giữa của thị trường”,
đó là nhóm đối tượng doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình không phải là hộ nghèo,
chứ không phải là các đối tượng nghèo. Khoảng trống phản ánh một phân đoạn
đang phát triển và tính phức tạp về nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính (xem Biểu
10), là nhóm dịch vụ các nhà cung cấp hiện chưa đáp ứng được. Ngoài các dịch vụ
tín dụng có tính linh hoạt hơn (ví dụ món vay lớn hơn, thời hạn cho vay dài hơn,
phương án trả nợ linh hoạt hơn). Thị trường cũng đang tìm kiếm sự đa dạng hơn
trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính, trong đó có cho thuê tài chính, dịch vụ kiều
hối, tiết kiệm có số dư thấp và các sản phẩm bảo hiểm khác.
2. Khoảng trống về mặt chất lượng liên quan đến các dịch vụ tài chính cho phân đoạn
thị trường dành cho nhóm người rất nghèo (dưới đáy của mô hình kim tự tháp).
Trong khi phần lớn những người trong phân đoạn này có thể tiếp cận các khoản tín
dụng thì chất lượng của các dịch vụ, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu như
66 See also: J. Skees: Challenges for Use of Weather-based Index Insurance in Lower Income Countries, July 2007.
34
chưa được chuẩn bị tốt, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách linh hoạt và tiện lợi. Để thỏa mãn các nhu cầu của thị trường trong khi
vẫn tăng trưởng bền vững, các nhà cung cấp dịch vụ cần phát triển một mức độ
cải tiến, hiệu quả và thích nghi thị trường hơn mức độ hiện tại, và cũng có thể
cần mức lãi suất cao hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ lớn, có uy tín và năng lực
tài chính (NHNo&PTNT Việt Nam, Quỹ Tín dụng Nhân dân, một số Ngân hàng
Thương mại Cổ phần thành thị, và Ngân hàng Chính sách Xã hội ) cần thông tin
thị trường tốt hơn, hành lang pháp lý tốt hơn, có hệ thống công cụ đánh giá tốt
hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng một cách hiệu quả nhất.
Các khoản tín dụng của các nhà tài trợ cho các định chế trung gian sẽ không hỗ
trợ cho quá trình phát triển nội tại để hiểu làm thế nào phân đoạn thị trường cho
người rất nghèo có thể mang lại lợi nhuận. Đây là cơ hội cho một số tổ chức tài
chính vi mô, khi có giấy phép, có thể phục vụ phân đoạn thị trường thấp nhất này.
Nhưng điều này cũng yêu cầu cần có sự thay đổi cách nhìn từ giảm nghèo sang bao
hàm cả phát triển kinh tế, điều mà không phải tất cả các tổ chức tài chính vi mô
muốn thực hiện. Thêm vào đó, những ảnh hưởng của việc Ngân hàng Chính sách
Xã hội được bao cấp trên thị trường đồng nghĩa với việc cạnh tranh không còn dựa
trên yếu tố giá cả nữa mà phải dựa trên chất lượng dịch vụ.
3. Cuối cùng, những khách hàng ở khu vực nông thôn Việt Nam, những người ít tham
gia vào thị trường cũng có nhu cầu tiếp cận tốt hơn các dịch vụ phi tài chính để cải
thiện hoạt động kinh doanh của họ, bao gồm đào tạo cơ bản về quản lý kinh doanh
và tài chính quy mô hộ gia đình; đào tạo nghề/các hoạt động liên quan đến sản xuất
và chuyển giao/đổi mới công nghệ; tiếp cận thị trường, thông tin thị trường và truyền
thông,v.v…Điều này làm xuất hiện một thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh lớn
và đầy tiềm năng mà hiện nay còn chưa đáp ứng được.
35
4.2.3 Xu hướng phát triển và đổi mới
Trong những năm qua, cạnh tranh khu vực tài chính chính thức ngày càng trở nên gay gắt
với sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Việc tăng trưởng mạnh về tín dụng đã nẩy sinh
những lo ngại về chất lượng tín dụng. Trong khi NHNo&PTNT Việt Nam đã tăng mức dự
phòng rủi ro thì không ai chắc rằng tất cả các Ngân hàng Thương mại Cổ phần hoạt động
chủ yếu bằng tiền của mình có thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro và có hệ thống quản
lý rủi ro tín dụng để quản lý các danh mục đầu tư cho vay ngày càng tăng với tốc độ chóng
mặt hay không. Do có sự gia tăng nhu cầu của phân đoạn thị trường có thu nhập trung bình,
cho nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại vẫn chưa đến mức đẩy các ngân
hàng thương mại phải đi sâu xuống phân đoạn dưới của thị trường, là phân đoạn vốn bị
chặn bởi sự hiện diện của Ngân hàng Ngân hàng Chính sách Xã hội - vốn là công cụ cho
vay để phục vụ các mục tiêu chính sách của chính phủ. Các chính sách tài chính tiền tệ
đang được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát đang ảnh
hưởng đến lĩnh vực tài chính, tình trạng thanh khoản thấp và tăng trưởng mạnh về tín dụng
được kỳ vọng là sẽ giảm trong năm tới. Tình trạng khan hiếm tiền mặt sẽ giảm khi các ngân
hàng tăng đáng kể lãi suất huy động, cho phép kỳ vọng rằng những người gửi tiền sẽ
chuyển từ việc gửi tiền vào các chương trình bán chính thức sang các tổ chức tài chính
chính thức do được hưởng lãi suất cao.
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất, NHNo&PTNT Việt Nam dù bắt đầu đa dạng hóa
nhưng vẫn tập trung vào mục tiêu chính là phục vụ thị trường nông thôn. Tuy nhiên,
NHNo&PTNT Việt Nam cũng chỉ tiếp cận phân khúc thị trường nghèo nhất thông qua các hạn
mức tín dụng được cấp bởi các nhà tài trợ hoặc các chương trình có sự bảo lãnh của các tổ
chức quần chúng, và thấy rằng khả năng mang lại lợi nhuận từ việc phục vụ những đối tượng
rất nghèo là không khả dĩ lắm, một phần cũng do NHNo&PTNT Việt Nam không thể cạnh
tranh trực tiếp với Ngân hàng Chính sách Xã hội được bao cấp. Để NHNo&PTNT Việt Nam
Việt Nam có thể tăng cường phục vụ đối tượng khách hàng thu nhập thấp một cách bền vũng
hơn cần tạo ra một môi trường cạnh tranh nhiều cấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội .
Quỹ Tín dụng Nhân dân là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hướng đến nhu cầu khách hàng
nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù các quỹ này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng không
được phép mở rộng phạm vi ra khỏi xã mà các quỹ này đăng ký. Điều này đã cản trở họ phát
triển. Để có được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có được một mức độ bền
vững có thể chấp nhận được, các quỹ này phải cân đối danh mục cho vay của họ và không
thể tập trung hoàn toàn – hoặc tập trung chính – vào phân đoạn thị trường của những người
nghèo tại xã của họ. Tiêu chí cấp giấy phép cởi mở hơn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
liên quan đến khu vực hoạt động (khu vực địa lý và phạm vi bao phủ) dành cho những Quỹ
Tín dụng Nhân dân hoạt động có lợi nhuận sẽ khuyến khích các quỹ này mở rộng danh mục
cho vay, qua đó phục vụ được nhiều khách hàng hơn – nhất là trong phân đoạn thị trường
cho những người nghèo nhất (BOP).
Công nghệ thông tin – truyền thông đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, với việc bùng
nổ số thuê bao di động, từ 4,8 triệu thuê bao năm 2004 tăng lên 35,2 triệu thuê bao năm
2007. Nếu giả thuyết rằng mỗi người sử dụng một máy điện thoại di động thì trên 40% dân
số Việt Nam đang sở hữu và sử dụng điện thoại di động67. Cùng với điện thoại di động, thị
trường marketing qua điện thoại di động lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông (một tập đoàn kinh tế) năm 2006 và hiện nay đã lan rộng sang các công ty
tài chính, bảo hiểm và chứng khoán mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân
hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương và Ngân hàng Cổ phẩn Ngoại thương
Việt Nam đang dẫn đầu về thị phần mới mẻ này. Các ngân hàng này và một số ngân hàng
khác, không chỉ cung cấp dịch vụ “marketing qua điện thoại di động” (thông tin về lãi suất,
67 GSO: Statistical Year Book of Viet Nam, 2007.
36
dịch vụ mới) mà còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động (quản lý các tài khoản, thanh
toán hóa đơn và chuyển tiền)68.
Ngân hàng Chính sách Xã hội là ngân hàng hoạt động gần như theo chỉ định của Chính phủ ,
phục vụ các mục tiêu chính trị-xã hội của đất nước. Để Ngân hàng Chính sách Xã hội trở
thành một ngân hàng bán lẻ tài chính vi mô thành công cả về mặt tự vững thì ngân hàng này
cần được cho phép hoạt động như một ngân hàng thương mại, ví dụ như lãi suất cho vay của
ngân hàng này phải đủ để trang trải chi phí hoạt động nhằm tăng cường khả năng huy động
vốn, điều này cần được thực hiện sớm hơn kế hoạch mà ngân hàng dự định là năm 2020 vì
sẽ mang lại lợi ích không những cho Ngân hàng Chính sách Xã hội và các khách hàng của
họ, mà còn cho cả lĩnh vực tài chính vi mô.
Tương tự, một khía cạnh quan trọng của sự phát triển lĩnh vực tài chính vi mô thành công
tại Việt Nam là vai trò của các tổ chức quần chúng, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam trong điều kiện các quy định mới ra đời. Những kết quả của các nghiên cứu khả thi
đang tiến hành để xác định vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tương lai của dự
án ACCESS của Hội là rất quan trọng cho quá trình này.
Sự phát triển của lĩnh vực tài chính vi mô bán chính thức đã bị đình trệ khoảng 2 đến 3 năm
do sự mơ hồ về hành lang pháp lý và quy định cho lĩnh vực này phát triển, dù xu hướng
chính đã được xác định là chuẩn bị cho việc cấp phép và chuyển đổi. Cùng với Nghị định
được sửa đổi, các nhà cung cấp tài chính vi mô hy vọng rằng Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Bộ Tài chính sẽ sớm ban hành các Thông tư và hướng dẫn thực hiện, và đẩy
nhanh tiến độ cấp phép cho tổ chức tài chính vi mô theo quy định mới. Tổ chức tài chính vi
mô đang tiến hành thử nghiệm các mô hình và quan hệ sở hữu, thí điểm các sản phẩm mới
(đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng, mua/xây nhà và bảo hiểm vi mô), đồng thời chứng
minh được sự minh bạch của các tổ chức này, tìm phương thức thu hút nguồn vốn nước
ngoài. Một số sự kiện đổi mới tiêu biểu được tổng kết dưới đây:
Các mô hình và quan hệ sở hữu
• Năm 2004, Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Cộng đồng Bình Minh được thành lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn để quản lý các dịch vụ của một chương
trình tài chính vi mô thành thị được hỗ trợ bởi SCF-US trong khuôn khổ một Thỏa
thuận pháp lý với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
• Vào tháng 1/2006, chương trình tài chính vi mô TYM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam được chuyển đổi thành một tổ chức độc lập về mặt pháp lý (vẫn được trợ cấp)
với Hội đồng Quản trị riêng.
• Vào tháng 6/2008, bốn thành viên của trong mạng lưới M7 đã đăng ký thành lập với tư
cách là các quỹ xã hội và một thành viên đăng ký trở thành Tổ chức phi Chính phủ.
Các tổ chức này đang nghiên cứu khả năng chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô
được cấp phép theo Nghị định 28 và 165.
• Chương trình ACCESS được quản lý bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ đang triển khai một
nghiên cứu khả thi để xác định tương lai cho quỹ tín dụng quay vòng này cũng như
nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên thị trường tài chính vi mô
đang biến đổi từng ngày.
Phát triển sản phẩm
• Hiện nay, hai tổ chức tài chính vi mô đang thử nghiệm phương pháp cho vay cá nhân
thay cho mô hình cho vay bảo lãnh theo nhóm hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam.
• Một số tổ chức tài chính vi mô đã ký Thỏa thuận trở thành đại lý cho Bảo Việt để cung
cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô (tín dụng nhân thọ) cho các khách hàng của các tổ
chức này. Quỹ CEP cũng cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm y tế cho những khách
hàng của Quỹ, những người không thể tiếp cận các dịch vụ y tế cộng đồng.
68 Mobilemarketing: “Good Morning Viet Nam! Mobile Marketing has arrived”, Mar 24, 2008.
37
• Tổ chức “Nhà ở cho mọi người” phối hợp với quỹ CEP và Hội Liên hiệp Phụ nữ Kiên
Giang đã thí điểm một khoản vay cải tạo nhà ở. Những kết quả đã được kết hợp và
chứng minh sự cần thiết miêu tả trách nhiệm và vai trò trong mối quan hệ đối tác giữa
các Tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức tài chính vi mô. Trên cơ sở những bài học
kinh nghiệm được rút ra, thời gian gần đây TYM và tổ chức “Nhà ở cho mọi người” đã
ký một Thỏa thuận cho vay và hỗ trợ kỹ thuật để cải tạo nhà ở cho các khách hàng
của TYM.
• Một vài tổ chức tài chính vi mô như là chương trình ACCESS, TYM và quỹ CEP cung
cấp các dịch vụ phi tài chính cho các khách hàng của mình, như các tài liệu đào tạo,
đào tạo tài chính và đào tạo dịch vụ phát triển kinh doanh. Quỹ CEP và Ngân hàng
Chính sách Xã hội trở thành những đối tác chính thức của chương trình giáo dục tài
chính toàn cầu của quỹ Citi Foundation.
Minh bạch
• Quỹ CEP đã được công ty Planet Rating của Pháp đánh giá mức độ minh bạch và
TYM cũng sẽ sớm được công ty này đánh giá.
• Bốn tổ chức tài chính vi mô (CEP, TYM, Bình Minh và tài chính vi mô Thanh Hóa) cùng
với Ngân hàng Chính sách Xã hội đang được đưa vào cơ sở dữ liệu tài chính vi mô
toàn cầu MIX.
• Các Tổ/Nhóm hoạt động về tài chính vi mô và cơ sở dữ liệu MIX Market đã ký một
Thỏa thuận để theo dõi sự phát triển của báo cáo đánh giá thị trường của MIX tại Việt
Nam.
• Chương trình giải thưởng “Doanh nhân vi mô” của Citi đã được giới thiệu tại Việt Nam
năm 2007 trong khuôn khổ hợp tác với Nhóm hoạt động tài chính vi mô và Trung tâm
Phát triển và Tài chính vi mô. Lễ trao giải lần thứ nhất diễn ra vào tháng 12/2007, trong
đó 60 doanh nhân vi mô và 30 cán bộ cho vay được trao giải, làm nổi bật tầm nhìn về
tài chính vi mô tại Việt Nam.
Tiếp cận nguồn vốn
• Ba tổ chức tài chính vi mô (TYM, SEDA/Bình Minh và Mekong Plus) đã gia nhập mạng
lưới KIVA năm 2007 để huy động (không trả lãi) nguồn vốn cho các khoản vay vi mô
qua Internet. Chương trình Thanh Hóa do SCF-US tài trợ cũng đã được áp dụng.
• GRET đang tiến hành dự án Tài chính Toàn cầu “Tăng cường cơ hội kinh doanh giữa
Quỹ Đầu tư Xã hội Châu Âu và các Tổ chức Tài chính Vi mô Châu Á” tại Việt Nam, tập
trung vào tăng cường nguồn thông tin cho các nhà đầu tư tiềm năng về các tổ chức tài
chính vi mô tại Việt Nam; đào tạo các tổ chức tài chính vi mô đáp ứng được những
yêu cầu của nhà đầu tư một cách hiệu quả nhất, và tổ chức được một hội thảo
marketing.
Chất lượng danh mục cho vay của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức chính là rất
tốt, mức độ hiệu quả và kết quả tài chính đã được cải thiện trong thời gian 5 năm qua, điều
này được đề cập trong các văn bản của bốn tổ chức tài chính vi mô bán chính thức được
công bố trên cơ sở dữ liệu MIX cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội (ba tổ chức tài
chính vi mô đã hoạt động ổn định trong năm 2007). Một phần do sự chậm trễ trong việc
hoàn thiện hành lang pháp lý để chuyển đổi, nên chưa tổ chức tài chính vi mô nào tiếp cận
được các nguồn tín dụng thương mại, trừ quỹ CEP đang được vay ưu đãi có kỳ hạn. Tiếp
cận nguồn vốn là một sự bắt buộc đối với các tổ chức tài chính vi mô và một điều đáng
mừng là một số Quỹ có xu hướng thương mại hoá đang chú ý đến thị trường Việt Nam. Các
tổ chức như Triple Jump, Unitus, và Grameen Foundation-USA đã đến tìm hiểu thị trường
Việt Nam. Một nhà đầu tư đã thành lập một tổ chức tài chính vi mô tại Hà Nội. Điều này rất
quan trọng trong thời gian tới để đảm bảo rằng các nhà tài trợ sẽ quan tâm đầu tư theo
những “trường hợp thành công” sau nhiều năm dùng các ngân hàng thương mại Nhà nước,
Ngân hàng Chính sách Xã hội và một số tổ chức tài chính vi mô làm phương tiện để
chuyển tải các quỹ ưu đãi phục vụ cho các mục tiêu xã hội.
38
4.3 Tài chính vi mô – Các tổ chức “trung gian”
4.3.1 Mạng lưới hoạt động và các Hiệp hội quốc gia
Việt Nam có một mạng lưới quốc gia và các Hiệp hội để hỗ trợ khu vực tài chính chính thức
và khu vực tài chính vi mô đang ngày càng phát triển. Cùng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
(VNBA), nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) và mạng lưới M7 hỗ trợ khu vực tài
chính vi mô.
VAPCF được thành lập tháng 6/2005, có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 Văn phòng Đại
diện. VAPCF cung cấp một số dịch vụ chính cho các Quỹ Tín dụng Nhân dân để phổ biến
những thông tin pháp lý cơ bản về những quyết định mới của Chính phủ, xúc tiến đào tạo và
tư vấn, duy trì trang web và các hoạt động chia sẻ thông tin khác, xúc tiến đối thoại giữa các
tổ chức Chính phủ cũng như hợp tác quốc tế. VAPCF được hỗ trợ bởi Desjardins, First
Initiative, GtZ, Quỹ Ford, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Nhóm công tác tài chính vi mô được thành lập năm 2003 với mục đích tạo ra một điểm trung
chuyển cho các hoạt động vận động hành lang và tư vấn. Hiện nay, Nhóm công tác tài chính
vi mô cung cấp các dịch như xúc tiến đối thoại giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các
cơ quan Chính phủ khác; tổ chức các cuộc gặp mặt thường xuyên để chia sẻ những bài học
kinh nghiệm, duy trì một cơ sở dữ liệu các chương trình tài chính vi mô tại Việt Nam, nâng
cao nhận thức về tài chính vi mô. Tổ công tác tài chính vi mô cũng liên kết các cán bộ thực
hiện với các sự kiện đào tạo tài chính vi mô. Một thành tựu quan trọng của Tổ công tác tài
chính vi mô là xuất bản Bản tin Tài chính Vi mô Việt Nam, cung cấp những kết quả tiếp cận
người nghèo và số liệu tài chính nửa năm đầu của 25 tổ chức tài chính vi mô và Ngân hàng
Chính sách Xã hội . Đây là một bước tiến quan trọng, trong một lĩnh vực còn chưa minh
bạch. Vào tháng 8/2008, việc thu hút thành viên vẫn còn đang được mở rộng và đến nay đã
có hơn 50 thành viên. Cùng với sự hỗ trợ của ADA và quỹ Ford, và theo cuộc đánh giá năng
lực mạng lưới (NCAT) được SEEP thực hiện năm 2006, quá trình chính thức hóa ngày càng
có nhiều tiến triển và vào tháng 6/2008, với sự hỗ trợ của SEEP, Nhóm công tác tài chính vi
mô đã giới thiệu một quá trình lập kế hoạch kinh doanh và chiến lược để cho ra đời một
Hiệp hội chính thức.
Mạng lưới M7 được thành lập vào tháng 7/2006 (với sự hỗ trợ của quỹ McKnight) và đại
diện cho 7 Tổ chức tài chính vi mô do ActionAid sáng lập từ năm 1993 đến năm 2003.
Những hoạt động chính của M7 là tổ chức các khóa đào tạo, cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật
bao gồm hỗ trợ phát triển một hệ thống thông tin điện tử và in tờ rơi giới thiệu. Thành tựu
đáng ghi nhận nhất của M7 trong năm 2007 là thành lập một tổ chức hỗ trợ mang tên Trung
tâm Nguồn lực Tài chính Cộng đồng (CFRC).
Dù có một số lượng đáng kể các Hiệp hội và mạng lưới trung gian, mối liên lạc và phối hợp
trực tiếp giữa các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức và tổ chức tài chính vi mô được
thành lập theo luật định còn rất hạn chế, dù những tổ chức này phục vụ cùng một thị trường,
do đó hầu như chưa có sự thống nhất về các khái niệm kinh doanh cơ bản, các chỉ số thành
công/giám sát được chuẩn hóa, các tiêu chuẩn kế toán hay chia sẻ thông tin thị trường để
tăng cường sự minh bạch và phát triển ngành.
4.3.2 Đào tạo và tư vấn
Rất nhiều ngân hàng có chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình.
Nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bên ngoài cho các tổ chức tài chính chính thức là tổ chức tư
nhân Đào tạo và Tư vấn Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC) được thành lập năm 2001 cùng với sự
hỗ trợ của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – Chương trình Phát triển Khu vực Tư nhân
(MPDF). Các Quỹ Tín dụng Nhân dân tiếp cận các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật thông
qua DID và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và một số khóa đào tạo được thiết kế
39
riêng cho các Quỹ Tín dụng Nhân dân và do các giảng viên từ các trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy.
Trong lĩnh vực tài chính vi mô, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật còn rất hạn chế. Trong hầu
hết các trường hợp, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật thường do Tổ chức Lao động Quốc tế và
một số Tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ tài chính vi mô tổ chức. Tổ chức Lao động Quốc
tế cũng hỗ trợ các khóa đào Đào tạo cho giảng viên (TOT) đồng thời dịch và chỉnh sửa
môn học khác cho phù hợp với điều kiện địa phương như một số khóa đào tạo CGAP.
Thêm vào đó, một số dự án song ngữ và đa ngữ cũng được đưa vào chương trình phát
triển năng lực cho đối tác địa phương (thường là các tổ chức quần chúng) vào trong các dự
án của họ.
Vào tháng 10/2007, một số nhà cung cấp dịch vụ đào tạo tiêu biểu tại Việt Nam là Trung
tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và Trung
tâm Nguồn lực Tài chính Cộng đồng (CFRC) (xem bảng 21). Một số ít các hãng tư vấn
địa phương hay các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cũng đã tập trung vào lĩnh
vực tài chính vi mô, từ khu vực kinh tế sông Mê Kông. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cũng
được một số tổ chức nước ngoài như CARD (Philippines), Grameen Foundation (USA),
MicroSave (Kenya) và CGAP (USA) cung cấp.
Việc có nhiều kế hoạch thành lập các trung tâm tài chính vi mô tại Việt Nam cho thấy nhu
cầu rất lớn về xây dựng năng lực tài chính vi mô có trình độ chuyên môn cao. Các Quỹ Tín
dụng Nhân dân, Tổ/Nhóm hoạt động về tài chính vi mô, Quỹ CEP và TYM đã có những kế
hoạch phát triển một trung tâm đào tạo. Mặc dù một trung tâm đào tạo ra đời có thể góp
phần giải quyết khoảng trống trên thị trường, song vẫn tồn tại những khoảng trống về các
dịch vụ hỗ trợ khác, như dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về hệ thống quản lý thông tin/công
nghệ thông tin và đặc biệt là kiểm toán dành riêng cho tài chính vi mô. Thay vì thành lập một
trung tâm đào tạo phi chính phủ, việc cho ra đời một nhà cung cấp dịch vụ mang tính
thương mại cho lĩnh vực tài chính vi mô mới nổi có vẻ khả thi hơn. Một nhà cung cấp dịch
vụ như thế (tư nhân) có thể thu hút và sử dụng các nguồn lực sẵn có và tiềm năng, và quan
trọng là có thể được thành lập theo Luât Doanh nghiệp.
Bảng 21. Các nhà cung cấp đào tạo tài chính vi mô tại Việt Nam69
69 Updated from ILO Report, Moving Forward- Scaling Up Microfinance Training in Viet Nam”, October 2007.
Nhà cung cấp
dịch vụ đào
tạo
Khóa đào tạo Đối tượng tham
gia
Trung tâm
Thông tin Phát
triển Việt Nam
(VDIC)
Bắt đầu từ:
2004
• Khóa đào tạo từ xa về tài chính vi mô của Quỹ Phát triển
Nguồn vốn Liên Hợp Quốc (UNCDF) (trong khuôn khổ
hợp tác với Viện nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADBI), Trung tâm Đào tạo Phát triển Tokyo
(TDLC), mạng đào tạo phát triển toàn cầu tại Đông Á và
Thái Bình Dương
• Các khái niệm cơ bản về tài chính vi mô, các phương
pháp luận về khách hàng và cho vay
• Quản lý tài chính và đo lường, đánh giá khả năng tài
chính của các tổ chức tài chính vi mô
• Khả năng đánh giá.
Các giảng viên
tài chính vi mô
Các nhà hoạt
động tài chính vi
mô
Tổ chức Lao
động Quốc tế
(ILO)
Thời hạn dự
án: 2003-2008
• Ứng dụng tài chính vi mô: Quản lý để nâng cao hiệu quả
(ILO)
• Phát triển sản phẩm mới (ILO)
• Ứng dụng tài chính vi mô (ILO)
• Phân tích tài chính (CGAP)
• Các kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng
• Nghiên cứu thị trường tài chính vi mô (MicroSave, CARD)
Các nhà hoạt
động tài chính vi
mô
Các tổ chức tài
chính vi mô
40
4.3.3 Các dịch vụ hỗ trợ khác
Hiện chưa có tổ chức đánh giá và xếp hạng chính thức nào tại Việt Nam. Tuy nhiên trong
thời gian gần đây PlanetFinance (trực thuộc PlanetRating) đã tiếp cận thị trường Việt Nam.
Bộ Tài chính đang xem xét việc thành lập cơ quan đánh giá xếp hạng đầu tiên tại Việt Nam
mà không có sự tham gia của Nhà nước, có thể được đồng sở hữu bởi các tổ chức tài
chính địa phương, các tổ chức đánh giá tín dụng nước ngoài, và các tổ chức quốc tế.70 Tổ
chức tài chính vi mô lớn nhất, quỹ CEP đã được Planet Rating đánh giá xếp hạng năm 2003
và quỹ TYM sẽ được Planet Rating đánh giá xếp hạng vào cuối năm nay.
Hiện nay ở Việt Nam gần như không có một thông tin tham khảo nào về phòng ngừa rủi ro
tín dụng dành cho các tổ chức tài chính vi mô. Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) là một
đơn vị nhà nước được sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ cung cấp các
thông tin tín dụng cho các ngân hàng thương mại trực thuộc. Tuy nhiên, Trung tâm này chỉ
thu thập các thông tin về các khoản vay của các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp Nhà
nước từ các ngân hàng; cơ cấu tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên chưa đảm bảo
để có thể thu thập thông tin về các khoản vay cho các DNNVV và các khoản vay tiêu dùng71.
Trong điều kiện thị trường ngày càng nóng lên hiện nay, tồn tại một thực tế chưa được kiểm
nghiệm một cách rõ ràng, đó là các khoản cho vay mới, đặc biệt là của NHNo&PTNT Việt
Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội (không loại trừ các khoản cho vay của Quỹ Tín dụng
Nhân dân) đơn giản chỉ là các khoản cho vay tái cấp vốn (cho vay lại) đối với các khoản vay
hiện tại. Thêm vào đó, việc vay từ nhiều nguồn (nhiều nơi) gần như cũng không thể kiểm
tra, đánh giá được. Nếu một số lượng đáng kể những người vay từ nhiều nguồn nợ quá hạn
không có khả năng trả nợ, hay thậm chí chỉ một cú sốc nhỏ đối với nền kinh tế địa phương
cũng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục cho vay của tất cả các tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính. Các tổ chức tài chính vi mô nhỏ hơn và có dự phòng rủi ro ít hơn
sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất.
5. Các nguồn tài trợ
Có một số cơ quan và nhà tài trợ đang hỗ trợ tài chính vi mô tại Việt Nam, nhưng phần lớn
là tập trung hỗ trợ tín dụng nông thôn và phát triển DNNVV. Một số nhà tài trợ chính như
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức, Cơ
quan Phát triển Quốc tế Pháp, Cơ quan hỗ trợ Úc, Quỹ Ford, Tổ chức Phát triển Quốc tế
Canada và Cơ quan Hợp tác Phát triển Bỉ (DGDC)72. Việc thiếu một môi trường năng động
dẫn đến chưa thật sự khuyến khích một lượng lớn các nhà tài trợ hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức.
70 IFC, Viet Nam Financial Sector Diagnostic, 2007.
71 IFC, Viet Nam Financial Sector Diagnostic, 2007.
72 For an overview of existing donor funding to the financial sector, see Financial Sector Assistance Projects in Viet Nam:
Financial Sector Donor Working Group: “Active Projects as of November 2007”.
Trung tâm
Nguồn lực Tài
chính Cộng
đồng (CFRC)
Bắt đầu từ:
04/2007
• Hạch toán, kế toán cho các tổ chức tài chính cộng đồng
• Lập kế hoạch tài chính bền vững cho các tổ chức tài
chính vi mô
• Quản trị và cơ cấu tổ chức cho các tổ chức tài chính vi
mô
• Xây dựng hệ thống lương cho các tổ chức tài chính vi mô
• Thiết lập và quản lý một Quỹ cho vay quay vòng
• Kế toán và giám sát nội bộ cho các tổ chức tài chính vi
mô
• Cơ chế giám sát cho các tổ chức tài chính vi mô
• Quản lý hoạt động các cụm (kinh tế/công nghiệp)
Các thành viên
M7
Các chương trình
của hội LHPN
Việt Nam
41
Chính phủ đã góp vốn cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức hỗ trợ phân
đoạn thị trường những người nghèo nhất (BOP). Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế cũng đã
cung cấp một lượng vốn khá lớn cho lĩnh vực ngân hàng để cho vay khách hàng cá nhân và
các DNNVV. Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước và một số Ngân hàng Thương mại Cổ
phần đã tiếp cận được các hạn mức tín dụng này một cách trực tiếp thông qua các đơn vị
chuyên môn của mình như Sở Giao dịch III (của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đơn vị
thực hiện chức năng trung gian về các khoản tín dụng của Ngân hàng Thế giới) hoặc thông
qua một số dự án được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ như Quỹ phát triển DNNVV được Liên
minh Châu Âu tài trợ. Các đơn vị cho vay chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và
Ngân hàng Phát triển Việt Nam) tiếp cận được các nguồn vốn ngân sách, tín dụng ODA và
qua CCF, tổ chức dẫn đầu về cho vay các Quỹ Tín dụng Nhân dân.
Lý do cơ bản của việc chuyển nguồn tài trợ từ ngoài qua hệ thống ngân hàng chính thức là
do Việt Nam thiếu nguồn vốn tín dụng dài hạn. Hạn mức tín dụng của các nhà tài trợ trực
tiếp cho các phân đoạn thị trường nông thôn và/hoặc thị trường hành cho những người
nghèo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, và AFD thông qua Bộ Tài
chính và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (và của Tổ chức Hỗ trợ Kỹ thuật Đức qua Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội) đến NHNo&PTNT Việt Nam đều yêu cầu tổ chức vay trong
nước phải phục vụ phân đoạn thị trường những có thu nhập thấp. Ngược lại, nguồn tín
dụng đủ sức cạnh tranh được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu thông qua Quỹ Phát triển
DNNVV được xác định sẽ áp dụng cách tiếp cận cho vay theo nhu cầu. Tuy nhiên, câu hỏi
được đặt ra là liệu những hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp để bổ sung cho các nguồn tín dụng
có đủ sức thuyết phục các ngân hàng được nhận hỗ trợ tiếp tục cho vay các DNNVV và
người nghèo nông thôn bằng nguồn vốn của chính họ hay không? Hơn nữa, dường như
các nhà tài trợ lớn chưa có chiến lược cắt giảm cụ thể nào liên quan đến việc cung cấp các
nguồn tín dụng và trong nhiều trường hợp các ngân hàng tiếp nhận vốn ít có nhu cầu cùng
phân bổ nguồn vốn của họ và chia sẻ rủi ro đầu tư.
Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) thuộc Dự án Tài chính Nông thôn II của Ngân hàng Thế
giới được thành lập năm 2002, phân bổ 28 triệu USD cho các tổ chức tài chính vi mô bao
gồm các Ngân hàng Thương mại và các Ngân hàng Cổ phần, các Hợp tác xã tín dụng, các
Quỹ Tín dụng Nhân dân và các Tổ chức phi Chính phủ cung cấp tín dụng được Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển công nhận là đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, vào năm 2006, 95% các quỹ
tín dụng được phân bổ theo cách khác thay vì qua Quỹ cho vay tài chính vi mô đã được
chuyển qua NHNo&PTNT Việt Nam, và không Quỹ Tín dụng Nhân dân hay tổ chức tài chính
vi mô nào được công nhận để tiếp cận nguồn vốn này hoặc tăng cường năng lực như
chương trình đã vạch ra. Dự án Tài chính Nông thôn III được chấp thuận vào tháng 5/2008
phân bổ 10 triệu USD (5 triệu USD từ IDA) để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính vi mô
cho thị trường người nghèo nông thôn, nhưng hệ thống điều hành thì không có gì thay đổi,
nên câu hỏi liệu các Quỹ Tín dụng Nhân dân và các Tổ chức phi Chính phủ có thể tiếp cận
các nguồn vốn trừ khi họ được cấp phép theo nội dung của Nghị định 28 và 165.
Bên cạnh đó, quỹ First Initiative đã tài trợ thành lập một Quỹ Tín dụng Nhân dân trong năm
2005 nhằm tăng cường sự liên kết của mạng lưới các Quỹ Tín dụng Nhân dân và cung cấp
một hệ thống tài chính ổn định và hiệu quả cho người nghèo. Mục tiêu chính của dự án này
là hỗ trợ phát triển một hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân với vai trò chính là tư vấn và hỗ trợ
các Quỹ Tín dụng Nhân dân thành viên bằng việc cung cấp dịch vụ giúp các Quỹ Tín dụng
Nhân dân có thể phục vụ khách hàng của họ. Tổng giá trị của dự án là 360,000 USD.73
Tổ chức hỗ trợ phát triển Úc đã cung cấp 6 triệu USD cho dự án mở rộng tài chính vi mô
của quỹ CEP. Trong đó, 4 triệu USD sẽ được dùng vào việc cho người nghèo vay. Phần
còn lại được sử dụng cho hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực và nâng cao hệ thống quản lý.
74
73 For more information, refer to
74 For more information, refer to
42
Quỹ Ford, quỹ Citi và SEEP đã hỗ trợ các hoạt động của các Nhóm/Tổ hoạt động tài chính
vi mô.
Cuối cùng, Chính phủ Bỉ cũng đã và đang hỗ trợ chương trình ACCESS, được Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai từ năm 1997, qua 3 giai đoạn thành công của chương trình
với tổng trị giá khoảng 10 triệu Euro. Một nghiên cứu khả thi được thực hiện gần đây để xác
định tương lai của quỹ cho vay quay vòng được thành lập và triển khai trong khuôn khổ dự
án và tương lai của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên thị trường tài chính vi mô ngày càng
được mở rộng. Nghiên cứu này được xem như một phần trong chiến lược giảm dần tài trợ
của nhà tài trợ tài chính vi mô song phương lâu đời nhất Việt Nam.
6. Đánh giá tác động và mức độ nghèo
Các tổ chức tài chính vi mô lớn nhất (quỹ CEP và TYM) đã tiến hành một số nghiên cứu tác
động để đánh giá liệu các dịch vụ tài chính vi mô có giảm nghèo cho khách hàng của họ hay
không và đánh giá cần phải điều chỉnh những nội dung gì đối với các hoạt động và thiết kế
sản phẩm nhằm nâng cao tác động.75
Quỹ CEP đã hoàn thành một nghiên cứu vào tháng 2/2006, trong đó sử dụng 2 phương
pháp đánh giá. Phương pháp thứ nhất tìm hiểu theo chiểu dọc về tình trạng hoạt động tốt
của khách hàng, ba điểm khác biệt trong cùng một thời điểm. Phương pháp này cho phép
họ hiểu được cách thức thay đổi theo thời gian của khách hàng là hộ gia đình trong mối liên
hệ với loại sản phẩm cho vay. Phương pháp thứ hai là đánh giá chéo và xem xét tài chính vi
mô đã cho những kết quả thế nào trong việc thay đổi các mức nghèo và mức độ “mạnh
khỏe” phụ thuộc vào các chu kỳ quay vòng vốn của khoản vay.
CEP đã phân tích 11 chỉ số khác nhau liên quan đến các mức độ nghèo của các hộ gia đình
như thu nhập, các chỉ số phụ thuộc, điều kiện nhà ở và an toàn thực phẩm. Công cụ điều tra
cũng đã đánh giá các chỉ số liên quan đến giáo dục cho trẻ em, địa vị của phụ nữ, những
nét tương đồng và khác biệt với chương trình tài chính vi mô của quỹ CEP. Nói cách khác,
họ đánh giá các nguyên nhân làm cho chương trình bị sụt giảm. Những công cụ chính được
sử dụng là điều tra định lượng và một nghiên cứu sự sụt giảm.
Bảng 22. Một ví dụ về các chỉ số đánh giá tác động và một số phát hiện chủ yếu, 2005. 76
Đánh giá về nghèo
Một số tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam sử dụng các phương pháp đánh giá mức độ
nghèo để xác định các dịch vụ tài chính vi mô cho các khách hàng nghèo. Quỹ Tín dụng và
Tiết kiệm Đông Triều, một thành viên của mạng lưới M7 sử dụng kết hợp chỉ số nhà ở và
chỉ số giàu có của CashPoor. Chỉ số nhà ở tập trung vào (a) kích thước của nhà ở, (b) vật
liệu được sử dụng để xây tường, (c) vật liệu để lợp mái, và (d) nguồn nước sinh hoạt. Chỉ
số giàu có quan tâm đến những tài sản khác nhau do hộ gia đình sở hữu, như (a) máy móc
75 For information on two impact assessment, refer to Section VIII. Further Information.
76 Information for this section is derived from CEP’s Impact Assessment of the Microfinance Institution, Ho Chi Minh City,
February 2006.
Chỉ số Thay đổi
Thu
nhập hộ
gia đình
Khách hàng hộ gia đình đã có sự gia tăng thu nhập đáng kể từ khi họ gia nhập chương
trình của quỹ CEP. Mức thu nhập bình quân cho hộ gia đình giữa các khách hàng theo
tuần sau 43 tháng của quỹ CEP tăng từ 0.70 USD/ngày lên 1.53 USD/ngày vào thời
điểm tháng 12/2005. Đối với các khách hàng theo ngày, mức thư nhập bình quân tăng
từ 0.94 USD/ngày lên 2.01 USD/ngày cũng trong tháng 12/2005, và thu nhập bình quân
của các khách hàng hộ gia đình theo tháng tăng từ 0.98 USD/ngày lên 1.74 USD/ngày
trong cùng thời điểm.
43
và thiết bị sản xuất, (b) số lượng và chất lượng gia súc, gia cầm, (c) loại đồ đạc gia dụng và
(d) loại phương tiện đi lại. Thường thì tổ chức này lựa chọn 50% nhóm hộ nghèo từ dưới
lên của mỗi chỉ số được đánh giá, sau đó mở rộng đến các hộ gia đình nghèo ở mức vừa.77
Quỹ CEP sử dụng một hệ thống điểm tính toán chỉ số nghèo để xác định danh mục khách
hàng theo mức độ nghèo. Chỉ số nghèo được phân chia thành các mức nghèo vừa phải,
nghèo và rất nghèo. Các điểm được chọn dựa trên các tiêu chí (a) tỉ lệ phụ thuộc, (b) thu
nhập hộ gia đình bình quân, (c) tài sản của hộ gia đình, và (d) chỉ số nhà ở. Quỹ CEP tập
trung vào nhóm khách hàng nghèo và nghèo nhất, và trong kế hoạch kinh 2007-2010 quỹ
này đã xem tác động khách hàng như là một chỉ số của thành công, đặc biệt là trong việc
giảm số khách hàng trong nhóm “rất nghèo” sau hai chu kỳ vay vốn.78
7. Thách thức và cơ hội
Mặc dù có nhiều tiến triển về quy định và hành lang pháp lý, là những điều kiện có thể mở
đường cho sự ra đời của các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép thì lĩnh vực này vẫn
tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong cơ cấu tổ chức và hoạt động. Những thách
thức này sẽ giới hạn quy mô và phạm vi hoạt động của lĩnh vực tài chính vi mô trong ngắn
và trung hạn. Một số thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt bao gồm:
• Việc thiếu khuôn khổ pháp lý phù hợp cho tín dụng vi mô đã cản trở và chia cắt thị
trường trong nhiều năm, do tài chính vi mô với tư cách là một quá trình kinh doanh dịch
vụ tài chính bền vững tập trung vào phân đoạn thị trường những người nghèo nhất chưa
được thành lập tốt tại Việt Nam. Xu thế trong Chính phủ nói chung vẫn coi tài chính vi
mô là một công cụ xã hội để chống lại đói nghèo, và tín dụng vi mô là một công cụ
cho vay chính sách cần được bao cấp. Nói cách khác, một số bên tham gia đồng ý
rằng các tổ chức tài chính vi mô bền vững phải được tăng trưởng tài chính và mở
rộng quy mô trên cơ sở tăng doanh thu của họ chứ không phải là từ các quỹ bên
ngoài, và cần được ghi nhận như một lĩnh vực phụ trợ quan trọng của hệ thống tài
chính dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Bất đồng về quan điểm chính trị
vốn có sẽ tiếp tục hạn chế sự phát triển của lĩnh vực tài chính vi mô phát huy hết
tiềm năng. Chính sách theo đuổi mục tiêu “Hiệu quả gấp đôi” (tiếp cận thực sự phân
đoạn thị trường những người rất nghèo và ổn định về mặt tài chính) là rất cần thiết để
đưa ra lộ trình phát triển cho lĩnh vực tài chính vi mô, một điều khích lệ là một dự án của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang quan tâm đến bước quan trọng này, vốn đang
ngày được củng cố nhờ giáo dục cộng đồng những ví dụ điển hình về tài chính vi mô.
• Trong hoàn cảnh này, một sự chuyển đổi êm đẹp của các tổ chức quần chúng từ vai trò
một nhà cung cấp tài chính vi mô sang vai trò mới là người hướng dẫn là rất cấp bách.
Trong nhiều năm, các tổ chức quần chúng được quản lý, giám sát và thực hiện các
chương trình tài chính vi mô cung cấp những dịch vụ quan trọng cho các thành viên
cũng như tạo việc làm và tài trợ cho mạng lưới thành viên của các tổ chức này trên toàn
quốc. Các tổ chức quần chúng vẫn là một phần quan trọng trong cơ cấu xã hội của Việt
Nam, được định vị để thu hút và liên kết những thành viên nghèo với các nhà cung cấp
dịch vụ tài chính bền vững cũng như cung cấp các dịch vụ phi tài chính, nhưng với một
danh mục việc làm dàn trải và sự phụ thuộc chính trị không cho thấy những lợi thế về
vai trò cạnh tranh và đặc biệt là vai trò chuyên môn môn của các nhà cung cấp tài chính
vi mô. Ngoài quan điểm chính trị đồng ý về việc thiết lập vai trò mới và ít liên quan của
các tổ chức quần chúng sẽ, thì còn cần thiết phải xác định các giải pháp thay thế guồn
vốn cho hoạt động của các tổ chức quần chúng. Một điều đáng mừng là Hội Liên hiệp
77 Nhu An, Tran. “Efficiency, Financial Performance and the Role of Public Policy – a Survey of Conditions for Financial Self
Sufficiency of MFIs. Survey II: Dong Trieu Credit and Savings.” December 2004.
78 CEP Business Plan 2007-2010.
44
Phụ nữ Việt Nam đã có sự hỗ trợ kỹ thuật để xem xét các lựa chọn của hội và phát triển
một chiến lược đúng đánh cho vai trò tương lai của hội.
• Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về tài chính vi mô và sự không thống nhất trong ý thức
hệ hiện nay, là không có sự phân cấp trong việc cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam.
Sự tồn tại của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay với lãi suất thấp không dựa trên
cơ sở bền vững tài chính, được miễn thuế và có sự bảo đảm của Chính phủ, vai trò
giám sát của các tổ chức quần chúng và sự chậm bãi bỏ các quy định về lãi suất đã giới
hạn hoàn toàn sự phát triển của một lĩnh vực tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và ổn
định. Vì thiếu sự phân cấp rõ ràng, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô hiện có và
tiềm năng sẽ cảm thấy không muốn tiếp tục hoạt động và khó cạnh tranh được trong thị
trường tài chính vi mô Việt Nam, cuối cùng là hạn chế sự tiếp cận các dịch vụ tài chính
cần thiết và phù hợp của những người nghèo và người có thu nhập thấp.
• Nghị định ‘28/165’ đã mở ra một cơ hội lớn, nhưng văn bản này có nhiều hạn chế nên
chưa thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực này hay mở đường cho những tổ
chức mới muốn gia nhập. Hiện nay, người ta cho rằng sẽ có ít nhất hai tổ chức tài chính
vi mô sẽ chuyển đổi, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đưa ra những hướng
dẫn cấp phép, hiện đã rất cấp bách khi mà hạn cuối áp dụng là ngày 10/12/2008 vẫn
không thay đổi. Việc các Nghị định quy định sở hữu tối thiểu của các tổ chức nước ngoài
có thể làm nản lòng một số nhà đầu tư.
• Phần lớn các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam có cơ cấu sở hữu, quản trị điều hành
cũng như hoạt động đều yếu và thiếu sự bền vững về tài chính do cơ sở khách hàng
hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc phát triển và cung cấp
các sản phẩm tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường, tác hại xấu đến cơ hội
thành công trong việc cấp phép hoạt động cho một tổ chức tài chính vi mô.
• Dù các tổ chức tài chính vi mô có nhu cầu lớn về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ
phát triển kinh doanh khác, thị trường nội địa của các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và
hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tài chính vi mô là rất hạn chế và cần được giải quyết bởi các
dịch vụ phát triển kinh doanh mang tính ổn định về mặt thương mại của khu vực tư
nhân.
• Việc cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô bị chia cắt; mối quan hệ hợp tác giữa nhiều
bên tham gia vẫn còn rất nhiều hạn chế ở tất cả các cấp của hệ thống tài chính Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội Ngân hàng, là cơ quan
cầu nối giữa các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong khi
Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương và Ngân hàng Chính sách Xã hội không phải là
thành viên của Hiệp hội này. Các Quỹ Tín dụng Nhân dân cũng đã thành lập Hiệp hội
riêng, trong đó các tổ chức tài chính vi mô không phải là thành viên của Hiệp hội này. Một
số tổ chức tài chính vi mô bán chính thức không bao gồm Ngân hàng Chính sách Xã hội
đã sáng lập ra Nhóm hoạt động về tài chính vi mô (MFWG), trong đó đáng ngạc nhiên là
không có sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Hiện cũng tồn tại một số kênh hợp tác
phi chính thức, nhưng có mối liên hệ trực tiếp và điều phối – dù còn rất nhỏ - giữa các
nhà cung cấp dịch vụ bán chính thức và chính thức, những tổ chức có cùng phân đoạn
thị trường, do đó có một sự thống nhất sơ khai về những khái niệm kinh doanh cơ bản,
các chỉ số thành công/giám sát được chuẩn hóa, các tiêu chuẩn kế toán hay chia sẻ
thông tin thị trường để tăng cường sự minh bạch và phát triển của lĩnh vực tài chính vi
mô. Với yêu cầu cấp thiết về chính sách quốc gia cho tài chính vi mô của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, một điều cấp bách là cần tăng cường giao tiếp, sự đồng thuận và
có các Thỏa thuận để làm sao có thể tham vấn, đào tạo hiệu quả nhất và thông tin một
cách minh bạch cho các nhà ban hành chính sách về các thuận lợi và hạn chế của
ngành.
45
• Để mang lại sự thành công cho quá trình này, một điều không kém phần quan trọng là
các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước cần đóng một vai trò phù hợp hơn tương tự vai
trò của những Quỹ hỗ trợ phát triển thông lệ chuẩn về tài chính vi mô trên một thị
trường có đông các nhà cung cấp nhưng bị chia cắt. Việt Nam là một thị trường hấp
dẫn các nhà tài trợ và nhà đầu tư, nhưng thiếu sự điều phối, gắn kết và tham gia của
những các hình mẫu thành công tiêu biểu và điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững. Thay vì bóp méo nguyên tắc thị trường và không khai thác các nguồn vốn tư
nhân bằng cách thiết lập kênh chuyển các quỹ có chi phí thấp thông qua các ngân hàng
và các tổ chức cho vay chính sách để đáp ứng các mục tiêu xã hội, các nhà tài trợ cần
xúc tiến phát triển một lĩnh vực tài chính lành mạnh, bền vững theo định hướng thị
trường, trong khi dung hòa những tác động xã hội giữa các phân đoạn thị trường những
người nghèo nhất trong dân số Việt Nam qua các kênh khác ví dụ như các tổ chức
quần chúng.
Dù còn nhiều thách thức, trong những năm qua, lĩnh vực tài chính vi mô đã có sự phát triển
đáng ghi nhận theo chiều hướng tích cực, đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng
hơn nữa:
• Sự ra đời của Nghị định 28 và 165 đã cho phép thành lập ít nhất 2 tổ chức tài chính vi
mô chính thức tại Việt Nam. Quỹ CEP và TYM là những ví dụ để các tổ chức tài chính vi
mô học tập và phát huy.
• Đặc biệt hơn, một số tổ chức tài chính vi mô nhỏ hơn sẽ tập trung vào tăng trưởng,
chuyên nghiệp hơn và nâng cao năng lực tổ chức trước khi đăng ký trở thành tổ chức
được cấp phép, và các Nghị định hiện đang hỗ trợ cho những nỗ lực này. Một số tổ
chức tài chính vi mô hiện đang đăng ký thành lập dưới dạng Quỹ xã hội và lập kế hoạch
chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô chính thức được cấp phép theo Nghị định 28
và 165 trong tương lai, khi mà họ đáp ứng đủ các yêu cầu. Các tổ chức này bao gồm 5
trong số các thành viên của mạng lưới M7 đang là quỹ xã hội và SC US Thanh Hóa
cũng đang được chuyển đổi thành một Quỹ xã hội. Trong quá trình này, những quỹ mới
này vẫn tiếp tục cần sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài.
• Các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép với một cơ cấu pháp lý chính thức, hệ thống
quản lý và cơ cấu sở hữu rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội để vay từ các nguồn trong và ngoài
nước. Nhiều nhà đầu tư tài chính vi mô đang bắt đầu quân tâm đến thị trường Việt Nam
và có một số nỗ lực như Sự kiện Kết nối nhà đầu tư tài chính toàn cầu tháng 8/2008, cơ
hội quý giá để tạo lập các mối quan hệ và liên kết.
• Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức và các tổ chức tài chính vi mô cho biết họ
sẵn sàng cải tiến, phát triển và thử nghiệm những sản phẩm mới. Vẫn còn đó một
khoảng trống tài chính trên thị trường, đặc biệt là sự “khoảng trống ở phân đoạn giữa”
về nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng không nghèo và các doanh
nghiệp nhỏ hiện chưa được đáp ứng. Giá cả hiện tại đã tăng và lãi suất bị đẩy lên trong
lĩnh vực tài chính có thể tăng nhu cầu tài chính vi mô khi mà mọi người, đặc biệt là tại
các khu vực thành thị, cần các dịch vụ tài chính với hy vọng vượt qua được giai đoạn
khó khăn. Sự hiểu biết kỹ thuật để các tổ chức tài chính vi mô tập trung vào phục vụ
những người nghèo nhất, thiết kế, phát triển và thử nghiệm những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam là một cơ hội khác để phát triển
một phân đoạn thị trường với sự cạnh tranh hạn chế.
• Những thảo luận gần đây giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, AFD và CGAP đưa ra
những kế hoạch có thể đang được thực hiện để phác thảo một chính sách và chiến lược
tài chính vi mô tầm quốc gia, tạo cơ hội lớn cho các bên tham gia thị trường tài chính vi
mô của Việt Nam và chỉ ra triển vọng từ sự phân hóa chính trị cố hữu giữa giảm nghèo
trên cơ sở từ thiện và định hướng lợi nhuận hiện đang kìm hãm sự phát triển của lĩnh
vực tài chính vi mô Việt Nam, tạo sự đồng thuận mới cho quan điểm mục tiêu “Hiệu quả
46
gấp đôi” trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính bền vững của tất cả đối tượng nghèo phù
hợp với những trường hợp tiêu biểu về tài chính vi mô trên toàn cầu.
Cùng với sự thành công về cải cách hành lang pháp lý, thị trường tài chính vi mô đông
đúc nhưng lộn xộn tại Việt Nam – với nguyên tắc thị trường vẫn đang bị bóp méo bởi cơ
chế cho vay bao cấp – vẫn dành một phân đoạn thị trường nhỏ cho các nhà cung cấp vì
các bất lợi về lịch sử hoặc cơ cấu do tập trung yếu, phạm vi hoạt động rải rác và kỹ
năng, ttrình độ có hạn. Để việc tiếp cận lĩnh vực tài chính vi mô phát triển tại Việt Nam,
các nhà cung cấp dịch vụ có nhu cầu đẩy mạnh, thích ứng, điều chỉnh và cải tiến các sản
phẩm của họ và các hệ thống phân phối đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường. Sự chênh
lệch hiện khá cao và ngày càng cao hơn, sự khép kín, sự hợp nhất và sáp nhập sẽ kỳ vọng
các tổ chức tài chính vi mô tiềm năng thành công đánh giá và xác định được bản thân trong
lĩnh vực đầy triển vọng này.
8. Các thông tin tham khảo khác
Để tìm hiểu thêm vê tài chính vi mô tại Việt Nam:
• Viện nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Châu Á: Quản lý dòng vốn: Trường hợp Việt
Nam, tháng 5/2008.
• Quỹ hỗ trợ việc làm cho người nghèo (CEP). “Đánh giá tác động của tổ chức tín dụng vi
mô – Quỹ hỗ trợ việc làm cho người nghèo (CEP)”, tháng 2/2006.
• DFC/Ngân hàng Thế giới, Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng khả
năng tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô (của người nghèo) – Thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu
quả và bền vững. 06/02/2007.
• Đoàn Anh Tuấn: “Khuôn khổ pháp lý mới của Việt Nam về tài chính vi mô: Bước tiến đến
một thị trường chính thức“, những bài viết về quy định và giám sát, tháng 12/2005.
• Franckiewicz, Cheryl: Mở rộng tiếp cận các dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm tại Việt Nam,
Tổ chức Lao động Quốc tế, 2007.
• Công ty Tài chính Quốc tế: Phân tích Thị trường Tài chính, Việt Nam, tháng 7/2007.
• Lê Mai Lan và Trần Như An: Gia nhập thị trường mới: Các ngân hàng Thương mại và
cho vay các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, tài liệu công tác của Tổ chức Lao động Quốc
tế Việt Nam số 3, năm 2003.
• Quỹ Tương hỗ TYM: Việt Nam, Tổ/Nhóm hoạt động về tài chính vi mô CGAP, những ví
dụ tốt và xấu về tài chính vi mô, số 3, tháng 6/2004.
• TYM@15: Đối mặt với khách hàng cho những thực tế được cải tiến và ảnh hưởng mạnh
hơn. Tổ nghiên cứu TYM và bộ phận nghiên cứu CARD MRI, tháng 9/2007.
• Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Ghi chép số 35: “Nhà ở cho mọi người tại Việt
Nam, Hợp tác với các tổ chức tài chính vi mô để cải tạo nhà ở cho người nghèo”, tháng
4/2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vietnam Industry Assessment Translation Report ELECTRONIC.pdf