Báo cáo Đề dẫn phiên chuyên đề “Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn”

- Đổi mới thể chế, chính sách, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thân thiện, minh bạch nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế thúc đẩy nguồn lực (đất đai, tín dụng, lao động ) để hình thành các chuỗi giá trị khép kín, gắn với sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu quy mô lớn. Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hệ thống kết nối, logistic đáp ứng yêu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. - Hoàn hiện chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp, góp phần hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm công nghệ cao, an toàn thực phẩm và nâng cao hàm lƣợng chế biến đối, giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. - Đổi mới phƣơng pháp, tăng cƣờng đào tạo, nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, hỗ trợ dịch chuyển để rút lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, gắn với quy hoạch và bố trí dân cƣ trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa. - Tập chung chính sách, giải pháp nhằm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất gắn với nhu cầu của thị trƣờng, thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, thúc đẩy vai trò kết nối trong chuỗi giá trị của các HTX. - Tiếp tục đầu tƣ nguồn lực để triển khai hiệu quả Chƣơng trình OCOP, gắn với phát triển văn hóa, du lịch, truyền thống của cộng đồng nông thôn. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế về chất lƣợng, thị trƣờng, phát huy vai trò cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn. Những vấn đề mới nêu trên trong phát triển nông thôn Việt Nam cần đƣợc mổ xẻ bài bản từ góc nhìn khoa học để làm rõ những thay đổi nông nghiệp, nông thôn thời gian qua cũng nhƣ định hƣớng mang tầm chiến lƣợc và giải pháp đột phá trong thời gian tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đề dẫn phiên chuyên đề “Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO ĐỀ DẪN PHIÊN CHUYÊN ĐỀ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN” TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn1 I. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn cho thấy tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia thƣờng đi liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Trong quá trình đó, nông nghiệp thƣờng là lĩnh vực tiên phong trong quá trình đổi mới, nền tảng trong quá trình phát triển, trụ đỡ trong các giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn đó là tăng quy mô sản xuất, rút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, tăng chế biến và giá trị gia tăng của sản phẩm, sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và phù hợp theo hƣớng tăng hàm lƣợng vốn, khoa học công nghệ, giảm hàm lƣợng sử dụng lao động và sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên (đất đai, nƣớc, tài nguyên tự nhiên khác) Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế, nhƣng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển vì ngƣời nghèo. Kinh nghiệm phát triển của các nƣớc trên thế giới cho thấy nƣớc nào bỏ quên nông nghiệp trong quá trình phát triển thì kinh tế phát triển chậm, thậm chí tụt hậu2. Đồng thời, chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp, nông thôn cũng không đƣơng nhiên diễn ra nếu thiếu chính sách phù hợp. Tổng kết kinh nghiệm của 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 300 năm vừa qua cho thấy chỉ có dƣới 40 nƣớc chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp, nông thôn thành công và kèm theo đó là thành công trong chuyển đổi cấu trúc kinh tế nói chung3. Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, định hƣớng phát triển và chính sách là những yếu tố rất quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, cần phải thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp, đổi mới triệt để các hình thức tổ chức, nâng cao hàm lƣợng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm; định hƣớng đầu tƣ và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lƣợng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp; hệ thống tài chính phải định hƣớng nguồn vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp và vào phát triển sản xuất. Giai đoạn chuyển đổi và đổi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hƣớng đến các giải pháp tạo việc làm ở nông thôn bằng cách phát triển nông nghiệp giá trị cao, thâm dụng lao động và liên kết chặt chẽ với khu vực phi nông nghiệp. Cùng với đó là thích ứng với những thách thức của toàn cầu hóa, đổi mới thể chế về thị trƣờng quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. 1 Viện trƣởng Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn 2 Phần lớn nƣớc có tăng trƣởng nông nghiệp trên 3%/năm thì cũng đạt tăng trƣởng kinh tế trên 5%/năm. Ngƣợc lại, những nƣớc có tăng trƣởng nông nghiệp dƣới 1%/năm thì tăng trƣởng chung chỉ ở mức dƣới 3%/năm, trừ những nƣớc phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản thô hoặc những nƣớc có quy mô quá nhỏ cả về diện tích và dân số, thƣờng theo mô hình “Nhà nƣớc đô thị” nhƣ Singapore. 3 Timmer 1988 2 II. Cơ sở về thực tiễn Với điều kiện là một quốc gia có lợi thế so sánh đặc biệt về nông nghiệp trên nhiều khía cạnh về tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình) và truyền thống sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, Việt Nam đã trải qua 30 năm đổi mới thành công theo định hƣớng thị trƣờng. Khu vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định kinh tế xã hội: đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo Trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp nông thôn, từ giai đoạn đổi mới (1986-1995) với mục tiêu đảm bảo an ninh lƣơng thực, sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1996-2010). Với những chính sách và giải pháp phù hợp, nông nghiệp đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng GDP khá cao và ổn định, sản xuất chuyển mạnh sang hƣớng hàng hóa, xuất khẩu nông sản tăng trƣởng ở mức trung bình 15% (1996-2010), cùng với đó là hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, kết quả của giai đoạn này đã đặt ra nhiều thách thức trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cụ thể đó là điểm yếu của mô hình tăng trƣởng theo chiều rộng nhƣ thâm dụng tài nguyên, suy giảm môi trƣờng sinh thái, thách thức về an toàn thực phẩm, năng suất lao động thấp Trƣớc bối cảnh đó, phát triển kinh tế nông thôn trở thành một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, bắt đầu từ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ƣơng Đảng, với mục tiêu xây dựng nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Tiếp đến là Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, trong đó tập trung thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phƣơng và các đặc sản vùng, miền. Cùng với quá trình đó, Chính phủ đã xây dựng và cho triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (năm 2010) và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (năm 2013), theo đó một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là nâng cao thu nhập, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Kết quả triển khai chủ trƣơng, chính sách trong xây dựng NTM, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, cụ thể là: - Nông nghiệp có mức tăng trƣởng ổn định, giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,1%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt 2,95%/năm, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP nền kinh tế giảm từ 18,38% năm 2011 xuống còn 14,57% năm 2018. Nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất từng ngành đƣợc điều chỉnh, chuyển đổi theo hƣớng phát huy lợi thế của mỗi địa phƣơng và cả nƣớc gắn với nhu cầu thị trƣờng. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh cả về giá trị sản xuất và lĩnh vực, hình thức hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn có xu hƣớng 3 tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, bình quân giai đoạn 2008-2017 đạt 12,2%. - Xuất khẩu về nông, lâm, thủy sản có mức tăng trƣởng ấn tƣợng nhờ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đƣa Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới về xuất khẩu nông sản, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 năm (2008-2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt 40,02 tỷ USD, thặng dƣ thƣơng mại đạt 8,7 tỷ USD. Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, khẳng định đƣợc vị trí, vai trò và giá trị trên thị trƣờng quốc tế. - Cơ cấu ngành nghề nông thôn có sự chuyển dịch từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Giai đoạn 2011- 2016, tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 62,15% xuống còn 53,66%; hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 33,44% lên 40,03%. - Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đạt đƣợc những kết quả tích cực, KHCN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất giống cây trồng và vật nuôi với giá trị gia tăng đạt đến 38%. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã làm tăng hiệu quả kinh tế từ 10-30%; trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô và 60% diện tích mía đã sử dụng giống mới - Chuyển dịch lao động trong khu vực nông thôn theo hƣớng tích cực, giai đoạn 2011-2016, tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực nông thôn giảm tƣơng đối nhanh từ 59,59% xuống 51,39%. Trên phạm vi cả nƣớc, tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm nhanh, từ 48,4% năm 2011 xuống còn 38,1% năm 2018, tốc độ giảm bình quân 1,98%/năm. Đây là kết quả tích cực và sớm đạt mục tiêu so với kế hoạch giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dƣới 40% vào năm 2020. - Hình thức tổ chức sản xuất đƣợc đổi mới, tính đến năm 2018, Việt Nam đã có 39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.400 HTX nông nghiệp và 35.500 trang trại, số hộ làm nông lâm thủy sản chiếm dƣới 53,7%. Tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có khoảng 11.200 doanh nghiệp nông nghiệp, nếu tính cả doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lĩnh vực khác có đầu tƣ vào nông nghiệp, cả nƣớc có khoảng 49.600 doanh nghiệp. Trong tổng số các doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay, có 89% thuộc khu vực ngoài Nhà nƣớc, 8% thuộc khu vực Nhà nƣớc và 3% thuộc khu vực FDI. Đã hình thành 27.000 mô hình sản xuất liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hƣớng hàng hóa quy mô lớn. - Thu nhập, đời sống của ngƣời dân nông thôn không ngừng đƣợc cải thiện, giai đoạn 2008-2017, thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm ở nông thôn đã tăng 3,5 lần, từ 9,15 triệu đồng lên 32 triệu đồng. Giai đoạn 2012-2017, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng mạnh, từ mức 75,8 triệu đồng lên gần 130 triệu đồng. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 còn 1,8 lần năm 2017. Năm 2016 tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,9% tổng số hộ nông thôn. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh, còn 5,35% vào năm 2018. - Cơ sở hạ tầng thƣơng mại, logistics cho phát triển nông nghiệp phát triển nhanh với sự phụ trợ của hệ thống kho bãi, cảng và thiết bị bốc dỡ; các chợ đầu mối nông sản đã hình thành và phát triển tại các thành phố lớn; hậu cần nghề cá đã bƣớc đầu hoạt 4 động ngay trên biển; một số ngành hàng nông sản chủ lực đang triển khai và đƣa vào hoạt động sàn giao dịch; hoạt động kết nối hàng hóa từ vùng sản xuất đến các siêu thị đã đƣợc duy trì và từng bƣớc hoàn thiện. Bên cạnh những thành công, kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn nhiều thách thức, hạn chế, ảnh hƣởng đến định hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới: - Tăng trƣởng nông nghiệp chƣa ổn định và đồng đều giữa các địa phƣơng, sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro, chƣa bền vững (thiên tai, dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thị trƣờng), khả năng cạnh tranh của nhiều nông sản chƣa cao, công nghiệp chế biến phát triển chậm, chất lƣợng và thƣơng hiệu nông sản chƣa đƣợc định hình tƣơng xứng với một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu; - Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chƣa tạo sức mạnh lan tỏa và thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, thiếu liên kết, không chuyên nghiệp. Thị trƣờng KHCN chƣa chƣa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh nông sản. Đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp của Việt Nam chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chỉ chiếm 0,2% GDP nông nghiệp, so với các nƣớc xung quanh thƣờng ở mức 0,5% GDP nông nghiệp và có thể lên tới 2-4% GDP nông nghiệp nhƣ trƣờng hợp của Trung Quốc, Đài Loan - Sản xuất nhỏ lẻ manh mún (99,89% các đơn vị kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân, 0,04% doanh nghiệp, 0,07% HTX; 36% hộ diện tích < 0,2ha), Các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm chƣa hiệu quả, liên kết sản xuất giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chƣa trở thành phổ biến, chủ đạo để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Số lƣợng doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế, quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp (trên 90% là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ), hiệu quả hoạt động chƣa cao. - Lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần 40% trong tổng số lao động xã hội, chủ yếu làm thủ công nên năng suất lao động thấp (chỉ bằng 38% năng suất lao động bình quân cả nƣớc). Thu nhập và đời sống của ngƣời dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chậm đƣợc cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông thôn có xu hƣớng gia tăng, từ 9,7 lần năm 2014 lên 9,8 lần năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao gấp 4 lần ở các thành thị. Kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ tái nghèo bình quân chiếm 5,1% số hộ thoát nghèo. III. Bối cảnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hội nhập kinh tế quốc tế và những thay đổi thể chế, chính sách về thị trƣờng ngày càng rõ ràng và sâu rộng. Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thƣơng mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Đã có 10 hiệp định thƣơng mại tự do chính thức có hiệu lực thực hiện và Việt Nam đã thực thi toàn bộ các cam kết trong WTO. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các hiệp định thƣơng mại thế hệ mới nhƣ CPTPP, EVFTA với mức độ hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn. Quá trình đó, nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, đặc biệt là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lƣợng nông sản chƣa đồng đều, sản phẩm không có thƣơng hiệu, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, chủ yếu là công đoạn sản xuất, giá trị gia tăng thấp. Cùng với đó, thị trƣờng nông lâm thủy sản trong tƣơng 5 lai sẽ có nhiều bất ổn hơn, và có sự thay đổi căn bản về cơ cấu tiêu dùng hƣớng tới hàng có giá trị dinh dƣỡng cao, thực phẩm chế biến, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và có trách nhiệm xã hội. Khoa học công nghệ đang phát triển vƣợt bậc, đặc biệt với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, quản lý sản xuất, nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đồng thời, các tiến bộ cũng giúp cơ giới hóa, tự động hóa, giải phóng sức lao động. Đặc biệt, các tiến bộ này có thể tạo hƣớng đi mới để thay đổi thể chế tổ chức sản xuất từ cách thức liên kết nông dân, cách thức liên kết quản lý chuỗi giá trị, vốn là điểm nghẽn khó xử lý của quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với các tiến bộ của KHCN ngày càng sử dụng ít lao động, nguy cơ một lực lƣợng lớn mất việc và quay trở lại nông nghiệp nông thôn cần phải đƣợc tính đến trong dài hạn. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và nông thôn sẽ ngày càng gia tăng và rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết đang ngày càng phức tạp hơn, tần suất và cƣờng độ thiên tai ngày càng lớn hơn, hậu quả là mức độ ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân càng nghiêm trọng hơn. Sức ép của biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên sẽ đòi hỏi sách lƣợc phát triển nông nghiệp, nông thôn khôn ngoan với những đột phá về phƣơng thức thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, về phƣơng thức tổ chức xã hội nông thôn nhằm tăng cƣờng sử dụng công nghệ, giảm sử dụng tài nguyên, giảm phát thải, tăng khả năng chống chịu, tăng tính linh hoạt, thích ứng thuận thiên với biến đổi khí hậu và những thay đổi của thị trƣờng. Công nghiệp hóa và đô thị hóa tiếp tục phát triển, đòi hỏi thêm không gian, lƣơng thực và nƣớc sạch và cạnh tranh các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt là đất và nƣớc vốn đang dành cho sản xuất nông nghiệp. Dự báo tăng trƣởng dân số đô thị sẽ đạt khoảng 30 triệu dân trƣớc năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa đƣợc sẽ tăng lên 34% vào năm 2020 và đạt 40 - 50% truớc năm 2050. Các quá trình này thúc đẩy cạnh tranh các tài nguyên tự nhiên, sức ép môi trƣờng (ô nhiễm môi trƣờng, tăng phát thải khí nhà kính, tăng chất thải rắn và nƣớc thải), và tăng áp lực khai thác tài nguyên đang trên đà bị cạn kiệt. IV. Các vấn đề nghiên cứu cần quan tâm Trong bối cảnh mới, Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu và ngay cả trên sân nhà. Các hàng rào kỹ thuật và biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng nhƣ các quy định khác về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón) sẽ trở thành rào cản đòi hỏi ngƣời dân, doanh nghiệp cần một sự chủ động và ổn định về thị trƣờng thông qua việc phát triển sản phẩm có thƣơng hiệu, nguồn gốc rõ ràng, đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng. Vì vậy, về khía cạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung vào các đột phá về thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đổi mới mô hình tổ chức, liên kết sản xuất, phát triển thị trƣờng; nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, tăng cƣờng khởi nghiệp sáng tạo trong nông thôn; cách thức thúc đẩy áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo chất lƣợng, an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Cụ thể là: - Về quan điểm, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, lấy nông dân làm chủ thể, lấy khoa học công nghệ làm then chốt, lấy kinh tế 6 hợp tác làm nòng cốt, lấy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ gia đình làm nền tảng để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. - Đổi mới thể chế, chính sách, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thân thiện, minh bạch nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế thúc đẩy nguồn lực (đất đai, tín dụng, lao động) để hình thành các chuỗi giá trị khép kín, gắn với sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu quy mô lớn. Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hệ thống kết nối, logistic đáp ứng yêu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. - Hoàn hiện chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp, góp phần hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm công nghệ cao, an toàn thực phẩm và nâng cao hàm lƣợng chế biến đối, giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. - Đổi mới phƣơng pháp, tăng cƣờng đào tạo, nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, hỗ trợ dịch chuyển để rút lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, gắn với quy hoạch và bố trí dân cƣ trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa. - Tập chung chính sách, giải pháp nhằm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất gắn với nhu cầu của thị trƣờng, thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, thúc đẩy vai trò kết nối trong chuỗi giá trị của các HTX. - Tiếp tục đầu tƣ nguồn lực để triển khai hiệu quả Chƣơng trình OCOP, gắn với phát triển văn hóa, du lịch, truyền thống của cộng đồng nông thôn. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế về chất lƣợng, thị trƣờng, phát huy vai trò cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn. Những vấn đề mới nêu trên trong phát triển nông thôn Việt Nam cần đƣợc mổ xẻ bài bản từ góc nhìn khoa học để làm rõ những thay đổi nông nghiệp, nông thôn thời gian qua cũng nhƣ định hƣớng mang tầm chiến lƣợc và giải pháp đột phá trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai Kế hoạch năm 2019 2. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2013). Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phục vụ tổng kết 30 năm đổi mới, thuộc Chƣơng trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. 3. Lê Trọng Hải (2014). Đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, thuộc Chƣơng trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. 4. Ngân hàng Thế giới (2008). Báo cáo phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 2008. 5. Ngân hàng Thế giới (2016). Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam – Tăng giá trị, giảm đầu vào. 6. Joe Studwell (2013). Châu Á vận hành nhƣ thế nào? 7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê hàng năm. 8. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_de_dan_phien_chuyen_de_phat_trien_kinh_te_nong_nghie.pdf
Tài liệu liên quan