Tour tuyến du lịch hiện đang là hình thức du lịch phổ biến nhất trên thế giới và ở nước ta hiện nay.Song hiện nay các tour tuyến du lịch nói chung và các điểm du lịch nói riêng bên cạnh những mặt đã làm được thì vẫn còn tồn tại nhiều điẻm bất hợp lí,yếu kém cần phảI xem xét khắc phục.Vì vậy phảI nhanh chóng có những định hướng,giảI pháp cụ thể để nâng cao hoạt động du lịch tour tuyến ở nước ta nói chung và tại các địa điểm du lịch ma tuyến tham quan thực tế đã đI qua.Nâng cao chất lượng của tour tuyến sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành du lịch nước ta,đồng thời tạo cơ sở thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với điểm du lịch ở nước ta.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát tour tuyến Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng – Hội An- Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những điểm tham quan đơn lẻ mà khách kết hợp tham quan trong chuyến hành trình vào Huế, Đà Nẵng hay Quảng Nam của mình chứ chưa nằm trong một chương trình du lịch tại Quảng Trị
2.4. Thừa Thiên Huế:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 5.054 km2
- Dân số: 1.101.700 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Tiềm năng du lịch nổi bật cuae Huế là quần thể di tích văn hoá Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, hệ thống nhà vườn…Tháng 11/2003 UNESCO lại công nhận thêm Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới, điều này càng làm tăng thêm tính hấp dãn cho du lịch Huế.
Không chỉ có giá trị nhân văn đặc sắc mà thiên nhiên Huế cũng có những đặc thù ưu việt là sự đa dạng về cảnh quan: Sông Hương, núi Ngự, những khu nhà vườn tạo nên những cảnh quan đẹp ngay trong lòng của phố Huế; những bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương nước trong, cát mịn, phong cảnh đẹp; Khu du lịch núi Bạch Mã nổi tiếng với cảnh quan đẹp và hệ động thực vật phong phú.
2.4.1. Cố đô Huế:
- Giới thiệu khái quát:
Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 11/12/1993, quần thể di tích Cố Đô Huế có trên 300 công trình kiến trúc bao gôm có Kinh thành và các Lăng tẩm (gồm 7 lăng, trong đó 5 lăng có giá trị tham quan) và một số công trình kiến trúc khác. UNESCO nhận định: “Quần thể di tích cố đô Huế là một ví dụ điển hình về đô thị hoá và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kì hưng thịnh vào thế kỉ 19”.
+ Kinh thành:
Ban đầu có tên là thành Phú Xuân, về sau được đổi thành Kinh thành Huế. Đây từng là kinh đô của nước Việt Nam phong kiến trong suốt gần 400 năm (1558 – 1945). Kinh thành Huế do vua Gia Long xây dựng vào năm 1805, nằm ngay bên dòng sông Hương, đến năm 1832 được vua Minh Mạng tu sửa lại. Bức tường thành bao quanh thành dài 2,5km, xung quanh Kinh thành về phía ngoài có hào rộng. Bên trong kinh thành là Hoàng thành – nơi vua tổ chức các buổi họp trọng đại. Có bốn cửa để vào Hoàng thành, cửa lớn nhất và nổi tiếng nhất là Ngọ Môn dùng làm cửa chính khi đi vào Hoàng thành. Tử cấm thành nằm trong Hoàng thành chỉ dành giêng cho gia đình Vua. Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nhưng kinh thành Huế vẫn giữ được những hiện vất giá trị, đáng nhớ và gây ấn tượng về một thời kì tráng lệ, huy hoàng của một triều đại phong kiến như: Cửu vị thần công, điện Thái Hoà, khu nhà ở của quan Triều đình, cửu đỉnh thờ các vị hoàng đế nhà Nguyễn.
+ Chùa Thiên Mụ:
Do chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vào năm 1601. Ngôi chùa nằm bên bờ trái sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm TP. Huế 5km. Các đời vua chúa về sau tiếp tục trùng tu và cho xây dựng thêm một số công trình: Quả đại hồng chuông (cao 2,5m, nặng 3285kg); Bia cao 2,85m đặt trên lưng một co rùa làm bằng đá cẩm thạch; Tháp Phước Duyên hình bát giác có 7 tầng, cao 21m; Điện Đại Hùng – ngôi điện chính trong chùa có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài ra còn nhiều tượng đồng, khánh đồng, hoành phi được làm rất tinh xảo…Mặc dù chùa đã bị hư hỏng nặng vào năm 1943 và được trùng tu trong suồt 30 năm qua, nhưng hiện nay vẫn giữ được nét huy hoàng, tráng lệ xưa.
+ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng):
Được xây dựng vào giữa năm 1864 và 1867 trong một thung lũng đẹp thuộc làng Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân cách TP. Huế 8km. Toàn thể công trình gồm bức tường thành rộng lớn, bên trong có gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Qua cửa Vũ Khiêm, đến khu vực hồ lưu khiêm , trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ,đọc sách. Khiêm Cung môn, diện Hoà Khiêm là nơi làm việc của vua nhưng sau này dùng lam nơi thờ tự vua và hoàng hậu. Sau điện Hoà Khiêm là điện Lương Khiêm, đây là nơi an nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ô Khiêm đường nơi cất đồ ngự dụng. Ngay sau hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi Đình, tấm bia làm bằng đá Thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung kí do nhà vua soạn về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đòi bên kia hồ bán nguyệt Tiêu Khiêm Trí là Bửu Thành xây bằng gạch, nơi chôn cất thi hài vua.
+ Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng):
Nằm trên ngọn núi Cẩm Khê cách thành phố Huế khoảng 12km, gần ngã ba Bằng Lãng nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vị vua nối ngôi tiếp tục xây dựng cho đến khi hoàn tất vào năm 1843. Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cả cung điện, đền miếu và lâu đài. Đại Hồng môn chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó được đóng chặt. Du khách vào tham quan lăng đi qua một trong hai cổng: Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Lăng Minh Mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuỵêt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm vua Nguyễn.
+ Lăng Khải Định (ứng lăng):
Vua Khải Định qua đời năm 1925, thọ 40 tuổi và thi hài chôn trên đỉnh núi Châu Ê, cách thành phố Huế 10km. Lăng Khải Định xây dựng trong vòng 11 năm, đến năm 1931 mới hoàn thành. So với lăng của các vị vua khác, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhiều và hội nhập được các dòng kiến trúc phương Đông và châu âu. Đáng chú ý nhất là thành bậc đắp rộng bằng đávào phòng chính và điện Khải Thành, trên các bức tường điện được trang trí bằng những bức khảm kính nhiều màu sắc.
+ Sông Hương:
Có chiều dài 30km từ Băng Lãng đến cửa biển Thuận An, rộng khoảng 300 – 400m. Bắt nguồn từ hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ. Dòng sông chảy qua những địa danh nổi tiếng như: Điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ, Cầu Dã Viên, Cầu Phú Xuân, Cầu Trường Tiền, cồn Hến, ngã ba Sình, rồi hội ngộ với song Ô Lâu và đổ vào phá Tam Giang. Sông Hương có làn nước trong xanh, dòng nước chảy ngầm nên mặt nước khá yên tĩnh tựa như một hồ lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ nhười dân xứ Huế và được xem như là biểu tượng của thành phố. Đây là một trong những trục giao thông đường thuỷ huyết mạch, vận chuyển lương thực, thông thương, trao đổi hàng hoá…ngày xưa của các vua quan thời phong kiến. Ngày nay, sông Hương là một nơi rất lý tưởng để thưởng thức các loại hình như: ca Huế trên sông, du thuyền thăm các di tích Huế, thả đèn trên sông, ngắm cảnh thiên nhiên,…
- Nhận xét chung:
+ Tích cực:
EQuần thể di tích cố đô Huế là công trình được công nhận là di sản thế giới sớm nhất ở Việt Nam, vì vậy cũng là điểm tham quan được nhiều du khách cả trong và ngoài nước biết đến nhất. Nó nổi bật với những giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan. Các công trình trong quần thể di tích cố đô Huế phần lớn ở trung tâm thành phố Huế hoặc cách TP. Huế không xa lại có điều kiện giao thông thuận lợi về cả đường bộ và đường sông.
ETrong những năm gần đây tỉnh Thừa Thiên – Huế liên tiếp tổ chức các kì Festival (tính đến nay đã tổ chức thành công 4 kì ), các Festival đều được tổ chức rất hoành tráng, công phu. Ngoài ra còn tổ chức các chương trình du lịch đặc sắc “Đêm hoàng cung” huy hoàng và lộng lẫy ngay trong kinh thành. Đây là các sự kiện văn hoá du lịch có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế, nhằm giới thiệu những giá trị văn hoá và nghệ thuật đặc sắc của Huế cũng như Việt Nam và của nhiều quốc gia trên thế giới, là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế du lịch và văn hoá du lịch phát triển. Và đây cũng là nỗ lực to lớn của thành phố Huế trong việc tạo tiền đề để xây dựng Cố đô Huế thành thành phố Festival của Việt Nam và xây dựng thương hiệu Festival.
Công tác bảo tồn di sản Huế thường xuyên được sự kiểm tra, giám sát của các chuyên gia UNESCO.
EXích lô là phương tiện rất phổ biến để tham quan kinh thành Huế đã được quản lí rất tốt, mỗi người lái xích lô đều trở thành những hướng dẫn viên không chuyên giới thiệu cho du khách về Huế
EHuế đã có những đồ lưu niệm đặc trưng là nón Huế và áo dài Huế, đây là những đặc sản của Huế mà du khách đến Huế rất thích mua làm quà.
+ Hạn chế:
ECông tác bảo tồn di tích vẫn chưa được tỉnh Thừa Thiên – Huế thực hiện tốt. Việc xây dựng các công trình giao thông, nhà ở hiện đại, hệ thống thuỷ lợi, tình trạng đô thị hoá, cũng đang tác động tiêu cực tới các di tích và môi trường xung quanh. Huế đã bị nêu tên không chỉ một lần trong các bản khuyến cáo và cả trong các cuộc hội nghị thường niên của UNESCO. Hiện nay, ngày càng có nhiều di tích trong quần thể kién trúc cố đô Huế đã được UNESCO công nhận bị xâm lấn, cjẳng hạn như toà nhà làm việc của tham tri Bộ Lễ của nhà Nguyễn bị đập phá ngổn ngang trong khi lẽ ra phải được bảo vệ nguyên trạng theo bản đồ khoanh vùng. Nhiều đoạn tường thành bị mục nát dơ bẩn do nước sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh. Tỉnh cần phải cho quy hoạch lại, tiến hành di dân để trả lại sự trong sạch cho di tích.
ESản phẩm du lịch của cố đô Huế còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo du khách, ngoài các kì Festival ra thì hoạt động chủ yếu ở đây là tham quan.
ETại các điểm tham quan trong khu di tích chưa có những khu vệ sinh đạt yêu cầu để phục vụ khách.
2.4.2. Khu du lịch Lăng Cô:
- Giới thiệu khái quát:Bãi tắm Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách vườn quốc gia Bạch Mã 24km. Đây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn rất thích hợp cho loại hình tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển và do vậy nó được xác định là một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay. Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô có diện tích khoảng 1.350ha, nằm trong khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đã được định hướng xây dựng thành khu du lịch nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế với 12 phân khu đồng bộ và khép kín, kêt hợp các loại hình du lịch biển - đầm – núi. Khu du lịch Lăng Cô bao gồm khu sân golf và câu lạc bộ golf, khu biệt thự dành cho các nhà tỷ phú, khu nghỉ dưỡng cao cấp theo chuyên đề như khách sạn tuần tăng mật, giao lưu, khu dịch vụ trung tâm, khu đô thị hỗ hợp, khu sinh thái tự nhiên và bảo tàng biển.
- Nhận xét:
+ Tích cực:
E Trong thời gian qua nhà nước cũng như tỉnh Thừa Thiên- Huế đã dành ưu tiên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu của khu du lịch Lăng Cô như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc…Đồng thời cũng có những cơ chế chính sách hết sức ưu đãi để kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào Lăng Cô, để nhanh chóng biến Lăng Cô trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và giao thương tầm cỡ quốc tế.
E Khu du lịch Lăng Cô nằm trên quốc lộ 1A, ở phía tây nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, có cảng nước sâu Chân Mây, gần cảng hàng không Phú Bài và sân bay quốc tế Đà Nẵng (cách Đà Nẵng khoảng 25km về phía bắc). Đây là khu du lịch có nhiều tiềm năng và thế mạnh do nằm giữa 2 đô thị lớn của miền trung, là vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến Bắc – Nam và Đông Tây của miền trung, cửa ngõ hướng ra biển của hành lang kinh tế Đông – Tây nối các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar…Thêm vào đó việc khai thác du lịch hầm đường bộ Hải Vân sẽ góp phần củng cố mục tiêu đưa Lăng Cô trở thành điểm du lịch lý tưởng.
E Từ năm 2005 tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tạo dựng thương hiệu Lăng Cô - huyền thoại biển với nhiều lễ hội và các hoạt động văn hoá thu hút khách.
+ Hạn chế: Với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có Lăng Cô chưa thể thu hút và đón tiếp khách một cách chu đáo và lý tưởng được. Thêm và đó tốc độ triển khai các dự án lại quá chậm chạp.
* Nhận xét chung:
- Tích cực:
E Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch, có nhiều bãi biển đẹp, có khu du lịch núi và đặc biệt có 2 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
E Huế đã và đang tích cực quảng bá du lịch du lịch với du khách trong và ngoài nước trên quy mô lớn thông qua các kì Festival và các chương trình du lịch chuyên đề. Qua mỗi lần tổ chức Festival Huế dần khảng định thương hiệu – một lễ hội văn hoá du lịch riêng có của mảnh đất cố đô với công nghệ tổ chức tiên tiến, nội dung giao lưu rộng rãi, thực sự là một lễ hội văn hoá du lịch hiện đại kết hợp truyền thống hết sức độc đáo của Huế nói riêng, miền trung nói chung nhằm phát triển du lịch của tỉnh và của cả nước.
E Ngành du lịch đã chủ động phối hợp với các ban ngành của tỉnh để tổ chức các sự kiện, các lễ hội làm phong phú thêm cho Festival.
E Tỉnh đã bước đầu chú ý đến phát triển du lịch cộng đồng bằng việc thí điểm du lịch cộng đồng ở một số nơi như thác Kazan (huyện Nam Đông), nhà vườn tại Kim Long.
- Hạn chế: Trong những năm qua tốc độ phát triển của ngành du lịch Thừa Thiên – Huế luôn đạt trên 20%. Thừa Thiên – Huế đang đặt ra mục tiêu đến năm 2010 phải đón được 1 triệu lượt khách du lịch, đây là một con số ít ỏi so với tình trạng chung của du lịch cả nước và tiềm năng du lịch dồi dào của Huế. Thế nhưng mục tiêu này ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì trong năm 2006 nhờ có Festival với những chính sách mới nhưng Tỉnh cũng mới chỉ đón dược 433 nghìn lượt. Có thể thấy Huế đang dần đánh mất vai trò trung tâm của mình.
E Tình trạng di tích bị xuống cấp, bị xâm phạm vẫn thường xuyên diễn ra.
E Các cơ sở lưu trú chưa được đầu tư phát triển đồng bộ, đạt yêu cầu và còn thiếu . (đến năm 2010 Huế cần khoảng 4 ngàn tỷ đầu tư cho csht). Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần phải thường xuyên đầu tư, cải tạo, nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất, tăng cường các dịch vụ bổ sung.
E Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với du khách. Tỉnh cần phải phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu hình thành nên một số tuor du lịch mang tính đặc trưng khai thác những tài nguyên du lịch riêng có tại Huế: Sông Hương, núi Ngự, đầm cầu Hai, phá Tam Giang, biển Lăng Cô…
EHuế có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: đúc đồng, làm nón, thêu ren, may áo dài, làm tranh dân gian…nhưng phần lớn những làng nghề ấy chưa được khai thác để phục vụ du lịch. Và lại đang trong tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng.
EHuế vẫn còn thiếu sự kết hợp hiệu quả và đồng bộ giữa du lịch và các ngành liên quan… làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch.
EMôi trường du lịch văn hoá Huế cũng chưa thực sự lành mạnh, còn gây bức xúc cho khách bởi tình trạng đeo bám, giành giật khách.
EDu lịch cộng đồng chưa được quan tâm phát triển đúng mức nhằm nâng cao đời sống nhân dân cũng như ý thức của họ với du lịch.
2.5. TP. Đà Nẵng:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 1.256 km2
- Dân số: 747.100 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ra ngay đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông, với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận của ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của trò của thành phố Đà Nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, trung chuyển, phục vụ khách. Không chỉ là trung điểm của 3 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp: Đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách, dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng…là những cảnh quan tuyệt đẹp, mang trong mình vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sa Pa của miền trung. Ngũ Hành Sơn huyền thoại thì được xem như “Nam thiên danh thắng”.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cây cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam – niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân, vẻ đẹp của cầu được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tai, cho du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gủi cho muôn đời sau.
Đà Nẵng có hơn 70 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Bãi Bụt, Bãi Bắc, Bãi Nam…Thêm vào đó khí hậu nhiệt đới, gió mùa với nhiệt độ trung bình quanh năm từ 28 – 29 độ C, biển rất thích hợp cho du khách tắm và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, biển Đà Nẵng trong xanh và có nhiều loại hải sản quý. Du khách có thể tham gia vào các loại hình thể thao, thám hiểm, câu mực đêm, môtô nước, lướt ván… Bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Với những lợi thế đóviệc khai thác du lịch biển đã trở thành sự lựa chọn đương nhiên cho Đà Nẵng trong thời gian tới.
Đến Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tìm hiểu nền văn hoá Sa Huỳnh, thăm các di tích lịch sử: thành Điện Hải, nghĩa trang Khuê Trung, khu di tích K20… hệ thống bảo tàng: bảo tàng Chàm, bảo tàng quân khu V, bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng. Một nét đặc sắc nữa của thành phố Đà Nẵng là các di sản văn hoá phi vật thể phong phú như hát tuồng, ca múa nhạc dân tộc, văn hoá dân tộc Chăm và dân tộc Cơtu rất độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
2.5.1. Khu du lịch Sơn Trà, Non Nước, Ngũ Hành Sơn:
- Giới thiệu chung:
Điểm du lịch này là một dải bờ biển tuyệt đẹp kéo dài 20km từ rìa phía đông của thàng phố Đà Nẵng được bắt đầu từ bán đảo Sơn Trà (Cách thành phố Đà Nẵng 10km về phía bắc) đến bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn (Cách thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Nam). Điểm đầu tiên và điểm kết thúc của đoạn bờ biển này là 2 danh thắng nổi tiếng Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Suốt từ Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn là những bãi cát sạch, đẹp, có độ dốc vừa phải, có giá trị cao trong việc sử dụng chúng vào mục đích du lịch.
Bán đảo Sơn Trà: Đầy là một khối núi gồm 3 hòn nhô lên. Hòn phía Nam như hình con nghê chồm ra biển gọi là hòn Nghê. Hòn phía Tây như mỏ diều hâu gọi là Hòn Mỏ Diều. Hòn phía bắc vươn dài ra như cổ ngựa gọi là núi cổ ngựa. Bán đảo này cùng núi Hải Vân vây biển lại thành một cái vũng rộng và kín, mặt nước phẳng lặng trong xanh gọi là vũng Đà Nẵng. Núi Sơn Trà nằm ở độ cao 693m, rừng mọc xanh um trong rừng có nhiều loại động thực vật qúy hiếm được liệt vào danh sách rừng cấm.
Bãi biển: từ chân núi Sơn Trà chạy dài về phía Nam là dải cát dài 15km có đoạn hình cong như lưỡi liềm (Bãi biển Nam Ô). Có đoạn dài 8km thẳng tắp như Mỹ Khê Bắc, Mỹ An, Non Nước, đến Ngũ Hành Sơn chếch ra biển. Nét đặc biệt là ở chỗ bãi tắm nào cũng tốt, sau bãi tắm là rừng phi lao xanh, phía trước là biển mênh mông.
Ngũ Hành Sơn: Nằm giữa Sông Hàn và biển đông gồm 6 ngọn núi quây quần. Đó là Thuỷ Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và 2 qủa núi nhỏ liền kề bên nhau gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm hỏa Sơn. ở đây có một số ngôi chùa, hang động và công trình kiến trúc nổi tiếng và công trình kiến trúc nổi tiếng như: Chùa Tam Thai, Động Huyền Không, Tượng Phật Bà Quan Âm, Tượng Phật Tích Ca, Chùa Linh ứng, Vọng Hải Đài. Chân núi Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung các làng nghề chạm khắc đá tinh xảo, nổi tiếng từ lâu góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn.
- Nhận xét chung:
+ Tích cực:
ETổ hợp du lịch này nằm ngay gần trung tâm thành phố Đà Nẵng nên được hưởng dịch vụ du lịch (dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung khác) tương đối hoàn chỉnh của thành phố Đà Nẵng.
ETiềm năng du lịch của khu du lịch này tương đối phong phú bao gồm cả du lịch núi, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nhân văn tâm linh tinh thần, du lịch làng nghề…cho phép nơi đây có thể phát triển thành tổ hợp du lịch hoàn chỉnh của thành phố Đà Nẵng.
E Khu du lịch này đang được quy hoạch, đầu tư phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là bán đảo Sơn Trà. Với mục đích đưa bán đảo Sơn Trà trở thành quần thể du lịch nghỉ dưỡng biển tầm cỡ quốc tế, sánh với Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với nhiều dự án du lịch mới đã và đang được hoàn thiện như Hải Duy, Biển Đông, Sơn Trà Spa, Bãi Bắc…, các công trình hạ tầng như đường sá, hệ thống cấp điện, nước, cũng nhanh chóng được đầu tư xây dựng, đặc biệt là công trình cầu thuận phước, đường Sơn Trà - Điện Ngọc.
+ Hạn chế:
E Ngoài bán đảo Sơn Trà đang được đầu tư xây dựng với quy mô lớn thì 2 khu du lịch còn lại đã có quá trình khai thác lâu dài là bãi biển Non Nước và núi Ngũ Hành Sơn dịch vụ du lịch vẫn còn rất hạn chế (thiếu cả những công trình vệ sinh tối thiểu phục vụ khách), bãi biển thì chỉ có vài ngôi nhà đơn sơ là chỗ cho khách thay đồ và tắm nước ngọt.
E Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo nay cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Tình trạng khai thác đá quá mức làm ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch, sự ô nhiễm nghiêm trọng do bụi đá và axit dùng trong quá trình chế tác.
* Nhận xét chung:
+ Tích cực:
Đà Nẵng là thành phố cấp 1 trực thuộc TW, là trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của miền trung. Là một thành phố trẻ trung, đầy năng động, Đà Nẵng được quy hoạch rất hoàn chỉnh, và có đường lối phát triển rất đúng đắn. Với sự quản lý vĩ mô hiệu quả, vị trí đắc địa (là trung tâm của vùng và của cả nước), giao thông thuận tiện (có sân bay, cảng biển quốc tế) và tiềm năng du lịch phong phú sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển du lịch và biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng.
Ngoài ra việc xây dựng môi trường du lịch lành mạnh và phát triển du lịch cộng đồng cũng là vấn đề được TP rất quan tâm, Đà Nẵng được đánh giá là thành phố có an ninh tốt, người dân có ý thức trong việc giữ gìn an ninh chung
+ Hạn chế:
Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, nhất là tính không bền vững và triệt để trong các biện pháp triển khai nên chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, sau đó lại trở lại tình trạng cũ.
Ngoài ra, với lợi thế của mình TP nên tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng biển, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh du lịch MICE (tận dụng vị trí trung điểm Bắc – Nam của mình).
Xây dựng những sản phẩm đặc trưng, những sản phẩm mới để hấp dẫn du khác
2.6. Quảng Nam:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 10.408km2
- Dân số: 1.438.800 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Tiềm năng du lịch nổi bật của tỉnh là hai di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới đó là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An. Quảng Nam nằm trong khu vực văn hoá Sa Huỳnh cổ với nhiều di chỉ khảo cổ được tìm thấy, sau đó là vùng đất của vương quốc Chăm với kinh đô Trà Kiệu nổi tiếng. Đây là những giá trị văn hoá hết sức độc đáo không chỉ cho Quảng Nam, cho miền trung, mà còn cho cả nước trong việc thu hút khách. Ngoài ra, thiên nhiên cũng ban tặng cho Quảng Nam nhiều cảnh quan và bãi biển đẹp như: Bãi biển Cửa Đại, Cù lao Chàm, bãi Rạng
2.6.1. Phố cổ Hội An:
- Giới thiệu khái quát: Từ thế kỷ 16, 17 thương cảng Hội An là tụ điểm mậu dịch có tính quốc tế ở đằng trong – Việt Nam. Thuyền buôn nước ngoài tấp nập cập bến mở hội chợ trao đổi hàng hóa, hàng năm từ 4 đến 6 tháng liền.Thương nhân các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, ấn Độ… đã lập thương điếm hoặc lập phố cư trú lâu dài.Do nhiều cơ may, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn hầu như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, Đình, Chùa, Miếu, Cầu, Nhà thờ tộc, Bến Cảng, chợ, kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vùng kiểu bản cờ, mô hình phổ biến của đô thị thương nghiệp phố Phương Đông thời Trung đại – Cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đamg được duy trì, nơi đây còn là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Đô thị cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm, sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch, tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước.
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Theo UNESCO “Hội An là tiêu biểu hiện vật thể hiện nổi bật của sự kết hợp các nền văn hoá qua các thời kỳ của một thương cảng quốc tế”,
- Nhận xét chung:
+ Tích cực:
E Thị xã Hội An nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng – trung tâm trung chuyển khách của cả miền trung chỉ khoảng 30km, nên điều kiện đòn tiếp khách rất thuận lợi. Và cũng chỉ cách di sản thế giới khác là Mỹ Sơn 45km, rất thuận lợi cho du khách trong việc tham quan 2 di sản này.
E Đến nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng – một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ…và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp du nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và đô thị. Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phii vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của dân cư với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản…làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
E Sản phẩm may mặc, tranh thêu, lồng đèn là những sản phẩm truyền thống, độc đáo mà chỉ riêng Hội An mới có. Chính những sản phẩm này là lưu niêm độc đáo làm tăng tính hấp dẫn du lịch của Hội An.
E UBND tỉnh, sở du lịch Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện, quảng bá du lịch tại chỗ, những sự kiện, hoạt động này đã để lại ấn tuợng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước: Hội nghị bộ trưỏng du lịch APEC; Triển lãm ảnh tại khu nghỉ dưỡng Palm Garden, Tx Hội An; Hội chợ du lịch APEC Việt Nam tại khu giải trí Đồng Hiệp - Hội An; “Hương vị Hội An” tại Cửa Đại- Tx. Hội An; “Hội An - đêm giao hoà văn hoá”; “Mùa đông phố cổ” là chương trình thời trang được tổ chức tại vòng cung chùa Cầu; Toạ đàm liên kết phát triển du lịch…Nhìn chung, so sánh với các điểm du lịch trong cả nước nói chung và những địa phương có di sản nói riêng thì công tác quảng bá du lịch ở Hội An được tổ chức rất tốt, và có hiệu quả cao.
E Hội An đã xây dựng được nhiều chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như: Đêm phố Cổ với lồng đèn được thắp ở khắp mọi nơi; Tham quan nhà cổ; Các lễ hội thường xuyên được tổ chức; Các loại hình biểu diễn đặc sắc như ca bài chòi cũng được biểu diễn ngay tại khu phố cổ để du khách có thể thưởng thức kết hợp với tham quan phố cổ, tham quan các làng nghề…
E Công tác bảo tồn, tôn tạo và quản lý di tích được thực hiện rất nghiêm túc và có hiệu quả cao. Người dân ở Hội An rất có ý thức giữ gìn bảo vệ những công trình nhà cửa, nếp sống truyền thống và môi trường du lịch lành mạnh, văn minh như là giữ gìn sức hút của du lịch Hội An.
E Thị xã Hội An và ngay cạnh đó là biển Cửa Đại đều là những nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, giải trí sang trọng vào bậc nhất của tỉnh Quảng Nam cũng như miền trung. Rất thuận tiện cho du khách đến tham quan du lịch tại phố cổ Hội An vàcũng là nguyên nhân thu hút được khách lưu trú dài ngày.
+ Hạn chế: ở Hội An vẫn chưa khắc phục được triệt để tình trạng ô nhiễm, nhiều nơi trong khu di tích tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động như ở khu chợ bên cạnh phố cổ người ta vẫn xả rác bừa bãi hay khu kênh rạch dưới chân Chùa Cầu – một di tích rất quan trọng của khu phố cổ thì nước đục ngầu, rác nổi lềnh bềnh rất mất mỹ quan. Tx Hôị An cần có những biện pháp cụ thể để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
2.6.2. Thánh địa Mỹ Sơn:
- Giới thiệu khái quát:
Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km, xung quanh là đồi núi. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suất từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc độc đáo, liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam á. Một thời lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Đế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh , kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử…Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới 12/1999.
- Nhận xét chung:
+ Tích cực:
E Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm cách Hội An 45km về phía tây, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để đón tiếp du khách.
E Việc quảng bá du lịch ở khu đền tháp Mỹ Sơn cũng được UBND tỉnh và sở du lịch Quảng Nam rất quan tâm, đã có nhiều các sự kiện quan trọng diễn ra ở Mỹ Sơn trong khuôn khổ năm du lịch Quảng Nam với chủ đề “Quảng Nam – một điểm đến 2 di sản” được truyền hình trực tiếp tại 3 địa điểm là: đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu kinh tế mở Chu Lai; ngày 18/10/2006, các bộ trưởng trưởng đoàn Du lịch của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham quan khu di tích Mỹ Sơn.
E Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Mỹ Sơn hết sức độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật kết dính vật liệu trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn luôn là một bí ẩn kích thích không chỉ chí tò mò của du khách mà còn cả sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà khoa học.
E Tại khu du lịch đền tháp Mỹ Sơn đã có bãi đỗ xe rộng rãi, khu nhà vệ sinh hiện đại, xe đưa đón khách đến khu đền tháp, nhà hướng dẫn với bản đồ trực quan, nhà biểu diễn nghệ thuật Chăm phục vụ du khách tại chỗ.
E Để nâng cao tính hấp dẫn cho khu du lịch Mỹ Sơn, từ tháng 4/2007, lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam sẽ cho mở tour du lịch khám phá Mỹ Sơn vào ban đêm, kéo dài trong 2 ngày một đêm, kết nối hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn cùng với du lịch làng quê. Nét đặc sắc của tuor này là ở chô sẽ cho du khách cảm nhận sự lung linh huyền ảo của khu đền tháp cổ kính với hệ thống chiếu sáng cùng với trích đoạn nhạc lễ, vũ điệu cung đình Chămpa. Chương trình du lịch này có thể làm tăng lên đáng kể tính hấp dẫn du lịch của khu đền tháp Mỹ Sơn.
+ Hạn chế:
E Chưa có nhiều sự tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho Mỹ Sơn, chương trình du lịch nói chung vẫn còn đơn giản, nghèo nàn. Lượng khách đến Mỹ Sơn tăng đều qua từng năm nhưng chủ yếu là do kết hợp với các điểm tham quan khác như Hội An, Đà Nẵng…chứ chưa thực sự tạo ra dấu ấn nổi bật thu hút du khách lưu trú qua đêm để tăng thêm doanh thu từ du lịch cho nhân dân huyện Duy Xuyên vốn còn rất nghèo.
E Dịch vụ ở đây chưa phong phú, xe chở khách vẫn còn ít làm cho khách phải chờ đợi lâu dưới trời nắng nóng, nhà chờ cho khách còn chật hẹp, các dịch vụ bổ sung hầu như không có. Những điều này cộng thêm với chương trình du lịch chưa phong phú hấp dẫn chính là nguyên nhân không thu hút được khách nghỉ qua đêm tại Mỹ Sơn.
* Nhận xét chung:
+ Tích cực:
Quảng Nam là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Với 2 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, với điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Quảng Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là nơi lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn mà gần đây nhất là Hội nghị bộ trưởng du lịch APEC (diễn ra vào tháng 9, 10/2006).
Bên cạnh đó tỉnh cũng rất chú trọng đến việc xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm mới thông qua việc tổ chức những sự kiện, hội chợ và chương trình du lịch theo chủ đề như: Quảng Nam – một điểm đến 2 di sản; “Du lịch hội mùa xuân” diễn ra ở Hội An, Mỹ Sơn, Chu Lai; Du lịch sông nước và làng nghề truyền thống; Hội An – Cảm xúc mùa hè; Du lịch khám phá văn hoá các dân tộc và đường Hồ Chí Minh huyền thoại; Chu Lai – Hành trình vùng đất mở; Năm du lịch Quảng Nam 2006 – Năm môi trường, chất lượng du lịch.
Du lịch cộng đồng được quan tâm và phát triển rất hiệu quả đặc biệt là ở Hội An.
+ Hạn chế:
Quảng Nam cần phải tập trung khai thác có hiệu quả hơn nữa khu thánh địa Mỹ Sơn, và có sự kết hợp giữ hai di sản thế giới với các cụm du lịch khác ở phía tây để tăng thêm tính hấp dẫn cho du của tỉnh, đồng thời giúp kinh tế du lịch ở vùng phía tây ngày càng phát triển.
3. Nhận xét chung và kiến nghị:
3.1. Nhận xét chung:
Chuyến hành trình thực tế của sinh viên khoá 11 khoa du lịch vừa qua ngoài tham quan tỉnh Nghệ An ra thì được thực hiện chủ yếu tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, đây là vùng đất nhỏ hẹp nhất cả nước (bao gồm 6 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam). Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trên mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dài của lịch sử, có nhiều nét tương phản sâu sắc về cả tự nhiên lẫn kinh tế, xã hội và lịch sử.
Khoảng 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát bị chia cắt mạnh thành những vùng nhỏ hẹp có độ dốc mạnh. Đi trên đường quốc lộ là dãy núi Trưòng Sơn kéo dài như giang một bức thường thành với độ cao trung bình 600 – 800m. Dãy Trường Sơn không chỉ chạy song song với biển mà còn thỉnh thoảng đâm một nhánh ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo nên những cảnh trí đẹp huyền thoại như Đèo Ngang, Đèo Hải Vân. Do ảnh hưởng của khí hậu, địa hình nên vùng này có rất nhiều rừng cây với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Biển ở đây có nhiều bãi cát trắng, phẳng, độ dốc vừa phải, bãi biển sạch sẽ rất phù hợp để phát triển du lịch.
Vùng là cầu nối giữa Bắc – Nam, là nơi chứng kiến sự giao thoa và tiếp biến văn hoá bắc nam suốt một thời gian dài. Lại là nơi ghi dấu biết bao chứng tích của lịch sử: Sông Gianh (Quảng Bình) là giới tuyến trong suốt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh non nửa thế kỉ, sông Bến Hải (Quảng Trị) là giới tuyến quân sự Bắc – Nam suốt 20 năm chống Mỹ. Cửa Hàn (Quảng Nam - Đà Nẵng) là nơi thực dân pháp nổ tiêngs súng xâm lược đầu tiên trên đất nước ta. Còn đó những dấu tích của nền văn hoá Sa Huỳnh, của vương quốc Châmpa cổ hưng thịnh vào bậc nhất trong khu vực, vẻ uy nghi lộng lẫy của những cung điện triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, hay dấu tích của một thương cảng tấp lập, nhộn nhịp từ hồi thế kỉ 16 – 17…tất cả những biến động sâu sắc đó đã để lại những giá trị văn hoá vô cùng to lớn cho mảnh đất này.
Với những điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình phức tạp thừng xảy ra nhiều thiên tai gây khó khăn cho sự phts triển rất nhiều ngành trong đó có cả du, thế nhưng với những điều kiện về tự nhiên và văn hoá nói trên thì du lịch vẫn có rất nhiều cơ hội để phát triển ở đây. Đặc biệt khi vùng có tới 5 trong 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam thì du lịch đã thực sự trở thành cứu cánh lớn cho vùng trong việc xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua chính quyền cũng như cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở các tỉnh thành trong vùng du lịch Bắc Trung bộ đã rất nỗ lực, phấn đấu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và đã đạt được rất nhiều kết quả khả quan, bước đầu đã xây dựng được thương hiệu du lịch của vùng và biến vùng trở thành 1 trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu của Việt Nam, thu nhập từ du lịch đã đóng góp đáng kể vào GDP của vùng đặc biệt là các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế dịch vụ đang diễn ra sâu sắc, thì sản phẩm dịch vụ ngày càng đòi hỏi tính đa dạng, liên kết mạnh mẽ để không ngừng hoàn thiện sản phẩm trọn gói và tiện ích cung cấp cho khách hàng. Yêu cầu ấy đối với dịch vụ du lịch càng có ý nghĩa cấp bách và sống còn trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh. Mặt khấc để đa dạng hoá sản phẩm, tạo cơ chế linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh thì vấn đề xã hội hoá dịch vụ du lịch (du lịch cộng đồng) là một sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực trạng kinh tế miền trung hiện nay. Ngoài những yêu cầu cấp bách từ cạnh tranh và hội nhập bên ngoài thì bản thân du lịch vùng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nổi bật là hai hạn chế sau:
Một là: Các địa phương khai thác sản phẩm du lịch theo kiểu “hái lượn” tặng phẩm thiên nhiên là chính, chưa tạo ra được những sản phẩm mới. Sản phẩm du lịch, dịch vụ vệ tinh chưa phong phú - đa dạng, dễ nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn để giữ khách, thu hút khách trở lại.
Hai là: Chưa có một quy hoạch tổng thể nhằm liên kết sản phẩm và bổ sung lợi thế toàn vùng.
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của vùng:
So với các nước láng giềng, Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, phong cảnh thiên nhiên thanh bình và thơ mộng, con người cần cù sáng tạo và thân thiện. Đặc biệt, vùng Bắc trung bộ có nhiều tiềm năng lớn cho phép chúng ta nghĩ đến phương án phát triên vùng thành một Bali hay Phuket của Việt Nam. Muốn thế giải pháp đặt ra là : Nhà nứơc cần phải quy hoạch dự án đầu tư trọng điểm hình thành cụm du lịch liên tỉnh miền trung. Những giải pháp cụ thể là:
- Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng dịch vụ kết nối 5 di sản thế giới và các di tích, danh lam thắng cảnh, khu du lịch sinh thái . Xây dựng các điểm tham quan, du lịch chất lượng cao, có dịch vụ chuyên nghiệp.
- Thiết kế lộ trình du lịch xuyên vùng bằng nhiều dịch vụ giao thông mới mang tính thưởng ngoạn du lịch như: tàu thuỷ cánh ngầm, du lịch trực thăng, du lịch khinh khí cầu, du lịch ô tô đường mòn Hồ Chí Minh, thuyền du lịch trên sông, du lịch xích lô - xe đạp dạo phố, ven biển, thích hợp với độ dài, địa hình tự nhiên và tính chất của mỗi tour.
- Khai thác và sáng tạo sảm phẩm du lịch theo hướng đa dạng giữa các dòng văn hoá bản địa: từ văn hoá vật thể (đình, đền, chùa, miếu, nhà cổ, quần thể phố cổ, đền tháp, điện, lăng tẩm, hang động…) đến văn hoá phi vật thể (làng nghề truyền thống, văn hoá lễ hội, văn hoá ẩm thực, âm nhạc dân tộc, trò chơi và nghệ thuật dân gian…). Làm sao để mỗi điểm du lịch đêu có những sản phẩm du lịch độc đáo, được cách điệu và đổi mới, không gây nhàm chán, có tác dụng kéo dài thời gian lưu trú của du khách, kích cầu chi tiêu mua sắm và sử dụng dịch vụ nhằm tăng doanh thu tất cả các ngành thương mại, dịch cụ của địa phương. Tập trung vốn đầu tư vào các cơ sở lưu trú, danh thắng, điểm du lịch chất lượng cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
- Xoá bỏ sự chia cắt địa giới hành chính, tạo ra mối liên kết kép kín các sản phẩm dịch vụ du lịch, dịch vụ vệ tinh trong toàn vùng (dịch vụ vận chuỷên, lưu trú, ăn uống, tham quan…) Thậm chí tạo ra sự liên kết dịch vụ du lịch giữa các ngành khác như : dịch vụ thương mại (hàng lưu niệm, dịch vụ may mặc…), dịch vụ ngân hàng (ngoại hối, kiều hối…), dịch vụ bưu chính viễn thông…
- Các địa phương trong vùng cần coi trọng việc hợp tác, liên kết trong hoạt động quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam, con đường di sản miền trung bằng nhiều hình thức. Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường liên kết thông tin du lịch lẫn nhau thông qua các kênh thông tin nhanh như website, email.
- Cần đúc kết và nhân rộng mô hình du lịch Hội An thành công trong hoạt động gắn kết du lịch với văn hoá cư dân bản địa, roadshow cuốn hút du khách thành những diễn viên quần chúng tham gia lễ hội. Đó là xây dựng văn hoá cộng đồng trong giao tiếp với khách du lịch, lấy bản sắc văn hoá là tiền đề để phát triển du lịch và lấy nguồn lợi du lịch để đầu tư, tôn tạo vốn văn hoá truyền thống.
- Đẩy mạnh xã hội hoá kinh doanh du lịch. Phát huy nguồn lực kinh tế dân doanh, nhà nước, địa phương tạo điều kiện thông thoáng để doanh nghiệp dân doanh kinh doanh tất cả các loại dịch vụ du lịch theo đúng Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Có cơ chế ưu đãi về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích, kích thích kinh tế doanh dân sáng tạo các sản phẩm du lịch mới, đa dạng hoá dịch vụ.
- Nhà nước và các địa phương đơn giản hoá các thủ tục, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và những điều kiện ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch của vùng.
Chương iii: định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng tour tuyến
1 Nhận xét, đánh giá về việc tổ chức, thực hiện chuyến đi
1.1. Về phía khoa du lịch:
Ban lãnh đạo khoa du lịch đã bám sát tình hình, quan tâm chỉ đạo từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện. Mỗi khâu đều được tiến hành theo những bứoc rất khoa học vừa đảm bảo sự tham gia của sinh viên vừa đảm bảo chất lượng chuyến đi. Nhìn chung việc tổ chức và thực hiện của khoa rất chu đáo và hiệu quả.
- Chuẩn bị:
+ Khoa đã tổ chức đấu thầu để lựa chọn công ty du lịch tổ chức chuyến đi.
+ Tiến hành họp với sinh viên để thông báo và lấy ý kiến sinh viên.
+ Sau khi đã lựa chọn được công ty du lịch, ban lãnh đạo khoa thảo luận với công ty thay đổi một số khoản mục và dự kiến chương trình cho phù hợp với mục đích và ý nghĩa của chuyến đi.
+ Khoa tổ chức cho sinh viên gặp gỡ trực tiếp với đại diện công ty du lịch để lấy ý kiến lần cuối, đây cũng là cơ hội để sinh viên trao đổi về tình hình kinh doanh du lịch.
+ Khoa đưa văn bản yêu cầu và hướng dẫn sinh viên trong chuyến thực tế và yêu cầu về nội dung bài báo cáo để sinh viên có phương hướng chuẩn bị trước.
+ Khoa tổ chức họp mặt với các cán bộ lớp và cán bộ đoàn của cả 3 lớp để quán triệt và đề ra phương án tổ chức, đông thời giao nhiệm vụ cho từng người thực hiện
+ Việc lập danh sách với tên tuổi và số điện thoại của từng sinh viên cũng như cam kết đều được thực hiện chu đáo
- Thực hiện: Trong quá trình thực hiện chuyến đi các thầy cô giáo đã thường xuyên bám sát tình hình, thường xuyên tổ chức các cuộc họp với cán bộ lớp, cán bộ đoàn để nhắc nhở sinh viên và xem xét các kiến nghị của sinh viên đối với dịch vụ và công tác thực hiện của công ty du lịch. Đông thời yêu cầu phía công ty du lịch có những điều chỉnh kịp thời để chuyến thực tế có chất lượng hơn.
1.2. Về phía sinh viên:
- ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên nhìn chung chưa cao, chưa đạt yêu cầu về tác phong của sinh viên ngành du lịch. Sinh viên vẫn còn muộn giờ ăn, giờ lên xe, thậm chí còn có hiện tượng sinh viên vào vũ trường đánh nhau, gây lộn, uống rượu…
- ý thức học tập cũng chưa tốt. Phần lớn sinh viên không đọc hoặc tìm hiểu về các điểm đi thực tế trước chuyến đi nên không có được kiến thức như yêu cầu đã đề ra. Trong quá trình đi tham quan học tập không bám sát lắng nghe hướng dẫn viên, và tìm hiểu tình hình du lịch của điểm đến mà chỉ mải chụp ảnh và mua đồ lưu niệm. Cũng rất ít sinh viên mua tài liệu về tham khảo thêm. Phần lớn sinh viên chỉ coi đây là một chuyến du lịch hơn là một chuýen tham quan học hỏi.
1.3. Về phía công ty du lịch: (Công ty du lịch Nam Việt)
- Công tác chuẩn bị:
Thông thường truớc bất kì một chuyến du lịch nào công ty du lịch cũng phải có chuyến đi tiền trạm để xem xét khả năng cung cấp của các nhà cung cấp cũng như tình hình du lịch tại điểm đến (có vấn đề gì mới hay bất thường xảy ra hay không), đồng thời kí kết, thảo luận với các nhà cung cấp dịch vụ. Sau đó, trước chuyến đi khoảng 1 đến 2 ngày công ty du lịch phải cử người đi trước để xem có vấn đề bất thường gì xảy ra hay không, để có phương án xử lý kịp thời. Công ty du lịch Nam Việt là một công ty còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nhiệm trong việc tổ chức các chuyến đi nên công tác chuẩn bị chưa tốt.
- Chất lượng dịch vụ:
+ Dịch vụ vận chuyển: Do công ty du lịch Nam Việt, xe Space 45c rất tiện nghi với máy lạnh và khăn, lái xe rất nhiệt tình thân thiện.
+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống:
d Khách sạn Đồng Hới – Quảng Bình: Chất lượng bữa ăn tốt,song các trang thiết bị trong phòng ngủ đã cũ hỏng.
d Khách sạn Thành Quả – Quảng Trị: Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết,bữa ăn tốt,thường xuyên đổi món,tháI độ phục vụ của nhân viên thân thiện nhiệt tình.
d Khách sạn Đồng Lợi – Huế: trang thiết bị chưa đầy đủ, ở một số phòng bị hỏng hóc,đa số các trang thiết bị đều ở trong tình trạng suống cấp nghiêm trọng. thái độ của nhân viên không tốt. Chất lượng bữa ăn kém,không thường xuyên đổi món dẫn đến sự nhàm chán.
d Khách sạn Thanh Thanh - Đà Nẵng: Chất lượng phòng ngủ tốt, đầy đủ trang thiết bị song hệ thống vệ sinh còn chưa tốt.
Bữa ăn tại thuyền trên cầu sông Hàn rất tốt,nhân viên phục vụ nhiệt tình,chương trình giao lưu ca nhạc rất thú vị.
d Khách sạn Hạ Long – Nghệ An:trang thiết bị chưa tốt còn hỏng hóc,cống bị tắc,mất nước,món ăn rất ít làm cho sinh viên không no.
d Nhà hàng TP. Vinh: Chất lượng bữa ăn trung bình, trang thiết bị trung bình, vệ sinh chưa tốt, thái độ phục vụ kém.
+ Hướng dẫn viên:
d Hướng dẫn viên suốt tuyến: Chất lượng trung bình, có hướng dẫn viên còn thiếu kinh nghiệm, cách truyền đạt thông tin chưa rõ ràng mạch lạc, có nhiều thông tin về tuyến điểm nhưng truyền đạt chưa đúng lúc, đúng chỗ, thuyết minh trên đường về các vùng đất, địa phương còn quá ít.thậm chí còn không biết thông tin về những điểm đến.
d Hướng dẫn viên tại điểm: đều đạt chất lượng bởi thông tin, kiến thức cũng như kinh nghiệm,đặc biệt là hướng dẫn tại Thành Cổ Quảng Trị,Ngã Ba Đồng Lộc. Cũng do đoàn quá đông lại chỉ có một hướng dẫn viên nên rất khó khăn cho sự theo dõi của sinh viên.
- Chương trình du lịch: sau khi đã có sự điều chỉnh từ phía khoa du lịch và những điều chỉnh do thời tiết đã có một chương trình khá hợp lý đảm bảo những yêu cầu của đối tưọng là sinh viên (vừa có điểm tham quan, học tập, vừa có giao lưu với sinh viên trường bạn, vừa có đi chơi tự do).
- Điều hành, tổ chức, thực hiện: đôi khi còn lúng túng, thiếu linh hoạt và bị động do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành tổ chức tour.
2. Kiến nghị
2.1. Về phía khoa du lịch:
- Việc đi thực tế rất cần thiết cho sinh viên, nên khoa cần phải duy trì thường xuyên, đều đặn và ở nhiều môn học với những đối tượng nghiên cứu khác nhau tuỳ theo môn học.
- Khoa cần hướng cho sinh viên vào một vài mục đích cụ thể của từng chuyến đi thực tế và có sự hướng dẫn nhất định về các thức nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề đó, không nên tập trung vào quá nhiều vấn đề vì như vậy sinh viên sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận ( sinh viên chưa có nhiều kĩ năng thực tế).
- Một chuyến đi 10 ngày cũng không nhất thiết phải lựa chọn 1 chương trình du lịch với hàng loạt các điểm đến. Bởi vì một sinh viên du lịch sau khi ra trường sẽ có cơ hội tiếp cận với rất nhiều điểm du lịch, vấn đề quan trọng là liệu họ có đủ kiến thức và tư duy để có thể hiểu đựơc sự khác nhau giữa một điểm du lịch tự nhiên với một điểm du lịch văn hoá, giữa một điểm du lịch biển với một khu du lịch sinh thái…? Điều đó chỉ có được khi mà ngay trong những chuyến thực tế như thế này họ được giảng giải cặn kẽ về những vấn đề đó, để từ đó có kiến thức nền tảng có thể suy ra những vấn đề tương tự. Nói cách khác, trong thời gian ngắn ngủi, nhà trường cần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát để sau khi ra thực tế sinh viên có thể áp dụng vào những trường hợp cụ thể.
- Những môn học không có điều kiện đi thực tế, khoa nên sắp xếp những buổi nói chuyện với các chuyên gia để có thêm kiến thức thực tế.
2.2. Về phía sinh viên:
Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của những chuyến đi thực tế để từ đó có phương hướng chuẩn bị tốt trước chuyến đi, và thu nhận kiến thức trong quá trình đi du lịch. Đồng thời phải hình thành cho mình thói quen trong việc thu nhận tài liệu về ngành du lịch một cách thường xuyên, qua mạng, sách báo và các hội chợ du lịch để có những thông tin bổ ích phục vụ cho việc học tập và có những chuyến đi thực tế có chất lượng.
2.3. Về phía công ty du lịch:
Công ty du lịch Nam Việt cần nắm vững vai tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ giữa công ty du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác), với chính quyền địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ công. Khi mối quan hệ này càng trở nên tốt đẹp, khi công ty du lịch đã trở thành đối tác tốt của các nhà cung cấp dịch vụ thì quyền mặc cả càng lớn và càng có nhiều lợi ích.
Kết Luận
Tour tuyến du lịch hiện đang là hình thức du lịch phổ biến nhất trên thế giới và ở nước ta hiện nay.Song hiện nay các tour tuyến du lịch nói chung và các điểm du lịch nói riêng bên cạnh những mặt đã làm được thì vẫn còn tồn tại nhiều điẻm bất hợp lí,yếu kém cần phảI xem xét khắc phục.Vì vậy phảI nhanh chóng có những định hướng,giảI pháp cụ thể để nâng cao hoạt động du lịch tour tuyến ở nước ta nói chung và tại các địa điểm du lịch ma tuyến tham quan thực tế đã đI qua.Nâng cao chất lượng của tour tuyến sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành du lịch nước ta,đồng thời tạo cơ sở thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với điểm du lịch ở nước ta.
Đối với riêng bản thân em chuyến đi này đã mang lại cho em những nhận thức sâu sắc về ngành nghề du lịch cũng như những kiến thức cần có của một người làm việc trong lĩnh vực du lịch. Em nhận thấy du lịch nói riêng, dịch vụ nói chung là ngành đầy triển vọng trong tương lai nhưng cũng yêu cầu rất cao đối với người lao động, điều đó cho thấy du lịch đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ mà còn đòi hỏi người lao động có những kĩ năng nhất định. Vì vậy, em cũng như các bạn sinh viên khác phải nỗ lực rất nhiều thì mới đứng vững được trong ngành nghề mà mình đã chọn.
Dựa vào những thông tin kiến thức thu thập được trong thời giant ham quan thực tế ở các địa điểm du lịch cũng như tất cả các hoạt động dịch vụ của tour tuyến du lịch.Vừa qua,em xin đưa ra một số giảI pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tour tuyến du lịch trong thời gian tới.
Do thời gian thực tế không dài và lươngj kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế,kinh nghiệm thực tế còn chưa có nên bản báo cáo vẫn chưa phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu,rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33228.doc