KẾT LUẬN
Điều trị hội chứng Guillain Barré bằng
phương pháp thay huyết tương không phải là
biện pháp mới trên thế giới, nếu không nói là đã
được áp dụng từ rất lâu. Và tính hiệu quả của
phương pháp này đã được kiểm chứng qua các
thử nghiễm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm
chứng.
Qua ghi nhận hiệu quả điều trị hai trường
hợp hội chứng Guillain – Barré tại khoa Nội
Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy và nhìn lại y văn
thế giới, tính khả thi của việc áp dụng phương
pháp thay huyết tương như một quy trình
chuẩn, bên cạnh biện pháp truyền globulin miễn
dịch đường tĩnh mạch trong điều trị hội chứng
Guillain Barré tại bệnh viện Chợ Rẫy là rất đáng
được xem xét tiếp tục phát triển. Cần phải có
thêm nhiều trường hợp điều trị hội chứng
Guillain Barré bằng phương pháp thay huyết
tương khác nữa, để có thể đưa ra các nhận xét,
đánh giá khách quan hơn về hiệu quả thực tế khi
áp dụng phương pháp này vào thực tiễn lâm
sàng tại Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo hai trường hợp hội chứng Guillain – Barré được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 129
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG
Nguyễn Minh Tuấn*, Đỗ Chí Thanh*, Nguyễn Thị Mỹ Hương*, Trần Thị Thùy Dương*,
Nguyễn Hồng Ánh Mai*, Dương Toàn Trung*, Nguyễn Anh Tài*, Bùi Châu Tuệ*
TÓM TẮT
Hội chứng Guillain – Barré được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, với biểu hiện bệnh đa dây thần kinh
có hủy myelin do tình trạng viêm tiến triển cấp tính. Hiện tại, biện pháp điều trị chủ yếu đối với các bệnh nhân
hội chứng Guillain – Barré tại khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy là truyền Globulin miễn dịch đường tĩnh
mạch (IVIG – intravenous immunoglobulin) cùng các biện pháp trợ giúp phòng chống các biến chứng. Y văn thế
giới từ lâu nay vẫn nhắc đến phương pháp thay huyết tương, cùng những ưu nhược điểm riêng như là một chọn
lựa trị liệu đầu tay khác đối với hội chứng Guillain – Barré, với mức độ hiệu quả ngang tầm với điều trị bằng
globulin miễn dịch truyền đường tĩnh mạch. Từ cơ sở này, chúng tôi tiến hành áp dụng vào thực tiễn điều trị đối
với hai trường hợp hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương; để từ đây có thể đưa ra
những nhận xét ban đầu về những thuận lợi, khó khăn cũng như những ưu điểm, khuyết điểm khi áp dụng kỹ
thuật điều trị này vào thực tiễn tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong hai trường hợp được báo cáo, nhận thấy quá trình
diễn tiến bệnh lý có khá nhiều điểm tương đồng: hai bệnh nhân cùng ở độ tuổi thanh niên, khởi bệnh bằng các
triệu chứng nhiễm trùng đặc hiệu và không đặc hiệu, được điều trị trong khoảng 1 tuần tại y tế cơ sở, bệnh nhân
đã được giải quyết các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng. Thời điểm các triệu chứng chính của bệnh lý nhiễm trùng
thoái lui cũng chính là lúc xuất hiện các dấu hiệu thần kinh – giảm dần khả năng vận động của các cơ, và một
trong hai trường hợp bệnh nhân được báo cáo có kèm theo cả triệu chứng rối loạn về cảm giác ở tứ chi. Hai
trường hợp đều sớm được nhập viện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định hội chứng
Guillain – Barré. Ở bệnh nhân nặng hơn, hội chứng Guillain – Barré tiến triển nặng dần đến suy hô hấp, cần
phải đặt nội khí quản và thở máy. Hai bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương trong 5 lần,
mỗi lần cách nhau 24 giờ, dung dịch thay thế được sử dụng là albumin. Diễn tiến lâm sàng đã cải thiện ở ngày
thứ 23 đối với trường hợp bệnh nhân phải thở máy, bệnh nhân có thể ngưng máy thở, tự thở khí trời, đồng thời
cải thiện đáng kể sức cơ, các triệu chứng thần kinh. Bệnh nhân còn lại cũng đã được xuất viện về địa phương tiếp
tục theo dõi điều trị sau khi các dấu hiệu tổn thương thần kinh bắt đầu hồi phục ở ngày thứ 21. Cả hai trường hợp
đều không sử dụng corticoids trong quá trình điều trị. Qua ghi nhận hiệu quả điều trị hai trường hợp hội chứng
Guillain – Barré tại khoa Nội Thần Kinh và nhìn lại y văn thế giới, việc áp dụng phương pháp thay huyết tương
như một quy trình chuẩn, bên cạnh biện pháp truyền globulin miễn dịch đường tĩnh mạch trong điều trị hội
chứng Guillain Barré tại bệnh viện Chợ Rẫy là rất có cơ sở để được xem xét về tính khả thi cũng như hiệu quả
điều trị.
Từ khóa: Guillain Barré, thay huyết tương
* BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn ĐT: 09037332114 Email: minhtuan2066@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 130
SUMMARY
CASE REPORT TWO CLINICAL CASES OF GUILLAIN – BARRÉ COMPLETE RECOVERY WITH
THERAPEUTIC PLASMA EXCHANGE
Nguyen Minh Tuan, Do Chi Thanh, Nguyen Thi My Huong, Tran Thi Thuy Duong,
Nguyen Hong Anh Mai, Duong Toan Trung, Nguyen Anh Tai, Bui Chau Tue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 129 - 135
Guillain – Barré syndrome is almost a clinical diagnosis, demonstrated with acute inflammatory
demyelinating polyradiculoneuropathies. The current treatment for this rare but severe autoimmune disease is
using intravenous immunoglobulin (IVIG) and other supportive methods preventing compications. Plasma
exchange mentioned in literature as another first-line therapy for Guillain – Barré syndrome has been used in
medical conditions for many years, with its efficacy being at the same level to the one of IVIG therapy. Two cases
of Guillain – Barré syndrome were applied Plasma exchange therapy at Neurology department, Cho Ray hospital,
so that this current treatment could be evaluated reasonably about its clinical advantages and disadvantages. Both
cases follow within a few days of triggering factor: infections. The neurologic symptoms roared noticeable when
the infectious signs were beginning to withdraw. One case was reported about sensational disorders in
extremities. The more severe case required mechanical ventilation because of respiratory failure. Two patients were
treated with 5 single Plasma Volume sessions of Plasma exchange per 24 hours, replacement solution was
albumin 5%. Clinical issues were improved in 23th day of disease onset for being on ventilator patient: motor
recovery, improvement in cranial nerve functions and respiratory involvement. The other patient also recovered in
21st day with remarkable clinical amelioration. There was not any corticoides during treatment period.
Keywords: Guillain Barré syndrome, plasmapheresis, plasma exchange
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Guillain Barré được mô tả lần
đầu tiên vào năm 1916 bởi Guillain và Barré.
Đây là một bệnh lý tự miễn, viêm đa dây thần
kinh cấp tính và có hiện tượng mất myelin
từng đoạn ở các rễ tủy và dây thần kinh ngoại
biên, và biểu hiện trên lâm sàng là các trường
hợp liệt chức năng vận động tiến triển, có thể
kèm theo rối loạn cảm giác hoặc không(7,26,23,5).
Tỉ lệ mới mắc của hội chứng Guillain – Barré
hằng năm là từ 1 đến 3 trường hợp trong
100.000 dân(10). Bệnh xuất hiện ở đủ mọi lứa
tuổi, nhìn chung nam thường gặp hơn nữ(26,10).
Bệnh thường ảnh hưởng đến các cơ có chức
năng hô hấp của người bệnh, dẫn đến tỷ lệ
suy hô hấp phải đặt nội khí quản và thở máy
trên bệnh nhân hội chứng Guillain – Barré là
25 đến 30%)(24). Phần lớn bệnh nhân đều được
ghi nhận có tình trạng mắc một bệnh lý nhiễm
trùng trước khi xuất hiện các biểu hiện thần
kinh một vài tuần(11). Bệnh lý này đã được xác
định là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ
như 2/ 3 trường hợp vừa có nhiễm trùng hô
hấp trên hoặc nhiễm trùng tiêu hóa hoặc sau
một cuộc phẫu thuật hoặc chích ngừa các loại
bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu, dại, uốn ván,
sốt bại liệt. Đặc biệt là các nghiên cứu cho thấy
có từ 20 đến 45% những bệnh nhân mắc hội
chứng Guillain – Barré có bằng chứng nhiễm
Campylobacter jejuni, Mycoplasma pneumonia và
Cytomegalovirruses(7). Hai trường hợp được mô
tả trong báo cáo này đều có diễn tiến bệnh
phù hợp với các ý kiến vừa nêu: Một trường
hợp được chẩn đoán Sốt Dengue trước nhập
viện hai tuần, một trường hợp được chẩn đoán
Rối loạn tiêu hóa do nhiễm siêu vi đường tiêu
hóa. Khi được điều trị tạm ổn các triệu chứng
sốt, tiêu chảy do bệnh lý nhiễm trùng thì hai
bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về
thần kinh như: mệt, khó thở, nuốt sặc, nuốt
khó, tiểu khó, yếu tay chân, tê tay chân và
được nhập viện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 131
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 25
tuổi, khởi bệnh 2 tuần trước nhập viện, bệnh
nhân bắt đầu sốt, không rõ nhiệt độ, không lạnh
run, giảm khi uống thuốc hạ sốt. Bệnh nhân
khám và điều trị tại địa phương với chẩn đoán
sốt Dengue. Điều trị được 7 ngày, bệnh nhân hết
sốt, được cho xuất viện. Trước nhập viện 5 ngày,
bệnh nhân thấy mệt nhiều hơn, tê tay chân, tê
chân nhiều hơn tay kèm theo yếu tay chân, nuốt
khó nên nhập vào khoa cấp cứu bệnh viện Chợ
Rẫy. Tình trạng lúc nhập viện: Bệnh nhân tỉnh,
tri giác tốt, hiểu y lệnh, nhưng vận động tay chân
yếu, và bệnh nhân không thể tự đi lại mà không
có người giúp. Khám thần kinh lúc này ghi nhận:
sức cơ hai tay 3/5, hai chân 2/5, tê chân nhiều hơn
tay, tê ở ngọn chi nhiều hơn gốc chi, đối xứng
hai bên, giảm trương lực cơ, mất phản xạ gân cơ
ở hai chân; ngoài ra ghi nhận bệnh nhân bị liệt
mặt ngoại biên hai bên, ho khạc kém, phản xạ
nôn kém. Một ngày sau nhập viện, bệnh nhân
suy hô hấp nên được đặt nội khí quản và bóp
bóng giúp thở. Sau đó bệnh nhân được xét
nghiệm dịch não tủy, ghi nhận tình trạng phân
ly đạm tế bào, đo điện cơ: ghi nhận hội chứng
Guillain – Barré thể kinh điển. Chẩn đoán hội
chứng Guillain – Barré đã được xác định, ngoài
ra kết quả xét nghiệm có các kháng thể đối với
virus Dengue. Vào ngày thứ 10 kể từ lúc có các
dấu hiệu bệnh lý thần kinh, được hội chẩn với
khoa Thận nhân tạo và được chỉ định thay huyết
tương để điều trị. Sau đó, bắt đầu từ ngày thứ 11
từ lúc khởi bệnh, bệnh nhân được tiến hành thay
huyết tương 5 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ,
lượng dịch thay thế là 1700ml với hàm lượng
albumin là 5% (trọng lượng cơ thể bệnh nhân
43kg), tốc độ thay thế là 15ml/phút, kháng đông
sử dụng Heparin 2000UI bolus và duy trì 800UI
mỗi giờ sau đó, đường mạch máu sử dụng là
tĩnh mạch đùi, qua một catheter hai nòng với
vận tốc máu 180 ml/phút, màng lọc sử dụng để
tách huyết tương là Haemoselect. Khi hoàn tất 5
lần thay huyết tương, rút catheter tĩnh mạch đùi.
Sau 2 tuần thở máy qua nội khí quản, bệnh nhân
được chỉ định mở khí quản. Chức năng hô hấp,
sức cơ được cải thiện sau chưa đến 2 tuần kể từ
khi bắt đầu thực hiện thay huyết tương (ngày
thứ 23 từ lúc khởi bệnh), bệnh nhân tự thở oxy
qua đường mở khí quản, thở không co kéo và
sức cơ thời điểm bấy giờ là 4/5. Vào ngày thứ 27
sau khi khởi bệnh, (16 ngày từ lúc bắt đầu thay
huyết tương), bệnh nhân tự thở khí trời qua
đường mở khí quản, chưa tự đi lại được và được
xuất viện một ngày sau đó.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân
nam, 35 tuổi, cách nhập viện 1 tuần, bệnh
nhân bắt đầu sốt nhẹ, không lạnh run, không
rõ nhiệt độ, giảm khi uống thuốc hạ sốt kèm đi
tiêu phân lỏng, không lẫn đàm máu, không rõ
lượng. Bệnh nhân điều trị tại địa phương, hết
sốt, hết tiêu phân lỏng sau 6 ngày. Trước nhập
viện 1 ngày, bệnh nhân thấy yếu tay chân,
nuốt khó, nuốt sặc, tiểu khó nên khám tại
Bệnh viện Đại học Y Dược. Tại đây, bệnh nhân
được chẩn đoán Viêm đa rễ thần kinh vận
động – cảm giác thể sợi trục cấp, ngày thứ 8 và
được chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân
nhập viện với tình trạng tri giác tốt, giọng nói
yếu, khám thần kinh ghi nhận bệnh nhân
nhắm mắt kín, còn nếp nhăn trán, nhưng
phồng má kém, vòm hầu nâng yếu 2 bên,
phản xạ nôn T (+), P (-). Yếu tứ chi, sức cơ hai
tay 2/5; hai chân: 2/5. Cảm giác sờ đau nhiệt(+),
cảm giáp vị trí khớp (+). Chẩn đoán lúc nhập
viện là Hội chứng Guillain – Barré, thể
AMSAN, ngày thứ 8. Bệnh nhân được nhập
viện, điều trị hỗ trợ phòng ngừa các biến
chứng, cho đến ngày thứ tư kể từ lúc nhập
viện, tức ngày thứ 11 từ lúc khởi bệnh, bệnh
nhân được tiến hành trị liệu với phương pháp
thay huyết tương: tổng số lần thay huyết
tương là 5 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, lượng
dịch thay thế là 2300ml với hàm lượng
albumin là 5% (trọng lượng cơ thể bệnh nhân
67kg), tốc độ thay thế là 15ml/phút, kháng
đông sử dụng Heparin 2500UI bolus và duy trì
1000UI mỗi giờ sau đó, đường mạch máu là
catheter tĩnh mạch đùi với vận tốc máu 200
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 132
ml/phút, màng lọc sử dụng để tách huyết
tương là Haemoselect. Khi hoàn tất 5 lần thay
huyết tương, bệnh nhân được rút catheter tĩnh
mạch đùi và tiếp tục điều trị hỗ trợ phòng biến
chứng. Ngày thứ 11 sau khi được điều trị thay
huyết tương, tức ngày thứ 21 kể từ lúc khởi
bệnh, bệnh nhân cải thiện tình trạng lâm sàng
và được chuyển về cơ sở y tế địa phương để
tiếp tục theo dõi.
BÀN LUẬN
Các thông số kỹ thuật trong chỉ định thay
huyết tương
Ước lượng thể tích huyết tương
Có nhiều cách ước lượng thể tích huyết
tương thay thế, ở đây thể tích huyết tương được
ước lượng dựa vào trọng lượng của bệnh nhân
và chỉ số Hematocrit theo công thức của
Kaplan(12,18,20):
Vp = 0.065 x W x (1 – Hct)
Trong đó, Vp là thể tích huyết tương ước
lượng (lít), W là trọng lượng của bệnh nhân (kg).
Phương pháp tách huyết tương
Đối với những trường hợp lâm sàng trong
bài báo cáo này, huyết tương được tách bằng
màng tách huyết tương Haemoselect
Plasmafilter 0.5 của B.Braun.
Các thông số kỹ thuật
Diện tích bề
mặt màng lọc
0,5 m
2
Thể tích ngăn
máu
48 ml
Vật liệu chế
tạo màng
Polyethersulfone Thể tích ngăn
huyết tương
154 ml
Đường kính
trong sợi lọc
300 μm Lưu lượng
dòng máu
60 – 180
ml/phút
Bề dày thành 100 μm Lưu lượng
huyết tương
30% lưu
lượng máu
Kích thước lỗ
lọc lớn nhất
0,5 μm Áp lực xuyên
màng tối đa
100 mmHg
Hệ số sàng
Albumin
0,95 Hệ số sàng
IgM
0,85
Đường máu sử dụng:
Bệnh nhân được tiến hành đặt catheter hai
nòng vào tĩnh mạch đùi ngay trước khi tiến hành
thay huyết tương, lưu lượng máu trong lúc thay
huyết tương là 180ml/ phút.
Liều lượng thuốc kháng đông
Thời gian bán hủy thay đổi khác nhau ở từng
bệnh nhân, điều chỉnh tùy theo bệnh nhân.
Thường dùng: Heparin
Liều khởi đầu: 50 UI/kg
Duy trì: 1000UI/giờ
Theo dõi: duy trì thời gian đông máu hoạt
hóa (ACT) từ 180 đến 220 giây, (gấp 1.5 đến
2.0 lần so với trị số bình thường)(12,18,20).
Tăng liều khi:
Hct thấp (tăng thể tích phân bố)
Tốc độ thay huyết tương cao (tăng thải
heparin, do heparin có hệ số sàng là 1.0).
Dịch thay thế
Dịch thay thế có thể sử dụng dung dịch
Albumin hoặc huyết tương tươi đông lạnh(12),
trong hai trường hợp này là dung dịch
Albumin 5%. Vì một số khuyết điểm nếu chọn
dịch thay thể là huyết tương tươi đông lạnh
(HTTĐL) như: nguy cơ lây nhiễm viêm gan
siêu vi B (0,0005% mỗi đơn vị HTTĐL), viêm
gan siêu vi C (0,03% mỗi đơn vị HTTĐL), HIV
(0,0004% mỗi đơn vị HTTĐL). Với mỗi lần
thay huyết tương, thể tích huyết tương cần
thay trung bình là 2 đến 3 lít sẽ cần 10 đến 15
đơn vị HTTĐL từ 10 đến 15 người cho. Ngoài
ra, một số chất cần theo dõi nồng độ trong quá
trình điều trị có trong huyết tương thay thế
cũng sẽ làm nhiễu kết quả theo dõi diễn tiến
trị liệu(12). Sử dụng dung dịch thay thế là
Albumin sẽ khắc phục được các nhược điểm
trên, tuy nhiên giá thành Albumin khá đắt,
đồng thời các yếu tố đông máu và các globulin
miễn dịch có thể sẽ bị sụt giảm trong quá trình
thay huyết tương bằng dung dịch Albumin(20).
Tỉ lệ dịch thay thế so với huyết tương lấy
đi nên được điều chỉnh tùy theo tình trạng thể
dịch của từng bệnh nhân. Thông thường, thể
tích thay thế từ 100% đến nhỏ hơn 85% thể
tích huyết tương lấy đi. Bù thấp hơn tỉ lệ này
có thể sẽ dẫn đến các bất ổn về huyết động do
giảm thể tích nội mạch(12).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 133
Những khó khăn gặp phải trong thực tế
điều trị
Các biến chứng thay huyết tương(12,20)
Nhóm biến chứng liên quan đến đường
mạch máu
Tụ máu (Hematoma)
Tràn khí màng phổi
Xuất huyết sau phúc mạc
Liên quan đến quá trình điều trị
Tụt huyết áp do đưa một lượng máu ra ngoài
cơ thể
Tụt huyết áp do giảm áp lực keo trong lòng
mạch
Xuất huyết do giảm nồng độ các yếu tố đông
máu trong huyết tương
Phù do giảm áp lực keo trong lòng mạch
Mất các thành phần tế bào máu (tiểu cầu)
Phản ứng quá mẫn
Liên quan đến sử dụng thuốc kháng đông
Chảy máu: thường do quá liều Heparin hoặc
ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu.
Rối loạn nhịp.
Tụt huyết áp.
Tê ngứa tứ chi.
Ở hai trường hợp được báo cáo, không có
trường hợp nào ghi nhận các biến chứng trên.
Xem xét chỉ định điều trị
Chỉ định điều trị
Hai trường hợp này được chẩn đoán xác
định là hội chứng Guillain – Barré, đây là chỉ
định thay huyết tương nằm trong nhóm I của các
chỉ định lọc huyết tương theo guideline của
Ngân hàng Máu Hoa kỳ (American Association
of Blood Banks – AABB) và Hiệp hội Apheresis
Hoa Kỳ (American Society for Apheresis –
ASFA), tức biện pháp điều trị thay huyết tương
trong trường hợp hội chứng Guillain – Barré là
một biện pháp trị liệu chuẩn, đã được chấp nhận
và là biện pháp trị liệu đầu tay (first-line) so với
các phương pháp điều trị khác. Hiệu quả điều trị
đã được xác định dựa trên những thử nghiệm
lâm sàng với thiết kế nghiên cứu tốt, có nhóm
chứng hoặc dựa vào các dữ liệu y học chứng cứ
đã được ấn hành rộng khắp(12,20).
Hiệu quả điều trị
Theo các tác giả đã công bố các kết quả
nghiên cứu về hiệu quả điều trị của các biện
pháp điểu trị đối với hội chứng Guillain Barré,
việc đơn trị liệu bằng Globulin miễn dịch đường
tĩnh mạch hoặc đơn trị liệu bằng Thay huyết
tương, hay kết hợp điều trị bằng cả hai phương
pháp không khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thời gian hồi phục(8,9,13,16,17,20,23,27,).
Tuy nhiên, nếu so với hiệu quả của việc chỉ
áp dụng điều trị hỗ trợ, nhóm bệnh nhân được
điều trị bằng thay huyết tương có kết cục tốt hơn
về thời gian hồi phục – rút ngắn thời gian tự đi
lại được không cần sự trợ giúp, giảm tỉ lệ đòi hỏi
thông khí nhân tạo, rút ngắn thời gian phải
thông khí nhân tạo, hồi phục sức cơ hoàn toàn và
giảm tỉ lệ di chứng nặng nề sau một năm, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê(17,14,22,25). Ngoài ra,
bệnh nhân được điều trị thay huyết tương gặp
biến cố nhiễm trùng hay rối loạn nhịp tim do
biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ hơn so với
nhóm chứng(17).
Vấn đề chi phí điều trị
Trong hai trường hợp được báo cáo, cả hai
bệnh nhân đều không tham gia bảo hiểm y tế.
Tổng chi phí phải trả cho 5 lần thay huyết tương
là gần sáu mươi tám triệu đồng, trong đó phân
nửa là chi phí cho các vật liệu tiêu hao trong 5
lần thay huyết tương (màng tách huyết tương,
dây dẫn máu, y cụ, v.v...) và phần còn lại là chi
phí cho Albumin thay thế.
Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế, theo quy
định hiện hành, chi phí cho Albumin sẽ được
thanh toán theo quy định chi trả bảo hiểm y tế
của từng cá nhân tham gia bảo hiểm và phần y
cụ tiêu hao nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi
trả. Chi phí một bệnh nhân có tham gia bảo
hiểm cần phải thanh toán cho một đợt điều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 134
thay huyết tương là từ ba mươi đến bốn mươi
triệu đồng.
0
50
100
150
200
250
300
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
N
ồ
n
g
đ
ộ
I
gM
(
m
g/
d
L)
Diễn tiến nồng độ IgM
IgM
Liễu
IgM
Nhất
0
100
200
300
400
500
600
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
N
ồ
n
g
đ
ộ
Ig
G
(
m
g
/d
L
)
Diễn tiến nồng độ IgG
IgG - Liễu
IgG - Nhất
Biểu đồ 1: Diễn tiến nồg độ IgM trong quá trình điều trị Biểu đồ 2: Diễn tiến nồng độ IgG trong quá
trình điều trị
So với phương pháp điểu trị bằng
Immunoglobulin miễn dịch, nếu bệnh nhân có
hoặc không tham gia bảo hiểm y tế, chi phí phải
trả cho biện pháp trị liệu thay huyết tương là
tương đương hoặc thấp hơn.
KẾT LUẬN
Điều trị hội chứng Guillain Barré bằng
phương pháp thay huyết tương không phải là
biện pháp mới trên thế giới, nếu không nói là đã
được áp dụng từ rất lâu. Và tính hiệu quả của
phương pháp này đã được kiểm chứng qua các
thử nghiễm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm
chứng.
Qua ghi nhận hiệu quả điều trị hai trường
hợp hội chứng Guillain – Barré tại khoa Nội
Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy và nhìn lại y văn
thế giới, tính khả thi của việc áp dụng phương
pháp thay huyết tương như một quy trình
chuẩn, bên cạnh biện pháp truyền globulin miễn
dịch đường tĩnh mạch trong điều trị hội chứng
Guillain Barré tại bệnh viện Chợ Rẫy là rất đáng
được xem xét tiếp tục phát triển. Cần phải có
thêm nhiều trường hợp điều trị hội chứng
Guillain Barré bằng phương pháp thay huyết
tương khác nữa, để có thể đưa ra các nhận xét,
đánh giá khách quan hơn về hiệu quả thực tế khi
áp dụng phương pháp này vào thực tiễn lâm
sàng tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asbury AK, Cornblath DR (1990). Assessment of current
diagnostic criteria for Guillain-Barré syndrome. Annals of
Neurology; 27 Suppl:S21–24. (MEDLINE: 1990302957)
2. Bouget J, Chevret S, Chastang C, Raphael JC, and the French
Cooperative Group (1993). Plasma exchange morbidity in
Guillain Barré syndrome: results from the French prospective
randomized multicenter study. Critical Care Medicine;21:651–
8. (MEDLINE: 93245504)
3. de-Zoysa NS, Jayaweera KK, Vaithianathan T (1994). Manual
plasmapheresis in the treatment of Guillain Barré syndrome.
Journal of Clinical Apheresis ;9(2):147–50.
4. Espérou H, Jars Guincestre MC, Bolgert F, Raphael JC,
Durand-Zaleski I, and the French Cooperative Group (2000).
On Plasma Exchange in Guillain-Barré syndrome.
Costeffectiveness of plasma exchange therapy for the
treatment of Guillain-Barré syndrome. Intensive Care
Medicine .26(8):1094–100.
5. Färkkilä M, Kinnunen E, Haapanen E, Livanainen M (1987).
Guillain Barré syndrome: quantitative measurement of
plasma exchange therapy. Neurology ;37(5):837–40.
6. Farkkila M, Penttila P (1992). Plasma exchange therapy
reduces the nursing care needed in Guillain-Barré syndrome.
Journal of Advanced Nursing;17(6):672–5. (MEDLINE:
92299808)
7. Ho TW, Mishu B, Li CY (1995). Guillain Barre Syndrome in
Northern China, Relationship to Campylobacter jejuni
infection and antiglycolipid antibodies. Brain; 118: 597-605
8. Hughes RAC, Raphaël JC, Swan AV, van Doorn PA (2006).
Intravenous immunoglobulin for Guillain-Barré syndrome
(Cochrane Review). Cochrane Database of Systematic Review,
Issue 1.(Art. No.: CD002063. DOI: 10.1002/
14651858.CD002063.pub3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 135
9. Hughes RA, Swan AV, Raphael JC, Annane D, van KR, van
Doorn PA (2007). Immunotherapy for Guillain-Barré
syndrome: a systematic review. Brain;130(Pt 9): 2245–57.
(MEDLINE: 11833)
10. Hughes RA, Rees JH (1997). Clinical and epidemiological
features of Guillain – Barre syndrome. J Infect Dis., s176: S 92-
S98
11. Hughes RAC, Hadden RD, Gregson NA, Smith KJ (1999).
Pathogenesis of Guillain – Barre syndrome. J Neuroimmunol.,
100: 74 – 97.
12. Ismail N, Dobri DK, Raymond MH (2007). Plasmapheresis.
Handbook of Dialysis 2007, 16: 276- 299.
13. McKhann GM, Griffin JW, Cornblath DR, Mellits ED, Fisher
RS, Quaskey SA, et al (1988). Plasmapheresis and Guillain-
Barré Syndrome: analysis of prognostic factors and the effect
of plasmapheresis. Annals of Neurology 1988;23(4): 347–53.
MEDLINE: 1985268512)
14. Mendell JR, Kissel JT, Kennedy MS, Sahenk Z, Grinvalsky HT,
Pittman GL et al (1985). Plasma exchange and prednisone in
Guillain-Barré syndrome: a controlled randomised trial.
Neurology; 35 (11): 1551 – 5.
15. Metral S, Raphaël JC, Hort-Legrand CL, Elkharrat D (1989).
Serum demyelinating activity and Guillain-Barre syndrome:
favorable effect of plasma exchange (Activité démyélinisante
sérique et syndrome de Guillain–Barré: effet favorable des
échanges plasmatiques). Revue Neurologique;145(4): 312–9.
(MEDLINE: 1989283499)
16. Morosetti M, Meloni C, Taccone Gallucci M, Rossini PM,
Felicioni R, Palombo G et al (1994). Plasmapheresis versus
plasma perfusion in acute Guillain-Barré syndrome. ASAIO
Journal ;40(3):M638–42. (MEDLINE: 96145436)
17. PSGBS Group (1997). Plasma Exchange/Sandoglobulin
Guillain-Barré Syndrome Trial Group. Randomised trial of
plasma exchange, intravenous immunoglobulin, and
combined treatments in Guillain-Barré syndrome.
Lancet;349(9047):225–30. (MEDLINE: 1997167219)
18. Raphaël JC, Chevret S, Jars-Guincestre MC, Chastang C,
Gajdos PH (1996). Treatment of Guillain-Barré syndrome by
plasma exchange: proposal of a therapeutic strategy
(Traitement du syndrome de Guillain–Barré par les
échangesplasmatiques: proposition d’une stratégie
thérapeutique). Revue Neurologique;152(5):359–64.
(MEDLINE: 1997035782)
19. Raphael JC, Chevret S, Hughes RAC, Annane D (2002).
Plasma exchange for Guillain Barré syndrome. Cochrane
Database of Systematic Reviews., Issue 2. Art. No: CD001798.
DOI: 10.1002/14651858.CD001798.
20. Rock G (1997). Pentastarch instead of albumin as replacement
fluid for therapeutic plasma exchange. The Canadian
apheresis group. Journal of Clinical Apheresis; 12(4): 165–9.
21. Szczepiorkowski, ZM, Shaz, BH, Bandarenko, N, Winters, JL
(2007). The new approach to assignment of ASFA categories--
introduction to the fourth special issue: clinical applications of
therapeutic apheresis. J Clin Apher.; 22:96.
22. Thornton CA, Griggs RC (1994). Plasma exchange and
intravenous immunoglobulin treatment of neuromuscular
disease. Annals of Neurology 1994; 35 (3): 260 – 8. (MEDLINE:
1994168426)
23. van der Meché FGA, Schmitz PIM, Dutch Guillain-Barré
Study Group (1992). A randomized trial comparing
intravenous immune globulin and plasma exchange in
Guillain-Barré syndrome. New England Journal of
Medicine.;326(17): 1123–9.
24. Van der Meche FG, Van Doorm PA (2000). Guilain Bare
syndrome. Cur trea options neurol.; 2: 507-516
25. Visser LH, Schmitz PI, Meulstee J, van Doorn PA, van der
Meché FG( 1999). Prognostic factors of Guillain-Barré
syndrome after intravenous immunoglobulin or plasma
exchange. Dutch Guillain-Barré Study Group. Neurology
1999;53(3): 598–604
26. Winer JB (2001). Guillain – Barre syndrome. J Clin pathol. Mol
patghol., 54: 381 – 385.
27. Wollinsky KH, Hulser PJ, Brinkmeier H, Aulkemeyer P,
Bossenecker W, Huber-Hartmann KH, Rohrbach P et al 2001).
CSF filtration is an effective treatment of Guillain Barré
Syndrome: a randomized clinical trial. Neurology; 57 (5): 774 –
80.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hai_truong_hop_hoi_chung_guillain_barre_duoc_dieu_tr.pdf