Từ khi mới thành lập đến nay, chi nhánh Láng Hạ đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội lực, đề ra những chiến lược phương pháp đúng để tạo nên những lực lượng mới có khả năng đưa hoạt động kinh doanh đến thắng lợi. Chi nhánh đã lớn mạnh nhanh chóng trên nhiều mặt, trở thành một chi nhánh kinh doanh trên đô thị loại I tiêu biểu của toàn hệ thống NHNO&PTNTVN. Bước vào năm 2006, cũng là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn II đề án phát triển đô thị loại I, chi nhánh Láng Hạ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn đến từ những biến động của nền kinh tế, phải cạnh tranh nhiều hơn với những ngân hàng trên địa bàn. Từ nền tảng những thành quả mà chi nhánh đã đạt được hôm nay là bước đầu để chi nhánh vững bước đi đi lên. Bên cạnh đó, chi nhánh Láng Hạ cần phải nhanh chóng tiến hành khắc phục những mặt còn tồn tại và phải có những bước chuyển đổi hơn nữa trong các hoạt động của mình.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Láng Hạ, em thấy rằng khoảng 2 năm gần đây (2004 và 2005), hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã có những dấu hiệu đi xuống. Năm 2003 nợ quá hạn là không đáng kể năm 2004 đã xuất hiện nợ quá hạn: 2,79 tỷ đồng, đến năm 2005 nợ quá hạn là: 6,395 tỷ đồng, mà chủ yếu trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. Nợ quá hạn lớn như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đây là một thực tế mà NHNoN&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần phải nhìn nhận lại và có những giải pháp khắc phục. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh em đã quyết định chọn đề tài cho Chuyên đề thực tập là :
“ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ”.
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hệ thống ngân hàng trên phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, được sử dụng gần như một cơ quan cấp phát sau tài chính.
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) đề ra đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đổi mới hệ thống ngân hàng được coi là khâu then chốt của công cuộc đổi mới vì ngân hàng là huyết mạch, là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Ngày 26/3/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Năm 1996, qua gần 9 năm hoạt động hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã từng bước trưởng thành, khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực của ngân hàng thương mại hàng đầu, phục vụ đắc lực công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Với việc đổi tên này hệ thống NHNoN&PTNT Việt Nam đã từng bước chuyển hướng hoạt động theo cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh với các tổ chức tín dụng có bề dày truyền thống khác trên thị trường thành thị.
Tiếp tục quá trình xây dựng, đến tháng 1/2000, NHNO&PTNTVN triển khai đề án cơ cấu lại NHNO&PTNTVN và thực hiện hội nhập quốc tế. Năm 2000 có ý nghĩa đặc biệt và là năm bản lề bước sang thiên niên kỷ mới, từ đây NHNO&PTNTVN đã thực sự tăng tốc phát triển. Đến đầu năm 2003, vốn điều lệ đạt 3845 tỷ đồng, đến đầu năm 2004 là 5424 tỷ đồng và đến nay là gần 6000 tỷ đồng.
1.2 .Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Láng Hạ.
Đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng Ngân hàng trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước nhiều chi nhánh NHNoN&PTNT Việt Nam đã hình thành đặc biệt là trong giai đoạn 1996-1997. Ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ-NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNoN&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNoN&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức di vào hoạt động từ ngày 17/3/1997.
Sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ thể hiện hướng đi đúng đắn, phù hợp quy luật phát triển hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, đã góp phần không nhỏ làm tăng quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống NHNoN&PTNT trên địa bàn thủ đô, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới.
Những ngày đầu thành lập chi nhánh, nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, nhận bàn giao từ ngân hàng phục vụ người nghèo nay là ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, trụ sở hoạt động của chi nhánh gồm một phần tầng I và một phần tầng II tòa nhà 44 Láng Hạ (nay là 24 Láng Hạ). Cán bộ viên chức gồm có 13 người, bao gồm cả các đồng chí trong ban giám đốc và các trưởng phó phòng.
Trong năm 2001 Chi nhánh Bách Khoa ( Chi nhánh cấp II ) thuộc chi nhánh Láng Hạ đã được thành lập với 17 cán bộ ban đầu. Cũng trong năm 2001 chi nhánh thực hiện công tác mở rộng màng lưới đạt kết quả đáng khích lệ.
- Ngày 16/4 chi nhánh Bà Triệu( chi nhánh cấp II ) chính thức đi vào hoạt động
- Ngày 25/9/2002 các phòng giao dịch tại 29 ngõ Trạm Hoàng Giang, quận Hoàn Kiếm và số 36 Doãn Kế Thiện- Cầu Giấy thành lập.
- Ngày 26/11/2002 phòng giao dịch Trung Kính- Quận Cầu Giấy thành lập
- Ngày 27/12/2002 p hòng giao dịch 91 Hàng Mã
- Các phòng chức năng tại Chi nhánh cũng được thành lập đáp ứng yêu cầu mô hình tổ chức mới
- Ngày 1/8/2002 Tổ điện toán thuộc phòng Kế toán ngân quỹ được thành lập
- Ngày 28/2/2002 thành lập Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo (trên cơ sở tách từ phòng Tổ chức hành chính)
- Ngày 25/9/ 2002 thành lập Phòng kế hoạch ( trên cơ sở tách từ phòng kế hoạch kinh doanh )
Khi mới thành lập, chi nhánh đã gặp phải rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân đến cả từ phía khách quan và chủ quan. Tháng 5/1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan đã lan rộng ra hàng loạt các nước trong khu vực, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính nước ta. Xuất khẩu gặp khó khăn, đồng VNĐ mất giá khoảng 20% so với đồng USD. Hàng loạt các NHTMCP do buông lỏng trong quản lý và yếu kém trong kinh doanh đã lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ quá hạn tăng cao. Nền kinh tế nước ta tuy ít bị ảnh hưởng, nhưng cũng găp nhiều khó khăn đặc biệt là hệ thống tài chính tiền tệ. Trong khi đó ở trong nước những yếu kém về quản lý và môi trường pháp lý chưa thực sự thông thoáng đã làm cho hoạt động ngân hàng co cụm. Đối với chi nhánh Láng Hạ, do mới thành lập nên lực lượng cán bộ còn thiếu, còn yếu về kinh nghiệm, các phòng ban chưa thực sự chuyên trách về chuyên môn nghiệp vụ.
Trong hoàn cảnh đó, chi nhánh Láng Hạ đã quyết tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đồng thời quảng bá hình ảnh chi nhánh Láng Hạ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những phương thức tự giới thiệu với khách hàng hiệu quả nhất là tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng. Cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng phong phú trên cơ sở kế thừa các hình thức huy động vốn truyền thống, thêm vào đó chi nhánh còn áp dụng thể thức huy động tiết kiệm có quà tặng với các kỳ hạn, trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh.
Trong công tác tín dụng, chi nhánh Láng Hạ nhanh chóng xúc tiến tìm hiểu, tiếp cận các dự án khả thi, tham gia vào các công trình đầu tư trọng điểm của Nhà nước.
Chi nhánh cũng phát huy tối đa các mối quan hệ với các đối tác, chi nhánh đã từng bước xúc tiến đặt quan hệ với những đơn vị có khối lượng vốn nhàn rỗi như: Tổng công ty bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm y tế Việt Nam, Quỹ hỗ trợ, Tổng cục đầu tư phát triển, kho bạc Ba Đình… và bước đầu đã đạt kết quả. Đặc biệt là từ tháng 10/1997, 100% cán bộ công nhân viên công ty FPT đã mở tài khoản tại chi nhánh Láng Hạ, hàng tháng chi nhánh thực hiện trả lương thay công ty FPT thông qua tài khoản cá nhân.
Chính nhờ vào những nỗ lực này mà ngay từ năm đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Không dừng lại ở đó, chi nhánh Láng Hạ tiếp tục hoàn thiện và phát triển nhiều mặt từng bước xây dựng chi nhánh lớn mạnh qua các năm, góp phần vào sự phát triển của NHNO&PTNTVN.
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNoN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
Cơ cấu tổ chức.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự mở rộng của hệ thống NHNO&PTNTVN và sự phát triển của chi nhánh cũng kéo theo những thay đổi về cơ cấu tổ chức theo hướng mở rộng hơn, nhiều phòng ban mới, nhiều chi nhánh mơí, số lượng cán bộ công nhân viên vì thế mà cũng tăng lên để đáp ứng được yêu cầu mới
Cùng với sự mở rộng của hệ thống NHNO&PTNTVN và sự phát triển của chi nhánh kéo theo những thay đổi về cơ cấu tổ chức theo hướng mở rộng hơn. Cơ cấu hiện nay của chi nhánh được mô tả theo sơ đồ
Giám Đốc
Chi Nhánh
BK
Tổ
KTKT
NB
Phòng
TCCB
&ĐT
Phòng
KDNT&TTQT
Phó
Giám
Đốc
Các
Phòng
GD
Phó
Giám
Đốc
Phòng
NV&
KHTH
Phòng
Hành
Chính
Phòng
KT
NQ
Phòng
Vi
Tính
Tổ
N.Vụ
Thẻ
Phòng
Tín
Dụng
Tổ
Tiếp
Thị
Phòng
Thẩm
Định
Trong bộ máy tổ chức của chi nhánh Láng Hạ, phải kể đến các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Láng Hạ và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II Bách Khoa. Tính đến hết 31/12/2005 chi nhánh Láng Hạ có 10 điểm giao dịch, trong đó có 1 trụ sở chính, 1 chi nhánh cấp 2và 8 phòng giao dịch.
Trong 8 phòng giao dịch, có 5 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Bách Khoa, bao gồm các phòng giao dịch số 4, 6,7,8, 9 còn lại là các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Láng Hạ.
Chi Nhánh Cấp II
Bách Khoa
Phòng
Tín Dụng
Phòng
GD Số
4
Phòng
K.Toán NQ
Phòng
GD Số
6
Phòng
GD Số
7
Phòng
GD Số
8
Phòng
GD Số
9
Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh Láng Hạ là 208 người, được bố trí vào các phòng như sau:
Ban giám đốc: 3 người.
Phòng hành chính: 14 người.
Phòng kế toán ngân quỹ: 42 người.
Phòng vi tính: 5 người.
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ: 5 người.
Phòng tổ chức cán bộ và đầu tư: 5 người.
Phòng thẩm định: 4 người.
Tổ tiếp thị: 5 người.
Tổ nghiệp vụ thẻ: 5 người.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: 1 người.
Phòng tín dụng: 22 người.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch thực hiện: 5 người.
Tại chi nhánh cấp II Bách Khoa và các phòng giao dịch, số lượng cán bộ công nhân viên được bố trí như sau:
Trụ sở chi nhánh cấp II Bách Khoa: 20 người.
Phòng giao dịch số 2: 8 người.
Phòng giao dịch số 3: 8 người.
Phòng giao dịch số 4: 6 người.
Phòng giao dịch số 5: 7 người.
Phòng giao dịch số 6: 7 người.
Phòng giao dịch số 7: 10 người.
Phòng giao dịch số 8: 7 người.
Phòng giao dịch số 9: 8 người.
Trong số 208 cán bộ công nhân viên của chi nhánh Láng Hạ thì có 156 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 75,7%. Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp có 17 người chiếm 8,1%. Còn lại là chưa qua đào tạo. Hầu hết các cán bộ tại chi nhánh đều được cử đi học nâng cao nghiệp vụ trong quá trình công tác.
Chức năng nhiệm vụ các phòng
Theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNoN&PTNT Việt Nam số 62/QĐ/HĐQT-TCCB về tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNoN&PTNT Việt Nam như sau:
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp.
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ:
Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNoN&PTNT Việt Nam.
Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Tín dụng.
Phòng Tín dụng có nhiệm vụ:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biên pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trên địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khác phục.
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trưc thuộc trên địa bàn
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Thẩm định
Phòng thẩm định có nhiệm vụ:
Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Thẩm định các khoản cho vay do giám đốc chi nhánh 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới.
Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.
Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Thực hiện các công việc khác do do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao,
Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ(mua bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNoN&PTNT Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ có nhiệm vụ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNoN&PTNT Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNoN&PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNoN&PTNT Việt Nam.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Vi tính
Phòng Vi tính có nhiệm vụ:
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị y học.
Làm dịch vụ tin học
Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Hành chính.
Phòng Hành chính có nhiệm vụ:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNoN&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNoN&PTNT.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự kinh tế lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNoN&PTNT Việt Nam.
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và thăm hỏi ốm,đau, hiếu hỷ cán bộ, nhân viên.
Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo.
Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo có nhiệm vụ:
Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Đề xuất mổ rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo cơ chế khoán tài chính của NHNoN&PTNT Việt Nam,
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tâp trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng của Nhà nước, Đảng, ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNoN&PTNTViệt Nam.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hô` sơ, chế độ với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của nghành ngân hàng.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
Chấp hành của công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ:
Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNoN&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình,
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNoN&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm toán nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô,lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao.
10) Tổ Tiếp thị.
Tổ Tiếp thị có nhiệm vụ:
Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin,tuyên truyền quảng bá đặc biệt là hoạt động của chi nhánh các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường.
Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNoN&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh.
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNoN&PTNT Việt Nam.
Đầu mối trình Gám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc.
Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.
Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo quy định của NHNoN&PTN Việt Nam.
Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thành niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị.
Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
11) Tổ Nghiệp vụ thẻ.
Tổ Nghiệp vụ thẻ có nhiệm vụ sau:
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNoN&PTNT Việt Nam
Thực hiên quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNoN&PTNT Việt Nam
Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ
Quản lý giám sát thiết bị đầu cuối
Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý
Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
III. .Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng NHNoN&PTNT Láng Hạ trong một số năm gần đây.
3.1 Sơ lược về tình hình KT – XH trong những năm qua.
Những năm vừa qua đó đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam trong sự nghiệp CNH- HĐH đát nước. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta duy trì được mức tăng trưởng khá, tăng trưởng GDP trong những năm qua trung bình đạt 7.5%/năm. Việt Nam vẫn được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khu vực ngân hàng phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh luôn đẩy mạnh chương trình đổi mới cách thức quản lý nhằm tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng kinh doanh; khu vực ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động lành mạnh, đạt tỷ suất lợi nhuận tăng đề qua các năm, hệ số bảo toàn vốn đạt trên 8%, nợ quá hạn thấp (<1%). Môi trường xã hội ổn định và phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (3 – 5%); GDP tăng nhanh và ổn định trong các năm qua (trên 8%). Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn mới. Đó là sự yếu kém về khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, công nghệ chưa phát triển, hệ thống tài chính – ngân hàng yếu kém so với các nước trong khu vực, quá trình hội nhập gây rào cản phi thương mại,… Đó là những thuận lợi mà nền kinh tế nước ta có được trong quá trình phát triển mà chúng ta phải vượt qua để thực hiện sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới.
Ngoài ra cũng phải nói đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua đã được cải thiện cả về cơ cấu và chất lượng. Tính đến cuối năm 2005, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đạt 106285 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2004. trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm 44,1%. Thị phần cho vay của khối NHTM nhà nước là 67,6%, NHTMCP là 12,7%, khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh là 13,7%.
Trong hơn 10 năm đổi mới lĩnh vực thương mại- du lịch- dịch vụ Thủ đố phát triển nhanh chóng trong nền kính tế thị trường. Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã từng bước được mở rộng và phần nào đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Cùng với sự phát triển chung này toàn bộ hệ thống NHNoN&PTNT Việt Nam và chi nhánh Láng Hạ đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây.
3.2.1. Hoạt động nguồn vốn.
3.2.1.1 Tình hinh huy động vốn.
Qua 6 năm hoạt động (1997-2002), chi nhánh Láng Hạ đã huy động được khối lượng nguồn vốn lớn từ 202 tỷ năm 1997: (685 tỷ năm 1998, 1131 tỷ năm 1999, 2043 tỷ năm 2000, 2630 tỷ năm 2001) đến 3812 tỷ năm 2002. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt 4,023 tỷ đồng, giảm 446 tỷ đồng so với 31/12/2004, đạt 101% kế hoạnh năm 2005.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 05 / 04
Tổng nguồn vốn
4030
4470
4023
- 446
1.Phân theo đơn vị tiền tệ
VNĐ
3076
3197
3136
- 62
Ngoại tệ
954
1273
888
385
2.Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không KH
1032
918
985
66
Tiền gửi < 12 tháng
1120
1376
820
- 556
Tiền gửi > 12 tháng
1878
2176
2218
42
3. Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư
831
1103
1491
338
Tiền gửi TCKT
1469
1551
1444
- 107
Tiền gửi các TCTD
630
766
88
- 678
Vốn UTĐT
900
1050
1000
Phát hành giây tờ có giá
200
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoN&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
Nguồn nội tệ giảm so với năm 2004, dạt 98% kế hoạch năm 2005.
Nguồn ngoại tệ đạt 111% so với kế hoạch 2005 theo giá quy đổi là 15,910 VND/ USD
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn: 985 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: 820 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn.
Nguồn có kỳ hạn từ 12 tháng trở nên: 2,219 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn.
Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:
Tiền gửi dân cư: 1,491 tỷ đồng, chiếm 37% trong tổng nguồn vốn.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế: 1,444 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn.
Tiền gửi các TCTD: 88 tỷ đồng, chiếm 2% trong tổng nguồn vốn.
Tiền gửi uỷ thác đầu tư (BHXH): 1,000 tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng nguồn vốn.
Đánh giá tình hình huy động vốn.
Năm 2005, nguồn vốn huy động tại chi nhánh chỉ đạt 90% so với năm 2004 do một số nguyên nhân sau đây:
Nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn gửi thanh toán lớn giảm khiến cho giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 100 tỷ đồng
Tiền gửi của các TCTD giảm 678 tỷ đồng so với năm 2004. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh là 3/4 là nguồn vốn từ các tổ chức KT-XH và TCTD nên không ổn định.
Nguồn tiền gửi dân cư tăng 338 tỷ đòng so với nưm 2004 đã bù đắp phần nào lươịng tiền gửi từ TCTD sụt giảm. Nguồn tiền gửi từ tiết kiệm dân cư tưng là do chi nhánh thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng bằng vàng và cơ chế lãi suất thay đổi kịp thời so với các TCTD trên địa bàn.
Như vây, mặc dù nguồn vốn giảm so với năm 2004 song thực chất là chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định giảm tỷ lệ cho vay TCTD để hướng vào tiền gửi dân cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNoN&PTNT Việt Nam.
Hoạt động tín dụng.
3.2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng.
Về dư nợ tăng trưởng từ 51 tỷ năm 1997, (đến 81 tỷ năm 1998, 521 tỷ năm 1999, 661 tỷ năm 2000, 1030 tỷ năm 2001) đến 1466 tỷ quy VNĐ năm 2002 với 100% là dư nợ lành mạnh.
Tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt 1,876 tỷ đồng, giảm 324 tỷ đồng (tức 15%) so với năm 2004. Kết quả dư nợ đạt 78% kế hoạch năm 2005. Kết quả cụ thể trong một số năm như sau:
Thực hiện
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Doanh số cho vay
1174
1644
2171
4519
4991
Doanh số thu nợ
804
1466
666
3779
4892
Dư nợ
1031
1290
1515
2200
1876
Nợ quá hạn
0
0
0
2,79
6,395
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2001 – 2005)
Dư nợ theo loại tiền:
Dư nợ về nội tệ đạt 1,101 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 59% tổng dư nợ.
Dư nợ ngoại tệ đạt 775 tỷ đồng, giảm 370 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 41% tổng dư nợ.
Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Thực hiện
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
DN nhà nước
1013
1382
1268
1752
1161
DN ngoài quốc doanh
13,4
67
228
400
660
Cho vay
tiêu dùng
4,7
17
19
48
55
DN 100% vốn đầu tư nước ngoài
0
0
0
0
0
Tổng cộng
1031
1466
1515
2200
1876
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2001 – 2005)
Kết quả hoạt động năm 2005:
Doanh nghiệp nhà nước: 1,161 tỷ đồng, giảm 592 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 62% tổng dư nợ. (chủ yếu giảm dư nợ của Tổng công ty xăng dầu).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 660 tỷ đồng, tăng 260 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 35% tổng dư nợ.(Do cổ phần hoá nên đã chuyển một số thành phần kinh tế Nhà nước sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh).
Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá: 55 tỷ đồng, tăng 7 tỷ so với năm 2004, chiếm 3% tổng dư nợ.
Dư nợ theo thời gian.
Thực hiện
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Dư nợ ngắn hạn
197
501
642
1200
988
Dư nợ trung,
dài hạn
884
965
873
1000
888
Tổng cộng
1031
1466
1515
2200
1876
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2001 – 2005)
Dư nợ ngắn hạn: 988 tỷ đồng, giảm 212 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 53% tổng dư nợ(giảm chủ yếu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam)
Dư nợ chung, dài hạn: 888 tỷ đồng, giảm 111 tỷ đồng soi với năm 2004, chiếm 47% tổng dư nợ(giảm chủ yếu dư nợ dài hạn nội tệ của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việ Nam, Ban quản lý dự án điện Việt Nam…).
Nợ xấu:
Tổng nợ xấu năm 2005 là 6,750 triệu đồng chiếm 0,36% tổng dư nợ chủ yếu của Dn ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, trong đó toàn bộ là do quá hạn gốc trên 90 ngày. Như vậy, chất lượng tín dụng năm 2005 là thấp so với năm 2004. Năm 2004, tổng nợ quá hạn chưa phân loại nợ theo Quyết định mới là 2,789 tỷ đồng trong khi đó năm 2005 nợ xấu đã là 6,750 tỷ đồng.
Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng năm 2005
Năm 2005, tổng sư nợ tại chi nhánh bằng 85% so với năm 2004 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch 2005 do TW giao.
Dư nợ của chi nhán chiếm 2.2% thị phần các TCTD trên địa bàn Hà Nội, tăng 0.1% so với thị phần năm 2004.
Dư nợ theo loại tiền năm 2005 có sự chuyển dịch về cơ cấu: dư nợ ngoại tệ có sự sụt giảm lớn so vói năm 2004(giảm 370 tỷ đồng) là do giảm dư nợ của Tổng công ty xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp.
Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố đã có sự tăng trưởng về tỷ trọng. Năm 2005, chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, song tỷ lệ còn quá khiêm tốn.
Dư nợ trung, dài hạn năm 2005 vượt 2% so với giới hạn cho phép của TW (45%/ tổng dư nợ) là do chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn nên dẫn đến tăng tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn. Song về cơ bản, số tuyệt đối là không đổi.
Chất lượng tín dụng năm 2005 là thấp hơn so với 2004, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng 0.36% tổng dư nợ.
Kinh doanh ngoại tệ& Thanh toán quốc tế.
3.2.3.1 Tình hình hoạt động Kinh doanh ngoại tệ& Thanh toán quốc tế
Kết quả hoạt động TTQT và KDNT một số năm gần đây cũng đạt những tiến bộ vượt bậc với doanh số thanh toán quốc tế từ 2,5 USD năm 1997 ( 83 triệu USD năm 1998, 96 triệu USD năm 1999, 125 triệu năm 2000, 152 triệu USD năm 2001) đến 241 triệu USD năm 2002
Kếp quả thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ từ năm 2003 đến năm 2005:
(Số liệu đến ngày 31/12/2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2003
TH 2004
TH 2005
KH 2005
% so với KH năm 2005
I. Kinh doanh ngoại tệ
Triệu USD
- Doanh số mua
362
565
299
678
44
- Doanh số bán
378
569
313
683
45
II. Thanh toán quốc tế
- Chuyển tiền
88
99
72
119
59
- L / C
432
489
370
587
63
III. Phí KDNT
Triệu VNĐ
535
875
528
950
55
- Thu về KDNT
2,588
- Chi về KDNT
855
- Chi phí MB nội bộ
1,198
IV. Phí TTQT
1,462
1,681
2,201
1,849
119
V. TT Biên giới
Triệu NDT
1,980
2,382
2,984
2,860
104
(Nguồn: Báo cáo tổng kết KDNT& TTQT năm 2005 chi nhánh Láng Hạ)
Về kinh doanh ngoại tệ: năm 2005 bằng 53% so với thực hiện năm 2004 và đạt 43% so với kế hoạch năm 2005. Lãi ròng thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 535 tỷ đồng, trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ NHNoN&PTNT Việt Nam.
Về thanh toán quốc tế: doanh số TTQT bằng 73% so với năm 2004 và đạt xấp xỉ 60% kế hoạch năm 2005.
Mở rộng mạng lưới khách hàng TTQT, tăng thêm 20 khách hàng năm 2005.
Số điện SWIFT chuyển đi năm 2005 đều được chuyển an toàn, không xảy ra sai sót do lỗi của các TTV.
Đánh giá hoạt động TTQT và KDNT năm 2005.
Doanh số TTQT giảm so với năm 2004 song thu phí TTQT lại tăng trưởng cao hơn năm 2004 do chuyển đổi cơ cấu khách hàng sang những khách hàng nhỏ, phí thu tăng .
Hoạt động mua bán hoat động giảm về doanh số. Song năm 2005, chi nhánh đã đàm đạo với đơn vị chịu một phần phí mua bán nội bộ mà những năm trước NHNoN&PTNT phải bù lỗ.
Chi nhánh đã phối hớp với khách hàng tìm kiếm, khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch kỳ hạn với mực tiêu giữ khách để manglại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VNĐ.
Các nghiệp vụ hạch toán, kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, quản lý tài khảon điều vốn, nghiệp vụ kiều hối… Chi nhánh thực hiện kịp thời, chính xác, không sai sót.
Công tác Kế toán, Ngân quỹ và Phát triển dịch vụ thanh toán:
Tình hình công tác kế toán
* Công tác kế toán:
Doanh số thanh toán năm 2005 đạt sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng doanh số thanh toán đạt 160,537 tỷ đồng, bằng 102% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó: tiền mặt chiếm tỷ trọng 3.3%/ tổng doanh số thanh toán. Chuyển khoản chiếm tỷ trọng 96.7% tổng doanh số thanh toán. Doanh số chuyển tiền đi: 75,511 tỷ đồng bằng 99% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 47%/ tổng doanh số thanh toán. Doanh số chuyển tiền đến:75,523 tỷ đồng, bằng 99% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 47%/ tổng doanh số thanh toán. Doanh số thanh toán bù trừ: 1,123 tỷ đồng, bằng 74% so cùng kỳ, chiếm 0.7%/ tổng doanh số thanh toán.
* Công tác kho quỹ:
Doanh số thu tiền mặt năm 2005: 5,237 tỷ đồng bằng 94% so cùng kỳ năm trước. Doanh số chi tiền mặt năm 2005: 5,230 tỷ đồng, bằng 94% so cùng kỳ năm trước. Lượng thu, chi tiền mặt hàng ngày tuy có thấp hơn năm 2004 song lượng tiền mặt bình quân ngày 20-30 tỷ. Đặc biệt, mặc dù thực hiện giao dịch một cửa, các GDV tự thu, tự chi với lượng tiền lớn, vừa phát hiện tiền giả, đồng thời giao dịch chứng từ chuyển khoản cũng nhiều nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong năm bộ phận kiếm ngân đã trả tiền thừa cho khách hàng tổng số 245 món với tổng số tiền là 444,380,000 đồng.
* Công tác phát triển dịch vụ thanh toán:
Ngoài các dịch vụ thanh toán truyền thống, các dịch vụ chi nhánh đã triển khai năm 2004 như dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING tiếp tục được phát triển.
Nghiệp vụ thẻ tín dung nội địa đang dần hoàn thiện và đi vào hoạt động. Năm 2005 đã phát hành 55 thẻ trong đó 03 thẻ vàng, 18 thẻ bạc và 34 thẻ chuẩn với dư nợ phát sinh là 53 triệu đồng.
Số lượng thẻ ATM phát hành ngày càng tăng đã mang lại một lượng tiền gửi không kỳ hạn không nhỏ cho chi nhánh. Tổng số thẻ phát hành đến 31/12/2005 là 14,020 thẻ trong đó 2005 là 9,524 thẻ; tổng số món giao dịch bình quân/ tháng trong năm 2005 là 1,500 giao dịch(tăng gấp 2 lần tổng giao dịch năm 2003,2004) với tổng số tiền giao dịch bình quân/ tháng là 1,500 triệu đồng; tổng số dư bình quân tiền gửi phát hành thẻ là 1,9 triệu đồng.
* Kết quả tài chính:
Phòng đã tham mưu về tài chính tính toán kết quản kinh doanh từng mặt nghiệp vụ đảm bảo thu phí dịch vụ tăng, đủ lương có thưởng cho CBCNV theo quy định, quản lý chi tiêu tiết kiệm đúng chế độ, số liệu cụ thể như sau:
Số TT
Chỉ tiêu
Năm2004
Năm 2005
Sosánh(%)
A
1
2 3
B
1
2
3
C
Tổng thu
Chi lãi TG, TV
Thu dịch vụ thanh toán
Thu phí thừa vốn
Tổng chi
Chi lãi TG, TV
Chi quản lý ( 4 khoản chi )
Trích dự phòng rủi ro
Quỹ thu nhập ( A-B )
Quỹ tiền lương xử lý theo đơn giá
( Tính theo VB 4945/ TCKT)
Hệ số lương đạt được.
308.287
139.525
8.996
139.252
221.987
196.220
1.959
0
86.300
8.583
2,24
406.718
191.398
9.910
199.414
340.135
288.749
2.599
17.420
66.584
7.440
1,7
131,9
137,2
110,2
143,2
153,2
147,1
132,7
100
77,17
86,7
75,9
Quỹ thu nhập năm 2005 đạt 67,469 triệu đồng bằng 78.2% so với năm 2004. Trong đó, tổng thu đạt: 406.718 triệu đồng, bằng 131.9% so với năm 2004. Tổng chi đạt 340,135 triệu đồng bằng 153.2% so năm 2004. Hệ số lương làm ra theo văn bản TW đạt 1,7 do chi nhánh áp dụng cách tính lương theo hệ số mới đồng thời số lượng cán bộ tăng lên trong khi quỹ thu nhâpọ giảm 18,8 tỷ đồng so với năm 2004.
Chi hoạt động quản lý và công vụ năm 2005 đạt 5,182 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.52% so với tổng chi phí (chưa lương) trong đó các chỉ tiêu TW quản lý là 2,599 triệu đồng, tức 0.76% tổng chi phí (chưa lương) nằm trong giới hạn cho phép.
Thu dịch vụ năm 2005 bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và lãi từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 9,9 tỷ đồng chiếm 10% tổng thu nhập ròng, tăng 10% so năm 2004, đạt 50% kế hoạch TW giao.
* Chêch lệch lãi suất:
Lãi suất đầu vào đạt 0.584%, lãi suất đầu ra đạt 0.765%, chênh lệch lãi suất đạt 0.181%, thấp hơn so với năm 2004 và không đạt tỷ lệ TW đề ra là 0,4%.
3.2.4.2. Đánh giá về hoạt động kế toán.
Công tác kế toán ngân quỹ của chi nhánh Láng Hạ thực sự có nhiều bước chuyển đổi trong nhiều năm gần đây. Đến nay công tác kế toán ngân quỹ đã có nhiều bộ phận với nhiều nghiệp vụ hơn. Đặc biệt là chi nhánh Láng Hạ đã triển khai thành công một số dịch vụ mới và đã chiếm được lòng tin của khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ trả lời tự động Phone Bankinh, nghiệp vụ thẻ…
Lãi suất đầu vào trung bình năm 2005 đạt 0,584%, lãi suất đầu ra đạt 0,765%, chênh lệch lãi suất đạt 0,181%, thấp hơn năm 2004 và không đạt tỷ lệ trung ương đề ra là 0,4%.
Ngoài ra công tác kế toán ngân quỹ luôn đảm bảo an tòan tuyệt đối, các cán bộ phục vụ khách hàng nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao
Công tác tin học.
3.2.5.1 Tình hình công tác tin học.
Trong năm 2005, công tác tin học tại chi nhánh đã phát triển nhanh đã phát triển nhanh theo kịp yêu cầu về phát triển dịch vụ của hệ thống NHNoN&PTNT Việt Nam. Toàn bộ các giao dịch tại chi nhánh đã được thực hiện theo chương trình hiện đại hoá, sử dụng Hệ thống IPCAS trong giao dịch với khách hàng và giao dịch nội bộ. Hệ thống máy tính, máy in, thiết bị được lắp đặt đầy đủ theo kế hoạch của Trung tâm công nghệ thông tin.
Các chương trình như CITAD- Điện tử liên ngân hàng, TTBC Foxpro, Phone Banking- CMS, thông tin báo cáo 477…được ứng dụng và triển khai nhuần nhuyễn đến các cán bộ.
Công tác bảo mật và bảo đảm an toàn cho hệ thống được thực hiện được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên. Chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện việc quản lý hệ thống và cấp phát quản lý User/Password truy cập vào hệ thống theo đúng quy định của NHNO&PTNTVN, thường xuyên tiến hành giám sát các hệ thống ứng dụng, hệ thống thiết bị đang khai thác, phòng chống Virus, phòng chống xâm nhập trái phép.
3.2.5.2. Đánh giá về tình hình công tác tin học.
Chi nhánh Láng Hạ trong công tác tin học vẫn còn nhiều vướng mắc như: gặp khó khăn trong mở rộng tính năng thanh toán hoá đơn qua thẻ ghi nợ.
Việc thông báo tình trạng máy ATM chưa chính xác, gây khó khăn cho chi nhánh quản lý các máy đặt ngoài trụ sở.
Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng mới đi vào hoạt động song mới dừng ở mức độ sơ khai, chưa có nhiều địa điểm chấp nhận thẻ và khách hàng biết dịch vụ này còn chưa nhiều.
Công tác kiểm tra kiểm toán .
Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên quan tâm đến hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ, coi đây là công cụ không thể thiếu trong điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật.
Công tác kiểm tra kiểm toán được tiến hành trung bình 5 – 6 lần/1 năm. Thông thường có 2 đợt kiểm tra kiểm toán từ NHNN Thành phố Hà Nội và từ phía NHNo&PTNTVN. Ngoài ra chi nhánh thực hiện các đợt tự kiểm tra, nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra về hoạt động tín dụng, công tác kế toán ngân quỹ và các hoạt động khác.
Năm 2005, chi nhánh Láng Hạ đã được các đoàn thanh kiểm tra của NHNN thành phố Hà Nội, NHNO&PTNTVN về thanh tra, tổng cộng có 4 cuộc. Ngoài ra chi nhánh đã tiến hành các đợt tự kiểm tra, tổng cộng có 6 cuộc.
Các đợt kiểm tra đều diễn ra đúng trình tự, chính xác nhờ đó đã phát hiện ra các thiếu sót cần sửa chữa và từ đó hạn chế được các rủi ro để phòng tránh giảm sai sót đến mức thấp nhất.
Một số hoạt động và dịch vụ mới.
Do áp lực về hiện đại hoá hệ thống công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng trở nên hết sức cấp bách trong hội nhập của hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong đó việc phát triển nghiệp vụ thẻ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, nâng cao thương hiệu uy tín NHNoN&PTNT trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tại chi nhánh Tổ nghiệp vụ thẻ được thành lập từ 7/2005 trên cơ sở nâng cấp từ tổ thẻ( trực thuộc phòng kế toán Ngân Quỹ).Tình hình hiệu quả công tác triển khai nghiệp vụ thẻ ATM trong thời gian qua của chi nhánh như sau:
Phối hợp với Trung tâm thẻ, triển khai, phát hành thẻ nghiệm thành công thẻ tín dụng nội địa, thể ghi nợ thấu chi
Đảm bảo an toàn trong việc giao nhận thẻ ATM tại chi nhánh. Giải quyết chính xác, thoả đáng mọi khiếu nại của khách hàng (trong năm 2005 giao dịch rút tiền tại ATM gần 79 tỷ)
Tổng số thẻ tín dụng nội địa phát hành 55 thẻ trong đó 03 thẻ vàng, 18 thẻ bạc, 34 thẻ chuẩn
Tổng số phát sinh thẻ TD nội địa đến 31/12/2005
Nợ: 264.273.531
Có: 211.597.775
D nợ: 53.380.447
Tổng số phất hành thẻ ghi nợ ATM toàn chi nhánh : 14020 thẻ( riêng 2005 chi nhánh Láng Hạ đã phát hành 9524/14020 thẻ
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc triển khai những hoạt động dịch vụ mới đặc biệt là nghiệp vụ thẻ song những kết quả trên đã thể hiện sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ toàn chi nhánh.
IV: Một số hạn chế, nguyên nhân và phương hướng hoạt động của NHNoN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
4.1 Một số mặt đạt được.
Công tác thanh toán năm sau cao hơn năm trước, một phần nói lên công tác phục vụ của chi nhánh được cải tiến , thái độ phục vụ của cán bộ tận tình cởi mở đã làm được đều “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi ”.
Thực hiện Dự án Hiện Đại hoá Ngân hàng , Giao dịch một cửa đã nâng cao tính độc lập và tinh thần trách nhiệm của các giao dịch viên góp phần khẳng định vị thế của NHNoViệt Nam và NHNoLáng Hạ nói riêng
Thông qua công tác thanh toán đã làm tốt công tác quảng bá tuyên truyền thương hiệu NHNo & PTNT VN trong nước và quốc tế .
Làm tốt công tác tiếp thị thu hút tiền gửi trong dân cư , các tổ chức kinh tế ,góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch , nguồn vốn lợi nhuận, tăng lợi nhuận thanh toán trên địa bàn thành phố.
4.2. Một số hạn chế
Trước hết, đó là do trong năm 2005, nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn dẫn đến áp lực tới nền kinh tế Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao dẫn đến xu hướng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế.
Công nghệ ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị cụng nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa thực hiện đi trước một bước và các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời.
Môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mặc dự Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong các quan hệ kinh tế đa phương nhưng khi tham gia vào thị trường quốc tế, Việt Nam đã phải đối mặt với những rào cản phi thương mại của các nước phát triển.
Việc mở rộng cho vay nhỏ lẻ còn hạn chế, tăng trưởng ở mức thấp
Tuy tổng thu dịch vụ đã tăng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh tăng, song các sản phẩm mới triển khai còn chưa mạnh.
Cán bộ nhân viên trong chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ còn yếu nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận công nghệ hiện đại hoá ngân hàng.
Định hướng phát triển của chi nhánh Láng Hạ.
Mục tiêu phấn đầu năm 2006.
Nguồn vốn: Đến hết 2006, nguồn vốn đạt 4670 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2005. Trong đó nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 45% trong tổng nguồn vốn.
Dư nợ: 2640 tỷ đồng tăng 40,73% so với năm 2005. trong đó nâng tỷ trọng cho vay các đối tượng ngoài quốc doanh từ 30% lên 35% trong tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1% trong tổng dư nợ.
Chênh lệch lãi suất 0.25%
Tỷ lệ thu dịch vụ chiếm từ 12% – 15% tổng thu nhập dòng.
Tài chính: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao, đảm bảo thu nhập cho CBCNV theo quy định và làm các quy định đối với nhà nước đầy đủ.
Những chương trình chính trong năm 2006.
- Đưa cơ chế khoán vào hoạt động. Năm 2006, sẽ thực hiện khoán tới từng chi nhánh, phòng giao dịch, phòng nghiệp vụ để từ đó khoán trực tiếp tới từng người lao động thông qua thanh điểm xếp loại lao động hàng tháng.
- Thực hiện triệt để cơ chế thưởng thành tích cho các đơn vị, cá nhân, có thành tích trong hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ các phòng, tổ nhằm phát huy hết nội lực từ cán bộ điều hành đến cán bộ tác nghiệp.
- Kiểm tra chuyên đề tín dụng, tiến hành phân loại khách hàng, tính toán hiệu quả hoạt động của các đơn vị lớn nhằm chuyển đổi cơ cấu đầu tư.
- Nghiên cứu đưa vào hoạt động một số hình thức huy động vốn mới và một số chương trình khuyến mại về các dịch vụ của chi nhánh.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để tham gia vào các dự án của Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp năm 2006.
- Quy hoạch lại mạng lưới giao dịch của chi nhánh cho phù hợp kể cả việc sáp nhập và mở thêm một số địa điểm mới.
4.4 Các giải pháp chính nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
4.4.1 Về công tác nguồn vốn.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới phù hợp với các điều kiện cụ thể, bố trí mạng lưới thích hợp rải đều trên các địa bàn hoạt động gần khu dân cư và nơi chưa có màng lưới của NHNo.
Thường xuyên theo dõi những biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất huy động phù hợp với biến động thị trường. Kết hợp nhuần nhuyễn chức năng khảo sát lãi suất và nghiên cứu thị trường của tổ tiếp thị với chức năng tập hợp và phân tích đưa ra biểu lãi suất của Phòng kế hoạch
Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế có nguồn tiền nhàn rỗi và ổn định
Phối hợp các trong chi nhánh thường xuyên quan tâm tới công tác chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả nhằm tăng trưởng nguồn tiền gửi của các đơn vị, từ các dự án xuất nhập khẩu, dự án ADB, WB của Bộ tài chính.
4.4.2 Về công tác tín dụng.
Tính toán hiệu quả hoạt động của một số đơn vị lớn có nhiều loại hình dịch vụ tại chi nhánh như Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Công ty FPT… để chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Tổ chức phân loại doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư đối với từng doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế, nâng dần tỷ trọng cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng.
Phấn đấu đạt tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đạt 45% trên tổng dư nợ. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng và cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình.
Tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản, nhất là đối với cho vay trung và dài hạn, đồng thời nâng cao khả năng quản lý tín dụng, đảm bảo an toàn vốn vay.
Tiếp tục duy trì và làm tốt chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị, áp dụng lãi suất, trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, thái độ phục vụ cùng với uy tín của ngân hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng phải gắn liền kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm soát được vốn đã cho vay, coi trọng công tác thẩm định cho vay từ hồ sơ pháp lý đến hồ sơ vay vốn, hiệu quả của dự án và tình hình tài chính của khách hàng.
Mở rộng mối quan hệ, cho vay khách hàng có chọn lọc.
4.4.3. Về công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Làm tốt công tác thanh toán quốc tế đảm bảo an toàn chính xác, củng cố nâng cao uy tín thanh toán trong nước cũng như quốc tế.
Đảm bảo công tác hạch toán kế toán ngoại tệ thông suốt, thường xuyên kiểm tra tài khoản điều vốn 5191.01 đảm bảo cân đối chính xác.
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phấn đấu tăng 20% so với thực hiện trong năm 2005. Tích cực khai thác nguồn ngoại tệ từ NHNO&PTNTVN, NHNN, thị trường liên ngân hàng và khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ hướng vào những món có doanh số nhỏ song hiệu quả về mặt thu phí và tư vấn, đàm phán với khách hàng nhằm chuyển nhu cầu sang các loại ngoại tệ khác.
Củng cố khách hàng đã có, giữ vững và nâng cao uy tín thanh toán, xây dựng phong cách phục vụ duyên dáng, lịch sự đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn, hạn chế các thiếu sót.
Tích cực quan hệ, tìm kiếm khách hàng xuất khẩu để khai thác nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán.
Thúc đẩy công tác thanh toán biên giới, tiếp thị và quảng bá sâu rộng nghiệp vụ này để khai thác được nguồn vốn và dịch vụ.
4.4.4. Về nghiệp vụ kế toán ngân quỹ
Không ngừng cải tiến cách giao tiếp với khách hàng, đảm bảo phong cách giao dịch văn minh lịch sự để tạo lòng tin và có ấn tượng tốt với khách hàng.
Tuyên truyền rộng rãi, tiếp thị khách hàng làm tốt công tác phát hành thẻ ATM và triển khai thẻ tín dụng.
Thực hiện chi tiêu tiết kiệm chống lãng phí , tăng cường công tác kiểm tra tự kiểm tra.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ công nghệ tin học trong các nghiệp vụ ngân hàng, bố trí đào tạo cán bộ đủ khả năng trình độ tiếp nhận công nghệ hiện đại nhằm khai thác nâng cao năng lực thiết bị hiện có.
4.4.5 Về công tác kiểm tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và nâng cao vai trò tự kiểm tra của các cấp lãnh đạo, các phòng chuyên đề kết hợp với việc nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành, nâng cao năng lực và hiệu lực của công tác kiểm soát nội bộ.
Phấn đấu học tập, nghiên cứu thể chế để nâng cao trình độ nghiệp vụ của những kiểm tra, kiểm toán viên trên cơ sở tranh thủ sự giúp đỡ của các phòng ban chuyên đề, ban lãnh đạo các cấp.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, làm đầu mối cho các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đến làm việc.
Kết luận
Từ khi mới thành lập đến nay, chi nhánh Láng Hạ đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội lực, đề ra những chiến lược phương pháp đúng để tạo nên những lực lượng mới có khả năng đưa hoạt động kinh doanh đến thắng lợi. Chi nhánh đã lớn mạnh nhanh chóng trên nhiều mặt, trở thành một chi nhánh kinh doanh trên đô thị loại I tiêu biểu của toàn hệ thống NHNO&PTNTVN. Bước vào năm 2006, cũng là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn II đề án phát triển đô thị loại I, chi nhánh Láng Hạ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn đến từ những biến động của nền kinh tế, phải cạnh tranh nhiều hơn với những ngân hàng trên địa bàn. Từ nền tảng những thành quả mà chi nhánh đã đạt được hôm nay là bước đầu để chi nhánh vững bước đi đi lên. Bên cạnh đó, chi nhánh Láng Hạ cần phải nhanh chóng tiến hành khắc phục những mặt còn tồn tại và phải có những bước chuyển đổi hơn nữa trong các hoạt động của mình.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Láng Hạ, em thấy rằng khoảng 2 năm gần đây (2004 và 2005), hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã có những dấu hiệu đi xuống. Năm 2003 nợ quá hạn là không đáng kể năm 2004 đã xuất hiện nợ quá hạn: 2,79 tỷ đồng, đến năm 2005 nợ quá hạn là: 6,395 tỷ đồng, mà chủ yếu trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. Nợ quá hạn lớn như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đây là một thực tế mà NHNoN&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần phải nhìn nhận lại và có những giải pháp khắc phục. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh em đã quyết định chọn đề tài cho Chuyên đề thực tập là :
“ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC792.doc