Vùng lưu vực sông Mê Công được dự đoán sẽ là một trong
những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi
khí hậu. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
cho rằng nhiệt độ, lượng mưa và dòng chảy hàng năm sẽ
tăng cũng như mực nước biển sẽ dâng, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đồng bằng sông Cửu Long.
Theo những dự báo về các thay đổi về lượng mưa và
nhiệt độ này thì mực nước sông Mê Công có thể sẽ tăng lên
trong cả mùa mưa và mùa khô. Mức nước tăng sẽ làm tăng
lượng nước cho sông vào mùa khô và đem lại lợi ích cho
hoạt động nông nghiệp nhưng cũng đồng thời làm tăng
nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa. Những vùng trũng ở phía
dưới Kratie và ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối mặt
với nhiều nguy cơ nhất. Sự khác biệt giữa những đặc điểm
chung ở từng vùng khác nhau trong lưu vực là khá lớn.
Tại đồng bằng sông Cửu Long nhân tố ảnh hưởng quan
trọng nhất đến tình trạng ngập lụt sẽ là do mực nước biển
tăng. Dự báo cho thấy khoảng 30% toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long sẽ bị ngập trong nước biển nếu mực nước
biển tăng lên một mét vào khoảng năm 2100.
Tình trạng trái đất ấm lên dự báo hiện tượng thay đổi
nơi cư trú của các loài động thực vật theo hướng chuyển
dần lên phía bắc hoặc lên nơi cao hơn ở khu vực miền
núi do mỗi loài chỉ thích ứng được với một tầm nhiệt độ
nhất định. Các loài cũng có mối liên hệ mật thiết với sự
lên xuống theo mùa của nước sông. Việc mực nước sông
thay đổi theo mùa do hệ quả của biến đổi khí hậu sẽ có
ảnh hưởng đáng kể đến thành phần của các loài và sự phát
triển của hệ sinh thái trong tương lai.
Sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng lên và lượng mưa giảm đi
ở một số vùng trong lưu vựccó thể dẫn đến việc suy giảm
dòng chảy và mực nước ngầm, gây ra tình trạng một số
diện tích đất ngập nước bị thu hẹp. Trong khi đó, ở một
vài khu vực khác có lượng mưa tăng thì diện tích và các
loại đất ngập nước tăng lên.
Những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cần
phải xem xét đến những yếu tố khác có khả năng làm
thay đổi các điều kiện ở Hạ lưu vực Mê Công. Các kịch
bản phát triển lưu vực đang được xây dựng dựa trên các
kế hoạch phát triển của bốn quốc gia ven sông. Việc kết
hợp kế hoạch phát triển lưu vực, trong đó có các kế hoạch
phát triển về thuỷ điện và thuỷ lợi cho 20 năm tới, và một
trong những kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC cho thấy
một vài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên dòng chảy sẽ
được giảm thiểu bởi tác động của các công trình xây dựng
trong kế hoạch phát triển lưu vực. Lý do chủ yếu cho hiện
tượng này đó là sức chứa của các hồ thuỷ điện và các con
đập thuỷ lợi.
24 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo hiện trạng lưu vực 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những
năm gần đây, vẫn còn nhiều bộ phận dân cư trong lưu vực
sống trong cảnh đói nghèo. Điều kiện sinh kế và an ninh
lương thực của người dân sống ở đây có mối liên hệ chặt
chẽ với sông Mê Công và những nguồn tài nguyên mà
con sông này đem lại.
Ủy hội sông Mê Công (MRC) được thành lập từ năm
1995 với vai trò hỗ trợ Chính phủ các nước ở vùng Hạ
lưu vực Mê Công (Campuchia, CHND Lào, Thái Lan và Việt
Nam) quản lý một cách bền vững tài nguyên nước và các
tài nguyên liên quan và sử dụng những nguồn tài nguyên
này đưa người dân thoát khỏi đói nghèo. Điều quan trọng
là các nhà quản lý cần có những thông tin chính xác và kịp
thời về các ngành liên quan đến tài nguyên nước và hiểu
biết về những ảnh hưởng tiềm năng của việc phát triển
những ngành này lên nền kinh tế, môi trường và con người.
Để thực hiện các mục tiêu này Ủy hội sông Mê Công đã
xuất bản Báo cáo Hiện trạng lưu vực 2010. Tài liệu này tóm
lược những điểm chính của báo cáo trên.
Bản Báo cáo Hiện trạng lưu vực thứ hai này mô tả hiện
trạng của tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan tại
vùng Hạ lưu vực Mê Công. Báo cáo đem đến cho người
đọc những thông tin về tình trạng sinh thái học của hệ
thống sông Mê Công, đặc biệt nhấn mạnh về khả năng
hồi phục của con sông trước những áp lực do con người
gây ra và những mối đe dọa khác. Báo cáo này cũng chỉ
ra một số những thách thức đối với vùng Hạ lưu vực Mê
Công bao gồm phát triển thuỷ điện, thay đổi về sử dụng
đất và biến đổi khí hậu. Những nội dung này sẽ được giám
sát và tiếp tục được đề cập đến trong những Báo cáo Hiện
trạng lưu vực tiếp theo.
Những hiểu biết về hiện trạng tài nguyên nước ở lưu
vực cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về những khía cạnh
có khả năng dễ bị tổn thương của cư dân trong khu vực
và giúp chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông
Mê Công điều chỉnh, cập nhật các mục tiêu xoá đói giảm
nghèo. Chính phủ của tất cả các nước này đã bày tỏ mong
muốn tiếp tục phát triển các lợi ích đáng kể từ nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà con sông đem lại thông qua việc
đưa vùng Hạ lưu vực Mê Công vào các chiến lược phát
triển kinh tế của mình.
Ủy hội sông Mê Công đang phối hợp với các nước
thành viên để xây dựng một Chiến lược phát triển lưu vực
dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước
nhằm một phần giải quyết các thách thức đang đặt ra
trong quản lý tài nguyên nước tại lưu vực. Chiến lược này
được dự kiến hoàn thành trong năm 2010.
Cũng như đối với các lưu vực sông khác, cần phải có
đầy đủ thông tin để có thể đưa ra các lựa chọn và một số
những đề xuất phát triển , đặc biệt là đề xuất xây dựng các
dự án thuỷ điện, còn đang gây tranh cãi. Báo cáo này sẽ
đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết những
tranh luận đang diễn ra hiện nay giữa các bên liên quan tại
các nước Hạ lưu vực Mê Công về các cơ hội và nguy cơ gắn
liền với một số viễn cảnh phát triển trong tương lai.
Những thách thức đưa ra trong Báo cáo này đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc giám sát, nghiên
cứu và quản lý trong thời gian vài năm tới. Nhiều điểm
trong số các thách thức này đã trở thành trọng tâm hoạt
động của Ủy hội sông Mê Công và tôi tin tưởng rằng việc
Báo cáo nhấn mạnh các thách thức này sẽ giúp thu hút sự
quan tâm chú ý nhiều hơn từ phía nhà nước.
Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào việc
quản lý lưu vực sông một cách cẩn trọng trên tinh thần
cởi mở và minh bạch. Tôi tin tưởng rằng Báo cáo Hiện trạng
lưu vực 2010 sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho việc
lập kế hoạch chiến lược cho vùng Mê Công trong vòng
vài năm tới và sẽ đóng góp tạo nền tảng cho việc đưa ra
các chính sách phát triển tài nguyên nước dựa trên cơ sở
kiến thức.
Jeremy Bird
Thư ký Chấp hành
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công
Khái quát
Báo cáo Hiện trang lưu vực của Uỷ hội sông Mê Công nhằm đưa ra một bức tranh đầy đủ về hiện trạng của
vùng Hạ lưu vực Mê Công, về dân cư và điều kiện sinh
kế của họ, về môi trường và nền kinh tế của khu vực này.
Hoạt động nghiên cứu và giám sát kể từ khi xuất bản Báo
cáo đầu tiên về hiện trang vùng Hạ lưu vực Mê Công vào
năm 2003 đã đem lại những thông tin cần thiết để đưa
ra một bức tranh về hiện trạng cũng như xu hướng phát
triển của một số tiêu chí chính. Từ những thông tin này,
Báo cáo cũng trình bày dự đoán về một số thách thức đặt
ra cho các nước trong lưu vực.
Đô thị hoá là xu hướng của cả bốn quốc gia vùng Hạ
lưu vực Mê Công do người dân từ các vùng nông thôn đổ
ra các trung tâm đô thị mở rộng để tìm kiếm cơ hội. Mặc
dù phần lớn trong số 60 triệu dân tại vùng Hạ lưu vực Mê
Công chủ yếu vẫn sống ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng
dân số nông thôn được dự đoán sẽ giảm trong thập kỷ
tới. Các con số cho thấy tổng dân số đã tăng 8% so với số
liệu báo cáo năm 2003 (55 triệu người) mặc dù tỷ lệ này
có khác biệt ở các nước. Tỷ lệ tăng dân số tại vùng Hạ lưu
vực Mê Công ở Campuchia là 25%, ở Lào là 6%, ở Thái Lan
là không thay đổi và ở Việt Nam là 10%.
Chất lượng sống nhìn chung đã có tiến bộ, tuy nhiên
nhiều khu vực vẫn còn trong điều kiện đói nghèo, đặc
biệt là ở nông thôn. Chỉ số phát triển con người (HDI) là
chỉ số đo lường sự tiến bộ qua các tiêu chí như tuổi thọ,
kiến thức và điều kiện sống, đang tăng ở tất cả các nước
vùng Hạ lưu vực Mê Công. Chỉ số này của Thái Lan nhỉnh
hơn số với chỉ số trung bình tại Châu Á, của Việt Nam là
rất gần với mức trung bình đó trong khi của Lào và Cam-
puchia thấp hơn.
Sinh kế và an ninh lương thực của hầu hết những người
dân nông thôn trong lưu vực có mối liên hệ chặt chẽ với
sông Mê Công và các nguồn nước. Sông là nguồn cung cấp
cá và các loại thuỷ sản làm thức ăn hoặc mang lại thu nhập,
cung cấp nước cho việc canh tác và là đường giao thông
dẫn đến các chợ. Mối quan hệ chặt chẽ này cũng có nghĩa
là người dân sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương nếu như con sông
và hệ thống sinh thái vùng đất ngập nước bị suy thoái.
Một loạt các hệ sinh thái trong lưu vực sông Mê Công
là nơi sinh sống của các loài động thực vật đa dạng với
nhiều loài mới vẫn đang được phát hiện. Các hệ sinh thái
đất ngập nước cung cấp một loạt các chức năng quý giá
trong đó có chức năng bảo vệ khỏi lũ và lọc nước thải. Hiện
4
nay đang có những nỗ lực nhằm đánh giá giá trị kinh tế của
các chức năng này để đưa vào tiến trình ra quyết định.
Việc giám sát các luồng nước sông Mê Công cho thấy
những áp lực do con người tạo ra chưa gây nhiều ảnh
hưởng hay tác động xấu đến con sông này. Chất lượng
nước ở hầu hết các điểm đều tốt ngoại trừ ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long nơi lượng dinh dưỡng tập trung cao
là nguyên nhân gây ra lo ngại. Lũ hàng năm vẫn tiếp tục hỗ
trợ cho nguồn thuỷ sản dồi dào mặc dầu có một vài báo
cáo cho thấy lượng thuỷ sản đánh bắt được đã giảm sút.
Tình trạng của các cánh rừng trong lưu vực không được
khả quan do nhu cầu gỗ và lấy đất rừng ngày càng cao dẫn
đến việc rừng bị chặt phá và ngày càng suy thoái.
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất ở Hạ
lưu vực Mê Công và nghề nông cũng là một trong những
nghề sử dụng nhiều tài nguyên nước nhất. Gạo là thành
phần chủ yếu trong bữa ăn của người dân ở đây và đem
lại nguồn nhu nhập phổ biến nhất của người dân nông
thôn sinh sống hai bên bờ sông Mê Công. Sản lương gạo
đã tăng ở tất cả các nước từ những năm 90 nhồ sự phát
triển của công nghệ và phần lớn diện tích đất nông nghiệp
đều có hệ thống thuỷ lợi.
Giao thông thủy ngày càng tăng cao do sông Mê
Công trở thành đường giao thông quan trọng kết nối
với hệ thống giao thông buôn bán trên thế giới và ngày
càng trở nên được ưa thích trong ngành du lịch. Ở một
số vùng trong lưu vực sông, giao thông thủy là phương
thức giao thông duy nhất hay ít nhất là hiệu quả nhất
trong cả năm.
Tiêu chuẩn đời sống tăng lên kéo theo sự gia tăng nhu
cầu về năng lượng, có nghĩa là đem đến những cơ hội phát
triển thuỷ điện cho CHND Lào, Campuchia và Việt Nam.
Chính phủ của các nước trong lưu vực sông ngày càng
nhận thấy rằng việc phát triển những tiềm năng kinh tế
của hệ thống sông Mê Công theo hướng bền vững có thể
giúp xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người
dân. Tuy nhiên các cơ hội phát triển phải được cân bằng
với những tác động có thể xảy ra đối với môi trường, thủy
sản và các điều kiện sinh kế khác của người dân.
Báo cáo Hiện trạng lưu vực tổng hợp các kiến thức
hiện có, đưa ra một bức tranh thực cảnh hiện nay và
cung cấp cho các chính phủ, các nhà quản lý tài nguyên
và các bên tham gia khác tại lưu vực sông những tư liệu
quý giá.
5
Dân cư và tình trạng đói nghèo
tại vùng Hạ lưu vực Mê Công
Hàng triệu người sinh sống trong những khu vực địa lý khác nhau ở Hạ lưu vực Mê Công phụ thuộc vào
nước và các loại thuỷ sản để có thức ăn, thu nhập, các cơ
hội sinh nhai và cách sống. Phần đông người dân sống
trong các điều kiện thiếu thốn, không có nước sạch và các
điều kiện vệ sinh. Hơn thế nữa, nhiều cộng đồng dân cư
phải đối mặt với những nguy cơ như lũ và các loại thiên
tai khác, không có quyền sử dụng đất và chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự phụ thuộc nhiều vào
tài nguyên nước cho sinh kế và an ninh lương thực cũng
có nghĩa là người dân dễ bị tổn thương nếu những nguồn
lực này sụt giảm hoặc suy thoái.
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)
xếp tất cả các nước Hạ lưu vực Mê Công ở mức ‘phát triển
con người mức trung bình’ với chỉ số phát triển con người
(HDI) tăng trưởng đều đặn trong vòng vài thập kỷ vừa
qua. Tuy nhiên đằng sau chỉ số phát triển con người còn
rất nhiều sự chênh lệch trong một nước cũng như giữa
các nước với nhau.
Chỉ số phát triển con người của các nước Hạ lưu vực sông
Mê Công (1990–2007)
Chỉ số phát triển con người
1990 1995 2000 2007
Campuchia Không có 0,540 0,547 0,593
Lào 0,478 0,524 0,563 0,619
Thái Lan 0,712 0,745 0,761 0,783
Việt Nam 0,590 0,672 0,711 0,725
Trung bình ở Châu Á 0,724
Mặc dù đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong
hai thập kỷ qua, Campuchia vẫn là một trong những nước
nghèo nhất thế giới. Trung bình 35% dân số Campuchia sống
dưới mức chuẩn nghèo của quốc gia tuy nhiên ở nhiều vùng
nông thôn con số này lên tới gần 80%. Nền kinh tế đang
đi lên với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp chiếm 70%
lao động. Khoảng 35% dân số không có nước sạch sử dụng.
6
Tương tự như vậy, tại CHND Lào nạn nghèo đói vẫn còn
trải rộng với 33% dân số sống dưới mức đói nghèo. một
nửa số các hộ dân không có nước an toàn sử dụng và một
nửa số các bản làng không có đường đến vào mùa mưa.
Nghèo đói tập trung nhiều nhất ở vùng cao nguyên phía
nam nằm sát biên giới với Việt Nam. Tỷ lệ nghèo đói ở các
bản làng miền núi phía Bắc thấp hơn và tỷ lệ này là thấp
nhất ở các đô thị và xung quanh các thị xã lớn nhất. Trong
những năm vừa qua tuổi thọ trung bình tăng cao đặc biệt
là ở CHND Lào với mức tăng từ 54 tuổi năm 2000 lên đến
64 tuổi năm 2007. Mặc dù vậy, CHND Lào và Campuchia
vẫn là hai nước có tuổi thọ trung bình thấp hơn mức tuổi
thọ trung bình là 69 tuổi tại các nước đang phát triển ở
Đông Á và vùng Thái Bình Dương.
Điều kiện sức khoẻ trẻ em ở Campuchia và CHND Lào
vẫn ở mức thấp mặc dù đã có những tiến bộ trong những
năm vừa qua. Từ năm 2000 đến 2006 tỷ lệ tử vong trẻ sơ
sinh ở Campuchia giảm từ 88 trên 1000 ca sinh sống xuống
còn 65 trên 1000 ca và ở Lào giảm từ 92 xuống còn 59 trên
1000 ca. Tỷ lệ này ở cả hai nước vẫn còn cao hơn mức trung
bình của Đông Nam Á là 27 trên 1000 ca. Ở Campuchia,
36% trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng.
Thái Lan và Việt Nam có tốc độ phát triển cao hơn. Thái
Lan đã đạt được 9 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, sớm
hơn nhiều trước thời hạn vào năm 2015. Số người dân
sống dưới mức đói nghèo giảm từ 27% năm 1990 xuống
12% năm 2004.
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong
việc xoá đói giảm nghèo với tỷ lệ dân số sống dưới mức
đói nghèo của quốc gia giảm từ 75% năm 1990 xuống còn
16% năm 2006, mặc dù có sự chênh lệch cao giữa vùng
nông thôn và thành thị với bộ phận dân số nghèo ở nông
thôn chiếm 45% và ở thành thị là 18%. Các nhóm dân tộc
thiểu số vẫn chưa được hưởng nhiều lợi ích từ những thành
tựu phát triển đạt được trong thập kỷ vừa qua, đặc biệt là
ở những vùng nông thôn nơi mà việc cải thiện điều kiện
sống diễn ra chậm hơn rất nhiều.
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là khu vực
sản xuất nông nghiệp có mật độ dân cư đông nhất toàn
lưu vực với số dân hơn 17 triệu người (chiếm 21% tổng
dân số Việt Nam). Đồng bằng sông Cửu long đã trở thành
khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của Việt
Nam, chiếm hơn 50% tổng sản lượng lương thực chủ yếu
và 60% sản lượng thủy sản.
7
Sinh kế phụ thuộc vào một
lưu vực sông lành mạnh
Hệ thống sinh thái đa dạng của lưu vực sông Mê Công là nền tảng cho một loạt các hoạt động sinh
kế và đem lại an ninh lương thực cho hầu hết người dân
nông thôn sinh sống ở khu vực này. Những cánh đồng
bị ngập lũ được sử dụng để trồng lúa và đồng thời đem
lại nguồn thuỷ sản, cung cấp lượng đạm và thu nhập
cho người dân trên toàn lưu vực. Diện tích rừng rộng
lớn đem lại nguồn đa dạng sinh học đặc biệt và cung
cấp củi đốt cũng như các sản phẩm của rừng khác cho
người dân bản địa.
Nông nghiệp dựa vào tài nguyên đất
mầu mỡ của vùng châu thổ sông
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất ở Hạ
lưu vực Mê Công. Hơn 10 triệu hécta đất nông nghiệp
được sử dụng để trồng lúa – ngành nghề chủ yếu của
người dân trong khu vực. Tại đồng bằng sông Cửu Long
là khu vực có sản lượng nông nghiệp cao nhất, nông dân
trồng ba vụ lúa một năm. Sản lượng mỗi vụ từ 1 đến hơn 5
tấn trên một hécta. Trong năm 2005, khoảng 33,8 tấn gạo
được sản xuất tại vùng Hạ lưu vực Mê Công trong đó hơn
một nửa là ở Việt Nam. Thu nhập từ bán lúa gạo là nguồn
thu nhập phổ biến của hơn một nửa số dân cư sinh sống
ở hành lang sông Mê Công.
Ở tất cả các nước Hạ lưu vực Mê Công, sản lượng gạo
đã tăng khoảng 3% một năm kể từ đầu những năm 1990.
Ở Campuchia sản xuất và sản lượng gạo của cả vụ mùa
mưa và mùa khô cùng tăng. Tại CHND Lào, trồng lúa vụ
mùa mưa ở vùng đất trũng là hệ thống sản xuất quan trọng
nhất và đang tiếp tục được mở rộng. Diện tích trồng lúa
vùng cao thường gắn liền với lối canh tác du canh du cư đã
giảm. Tại đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam, mặc dù
diện tích sản xuất nông nghiệp giảm trong vòng hai thập
kỷ qua, việc năng suất tăng cao dẫn đến tăng sản lượng.
Tuy nhiên, việc năng suất tăng cao thường đi liền với sử
dụng nhiều thuốc trừ sâu và hệ quả là nhiều diện tích trồng
lúa ở đồng bằng sông Cửu long không còn phù hợp cho
việc nuôi trồng thủy sản. Tại vùng Đông bắc Thái Lan, hơn
80% diện tích đất canh tác được sử dụng để trồng lúa và
xen lẫn lúa với các vụ mùa vùng cao khác. Diện tích thu
hoạch lúa ở Thái Lan đã giảm nhẹ trong khoảng thời gian
từ năm 2000 đến năm 2005.
8
9Canh tác lúa có nhiều khả năng vẫn sẽ là nền tảng của
ngành nông nghiệp tại vùng Hạ lưu vực Mê Công trong
vài thập kỷ tới. Trong vòng 20 năm tới sản lượng được dự
đoán sẽ tăng, có thể đáp ứng nhiều hơn mức tăng dân số.
Sản lượng sẽ tăng ở những diện tích lớn đã có hệ thống
kênh thủy lợi và nhờ vào việc ứng dụng các giống lúa mới
cho sản lượng cao.
Thuỷ lợi là lĩnh vực sử dụng nhiều nước nhất tại Hạ lưu
vực Mê Công, hàng năm tiêu thụ ước tính khoảng 41,8 tỷ
khối nước ngọt. Hơn một nửa lượng nước này được sử
dụng tại khu vực đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam,
tiếp đó đến Thái Lan, CHND Lào và Campuchia. Diện tích
đất được cung cấp nước bởi hệ thống thuỷ lợi đã dần được
mở rộng ở cả bốn nước Hạ lưu vực Mê Công từ những năm
90. Một đánh giá gần đây về hệ thống thuỷ lợi vùng Hạ lưu
vực Mê Công cho thấy có gần 15.000 công trình thuỷ lợi
lớn nhỏ bao gồm cả thuỷ lợi dựa vào trọng lực cũng như
thuỷ lợi bằng hệ thống máy bơm.
Ngoài mục đích chủ yếu để trồng lúa, các cánh đồng
nông nghiệp còn đem lại những lợi ích khác ví dụ như là
nơi sinh trưởng của cá và các loài khác bao gồm cả động
vật thân mềm, tôm, và ếch, là những nguồn thức ăn quan
trọng. Những cánh đồng này cũng có vai trò qua trọng
trong việc giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt.
Một xu hướng đáng kể trong phát triển nông nghiệp
tại lưu vực là sự gia tăng nhanh các diện tích trồng cao
su và các loại cây năng lượng cho mục đích thương mại,
một phần là do giá cả năng lượng tăng cao và do nhu cầu
xuất khẩu khí đốt sinh học sang thị trường các nước lân
cận. Việc mở rộng nông nghiệp đặt ra những thách thức
lớn về việc mất đi đa dạng sinh học và diện tích bao phủ
rừng do sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc phá rừng tại Hạ lưu vực Mê Công. Trong những
năm gần đây việc khai hoang lấy đất làm nông nghiệp đã
gây ra những tác động lớn tới diện tích rừng hơn là việc
khai thác gỗ.
Rừng là mấu chốt trong
quản lý nguồn nước
Phát triển kinh tế toàn cầu và ở cấp quốc gia gây ra những áp lực đáng kể đến tài nguyên rừng ở các nước
vùng Hạ lưu vực Mê Công. Tất cả các vấn đề như tăng dân
số, phát triển mở rộng và tác động của chính sách đều gây
ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.
Diện tích rừng ở các nước vùng Hạ lưu vực Mê Công
là 54 triệu hécta tương đương với 43% tổng diện tích đất.
Mặc dù diện tích rừng dành cho công tác bảo tồn đã tăng
lên gần 1/3 kể từ năm 1999 đến năm 2005 từ khi các
chính sách bảo vệ môi trường và các phương thức thúc
đẩy tái tạo rừng dành được nhiều sự hỗ trợ, diện tích rừng
nguyên sinh (chưa bị tác động) trong khu vực đang ngày
càng giảm. Chất lượng của các nguồn tài nguyên từ rừng
cũng đang giảm sút do rừng nguyên sinh đang dần bị biến
chuyển thành rừng tái sinh (rừng mọc lại) và diện tích rừng
trồng chuyên biệt mở rộng.
Việt Nam đã mất đi 10% diện tích rừng nguyên sinh
mỗi năm trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2005. Tỷ
lệ này ở Campuchia là 6%. Những thay đổi về tài nguyên
rừng ở Việt Nam và Thái Lan đã bắt đầu diễn biến theo
chiều hướng khác với ở CHND Lào và Campuchia. Ở Việt
Nam do nhu cầu về các sản phẩm từ rừng còn cao, các
dự án trồng rừng phát triển mạnh dẫn đến việc tổng diện
tích rừng được mở rộng. Ngành công nghiệp đồ gỗ ở Việt
Nam được mở rộng phần lớn là do phát triển trồng rừng
trong khi đó Thái Lan đã nhân đôi sản lượng các sản phẩm
giấy trong thập kỷ qua.
Tại Thái Lan, các phương thức bảo vệ rừng được triển
khai từ hai thập kỷ trước đây đang đem lại kết quả. Mặc
dù tổng diện tích rừng tiếp tuc suy giảm nhưng với tốc độ
chậm lại. Các diện tích trồng gỗ tếch và gỗ để dùng làm
bột giấy chiếm phần lớn tổng diện tích rừng được mở rộng
tại quốc gia này, bao gồm 1,1 triệu hécta rừng trồng được
bảo vệ (tức là rừng trồng với mục đích chính nhằm bảo vệ
đất và tài nguyên nước).CHND Lào và Campuchia vẫn đang
trong giai đoạn khởi đầu của việc phát triển lâm nghiệp.
Tại Campuchia diện tích rừng trồng là không đáng kể với
mức tăng trưởng còn ít trong khi mức độ khai thác rừng tự
10
20 –
18 –
16 –
14 –
12 –
10 –
8 –
6 –
4 –
2 –
0 –
A
re
a
(m
ill
io
ns
h
a)
l l l l l
Cambodia Lao PDR Thailand Viet Nam
1990
2000
2005
D
iệ
n
tic
h
(1
00
0
ha
)
Cam-pu-chia Lào PD Thái Lan Việt Nam
Mật độ bao phủ rừng ở các nước vùngHạ lưu vực Mê Công
nhiên lại rất lớn. Tại CHND Lào, trồng rừng đang phát triển
mặc dù tổng diện tích rừng trồng còn chưa cao.
Nếu như mức độ phá rừng tiếp tục ở tốc độ như trong
giai đoạn 2000 – 2005, đến năm 2020 Campuchia sẽ mất
thêm 2,7 triệu hécta diện tích rừng, CHND Lào sẽ mất 1,1
triệu hécta và Thái Lan sẽ mất 800.000 hécta trong khi đó
diện tích rừng bao phủ ở Việt Nam sẽ tăng lên, chủ yếu là
do phát triển rừng trồng - khoảng 4,4 triệu hecta.
Tại CHND Lào, Campuchia và Việt Nam, những diện tích
được bảo vệ nằm gần các khu vực phát triển đang bị đe
doạ nghiêm trọng với nguy cơ bị mất nguồn tài nguyên
và đa dạng sinh học. Gỗ, động thực vật hoang dã và các
sản phẩm khác từ rừng đang bị khai thác một cách thái
quá gây ra những tổn hại đối với các loài vật cư trú và các
dịch vụ môi trường đồng thời ảnh hưởng tới sự sinh tồn
của người dân bản địa.
Ngoài việc khai thác gỗ nặng nề, cháy rừng cũng đã
trở thành một nguyên nhân dẫn đến mất diện tích rừng
và đe doạ nghiêm trọng đến sự bình ổn của hệ sinh thái.
Nông dân đốt lửa để khai hoang và kích thích sự mọc tái
tạo. Đốt lửa nhỏ cũng được sử dụng để giải phóng năng
lượng của rừng. Tuy nhiên, hàng năm việc đốt lửa không
kiểm soát được đã dẫn đến việc phá huỷ rừng trên diện
rộng. Với việc mạng lưới giao thông được mở rộng và các
hoạt động của con người ngày càng mở rộng ở các vùng
mà trước đây không có người sinh sống có thể dẫn đến
tình trạng gia tăng cháy rừng thường xuyên trong vài năm
tới và nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình
trạng suy thoái rừng nghiêm trọng.
Các sản phẩm ngoài gỗ từ rừng như tre, mây, các loại
cây thuốc và cây cho dầu để làm tinh dầu là nguồn thu
nhập quan trọng cho hàng nghìn hộ dân sống dựa vào
rừng ở Hạ lưu vực Mê Công cũng như là nguồn an sinh
trong những thời kỳ thiếu thốn. Các hệ thống sản xuất bền
vững đã được phát triển cho một vài loại sản phẩm nhưng
đối với các sản phẩm khác như sản phẩm từ mây thì khai
thác rầm rộ là một vấn đề đang trở nên nghiêm trọng, gây
thách thức cho ngành công nghiệp rất có giá trị này.
11
Nguồn thuỷ sản lớn nhất thế giới
nuôi sống cả vùng lưu vực sông
Hoạt động thuỷ sản trong đất liền ở lưu vực sông Mê Công được xếp vào loại lớn trên thế giới với tổng sản
lượng vào khoảng 3,9 triệu tấn năm 2008 trong đó có 1,9
triệu tấn từ đánh bắt và 2 triệu tấn từ nuôi trồng. Tổng giá
trị kinh tế của ngành thuỷ sản ở sông Mê Công được ước
tính ở mức từ 3.9–7.0 tỷ USD trong năm 2008.
Ngoài giá trị ngoại tệ đem tại từ hoạt động thuỷ sản
ở Mê Công, đánh bắt cá còn có tầm quan trọng đặc biệt
đối với kinh tế hộ gia đình. Ở CHND Lào hơn một nửa dân
số làm nghề đánh cá và nghề này cung cấp đến 20% thu
nhập của hộ gia đình. Ở miền Nam Lào đánh bắt cá có
vai trò đặc biệt quan trọng do có tới 80% số hộ dân làm
nghề. Thu nhập từ đánh bắt cá đem lại tiền mặt để mua
lúa giống vào thời điểm cuối mùa khô kéo dài nhưng giá
trị của hoạt động này còn ở chỗ nó đem lại an ninh lương
thực và dinh dưỡng.
Ngành thuỷ sản ở Mê kông đóng vai trò chủ đạo trong
việc cung cấp lương thực cho cư dân trong vùng. Cá là
nguồn cung cấp chất đạm động vật chính và là nguồn chất
dinh dưỡng vi lượng thiết yếu. Mức tiêu thụ cá và các loại
thuỷ sản khác ở lưu vực là vào khoảng từ 29–39 kg trên một
người một năm, vào loại cao nhất trên toàn thế giới.
Hoạt động đánh bắt cá tại vùng Hạ lưu vực Mê Công
chủ yếu là đánh bắt hộ gia đình quy mô nhỏ và hình thức
này đóng góp phần lớn sản lượng đánh bắt. Trên toàn lưu
vực, ngư dân đang phản ánh tình hình sản lượng giảm sút,
kích cỡ cá trung bình giảm và tỷ lệ các loài cá săn mồi lớn
đánh bắt được giảm. Mặc dù việc theo dõi hoạt động đánh
bắt cá Dai tại Biển hồ trong vòng 12 năm qua không cho
thấy sự giảm sút trong tổng sản lượng đánh bắt nhưng đã
cho thấy dấu hiệu của việc đánh bắt quá mức – số lượng
cá ăn thịt kích cỡ lớn đã giảm và phần nhiều lượng cá đánh
bắt được là cá nhỏ.
Một nghiên cứu tiến hành trong vòng ba năm về khối
lượng đánh bắt được của các cơ sở đánh bắt thương mại
dọc bờ sông Mê Công cho thấy lượng cá đánh bắt trên
sông không có tính ổn định qua thời gian, sản lượng đánh
bắt được có mối liên quan đến những luồng cá di cư, tức
là các loài phụ thuộc vào mực nước hoặc dòng chảy của
sông.
12
Dự đoán mức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản vùng Hạ lưu vực Mê Công
(2008)
Nước
Trong đất liền
Các loại
hải sản2
Tổng số
thuỷ hải
sản Cá
Các loài
thuỷ sản
khác1
Cá và các
loài thuỷ
sản khác
Campuchia 555 121 676 13 689
CHND Lào 185 45 230 3 232
Thái Lan 740 196 937 134 1070
Việt Nam 746 173 920 140 1059
TỔNG SỐ 2217 535 2752 294 3045
1Các loài thủy sản khác; 2Cá và các loại hải sản nhập vào Hạ lưu vực Mê Công và bán
ngoài chợ.
Do lũ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sinh sản
và tầm quan trọng của việc cá có thể vào đẻ trứng tại các
diện tích bị ngập lụt và di chuyển giữa các môi trường
sống khác nhau, việc bảo tồn sự đa dạng tự nhiên trong
hệ thống thuỷ văn của dòng sông trong một năm và giữa
các năm là đặc biệt quan trọng để đảm bảo tính đa dạng
cao của các loài thuỷ sản.
Môi trường lũ nhiệt đới đặc biệt có thể chịu được áp
lực lớn từ hoạt động đánh bắt cá do số lượng cá con được
sinh nở trên diện tích đất rộng lớn bị ngập lụt theo mùa
hàng năm là rất lớn. Tuy nhiên những thay đổi xảy ra trong
môi trường này như việc xây dựng các con đập và các công
trình hạ tầng, việc lấy nước cho các mục đích sử dụng khác,
việc phát quang rừng ngập lũ, phá huỷ rừng đầu nguồn
và ô nhiễm môi trường cục bộ đều là các nguyên nhân
gây suy giảm số lượng thuỷ sản và dẫn đến suy giảm sản
lượng đánh bắt.
Mặc dù đánh bắt thuỷ sản vẫn đang chiếm khoảng
một nửa sản lượng cá của lưu vực, ngành nuôi trồng thuỷ
sản cũng đang từng bước trở nên quan trọng. Ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long (trong lưu vực sông Mê Công),
sản lượng đạt tới 1,6 triệu tấn vào năm 2008. Các mặt
hàng cá nuôi chiếm lĩnh thị trường tại các thành phố tại
Thái Lan và CHND Lào. một phần lớn trong mức tăng cao
này là do việc phát triển nuôi trồng cá rô phi, cá da trơn và
tôm. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt khoảng một triệu
tấn một năm.
Sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long
(không bao gồm các hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ)
13
■ Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ■ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
■ Lượng đánh bắt thượng mai trong đất liền
Sả
n
lư
ợn
g
(t
ấn
/n
ăm
)
1,600,000 –
1,400,000 –
1,200,000 –
1,000,000 –
800,000 –
600,000 –
400,000 –
200,000 –
0 –
Pr
od
uc
tio
n
(t
on
ne
s/
ye
ar
)
l l l l l l l l l l
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Brackish culture Freshwater cul ure Inland commercial capture
Nước và vùng đất ngập nước –
Một báo cáo khả quan
Đánh giá sức khỏe sinh thái của một con sông cần dựa trên một số những nhân tố bao gồm chất lượng
nước, dòng chảy và môi trường ven sông. Sự giao động
lên xuống của dòng Mê Công hàng năm là nguyên nhân
chính cho sự giàu có của con sông này và các vùng đất
ngập nước lân cận, góp phần tạo dựng những môi trường
sống và nguồn thức ăn cho nhiều loài động thực vật. Trong
điều kiện lưu vực sông Mê Công ngày càng phát triển như
hiện nay, cần phải tiếp tục các hoạt động giám sát để phát
hiện những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh
vật đặc hữu của vùng và các môi trường sống vùng đất
ngập nước.
Chất lượng nước
Các hoạt động giám sát thường xuyên kể từ năm 1985
cho thấy chất lượng nước sông Mê Công nhìn chung là tốt
ngoại trừ một số khu vực gần các trung tâm đô thị hoặc
các diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
dày đặc. Tại các trạm giám sát ở dòng chính, kết quả đo
lường cho thấy mức độ tập trung chất dinh dưỡng thấp
trừ ở một số trạm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
nơi có mức dinh dưỡng khá cao do nguyên nhân chủ yếu
là sự tập trung dân cư và thâm canh nông nghiệp. Triều
hướng nồng độ độ phốt-pho và ni-tơ ở vùng đồng bằng
cho thấy sự giảm sút chất lượng nước. Nồng độ a-mô-ni
ở dọc sông vẫn ở mức dưới mức tiêu chuẩn cho phép của
quốc gia nhưng đã tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm
2008, với nồng độ cao đo được ở phía trên vùng lưu vực
gần ngã ba sông giữa Viên-chăn và phía bên Campuchia
của sông Bassac.
Chất lượng nước ở tất cả các trạm giám sát ở dòng
chính đều được đánh giá ở mức ‘xuất sắc’ cho việc bảo vệ
các loài sinh vật nước trong giai đoạn 2000 – 2008. Tuy
nhiên ở một số dòng nhánh thì chất lượng nước chỉ được
đánh giá ở mức ‘tạm được’, có nghĩa là một số loài có thể
bị đe dọa hoặc giảm thiểu. Điều này cho thấy những ảnh
hưởng của việc phát triển nông nghiệp và việc sử dụng
phân bón cũng như của quá trình đô thị hoá.
Trong khi việc giám sát chất lượng nước chỉ ra hiện
trạng môi trường nơi các sinh vật sinh sống, kết quả giám
14
sát này không đánh giá trực tiếp hiện trạng của các sinh
vật này. Phương pháp giám sát sinh học – giám sát hiện
trạng của một số nhóm sinh vật chính – là thước đo để
đánh giá tình trạng sinh thái học của sông. Trong vòng hơn
năm năm, giám sát sinh học tại 60 điểm ở một loạt các môi
trường khác nhau cho thất các dòng chảy chính ở vùng Hạ
lưu vực Mê Công chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự
phát triển tài nguyên nước hay xả chất thải mặc dù ở một
số khu vực đã bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại.
Những nghiên cứu gần đây ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long cho thấy sự hiện diện của một số chất gây ô
nhiễm vô cơ có mặt dai dẳng trong lớp tích tụ và các sinh
vật dưới nước (thực vật phù du, loài giáp xác và cá) với chất
DDT là chất gây ô nhiễm chính.
Mức độ kim loại nặng tăng cao đã được phát hiện tại
các khu vực có mật độ giao thông tàu thuyền cao hoặc
mật độ tập trung dân cư cao, chủ yếu ở khúc sông phía
dưới Phnôm Pênh và ở đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển công nghiệp ở vùng Hạ lưu vực Mê Công vẫn
ở trong giai đoạn khởi đầu tuy có sự tăng nhanh. Nhu cầu
về nước dùng trong công nghiệp được dự đoán sẽ tăng
nhanh ở tất cả các nước Hạ lưu vực sông Mê Công, đặc biệt
là CHND Lào và Campuchia trong vài thập kỷ tới.
Ô nhiễm nước từ các nguồn công nghiệp đã được
xác định ở vùng Hạ lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là ở
các thành phố thủ đô như Viên Chăn và Phnôm Pênh và
nhìn chung là ở vùng Đông bắc Thái Lan và đồng bằng
sông Cửu Long. Việc xử lý chất thải lỏng công nghiệp nhìn
chung còn hạn chế và việc xử lý, loại bỏ các chất thải công
nghiệp độc hại chưa được thực hiện hiệu quả. Cho đến
nay, ô nhiễm nước công nghiệp chủ yếu tập trung quanh
các nhà máy và phía dưới các khu vực đô thị lớn. Dự đoán
vấn đề này sẽ tăng lên trong một vài năm tới khi ngành
công nghiệp được mở rộng.
15
Đất ngập nước
Đất ngập nước đóng vai trò thiết yếu trong đời sống của
tất cả các loài động thực vật và sự phát triển kinh tế xã hội
trong lưu vực. Sông Mê Công và tất cả các dòng nhánh,
nước tù đọng, các hồ và đầm lầy tạo nên các hệ sinh thái
rất riêng biệt như các vũng sâu trong lòng sông, các đầm
lau sậy và rừng ngập mặn.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy người dân nông
thôn sử dụng một lượng lớn các loài đánh bắt được từ
các vùng đất ngập nước. Trong một mùa, ở các hệ thống
sinh thái lúa ở Campuchia, Trung Quốc, CHND Lào và Việt
Nam, các loài này bao gồm 145 loài cá, 11 loài giáp xác,
15 loài động vật thân mềm, 13 loài bò xát, 11 loài lưỡng
cư, 11 loài côn trùng và 37 loài cây. Các loài này có mặt
tại các môi trường sống khác nhau ở cả những vùng bị
ngập thường xuyên hay chỉ bị ngập theo mùa, bao gồm
các nhánh sông chảy quanh năm, ao, đầm lầy và các rừng
ngập nước. Cùng với việc sử dụng trực tiếp để trồng lúa
và đánh bắt cá nước ngọt, các vùng đất ngập nước còn
có các chức năng gián tiếp khác mặc dù có thể không rõ
bằng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Các vùng
đất ngập nước tự nhiên có chức năng thẩm thấu nước lũ
để trách tình trạng thiên tai xảy ra trong mùa mưa. Biển
hồ ở Campuchia là một ví dụ – diện tích của hồ tăng lên
từ bốn đến năm lần trong mùa mưa. Nếu không có khả
năng thẩm thấu tự nhiên này thì Phnôm Pênh sẽ bị ngập
hoàn toàn hàng năm.
Nhiều thành phố lớn trong lưu vực sông, bao gồm Viên
Chăn và Phnôm Pênh, xả nước thải đô thị vào những vùng
đất ngập nước tự nhiên này và nước thải được xử lý đáng
kể trước khi chảy ra sông.
Đất ngập nước hình thành do sự chuyển tiếp của
hệ sinh thái nước sang hệ sinh thái đất, do vậy chỉ một
thay đổi nhỏ về lượng, thời gian hoặc thời hạn của dòng
chảy có thể dẫn đến những thay đổi lớn về tính chất,
các loài động thực vật và các chu trình của vùng đất
ngập nước.
16
17
Sự đa dạng sinh học
Lưu vực sông Mê Công là một trong những khu vực có đa dạng sinh học giàu có nhất trên thế giới và cũng đang
trong tình trạng bị đe doạ nhất. Đất ngập nước và các hệ
thống sinh thái rừng cung cấp một loạt các môi trường
sống cho một tập hợp động thực vật đáng kinh ngạc ở
đây. Theo ước tính gần đây thì quần thể sinh vật của vùng
Mê Công rộng lớn bao gồm 20.000 loài cây, 430 loài động
vật có vú, 1.200 loài chim, 800 loài bò sát và lưỡng cư, 850
loài cá và vẫn còn nhiều loài khác đang được phát hiện.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, mức
tăng dân số và các hình thái tiêu dùng đang đặt ra áp lực
đối với môi trường.
Nhiều môi trường sống quan trọng cho các loài chim đã
bị giảm sút bởi sự tiêu nước vùng đất ngập nước, sự chăn
thả quá mức, khai thác bùn , xây dựng hồ chứa, sử dụng
thuốc trừ sâu và thay đổi phương thức canh tác. Ngoài việc
các môi trường sống bị giảm sút và phá vỡ, sự tồn tại của
các loài chim còn bị đe doạ bởi việc con người thu nhặt
trứng làm thức ăn, săn bắn và mua bán chim.
Sông Mê Công có tài nguyên cá đa dạng bao gồm một
số lượng các loài cá lớn có vẻ như đang giảm sút, trong đó
có loài cá đang bị đe doạ nguy cấp là loài cá tra dầu (Pan-
gasianodon gidas). Mối đe dọa đến các loài cá lớn di cư trên
sông Mê Công bao gồm việc phát triển các cơ sở hạ tầng
như đập ngăn nước làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của
sông và ngăn hướng di cư của cá. Khi không có khả năng
bơi ngược xuôi dòng cá sẽ ít có cơ hội sinh sản hơn.
Các vùng đất đai rộng lớn ở Hạ lưu vực Mê Công vẫn
duy trì được một số khu vực còn gần như là môi trưồng
sống nguyên thủy cho các loài chim nước với hệ thống
những cánh rừng thay lá trải rộng, các vùng đất ngập nước
theo mùa, các cánh đồng cỏ và các môi trường sống bên
bờ sông. Biển hồ là nơi cư trú đặc biệt quan trọng cho các
loại chim lớn sống ở vùng đầm nước. Năm 2006 chính
phủ Campuchia đã quyết định dành hơn 258 km2 diện
tích đồng cỏ để bảo vệ môi trường sống này khỏi bị biến
thành đất trồng lúa.
Mặc dù sông Mê Công và các dòng nhánh của nó vẫn
đang cung cấp những điều kiện thuận lợi cho các môi
trường sống gần như hoang sơ bên sông và cho các loài
chim ở vùng Đông Nam Á, môi trường sinh sống của các
loài chim vùng đất ngập nước đang ngày càng bị ảnh
hưởng bởi sự xuất hiện của con người đặc biệt là lượng
giao thông của các tàu thuyền gắn máy. Các vùng đất
ngập nước và đồng cỏ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng
đang bị đe doạ bởi hoạt động thâm canh nông nghiệp
trên diện rộng.
Vùng lưu vực sông Mê Công là nơi cư trú của một số
loài động vật lưỡng cư và động vật bò sát quý hiếm và
đang bị đe doạ bậc nhất trên thế giới, tuy nhiên một số
đông các loài vật này đã bị triệt tiêu bởi các hoạt động săn
bán và buôn bán. Rất nhiều loài rùa nước và rùa lưỡng cư,
rắn và thằn lằn bị săn bắn để lấy thịt và bán để làm thức
ăn hoặc làm thuốc ở các chợ địa phương. Các loài bò sát
chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại động vật bị buôn
bán tại Việt Nam và các cách thức thu hoạch mùa vụ ở một
số nơi được xem là không có tính bền vững và đe doạ đến
sự sinh tồn của một số loài.
Sông phục vụ cho buôn bán và vận chuyển
Sông Mê Công đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của con người giữa các thị
trấn bên dòng sông hàng ngàn năm nay. Ngày nay dòng
sông đã trở thành đường nối quan trọng với các tuyến
thương mại quốc tế và các ngày càng thu hút nhiều khách
du lịch. Khi vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn qua một
chặng đường dài thì vận chuyển bằng đường sông rẻ và
hiệu quả hơn là bằng đường bộ và cũng là giải pháp tốt
hơn cho môi trường.
Mặc dù việc vận chuyển bằng đường sông cũng có
những khó khăn như sự thay đổi lên xuống của mực nước
giữa các mùa và có những đoạn sông hẹp và nước chảy
xiết, mỗi năm hơn 300.000 tấn hàng hoá được vận chuyển
giữa Kunming, Trung Quốc và Băng Cốc. Khối lượng hàng
hoá được vận chuyển qua đường sông tăng lên đến hai lần
trong vòng bốn năm cho đến năm 2008. Trao đổi thương
mại qua đường thủy ở các nước cuối nguồn sông Mê Công
là Việt Nam và Campuchia tăng đáng kể. Khối lượng con-
teno hàng vận chuyển qua cảng Phnôm Pênh tăng gấp
đôi từ 278.000 tấn vào năm 2005 lên 430.000 tấn vào năm
2009. Ở khu vực đồng bằng sông Cửu long, tốc độ phát
triển cũng rất đáng lưu ý với tổng khối lượng hàng hoá vận
chuyển hàng năm tăng từ 1.145.000 tấn vào năm 2005 lên
2.843.000 tấn năm 2008.
Với nỗ lực nâng cao tính an toàn của giao thông trên
sông, các kênh giao thông đã được khảo sát và đánh dấu
bằng một loạt các công cụ sáng tạo. Đèn hiệu cho các xà
lan và thuyền lớn dọc sông Mê Công đoạn từ Phnôm Pênh
đến vùng đồng bằng đã tạo điều kiện cho giao thông suốt
24 tiếng một ngày. Song song với hỗ trợ về mặt công trình,
nhiều đoạn trên sông Mê Công hiện đã đạt tiêu chuẩn
giao thông thủy quốc tế nhờ việc trang bị các hệ thống
thông tin hiện đại như các bảng lái thuyền điện tử và hệ
thống định vị tự động để hỗ trợ giao thông đường sông
một cách an toàn và hiệu quả.
Những thoả thuận có tính pháp lý cho tự do giao thông
thủy xuyên biên giới đã cung cấp cơ sở vững chắc cho vận
chuyển quốc tế trong khu vực. Trong lĩnh vực này, Ủy hội
sông Mê Công đã phối hợp với Campuchia và Việt Nam để
thiết lập một thoả thuận về giao thông đường sông – là một
bước đột phá trong quan hệ kinh tế song phương giữa hai
nước. Thoả thuận này được ký vào tháng 12 năm 2009.
Tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc gia tăng lưu lượng
giao thông thủy là khả năng gây ô nhiễm môi trường tăng
18
19
cao vì hiện nay số lượng các phương tiện tàu thuyền chạy
bằng dầu đi-ê-den di chuyển trên sông ngày càng nhiều.
Mặc dù việc trao đổi thương mại các sản phẩm xăng dầu
và khí đốt giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã tăng
mạnh trong vòng vài năm trở lại nhưng hiện có rất ít những
phương thức bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo an toàn
khi vận chuyển và trữ các loại hàng hoá nguy hiểm này. Các
kho chứa dầu và khí đốt dọc bên sông ở Campuchia và Việt
Nam đang là một mối lo ngại lớn vì rất nhiều kho chứa này
không có kế hoạch dự phòng hay trang thiết bị và nguồn
lực cần thiết để xử lý các trường hợp chảy tràn khẩn cấp.
Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phòng chống và xử lý
các trường hợp ô nhiễm do chảy dầu, duy trì các bến tàu
ở địa phương, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và có các
hoạt động giám sát ở cấp địa phương và khu vực.
Việc phát triển thuỷ điện trên sông sẽ tăng mực nước
sông vào mùa khô và sẽ nâng cao khả năng vận chuyển
bằng đường thuỷ, đem lại những lợi ích kinh tế.
Du lịch cũng đang phát triển trên suốt cả chiều dài của
con sông. Có khoảng từ 20.000 đến 25.000 lượt khách đi
du thuyền ở Thượng nguồn sông Mê Công (chủ yếu là giữa
Houei Sai và Luang Prabang). Hạ nguồn Mê Công là nơi dễ
đến hơn và cũng là địa điểm thu hút khách du lịch hơn.
Có 71.889 khách du lịch đến Campuchia bằng đường thuỷ
năm 2008 và cùng năm Việt Nam cũng tiếp đón 157.198
khách qua đường thuỷ.
Chi phí tương quan của các loại hình vận chuyển trên hàng
lang Mê Công.
l l l
Distance (Km) US$ per TEU1 US$ per 1000 TEU-Km
600 –
500 –
400 –
300 –
200 –
100 –
0 –
1TEU = 20-foot equivalent unit
■ IWT 530 155.44 293.06
■ Rail 435 175.51 403.48
■ Road 251 106.17 422.97
IWT = Giao thông thủy trong đất liền, Rail = tầu hỏa, Road = đường bộ
1TEU = đơn vị đo lường tương đương với 20 phít
Những thách thức trong tương lai
Hệ thống sông Mê Công phải đối mặt với một số những thách thức lớn về môi trường trong một
vài thập kỷ tới. Các dự án phát triển thuỷ điện, mở rộng
mạng lưới thuỷ lợi và hệ thống giao thông đường thuỷ
kết hợp với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ
có những tác động đáng kể lên điều kiện môi trường
của dòng sông và trong một vài trường hợp, sẽ đe dọa
đa dạng sinh học của các hệ động thực vật dưới nước ở
vùng lưu vực và sinh kế của những dân cư sống dựa vào
các hệ thống này.
Chính phủ của tất cả các quốc gia Hạ lưu vực Mê Công
đều mong muốn phát triển thủy lợi, xây dựng các công
trình thuỷ điện và sử dụng tài nguyên nước cho các mục
đích khác nhằm đem lại lợi ích cho hàng triệu dân nghèo
tại các vùng nông thôn. Đồng thời các chính phủ cũng nhìn
nhận được rằng nhu cầu phát triển nguồn tài nguyên nước
và đem lại lợi ích cho người dân nông thôn cần phải được
cân bằng với nhu cầu hiện tại của những người nông dân
mà ngoài trồng trọt ra còn đang một phần sống dựa vào
đánh bắt thuỷ sản hoặc thu lượm lương thực và nguyên
liệu từ rừng và các vùng đất ngập nước.
20
Thuỷ điện
Mê Công trở thành vùng phát triển thuỷ điện tích cực nhất
trên thế giới. Ở vùng thượng lưu, Trung Quốc đang xây
dựng một bậc thang có thế lên tới tám công trình đập
thủy điện. Những dự án này có thể phân bổ một lượng
nước đáng kể từ mùa mưa sang mùa khô. Ở vùng hạ lưu,
các con đập mới đang được lên kế hoạch xây dựng cả trên
dòng chính cũng như các dòng nhánh của con sông. Tiềm
năng thuỷ điện vùng Hạ lưu vực Mê Công được ước tính ở
mức 30.000 MW, trong đó khoảng 10% đã được khai thác
từ các công trình trên các dòng nhánh của sông. Trong
tổng số 124 các công trình được xác định là hiện có, đang
được xây dựng và tiềm năng ở các dòng nhánh trong cơ
sở dữ liệu của MRC năm 2009, hơn 70% là ở CHND Lào và
10% ở Campuchia. Trong đó, các đề xuất dự án xây dựng
các công trình mới với vốn đầu tư tư nhân bao gồm ít nhất
là 11 đập trên dòng chính Hạ lưu Mê Công.
Tốc độ phát triển thuỷ điện nhanh trên các dòng
nhánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá
tác động tích luỹ của các con đập này, bao gồm cả ảnh
Công suất của các dự án thuỷ điện đang hoạt động, đang
được xây dựng và đang có kế hoạch xây dựng ở vùng hạ
lưu sông Mê-kông
Công suất (MW)
Nước Đang hoạt động
Đang được
xây dựng
Đang có
trong kế
hoạch/đề
xuất
Tổng số
Cam-pu-chia 1 - 5589 5590
CHND Lào 662 2558 17.686 20.906
Thái Lan 745 - - 745
Việt Nam 1204 1016 299 2519
Tổng số 2612 3574 23.574 29.760
hưởng tới chế độ dòng chảy, đường di cư của cá, chất
lượng nước và sự di chuyển trầm tích. Ảnh hưởng tích
luỹ này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi số lượng các
dự án đập nước sẽ tiếp tục tăng ở Hạ lưu vực Mê Công
trong tương lai gần.
Một hệ quả chính được báo trước của việc phát triển
thuỷ điện là lượng nước trong mùa khô của cả vùng sẽ
tăng lên do lượng nước được tích trữ trong mùa mưa được
sử dụng để sản xuất điện năng trong những tháng mùa
khô. Tỷ lệ giảm dòng chảy mùa mưa sẽ thấp hơn nhiều so
với thay đổi trong mùa khô. Tuy nhiên, khối lượng nước và
phân bổ lượng nước theo mùa không phải là các yếu tố
quan trọng duy nhất. Thời điểm chuyển giao mùa trong
năm biến động rất ít nên chỉ một thay đổi nhỏ cũng có
thể gây ra những hậu quả lớn cho môi trường.
Một ảnh hưởng dài hạn của các đập nước là vấn đề các
chất trầm tích sẽ bị giữ lại. Sông Mê Công chuyên chở rất
nhiều chất phù sa đem lại màu mỡ cho các vùng đất ngập
nước là nhân tố quan trọng đem lại sản lượng cao cho các
vùng như Biển hồ và đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy,
việc lượng phù sa của sông có thể bị giảm đi trên dòng
chính đặt ra một vấn đề lớn cần được quan tâm. Khoảng
một nửa số lượng phù sa của Hạ lưu vực Mê Công được
bắt nguồn từ thượng lưu. Ước tính là các đập đang được
xây dựng ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc sẽ giữ lại 90% tổng
lượng phù sa này. Những đập khác đang trong kế hoạch
xây dựng trên dòng chính của sông ở địa phận Lào cũng
như các đập trên dòng nhánh ở hạ lưu sẽ cộng hưởng
thêm vào tác động này.
Trong khi việc xây dựng các con đập sẽ đem lại cơ hội
cải thiện điều kiện đi lại của thuyền bè trên sông vì mực
nước sông sẽ ổn định hơn, các con đập cũng gây cản trở
cho các chuyến vận chuyển dài và qua biên giới các nước
trên sông Mê Công. Thêm vào đó, đập nước và tất cả các
chướng ngại vật khác đều gây cản trở cho việc sinh sản
và di cư của các loài cá.
Các vùng bị ngập lụt ở ngã sông giữa dòng chính sông
Mê Công và các dòng nhánh dễ có nguy cơ bị ngập do nước
đọng lại từ lũ trên dòng chính hoặc lũ kết hợp của dòng
chính và dòng nhánh.
21
Upper Mekong Basin
Lower Mekong Basin
Mekong mainstream
Mekong tributary
Chinese dams
Mainstream dams (planned)
Tributary dams (existing, under
construction and planned)
Chuẩn bị đối phó với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Vùng lưu vực sông Mê Công được dự đoán sẽ là một trong
những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi
khí hậu. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
cho rằng nhiệt độ, lượng mưa và dòng chảy hàng năm sẽ
tăng cũng như mực nước biển sẽ dâng, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đồng bằng sông Cửu Long.
Theo những dự báo về các thay đổi về lượng mưa và
nhiệt độ này thì mực nước sông Mê Công có thể sẽ tăng lên
trong cả mùa mưa và mùa khô. Mức nước tăng sẽ làm tăng
lượng nước cho sông vào mùa khô và đem lại lợi ích cho
hoạt động nông nghiệp nhưng cũng đồng thời làm tăng
nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa. Những vùng trũng ở phía
dưới Kratie và ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối mặt
với nhiều nguy cơ nhất. Sự khác biệt giữa những đặc điểm
chung ở từng vùng khác nhau trong lưu vực là khá lớn.
Tại đồng bằng sông Cửu Long nhân tố ảnh hưởng quan
trọng nhất đến tình trạng ngập lụt sẽ là do mực nước biển
tăng. Dự báo cho thấy khoảng 30% toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long sẽ bị ngập trong nước biển nếu mực nước
biển tăng lên một mét vào khoảng năm 2100.
Tình trạng trái đất ấm lên dự báo hiện tượng thay đổi
nơi cư trú của các loài động thực vật theo hướng chuyển
dần lên phía bắc hoặc lên nơi cao hơn ở khu vực miền
núi do mỗi loài chỉ thích ứng được với một tầm nhiệt độ
nhất định. Các loài cũng có mối liên hệ mật thiết với sự
lên xuống theo mùa của nước sông. Việc mực nước sông
thay đổi theo mùa do hệ quả của biến đổi khí hậu sẽ có
ảnh hưởng đáng kể đến thành phần của các loài và sự phát
triển của hệ sinh thái trong tương lai.
Sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng lên và lượng mưa giảm đi
ở một số vùng trong lưu vựccó thể dẫn đến việc suy giảm
dòng chảy và mực nước ngầm, gây ra tình trạng một số
diện tích đất ngập nước bị thu hẹp. Trong khi đó, ở một
vài khu vực khác có lượng mưa tăng thì diện tích và các
loại đất ngập nước tăng lên.
Những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cần
phải xem xét đến những yếu tố khác có khả năng làm
thay đổi các điều kiện ở Hạ lưu vực Mê Công. Các kịch
bản phát triển lưu vực đang được xây dựng dựa trên các
kế hoạch phát triển của bốn quốc gia ven sông. Việc kết
hợp kế hoạch phát triển lưu vực, trong đó có các kế hoạch
phát triển về thuỷ điện và thuỷ lợi cho 20 năm tới, và một
trong những kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC cho thấy
một vài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên dòng chảy sẽ
được giảm thiểu bởi tác động của các công trình xây dựng
trong kế hoạch phát triển lưu vực. Lý do chủ yếu cho hiện
tượng này đó là sức chứa của các hồ thuỷ điện và các con
đập thuỷ lợi.
22
Những ảnh hưởng của lũ và quản lý lũ
Khí hậu bão mùa nhiệt đới của vùng Hạ lưu vực Mê Công
có đặc điểm là lượng mưa phân bổ theo mùa và vì thế tạo
nên nhịp lũ hàng năm và hai mùa rõ rệt – mùa lũ và mùa
kiệt. Mặc dù lũ lớn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể,
lũ thông thường đem lại những lợi ích to lớn.
Thiệt hại do lũ lớn gây ra ở vùng Hạ lưu vực sông Mê
Công được ước tính trung bình ở mức 60 – 70 triệu đô la
Mỹ một năm và giá trị lợi ích lũ bình thường đem lại hàng
năm được tính ở mức 8 – 10 tỷ đô la Mỹ tức là vào khoảng
gấp 100 lần mức thiệt hại. Vì vậy, thách thức đặt ra ở đây là
phải giảm thiệt hại và các ảnh hưởng tiêu cực của lũ trong
khi vẫn duy trì được lợi ích từ lũ.
Việc quản lý nguy cơ lũ lụt cần phải có sự tham gia của
địa phương nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các
cộng đồng ở khu vực dễ bị lũ lụt để các cộng đồng này
có khả năng “sống chung với lũ” và bảo tồn được những
lợi ích mà lũ đem lại.
Trong năm 2008, ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra do
bão nhiệt đới tác động lên mức nước trên dòng chính và
dòng nhánh của sông Mê Công, đoạn trên thượng nguồn
ở CHND Lào và Thái Lan. Mức độ nghiêm trọng của lũ lụt
trên dòng chính giảm dần từ Viên-chăn trở xuống. Lũ vẫn
là lũ thông thường tại Campuchia và ở vùng đồng bằng.
Lũ quét đôi khi xảy ra tại Campuchia và Việt Nam.
Hầu hết những thiệt hại do lũ gây ra ở dòng chính tập
trung ở Việt Nam và Campuchia nơi mà lũ có thể làm thiệt
hại đến hàng trăm triệu đô la sản lượng lúa. Áp lực của dân
số cũng như sự màu mỡ của các vùng sinh thái ngập lũ đặt
ra tình trạng là sẽ luôn có một bộ phận lớn dân số phải chịu
nguy cơ lũ lụt, đặc biệt là ở Campuchia và đồng bằng sông
Cửu long. Tuy nhiên, việc khoanh vùng sử dụng đất sẽ làm
giảm những nguy cơ lũ cục bộ ảnh hưởng đến các cộng
đồng dân cư và hỗ trợ cho việc bảo tồn các diện tích đất
ngập nước. Sử dụng bản đồ các khu vực có nguy cơ bị lũ
cho việc khoanh vùng này có ý nghĩa quan trọng trong lập
kế hoạch chuẩn bị các kế hoạch quản lý lũ khẩn cấp.
Đảm bảo tính năng chống lũ cho các công trình trong
quản lý phát triển có thể giảm thiểu nhưng không triệt
tiêu được ảnh hưởng của lũ lên các công trình và cơ sở
hạ tầng. Việc nâng cao nền ở các làng xã như đang được
tiến hành tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã
thể hiện là phương thức quản lý nguy cơ lũ ở địa phương
khá hiệu quả về mặt chi phí mà nhìn chung không gây
ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Phương thức này giúp
giải quyết các tác động trực tiếp của lũ lên cộng đồng,
trong khi vẫn giữ được các lợi ích kinh tế và trong tương
lai có thể trở thành phương thức chính quản lý nguy cơ
lũ ở địa phương.
Các biện pháp quản lý bằng công trình để “điều khiển”
nước lũ, ví dụ như các con đập, có hiệu quả thấp đối với
các nguy cơ có thể xảy ra khi gặp lũ lớn đặc biệt là ở Cam-
puchia và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hien_trang_luu_vuc_2010_9612_2066583.pdf