BÀN LUẬN
U màng não (UMN) chiếm độ 15% số u
trong sọ (5,9,3,4,6,7), phần lớn là u lành tính, phát
triển chậm, nhưng vẫn có một số u màng não
ác tính, có thể phá hủy xương, xâm lấn mô não
kế cận. Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh, diễn
biến lâm sàng, đặc biệt là hình ảnh học
(CT,MRI) giúp chẩn đoán dễ dàng hơn và nhất
là giúp hoạch định đường vào, chiến lược giải
quyết khối u.
Về mô học, tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phân độ (phiên bản năm 2000)(3,9,2,4,7).
Độ 1 (Grade I)
- 3 loại dạng “kinh điển” thường gặp nhất:
+ UMN hợp bào (Syncytial meningioma
hay Meningothelial meningioma),
+ UMN sợi (Fibrous meningioma),
+ UMN chuyển tiếp (Transitional
meningioma).
Trong độ I còn có thêm các loại: UMN thể
cát (psammomatous), UMN mạch
(angiomatous), UMN thể vi nang
(microcystic), UMN thể chế tiết (secretory),
UMN thể giầu tương bào-lympho bào
(lymphoplasmacyte rich), UMN thể chuyển
sản (metaplastic).
Bốn hình thái UMN đặc biệt có khả năng
tái phát cao hoặc có tính tấn công:
Độ II (Grade II)
UMN thể tế bào sáng (Clear cell
meningioma),
UMN dạng dây sống (Chordoid
meningioma),
Độ III (Grade III)
UMN dạng cơ vân (Rhabdoid
meningioma),
UMN thể nhú (Papillary meningioma).
Hai trường hợp tác giả vừa trình bày đều
là UMN thuộc vùng vòm sọ trán, thái dương,
đính. Vị trí các khối u đều thuận lợi khi giải
quyết phẫu thuật nhưng hình ảnh học (MRI)
bất thường, không thể loại trừ được trường
hợp u ác tính. Vì vậy, phương thức phẫu thuật
được áp dụng như trong trường hợp UMN có
tính xâm lấn cao (lấy rộng phần u xương, cắt
rộng phần màng cứng có u bám vào ở trường
hợp 1 cũng như lấy hết cả phần mô đặc và
phần nang ở trường hợp 2).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo hai trường hợp đặc biệt về u màng não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 195
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VỀ U MÀNG NÃO
Lê Điền Nhi*, Lê Điền Sơn*, Phạm Gia Thế**, Phạm Ngọc Anh**
TÓM TẮT
Tác giả báo cáo 2 trường hợp u màng não – trên hình ảnh học (MRI) có nghi ngờ về phát triển xâm lấn
– đã được can thiệp phẫu thuật lấy hết u với kết quả tốt.
Trường hợp 1: Người bệnh nữ 27 tuổi, vào viện vì khối u da đầu cứng và lớn ở vùng trán-đính bên
phải, không dấu hiệu thần kinh khu trú. Cộng hưởng từ sọ não (CHT,MRI) nghĩ nhiều đến u màng não xâm
nhập xương sọ. Toàn bộ khối u đã được mổ lấy hết và đã vá sọ bằng 1 mảnh Titanium. Diễn tiến sau mổ tốt.
Trường hợp 2: Người bệnh nữ 52 tuổi bị đau đầu và thay đổi tính tình từ 3 tháng trước, tri giác tỉnh,
ít nói, đáp ứng chậm nhưng không có dấu hiệu thần kinh khu trú. CHT nghĩ đến u màng não dạng khối u
đặc kèm nang lớn. Khối u cũng đã được mổ lấy triệt để. Diễn biến sau mổ tốt.
Kết quả giải phẫu bệnh của 2 ca đều là U màng não hợp bào, dạng thượng mô ( Syncytial
Meningioma, Meningothelial meningioma), grade I. Tác giả bàn luận thêm về phân loại UMN của tổ
chức Y tế thế giới(WHO) (2000). Diễn tiến lâm sàng và CHT sau mổ 5 tháng đều tốt nhưng cả 2 trường
hợp đều cần được theo dõi thêm một thời gian nữa.
Từ khóa: U màng não xâm nhập xương sọ; U màng não dạng mô đặc và nang; U màng não hợp bào
(dạng thượng mô)
ABSTRACT
INTRACRANIAL MENINGIOMAS REPORT OF 2 SPECIAL CASES
Le Dien Nhi , Le Dien Son, Pham Gia The, Pham Ngoc Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 195 - 199
The authors report 2 special cases of meningiomas – with suspicion of aggressive growth on MRI –
which were operated on with good results.
The 1st case: A 27 y.o. woman was hospitalized with a large right fronto-parietal scalp mass. There was
no focal sensory and motor signs on clinical examination. The MRI showed a right fronto-parietal
meningioma with large invasion in the bone of the skull. A total resection of the tumor was done with a
Titanium cranioplasty. The post operative period was good.
The 2nd case: A 52 y.o. woman was hospitalized with history of cognitive and behavioral changes 3
months prior her hospitalization. Her consciousness was normal and there was no focal neurologic deficit on
clinical examination. The MRI showed a left frontal meningioma with large cysts at the periphery. She was
operated on with total resection of the tumor. The pathology results of 2 cases: Syncytial (Meningothelial)
meningiomas, grade I. The authors discuss the Meningioma classification of WHO (2000). Five months
after the surgical intervention, the clinical study and MRI showed a good result but we continue the follow-
up until 1 - 2 years.
Key words: Meningioma with invasion in the bone of skull; Cystic meningioma; Syncytial
(Meningothelial) meningioma.
* Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Điền Nhi ĐT: 0909025672 Email: lediennhi@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 196
TRÌNH BÀY BỆNH ÁN
BỆNH ÁN 1: U màng não xâm nhập
xương sọ
Người bệnh nữ, 27 tuổi, độc thân, nghề
nghiệp: công nhân.
Bệnh sử: Từ 2 năm trước, người bệnh thấy
có khối u cứng ở da đầu vùng trán-đính bên
phải 2cmx2cm và đã được chẩn đoán “ U
xương sọ” qua X-quang sọ thường nhưng
chưa đồng ý mổ. Đến tháng 1/2011 nhức đầu
nhiều hơn và khối u da đầu lớn hơn trước nên
sau khi chụp CT, MRI sọ não người bệnh được
nhập viện.
Tình trạng khi nhập viện ngày 05/1/2011:
Người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, thể trạng
trung bình. Hai đồng tử đều, PXAS(+).
Không dấu hiệu thần kinh khu trú. Không
phát hiện dấu hiệu bất thường khi khám các
dây thần kinh sọ và hệ tiểu não. M= 70
lần/phút, HA= 100/60 mmHg.
MRI sọ não (8/12/2010): Tổn thương ngoài
trục ở vùng trán phải # 68x35 mm bám vào
màng cứng, xâm lấn vào xương và phần mềm,
chèn ép vào nhu mô não ở vùng trán => Nghĩ
nhiều đến U màng não ( Meningioma).
Hình 1: MRI (8/12/2010) Khối u
Phẫu thuật được thực hiện ngày 7/1/2011
(10giờ 30phút – 15giờ): Mở da đầu vùng trán-
thái dương-đính (P) 12x12cm, thấy u đã xâm
lấn ra phần mềm dưới da. Khoan và lấy hết
khối u xương 60 x70 mm. Bên dưới u xương là
khối u màng não kích thước 30x40 mm. Cắt bỏ u
và phần màng cứng có u bám vào. Cầm máu
không khó khăn lắm. Vá màng cứng bằng cân cơ
thái dương. Vá sọ bằng 1 mảnh Titanium 12x12
cm. Không có truyền máu trong và sau mổ.
Hình 2: Mặt ngoài khối u
Diễn tiến sau mổ tương đối ổn định: Ngày
2 sau mổ, người bệnh tỉnh, không yếu liệt chi
nhưng nhức đầu nhiều. Kiểm tra CT-scan não
ngày 2 sau mổ thấy có phù não ở vùng mổ
nhưng CT-scan não sau 1 tuần và 2 tuần lễ cho
thấy phù não bớt dần dần.
Kết quả giải phẫu bệnh: U màng não dạng
thượng mô grade I (Meningothelial
meningioma or Syncytial meningioma), xâm
nhập mô xương.
Người bệnh ra viện 1 tháng sau mổ, vết mổ
lành và được tái khám thường xuyên. Tình
trạng chung ổn định. MRI 5 tháng sau mổ
(11/6/2011) cho thấy diễn tiến tốt, không thấy
dấu hiệu u tái phát.
Hình 3: MRI sọ não 5 tháng sau mổ (11/6/2011)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 197
BỆNH ÁN 2: U màng não dạng khối u đặc
kèm nang lớn
Người bệnh nữ 52 tuổi, nội trợ.
Bệnh sử: Từ 3 tháng trước, thân nhân nhận
thấy người bệnh thay đổi tính tình hơn trước,
ít nói và than đau đầu thường xuyên, uống
thuốc giảm đau không bớt.
Tiền sử: Đái tháo đường và tăng huyết áp đang điều trị.
Tình trạng khi nhập viện (11/2/2011)
Người bệnh tỉnh, thể trạng mập mạp, ít
nói, đi lại được nhưng chậm. Hai đồng tử đều
2mm, PXAS(+). Không dấu hiệu thần kinh khu
trú. Không phát hiện dấu hiệu bất thường khi
khám các dây thần kinh sọ và hệ tiểu não. M=
86 lần/phút, HA= 140/80 mmHg.
MRI (10/2/2011): Khối choán chỗ vùng trán
trái có đáy rộng dựa trên màng não, gồm phần
mô đặc và phần dịch, kích thước 60x65x40
mm, gây phù nhu mô não xung quanh và gây
hiệu ứng choán chỗ đáng kể lên sừng trán não
thất bên 2 bên.
Nghi “Cystic Meningioma”, chẩn đoán
phân biệt với “ U trong trục thùy trán trái ”
(High grade glioma ).
Hình 4: MRI sọ não (10/2/2011)
Phẫu thuật được thực hiện ngày 17/2/2011
(8giờ 20 - 12giờ 30) sau khi điều chỉnh huyết
áp và đường huyết ổn định: Mở sọ trán-thái
dương trái 10x8 cm. Sau khi mở sọ thấy màng
cứng rất căng, vì vậy dùng kim não thất chọc
hút vào nang u, hút được 20 ml dịch màu vàng
chanh. Não xẹp bớt và có thể vén não lấy toàn
bộ khối u đặc màu hồng, mềm ở vùng trán
trái, trên hốc mắt trái. Cầm máu không khó
khăn lắm. Vá màng cứng bằng cân cơ thái
dương. Đặt lại nắp sọ. Không có truyền máu
trong và sau mổ.
Kết quả giải phẫu bệnh: U màng não hợp
bào, xếp độ I (Meningothelial meningioma or
Syncytial meningioma, grade I).
CT-scan não ngày 2 sau mổ cho thấy phù
não vùng mổ nhưng không có chảy máu lại.
Người bệnh được tiếp tục điều trị tăng huyết
áp và đái tháo đường, ra viện 3 tuần lễ sau, vết
mổ lành tốt. Tái khám thường xuyên cũng
không thấy dấu hiệu bất thường về sọ não.
CT.scan sọ não kiểm tra 4 tháng sau mổ
(7/6/2011) cho thấy hệ thống não thất bên trở
về vị trí bình thường, không thấy dấu hiệu u
tái phát.
Hình 5: Phần mô đặc trong khối u
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 198
Hình 6: CT-scan não ngày 2 sau mổ (18/2/2011)
Cả 2 trường hợp đều được tiếp tục theo dõi
diễn biến lâm sàng và hình ảnh học.
BÀN LUẬN
U màng não (UMN) chiếm độ 15% số u
trong sọ (5,9,3,4,6,7), phần lớn là u lành tính, phát
triển chậm, nhưng vẫn có một số u màng não
ác tính, có thể phá hủy xương, xâm lấn mô não
kế cận. Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh, diễn
biến lâm sàng, đặc biệt là hình ảnh học
(CT,MRI) giúp chẩn đoán dễ dàng hơn và nhất
là giúp hoạch định đường vào, chiến lược giải
quyết khối u.
Về mô học, tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phân độ (phiên bản năm 2000)(3,9,2,4,7).
Độ 1 (Grade I)
- 3 loại dạng “kinh điển” thường gặp nhất:
+ UMN hợp bào (Syncytial meningioma
hay Meningothelial meningioma),
+ UMN sợi (Fibrous meningioma),
+ UMN chuyển tiếp (Transitional
meningioma).
Trong độ I còn có thêm các loại: UMN thể
cát (psammomatous), UMN mạch
(angiomatous), UMN thể vi nang
(microcystic), UMN thể chế tiết (secretory),
UMN thể giầu tương bào-lympho bào
(lymphoplasmacyte rich), UMN thể chuyển
sản (metaplastic).
Bốn hình thái UMN đặc biệt có khả năng
tái phát cao hoặc có tính tấn công:
Độ II (Grade II)
UMN thể tế bào sáng (Clear cell
meningioma),
UMN dạng dây sống (Chordoid
meningioma),
Độ III (Grade III)
UMN dạng cơ vân (Rhabdoid
meningioma),
UMN thể nhú (Papillary meningioma).
Hai trường hợp tác giả vừa trình bày đều
là UMN thuộc vùng vòm sọ trán, thái dương,
đính. Vị trí các khối u đều thuận lợi khi giải
quyết phẫu thuật nhưng hình ảnh học (MRI)
bất thường, không thể loại trừ được trường
hợp u ác tính. Vì vậy, phương thức phẫu thuật
được áp dụng như trong trường hợp UMN có
tính xâm lấn cao (lấy rộng phần u xương, cắt
rộng phần màng cứng có u bám vào ở trường
hợp 1 cũng như lấy hết cả phần mô đặc và
phần nang ở trường hợp 2).
KẾT LUẬN
Tác giả trình bày 2 trường hợp UMN có
hình ảnh học (MRI) bất thường làm nghĩ đến
UMN có tính xâm lấn cao và đã thực hiện
phẫu thuật triệt để, lấy hết u. Tuy kết quả giải
phẫu bệnh (mô bệnh học) thuộc độ I trong
phân loại của WHO (U màng não hợp bào),
diễn tiến lâm sàng và hình ảnh học (MRI) đến
5 tháng sau mổ vẫn tốt nhưng người bệnh vẫn
tiếp tục được theo dõi thường kỳ về lâm sàng
và hình ảnh học thêm một thời gian nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Mefty O (1991). Meningiomas, Raven Press.
2. De Angelis LM, Gutin PH, Leibel SA (2003). Intracranial
Tumors, Diagnosis and Treatment, Ch.6: Meningeal
Tumors. Taylor& Francis e-Library: 189-220
3. Đinh Văn Hiền (2002). Đặc điểm giải phẫu bệnh vi thể của
u màng não. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I – Giải
phẫu bệnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Greenberg MS (2010). Handbook of Neurosurgery,
seventh Edition, 21.2.6. Meningiomas, Thieme: 613- 620.
5. Kaye AH (2005). Essential Neurosurgery, Ch.7: Benign
brain tumours. Blackwell Publishing Ltd, 3rd ed. 93-108
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 199
6. Lê Xuân Trung và cộng sự (2010). Bệnh học Phẫu thuật
thần kinh, Ch.10: U màng não, u các dây thần kinh sọ. U
sàn sọ và một vài loại u khác, Lê Xuân Trung, lần tái bản
thứ nhất, NXB Y học, Hà Nội: 154-171
7. Levin VA (2002). Cancer in the Nervous System, 2nd
edition, Ch.11: Meningiomas, McDermott MW, Quinones-
Hinosa A, Fuller GN, Wilson CB, Oxford University Press:
269-299.
8. Osborn AG (2004). Diagnostic Imaging, Brain,
Meningioma II.4-56, II 4.60, II.4.64, Amirsys, 1st edition.
9. Smidek HH, Roberts DW (2006). Schmidek & Sweet
Operative Neurosurgical Techniques, Vol. I, 5 th edition,
Ch.51: Surgical Management of Convexity, Parasagittal,
and Falx Meningiomas, Bernd M. Hofmann and Rudolf
Fahlbusch. Saunders Elsevier: 721-738.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hai_truong_hop_dac_biet_ve_u_mang_nao.pdf