Hiện Công ty đang sử dụng hình thức sổ NKCT. Đây là hình thức sổ phù hợp với quy mô, điều kiện của Công ty. Song trong quá trình xử lý thông tin trên sổ, kế toán khó có thể ứng dụng phần mềm kế toán. Vì vậy mà tuy kế toán công ty đã linh hoạt sử dụng máy tính vào phục vụ công việc nhưng phần lớn công việc kế toán được thực hiện bằng lao động thủ công. Để tiết kiệm thời gian và sức lao động của nhân viên kế toán, cập nhật thông tin cung cấp cho các cấp quản lý, đồng thời khai thác triệt để lợi ích mà máy tính mang lại, Công ty có thể xem xét việc chuyển đổi sang hình thức Nhật ký chung. Ưu điểm của hình thức sổ này là đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị kế toán, đặc biệt là có thể ứng dụng phần mềm kế toán trong xử lý thông tin trên sổ một cách thuận lợi, dễ dàng.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1. Để thực hiện các phương hướng trên phải có sự kết hợp giữa Phòng kế toán với các phòng ban khác và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa từ Ban Giám đốc tới các phòng ban, phân xưởng của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiến tập kế toán tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phiếu chi
tiền mặt
TK 3331
VAT
TK 334, 338
TK 112
Rút TGNH về quỹ Chi tiền mặt thanh toán
Lương và nộp BHXH
TK 131, 141, 138,…
Tăng tiền mặt do nguyên nhân khác
* Về tiền gửi ngân hàng:
- Công việc của thủ quỹ trước khi vào ngân hàng: Khi Công ty gửi tiền vào ngân hàng hay đi vay thì thủ quỹ phải làm các bước thủ tục trước khi gửi. Các chứng từ phải do thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng ký duyệt.
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có…
- Sổ sách: Sổ cái TK 112, NKCT số 2, Bảng kê số 2,…
* Kế toán tiền đi vay:
- Trước khi đi vay thủ quỹ phải làm thủ tục:
Các hoá đơn, chứng từ và nội dung cần đi vay
Giấy đề nghị chuyển tiền hoặc vay phải được GĐ đồng ý duyệt, có đầy đủ chữ ký
Tờ giấy xin đi vay phải trùng với số hoá đơn
Kiểm tra dấu và phiếu nhập, ghi rõ số hoá đơn
Khế ước nhận Nợ (vay) phải lập thành 3 liên
- Tài khoản sử dụng: TK 311, 341
- Sổ kế toán: Kế toán lập sổ chi tiết TK 311
* Các khoản phải thu, phải trả:
- Các khoản phải thu: TK 131. Với khách hàng vãng lai khi mua SP thì kế toán thu tiền ngay và vào sổ chi tiết TK 131; với khách hàng thường xuyên qua lại, có hợp đồng lâu dài, kế toán cho đơn vị đó thanh toán trả chậm
- Các khoản phải trả: Kế toán tổng hợp và chi tiết công nợ phải trả, phải thu dựa trên hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng,…và các chứng từ mua khi đến hạn trả.
* Các khoản tạm ứng: trước khi tạm ứng tiền, người tạm ứng phải có Giấy đề nghị tạm ứng, sau đó đưa cho thủ quỹ. Thủ quỹ theo dõi vào TK 141.
2.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1
2.4.1. Đặc điểm về kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty
2.4.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí.
Chi phí SX gắn liền với việc SD tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình SX. Quản lý chi phí thực chất là quản lý việc SD tài sản sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Mặt khác chi phí SX là yếu tố cấu thành nên giá thành SP nên giảm chi phí thực chất chính là cơ sở để hạ thấp giá thành SP. Yêu cầu kế toán chi phí SX nói riêng và yêu cầu công tác quản trị nói chung đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức kế toán chi phí sao cho hợp lý, khoa học và có hiệu quả.
Xác định đối tượng kế toán chi phí SX là khâu đầu tiên quan trọng của công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành SP của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác. Quy trình công nghệ SX của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, SP phải trải qua nhiều khâu SX. Chính vì vậy đối tượng tập hợp chi phí SX ở Công ty là các PX SX (Công ty có 8 PX chính và 1 PX phụ). Toàn bộ chi phí SX phát sinh ghi chung cho cả PX không tách được cho từng bộ phận SX cũng như tổ SX.
Cuối mỗi tháng, dựa vào chi phí SX đã tập hợp được, kế toán tập hợp vào NKCT số 7 và ghi vào các sổ cái liên quan. Hết tháng, đồng thời là kỳ tính giá thành, từ NKCT số 7 và sổ cái, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí SX làm cơ sở cho việc tính giá thành SP trong tháng và lập báo cáo chi phí SX và giá thành hàng tháng.
Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí SX kinh doanh và tính giá thành SP, hiện nay chi phí SX và tính giá thành của Công ty được chia ra các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí SX chung.
2.4.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Một số nét khái quát về nguyên vật liệu của Công ty
NVL của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác bao gồm nhiều loại khác nhau, song căn cứ vào vai trò, tác dụng của nó trong sản xuất kinh doanh, NVL được chia thành vật liệu chính và vật liệu phụ. Đối với Công ty cổ phần Cơ khí chính xác, chi phí về NVL chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVL trực tiếp (80 – 85%). Nó bao gồm: đồng, nhôm, dây điện từ, các chi tiết nhựa,…Vật liệu phụ được SD kết hợp với vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng của SP. Mặc dù vật liệu phụ không cấu thành nên thành phần chính của SP, song nếu thiếu nó thì không thể sản xuất ra được SP đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng. Do đặc điểm của Công ty sản xuất quạt nên vật liệu phụ của Công ty thường là: sơn, túi ni lông, nhãn mác, hộp bao bì, xăng dầu…
Khi có nhu cầu về vật liệu mua ngoài thì việc thu mua sẽ do bộ phận cung tiêu đảm nhiệm. Hàng nhập kho do mua ngoài phải qua kiểm nghiệm của phòng kỹ thuật. Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song và sử dụng phương pháp KKTX để hạch toán kế toán HTK, đồng thời sử dụng TK 152 để hạch toán kế toán tổng hợp. Toàn bộ tình hình nhập, xuất, tồn kho được Công ty theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu.
b) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là loại chi phí có tỷ trọng lớn trong giá thành SP. Do vậy, việc kế toán có chính xác đầy đủ hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của giá thành. Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng TK 621 “chi phí NVL trực tiếp”, tài khoản này được chi tiết cho từng SP, là loại chi phí trực tiếp nên chi phí NVL được hạch toán kế toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (các phân xưởng theo giá thực tế của từng loại nguyên liệu đó).
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được lập từ đầu niên độ, phòng kế hoạch sản xuất sẽ có kế hoạch cấp phát vật tư cho các phân xưởng trong từng tháng. Các phân xưởng sẽ xuống kho lĩnh vật tư theo PXK của phòng kế hoạch lập. Tại kho, thủ kho sẽ ghi sổ thực xuất vào PXK và chuyển lên phòng kế toán vật liệu ghi đơn giá, thành tiền và ghi sổ. PXK có dạng:
Biểu số 1
Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 Phiếu xuất kho
Ngày 4 tháng 4 năm 2009 Số: 09
Nợ:
Có:
Họ & tên người nhận hàng: Nguyễn Thành Trung
Địa chỉ: Phân xưởng lắp ráp I
Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất quạt bàn
Xuất tại kho: I
Đơn vị: đồng
Tên nhãn hiệu, quy
Cách sản phẩm, phẩm vật
chất vật tư
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
Giá
Thành
tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Vít gỗ 4 x 15
Cái
3500
3500
34
119.000
Vít gỗ 4 x 12
Cái
5500
5500
35
192.500
Vít răng anh 4x 10
Cái
2000
2000
30
60.000
Vít răng anh 5 x 15
Cái
500
500
42
21.000
Cộng
11500
11200
392.500
Cộng thành tiền: Ba trăm chín hai nghìn năm trăm đồng.
Xuất ngày 4 tháng 4 năm 2009
Trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Giá của vật tư ghi trong PXK là giá hạch toán, hàng kỳ kế toán vật liệu tổng hợp phiếu nhập, xuất để ghi vào sổ kế toán chi tiết vật liệu. Trên cơ sở số liệu tính được trên bảng xuất vật tư chi tiết cho từng đối tượng sử dụng, kế toán sẽ tổng hợp và tính giá thực tế vật liệu xuất kho.
Giá TT vật liệu nhập trong tháng
Giá TT vật liệu tồn đầu tháng
+
Giá HT vật liệu nhập trong tháng
Giá HT vật liệu tồn đầu tháng
Hệ số giá = = H
+
Giá hạch toán vật liệu xuất dùng trong tháng
Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng
= x H
Quá trình theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu được thể hiện trên Bảng kê số 3:
Biểu số 2
BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ
Tháng 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
TK 152 – NVL
TK 153 – CCDC
Giá hạch toán
Giá thực tế
Giá hạch toán
Giá thực tế
I. Số tồn đến 31/3/2009
1.105.864.219
1.105.864.219
3.784.763
3.784.763
II. Số PS trong tháng
1.914.962.645
2.028.575.680
1.298.095
1.298.095
Từ NKCT số 1 (ghi có TK 111)
Từ NKCT số 5 (ghi có TK 331)
1.903.130.887
2.015.334.831
Từ NKCT khác (ghi có TK 141)
11.831.758
13.240.849
1.298.095
1.298.095
III. Cộng số dư ĐT và PS
3.020.826.864
3.134.439.899
5.082.858
5.082.858
IV. Hệ số chênh lệch
1,03
1
V. Xuất dùng trong tháng
1.758.054.042
1.810.795.663
3.678.436
3.678.436
VI. Số tồn đến 30/4/2009
1.272.340.520
1.333.498.965
1.404.422
1.404.422
Người lập biểu Kế toán trưởng
Căn cứ vào Bảng kê số 3, kế toán sẽ tính ra số NVL và CCDC xuất dùng cho đối tượng sử dụng trên Bảng phân bổ số 2 – “Bảng phân bổ NVL, CCDC” có mẫu:
Biểu số 3 Bảng phân bổ số 2 - Phân bổ NVL, CCDC
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
TK 152 – NVL
TK 153 – CCDC
Giá HT
Giá TT
Giá HT
Giá TT
TK 621: Chi phí NVL
1.748.486.344
1.800.940.934
0
0
Bơm BRA
205.576.991
211.744.301
Thùng xe
1.508.375.044
1.553.626.295
Quạt bàn
34.534.309
35.570.338
TK 627: Chi phí sản xuất chung
9.567.698
9.854.729
3.678.436
3.678.436
Tổng cộng
1.758.054.042
1.810.795.663
3.678.436
3.678.436
Người lập biểu Kế toán trưởng
Từ đây ta thấy NVL xuất dùng cho từng sản phẩm tương ứng theo định khoản sẽ là:
Nợ TK 621Bơm : 211.744.301
Nợ TK 621TX : 1.553.626.295
Nợ TK 621QB : 35.570.338
Có TK 152: 1.800.940.934
Cuối tháng sau khi lập Bảng phân bổ số 2, Bảng kê số 4, NKCT số 7 kế toán sẽ căn cứ theo số liệu này để vào sổ cái TK 621
Biểu số 4
Sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Năm 2009
SỐ DƯ ĐẦU THÁNG
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng
Nợ với TK này
..……..
Tháng 4
..………
Cộng
TK 152
1.800.940.934
……….
………
Cộng số phát sinh Nợ
1.800.940.934
Tổng số phát sinh Có
1.800.940.934
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
Người lập biểu Kế toán trưởng
Đến cuối mỗi tháng, cũng là kỳ tính giá, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng SP để tập hợp chi phí và tính giá thành SP.
2.4.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành SP. Do đó việc tính toán, kế toán đầy đủ, chính xác và hợp lý cũng như việc trả và thanh toán lương kịp thời, chính xác cho người lao động có ý nghĩa lớn trong vấn đề quản lý lao động, quản lý tiền lương cũng như việc khuyến khích người lao động. Tiến tới quản lý chi phí, hạ giá thành SP, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty có 2 hình thức trả lương, đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo SP. Để trả lương cho công nhân, Công ty tiến hành xây dựng mức lương khoán cho một SP, tiền lương bình quân ngày như sau:
- Mức lương khoán một SP được xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp với ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất SP và được lập riêng cho từng loại SP.
- Tiền lương bình quân ngày cũng được xây dựng trên cơ sở bậc lương và được quy định trên bảng đơn giá tiền lương áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Nó được tính trên mức lương cơ bản của từng công nhân và bậc thợ của từng người lao động. Ngoài tiền lương chính công nhân cũng được nhận thêm tiền ăn ca. Trong các ngày nghỉ phép hoặc hội họp, học tập, công nhân cũng được trả lương theo thời gian (ngày công nhật).
Về mặt kế toán, để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân, kế toán sử dụng TK 334 – “Phải trả công nhân viên” và TK 338 – “phải trả, phải nộp khác”. TK 334 bao gồm các khoản như: lương chính, tiền ăn ca, lương phụ,… còn đối với TK 338, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 là:
TK 3382: KPCĐ
TK 3383: BHXH
TK 3384: BHYT
Ngoài ra, để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 622 – “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản được chi tiết cho từng SP.
Quá trình kế toán tiền lương của Công ty được thực hiện như sau:
Bước 1: Tại các xưởng đều có Bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc theo lương SP và theo lương thời gian, thời gian nghỉ việc của một công nhân sản xuất, có phiếu nghiệm thu số lượng SP.
Bước 2: Hàng tháng, tại phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương sẽ căn cứ vào Bảng chấm công, phiếu nghiệm thu SP để tính toán và lập bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp.
Bước 3: Cuối tháng, sau khi có các chứng từ do phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương chuyển sang, kế toán sẽ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương, thưởng… và tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương.
Thời gian làm việc của công nhân sẽ được chia thành 2 phần: Công làm việc theo thời gian và công việc theo lương SP. Mỗi công nhân sẽ có “Phiếu ghi chép SP hàng ngày”. Khi bàn giao SP phải qua kiểm nghiệm của ban KCS. Căn cứ vào “Phiếu bàn giao SP hàng ngày” (biểu số 5), “Phiếu kiểm nghiệm” (biểu số 6) và mức lương khoán của một SP, kế toán tính ra lương SP cho từng công nhân. Từ đó tính ra tổng lương cho từng SP.
Biểu số 5
Công ty Cổ phần Phiếu bàn giao sản phẩm hàng ngày (trích)
Cơ khí chính xác số 1 Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 4 năm 2009
Tên công nhân: Trần Văn Nghĩa
Ca SX
Ngày
Tên chi tiết
Số lượng
thực hiện
Chữ ký
xác nhận
Ghi chú
1
Quạt cây 400
10
2
Quạt bàn
15
4
Quạt điều khiển từ xa
4
6
Quạt bàn
11
10
Quạt lỡ
17
Tài vụ Quản đốc Tổ trưởng SX
Biểu số 6
Ban KCS
Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 Phiếu kiểm nghiệm
Số: 23/KN Tháng 4 năm 2009 của Trần Văn Nghĩa
STT
Sản phẩm và quy cách
Số lượng
Ghi chú
Chính phẩm
Thứ phẩm
1
Quạt cây 400
24
0
2
Quạt bàn 400
30
0
3
Quạt điều khiển từ xa
27
0
Ngày 30/4/2009
Phụ trách KCS Người kiểm nghiệm
Có thể ví dụ việc tính lương cho anh Trần Văn Nghĩa như sau:
Tổng thời gian lao động trong tháng 2/2009 của anh Nghĩa là 26 ngày: 9 ngày lao động theo lương thời gian và 17 ngày lao động theo lương SP. Như vậy:
Lương thời gian = 9 x 33.938 = 305.442 đồng
Lương SP = 60 x 5.570 + 80 x 3.536 + 24 x 4.869 = 733.936 đồng
Tiền ăn ca = 7.000 x 26 = 182.000 đồng
=> Tổng tiền lương của anh Nghĩa là: 305.442 + 733.936 + 182.000 = 1.221.378 đồng.
ố 7)
Biểu số 7
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1
Bảng thanh toán tiền lương
Tổ: Lắp ráp quạt
Đơn vị tính: đồng
Số
TT
Họ tên
Mức
Lương
Ngày
Lương thời gian
Lương SP
Nghỉ lương
Tiền ca
Tổng cộng
Tạm ứng
kỳ I
Các
khoản
tạm trừ
Lĩnh kỳ
II
Công
Số tiền
Công
Số tiền
Công
Số tiền
1
Trần Văn Nghĩa
33.938
9
305.442
17
733.936
182.000
1.221.378
500.000
87.973
633.405
2
Lê Thị Huyền
33.938
11
373.318
15
821.340
182.000
1.376.658
500.000
78.550
798.108
3
Lê Hải Đăng
30.132
9
271.188
16
929.964
1
30.132
175.000
1.376.152
500.000
84.675
791.477
4
Đặng Kim Liên
30.132
8
241.056
17
989.108
1
30.132
175.000
1.405.164
600.000
87.973
717.191
5
Nguyễn Linh
28.800
10
288.000
16
880.540
182.000
1.350.540
550.000
72.870
727.670
6
Ngô Đức Minh
23.700
10
237.000
15
798.510
1
23.700
175.000
1.210.510
400.000
75.950
734.560
7
Phạm Quang
33.938
12
407.256
14
650.550
182.000
1.239.806
450.000
87.973
701.833
Người lập biểu Tổ trưởng sản xuất Trưởng phòng tổ chức lao động
Biểu số 8 BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 04 năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có tài khoản
Đối tượng
SD (ghi Nợ TK)
TK 334 - Phải trả người lao động
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Lương thu
nhập
Các khoản
phụ cấp
Tiền ăn
Ca
Cộng Có
TK 334
KPCĐ
TK 3382
BHXH + BHYT
TK 3383 + 3384
Cộng Có
TK 338
A
1
2
3
4 = 1 + 2 + 3
5=(1+2)*2%
6
7 = 5 + 6
8 = 4 + 7
TK 622 (a)
146.538.600
146.538.600
2.930.772
23.144.913
26.075.685
172.614.285
Bơm BRA
11.287.287
11.287.287
225.746
1.782.761
2.008.507
13.295.794
Quạt bàn
9.684.600
9.684.600
193.692
1.529.626
1.723.318
11.407.918
Thùng xe
116.967.029
116.967.029
2.339.341
18.474.257
20.813.597
137.780.626
Càng
62.200
62.200
1.244
9.824
11.068
73.268
Hộp xích
88.000
88.000
1.760
13.899
15.659
103.659
Cửa kho
3.600.000
3.600.000
72.000
568.599
640.599
4.240.599
Máng cáp
4.478.000
4.478.000
89.560
707.274
796.834
5.274.834
Hàng cơ khí khác
371.484
371.484
7.430
58.674
66.103
437.587
TK 627 (b)
23.398.645
48.391.964
16.211.000
88.001.609
1.435.812
3.695.679
5.131.491
93.133.100
PX Hàn I
4.310.750
6.840.000
4.132.000
15.282.750
223.015
680.858
903.873
16.186.623
PX Cơ khí I
1.798.940
10.326.500
2.321.000
14.446.440
242.509
284.132
526.641
14.973.081
PX Cơ khí II
80.306
15.492.887
1.102.000
16.675.193
311.464
12.684
324.148
16.999.341
PX Gò dập
8.789.449
10.316.677
6.343.000
25.449.126
382.123
1.388.242
1.770.364
27.219.491
PX Sơn tĩnh điện
1.114.200
5.415.900
1.632.000
8.162.100
130.602
175.981
306.583
8.468.683
Nhà ăn ca
7.305.000
681.000
7.986.000
146.100
1.153.782
1.299.882
9.285.882
TK 642 (c)
76.939.500
16.234.600
3.882.000
97.056.100
1.863.482
11.477.505
13.340.987
110.397.087
Cộng = (a + b + c)
246.876.745
64.626.564
20.093.000
331.596.309
6.230.066
38.318.097
44.548.163
376.144.472
Số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là:
Nợ TK 622 : 146.538.600 trong đó: Nợ TK 622 Bơm: 11.287.287
Có TK 334: 146.538.600 Nợ TK 622 TX : 116.967.029
Nợ TK 622 QB : 9.684.600
Có TK 334 : 137.938.916
Các khoản trích theo lương là:
Nợ TK 622 : 26.075.685 trong đó: Nợ TK 622 Bơm: 2.008.507
Có TK 338: 26.075.685 Nợ TK 622 TX : 20.813.597
Nợ TK 622 QB : 1.723.318
Có TK 338 : 24.545.422
Đến cuối tháng kế toán lấy số liệu từ bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng kê số 4, NKCT số 7 để vào sổ cái TK 622 (biểu số 9).
Biểu số 9
SỔ CÁI TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Năm 2009
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng
Nợ với TK này
……….
Tháng 4
……..
Cộng
TK 334
………
146.538.600
……..
……..
TK 338
………
26.075.685
……..
……..
Cộng số phát sinh Nợ
172.614.285
………
Tổng số phát sinh Có
172.614.285
………
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Người lập biểu Kế toán trưởng
Cuối tháng, cũng là kỳ tính giá thành, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
2.4.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Để tiến hành sản xuất SP, ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí mang tính chất phục vụ, quản lý chung để vận hành phân xưởng sản xuất. Do chi phí SXC liên quan đến nhiều đối tượng theo tiêu thức hợp lý. Tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác, chi phí SXC bao gồm 5 yếu tố sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu, công cụ sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
Để tập hợp các chi phí SXC, kế toán dùng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. TK này được theo dõi từng phân xưởng, tuy nhiên Công ty không chi tiết theo yếu tố, tức là TK 627 không chi tiết thành các tài khoản cấp 2. Cuối mỗi tháng chi phí SXC sẽ phân bổ theo Lương công nhân trực tiếp sản xuất và được kết chuyển vào TK 154 cho từng SP.
Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng
Là khoản chi về tiền lương của bộ phận nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm: Quản đốc phân xưởng, thống kê phân xưởng, thủ kho,…cũng như nhân viên QLDN, ngoài lương thời gian còn có các khoản phụ cấp trách nhiệm. Các khoản lương và trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng được hạch toán kế toán dựa trên Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương giống như công nhân sản xuất trực tiếp.
Khoản chi phí tiền lương này cũng được tập hợp trên Bảng phân bổ số 1. Cuối tháng căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, kế toán chi phí chuyển ghi số liệu phần chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào Bảng kê số 4, dòng TK 627 tương ứng với các cột TK 334, TK 338. Cụ thể trong tháng 4/2009 là:
Nợ TK 627 : 93.133.100
Có TK 334 : 88.001.609
Có TK 3382: 1.435.812
Có TK 3383: 3.260.893
Có TK 3384: 434.786
Kế toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất
Thuộc loại chi phí này bao gồm NVL, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì… Mặt khác, do có những đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng biệt, đối với những CCDC có giá trị nhỏ Công ty tiến hành phân bổ luôn 100% giá trị vào kỳ kinh doanh đó. Khoản chi phí này được kế toán tương tự như chi phí NVL trực tiếp. Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2, kế toán chi phí SD số liệu phần NVL, CCDC thực tế xuất dùng cho SXC để đưa vào Bảng kê số 4. Cụ thể trong tháng 4/2009 đã xuất:
Nợ TK 627 : 13.533.165
Có TK 152: 9.854.729
Có TK 153: 3.678.436
Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Trong quá trình sản xuất, để phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, các phân xưởng của Công ty đều phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài. Công ty cổ phần Cơ khí chính xác kế toán vào yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài các loại chi phí như: tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, thuê ngoài các loại sửa chữa nhỏ TSCĐ, chi phí xăng dầu… Căn cứ vào hoá đơn của người bán về các dịch vụ cho hoạt động SXC, kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 331, NKCT số 5. Cụ thể trong tháng 4/2009, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty là:
Nợ TK 627 : 76.120.965
Có TK 331: 76.120.965
d) Kế toán chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác là các khoản chi phí mua ngoài chưa kể trên như chi phí tiếp khách tại phân xưởng, hội nghị, photo tài liệu… Cuối tháng căn cứ vào các NKCT số 1, NKCT số 2 để xác định số chi phí khác bằng tiền mà Công ty đã mua trong tháng. Cụ thể trong tháng 4/2009 là:
Nợ TK 627 : 59.468.000
Có TK 111: 59.468.000
e) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị SP dưới hình thức trích khấu hao. Việc trích khấu hao TSCĐ nhằm mục đích thu hồi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới. TSCĐ được trích theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ trích khấu hao phải làm sao nhanh chóng thu hồi vốn trong giới hạn cho phép mà không làm tăng giá thành, ảnh hưởng tới giá bán, tiêu thụ SP.
Biểu số 10 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 4 năm 2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Nơi SD
Toàn DN
TK 627 – Chi
Phí SXC
TK 641 –
Chi Phí
bán hàng
TK 642 –
Chi Phí
QLDN
TK 632 -
TK 811- Chi
Phí tài chính
Nguyên giá
KH 1 tháng
Nhà cửa vật kiến trúc
17.657.379.990
34.909.594
9.054.770
6.034.870
19.819.954
Máy móc thiết bị công tác
8.564.248.982
60.561.467
60.561.467
Phương tiện vận tải TB truyền dẫn
2.083.373.335
17.543.689
3.160.354
7.269.494
7.113.841
Thiết bị dụng cụ quản lý
285.239.120
448.922
448.922
Đất
1.060.000
0
Cộng
28.591.301.427
113.463.672
72.776.591
7.269.494
13.597.633
19.819.954
0
TSCĐ phúc lợi
24.000.000
0
TSCĐ chưa dùng
3.704.731.504
37.005.885
37.005.885
TSCĐ tăng
908.775.717
9.466.414
0
0
9.466.414
0
0
Xe ôtô TOYOTA FOTURNA
908.775.717
9.466.414
9.466.414
TSCĐ giảm
3.371.338.789
30.719.822
10.725.200
0
0
0
19.994.622
Ôtô TOYOTA 29M2774
329.933.333
Máy ép nhựa 200T
569.768.000
5.638.330
5.638.330
Máy ép nhựa 400T
1.106.335.224
10.948.108
10.948.108
Khuôn ép cánh cổ
254.762.000
3.047.594
3.047.594
Máy trộn màu
36.438.500
360.590
360.590
Dây chuyền hàn lồng quạt
1.074.101.732
10.725.200
10.725.200
Tổng cộng
29.857.469.859
129.216.150
62.051.391
7.269.494
23.064.047
19.819.954
17.011.263
Hiện nay, TSCĐ của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý… Số khấu hao phải trích căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ để tính số khấu hao phải trích trong tháng. Tại công ty, việc tính khấu hao được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành, có nghĩa là Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Theo đó mức khấu hao 1 tháng sẽ là:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao tháng =
Số năm SD của TSCĐ x 12 tháng
Từ Bảng phân bổ số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao (biểu số 10), tổng khấu hao trích trong tháng 4/2009 là:
Nợ TK 627 : 62.051.391
Nợ Tk 641 : 7.269.494
Nợ TK 642 : 23.064.047
Nợ TK 632 : 19.819.954
Nợ TK 811 : 17.011.263
Có TK 214: 129.216.150
Vậy tổng chi phí SXC của toàn DN sẽ là:
Biểu số 11
Tổng chi phí SXC của toàn doanh nghiệp
Tháng 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Chi phí sản xuất chung
1. Lương nhân viên phân xưởng
93.133.100
2. Chi phí NVL, CCDC
13.533.165
3. Chi phí dịch vụ mua ngoài
76.120.965
4. Chi phí khác bằng tiền
59.468.000
5. Chi phí khấu hao TSCĐ
62.051.391
Tổng cộng
304.306.621
Chi phí SXC sẽ phân bổ lại cho từng SP theo chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể:
Biểu số 12
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA PXLR 1
Tháng 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Đối tượng
Chi phí nhân
Viên PX
Chi phí
NVL
Chi phí
dịch vụ
mua ngoài
Chi phí
Khác
bằng tiền
Chi phí
khấu hao
TSCĐ
Tổng cộng
Bơm BRA
2.202.323
579.140
1.146.185
38.295
1.863.766
5.829.710
Ô tô
22.822.063
6.001.465
11.877.605
396.846
19.313.695
60.411.675
Quạt bàn
1.889.614
496.907
983.440
32.859
1.599.130
5.001.948
Tổng cộng
26.914.000
7.077.512
14.007.230
468.000
22.776.591
71.243.333
Cuối tháng căn cứ vào các Bảng phân bổ và NKCT tiến hành ghi trên sổ cái TK 627 (biểu số 13).
Biểu số 13
Sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Năm 2009
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng
Nợ với TK này
..........
Tháng 4
……..
Cộng
TK 111
59.468.000
………….
TK 152
9.854.729
TK 153
3.678.436
TK 214
62.051.391
TK 331
76.120.965
TK 334
88.001.609
TK 338
5.131.491
Cộng số phát sinh Nợ
304.306.621
Tổng số phát sinh Có
304.306.621
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Người lập biểu Kế toán
2.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.4.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, cũng là kỳ tính giá thành SP, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Toàn bộ chi phí có liên quan đến giá thành SP được hạch toán kế toán trên các TK 621, TK 622, TK 627 đều được kết chuyển vào bên Nợ của TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Căn cứ vào số liệu trên các NKCT, Bảng phân bổ và các số liệu chi tiết có liên quan, kế toán giá thành sẽ tập hợp số liệu lên Bảng kê số 4 (biểu số 14) mở chi tiết cho từng SP và từ đó tổng hợp lên NKCT số 7 (biểu số 15).
Biểu số 14
BẢNG KÊ SỐ 4
Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh PXLR 1
Tháng 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 111
TK 152
TK 153
TK 214
TK 331
TK 334
TK 338
TK 621
TK 622
TK 627
Cộng
TK 154
1.800.940.934
162.484.338
71.243.333
2.034.668.605
TK 621
1.800.940.934
1.800.940.934
Bơm BRA
211.744.301
211.744.301
Thùng xe
1.553.626.295
1.553.626.295
Quạt bàn
35.570.338
35.570.338
TK 622
137.938.916
24.545.422
162.484.338
Bơm BRA
11.287.287
2.008.507
13.295.794
Thùng xe
116.967.029
20.813.597
137.780.626
Quạt bàn
9.684.600
1.723.318
11.407.918
TK 627
468.000
5.153.780
1.923.732
22.776.591
14.007.230
25.431.080
1.482.920
71.243.333
Tổng
468.000
1.806.094.714
1.923.732
22.776.591
14.007.230
163.369.996
26.028.342
1.800.940.934
162.484.338
71.243.333
2.034.668.605
Người lập biểu Kế toán trưởng
Biểu số 15 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 – Tháng 4/2009
Phần I: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP
Nợ Có
TK 111
TK 112
TK 131
TK 133
TK 141
TK 152
TK 153
TK 154
TK 154 g/c
TK 155
TK 214
TK 154
62.920.635
TK 154 g/c
46.898.040
TK 621
1.800.940.934
TK 627
660.000
9.854.729
3.678.436
62.051.391
Cộng A
660.000
0
1.810.795.663
3.678.436
46.898.040
62.920.635
0
62.051.391
TK 111
3.500.000.000
132.849.676
67.983.000
TK 112
2.000.000.000
6.085.706.782
TK 128
4.000.000.000
TK 133
2.204.425
246.473
1.169.752
TK 141
322.051.000
TK 152
13.240.849
TK 153
1.298.095
TK 155
2.397.617.939
TK 211
100.045.455
TK 331
610.362.390
9.177.956.290
44.528.183
TK 333
425.887.818
163.997.937
TK 334
337.527.947
TK 338
121.583.209
56.000.000
TK 632
2.368.193.761
19.819.954
TK 635
6.983.899
TK 641
17.983.920
7.269.494
TK 642
22.764.913
2.473.531
23.064.047
TK 811
17.011.263
Cộng B
3.434.477.804
17.169.548.011
6.218.556.458
163.997.937
228.265.334
0
0
2.397.617.939
0
2.368.193.761
67.164.758
A + B
3.435.137.804
17.169.548.011
6.218.556.458
163.997.937
228.265.334
1.810.795.663
3.678.436
2.444.515.979
62.920.635
2.368.193.761
129.216.149
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 4/2009
Nợ Có
TK 311
TK 331
TK 3334
TK 3331
TK 3337
TK 334
TK 338
TK 335
TK 421(2)
TK 431
TK 511
TK 515
TK 154 g/c
14.509.635
TK 622
146.538.600
26.075.685
TK 627
134.928.965
88.001.609
5.131.491
Cộng A
0
149.438.600
0
234.540.209
31.207.176
0
0
0
0
0
TK 111
12.827.600
TK 112
10.023.522.209
9.760.613
TK 131
197.776.780
TK 133
160.377.287
3.008.582.870
TK 152
2.015.334.831
TK 155
22.909.200
TK 211
808.730.262
TK 331
3.026.101.287
TK 421(1)
647.328.000
70.000.000
TK 635
45.240.000
TK 642
3.330.264
170.000.000
97.056.100
13.340.987
TK 821
33.758.594
TK 911
170.052.756
Cộng B
3.026.101.287
3.010.681.844
33.758.594
197.776.780
170.000.000
97.056.100
10.697.018.796
45.240.000
170.052.756
70.000.000
3.008.582.870
9.760.613
A + B
3.026.101.287
3.160.120.444
33.758.594
197.776.780
170.000.000
331.596.309
10.728.225.972
45.240.000
170.052.756
70.000.000
3.008.582.870
9.760.613
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 – Tháng 4/2009
Phần II: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TÍNH THEO YẾU TỐ
Nợ Có
TK 621
TK 622
TK 627
TK 632
TK 641
TK 642
TK 635
TK 811
TK 821
TK 911
Tổng cộng
TK 154
1.800.940.934
172.614.285
304.306.621
2.340.782.475
TK 154 g/c
61.407.675
TK 621
1.800.940.934
TK 622
172.614.285
TK 627
304.306.621
Cộng A
1.800.940.934
172.614.285
304.306.621
0
0
0
0
0
0
0
4.680.051.990
TK 111
3.713.660.276
TK 112
18.118.989.604
TK 128
4.000.000.000
TK 131
3.206.359.650
TK 133
163.997.937
TK 141
322.051.000
TK 152
2.028.575.680
TK 153
1.298.095
TK 155
2.420.527.139
TK 211
908.775.717
TK 331
12.858.948.150
TK 333
589.885.755
TK 334
337.527.947
TK 338
177.583.209
TK 4211
717.328.000
TK 511
3.008.582.870
3.008.582.870
TK 515
9.760.613
9.760.613
TK 632
2.388.013.715
TK 635
52.223.899
TK 641
25.253.414
TK 642
332.029.842
TK 811
17.011.263
TK 821
33.758.594
TK 911
2.388.013.715
25.253.414
332.029.842
52.223.899
17.011.263
33.758.594
3.018.343.483
Cộng B
0
0
0
2.388.013.715
25.253.414
332.029.842
52.223.899
17.011.263
33.758.594
3.018.343.483
58.450.485.852
A + B
1.800.940.934
172.614.285
304.306.621
2.388.013.715
25.253.414
332.029.842
52.223.899
17.011.263
33.758.594
3.018.343.483
63.130.537.842
Cụ thể trong tháng 4/2009, bút toán kết chuyển chi phí sản xuất cho quạt bàn như sau:
Nợ TK 154 Bơm : 230.869.805
Có TK 621 Bơm: 211.744.301
Có TK 622 Bơm: 13.295.794
Có TK 627 Bơm: 5.829.710
Các SP còn lại kết chuyển chi phí sản xuất tương tự như quạt bàn.
Nợ TK 154 TX : 1.751.818.596
Có TK 621 TX: 1.553.626.295
Có TK 622 TX: 137.780.626
Có TK 627 TX: 60.411.675
Và: Nợ TK 154 QB : 51.980.204
Có TK 621 QB: 35.570.338
Có TK 622 QB: 11.407.918
Có TK 627 QB: 5.001.948
2.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (SPDD).
Công ty có nhiều loại SPDD khác nhau, bao gồm loại SP làm dở nằm trên dây chuyền sản xuất, loại bán thành phẩm hoàn thành của từng phân xưởng nhưng chưa đưa vào phân xưởng tiếp theo để sản xuất mà vẫn nằm trong kho của các phân xưởng. Do đặc điểm như trên, Công ty chỉ đánh giá bán thành phẩm đã hoàn thành ở từng giai đoạn nhưng chưa được gia công tiếp mà vẫn nằm trong kho của các phân xưởng mà không xác định giá trị của bán thành phẩm nằm trên dây chuyền sản xuất.
Tại Công ty, việc đánh giá SPDD được tiến hành như sau: cuối tháng, Công ty kiểm kê và tính ra số lượng SPDD. Sau đó, xác định giá trị SPDD cuối kỳ bằng công thức:
Giá trị SPDD cuối kỳ
Số lượng SPDDCK
∑ CP VLC (Z bước trước)
= x
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD
Theo số liệu của đợt kiểm kê tháng 4/2009, thì số lượng SPDD cuối tháng là:
Tên sản phẩm
Số lượng SPDD cuối kỳ
Số lượng SPHT nhập kho
Bơm
278
154
Thùng xe
103
92
Quạt bàn
684
506
Vậy ta có thể tính được giá trị SPDD của từng loại. Ví dụ, theo công thức trên ta tính được giá trị SPDD của bơm BRA là như sau:
Giá trị SPDD cuối kỳ (quạt bàn)
211.744.301
= x 278 = 136.261.379 (đồng)
154 + 278
Tương tự ta cũng tính ra được giá trị SPDD của từng loại SP:
Thùng xe = 820.633.376 (đồng)
Quạt bàn = 20.445.472 (đồng)
Từ đây tiến hành ghi sổ cái TK 154 (biểu số 16):
Biểu số 16
SỔ CÁI TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Năm 2009
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
Đơn vị: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
…….
Tháng 4
…….
Cộng
TK 621
…….
1.800.940.934
……..
………
TK 622
172.614.285
TK 627
304.306.621
Cộng số phát sinh Nợ
2.340.782.475
Tổng số phát sinh Có
2.340.782.475
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Người lập biểu Kế toán trưởng
2.4.3. Tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần cơ khí chính xác
2.4.3.1. Đối tượng tính giá thành.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên và quan trọng của công tác tính giá thành SP. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của đơn vị, tính chất SP cũng như đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác là quy trình công nghệ phức tạp bao gồm nhiều bước chế biến nối tiếp nhau theo trình tự như đã nêu, chỉ có SP ở giai đoạn cuối cùng mới là thành phẩm. Xuất phát từ những đặc điểm thực tế nêu trên, Công ty xác định đối tượng tính giá thành SP là những loại SP hoàn thành. Đối tượng tính giá thành được xác định như vậy là phù hợp đối với đối tượng tập hợp chi phí đã xác định ở trên.
2.4.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm.
Đặc điểm của Công ty là sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, SP của Công ty sản xuất trong tháng được nhập kho liên tục, vì vậy kỳ tính giá thành SP là hàng tháng tức là vào ngày đầu của tháng sau, kế toán tiến hành tính giá thành của từng SP. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP được nhanh chóng, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị nội bộ.
2.4.3.3. Phương pháp tính giá thành.
Do đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng SP ở giai đoạn cuối cùng của công nghệ nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn. Việc tính giá thành trong Công ty được tiến hành vào từng tháng.
Tổng giá thành SP
Giá thành đơn vị SP =
Số lượng SP
Trong đó:
Tổng giá thành SP
Giá trị SPDD đầu kỳ
Chi phí SX trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
= + -
Theo công thức trên, ta có thể lập bảng tính giá thành cho 3 loại SP: bơm BRA, thùng xe và quạt bàn như sau (biểu số 17):
Biểu số 17
TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PXLR 1
Tháng 4/2009
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Bơm BRA
Thùng xe
Quạt bàn
Tổng cộng
Giá trị SPDD đầu tháng
20.780.265
150.855.990
15.998.877
187.635.132
Phát sinh trong tháng
230.869.805
1.751.818.596
51.980.204
2.034.668.605
Chi phí NVLTT
211.744.301
1.553.626.295
35.570.338
1.800.940.934
Chi phí NCTT
13.295.794
137.780.626
11.407.918
162.484.338
Chi phí SXC
5.829.710
60.411.675
5.001.948
71.243.333
Giá trị SPDD cuối tháng
136.261.379
820.633.376
20.445.472
977.340.227
Tổng giá thành
115.388.691
1.082.041.210
47.533.609
1.244.963.510
Số lượng SP nhập kho
154
92
506
Giá thành đơn vị
749.277
11.761.318
93.940
Người lập biểu Kế toán trưởng
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1
3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Trong các phần hành kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc công bằng của nó, phù hợp với đặc điểm của Công ty và chế độ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Công ty đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành SP, từ đó mà việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP được tiến hành đều đặn hàng tháng, sát với thực tế; các thông tin được cung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
* Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán:
Với đội ngũ kế toán nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn đã vận dụng hình thức NKCT một cách sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung, trong quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP, Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với điều kiện của Công ty theo đúng qui định cho hình thức NKCT và ghi chép đầy đủ từng khoản mục mà mẫu sổ quy định.
- Kế toán sử dụng sổ tổng hợp NKCT số 7 để tập hợp CPSX trong kỳ kế toán.
- Sử dụng Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 để theo dõi riêng từng khoản mục chi phí và tập hợp chi phí tính giá thành SP.
- Các Bảng phân bổ số 1, 2, 3 để chia chi phí cho đối tượng chịu chi phí theo công dụng và mục đích chi phí
- Ngoài ra, kế toán sử dụng một số Bảng kê, NKCT có liên quan đến quá trình kế toán chi phí như Bảng kê số 1, 2, 5; NKCT số 1, 2, 3, 4, 5.
Với những sổ chi tiết, kế toán có sự thay đổi cho phù hợp với công việc, với quy mô tính chất riêng của mình giúp cho việc ghi chép, theo dõi các khoản chi phí được thuận lợi hơn.
* Chi phí NVLTT:
Việc xây dựng hệ thống định mức NVL cho từng loại SP là hoàn toàn hợp lý vì đó là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả vật tư trong Công ty. Mặt khác, phân bổ chi phí NVL cho từng SP theo định mức và sản lượng thực tế giúp cho Công ty có thể theo dõi quản lý vật tư chặt chẽ, tránh lãng phí đồng thời tính toán được mức chi phí NVL cho mỗi SP hợp lý, sát với tình hình thực tế. Vì vậy, nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa định mức và thực tế về NVL, Công ty có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý thích hợp.
* Chi phí NCTT:
Chi phí NCTT của Công ty là lương và các khoản trích theo lương. Lương và các khoản trích theo lương đều được tính toán, phân bổ và ghi chép theo đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm của Công ty. Lương của Công ty được trích dựa theo đơn giá lương và số lượng SP thực tế. Việc tính này có tác dụng khuyến khích người lao động có ý thức tinh thần trách nhiệm cao hơn, cố gắng nâng cao năng suất lao động để tăng lên về số lượng, chất lượng SP sản xuất ra. Mặt khác, việc phân bổ các khoản theo tiêu thức lương khoán cho từng SP cũng phù hợp với chính sách và mục đích quản lý của Công ty (SP mang tính thời vụ).
* Chi phí SXC:
Chi phí SXC ở Công ty phát sinh nhiều, tuy nhiên chi phí này được kế toán tương đối đúng và đầy đủ các khoản mục (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác)
* Tổ chức tính giá thành SP:
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán đã xác định phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn. Sự lựa chọn đó giúp cho việc tính giá thành được đơn giản và dễ tính toán, quan trọng hơn là sự phù hợp đối với Công ty khi quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. Công ty sử dụng Bảng tính giá thành SP vừa tập hợp chi phí vừa tính giá thành SP; kỳ tính giá thành là hàng tháng không những thuận tiện mà còn có mục đích cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị.
Với những ưu điểm như trên, công tác quản lý chi phí và tổ chức tính giá thành ngày càng được phát huy góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán này ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và đi vào hoàn thiện.
3.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
* Chi phí NVLTT: Với việc kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song, tại kho thủ kho theo dõi từng loại NVL và được ghi chép thường xuyên. Còn ở phòng kế toán, việc tổ chức kế toán chi tiết NVL không mở sổ chứng từ vật tư cho từng loại NVL mà theo dõi chung. NVL của Công ty gồm nhiều loại với tính năng và công dụng, chất lượng khác nhau, vì vậy công tác bảo quản và quản lý gặp nhiều khó khăn.
Sổ chi tiết xuất vật tư được mở để theo dõi các loại vật tư xuất kho đối ứng “Có TK 152, Nợ TK khác”, mỗi loại vật tư ghi một dòng và số chứng từ xuất vật tư theo từng SP. Kế toán như vậy giúp Công ty giảm nhẹ khối lượng công việc tính toán trong kỳ nhưng công việc kế toán sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ, tại một thời điểm bất kỳ không xác định được lượng tồn kho thực tế mỗi loại vật tư, gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin, ảnh hưởng tới lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư. Hơn nữa, còn dẫn đến việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và kế toán không được thực hiện thường xuyên, khó phát hiện sai sót.
Ngoài ra, Công ty cũng không lập dự phòng giảm giá HTK. Giá nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí vật liệu lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá trị vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm.
* Chi phí NCTT:
Hiện tại, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ, công nhân viên. Công ty cổ phần Cơ khí chính xác là một doanh nghiệp sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp lớn. Do đó, nếu người lao động nghỉ phép nhiều vào một tháng nào đó trong năm sẽ làm cho sản lượng sản xuất giảm nhưng chi phí NCTT lại tăng gây biến động đột ngột cho chi phí sản xuất và giá thành SP do việc tính tiền lương nghỉ phép không hợp lý.
* Chi phí SXC:
Tại Công ty, đối với những CCDC sản xuất có giá trị lớn khi xuất dùng kế toán lại phân bổ 1 lần vào đối tượng sử dụng mà không phân bổ từng kỳ qua TK 142 – “Chi phí trả trước ngắn hạn” hoặc TK 242 – “Chi phí trả trước dài hạn”, điều này đã ảnh hưởng đến tính ổn định của giá thành SP.
Thêm nữa, việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo em là chưa hợp lý, chưa đạt được độ chính xác cao. Vì trên thực tế ở Công ty cổ phần Cơ khí chính xác hiện nay có một số phân xưởng có quy trình công nghệ được hiện đại hoá, số lượng máy móc hoạt động tăng lên trong khi số công nhân vận hành điều khiển máy giảm đi.
Ngoài ra, Công ty không theo dõi thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. Điều đó dẫn tới một số hạn chế trong việc quản lý chi phí và quản lý lao động: Do không theo dõi cụ thể nên Công ty khó có thể thu hồi khoản bồi thường thiệt hại. Và quan trọng hơn, vì không quy trách nhiệm cho cá nhân cụ thể gây ra thiệt hại nên không giáo dục ý thức cẩn trọng trong lao động của công nhân và có thể dẫn tới những sai phạm tiếp theo.
* Về hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán: Mặc dù Công ty áp dụng hình thức NKCT có đặc điểm là đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán và có tính chất đối chiếu kiểm tra cao song với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính hiện nay thì việc áp dụng phần mềm kế toán máy là việc nên làm. Hiện nay, Công ty đã đưa máy tính vào công tác kế toán, góp phần giảm bớt công việc của nhân viên kế toán nhưng vẫn chưa áp dụng một phần mềm kế toán máy nào cho nên vẫn chưa tận dụng được những lợi ích đáng kể mà phần mềm kế toán máy mang lại. Nguyên nhân là do việc áp dụng hình thức sổ NKCT rất khó có thể vận dụng máy tính để xử lý số liệu. Có thể so sánh giữa công việc khi kế toán làm thủ công so với việc dùng máy tính để xử lý số liệu để thấy được sự bất cập của kế toán công ty trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay:
Công việc
Làm thủ công
SD phần mềm kế toán
Cơ sở kế toán
Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán
Ghi chép dữ liệu
Định khoản vào các sổ và tổng
hợp số liệu chậm
Cập nhật số dư các TK và tổng
hợp số liệu nhanh
Lưu dữ liệu
Các sổ => cồng kềnh
Đĩa, bộ nhớ => rất gọn nhẹ
Lập báo cáo
BCTC lập thủ công rất lâu
BCTC và báo cáo quản trị lập nhanh hơn
3.3. CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC
* Về chi phí NVLTT:
- Công ty nên mở sổ chi tiết của từng loại NVL để thuận tiện cho việc theo dõi về số lượng, giá trị tồn kho thực tế của mỗi loại NVL ở một thời điểm bất kỳ. Đồng thời, việc đối chiếu, kiểm tra giữa thủ kho và kế toán sẽ được thực hiện thường xuyên và chính xác
- Còn về việc lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho: Công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL để bù đắp chi phí NVL tăng đột ngột do sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ. Giá NVL có xu hướng giảm, giá thành SP hoàn thành cũng có xu hướng giảm thì nhất thiết phải lập dự phòng giảm giá NVL nói riêng và HTK. Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc: chỉ lập dự phòng cho những loại vật liệu tồn kho, tại thời điểm báo cáo tài chính, có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ.
Mức dự phòng cần lập cho năm tới
=
Số vật liệu tồn kho cuối niên độ
x
Mức giảm giá vật liệu
Trong đó:
Mức giảm giá vật liệu
=
Đơn giá ghi sổ
-
Đơn giá thực tế trên thị trường
* Về chi phí NCTT:
- Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công nhân viên. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra được bình thường, không có những biến động lớn về chi phí thì Công ty có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép
Tổng tiền lương chính trong năm của công nhân SX trực tiếp
= Tỷ lệ trích trước x
Tỷ lệ trích trước
=
Tổng tiền lương nghỉ phép KH năm của CNSXTT
Tổng tiền lương chính KH năm của CNSXTT
Căn cứ vào kế hoạch trích trước của công nhân nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi phát sinh khoản tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
- Do khối lượng công việc là tương đối lớn nên đòi hỏi một số lượng lớn công nhân lao động và cả số giờ làm thêm giờ cũng nhiều hơn. Vì vậy để thuận tiện Công ty nên hạch toán riêng tiền ăn ca và tiền lương thu nhập để tránh sai sót trong tính toán đồng thời quản lý lao động dễ dàng hơn. TK 334 có thể có các tài khoản cấp 2 như: TK 334(1) - tiền lương thu nhập, TK 334(2) - tiền ăn ca
* Về chi phí SXC:
- Đối với CCDC có giá trị lớn, Công ty cần phân bổ cho các kỳ để đảm bảo tính ổn định của giá thành:
Nợ TK 142, 242
Có TK 153
Hàng kỳ, tiến hành phân bổ chi phí vào chi phí sản xuất kinh doanh cho đối tượng chịu chi phí:
Nợ TK 627
Có TK 142, 242
- Về phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ: Nên tiến hành phân bổ chi phí khấu hao theo tiêu thức giờ máy chạy tại mỗi phân xưởng, chi phí này nên được ghi vào TK 627 chi tiết cho từng phân xưởng.
* Về việc theo dõi các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
Công ty nên theo dõi chi tiết các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch để có thể thu hồi bồi thường thiệt hại, có thể xử lý đúng người đúng việc nhằm nâng cao ý thức của người lao động trong quá trình sản xuất.
* Về hình thức sổ kế toán:
Hiện Công ty đang sử dụng hình thức sổ NKCT. Đây là hình thức sổ phù hợp với quy mô, điều kiện của Công ty. Song trong quá trình xử lý thông tin trên sổ, kế toán khó có thể ứng dụng phần mềm kế toán. Vì vậy mà tuy kế toán công ty đã linh hoạt sử dụng máy tính vào phục vụ công việc nhưng phần lớn công việc kế toán được thực hiện bằng lao động thủ công. Để tiết kiệm thời gian và sức lao động của nhân viên kế toán, cập nhật thông tin cung cấp cho các cấp quản lý, đồng thời khai thác triệt để lợi ích mà máy tính mang lại, Công ty có thể xem xét việc chuyển đổi sang hình thức Nhật ký chung. Ưu điểm của hình thức sổ này là đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị kế toán, đặc biệt là có thể ứng dụng phần mềm kế toán trong xử lý thông tin trên sổ một cách thuận lợi, dễ dàng.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1. Để thực hiện các phương hướng trên phải có sự kết hợp giữa Phòng kế toán với các phòng ban khác và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa từ Ban Giám đốc tới các phòng ban, phân xưởng của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1.
KẾT LUẬN
Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng công tác quản lý trong nền kinh tế hiện nay. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành chính xác, đầy đủ là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin, giúp cho nhà quản lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Mai Anh cùng các anh, chị Phòng kế toán, em đã được tìm hiểu về Công ty, về tổ chức công tác kế toán tại Công ty và hoàn thành Báo cáo kiến tập kế toán của mình. Qua đó, em đã nhận thức được mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động kế toán tại Công ty, sự cần thiết, tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng.
Do giới hạn về thời gian mà sự vận dụng lý thuyết nhà trường vào thực tiễn là cả một quá trình nên Báo cáo kiến tập của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự thông cảm và sửa chữa, góp ý của cô giáo và các anh, chị trong Phòng kế toán để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Mai Anh và các anh, chị trong Phòng kế toán đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo kiến tập này
Hà Nội, tháng 7 năm 2009
Sinh viên
Trịnh Phương Mai
Danh mục tài liệu tham khảo
- “Chế độ kế toán Việt Nam: Chứng từ và sổ kế toán, báo cáo tài chính, sơ đồ kế toán” ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC, thông tư 20/TT-BTC, thông tư 21/TT-BTC ngày 20/3/2006 và thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007.
- “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp” của trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Các thông tin tài liệu của Phòng tổ chức Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1.
- Sổ kế toán và các bảng biểu của Phòng kế toán Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25240.doc