Nhận thức được những tồn tại trong hoạt động cũng như tổ chức của Ban, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm phải được cơ quan quản lý cấp trên mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao sớm để Ban có thể tiến hành nghiên cứu, điều tra dự án thấy có thực sự cần thiết không để tiến hành tuyển chọn tư vấn lập NCTKT, NCKT.
- Các dự án đầu tư phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào danh mục đầ tư tránh sự chồng chéo.
- Ban chuẩn bị đầu tư phải được coi là 1 thành viênkhi nghe báo cáo, tham gia ý kiến và tiếp thu thành quả quy hoạch, kể cả quy hoạch Thuỷ lợi, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Ban cần có sự Bổ sung nhân lực, cải tiến tổ chức sắp xếp nhân lực trong Ban để đạt hiệu quả cao hơn.
- Với các cán bộ trong Ban cần phải:
+ Tăng cường việc trau dồi kinh nghiệm, công tác, học thuật và quy trình, quy phạm trong Ban để nâng cao trình độ cho các cán bộ trong Ban.
+ Cần phải quan tâm kiểm tra khối lượng, kinh phí trong các hồ sơ BC NC TKT và BC NCKT.
+ Cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia ý kiến, đề xuất các dự án CBĐT.
+ Cần quan tâm hơn đối với các dự án tồn đọng, hoàn tất các thủ tục cho thanh lý, quyết toán các dự án không hoặc chưa được phê duyệt.
- Đối với một số đơn vị tư vấn còn yếu, Ban cần theo dõi, kiểm tra để nâng cao chất lượng hồ sơ NCKT.
Nước ta là nước đang phát triển, nền sản xuất vật chất chủ yêu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều chuyển biến nhưng với số dân lớn, sống bằng nghề nông là chủ yếu thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của nền kinh tế. Động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển thì nhiều nhưng tác động quan trọng nhất đến nông nghiệp là thuỷ lợi. Để phát triển nông nghiệp không thể thiếu các công trình thuỷ lợi mà quá trình xây dựng các công trình đó quyết định hiệu quả của các công trình trong đó giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn quan trọng nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Từ Quang Phương – giáo viên hướng dẫn và giảng dạy cùng các cán bộ thuộc Ban chuẩn bị đầu tư, đơn vị mà em thực tập đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng hợp
Cùng với việc tăng trưởng và phát triển mọi mặt trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ở nhiều nước trên thế giới, sự phát triển của Thuỷ lợi đã trở thành quy mô quốc gia.
ở Việt Nam, trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nông nghiệp nước ta vẫn phát triển với 80% dân số làm nghề nông. Nhưng trọng tâm của nông nghiệp là sản xuất lương thực không thể thiếu vai trò của nước. Cũng vì thế, thuỷ lợi luôn được nhấn mạnh là “ biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp”.
Thấy được ý nghĩa quan trọng hàng đầu của thuỷ lợi đối với nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đầu tư nhiều vào thuỷ lợi nên đã thu được những kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp, phòng ngừa thiên tai, bảo vệ môi trường.
Sau đây là một vài đặc điểm chính về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư là nơi em thực tập. Bài viết của em gồm 3 phần:
I. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quá trình phát triển của Ban chuẩn bị đầu tư.
II. Hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư.
III. Một số kiến nghị
I. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quá trình phát triển của ban chuẩn bị đầu tư.
1. Quá trình thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư.
Từ khi có điều lệ quản lý XDCB ban hảnh theo nghị định 232- CP ngày 6/ 6/ 1981, chức năng nhiệm vu của chủ quản đầu tư, chủ đầu tư và đơn vị xây lắp được phân định, công tác quản lý XDCB dần dần đi vào nề nếp. Do đaqực đIểm của công trình thuỷ lợi có quy mô liên tỉnh, liên huyện, liên quan đến nhiều nghành, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, việc chuẩn bị đầu tư phảI tiến hành nhiều năm, trước khi xác định được chủ đầu tư ;theo quy định, Be thuỷ lợi là chủ quản đầu tư không thể vừa trực lập nhiệm vụ thiết kế vừa xét duyệt nhiệm vụ thiết kế các công trình như trước đây, mà phải có một tổ chức được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư để ký hiệp đồng với các tổ chức khảo sát thiết kế lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, nghiệm thu luận chứng kinh tế kỹ thuật và trình cấp chủ quản đầu tư xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật. Sau khi bộ thuỷ lợi làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan và được các cơ quan này nhất trí, ngày 23/ 10/1984 Uỷ ban XDCB nhà nước có công văn 908- UB/ VCG trả lời Bộ thuỷ lợi nội dung như sau:
1/ ... thống nhất với Bộ để việc thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư của Bộ để tổ chức thực hiện vốn chuẩn bị đầu tư đã được ghi trong kế hoạch XDCB của Nhà nước cho đến khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình kỹ thuật … Chi phí cho hoạt động của Ban Chuẩn bị đầu tư theo dự toán do Be duyệt và sau đó phân bố vào chi phí chuẩn bị đầu tư từng công trình.
2/ Khi làm xong công việc chuẩn bị đầu tư và công trình được ghi vào kế hoạch xây dựng của Nhà nước thì Be cần xác định chủ đấu tư để lo việc chuẩn bị xây dựng và xây lắp theo qui chế chung.
Theo tinh thần đó, Bộ Thuỷ lợi đã ra quyết định số 63- QĐ/TCCB ngày 4/2/1985 thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi của Be (gọi tắt là Ban Chuẩn bị đầu tư) với 5 nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện các nội dung công tác chuẩn bị đầu tư các công trình được ghi trong kế hoạch nhà nước cho đến khi Luận Chứng kinh tế kỹ thuật (nay là dự án đầu tư) được duyệt.
Ban Chuẩn bị đầu tư có con dấu riêng, tài khoản riêng. Chi phí hoạt động của Ban được Bộ duyệt dự toán hàng năm và phân bố vào từng dự án.
2. Chức năng nhiệm vụ Ban chuẩn bị đầu tư.
Theo quyết định số 63 QĐ/TCCB ngày 4/2/1985 của Bộ Trưởng Bộ Thuỷ Lợi cũ, là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Và quyết định số 122/2000 QĐ/ BNN-TCCB ngày 27/11/2000 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ban chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình Thuỷ lợi được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước để tổ chức thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư các công trìnhThuỷ lợi do Bộ quản lý đến khi dự án được duyệt.
Ban chuẩn bị đầu tư Thuỷ lợi có nhiệm vụ chủ yếu:
- Căn cứ vào định hướng kế hoạch dài hạn của Bộ và quy hoạch dài hạn của Bộ và quy hoạch Thuỷ lợi đã được duyệt (hoăch thông qua) đề xuất kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án thuỷ loị thuộc nguồn gốc do Bộ quản lý (và các nguồn vốn khác nếu có) để tổng hợp, cân đối trong kế hoạch chung của Bộ).
- Căn cứ vào kế hoạch được Bộ giao, tổ chức đầu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn lập dự án đầu tư; ký hợp đồng lập dự án (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cuứu khả thi) Với tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân đã được chọn, để thực hiện công việc lập dự án đầu tư.
- Theo dõi quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, tiếp nhận hồ sơ, nghiệm thu nội bộ, tổ chức nghiên cứu, so sánh lựa chọn phương án, thống nhất với tổ chức tư vấn trình Bộ xét duyệt.
- Sau khi có quyết định đầu tư của dự án, chuyển giao hồ sơ và bàn giao thực địa cho Ban Quản lý dự án, chuyển giao hồ sơ và bàn giao thực địa cho Ban Quản lý dự án triển khai thực hiện đầu tư theo quyết định của Bộ.
- Quản lý hồ sơ dự án chưa được duyệt hoặc chưa có kế hoạch thực hiện đầu tư để khai thác sử dụng khi có yêu cầu.
- Quản lý vốn chuẩn bị đầu tư được giao theo đúng mục đích, kế hoạch và chế độ tài chính của Nhà nước.
Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, thanh quyết toán vốn chuẩn bị đầu tư từng dự án với đơn vị lập dự án và cơ quan cấp vốn.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, thông tin kinh tế, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị đầu tư, đề xuất với Bộ những quy định về công tác chuẩn bị đầu tư.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài sản của Ban theo quy định của Nhà nước và của Bộ.
Ban chuẩn bị đầu tư Thuỷ lợi là đơn vị sự nghiệp kinh tế, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, được tiếp nhận vốn chuẩn bị đầu tư trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để thanh toán cho đơn vị lập dự án đầu tư theo chế độ, quy định của Nhà nước.
Cán bộ của Ban chuẩn bị đầu tư Thuỷ lợi được xếp nghchj và xếp lương theo Quyết định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ cấu tổ chức.
Với chức năng, nhiệm vụ và biên chế được giao, Ban chuẩn bị đầu tư có cơ cấu tổ chức như sau:
Biên chế của Ban hiện nay được Bộ duyệt là 13 người gồm:
+ 01 Trưởng Ban.
+ 02 Phó Ban.
+ 04 cán bộ kỹ thuật.
+ 02cán bộ dự toán.
+ 01 cán bộ kế toán.
+ 01 thủ quỹ kiêm hành chính.
+ 01 lái xe.
Ngoài ra, với công việc nư kế hoạch, đầu thầu... được kiêm nhiệm vụ hoặc phân công theo yêu cầu từng thời kỳ.
Để phù hợp với điều kiện công tác và điạ bàn hoạt động, Ban bố trí cán bộ theo dõi 4 vùng (miền) :
- Miền Bắc : từ Ninh Bình trở ra.
- Miền Trung và Tây nguyên: từ Thanh Hoá trở ra đến Khánh Hoà.
- Vùng Đông Nam Bộ: từ Bình Thuận đến thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu vực miền Tây: từ Long An đến Cà Mau.
Các cán bộ và chuyên viên trong Ban phải có trách nhiệm riêng về mọi hoạt động của mình, đồng thời phải chịu những trách nhiệm chung như:
- Chịu trách nhiệm trước Ban, trước Bộ và trước pháp luật về việc thực hiện và kết quả của những công việc được giao, thực hiện nghiêm chỉnh quy định về chế độ công vụ cơ quan Bộ trong Quyết định2517.
- Cùng các thành viên trong vùng, nhóm, phối hợp, cộng tác để hang thàh tốt nhiệm vụ chung kể cả khi thay thế thành viên khác vắng mặt.
- Phục tùng cấp trên trong công tác, được quyền bảo lưu ý kiến, đấu tranh thẳng thắn, trung thực để tăng cường đoàn kết nội bộ.
- Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động như giờ công, ngày công, hiệu suất lao động. Khi đi công tác phải lập đề cương và phải có báo cáo kết quả với Trưởng Ban.
- Luôn cố gắng cùng với các đơn vị hoàn thành tốt công tác chuẩn bị đầu tư, không gây phiền hà cho cơ sở. Thực hiện nghiêm túc việc bảo mật, phòng gian, bảo quản tốt tài sản của cơ quan.
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo mật, phòng gian, bảo quản tốt tài sản của cơ quan.
- Tích cực trau dồi kinh nghiệm, học hỏi bổ sung kiến thức để hàon thành tốt nhiệm vụ.
Về quan hệ công tác:
- Trong một vùng, chủ nhiệm vùng là Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở, chủ trì và phối hợp với cán bộ kế toán và cán bộ kỹ thuật khác trong vùng (nếu có) và chịu trách nhiệm chính về tiến độ, chất lượng vàhiệu quả công tác của vùng.
- Trong nội bộ Ban: do phạm vi hoạt động của Ban rất rộng (cả nước), yêu cầu công việc là đa dạng, biên chế của Ban không nhiều, nên trong trường hợp cần thiết, chức danh và nhiệm vụ vủa từng cán bộ trong Ban có thể được thay đổi hoặc phải kiêm nhiệm theo yêu cầu của từng công việc, từng thời kỳ.
- Với các đơn vị Tư vấn: các cấn bộ của Ban CBĐT khi quan hệ công tác với các đơn vị Tư vấn phải nghiêm túc, tôn trọng và đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ chính sách.
- Đối với các cơ quan trong Bộ: luôn có tinh thần thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế, quyết định của Bộ, tôn trọng và tiếp thu ý kiếncủa các Cục, Vụ chức năng, luôn có tinh thần phối kết hợp chặt chẽvà thực sự cầuthị đểhoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đối với các địa phương và các cơ quan ngoài Bộ: thực hiện đúng các quy định, Quyết định của Bộ, tôn trọng ý kiến của các địa phương và các cơ quan ngoài Bộ, phát ngôn và giải quyết vấn đề đúng với thẩm quyền và chức năng của cán bộ Ban Chuẩn bị đầu tư.
II. Hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư.
1. Hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư.
Từ nghị định 232-CP đến nay, Điều lệ Quản lý XDCB đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần qua các Nghị định 385-HĐBT, 177-CP, 92-CP và 52-CP, kèm theo đó các Bộ, ngành có nhiều văn bản quy định chi tiết để thực hiện Điều lệ Quản lý XDCB, trình tự XDCB gồm 3 giai đoạn không chồng lấn lê nhau, đó là:
- Chuẩn bị đầu tư;
- Thực hiện đầu tư;
- Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Ban chuẩn bị đầu tư có chức năng tổ chức thực hiện các nội dung công tác chuẩn bị đầu tư từng dự án (giai đoạn chuẩn bị đầu tư), là giai đoạn khởi đầu của quá trình đầu tư, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư. Để thực hiện các quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, Bộ Thuỷ lợi đã ban hành văn bản Quy định nội dung tờ trình xin xét duyệt nghiên cưú tiền khả thi do Ban chuẩn bị đầu tư và các đơn vị tư vấn lập; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư ; Tổng cục đầu tư Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn công tác thẩm định dự án đầu tư.
Kể từ khi thành lập (tháng 2 năm 1985) đến năm 1995, Bộ Thuỷ lợi vẫn giao kế hoạch hàng năm cho Ban chuẩn bị đầu tư, tiếp đó từ năm 1996 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục giao kế hoạch hàng năm cho Ban chuẩn bị đầu tư. Trên cơ sở kế hoạch được giao, theo chức năng của mình, Ban chuẩn bị đầu tư tiến hành ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn thiết kê lập luận chứng kinh tế kỹ thuật - nay là dự án đầu tư, xây dựng đề cương nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, trình Bộ xét duyệt đề conga, chuyển giao cho đơn vị tư vấn thực hiện, tổ chức thực hiện, tổ chức theo dõi, nghiệm thu hồ sơ dự án và trình Bộ xét duyệt hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt; cuối cùng Ban chuyển giao hồ sơ dự án cho các Ban Quản lý dự án triển khai thực hiện giai đoạn 2 (giai đoạn thực hiện đầu tư).
Giai đoạn thực hiện đầu tư bắt đầu từ sau khi Dự án đầu tư được duyệt, có quyết định đầu tư hoàn hành công việc xây lăp, vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao và bảo hành. Giai đoạn này do các Ban Quản lý dự án thực hiện.
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng do các đơn vị Quản lý khai thác công trình (doanh nghiệp Thuỷ nông) đảm nhiệm.
Với chức năng là chủ đầu tư, Ban chuẩn bị đầu tư có chức năng chủ yếu là quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước để tố chức thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án Thuỷ lợi do Bộ quản lý đến khi dự án được duyệt. Chính vì vậy, hoạt động của ban sẽ có những đặc thù riêng.
(Xem sơ đồ trang sau)
Một dự án đầu tư thuỷ lợi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư thường phải tiến hành thông qua các bước chính:
Khi tiến hành đấu thầu, phải tuân thủ theo đúng quy chế đầu thầu về tuyển chọn tư vấn hai túi hồ sơ. Với các dự án lớn, phải tiến hành đấu thầu, Ban chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầu bài, cùng với các đơn vị liên quan lập hội đồng chấm thầu, xét duyệt thầu, kết quả đấu thầu phải được trình lên Bộ để quyết định đơn vị thắng thầu. Ban chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của đơn vị thắng thầu trong phạm vi dự án. Với các dự án nhỏ, chỉ tiến hành chỉ định thầu, Ban chuẩn bị đầu tư có nhiệm vụ giúp Be tư vấn đơn vị sẽ được chỉ định thầu và tiến hành giám sát hoạt động của đơn vị đó trong phạm vi dự án.
Khi xem xét, trình duyệt đề cương, dự toán CBĐT hoặc theo dõi thực hiện và nghiệm thu hồ sơ các báo cáo NCKT các dự án Thuỷ lợi thường phải tuân thủ những nội dung chính như sau:
ã Xem lại các thủ tục chính:
- Quyết định phê duyệt Tiền khả thi (nếu có)nêu yêu cầu gì ?
- Quyết định giao nhiệm vụ (đấu thầu hoặc chỉ định thầu).
- QĐ phê duyệt đề cương, quyết định phê duyệt dự toán CBĐT.
- Các văn bản liên quan v/v giao nhiệm vụ, đề nghị của địa phương.
- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị xây dựng của dự án.
- Kế hoạch vốn CBĐT trong năm, và kinh phí đã thực hiện, kinh phí đã cấp.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực, quy hoạch phát triển thuỷ lợi của khu vực và bước đi thực hiện quy hoạch đó.
- Tờ trình của UBND tỉnh và cam kết của tỉnh về việc phân nguồn vốn đầu tư, trách nhiệm đền bù tái định cư.
- Văn bản của Tổng cục địa chất về tàI nguyên khoáng sản trong lòng hồ.
- Văn bản về yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
- Có hồ sơ riêng về đền bù, di dân, tái định cư ?, đã được UBND tỉnh phê duyệt và cam kết thực hiện chưa ? (theo nghị định 22 CP ?)
- Có báo cáo riêng về môi trường ? (theo thông tư 490 của Bộ KHCNMT).
ã Kiểm tra khối lượng hồ sơ đã lập:
- Kiểm tra hồ sơ, xem xét số lượng hồ sơ đã đủ như trong bảng mục lục hồ sơ chưa?
- Tài liệu, thổ nhưỡng, đất đai đã đủ tin cậy chưa? Khối lượng thực hiện đã đủ như đề conga dự toán đã duyệt chưa?
- Tài liệu thuỷ văn: mạng lưới trạm thuỷ văn, số năm quan trắc, số liệu quan trắc đã đủ tin cậy chưa?
- Tài liệu địa hình: khu đầu mối đã đo đạc đủ như đề cương, dự toán chưa, đối chiếu với Tiêu chuẩn xem khối lượng khảo sát là nhiều hơn hay ít hơn?, đã đủ để bố trí chọn các phương án chưa?
- Khu hưởng lợi đã đủ đo đạc như đề cương, dự toán đã duyệt chưa, đã đủ để tính toán diện tích tưới, bố trí các hộ dùng nước, bố trí hệ thống kênh dẫn và bố trí các công trình chính chưa?
ã Tình hình dân sinh kinh tế khu hưởng lợi trong 5 năm gần nhất:
- Tài liệu thu thập về các mặt:
+ Dân số, lao động, nghề nghiệp.
+ Thu nhập chính là bao nhiêu, bằng nghề gì là chính?
+ Diện tích các loại đất đai, cây trồng để rút ra cây trồng gì là chính?
+ Hệ số quay vòng của đất (để đánh giá tình hình sử dụng đất).
+ Tình hình thổ nhưỡng và tính chất thích nghi đất đế đánh giá tiềm năng của đất mà chưa sử dụng hết. Phân tích nguyên nhân không phát huy hết tiềm năng của đất.
+ Tình hình các công trình thuỷ lợi đã xây dựng, phân tích những hạn chế cuả nó.
- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương cuả Đảng và chính quyền địa phương:
+ Các chỉ tiêu về kinh tế dự kiến, GDP, thu nhập bình quân đầu người tính ra kg thóc/ năm.
+ Diện tích đất trồng các loại, hệ số quay vòng đất.
+ Phát triển công nghiệp địa phương.
+ Cấp nước sạch (nếu có).
+ Yêu cầu phát triển nguồn nước.
ã Sự cần thiết phải đầu tư:
- Phân tích để nêu bật sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án.
- Nêu và so chọn các phương án để giải quyết nguồn nước để đi đến kết luận là phải đầu tư xây dựng dự án.
- Quy hoạch xây dựng công trình thuỷ lợi để giải quyết nguồn nước và bước đi thực hiện quy hoạch đó. Việc triển khai dự án có phù hợp với quy hoạch thuỷ lợi, nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực?
ã Tính toán cân bằng nước:
- Nhu cầu dùng nước: từ sơ đồ bố trí cây trồng, nhu cầu nước tưới của nông nghiệp, của dân sinh, của các nghành đã hợp lý chưa? Có còn cách nào khác để giảm lượng nước yêu cầu? Có cần thiết phải đầu tư không?
- Tính toán nguồn nước : Tính toán thuỷ văn để để xác định tiềm năng phát triển nguồn nước đã hợp lý chưa? (tần suất, diện tích lưu vực, phân bố dòng chảy, biện pháp công trình chứa và dâng nước, …). Có cao quá, thấp quá không, có cách nào để tăng nguồn nước lên không?
- Đối chiếu giữa yêu cầu dùng nước và tiềm năng nguồn nước có cân đối được không ? (cả về tổng lượng, về phân bố theo từng tháng, 10 ngày và theo tần suất).
- Từ đó xác định xem nhiệm vụ, mục tiêu của dự án là như thế nào cho hợp lý ?
ã Giải pháp kỹ thuật chủ yếu:
- Các giải pháp bố trí công trình (loại, vị trí công trình đầu mối và các công trình chính trên kênh dễn đã hợp lý chưa? nghiên cứu xem còn có giải pháp công trình nào khác để thoả mãn nhu cầu dùng nước của khu vực (Hồ chứa, đập dâng, trạm bơm…).
- Sơ đồ phân phối nước đến các hộ dùng nước? có PA nào khác không?
- Các giải pháp về kết cấu các công ttrình chính : Kết cấu Đập, Tràn, Cống LN, các công trình trên hệ thống kênh dẫn đã hợp về mặt liệu xây dựng, về tính bền vững, tính thuận lợi cho thi công, quản lý vận hay chưa?
ã Các biện pháp kỹ thuật:
Từ các giải pháp kỹ thuật trên, chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp cho công trình: hồ chứa, đập, tràn, cống lấy nước, công trình thuỷ điện, kênh chính và hệ thống trên kênh… Thiết kê của các giải pháp này như thế nào, khối lượng bê tông, cốt thép. Xem xét mức độ hợp lý của các giải pháp, thẩm định bản vẽ kỹ thuât, cấu tạo địa chất nền, tính thuỷ lực…
ã Đền bù, di dân, tái định cư:
- Diện tích đất chiếm các loại?
- Đã thống kê đây đủ các loại thiệt hại? có xác nhận, cam kết của xã, huyện, tỉnh?
- Địa bàn tái định cư đã được xác định cư đã được xác định? đã được khảo sát đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ sở để đón dân?
- Các công tác từ đền bù, di dân, tái định cư đã được tính toán đầy đủ khối lượng, kinh phí?
- Khối lượng, kinh phí thực hiện, bình quân chi phí cho một người, một hộ?
ã Báo cáo môi trường:
- Đối chiếu các nội dung hồ sơ với quy định trong Thông tư 490 đã đủ chưa?
- Khối lượng, kinh phí thực hiện?
ã Tính toán kinh tế
- Các chỉ số nội hoàn IRR, B/c, chi phí cho 1 ha tưới, 1 KW phát đIện, 1m3 nước, ..
- Thời gian hoàn vốn.
ã Tiến độ thi công
- Tiến độ thi công có phù hợp với chủ trương của Nhà nước, với kế hoạch chung, với khả năng nguồn vốn?, nhân lực?
- Thời điểm khởi công, hoàn thành, thời điểm chặn dòng có phù hợp?
ã Tổng mức đầu tư:
- Đối chiếu khối lượng tính trong các thuyết minh, bản vẽ với khối lượng tính trong tập tổng mức đầu tư.
- Đối chiếu các định mức đơn giá đã tính so với các quy định hiện hành.
- Kiểm tra sự phân vốn đầu tư theo cam kết của tỉnh, theo các cơ cấu và đối chiếu với một vài công trình đã duyệt.
ã Những tồn tại:
- Về kỹ thuật.
- Về tổng mức đầu tư.
- Về tiến độ…
ã Kiến nghị.
- Về kỹ thuật.
- Về tiến độ khảo sát thiết kế, đền bù, di dân tái định cư, môI trường.
- Về cơ cấu nguồn vốn.
- Những vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn sau.
2. Những kết quả đã đạt được.
Kể từ khi thành lập tháng 2 năm 1985, Ban chuẩn bị đầu tư đã đạt được những kết quả sau:
Năm 1991 đến cuối năm 1997, tổng số các công trình chuẩn bị đầu tư là 255 công trình. Trong đó, số công trình được Bộ duyệt dự án khả thi là 112 công trình. Số công trình đã xong báo cáo nghiên cứu khả thi, được xác định là đúng quy định, định hướng sẽ đầu tư nhưng chưa duyệt dự án khả thi là 51 công trình. Số công trình Bộ đã duyệt bỏ không đầu tư, hoặc chuyển sang dự án khác: 14. Số công trình chưa duyệt nằm trong kế hoạch CBĐT năm 1997, 1998 đang thực hiện: 77 công trình. Có thể nói, từ năm 1991 đến 1997, có 14 công trình đã DAKT, được Bộ duyệt bỏ không đầu tư (bình quân mỗi năm có 2 công trình), chiếm 5% số công trình ghi kế hoạch CBĐT.
Năm 1998 Bộ giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư Thuỷ lợi với số vốn 9 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên 16, 8 tỷ;
Năm 1999 Bộ giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư thuỷ lợi với số vốn 12, 3 tỷ sau điều chỉnh lên 22, 3 tỷ trong tổng số vốn chuẩn bị đầu tư của Bộ là 25 tỷ. Công tác thuỷ lợi 6 tháng đầu năm 1999 Ban có khó khăn vì kế hoạch năm 1999 giao muộn (tháng 6 mới có Quyết định giao kế hoạch), với tổng vốn CBĐT quá thấp (12, 3 tỷ đồng). Tính đến ngày 30/12 1999 đã hoàn thành 91 dự án được giao, theo kế hoạch đầu bố trí 7 dự án hoàn thành. Kết quả cuối năm đã hoàn thành 42 dự án; trong đó đã có 18 dự án được Bộ phê duyệt NCKT.
Năm 2000 Bộ giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư 25, 1 tỷ sau điều chỉnh là 25, 255 tỷ, số dự án hoàn thành 37/50 dự án tiếp tục từ 1999, số dự án mới 64 dự án. Các dự án chủ yếu phục vụ việc xoá đói giảm nghèo, chú trọng những dự án có hiệu quả kinh tế cao và các dự án đa mục tiêu: tưới tiêu, giảm lũ, giảm ngập lụt, kết hợp phát điện, cấp nước công nghiệp, nước sinh hoạt. Ngay trong mục tiêu nông nghiệp cũng phải chú trọng cả cây lúa, cây công nghiệp, lấy chất lượng sản phẩm là chính.
Về công tác tham mưu cho Bộ về chủ trương đầu tư: Ban đã cùng với Vụ KHQH đề xuất một số danh mục CBĐT mới hàng năm để trình Bộ duyệt. Các cán bộ ban, trong quá trình triển khai, đã đi thực địa, cu gf đơn vị tư vấn và địa phương xem xét kỹ phương án kỹ thuật, khối lượng công tác CBĐT, tính khả thi của dự án. Có một số dự án đã được đưa vào kế hoạch vốn CBĐT nhưng sau khi Ban CBĐT đi thực địa, xem xét và bàn bạc với địa phương và các đơn vị có liên quan, đã đề nghị và được Be chấp thuận cắt bỏ không đầu tư, một số dự án đang triển khai, quy mô, nhiệm vụ của dự án đã được xem xét đề nghị thay đổi, điều chỉnh.
Về công tác quản lý vốn CBĐT: Ban đã chỉ đạo:
- Tận dụng các tài liệu đã có trong quy hoạch, đIều tra cơ bản hoặc đã từng khảo sát nghiên cứu.
- Tuân thủ đúng các định mức, đơn giá đã được Nhà nước hoặc ngành quy định.
Các thành viên của ban làm việc trung thực, công tâm nên mặc dù cắt bỏ kinh phí do bên tư vấn lập khá nhiều nhưng các đơn vị tư vấn vẫn chấp nhận và thực hiện tốt.
Công tác kiển tra xem xét Đề cương, Dự toán Chuẩn bị đầu tư đã có đóng góp tích cực trong việc tiết kiệm kinh phí CBĐT cho Nhà nước qua việc giảm được khá nhiều kinh phí CBĐT.
3. Những tồn tại.
- Kế hoạch trên giao xuống muộn: năm 1999 đến tháng 6/1999 mới giao. Sau khi giao kế hoạch, Ban Chuẩn bị đầu tư chỉ đạo các đơn vị tư vấn lập Đề cương, Dự toán trình Bộ duyệt, giai đoạn lập Đề cương, dự toán hết 1 đến 2 tháng. chỉ còn 2 tháng triển khai khảo sát, lập NCKT. Tháng 10, 11 đối với miền Trung mưa nhiều, hầu như không làm được gì.
- Về lựa chọn danh mục và tổ chức công tác CBĐT chưa hợp lý:
Có danh mục đưa vào đầu tưu rồi hoặc đã đầu tư một phần vẫn đưa vào danh mục.
Có danh mục đưa vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư nhưng cục QLN & CTTL đã chỉ đạo cho lập NCKT, thậm chí có danh mục không đưa vào vốn CBĐT, mà đưa vào nguồn vốn khác nhưng do không đúng trình tự XDCB mà không giảI quyết được.
Những công trình đầu tư banừg vốn XDCB để tu sửa, nâng cấp vốn tương đối lớn 20 đến 30 tỷ do Cục QLN & CTTL thẩm tra trình duyệt thì thường là nhanh chóng dê dàng hơn các công trình qua Ban CBĐT trình, Vụ ĐTXDCB thẩm tra trình Bộ duyệt.
- Nhiều quy hoạch chưa được duyệt hoặc chưa được thông qua, nên khi đơn vị tư vấn lập NCKT đều bị vướng
- Nhiều vấn đề chưa được tiêu chuẩn hoá :
Quy định nội dung BC NCKT, BC NCTKT các dự án thuỷ lợi : người lập, người thẩm định chưa thống nhất, phạm vị, nội dung như thế nào là đủ.
“ Báo cáo khởi đầu “ là một bước cần có khi lập NCKT. Các dự án do tư vấn nước ngoài lập đều có bước này. Nhưng trong các quy định của Việt Nam chưa có, nếu làm thì không có kinh phí.
Khối lượng công tác khảo sát, điều tra địa hình, địa chất thuỷ văn, môi trường, đền bù tái định cư chưa được quy chuẩn, làm như thế nào là đủ (không quá nhiều, không thiếu), vấn đề này liên quan đến kinh phí CBĐT.
- Về vấn đề tư vấn lập NCKT:
Có đấu thầu cả 3 giai đoạn BC NCKT, TKKT, TKTC không, nội dung đấu thầu như thế nào. Đây là vấn đề chưa có chỉ dẫn. Hiện nay mức chỉ định thầu = < 200 triệu là quá thấp, hầu như tất cả các NCKT đều phải đấu thầu.
III. Một số đề xuất kiến nghị.
Nhận thức được những tồn tại trong hoạt động cũng như tổ chức của Ban, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm phải được cơ quan quản lý cấp trên mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao sớm để Ban có thể tiến hành nghiên cứu, điều tra dự án thấy có thực sự cần thiết không để tiến hành tuyển chọn tư vấn lập NCTKT, NCKT..
- Các dự án đầu tư phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào danh mục đầ tư tránh sự chồng chéo.
- Ban chuẩn bị đầu tư phải được coi là 1 thành viênkhi nghe báo cáo, tham gia ý kiến và tiếp thu thành quả quy hoạch, kể cả quy hoạch Thuỷ lợi, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Ban cần có sự Bổ sung nhân lực, cải tiến tổ chức sắp xếp nhân lực trong Ban để đạt hiệu quả cao hơn.
- Với các cán bộ trong Ban cần phải:
+ Tăng cường việc trau dồi kinh nghiệm, công tác, học thuật và quy trình, quy phạm trong Ban để nâng cao trình độ cho các cán bộ trong Ban.
+ Cần phải quan tâm kiểm tra khối lượng, kinh phí trong các hồ sơ BC NC TKT và BC NCKT.
+ Cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia ý kiến, đề xuất các dự án CBĐT.
+ Cần quan tâm hơn đối với các dự án tồn đọng, hoàn tất các thủ tục cho thanh lý, quyết toán các dự án không hoặc chưa được phê duyệt.
- Đối với một số đơn vị tư vấn còn yếu, Ban cần theo dõi, kiểm tra để nâng cao chất lượng hồ sơ NCKT.
Nước ta là nước đang phát triển, nền sản xuất vật chất chủ yêu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều chuyển biến nhưng với số dân lớn, sống bằng nghề nông là chủ yếu thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của nền kinh tế. Động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển thì nhiều nhưng tác động quan trọng nhất đến nông nghiệp là thuỷ lợi. Để phát triển nông nghiệp không thể thiếu các công trình thuỷ lợi mà quá trình xây dựng các công trình đó quyết định hiệu quả của các công trình trong đó giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn quan trọng nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Từ Quang Phương – giáo viên hướng dẫn và giảng dạy cùng các cán bộ thuộc Ban chuẩn bị đầu tư, đơn vị mà em thực tập đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, tháng 2 năm 2001
Sinh viên
Lê thị Lan Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1028.doc