Báo cáo Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam

MỤC LỤC 1. Tóm tắt báo cáo 2. Giới thiệu 3. Hai thập kỷ hội nhập: TừĐổi mới đến gia nhập WTO và tham gia các FTA ASEAN Cộng 3.1. Việt Nam hội nhập kinh tế 3.2. Tổng quan hệ thống thương mại và đầu tư của Việt Nam 3.3. Tác động kinh tế của hội nhập ở Việt Nam 3.4. Phương pháp tiếp cận chung 4. Quản trị hội nhập trong bối cảnh thị trường tài chính biến động 4.1. Biến động kinh tế vĩ mô được dự báo 4.2. Quản trị rủi ro trong điều kiện thị trường tài chính biến động. 5. Ngành dệt - may 5.1. Tổng quan và cấu trúc ngành 5.2. Rào cản thương mại và đầu tư 5.3. Lợi ích kinh tế từ việc đẩy mạnh tự do hóa hơn nữa 6. Phương tiện giao thông 6.1. Tổng quan và cấu trúc ngành 6.2. Rào cản đầu tư và thương mại 6.3. Tác động của tự do hóa 7. Hóa chất 7.1. Bối cảnh và cấu trúc ngành 7.2. Đầu tư và Rào cản thương mại 7.3. Đánh giá tác động tự do hóa 8. Dược phẩm 8.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành 8.2. Đầu tư và rào cản thương mại 8.3. Đánh giá tác động tự do hóa thương mại 9. Thiết bị và máy móc tạo năng lượng (điện 9.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành 9.3. Tác động của tự do hóa 10. Điện tử 10.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành 10.2. Thương mại và Rào cản đầu tư 10.3. Tác động của tự do hóa 11. Bán lẻ và phân phối 11.1. Tổng quan và cấu trúc ngành 11.2. Đầu tư và rào cản thương mại 11.3. Đánh giá tác động của tự do hóa 12. Dịch vụ Viễn Thông 12.1. Tổng quan và cấu trúc ngành 12.3. Tác động của tự do hóa 13. Công nghiệp xây dựng 13.1. Tổng quan và Cấu trúc ngành 13.2. Rào cản thương mại và đầu tư 13.3. Đánh giá Tác động của tự do hóa 14. Dịch vụ Tài chính 14.1. Tổng quan 14.2. Cấu trúc của ngành Ngân hàng Việt Nam 14.3. Tự do hóa tài chính ở Việt Nam: Các cam kết quốc tế và Vấn đề thực thi cam kết 14.4. Đánh giá tác động của tự do hóa 15. Đánh giá triển vọng tự do hóa thương mại 15.1. Những hậu quả của bảo hộđối với kinh tế Việt Nam 15.2. Mở rộng thương mại hay chuyển hướng thương mại 15.3. Những thách thức trong việc điều chỉnh chính sách 15.4. Đạt được tăng trưởng cao 16. Thách thức trong tương lai 16.1. Lợi ích kinh tế và các quá trình hội nhập hiện thời 16.2. Đẩy mạnh việc củng cố chính sách và khung khổ pháp luật 16.3. Hội nhập ngày càng sâu rộng 16.4. Những gợi ý chính sách cho việc phát triển và tăng trưởng kinh tế 17. Phụ lục 17.1. Các nghiên cứu về hội nhập của Việt Nam 17.2. Phân tích chi phí của bảo hộ 17.3. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Tóm tắt báo cáo Hơn hai thập kỷ hội nhập chính là động cơ chủ yếu cho phát triển kinh tếở Việt Nam. Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hội nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập, bao gồm tự do hóa đa phương thương mại và đầu tư, đàm phán song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO. Mặc dù trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập kinh tếđã mang lại những lợi ích đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn cần hội nhập sâu hơn nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ tới. Việt Nam bắt đầu Đổi Mới vào giữa những thập kỷ 80 thông qua tự do hóa và hội nhập đa phương. Sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết vào năm 1991 đã chấm dứt chếđộ trao đổi hàng hóa và khuyến khích hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vào giữa những năm 90, Việt Nam bắt đầu quá trình gia nhập WTO, đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu và gia nhập ASEAN. Sau khi đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ năm 2001, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Quá trình thực thi các cam kết trong WTO đã được thực hiện trong cả 1 thập kỷ qua và một số cam kết trong đàm phán cũng sẽđược thực hiện trong vài năm tới. Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia các FTA ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn độ cũng đang có những bước tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện. Nói chung, tăng trưởng và phát triển kinh tếở Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập. Thương mại và đầu tưở Việt Nam đã phát triển từ cơ chế tương đối hạn chế sang cơ chế mở như hiện nay. Những kết quảđạt được về mặt kinh tế là rất ấn tượng: ã Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến 2008; ã Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào đầu thập kỷ 90 lên $800 vào 2008; và ã Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống 13% năm 2008. Trọng tâm tăng trưởng trong tương lai ở Việt Nam là quản trị sự năng động trong quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập vào khu vực ASEAN sẽ chịu tác động như thế nào bởi các Hiệp định ASEAN cộng đang được thực hiện? Việt Nam có nên đàm phán thêm các FTA? Quá trình hội nhập ASEAN và ASEAN cộng chịu ảnh hưởng của đàm phán Doha trong WTO như thế nào? Việt Nam sẽ áp dụng chính sách thương mại và đầu tư như thế nào để hỗ trợ cho phát triển bền vững? Hội nhập kinh tế và Phát triển ở Việt Nam Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu quá trình hội nhập ở Việt Nam và xem xét các rào cản trong thương mại hàng hóa và dịch vụ và trong đầu tư còn tồn tại sau khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO.

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rào cản phi thuế quan và ưu tiên quốc gia trong một số lĩnh vực như mua sắm chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước cũng như việc không thích đáng trong thuận lợi hóa thương mại và hậu cần. y Các rào cản trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Ảnh hưởng tĩnh của thuế quan Với cách tiếp cận ảnh hưởng tĩnh của thuế quan, tổ chức tiền tệ quốc tế IMF đã thực hiện nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức WTO tới phúc lợi xã hội. Nghiên cứu này đã đưa ra những kết quả rất đáng chú ý. Trong một kịch bản, IMF đã thực hiện ước lượng những lợi ích từ việc gia nhập WTO của Việt Nam mà không tính đến việc Việt Nam có tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thực hiện thuế quan chung ưu đãi (CEPT) trong khu vực. Theo đó, lợi ích hàng năm mà người tiêu dùng hưởng lợi từ việc tiếp cận được các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ (tức là sự gia tăng phúc lợi của người tiêu dùng) ước đạt 1 tỷ USD (chiếm 1,5 % GDP) trong năm 2007 sẽ tăng lên 2,2 tỷ USD (chiếm 1,7 % GDP) vào năm 2012 và đạt tới mức cao nhất khoảng 2,3 tỷ USD (chiếm 0,9 % GDP) vào năm 2019.76 Tất nhiên, IMF nhận thức rõ rằng AFTA và CEPT đóng vai trò rất lớn trong giao dịch thương mại của Việt Nam nhưng rất khó có thể tính toán được vì một lượng lớn trong tỷ trọng giao dịch thương mại nội khối ASEAN không tính theo biểu thuế CEPT vì lý do áp dụng các quy tắc xuất xứ và các vấn đề hải quan hay sản phẩm không trong danh mục cam kết. Do vậy, IMF đã đưa ra kịch bản thứ hai khi giả định tất cả thương mại trong khu vực ASEAN tính theo biểu thuế của AFTA. Giả định này cho phép xác định phúc lợi đạt được với một giá trị thấp hơn. Trong kịch bản này, phúc lơị xã hội thực đạt được từ việc gia nhập WTO sẽ thấp hơn, và chỉ chiếm 1,5 % GDP vào năm 2012. Một điều quan trọng cần chú ý là đó mới chỉ là những lợi ích tĩnh, IMF cũng chỉ rõ triển vọng có được những lợi ích động về nâng cao năng suất lao động là rất tiềm năng. Phần dưới đây sẽ tập trung phân tích chủ đề đó: Cơ chế biểu thuế tối huệ quốc MFN sau khi gia nhập WTO sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong một số lĩnh vực nhất định và điều này sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Việc sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE để phân tích và mô phỏng những thiệt hại của việc bảo hộ thuế suất cao được trình bày chi tiết trong phần phụ lục. Cách tiếp cận ở đây là sử dụng cách phân tích chi tiết việc duy trì biểu thuế cao, mở rộng khối lượng thương mại và ước tính những phúc lợi xã hội được và mất dựa trên thuế suất bình quân của các lĩnh vực đó, cùng với biểu thuế trung bình thấp và biểu thuế ít sự phân tán trong hệ thống code HS.77 Để phân tích các thiệt hại gây ra của việc bảo hộ bằng thuế suất cao sau khi các cam kết WTO đã được thực hiện. Kịch bản được xây dựng trên cơ sở Việt Nam áp dụng lần lượt các mức thuế đơn giản ở mức 0, 5, 10 và 15 phần trăm cho tất cả các mặt hàng. Phúc lợi của người tiêu dùng và hiệu quả của việc sản xuất giả định sẽ tăng thêm khi biểu thuế suất cao có xu hướng giảm. Nhờ vào việc thay đổi cơ chế biểu thuế sau khi gia nhập WTO và nếu nó được áp dụng và được thực thi hoàn toàn vào năm 2015, những lợi ích mà kinh tế Việt Nam đạt được sẽ tăng trong khoảng 1,5 đến 2,5 phần trăm của GDP. Kịch bản này là sự bổ sung cho phân tích của IMF về ước lượng lượng lợi ích đạt được từ việc Việt Nam tham gia WTO. Năm 2015 được chọn làm năm phân tích vì tại thời điểm này các sản phẩm trong danh mục không cam kết sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong khung khổ cam kết AFTA và khu vực mậu dịch tự do ASEAN cơ bản hoàn thành, ngoại trừ một số sản phẩm trong danh sách nhạy cảm. Đó là phương pháp đã được sử dụng để ước lượng. Những ảnh hưởng động Sẽ có 2 loại ảnh hưởng động tới tăng trưởng sinh ra từ quá trình tiếp tục theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại của Việt Nam. Ảnh hưởng tiềm năng thứ nhất là khả năng tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đi kèm theo hệ thống thương mại mở cửa. Cách phân tích này dựa trên một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Với luận điểm cho rằng do thiếu vắng việc tạo thuận lợi hóa thương mại và duy trì các rào cản thương mại và đầu tư, cách tiếp cận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới sẽ là cách tiếp cận phân tích nguyên nhân kết quả.78 Nghiên cứu ước 76 Il Houng Lee, Patrizia Tumbarello, Noel Sacasa, và Pritha Mitra, Việt Nam Gia nhập WTO: Cơ hội và Thách thức. Tháng 12 năm 2007, Việt Nam: Một số vấn đề, Báo cáo quốc gia của IMF số 07/385 77 Phân tích cụ thể và chứng minh được trình bày kỹ hơn trong phần phụ lục. 78 Aaditya Mattoo (World Bank), Randeep Rathindran (University of Maryland), và Arvind Subramanian tính được rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng khoảng từ 0,5 đến 1,0 phần trăm hàng năm nếu các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ, nâng cao việc tạo thuận lợi hóa thương mại và tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Chú ý rằng với tốc độ tăng trưởng càng cao thì lợi ích mang lại cho nền kinh tế cũng càng lớn và cao hơn cả cách tiếp cận dòng phúc lợi xã hội được trình bày ở phần trên, lý do là các lợi ích được pha trộn và bổ sung cho nhau. Ảnh hưởng động thứ hai sẽ tập trung vào việc hình thành các nguồn vốn lớn do dòng chảy FDI vào Việt Nam tăng. Cách ước lượng hai bước sẽ được trình bày kỹ hơn trong phần phụ lục. Theo kết quả phân tích thống kê, Việt Nam có sự phụ thuộc đáng kể giữa việc tăng FDI và tăng sự hình thành các nguồn vốn, cụ thể hệ số dương (+) rất lớn biểu thị sự liên quan giữa hai yếu tố này. Kết quả ước lượng cho thấy, qua trình tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ và sự mở của cho các nguồn vốn từ nước ngoài cũng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng khoảng 0,5 phần trăm nhờ vào ảnh hưởng tích cực của FDI tới việc hình thành các nguồn vốn. Các phương pháp ước lượng và kết quả được trình bày trong phần phụ lục. 15.2. Mở rộng thương mại hay chuyển hướng thương mại Việc tham gia của Việt Nam vào các chương trình hội nhập vùng như tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA và các chương trình mậu dịch tự do khác ngoài ASEAN sẽ đem lại những lợi ích có tính tiềm năng như việc mở rộng thương mại và thiệt hại có thể như việc chuyển hướng thương mại. Những lợi ích mang lại từ việc mở rộng thương mại có thể được giải thích qua lợi ích có được từ phúc lợi tăng thêm của người tiêu dùng và việc sản xuất đạt hiệu quả hơn do sự thay đổi lựa chọn từ nhà cung cấp của Việt Nam với giá thành cao sang nhà cung cấp trong vùng với giá thành thấp hơn. Những thiệt hại có thể từ việc chuyển hướng thương mại cũng được giải thích tương tự qua việc sẽ chọn lựa các nhà cung cấp trong vùng với giá thành cao hơn nhưng được hưởng lợi về thuế và không lựa chọn các nhà cung cấp từ nước thứ ba với giá thành thấp hơn nhưng không được hưởng lợi từ thuế. Việt Nam có vẻ đã thành công trong việc loại bỏ trong cam kết các sản phẩm hiện được bảo hộ cao ví dụ như các sản phẩm ô tô trở khách hay việc có được giai đoạn rất dài để xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Việt Nam nếu tiếp tục duy trì biểu thuế MFN cao và muốn chậm lại lộ trình cắt giảm thuế, đồng thời lại thực thi việc cắt giảm thuế quan trong khung khổ hiệp định vùng sẽ có thể gây ra các hiện tượng chuyển hướng thương mại. Nhưng xu hướng này có vẻ sẽ không kéo dài trong trung hạn. Theo thời gian, áp loại bỏ các sản phẩm trong danh sách loại trừ sẽ gia tăng và việc kéo dài việc thực hiện các lộ trình sẽ không còn. Ví dụ trường hợp sản phẩm điện tử sẽ có lộ trình 15 năm trong cam kết FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản là một minh chứng cụ thể. Xu hướng chuyển hướng thương mại lại có thể xảy khi các sản phẩm chịu thuế cao được đưa vào trong khung khổ AFTA ATIGA và các cam kết khác ngoài ASEAN. Thử lấy ví dụ của một số sản phẩm như nồi cơm điện và máy pha cà phê hiện đang chịu mức thuế tối huệ quốc MFN là 40 phần trăm. Những sản phẩm này có khả năng sẽ đưa vào cam kết AFTA – CEPT vào năm 2015 và sẽ được thực hiện trong vòng 15 năm trong khung khổ cam kết khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Nhật Bản. (IMF) “Đo lường tự do hóa thương mại và tác động của nó đến tăng trưởng Kinh tế: Minh họa” Tạp chí Hội nhập Kinh tế,tháng 8 năm 2001 Một khi các sản phẩm nằm trong biểu thuế cao hơn đưa vào các cam kết AFTA ATIGA và/hoặc các hiệp định tự do khác sẽ gây ra sau đó những áp lực đáng kể lên các sản phẩm nằm trong biểu thuế cao mà chưa đưa vào cam kết. Việt Nam có thể hạn chế những khả năng chuyển hướng thương mại này bằng cách tự giảm rào cản thương mại cho các sản phẩm đó. Một số các cách thức khác mà Việt Nam có thể làm để tránh hiện tượng này là: đơn phương giảm các rào cản trong biểu thuế tối huệ quốc MFN; đàm phán mở rộng các hiệp định thương mại tự do với các đối tác như EU và Ấn Độ; hay đàm phán để giảm thuế MFN với các nước đó. Thực vậy, Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi chính sách đàm phán trong vùng và giảm thuế. 15.3. Những thách thức trong việc điều chỉnh chính sách Nắm rõ được các thách thức trong điều chỉnh chính sách là vấn đề then chốt trong quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã diễn ra tương đối nhanh ở Việt Nam nếu so sánh với nhiều quốc gia khác và việc tự do hóa, xóa bỏ một cách đáng kể các rào cản trong lĩnh vực hàng hóa và thương mại cũng như trong đầu tư đã đem lại cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các thách thức trong tương lai chính là việc tự do hóa các nghành công nghiệp đang được bảo hộ. Có rất nhiều thách thức trong việc điều chỉnh chính sách trong các lĩnh vực được bảo hộ, nhất là trong phương tiện trở khách và một vài sản phẩm tiêu dùng. Việc cho phép thực hiện cắt giảm thuế trong lộ trình 5 năm sẽ là một ví dụ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và công nhân điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Các thách thức trong điều chỉnh chính sách có thể sẽ là điều kiện thuận lợi cho một số doanh nghiệp và công nhân lao động. Yếu tố điều chỉnh chính sách là một biến số hết sức quan trọng. Lộ trình 15 năm cho một số sản phẩm nhạy cảm trong cam kết khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản thật ra là lâu hơn so với thời gian mà các doanh nghiệp và công nhân cần để có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên có thể thấy đây là một giải pháp mang tính chính trị. Có thể thấy rõ một lợi thế rõ ràng bởi vì các cam kết xóa bỏ thuế quan là một điểm tựa trong tương lai và nó giảm áp lực về mặt chính trị phải chịu đựng trong việc tham gia các khu vực mậu dịch tự do. 15.4. Đạt được tăng trưởng cao Việt Nam đã có được cơ hội hiếm có để gây dựng những thành công về kinh tế trong 2 thập kỉ trước và tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những thành công đạt được sẽ tạo thêm động lực, khuyến khích các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tiếp tục thực hiện những bước cải cách tiếp theo. Các cam kết mà Việt Nam đã ký trong khung khổ WTO và trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ đảm bảo cho việc tiếp tục tự do hóa về thương mại ngay cả khi những sáng kiến mới về chính trị không hình thành. Mặc dù Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vào những việc đã hoàn thành tốt trong công cuộc mở cửa nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các công việc phía trước vẫn còn nhiều điều phải làm. Việt Nam hiện vẫn duy trì rào cản thuế quan ở nhiều lĩnh vực và phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc điều phối và hội nhập cũng như trong quá trình đàm phán vùng đi kèm với hệ thống biểu thuế tối huệ quốc MFN trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. 16. Thách thức trong tương lai 16.1. Lợi ích kinh tế và các quá trình hội nhập hiện thời Hầu hết các nhà quan sát về chính sách tại Việt Nam đều thống nhất rằng, trong gần 2 thập kỷ mở cửa hội nhập kinh tế đã đem lại những thắng lợi lớn lao cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho Việt Nam. Việc tự do hóa thương mại và đầu tư trong vòng 2 thập kỷ qua đã chuẩn bị cho việc hội nhập ASEAN, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và các quá trình đàm phán và thực thi cam kết khác ngoài ASEAN. Kết quả của việc gia nhập WTO hay thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA thể hiện qua hàng loạt các cam kết cũng như các hiệp định thương mại được ký kết. Trong quá trình thực thi các cam kết, Việt Nam vẫn vấp phải những thách thức nhất định. Ví dụ như trong một vài lĩnh vực như phân phối và dịch vụ tài chính, Việt Nam đã thực thi rất chậm trong việc thực thi các cam kết trong khung khổ hiệp định về dịch vụ trong lộ trình gia nhập WTO. Việt Nam đã và đang cố gắng thực hiện nhưng quá trình thực thi có vẻ còn chậm như vậy dường như là do trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam còn nhiều điều đáng bàn. Trong quá trình thực thi hiệp định thương mại tự do AFTA và các cam kết ngoài ASEAN khác. Sau khi thực thi các cam kết WTO, thuế suất trung bình MFN đối với Việt Nam giảm xuống còn khoảng khoảng 13 %. Tuy nhiên trong một số ngành, biểu thuế sau khi thực hiện cam kết WTO vẫn duy trì ở mức cao như ngành công nghiệp ô tô trở khách. Việt Nam đã loại bỏ một số biểu thuế của ngành công nghiệp ô tô ra khỏi hiệp định AFTA và các cam kết khác ngoài ASEAN nhưng Việt Nam đang chịu những áp lực rất lớn từ phía đối tác thương mại yêu cầu đưa lĩnh vực công nghiệp ô tô vào trong các hiệp định vùng. Việc đưa các lĩnh vực thương mại trong công nghiệp ô tô vào các cam kết trong vùng sẽ gây ra áp lực cạnh tranh lớn cho nghành công nghiệp lắp ráp hiện với giá cao và điều này sẽ dẫn tới khả năng chuyển hướng thương mại do thuế giảm và nhập khẩu sẽ chuyển sang nhập khẩu từ các đối tác trong vùng. Rõ ràng rằng thuế trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và việc tái cơ cấu lĩnh vực này là vấn đề chính trị cần xem xét kỹ. Trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực hiện đang không cho phép đầu tư nước ngoài ngoại trừ những khoản đầu tư nhỏ không đáng kể vì hiện tại tỷ lệ phần vốn nước ngoài vẫn đang giới hạn ở mức 49%. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài có được BCCs đã nhận thấy rằng những cam kết trong hiệp định GATS đã chỉ rõ lộ trình “các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có khả năng ký lại các cam kết hay chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác với các điều kiện không thiệt hại hơn các lợi ích mà họ đang có”. Việc đầu tư trong lĩnh vực viễn thông và việc đưa các kỹ thuật tiên tiến sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. 16.2. Đẩy mạnh việc củng cố chính sách và khung khổ pháp luật Có rất nhiều những chính sách và quy định chủ chốt mà Việt Nam cần phải điều chỉnh và tăng cường đẩy mạnh để hỗ trợ quá trình hội nhập. Các việc làm đó hoàn toàn không bắt buộc qua các cam kết nhưng cải cách chính sách và minh bạch hóa trong khung khổ quy định sẽ cải thiện triển vọng phát triển cho kinh tế Việt Nam và giảm thiểu hóa những rủi ro không mong đợi. Một trong những lĩnh vực quan trọng là chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống giám sát tài chính. Việt Nam cần củng cố khả năng xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô. Cũng như các quốc gia khác, việc nâng cao giám sát thận trọng trong dịch vụ tài chính là điều rất đáng quan tâm. Tất cả các quốc gia đều đã có được những bài học đáng giá từ khủng hoảng tài chính và rõ ràng cần tập trung nhấn mạnh vào việc phân tích rủi ro vĩ mô và rủi ro hệ thống, cũng như luật lệ của tài chính. Việc điều chỉnh chính sách cũng cần được đẩy mạnh trong các lĩnh vực khác như viễn thông, việc minh bạch hơn cách điều chỉnh hợp lý sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh. Việc điều hành của chính phủ và môi trường đầu tư cũng sẽ được cải thiện. Việc chậm trễ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường vốn và các dấu hiệu tích cực tới nguồn lực trong hoạt động kinh tế. Một vài cải tổ trong các doanh nghiệp nhà nước và chính sách cạnh tranh sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế bền vững hơn. 16.3. Hội nhập ngày càng sâu rộng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương đã đề cập đến một vài vấn đề trong việc hội nhập kinh tế sâu rộng và nâng cao môi trường kinh doanh trong một bài viết gần đây.79 Và có 2 chủ đề liên quan như sau: Việt Nam có thứ hạng thấp hơn so với các đối tác trong vùng ở ASEAN nếu xét theo chỉ số về dịch vụ hậu cần (Logistics Performance Index (LPI)). Thuận lợi hóa thương mại có vai trò chủ đạo trong trong việc hội nhập vào chuỗi cung ứng vùng cũng như toàn cầu. Việc tham gia vào sáng kiến “ một điểm dừng” trong ASEAN sẽ rất có ích cho Việt Nam nhưng Việt Nam cũng cần có những cải cách triệt để trong hệ thống thương mại qua biên giới. Chính sách về cải tổ và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt trong thời gian qua tuy nhiên việc thực thi là hết sức cần thiết. Những quyền hạn đặc biệt của các doanh nghiệp nhà nước đã làm phức tạp hóa sự quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô và việc giám sát tài chính ở Việt Nam. Cải tổ trong việc điều hành chính phủ, gia tăng sự minh bạch và các thay đổi về thị trường sẽ củng cố những lĩnh vực chịu sự quản lý của doanh nghiệp nhà nước và từ đó cải thiện tình hình kinh tế chung. Tự do hóa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ quá trình hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện môi trường cho sáng tạo và phổ biến công nghệ kỹ thuật. 16.4. Những gợi ý chính sách cho việc phát triển và tăng trưởng kinh tế Để đạt được sự tăng trưởng cao và bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ đòi hỏi quá trình hội nhập sâu rộng hơn nữa. Chắc chắn việc tổng hợp và thực hiện tốt các lộ trình hội nhập hiện tại là rất cần thiết. Việc cải cách chính sách và khung khổ pháp luật sẽ tăng hiệu quả cho phát triển kinh tế. 79 CIEM Working Paper No.13 - 2008: VIETNAM ENTEPRISES- DEVELOPMENT AND INTEGRATION - Some issues after VietNam accessing WTO Trong vòng hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể về phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế có thể được diễn giải là: việc tự do hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã làm cho lao động từ lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp chuyển sang các nghành nông nghiệp với giá trị cao hơn và chuyển sang lĩnh vực sản xuất gia công. Nâng cao chất năng suất tăng trưởng và chuyển dịch lên chuỗi giá trị cao hơn sẽ là những thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật và hội nhập chặt chẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là mấu chốt cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng. Hội nhập sâu hơn nữa sẽ đóng vai trò sống còn đến việc thực hiện chiến lược tăng trưởng cao của Việt Nam. Ủy Ban về tăng trưởng đã chỉ rõ Việt Nam có thể sẽ trở thành nước tăng trưởng cao trong tương lai nhưng để đạt được điều đó, Việt Nam sẽ phải chấp nhận các gợi ý chính sách của Ủy Ban về việc mở cửa hơn nữa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư cũng như việc khuyến khích cạnh tranh và sáng tạo. Trong khi Việt Nam có được những triển vọng tốt trong tương lai, Việt Nam cũng có một con đường duy nhất để đạt được tăng trưởng cao hơn. Độ tuổi từ 12-25 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân số và xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì cho các năm tới. Với lực lượng đông đảo này cùng với lực lượng ở độ tuổi nhỏ hơn kế tiếp sẽ cung cấp những bằng chứng về sự tăng trưởng cao và năng động cho lực lượng lao động và tỷ lệ phụ thuộc thấp. Việc đồng thời tăng cường đầu tư kỹ năng cho đội ngũ lao động trẻ và định hướng cho họ những ngành công nghiệp nào, hoạt động nào và kỹ năng nào sẽ phù hợp cho công việc tương lai của họ sẽ là những quyết định chính sách quan trọng của các nhà hoạch định chính sách cho Việt Nam, điều đó sẽ giúp choViệt Nam đạt được những triển vọng tốt về kinh tế - xã hội cho những thập kỷ tiếp theo. 17. Phụ lục 17.1. Các nghiên cứu về hội nhập của Việt Nam Phần này sẽ tóm tắt các nghiên cứu trước đây và hiện tại về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam do các tổ chức quốc tế và các viện nghiên cứu của Việt Nam đã và đang được thực hiện. Ủy ban châu ÂU Ủy ban Châu Âu đã giúp đỡ thực hiện một nghiên cứu định lượng về tác động có thể có của Hiệp định thương mại song phương EU – ASEAN để hỗ trợ nhóm làm việc EU ASEAN (hoạt động vào năm 2005 – 2006). Ủy ban hiện đang thực hiện một đánh giá tác động bền vững của Hiệp định thương mại này Một đánh giá định lượng của tác động có thể của các kịch bản khác nhau cho một hiệp định thương mại song phương EU ASEAN do CEPII và CIREM thực hiện80. Các kịch bản khác nhau đã được xem xét theo mô hình cân bằng tổng thể có thể tính toán được (mô hinh CGE). Có ba kịch bản được trong nghiên cứu của CEPII: y Trong kịch bản thứ nhất, thuế đánh vào hàng hóa được loại bỏ hoàn toàn, 50% rào cản thương mại dịch vụ được dỡ bỏ. Như một phân tích tính nhậy cảm, kịch bản này được so sánh với trường hợp thương mại dịch vụ không được tự do hóa y Kịch bản thứ hai đưa ra một danh sách các hàng hóa “nhậy cảm” bị loại ra khỏi hiệp định y Kịch bản thứ ba được xem xét để đánh giá tác động của hiệp định trong hoàn cảnh các nước ASEAN và EU có thực hiện các hiệp định thương mại khác ngoài hiệp đinh thương mại ASEAN-EU với các đối tác khác của mình. Trong tất cả các kịch bản, việc cắt giảm thuế quan được bắt đầu từ năm 2008 và hoàn thành vào năm 2015. Tác động của tự do hóa thương mại đến đầu tư nước ngoài cũng được xem xét trong các mô phỏng. Một số kết luận có thể được rút ra từ nghiên cứu dựa vào mô hình CGE này là: y Thứ nhất, khi so sánh với các mô phỏng khác của CEPII, lợi ích mà các nước ASEAN thu được là rất lớn trong đó GDP của Việt Nam tăng thêm 1.8% vào năm 2020. Tác động về thương mại, sản xuất và phúc lợi xã hội cũng cao hơn so với các sáng kiến tự do hóa thương mại khác. y Thứ hai, đa phần các lợi ích thu được (các nước ASEAN thu được khoảng ¾ lợi ích) có liên quan đến tự do hóa dịch vụ. Tất cả các kịch bản bao gồm cả kịch bản tự do hóa thương mại dịch vụ có liên quan đến lợi ích thu được về mặt xã hội của tất cả các quốc gia tham gia vào ký kết hiệp định này. Có một điểm cần chú ý từ kịch bản thứ ba trong nghiên cứu của CEPII là sự hấp dẫn của Hiệp định thương mại EU-ASEAN sẽ tăng lên khi môi trường chính sách thương mại được xem xét. Cụ thể hơn, kịch bản này xem xét các môi trường thương mại khác nhau như việc thực hiện Hiệp định thương mại EU và ASEAN được thực hiện song song với hiệp định EU-Mercosur và hiệp định thương mại với Nhật Bản của ASEAN. Với môi 80 CEPII – CIREM, ECONOMIC IMPACT OF A POTENTIAL FREE TRADE AGREEMENT (FTA) BETWEEN THE EUROPEAN UNION AND ASEAN, Báo cáo cuối cùng 2006-05-03 trường này, Nhật Bản và các đối tác khác còn thu được nhiều lợi ích hơn trong trường hợp không có các hiệp định thương mại song phương khác. Tác động của hiệp định thương mại EU-ASEAN có xu hướng ngược lại với ảnh hưởng về đa dạng hóa thương mại của các hiệp định thương mại tự do khác tớ các hiệp định thương mại có lien quan đến các thỏa thuận thương mại ưu đãi có thể được xây dựng nếu không có hiệp định thương mại EU-ASEAN. Phân tích của CEPII cũng xem xét các rào cản thương mại trong khu vực dịch vụ và tác động của việc ký kết Hiệp định thương mại song phương ASEAN – EU đến đầu tư nước ngoài. Các rào cản được CEPII xem xét là các rào cản với thương mại hàng háo, và rào cản với thương mại dịch vụ (chủ yếu được ước lượng từ mô hình khoảng cách thương mại). Nghiên cứu của CEPI không xem xét tác động của các rào cản thương mại đến đầu tư và nó cũng không xem xét tác động của việc gia tăng đầu tư nước ngoài. Phân tích theo mô hình cân bằng tổng thể của CEPII cần được bổ sung bằng các phân tích sử dụng các loại mô hình khác. Mô hình cân bằng tổng thể không phản ánh đầy đủ tác động đến đầu tư và đổi mới công nghệ. EC MUTRAP EC MUTRAP Dự án MUTRAP đã hoàn thành một nghiên cứu toàn diện về hệ lụy tới kinh tế vĩ mô của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO và các tác động của nó tới thương mại, công nghiệp nông nghiệp, sự phát triển của các doanh nghiệp SME, và môi trường kinh doanh, tác động tới các vấn đề xã hội. IMF: IMF phát triển một mô hình cân bằng bán tổng thể (mô hình cân bằng ngành) để mô phỏng tác động về ích lợi xã hội của việc cắt giảm thuế quan theo cam kết gia nhập WTO. Mô hình này sử dụng bộ số liệu phân tách theo ngành và sử dụng thuế suất phân loại theo HS-4. Mức thuế phân loại theo 10 chữ số (HS-10) theo cách phân loại của quy chế tối huệ quốc và cam kết WTO được chuyển thành các mức thuế phân loại theo HS-4 để phù hợp với số liệu nhập khẩu mới nhất. Mô đình được điều chỉnh để vào năm 2006 mức thuế nhập khẩu tính toán từ mô hình đúng bằng tổng thuế nhập khẩu mà Việt Nam đã thu được. Điều này là cần thiết để tránh ước tính quá mức những khoản thu bị mất đi. Để làm được điều này, có một hệ số gọi là hệ số điểu chỉnh đã được thêm vào mô hình để thu nhập từ thuế nhập khẩu bằng cách sử dụng thuế suất tối huệ quốc năm 2006 bằng với thuế thu được bằng cách sử dụng thuế suất theo mã HS4 và bằng với thu thực từ thuế nhập khẩu (mức thu thực tế từ nhập khẩu thấp hơn thu từ mô hình vì do có các khoản miễn thuế hoặc thuế từ các khu công nghiệp và khu chế xuất) UNDP/UNCTAD UNDP/UNCTAD đã thực hiện một nghiên cứu về ngành dịch vụ của Việt Nam và những tác động của việc gia nhập WTO. Nghiên cứu này được hoàn thành vào năm 2006 và chưa có thêm các nghiên cứu về tự do thương mại hóa khác được thực hiện. US STAR Dự án US-STAR đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá tác động của việc triển khai Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ tới thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam sau 5 năm kể từ ngày ký hiệp định này vào cuối năm 2001. Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cải cách nhằm gia nhập WTO. Nghiên cứu này được hoàn thành vào 11 tháng 1 năm 2007. Nghiên cứu này do các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và dự án hỗ trợ thương mại VIệt Nam (STAR Việt Nam) thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Phát triển Hoa Kỳ (USAID) Trước khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tương đối nhỏ và ở trạng thái cân bằng. Hiệp định này đã tạo ra những kích thích cho Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hơn là kích thích Hoa Kỳ tăng xuất khẩu sang Việt Nam vì những tác động đầu tiên liên quan đến việc thuế quan được áp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được chuyển từ thuế suất bình thường của Mỹ, tại thời điểm đó là tương đối cao, sang thuế suất áp dụng với với quốc gia có quan hệ bình thường với Mỹ. Điều này đã giúp Việt Nam có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Theo số liệu của Hoa Kỳ, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là vào khoảng 600 triệu đô la vào nẳm 2001 và lên tới khoảng 7.5 tỷ đô la vào năm 2006. Thời gian này cũng là thời gian mà thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Hoa Kỳ mở rộng trên toàn cầu. Nghiên cứu này không xem xét một cách chi tiết việc tự do hóa sâu rộng hơn của nền kinh tế Việt Nam . Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới đã triển khai dự án nghiên cứu hậu WTO. Đây là sáng kiến giúp các cấp các ngành ở Việt Nam làm quen và thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Một kế hoạch hành động quốc gia đã được đề xuất với thủ tướng. Cụ thể hơn, chương trình này cũng cung cấp đầu vào liên quan đến những vấn đề kỹ thuật và tính khả thi trong dài hạn của các công việc các bộ sẽ triển khai và đưa ra các gợi ý cho việc thực hiện chúng. Các khuyến nghị đưa ra sẽ xem xét cả 2 khía cạnh là khía cạnh luật pháp và kinh tế. Ngân hàng thế giới cũng có ý định đua một số kỹ thuật phân tích sâu để phân tích kỹ thuật các bộ bằng các xem xét các tác động về xã hội với các biện pháp được đề cập (công việc của chúng tôi trung lắp với công việc của Carolyn), và tác động của tình trạng phi thị trường của Việt Nam và việc tham gia của các bên có liên quan trong các quyết định của chính phủ, một công việc hiện dduwwocj đánh giá là yếu. Sự phối hợp giữa các bộ, sự độc lập của các cơ quan ra chính sách và sự tương tác giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng là những chủ để được nghiên cứu trong chương trình này. CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã thực hiện một nghiên cứu về liên kết vùng, tập trung vào xác định vị trí và năng lực cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam trong mạng sản xuất Đông Á. Nghiên cứu này đã xem xét cách tiếp cận về chiến lược phát triển của Việt Nam và các chính sách công nghiệp và thương mại, xem xét thay đổi cơ cấu công nghiệp có so sánh với quốc tế thong qua mối liên kết và đầu tư vùng và phân tích tính cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị. Các ngành như dệt và may mặc, điện tư và công nghiệp ô tô cũng được phân tích. Các nghiên cứu khác Những nghiên cứu khác đã được hoàn thành cũng tập trung vào xem xét việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và đánh giá tác động của việc gia nhập này., trừ hai nghiên cứu cứu của USAID (xem xét thêm tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ) và nghiên cứu của CEPII (xem xét tác động của Hiện định thương mại ASEAN EU). 17.2. Phân tích chi phí của bảo hộ Cách tiếp cận mô hình: Chi phí tĩnh của bảo hộ Mô hình cân bằng bán tổng thể (mô hình cân bằng ngành) có những điểm mạnh và điểm yếu so với mô hình cân bằng tổng thế.. Cách tiếp cận mô hình cân bằng ngành tập trung vào xem xét những rào cản thương mại vào đầu tư tới các ngành cụ thể và cho phép sự phân tách sâu các rào cản này. Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận mô hình cân bằng ngành được sử dụng ở nhiều nghiên cứu khác như nghiên cứu của Zhang, Zhang và Wang (1998), đo lường chi phí của bảo hộ thương mại tại Trung Quốc Cách tiếp cận mô hình cân bằng ngành giả thiết rằng y Hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước không thể thay thế nhau một cách hoàn hảo y Nguồn cung quốc tế là có độ co giãn hoàn hảo (so với giá – giả thiết thương mại của quốc gia nhỏ) y Cung trong nước có chiều đi lên y Tất cả các thị trường là cạnh tranh hoàn hảo Chúng tôi không ước lượng độ co giãn về giá cho cầu nhập khẩu của Việt Nam vì các lý do mang tính lý thuyết và thực tiễn. Xét về mặt lý thuyết, chúng tôi nghi ngờ tính hợp lý của một số ướclượng bằng các phương pháp chuẩn nhất là khi chế độ thương mại của Việt Nam thay đổi qua việc thực hiện các cam kết mở cửa của ASEAN và các hiệp định thương mại. Một vấn đề lý thuyết nữa là sự chênh lệch khi sử dụng các loại thuế quan trung bình hoặc thuế quan tương đương cho các ngành công nghiệp đã làm giảm đi ảnh hưởng của một chế độ thương mại bảo hộ. 81 Để giảm thiểu những ảnh hưởng của sử dụng số gộp, chúng tôi tập trung vào mức độ phân tách mà tại mức đó có những thách thức mang tính thực tế trong việc ước lượng hệ số co giãn của cầu nhập khẩu. Đầu tiên, ở mức độ phân tách cao, rất khó có thể hợp các danh mục hàng hóa trong nước và quốc tế phù hợp với số liệu thương mại và sản xuất. Thứ hai, mặc dù về mặt lý thuyết thì việc tính hệ số co giãn của hàng hóa là có thể nhưng trên thực tế, việc tính toán là rất khó ở mức độ phân tách cao. Mặc dù một số người đã ước lượng hệ số co giãn của giá cả của chính loại hàng hóa đó với mức phân tách cao nhưng chưa ai ước lượng hệ số co giãn chéo. Trong nghiên cứu của mình, Kee, Nicita và Olearraga đã ước lượng hệ số giá của hàng hóa nhập khẩu cho 117 quốc gia (nhưng không có Việt Nam). Nghiên cứu này đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng tới độ co giãn giá của chính hàng hóa đó. Dưới đây là một số kết quả của nghiên cứu này 1. Cầu nhập khẩu các loại hàng thuần nhất có độ co giãn cao hơn so với cầu nhập khẩu những hàng hóa không đồng nhất. Ví dụ các loại thép dễ thay thế hơn là máy móc và thiết bị. 2. Cầu nhập khẩu có độ co giãn cao hơn ở các mức phân tách cao – tác động thay thế của áo sơ mi cotton và áo sơ mi bằng vải len cao hơn so với tác động thay thế giữa áo và quần hay giữa quần áo vào hàng điện tử. 3.Cầu nhập khẩu của các quốc gia lớn hơn có độ co giãn cao hơn. Lý do là ở các quốc gia lớn, nhiều hàng hóa được sản xuất ở trong nước nên độ nhậy cảm của cầu nhập khẩu so với gia nhập khẩu là lớn hơn. Hay nói cách khác, ở các nền kinh tế lớn, việc tìm hàng hóa sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu là dễ dàng hơn 4. Cầu nhập khẩu ít co giãn hơn ở các quốc gia phát triển vì cầu tương đối cho các loại 81 Vấn đề này được đề cập đầu tiên trong bài, “Estimating the effects of trade policy” in Handbook of International Economics, vủa Feenstra, Robert Gene Grossman and Kenneth Rogoff, (eds.), Amsterdam: North Holland, 1995 drawing on earlier work of Anderson and Neary. hàng hóa không đồng nhất thường cao hơn ở các quốc gia này Do vậy, chúng tôi đã sử dụng các hệ số độ co giãn giá (của chính hàng hóa đó) từ các nghiên cứu trước và thực hiện phân tích độ nhậy với các hệ số co giãn cao và thấp. Chúng tôi cũng sử dụng các phát hiện của Kee, Nicita và Olearraga để xem khoảng hệ số nào có thể được sử dụng. Để phân tích theo phương pháp cân bằng ngành, chúng tôi sử dụng phần mềm WITS của Ngân hàng thế giới và UNCTAD. Số liệu về thương mại được lấy từ bộ số liệu UNCTAD TRAINS và UN Comtrade. Chúng tôi lấy số liệu về thuế nhập khẩu từ lộ trình thuế quan mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO và từ hệ thống dữ liệu của hải quan Việt Nam, từ bộ số liệu của UNCTAD và từ bộ số liệu tiếp cận thị trường của ITC và từ kế hoạch cắt giảm thuế qua của Hiệp định tự do thương mại ASEAN +. Việc sử dụng mô hình WITS và bộ số liệu về thuế quan này, chúng tôi có thể phân tích toàn bộ 10,500 dòng thuế quan phân theo HS-6. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng các thuế quan ưu đãi trong hiệp định thương mại ASEAN AFTA và ASEAN + AFTA với các số liệu cho năm 2007 và thông qua việc đưa vào lộ trình thuế quan trong tương lai trong khuôn khổ của AFTA và các Hiệp định thương mại ASEAN + Phân tích các hiệp định Thương mại nội vùng: Mở rộng thương mại và Chuyển hướng thương mại Câu hỏi được đặt ra trong lý thuyết về liên minh hải quan của Viner và Meade là tác động xét về mặt lợi ích của việc mở rộng thương mại và chuyển hướng thương mại do việc tạo ra một liên minh hải quan ở mức độ từng quốc gia và tác động tổng thể của liên minh này. 82 Phân tích của Viner/Mead tập trung vào ảnh hưởng đến sản xuất. Lipsey mở rộng phân tích này bằng xem xét cả tiêu dùng và tác động cân bằng tổng thế và phát triển lý thuyết chung về lựa chọn tối ưu tốt thứ hai. 83 Trong phân tích của Viner, ngành công nghiệp với chi phí thấp nhất trong liên minh thuế quan có thể tăng thị phần thông qua việc mở rộng khu vực thương mại và chuyển hướng thương mại từ các nhà cung cấp của giá rẻ hơn của nước thứ ba, những người sẽ phải đối mặt với những rào quản thuế quan chung đối với các nước ngoài liên minh (với giả định rằng, chi phí của nước đó thấp hơn chi phí của nước ngoài sau khi đã tính thêm cả thuế quan). Vì Việt Nam đã gia nhập FTA nên phân tích này cần phải được điều chỉnh. Trong các hiệp định thương mại đa phương như AFTA/ATIGA hay ASEAN+, các ngành công nghiệp có chi phí thấp hơn sẽ có khả năng tăng thị phần trong thị trường chung bằng cách lấy thị phần của các doanh nghiệp không thuộc các quốc gia tham gia vào hiệp định thương mại vì ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ, nó sẽ được hưởng lợi từ thuế xuất ưu đãi đặc biệt là các quốc gia có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên điều này là con dao hai lưỡi. Vì nhập khẩu từ các quốc gia có mức chi phí thấp hơn sẽ thay thế hàng nhập khẩu từ các quốc gia có chi phí thấp nhất, đây là chuyển hướng thương mại. Tuy nhiên vì nó thay thế sản xuất trong nước ở các quốc gia chi phí cao hơn, gọi là tạo lập thương mại. Xem xét ảnh hưởng đến cải tiến, mức độ và tính động của tăng trưởng. 82 Viner, J., (1950), The customs union issue, New York: Carnegie Endowment for International Peace and Meade, J.E., (1955). The theory of customs unions. Amsterdam: North-Holland. 83 Lipsey, R.G., (1957), The theory of customs unions: trade diversion and welfare, Economica 24 (93): 40-46. Lipsey, R.G., (1960), The theory of customs unions: A general survey”, Economic Journal, vol.70 (September), pp. 496-513. Lipsey, R.G, and Lancaster K (1957), “The general theory of second best”, Review of Economic Studies, vol. 24 (October), pp.11-32. Các nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế trước đây chủ yếu tập trung vào tổn thất tính của thuế quan, thường chiếm từ 1-2% GDP. Các nghiên cứu cho thấy các quốc gia ở cộng đồng Chau Âu đã thu được nhiều lợi ích từ việc tự do hóa thương mại vì tính kinh tế nhờ quy mô và sự phân khúc thị trường cũng như phản ứng của các tập đoàn độc quyền. Lý thuyết về thương mại nội ngành được phát triển đầu tiên bởi Grubel và Lloyd (1975). Grubel và Lloyd đề xuất mô hình này thay thế cho mô hình Hecksher-Ohlin hoặc các loại mô hình kiểu Viner, những mô hình nhấn mạnh thương mại nội ngành với mức chi phí cô định, công nghệ tương tự và các hàng hóa có thể thay thế nhau. Dựa vào các phân tích về việc thành lập Cộng Đồng Châu Âu, Grubel và Lloyd đã quan sát thấy sự phát triển mạnh của thương mại hai chiều trong khu vực châu Âu cho những hàng hóa khác nhau đã dẫn đến việc gia tăng việc chuyên môn hóa trong nội ngành và sự thay đổi sản lượng trong nội ngành ít hơn so với quan sát của nhiều người khác. Các quan sát thực nghiệm về tăng trưởng của thương mại nội ngành đã dẫn đến việc xem xét tính cạnh tranh độc quyền hoặc các ngành độc quyền bởi sự khác biệt về sản phẩm. Do vậy các hãng cạnh tranh với nhau bằng cách tập trung vào một phân khúc thị trường hoặc một thị trường ngách nào đó trên toàn thị trường EC cho một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu của mình. Và không có gì ngạc nhiên, vào giữa những năm 80s, tính kinh tế của quy mô đã kết nối với những mô hình thương mại quốc tế mới trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, chủ yếu từ các học thuyết kinh tế học ngành. Một dòng nghiên cứu khác nhưng bổ sung cho các phân tích trên là các phân tích dự vào các quan điểm tân Ricardian hay Schumperterian nhấn mạnh vào sự khác nhau về công nghệ và con người (xem Romer 1986, Aghion và Howitt 1998, và Lipsey, Carlaw và Beckar, 2006) Trong cả ngành công nghiệp và dịch vụ, nếu trong một khu vực hội nhập, có một sự cạnh tranh độc quyền hoặc cách ngành độc quyền với những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, thì khi các rào cản thương mại và đầu tư được dỡ bỏ, kết quả là một dòng ít hơn các sản phẩm giống nhau dẫn đến sự chuyển dịch lớn hơn với các sản phẩm nội ngày và thay vào đó là phức tạp hơn. Có thể có những ảnh hưởng mang tính quy mô tiềm năng, hiệu ứng chuyên môn hóa và hiệu ứng cạnh tranh về giá và thúc đẩy đầ tư trực tiếp và ảnh hưởng mang tính sáng tạo xảy ra so với những tác động thương mại thực. Sự gia tăng mức cạn tranh trở nên quan trọng hơn là gia tăng dòng thương mại. Mô hình tăng trưởng tân cổ địển, thường được gọi là mô hình solow, dung để xác định một hàm sản xuất, phản ảnh dòng sản phẩm trong nước được tạo ra từ các nhân tố sản xuất. Ta có thể viết: Y = AF(K,L), Trong đó K là tích lũy tài sản, L là lao động và A là nhân tố năng suất, phản ảnh hàm lượng công nghệ và tính hiệu quả của lao động và vốn trong việc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Tăng trưởng sản lượng, do vậy có thể là sản phẩm của (i) sự tích lũy nhân tố sản xuất như vốn/tài sản hoặc lao động (hoặc có thể vào vốn con người H) và hoặc (ii) từ tăng nhân tố năng suất A, tức là từ việc tăng năng suất. Nghiên cứu của Solow là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nếu không có tăng năng suất thông qua quá trình công nghệ - tức là không có tăng A – sản lượng đầu người có thể tăng trong ngắn hạn nhưng không thể tăng trong dài hạn. Trong dài hạn, việc tích lũy nhiều tài sản đồng nghĩa với việc tài sản sẽ bị mất dần chứ tài sản không thể tạo thêm những sản lượng gia tăng. Một ví dụ trong lịch sử là Liên Xô, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất nhau sau thời chiến tranh bởi vì tốc độ tăng trưởng đó chủ yếu là do tích lũy nhân tổ sản xuất bằng tiền tiết kiệm nội địa (tăng trưởng của Liên xô đôi lúc là không thực tế ví dụ thép chất lượng thấp được sử dụng vào sản xuất công nghiệp. Vì chất lượng thấp, nên nhiều lượng thép đã phải quay lại nhà máy cán thép để cán lại và phần này cũng được tính là sản lượng). Một vấn đề quan trọng ít được nghiên cứu là nguồn gốc của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhân tố nào có tác động đến A, và dẫn đến gia tăng năng suất. Mô hình Solow là một khuôn khổ phân tích thống nhất cho phân tích tăng trưởng kinh tế nhưng các nhà kinh tế học và các nhà lập chính sách đã coi tăng năng suất và thay đổi kỹ thuật là ngoại sinh và tự nó xuất hiện. Có một nghiên cứu khoa học gần đây đã xem xét vấn đề này. Nghiên cứu này đã được Nhóm nghiên cứu bình luận. Theo đó, các chính sách cho tăng trưởng, đặc biệt là các chính sách có tương tác với sự phát triển tương ứng của từng quốc gia (như sự phát triển tài chính, môi trường thể chế, và sự phát triển của khoa học và công nghệ). Đánh giá này cho rằng học thuyết của Schumpeter đưa ra những giải pháp chính sách tốt hơn bằng cách đưa ra các khuyến nghị phù hợp với từng quốc gia. Những thách thức với các phân tích tăng trưởng dựa vào các mô hình kinh tế lượng sử dụng số liệu của nhiều quốc gia cũng được xem xét. 84 1.3 Phân tích định lượng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Điểm bắt đầu của phân tích này là thừa nhận rằng hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn tới kinh tế vĩ mô thông qua sự gia tăng tính hấp dẫn của Việt Nam với đầu tư nước ngoài. Mặc dù mối quan hệ này là rất quan trọng, tất cả các mô hình toàn cầu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đều không xem xét mối quan hệ này. Do vậy, chúng tôi đã cố gắng ước lượng tăng trưởng kinh tế (hoặc tăng mức độ tăng trưởng tiềm năng) cho Việt Nam khi hội nhập sâu hơn kinh tế quốc tế, bao gồm cả một hiệp định thương mại với EU thông qua một mô hình về đầu tư và đầu tư nước ngoài. Phương pháp luận Trong nghiên cứu này, đánh giá định lượng chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa FDI, đầu tư và tăng trưởng của Việt Nam. Chúng tôi sẽ kiểm định những giả thiết khác nhau liên quan đến tác động có thể có của việc gia tăng FDI tới tăng trưởng GDP của Việt Nam. Phân tích này dựa vào hai công cụ định lượng. Mục đích là lượng hóa độ co giãn của đầu tư nước ngoài và tổng đầu tư, rồi đánh giá tác động trung và dài hạn của những thay đổi đó tới GDP. Mô hình thứ nhất là mô hình động sử dụng số liệu theo thời gian và không gian. Mô hình này được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tổng tích lũy của nền kinh tế. Mô hình này sử dụng số liệu của 21 nền kinh tế mới nổi từ năm 2000-2006. Việc sử dụng số liệu theo thời gian và không gian cho ta một bộ số liệu đủ lớn và có thể có được các dự báo chính xác cho các kịch bản trong trung hạn. 84 Philippe Aghion and Steven Durlauf, From Growth Theory to Policy Design, Commission on Growth and Development, Working Paper 57, 2009 • CÁC PHƯƠNG TRÌNH CủA MÔ HÌNH ĐầU TƯ Mô hình đầu tư được ước lượng theo phương pháp ảnh hưởng không đổi cho phép kiểm soát được các quan sát lặp lại và sự khác biệt xuyên suốt của từng cá thể quan sát qua thời gian cố định. [1] iti it FDIFDIcba GDP Inv ε++++=⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛ −− )( 21 i = quốc gia và t= thời gian Inv Tổng đầu tư (theo giá hiện hành, $) GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Đầu tư nước ngoài (tổng tích lũy trong hai năm trước đó) Mô hình thứ hai là ước lượng GDP truyền thống dựa trên sự kết hợp giữa lao động, vốn và tiến bộ công nghệ/năng suất. Mô hình này được ước lượng bằng hàm sản xuất Cobb- Douglas thông thường. Giả định chủ yếu tập trung vào mức đầu tư, một biến số quyết định lượng tài sản tích lũy, và các tiến bộ công nghệ vì sự thay đổi về nhân khẩu là dễ dàng có thể dự đoán được • CÁC PHƯƠNG TRÌNH CủA MÔ HÌNH GDP ( ) ( ) Yttttttt PopInvALPopY εϕϕϕ +⋅+⋅⋅+= /ln)/ln( 210 Trong đó Y/Pop GDP đầu người (giá so sánh) L Lực lượng lao động(dân số tuổi từ 15-64) A Tổng năng suất nhân tố (nhân tố tiến bộ kỹ thuật) 85 Inv/Pop Tổng tài sản tích lũy đầu người (giá cố định) Chất lượng thống kê của cả hai mô hình đều thỏa mãn các kiểm định thống kê (trên 90%) và chúng tôi tin rằng các kết quả đó là chính xác Kết quả Kết quả đầu tiên được rút ra từ mô hình DPEM xem xét mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư/GDP và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra tranh luận về việc đầu tư nước ngoài làm thoái lui đầu tư trong nước và phương trình trên đã cho một góc nhìn thú vị với vần đề này. Trong mô hình DPEM, chúng tôi có được một tham số phản ánh môi quan hệ giữa biến giải thích (ở đây là FDI trong 3 năm liên tiếp) và biến được giải thích (tức là tỷ lệ đầu tư trên GDP) và một hằng số cho mỗi quốc gia có trong mô hình. Bảng dưới đây cho giá trị của những hằng số này cho từng quốc gia. Bảng 17.1: Ước lượng hằng số của mỗi quốc gia trong mô hình đầu tư 85 ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛⋅−=Δ − US KOR t t taGDPpercapi taGDPpercapi A A ln5.13.1 1 , tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng tới tốc độ hội tụ và phụ thuộc vào thu nhập đầu người. Tốc độ tăng trưởng giảm khi nền kinh tế đến gần với mức thu nhập đầu người của Mỹ. Các hệ số được lấy từ nghiên cứu “Dreaming With BRICs: The Path to 2050”, Goldman Sachs, tháng 10 năm 2003. Country Hằng số trong mô hình DPEM Vietnam 11.7 Argentina -3.1 Bangladesh 3.3 Brazil -8.0 Chile -1.5 China 9.7 Colombia -2.3 Egypt -3.4 Hungary 1.0 Indonesia 1.1 Israel -4.0 Korea 7.7 Malaysia 0.3 Morocco 6.1 Peru -2.7 Philippines -5.1 Poland -3.4 Thailand 4.4 Uruguay -8.7 Jordan 2.4 Mexico -5.5 Nguồn: TAC Chúng tôi có thể đưa ra một số quan sát sau: • Hằng số có thể âm hoặc dương, tức là đầu tư nước ngoài có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới tổng đầu tư của các quốc gia. Trong 21 quốc gia trong mô hình, có 10 quốc gia có hằng số dương, tức là đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến tổng đầu tư, và 10 quốc gia khác lại có hằng số âm, tức là đầu tư nước ngoài làm thoái lui đầu tư trong nước. • Hầu hết các quốc gia có hằng số âm là ở khu vực Mỹ La tin trong khi tất cả các quốc gia châu Á trong mẫu, trừ Philippines, lại có tham số dương. Ở các khu vực Đông và Trung Âu và vùng Địa Trung Hải, kết quả là hỗn hợp (dương cho các quốc gia Hungari và Maroc và âm cho Israel, Ai Cập và Ba Lan) • Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, quốc gia có hằng số cao nhất là Việt Nam. Hằng số này cao hơn của Trung Quốc một ít nhưng lại cao hơn nhiều so với các nước châu Á khác. Điều này cho thấy FDI có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đầu tư trong nước và cho thấy tác động lan tỏa của FDI là cao. • Từ các quan sát trên, chúng tôi đưa ra một số giả định về tác động có thể của Hiệp định Thương mại song phương EU-Việt Nam đến FDI của Việt Nam. Tuy không có môt môt hình chuẩn có thể sử dụng ở đây, nhưng chúng ta có thể kiểm định các giả thiết khác nhau. Ta lấy trung bình 3 năm (2005-2007), tổng FDI chảy vào Việt Nam là 3.6 tỷ USD. Giả định cơ bản đằng sau hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại sâu, là (i) đầu tư giữa hai nước tham gia ký kết hiệp định thương mại sẽ gia tăng (2) các công ty của một nước thứ 3 đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường EU tốt hơn. Dựa vào các giả định trên và quan sát dòng chảy FDI của Việt Nam, việc kiểm định các giả thiết (i) nếu FDI tăng 20% thì tổng đầu tư của Việt Nam sẽ tăng khoảng 0.7 tỷ USD; (ii) nếu FDI tăng 40% thì tổng đầu tư của Việt Nam sẽ tăng lên tới gần 1,5 tỷ USD là hoàn toàn hợp lý Table 17.2: Kết quả của mô hình đầu tư và tăng trưởng I/GDP Khác biệt % thay đổi Tác động đến tăng trưởng GDP Thực tế 32.3% Giả thiết 1 FDI tăng 30% so với FDI thực tế vào Việt Nam 32.5% 0.24% 0.70% 0.4% Giả thiết 2 FDI tăng 60% so với FDI thực tế vào Việt Nam 32.6% 0.31% 0.90% 0.6% Nguồn: TAC Tỷ lệ đầu tư tăng ở cả hai kịch bản, từ 32.3% lên 32.7%. Điều này có nghĩa, khi mọi điều kiện khác không đổi, tăng FDI theo hai kịch bản trên sẽ giúp tăng trưởng GDP tăng từ 0.5 đến 0.7 điểm. 17.3. Danh mục tài liệu tham khảo Grubel, H. and Lloyd, P., Intra-Industry Trade, London, MacMillan, 1975. Helpman, E. and Krugman, P., Market Structure and Foreign Trade: Increasing Returns, Imperfect Competition and the International Economy, Cambridge, Mass., MIT Press, 1985. Feenstra, Robert, “Estimating the effects of trade policy” in Handbook of International Economics, Gene Grossman and Kenneth Rogoff, (eds.), 1995. Jorgenson, Econometric Methods for Applied General Equilibrium Analysis, Applied General Equilibrium Analysis, Cambridge Univ. Press, 1984. H. Kee, A. Nicita, & M. Olearraga, “Import Demand Elasticities and Trade Distortions” Discussion Paper 4669, October 2004 Centre for Economic Policy Research, London. Lipsey, Richard G., Kenneth I. Carlaw, and Clifford Bekar, ECONOMIC TRANSFORMATIONS: General Purpose Technologies and Long Term Growth, Oxford 2006. Romer, Paul M. (1986), “Increasing Returns and Long Run Growth”, Journal of Political Economy, 94, p. 1002-1037. Smith, A. and T. Venables, A. 1988, Completing the Internal Market in the EC: Some Industry Simulations, European Economic Review, Vol. 32, pp. 1501-25. Smith, A. and T. Venables, A. 1991, Economic Integration and Market Access, European Economic Review, Vol. 35, pp. 388-95. Zhang Shuguang, Zhang Yansheng, and Wan Zhongxin, (1998) Measuring the Costs of Protection in China, 1998 Institute for International Economics

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHội nhập kinh tế và sự phát triển ở VN.pdf