Báo cáo Kiến tập kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

Với báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, em đã trình bày những hiều biết cơ bản của mình về Công ty bao gồm: các kiến thức chung về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp và các kiến thức về bộ máy kế toán, tổ chức kế toán của Công ty. Em cũng xin đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán. Do sự hạn chế về mặt thời gian và các kiến thức chuyên ngành kế toán, báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô thông cảm Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông và của phòng Tài chính -Kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng Long.

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiến tập kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các thủ tục kiểm soát nội bộ áp dụng trong các phần hành kế toán. Để đảm bảo tính chính xác và kịp thời các thông tin kế toán và tài chính, Công ty và phòng kế toán quy định các thủ tục kiểm soát áp dụng cho các phần hành kế toán bao gồm: - Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, hợp pháp và chính xác của các chứng từ kế toán trước khi vào sổ, đảm bảo các chứng từ phải có đầy đủ chữ kí của các bên liên quan và người phê duyệt chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính và của Công ty. - Công tác kiểm kê được thực hiện cuối mỗi tháng theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. - Công tác đối chiếu giữa các sổ sách kế toán một mặt được thực hiện tự động theo phần mềm kế toán, mặt khác vẫn được thực hiện bằng trên giấy giữa các kế toán viên theo tuần và tháng, phát hiện kịp thời các sai sót và tiến hành điều chỉnh theo quy định của Bộ Tài chính. - Kế toán trưởng thực hiện kiểm tra, giám sát công việc của các nhân viên trong phòng, kịp thồi phát hiện sai sót và xử lý theo đúng quy định kế toán. 2.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong các phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. 2.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành tiền mặt 2.3.1.1. Các chứng từ kế toán Trong phần hành tiền mặt, Công ty sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Phiếu thu, phiếu chi - Biên lai thu tiền - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 2.3.1.2. Tài khoản kế toán Để ghi nhận các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động thanh toán, kế toán tiền mặt sử dụng TK 111. TK 111 có 3 tài khoản cấp 2: - 1111: “Tiền Việt Nam”. - 1112: “Ngoại tệ”. - 1113: “Vàng bạc, kim khí, đá quý”. 2.3.1.3. Hệ thống sổ kế toán Các sổ kế toán được sử dụng trong phần hành kế toán tiền mặt bao gồm: - Các nhật kí - chứng từ và bảng kê: Nhật kí và bảng kê số 1; Nhật kí và bảng kê số 2; Nhật kí số 7, số 8, số 10; Bảng kê số 3, số 4(TK 627) - Sổ chi tiết: Bảng kê chi tiết thu tiền; Bảng kê chi tiết chi tiền; Sổ quỹ - Sổ cái: sổ cái TK 111. 2.3.1.4. Trình tự vào sổ của kế toán tiền mặt. Hàng ngày, kế toán tiền mặt có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp và tính chính xác của các phiếu thu, chi trong ngày. Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, kế toán viên nhập số liệu vào máy. Theo quy trình của phần mềm lập trình sẵn, các số liệu này sẽ tự động nhập vào Nhập kí và bảng kê số 1 và các nhật kí, bảng kê có liên quan. Đồng thời, số liệu cũng nhập vào các bảng kê chi tiết của phần hành bao gồm: Bảng kê thu tiền và Bảng kê chi tiền Cuối mỗi tuần, kế toán viên cho in và đối chiếu các bảng kê chi tiết thu, chi tiền trong tuần với sổ quỹ của thủ quỹ. Nếu phát sinh chênh lệch, kế toán tiền mặt phải nhanh chóng xác minh lí do và báo cáo với kế toán trưởng để tiến hành điều chỉnh. Cuối mỗi tháng, kế toán viên in Nhật kí và bảng kê số 1 và đối chiếu với các bảng kê chi tiết thu, chi tiền trong tháng và bảng kiểm kê quỹ. Nếu không có chênh lệch, kế toán tiền mặt nộp Bảng Nhật kí và bảng kê số 1 cho kế toán tổng hợp.Các chỉ tiêu phát sinh Nợ và Có tự động nhập vào Sổ cái tài khoản 111. Kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra lần cuối, khoá sổ và số dư TK 111 sẽ tự động nhập vào chỉ tiêu tiền mặt trên Bảng Cân đối kế toán. Sơ đồ2.2- Quy trình phần hành kế toán tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác Bảng kê thu, chi tiền Nhật kí và bảng kê số 1 Sổ quỹ(Thủ quỹ) Sổ cái TK 111 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành nguyên vật liệu. 2.3.2.1. Chứng từ kế toán Các chứng từ sử dụng trong phần hành này gồm có: - Hoá đơn mua nguyên vật liệu. - Phiếu nhập kho, xuất kho. - Phiếu báo vật tư còn lại. 2.3.2.2. Tài khoản kế toán. Để hạch toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. Tài khoản này được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 và tiếp tục đựoc chi tiết hóa đến cấp 3 để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý. (Chi tiết được thể hiện trong phụ lục 2 ) 2.3.2.3. Hệ thống sổ kế toán Trong quá trình hạch toán nguyên, vật liệu, kế toán phần hành nguyên vật liệu sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Bảng kê: Bảng kê và phân bổ NVL(Bảng kê số 3) và Bảng kê số 4 - Nhật kí - chứng từ: các Nhật kí số 1, 2, 5, 7. - Sổ chi tiết: + Bảng kê chi tiết và bảng tổng hợp nhập nguyên vật liệu + Bảng kê chi tiết và bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu + Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu - Sổ cái: sổ cái TK 152 2.3.2.4. Kế toán nguyên vật liệu và quy trình vào sổ. Hàng ngày kế toán nguyên vật liệu có trách nhiệm kiểm tra các phiếu nhập, xuất kho phát sinh trong ngày. Căn cứ trên các chứng từ đã được kiểm tra tính chính xác và hợp pháp, kế toán nguyên vật liệu nhập dữ liệu về số lượng và đơn giá NVL nhập trong ngày, còn NVL xuất chỉ nhập về số lượng xuất. Các dữ liệu này được tự động nhập vào 5 bảng kê gồm các bảng kê chi tiết và tổng hợp nhập, xuất và bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn NVL theo từng nhóm và chi tiết cho từng loại . Đầu thàng sau, căn cứ vào giá trị NVL tồn đầu kì và nhập trong kì, kế toán NVL xác định đơn giá xuất trong tháng dựa trên phương pháp bình quân cả kì dự trữ và phần mềm sẽ tự động tính ra giá trị NVL xuất hàng ngày và nhập vào các bảng kê chi tiết, tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL. Đồng thời các dữ liệu về tình hình nhập, xuất, tồn cũng tự nhập vào bảng kê số 3, bảng kê số 4 và Nhật kí chứng từ số 7 theo các chỉ tiêu cụ thể. Sau khi đối chiếu các chỉ tiêu nhập, xuất, tồn trong các sổ chi tiết và bảng kê số 3 với thẻ kho của thủ kho và biên bản kiểm kê kho, kế toán NVL in bảng kê số 3 và nộp cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp, sau khi kiểm tra tính chính xác của số liệu, nhập số liệu vào Sổ cái TK 152và phần mềm chuyển tiếp dữ liệu để hình thành chỉ tiêu NVL trên Bảng Cân đối kế toán. Sơ đồ2.3 - Quy trình phần hành kế toán nguyên vật liệu Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Bảng kê chi tiết nhập, xuất Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Bảng kê và phân bổ số 3 Nhật kí chứng từ số 7 Sổ cái TK 152 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.3.3.1. Các chứng từ kế toán Trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lập và sử dụng các chững từ kế toán sau để làm căn cứ vào sổ kế toán: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Phiếu chi, phiếu thu. - Giấy phép nghỉ ốm được hưởng lương. 2.3.3.2. Các tài khoản kế toán Để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến lương và các khoản trích theo lương, kế toán phần hành sử dụng các tài khoản kế toán sau: - TK 334 “Phải trả người lao động”. TK 334 có 4 tiểu khoàn cấp 2: 3341, 3342, 3343 và 3348. - TK 3335 “Thuế thu nhập cá nhân” - 3 tài khoản cấp 2 của TK 338: + 3382 “Kinh phí công đoàn” + 3383 “Bảo hiểm xã hội” + 3384 “Bảo hiểm y tế” 2.3.3.3. Hệ thống sổ kế toán - Nhật kí - chứng từ: Nhật kí số 7, Nhật kí và bảng kê số 1 và 2 - Bảng kê: Bảng kê số 4, số 5 - Các bảng kê chi tiết: + Bảng kê tài khoản 334, 3382, 3383, 3384, 3335 + Bảng tính lương theo doanh thu + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương cho Nhà nước. + Bảng kê chi lương thực tế - Bảng phân bổ lương và các khoản phụ cấp theo lương. - Sổ cái TK 334, 338, 333 2.3.3.4. Trình tự vào sổ trong phần hành lương và các khoản trích theo lương Ngày 20 của tháng, kế toán lương tính lương tạm ứng cho CBCNV, trích quỹ lương cơ bản, xuất tiền cho thống kê các PX và lập phiếu chi cho khoản chi tạm ứng lương. Căn cứ vào phiếu chi, kế toán nhập số liệu vào Bảng kê TK 334, 3382, 3383, 3384, 3335 và Bảng kê chi lương thực tế. Vào ngày cuối tháng, thống kê các PX nộp cho kế toán lương bảng thanh toán lương của tháng và thưởng (nếu có). Kế toán lương nhập số liệu, xác định số lương thực tế phải chi trả trong tháng và lập phiếu chi. Phần mềm kế toán tự động tính phần tính vào chi phí của các khoản trích theo lương. Số liệu về lương thực tế và các khoản trích theo lương tính vào chi phí được tự động chuyển vào Bảng kê TK 334, 3382, 3383, 3384, 3335; Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời, căn cứ vào Bảng thanh toán lương vào bảng kê, kế toán lập phiếu thu các khoản BHXH và BHYT khấu trừ vào lương và khoản tạm nộp thuế thu nhập cá nhân. Số liệu trên phiếu thu được nhập vào Bảng kê TK 334, 3382, 3383, 3384, 3335. Bên cạnh đó, kế toán lương xác định số lương phải giao cho các PX sau khi trừ khoản tạm ứng lương và các khoản khấu trừ vào lương khỏi số lượng phải trả và giao cho các PX. Đồng thời, kế toán lương nộp các khoản trích theo lương cho Nhà nước theo quy định, lập phiếu chi và lập Bảng kê nộp các khoản trích theo lương cho Nhà nước. Sau khi hoàn thành công tác hạch toán lương và các khoản trích theo lương, kế toán lương nộp bảng phân bổ cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp nhập số liệu vào Sổ cái các TK 334,338, 333. Phần mềm sẽ chuyển số liệu sang chỉ tiêu Phải trả người lao động và Các khoản phải nộp cho Nhà nước trên bảng Cân đối kế toán. Sơ đồ2.4 - Quy trình phần hành lương và các khoản trích theo lương Bảng thanh toán lương, thưởng, Phiếu chi, phiếu thu Nhật kí và bảng kê số 1 và 2 Bảng kê TK 334,..., Bảng chi lương thực tế Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương Nhật kí số 7, Bảng kê số 4 Sổ cái TK 334, 338,333 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.3.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành phải trả người bán 2.3.4.1. Các chứng từ kế toán Các chứng từ kế toán trong phần hành phải người bán trả bao gồm: - Hợp đồng mua hàng - Hoá đơn mua hàng - Biên bản giao nhận hàng - Biên bản kiểm nghiệm chất lượng NVL - Phiếu nhập kho - Phiếu chi 2.3.4.2. Các tài khoản kế toán Kế toán phải trả sử dụng tài khoản 331 “Phải trả người bán” để hạch toán các khoản phải trả. Tài khoản 331 có 3 tài khoản cấp 2 và được chi tiết hoá thành các tài khoản cấp 3. ( chi tiết theo phụ lục 2) 2.3.4.3. Hệ thống sổ kế toán - Nhật kí - chứng từ: Nhật kí số 5, Nhật kí và bảng kê số 1 và 2 - Bảng kê: Bảng kê số 3 - Sổ chi tiết: sổ chi tiết theo đối tượng người bán - Sổ cái TK 331 2.3.4.4. Trình tự vào sổ trong phần hành phải trả Khi mua hàng mà Công ty không phải thanh toán ngay do quy định trong hợp đồng, kế toán phải trả căn cứ vào hoá đơn mua hàng, bản kiểm nghiệm chất lượng NVL, biên bản giao nhận hàng, phiếu nhập kho, nhập số liệu vào máy. Phần mềm kế toán được lập trình sẽ chuyển số liệu đến sổ chi tiết mở cho từng người bán. Khi Công ty thanh toán cho người bán, kế toán viên dựa trên phiếu chi, nhập số liệu vào máy. Các số liệu tự động chuyêtn vào sổ chi tiết người bán. Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu trong tháng, tính số dư tài khoản 331 chi tiết từng người bán trong các sổ chi tiết và số dư tổng hợp của tài khoản 331 được chuyển vào Nhật kí chứng từ số 5. Kế toán phải trả cho in và nộp Nhật kí cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng, căn cứ vào các phiếu chi và Nhật kí số 5, tiền hành vào sổ cai TK 331. Số dư của tài khoản tự động hình thành chỉ tiêu Phải trả người bản trên bảng Cân đối kế toán. Sơ đồ 2.5 - Quy trình vào sổ phần hành phải trả người bán Hợp đồng, Hoá đơn mua hàng, Phiếu chi Nhật kí và bảng kê số 1, bảng kê số 3 Nhật kí chứng từ số 5 Sổ cái TK 331 Báo cáo kế toán Sổ chi tiết theo người bán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.3.5. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong kế toán các khoản phải thu khách hàng. 2.3.5.1. Các chứng từ kế toán Trong phần hành phải thu khách hàng, kế toán viên sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Hợp đồng và hoá đơn bán hàng. - Phiếu xuất kho, nhập kho. - Phiếu thu, chi tiền. 2.3.5.2. Các tài khoản kế toán Trong công tác kế toán phải thu khách hàng, kế toán viên sử dụng tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”. Tài khoản này được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 theo loại khách hàng như trong danh mục tài khoản của Công ty. 2.3.5.3. Hệ thống sổ kế toán Để tạo thuận lợi trong công tác hách toán, sổ sách trong phần hành Phải thu được thống nhất gồm: - Nhật kí chứng từ: Nhật kí số 8 - Bảng kê số 11 - Sổ chi tiết theo từng khách hàng. - Sổ cái TK 131 2.3.5.4. Trình tự vào sổ trong phần hành phải thu khách hàng Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng và khách hàng không phải thanh toán ngay như quy định trong hợp đồng bán hàng hoặc khách hàng thanh toán tiền hàng còn nợ, kế toán phải thu kiểm tra hợp đồng và hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu. Sau đó, căn cứ trên các chứng từ đó, nhập số liệu vào sổ chi tiết của khách hàng đó, bảng kê số 11 và nhật kí số 8. Cuối tháng, khi quyết toán sổ sách, kế toán phải thu in Nhật kí số 8 và bảng kê số 11 và nộp chi kế toán tổng hợp. Căn cứ trên nhật kí và bảng kê, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 131 và chỉ tiêu Phải thu khách hàng trên Bảng Cân đối kê toán. Sơ đồ2.6 - Quy trình phần hành kế toán phải thu khách hàng Phiếu xuất kho,Hoá đơn, Hợp đồng, Phiếu thu Bảng kê số 11 Sổ chi tiết theo khách hàng Sổ cái TK 131 Báo cáo kế toán Nhật kí số 8 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Như đã giới thiệu ở mục 1.2.3.1, quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long rất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, hoạt động sản xuất sản phẩm diễn ra ở nhiều phân xưởng. Mặt khác, yêu cầu quản lý chi phí cũng đòi hỏi sự theo dõi chi tiết chi phí sản xuất tại nơi phát sinh.Vì vậy, đối tượng hạch toán chi phí của Công ty được xác định là phân xưởng sản xuất. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp tại phân xưởng nào được tập hợp ngay cho phân xưởng đó, còn các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều phân xưởng được theo dõi chung, đến cuối kì cũng được phân bổ cho từng phân xưởng theo tiêu thức phù hợp. Đặc biệt, trong công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp, đối tượng hạch toán chi phí được quy định vừa là phân xưởng vừa là sản phẩm thuốc lá.Theo đó, đối với những nguyên liệu, phụ liệu xuất dùng để sản xuất cho một sản phẩm riêng biệt như sợi, bao, tút,… sau khi được tập hợp theo các phân xưởng, tiếp tục được theo dõi riêng cho từng sản phẩm. Còn các phụ liệu dùng chung cho nhiều sản phẩm như giấy cuốn điếu, sáp, đầu lọc…chỉ được hạch toán theo phân xưởng. Việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo cả 2 đối tượng trên giúp Công ty xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đúng đắn hơn. Với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, đồng thời phù hợp với các thông lệ kế toán, Công ty tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí theo các khoản mục chi phí là: - Chi phí NVL trực tiếp (CPNVLTT) - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) - Chi phí sản xuất chung (CPSXC) 2.4.2. Đối tượng, phương pháp và kì tính giá thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh chất lượng hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc tính đúng, tính đủ giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý, giám sát và có những điều chỉnh kịp thời khi có biến động. Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện của mình là các sản phẩm thuốc lá. Về phương pháp tính, do bị giới hạn bởi quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm đa dạng và đối tượng hạch toán chi phí là phân xưởng sản xuất nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp kết hợp với tổng cộng chi phí để tính giá thành cho từng sản phẩm thuốc lá. Bên cạnh đó, do yêu cầu của công tác quản trị sản xuất, Công ty cũng quy định kì tính giá thành là theo tháng. Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 10 mỗi tháng, kế toán chuyên trách có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính giá thành của tất cả các sản phẩm thuốc lá của Công ty. Việc xác định kì tính giá thành trong tháng giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và tính toán chính xác kết quả hoạt động trong kì. 2.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.4.3.1. Các chứng từ sử dụng trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong công tác hạch toán chi phí, kế toán chi phí sử dụng các chứng từ kế toán sau để làm căn cứ ghi nhận chi phí thực tế phát sinh: - Hoá đơn mua NVL. Phiếu nhập kho, xuất kho. - Bảng thanh toán lương, thưởng. - Phiếu thu, phiếu chi. - Các bảng phân bổ: Bảng kê và phân bổ NVL, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ ... 2.4.3.2. Các tài khoản sử dụng trong quá trình tập hợp chi phívà tính giá thành. Để hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, Công ty Thuốc lá Thăng Long sử dụng các tài khoản sau: - TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” với 3 tài khoản cấp 2 là: + TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp” + TK 6213 “Chi phí sản xuất gia công, chế biến” + TK 6214 “Chi phí nguyên vật liệu kinh doanh dịch vụ, lao vụ khác” - TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2: + TK 6221 “Tiền lương công nhân sản xuất ” + TK 6222 “KPCĐ công nhân sản xuất” + TK 6223 “BHXH công nhân sản xuất” + TK 6224 “BHYT công nhân sản xuất” + TK 6225 “Tiền ăn ca của công nhân sản xuất” + TK 6228 “Các khoản khác” - TK 627 “Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2: + TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” + TK 6272 “Chi phí vật liệu” + TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” + TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK 6275 “Chi phí thiệt hại sản xuất” + TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua nngoài” + TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác” Từ 7 tài khoản cấp 2 trên, Công ty chi tiết hoá thành các tài khoản cấp 3 (Chi tiết xin xem phụ lục 2). Ba tài khoản trên sau khi được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3 như trên tiếp tục được chi tiết theo mã số các phân xưởng sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Hệ thống mã số được Công ty quy định như sau: A: PX Sợi D: PX Cơ điện B: PX Bao mềm S: Xuất khẩu 10 điếu C: PX Bao cứng X: Xuất khẩu 20 điếu Ngoài ra, đối với những nguyên liệu, phụ liệu xuất dùng cho 1 loại sản phẩm duy nhất còn được hạch toán chi tiết theo sản phẩm nhờ hệ thống mã số sản phẩm được quy định thống nhất cho toàn Công ty. Việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh như trên giúp kế toán chi phí vừa nắm bắt được chi phí theo nơi phát sinh (thể hiện qua mã số PX) vừa biết được các yếu tố hình thành chi phí như tiền lương, thưởng, tiền ăn ca,...(thể hiên qua tên của các tài khoản cấp 2), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí. - TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - TK 155 “ Thành phẩm”. 2.4.3.3. Các sổ sách kế toán sử dụng trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành. - Nhật kí chứng từ số 7 - Bảng kê số 4: 3 bảng kê số 4 của các TK 621, 622, 627, 154. - Bảng phân bổ : + Bảng phân bổ tiền lương 622 + Bảng phân bổ điện nước + Bảng phân bổ vật liệu 152, 153, 627 + Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu chính - Bảng tổng hợp vật tư 2.4.3.4. Trình tự vào sổ của quá trình tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm. 2.4.3.4.1. Trình tự vào sổ của quá trình hạch toán CPNVLTT. Đầu tháng sau, khi kế toán NVL hoàn thành Bảng kê và phân bổ NVL theo PX trong tháng hạch toán, phần mềm kế toán tự động nhập toàn bộ số liệu về giá trị NVL xuất trong kì chi tiết theo PX và yếu tố hình thành chi phí vào Bảng kê số 4 TK 621. Đồng thời số liệu của những nguyên, phụ liệu sản xuất cho 1 loại sản phẩm được chuyển vào 2 bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu chính và bảng vật tư chi tiết theo sản phẩm mà nó tạo ra. Bảng 2.1 -BẢNG KÊ VÀ PHÂN BỔ VẬT TƯ Tháng 5 năm 2007 Diễn giải TK15211 TK 15212 TK 1522 TK 1531 I. Dư đầu kì 4.311.266.808 1.168.487.319 41.253.185.963 258.469.116 II. Nhập trong kì 18.212.040.000 18.822.217.865 11.773.300 ...... ...... ...... ....... ........ III. Xuất trong kì 15.024.268.167 17.479.095.172 6.125.002 - TK Nợ 6211A 1.187.047.107 - TK Nợ 6211B 3.213.368.120 - TKNợ 6211C 15.024.268.167 7.792.939.712 - TK Nợ 6211F 40.881.257 - TK Nợ 6211 S 4.564.957.228 - TKNợ 6211X 558.510.921 #TKNợ 6211 15.024.268.167 17.357.704.345 -TK Nợ 62723A 2.000.884 306.900 -TK Nợ 62723B 3.773.748 341,000 -TK Nợ 62723C 2.083.539 210.650 -TK Nợ 62723D 1.254.452 29.590 -TK Nợ 62723E 2.799.784 111.100 # TK Nợ 62723 11.912.406 999.240 # TK Nợ 62724 204.019 87.760 - TK Nợ 62732A 516.128 1.005.840 - TK Nợ 62732B 772.840 427.900 - TK Nợ 62732C 622.415 409.087 - TK Nợ 62732D 156.730 283.103 - TK Nợ 62732E 208.974 359.700 # TK Nợ 62732 2.277.087 2.485.849 ##TK Nợ 627 14.393.512 3.572.790 ....... ....... ....... ....... ...... III. Dư cuối kì 7.499.038.648 1.168.487.319 42.596.308.6.56 264.117.414 Bảng 2.2- BẢNG KÊ SỐ 3 VÀ PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU Tháng 5 năm 2007 Chỉ tiêu TK 15211 (NL nội) TK 15212 (NL ngoại) TK 1331 (thuế GTGT) I. Số dư đầu tháng 55.348.352.455 67.556.255.217 0 II. PS trong tháng 1. Nguyên liệu nhập 16.695.261.390 15.233.474.432 1.178.221.779 Có TK 1522 4.454.560 Có TK 1523 1.893.344 ...... ...... ...... ...... 2. Nguyên liệu xuất 15.718.9780.187 8.724.269.227 Nợ TK 1543 8.101.591.827 Nợ TK 6211 7.616.237.386 8.724.269.227 Nợ TK 6213 1.148.974 III. Số dư cuối tháng 56.324.635.660 74.065.460.413 1.178.221.779 Bảng 2.3 - BẢNG KÊ SỐ 4 (TK 621) Tháng 5 năm 2007 PX Có Nợ 15211 15212 1522 Tổng cộng 6211 20.582.277.775 8.724.269.227 17.357.704.345 46.664.251.337 A 6211 6.923.852.169 8.724.269.227 1.187.047.107 16.835.168.503 B 6211 3.213.368.120 3.213.368.120 C 6211 13.658.425.606 7.792.939.712 21.451.365.312 F 6211 40.881.257 40.881.257 S 6211 4.564.957.228 4.564.957.228 X 6211 558.510.921 558.510.921 6213 1.148.974 1.148.974 A 6213 1.148.974 1.148.974 621 20.583.426.749 8.724.269.227 17.357.704.345 46.665.400.301 2.4.3.4.2. Trình tự vào sổ trong hạch toánCPNCTT. Đầu tháng sau, khi kế toán tiền lương hoàn thành Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, toàn bộ dữ liệu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được chuyển sang Bảng kê số 4 của TK 622 chi tiết theoPX Bảng 2.4. BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRỢ CẤP THEO LƯƠNG Tháng 5 năm 2007 Quỹ lương cơ bản: 1.386.417.600 TK Nợ Đối tượng 334 3382 3383 3384 Cộng Tiền lương Tiền cơm Cộng 622 PX Sợi 715.435.687 63.296.401 778.732.088 14.308.714 27.078.294 3.610.439 823.729.535 PX BM 1.621.639.711 149.147.164 1.770.786.875 32.432.794 61.831.579 8.244.211 1.873.295.458 PX BC 1.299.026.377 123.338.382 1.422.364.759 25.980.528 49.530.639 6.604.085 1.504.480.012 Tổ gia công CK 0 2.183.344 2.183.344 0 1.934.112 257.882 4.375.338 Cộng 3.636.101.775 337.965.291 3.974.067.066 72.722.036 140.374.625 18.716.617 4.205.880.344 627 PX Sợi 87.705.514 2.896.209 90.601.722 1.704.611 3.344.128 445.884 96.145.844 PX BM 107.064.585 4.548.533 111.967.039 2.148.370 4.095.765 546.102 118.757.276 PX BC 149.064.585 6.386.512 155.451.096 2.981.292 5.863.690 757.825 164.873.903 PX CĐ 274.517.900 23.169.671 297.687.572 5.490.359 10.467.106 1.395.614 315.040.650 Cộng 618.706.504 37.000.925 655.707.428 12.374.131 23.612.689 3.145.425 694.817.673 641 447.193.328 42.551.992 489.877.320 8.9446.507 6.056.090 2.274.146 518.154.062 642 1.251.998.224 94.553.792 1.346.552.026 25.039.964 47.737.500 6.365.000 1.425.694.491 Tổng cộng 5.954.131.840 512.072.000 6.466.203.840 119.032.638 228.758.904 30.501.187 6.844.546.569 Ngày 10 tháng 5 năm 2007 Trần Thị Dung Bảng 2.5. BẢNG KÊ SỐ 4 (TK 622) Tháng 5 năm 2007 PX Có Nợ 334 3382 3383 3384 Tổng cộng 6221 3.636.101.775 3.636.101.775 A 6221 715.435.687 715.435.687 B 6221 1.621.639.711 1.621.639.711 C 6221 1.299.026.377 1.299.026.377 6222 72.722.036 72.722.036 A 6222 14.308.714 14.308.714 B 6222 32.432.794 32.432.794 C 6222 25.980.528 25.980.528 D 6222 0 0 6223 140.374.625 140.374.625 A 6223 27.078.294 27.078.294 B 6223 61.831.579 61.831.579 C 6223 49.530.639 49.530.639 D 6223 1.934.112 1.934.112 6224 18.716.617 18.716.617 A 6224 3.610.439 3.610.439 B 6224 8.244.211 8.244.211 C 6224 6.604.085 6.604.085 D 6224 257.882 257.882 6225 337.965.291 337.965.291 A 6225 63.296.401 63.296.401 B 6225 149.147.164 149.147.164 C 6225 123.338.382 123.338.382 D 6225 2.183.344 2.183.344 622 3.974.067.066 72.722.036 140.374.625 18.716.617 4.205.880.344 2.4.3.4.3. Trình tự vào sổ của quá trình hạch toán CPSXC. Trong tháng tính giá thành, khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền phục vụ cho các PX sản xuất và không được xếp vào CPNVLTT, CPNCTT, số liệu này đã được chuyển thẳng vào Bảng kê số 4 TK 627 nhờ phần mềm ngay khi kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nhập các phiếu chi vào máy. Đến đầu tháng sau, khi Bảng kê và phân bổ NVL, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được hoàn thành, các dữ liệu liên quan đến CPSXC cũng được tập hợp vào Bảng kê số 4 TK 627 chi tiết theo các yếu tố phát sinh chi phí như lương nhân viên quản lý PX, khấu hao TSCĐ tại các PX sản xuất,... Đồng thời với việc tập hợp các khoản chi phí gồm CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC vào 3 bảng kê của các tài khoản 621, 622, 627, các số liệu tổng hợp liên quan đến 3 tài khoản cũng được phần mềm kế toán của Công ty chuyển thẳng vào Nhật kí chứng từ số 7 và sổ cái các TK 621, 622, 627và 154. Bảng 2.6. BẢNG KÊ VÀ PHÂN BỔ VẬT TƯ Tháng 5 năm 2007 Chỉ tiêu TK 15228 TK 1523 TK 1524 TK 15311 I. Dư đầu kì 613.474.861 430.300.092 10.7825.403.250 670.373.810 II. Nhập trong kì 72.311.976 35.057.473 895.752.792 43.442.577 ..... ........ ....... ........ III. Xuất trong kì 70.785.417 188.818.740 882.391.458 70.264.304 - TK Nợ 62722A 1.795.519 - TK Nợ 62722B 2.326.051 - TK Nợ 62722E 181.854.317 # TK Nợ 62722 185.975.887 - TK Nợ 62723A 372.937 234.994.647 - TK Nợ 62723B 35.310.000 313.778.387 - TK Nợ 62723C 10.352.760 296.806.974 - TK Nợ 62723D 360.250 26.311.816 - TK Nợ 62723E 21.190.494 3.148.320 # TK Nợ 62723 67.586.441 875.040.144 ## TK Nợ 6272 67.586.441 185.975.887 875.040.144 - TK Nợ 62731 397.998 - TK Nợ 62731A 39.180.580 - TK Nợ 62731B 917.587 - TK Nợ 62731C 5.430.818 - TK Nợ 62731D 8.591.000 - TK Nợ 62731E 14.179.350 # TK Nợ 62731 68.697.332 ## TK Nợ 6273 68.667.632 ## TK Nợ 62781 53.254 ### TK Nợ 627 67.586.441 186.029.141 875.040.144 68.667.632 ....... ........ ....... ....... IV. Dư cuối kì 615.001.420 276.538.825 13.738.764.590 643.552.083 Bảng 2.7.BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO, SỬA CHỮA LỚN. Tháng 5 năm 2007 TK Nợ NG năm trước NG tăng Khấu hao Chi phí SCL Luỹ kế GTHM GTCL TS cũ TS mới TS cũ TS mới 62741 54.731.230.642 11.940.258 1.178.322 229.750 102.586.659 5.502 54.615.979.220 127.191.603 62742 26.830.867.292 11.882.086 60.043.356 228.631 45.576.962 5.476 22.633.250.445 8.644.474.342 62743 55.821.547.180 0 934.656.433 101.376.380 46.420.811.780 9.400.735.403 62744 1.697.956.700 3.475.385 1.697.956.700 0 62745 1.113.485.578 326.064 1.876.925 1.095.238.387 18.247.190 …. …. … … … … … …. …. 6274 158.381.145.963 23.823.033 1.266.261.739 458.381 314.969.034 10.978 135.451.115.848 22.954.417.299 6414 7.691.540.327 73.002.267 47.193.257 1.404.685 13.234.680 33.642 6.663.351.852 1.101.190.741 6424 24.374.508.900 2.383.385.661 115.908.925 18.244.139 37.120.466 2.433.584 19.822.385.960 6.935.509.294 Tổng 190.447.760.000 2.480.210.961 1.429.363.921 20.107.205 328.203.714 2.478.204 161.936.853.760 30.991.117.334 1. Hạch toán trích khấu hao Nợ TK 6274 : 1.266.720.120 6274 A : 10.618.064 6274 B : 60.271.987 6274 b : 260.873.626 6274 C : 934.956.443 Nợ TK 6414 : 48.597.972 Nợ TK 6424 : 134.153.064 Có 214 : 1.449.471.125 2.Hạch toán Chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 62772 : 277.859.549 62772 A : 116.770.653 62772 B : 45.582.438 62772 b : 14.130.076 62772 C : 101.376.380 Nợ TK 64174 : 13.268.322 Nợ TK 64214 : 39.554.048 Có 3352 : 330.681.91 Bảng 2.8. BẢNG KÊ SỐ 4 (TK627) Tháng 5 năm 2007 PX Có Nợ 152 1531 1551 214 334 3382 3383 3384 ….. Tổng cộng 6271 665.707.131 12.374.131 23.612.689 3.145.425 704.839.376 A 62711 715.435.687 715.435.687 B 62711 1.621.639.711 1.621.639.711 C 62711 1.299.026.377 1.299.026.377 D 62711 0 0 A 62712 1.704.611 1.704.611 B 62712 2.148.370 2.148.370 C 62712 2.981.292 2.981.292 D 62712 5.490.359 5.490.359 A 62713 3.344.128 3.344.128 B 62713 4.095.765 4.095.765 C 62713 5.863.690 5.863.690 D 62713 10.467.106 10.467.106 A 62714 445.884 445.884 B 62714 546.102 546.102 C 62714 757.825 757.825 D 62714 1.395.614 1.395.614 …… ….. …… ……. …….. …….. ….. ….. ….. ….. ….. 627 1.146.011.730 72.270.122 256.132.759 1.266.720.120 655.707.428 12.374.131 23.612.689 3.145.425 …… 4.220.637.352 Bảng 2.9 NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chí phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty tháng 5 năm 2007 Ghi Có các tài khoản 142, 152, 153, 154, 214, 334, 335, 338, 611, 621, 622, 627, 631 Có Nợ 1111 1121 152 1531 154 214 334 3382 3383 3384 627 …. Tổng cộng 621 48.723.846.000 48.723.846.020 622 3.974.067.066 72.722.036 27.078.294 3.610.349 4.134.113.088 627 7.372.941 1.146.011.726 74.470.122 1.266.720.120 655.707.428 12.374.131 61.831.579 8.244.211 4.221.058.432 641 538.988.407 17.029.299 11.557.819 48.597.942 489.877.320 8.496.507 49.530.639 6.604.085 4.020.009.747 642 81.545.096 27.218.703 27.120.912 3.562.365 134.153.064 1.346.552.026 25.039.964 1.934.112 257.882 2.219.336.583 Cộng A 627.906.444 44.248.002 2.007.032.325.307 75.832.488 1.449.471.125 6.466.203.840 119.032.638 140.374.625 18.716.617 …. 63.318.363.580 15211 4.454.560 4.454.560 1522 18.894.529.840 1524 35.453.100 895.752.792 1531 54.145.577 1111 803.880 803.880 1121 1.229.173.000 178200 1.229.351.200 Cộng B 1.229.173.000 4.454.560 35.453.100 6.466.203.840 119.032.638 140.374.625 18.716.617 982.080 …. 21.079.037.850 A + B 185.707.944 44.248.002 2.007.036.779.867 75.832.488 35.453.100 1.449.471.125 6.466.203.840 119.032.638 140.374.625 18.716.617 982.080 …. 84.397.401.720 Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Tháng 5 năm 2007 TK Nợ Nguyên liệu Vật liệu Nhiên liệu Lương KPCĐ BHXH BHYT KHCB DV mua ngoài CP khác bằng tiền Cộng khác Lưu chuyển nội bộ Tổng cộng 154 -38.998.410 -38.998.410 38.998.410 621 31.366.050.670 17.357.795.330 48.723.846.020 48.723.846.020 622 3.974.067.066 72.722.036 27.078.294 3.610.349 4.134.113.088 4.134.113.088 627 1.032.252.711 186.029.141 655.707.428 12.374.131 61.831.579 8.244.211 1.266.720.120 731.311.288 309.559.674 4.220.690.606 4.220.690.606 641 10.814.541 83.446.010 489.877.320 8.496.507 49.530.639 6.604.085 48.597.942 73.570.521 3.285.426.671 4.020.009.747 4.020.009.747 642 42.450.957 11.316.100 1.346.552.026 25.039.964 1.934.112 257.882 134.153.064 88.005.168 517.155.803 2.219.336.583 2.219.336.583 142 335 241 Cộng PS 31.366.050.670 18.439.431.510 280.791.251 5878367127 108256944 108256944 17314525 1317701023 892.886.977 4.112.142.147 63.278.436.630 38.998.410 63.278.436.630 2.4.3.4.4. Quy trình tính giá thành sản phẩm. Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm. Sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, kế toán chi phí tiến hành khoá sổ. Phần mềm kế toán tự động phân bổ chi phí cho các sản phẩm nhờ các tiêu thức lập trình sẵn trong máy. Phân bổ CPNVLTT Như đã giới thiệu ở quy trình hạch toán CPNVLTT, NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm có thể chia làm 2 loại: - Các nguyên vật liệu sử dụng cho 1 sản phẩm được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm mà nó sản xuất. - Các phụ liệu dùng chung cho nhiều sản phẩm phát sinh tại PX Bao cứng và Bao mềm đến cuối tháng được phân bổ cho các sản phẩm do PX sản xuất theo tiêu thức sau: Mức phụ liệu dùng chung phân bổ cho sản phẩm i Tổng phụ liệu phát sinh tại PX = * Tổng số lượng bao PX sản xuất trong tháng × Tổng số bao sản xuất trong tháng của sản phẩm i Sau khi phân bổ, số liệu tự động nhập vào bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu chính và bảng vật tư chi tiết theo sản phẩm. Bảng 2.10.BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU CHÍNH Tháng 5 năm 2007 STT Tên sản phẩm Số lượng nhập kho NL đưa vào sản xuất Tồn đầu kì Tồn cuối kì Sợi thu hồi NL tính vào giá thành 1 TL hộp 11.300 0 16.590.188 0 1.064 16.590.188 f2 Vina hộp 2.050.050 7.743.766.129 51.361.452 1.445.259.900 0 6.349.867.681 … … … …. … … …. … Tổng 37.655.178 24.443.374.340 122.904.607.700 127.311.690.900 10.720 28.601.443.540 Bảng 2.11.BẢNG VẬT TƯ Tháng 5 năm 2007 STT Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Vật tư Tổng Nhãn tút Giấy cuốn Bạc thiếc Đầu lọc Bao kính tút Carton …. 1 TL hộp 11.300 37.489.848 238.475 461.793 2.099.981 132.800 221.267 41.752.950. 2 Vina hộp 2.050.050 500.207.470 3.181.813 6.161.460 28.018.948 1.771.894 29.522.493 557.087.824 … Tổng 37.655.178 18.067.844.250 114.929.325 222.556.261 1.012.064.037 640.020 106.637.211 20.122.402.480 Phân bổ CPNCTT Giống với phụ liệu dùng chung, CPNCTT cũng được phân bổ dựa trên số lượng bao sản xuất trong tháng. CPNCTTPhân bổ cho sản phẩm i CPNCTT phát sinh tại PX = * Tổng số lượng bao PX sản xuất trong tháng × Tổng số bao sản xuất trong tháng của sản phẩm i Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho các sản phẩm sản xuất trong tháng. Số liệu được nhập vào bảng phân bổ tiền lương 622. Bảng 2.12. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG TK 622 Tháng 5 năm 2007 STT Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Tiền lương 1 Thăng Long hộp 11.300 1.114.225 2 Vina hộp 2.050.050 14.866.619 … … …. …. Tổng cộng 37.655.178 4.134.113.088 Phân bổ CPSXC Chi phí sản xuất chung của Công ty được chia làm 2 loại: định phí và biến phí. Tương ứng với 2 loại chi phí sản xuất chung, Công ty áp dụng 2 tiêu thức phân bổ riêng: - Đối với biến phí sản xuất chung, Công ty áp dụng tiêu thức phân bổ theo sản lượng bao như đối với phụ liệu chung và CPNCTT. Theo đó: Biến phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i Biến phí phát sinh tại PX = Tổng số lượng bao PX sản xuất trong tháng × Tổng số bao sản xuất trong tháng của sản phẩm i - Đối với định phí sản xuất chung, Công ty sử dụng hệ số sản phẩm được xây dựng dựa trên đơn giá sản phẩm, theo đó: Định phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i = Định phí phát sinh tại PX × Hệ số phân bổ Bảng 2.13. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 5 năm 2007 S T T Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Tiền lương TK 627 Khấu hao Vật liệu CPSXC khác Tổng 1 TL hộp 11.300 4.840 1.114.225 744.583 595.808 3.623.632 2 Vina hộp 2.050.050 64.590 14.866.519 9.934.578 7.949.556 48.348.232 … … …. … …. …. …. …. Tổng cộng 37.655.178 297.687.572 1.266.720.120 1.032.252.711 1.632.976.949 4.220.637.352 Như vậy, sau khi kế toán chi phí khoá sổ đối với các TK 621, 622,627, phần mềm kế toán tự động phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh cho các sản phẩm. Số liệu này được tự động lưu giữ trong máy và số liệu tổng hợp chuyển về bảng kê số 4 TK 154. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. Cuối tháng, kế toán chi phí kiểm kê SPDD tại 2 PX Bao cứng và Bao mềm. Dựa trên số lượng SPDD do kế toán chi phí nhập vào, phần mềm kế toán tự động tính giá trị SPDD của từng sản phẩm tại thời điểm cuối tháng theo chi phí NVL chính. Số lượng SPDD cuối kì * Giá trị vật liệu chính xuất dùng Giá trị SPDD = Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD Sau khi số liệu về sản phẩm dở dang được xác định phần mềm kế toán tự động tính giá thành của từng loại sản phẩm. Số liệu về tổng giá thành cũng được chuyển vào Bảng kê TK 154. Bảng 2.14. BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH Tháng 5 năm 2007 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng giá thành Đơn giá TL hộp 11.300 434.113.138 1.114.225 3.623.632 438.850.995 5.618,426 Vina hộp 2.050.050 6.906.955.505 14.866.619 48.348.232 6.970.170.356 3.400,128 … …. …. …. …. Tổng 34.231.980 48.723.846.020 4.134.113.088 4.220.637.352 54.504.045.780 Bảng 2.15. BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất Tài khoản 154 Tháng 5năm 2007 Diễn giải Trong kì 1. Luân chuyển nội bộ 38.998.410 - Vật tư 38.998.410 - Nguyên liệu 0 2. Giá thành theo khoản mục 57.039.598.040 - Nguyên vật liệu chính 48.723.846.020 - Nhân công trực tiếp 4.134.113.088 - Chi phí sản xuất chung 4.220.637.352 3. Giá thành theo yếu tố 54.504.045.780 Số liệu trên các Nhật kí chứng từ và các bảng kê tổng hợp được chuyển vào sổ cái các tài khoản liên quan và là cơ sở hình thành các các chỉ tiêu trên báo các kế toán. Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.7. Quy trình vào sổ phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành Bảng PB NVL., PB lương và các khoản phụ cấp, PB Khấu hao, và các chứng từ khác... BK số 4 TK 621, 622, 627,154 Bảng PB chi phí cho sp Nhật kí chứng từ số 7 Bảng tổng hợp Giá thành Sổ cái TK 621,622,627,154… ,,154 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG 3.1. Đánh giá thực trạng bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng Long. Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, là cánh chim đầu đàn của ngành sản xuất thuốc lá điếu XHCN. Để đạt được những thành tích ấy không thể không nhắc đến vai trò của bộ phận kế toán và những đóng góp to lớn của nó trong sự phát triển chung của toàn Công ty. Tuy nhiên, bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của bộc máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty, em xin đưa ra một số đánh giá sau: 3.1.1. Ưu điểm của bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí gọn nhẹ, phân công công việc tương đối hợp lí. Nhiệm vụ, trách nhiệm của từng người được quy định rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc. Tính chuyên môn hoá cao giúp cho công tác kế toán diễn ra hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót công việc. Các thành viên trong phòng luôn duy trì mối liên hệ công việc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng trong quá trình làm việc. Đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực, kinh nghiệm sâu rộng, nắm vững những quy định, chuẩn mực kế toán, có khả năng xử lý linh hoạt, nhạy bén trước thực tế phát sinh tại Công ty, nhiệt tình với công việc, có ý thức trau rồi, nâng cao kiến thức bản thân và được tập huấn định kì về nghiệp vụ kế toán. Về công tác kế toán Công ty Thuốc lá Thăng Long luôn tuân thủ Luật kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán hiện hành, quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và đảm bảo tính nhất quán trong việc áp dụng các chính sách kế toán trong công tác hạch toán. Một ưu điểm không thể không kể đến của Công ty là sự áp dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các chuẩn mực, quy định kế toán nói chung và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC nói riêng trong công tác kế toán tại Công ty. Căn cứ vào các quy định, chuẩn mực đó, Công ty đã có những điều chỉnh nhất định cho hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán thực tế tại Công ty, theo đó: - Các chứng từ kế toán của Công ty một mặt tuân thủ những yếu tố bắt buộc của mẫu chứng từ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC nhưng chi tiết thêm một số chi tiết để tiện cho công tác theo dõi, quản lý. - Trên nền tảng là hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản chi tiết đến các tài khoản cấp 3, giúp các nhà quản lý và các kế toán viên theo dõi chặt chẽ sự biến động của từng đối tượng kế toán. - Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty về cơ bản vẫn tuân thủ theo mẫu sổ của hình thức Nhật kí chứng từ. Một số sổ được thiết kế lại theo hướng kết hợp các sổ sách liên quan đến quá trình vận động của một đối tượng kế toán, giúp giảm thiều số lượng sổ sách và sự phức tạp trong công tác hạch toán. - Các báo cáo tài chính tuân thủ theo biểu mẫu của Bộ Tài chính và được lập theo tháng, quý, năm giúp ban lãnh đạo theo dõi sát tình hình hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã trang bị cho mình một mạng thông tin nội bộ hữu hiệu, liên kết chặt chẽ các phòng ban liên quan. Đặc biệt, Công ty cũng tự thiết kế phần mềm kế toán dựa trên các yêu cầu bắt buộc của một phần mềm kế toán và những yêu cầu phát sinh thực tế trong công tác hạch toán tại Công ty. Phần mềm này đã giúp giảm thiểu khối lượng công việc hạch toán hàng ngày cho các kế toán viên, hệ thống hoá các thông tin, tự động thực hiện kiểm tra đối chiếu thông tin kế toán, vì vậy giúp hạn chế sai sót có thể xảy ra. Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức các phần hành kế toán, vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá cao vừa duy trì sự liên hệ chặt chẽ giữa các phần hành kế toán. Trong phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản và sổ sách thống nhất, chi tiết, đầy đủ. Kì tính giá thành của Công ty được xác định theo tháng, giúp cho các nhà quản lý theo dõi chính xác giá thành sản phẩm và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. 3.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng Long vẫn còn có một số hạn chế, cần nhanh chóng khắc phục và hoàn thiện. Về bộ máy kế toán. Với một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như Công ty, số lượng nhân viên trong phòng kế toán như hiện nay vẫn còn khiêm tốn. Dù công việc kế toán đã được phân chia khá rõ ràng và có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kế toán, nhưng trong điều kiện nhân sự có hạn, khối lượng công việc lớn thì khả năng xảy ra sai sót do công việc quá tải, sự bất cẩn, mệt mỏi là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, gần đây tình hình nhân sự trong phòng kế toán có sự thay đổi lớn, phó phòng chuyên trách về tập hợp chi phí, tính giá thành và kê toán TSCĐ được thuyên chuyển sang các phòng ban khác. Hiện tại hai phần hành này do các kế toán viên khác đảm nhiệm. Sự mới mẻ trong công việc và sự hạn chế trong kinh nghiệm thực tiễn là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hạch toán kế toán của Công ty. Về công tác kế toán và tổ chức các phần hành kế toán. Về hệ thống chứng từ kế toán, tại các kho nguyên vật liệu, Công ty vẫn sử dụng thẻ kho theo mẫu số 06 - VT ban hành theo Quyết định 1141-TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Mặc dù điều này không ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán nhưng cũng gây thiếu đồng bộ trong hệ thống chứng từ sổ sách. Về công tác đối chiếu sổ sách đôi khi còn xem nhẹ do các kế toán viên quá tin tưởng vào sự tiện dụng của phần mềm kế toán. Về phần hành hàng tồn kho, Công ty hiện nay đang sử dụng phương trong tính toán nhưng lại có nhược điểm lớn là kế toán viên chỉ có thể theo dõi hàng tồn kho theo số lượng và việc tính toán giá trị hàng xuất trong tháng cũng không chính xác, gây khó khăn trong công tác hạch toán hãng tồn kho và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Về phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo em, tiêu thức phân bổ CPNCTT cho sản phẩm sản xuất trong kì là chưa hợp lý. Theo Công ty, CPNCTT được phân bổ dựa trên sản lượng sản phẩm cần tính giá thành và tổng sản lượng sản xuất trong tháng của PX sản xuất trực tiếp ra sản phẩm; nói cách khác khi phân bổ chi phí, Công ty chỉ chú trọng đến sản lượng sản xuất của sản phẩm.Nghĩa là, khi phân bổ theo tiêu thức này, sản phẩm đòi hỏi những yêu cầu về mặt kĩ thuật cao hơn từ phía người lao động, do đó chi phí nhân công để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó cũng cao hơn chỉ được xếp ngang hàng với sản phẩm khác có cùng sản lượng nhưng chi phí nhân công thực tế cho một sản phẩm lại thấp hơn. Thực tế này dẫn tới việc tính giá thành, lợi nhuận của từng sản phẩm chưa chính xác và có thể làm thay đổi các quyết định của nhà quản lý đối với từng sản phẩm. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty Thuốc lá Thăng Long. Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng ngày càng phát triển, đòi hỏi công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tài chính nói riêng phải phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Sau quá trình kiến tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị với mong muốn hoàn thiện bộ máy kế toán cũng như công tác tại Công ty. Thứ nhất, Công ty nên tăng cường nhân viên cho phòng kế toán và nâng cao kiến thức cho đội ngũ kế toán viên của phòng. Như đã giới thiệu ở phần trên, tình hình nhân sự trong Công ty còn hạn chế. Đứng trên góc độ so sánh giữa chi phí lương cho một nhân viên kế toán với hiệu quả công việc có thể đạt được cũng như việc giảm thiểu tối đa sai sót có thể phát sinh do sự quá tải công việc thì chi phí đó là hoàn toàn hợp lý. Công ty cũng nên mở những đợt tập huấn cho nhân viên phòng kế toán. Tập huấn không nên chỉ gói gọn trong việc bổ sung kiến thức chuyên môn mà có thể đưa nhân viên đi tham khảo các đơn vị khác để tích luỹ thêm kiến thức thực tế nhằm tạo sự linh hoạt sáng tạo trong công việc. Thứ hai, Công ty nên thống nhất lại hệ thống chứng từ kế toán, tạo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn Công ty. Thứ ba, Công ty và phòng kế toán nên quy định rõ và chặt chẽ hơn về công tác đối chiếu sổ sách, yêu cầu các kế toán viên tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục kiểm soát nội bộ của Công ty. Thứ tư, về phần hành hàng tồn kho, theo em, Công ty nên sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này, kế toán viên có thể tính được giá xuất thực tế của mỗi đơn vị hàng tồn kho sau mỗi lần nhập kho. Giá thực tế của vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Giá bình quân sau mỗi lần nhập = Số lượng vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp này sẽ giúp Công ty có thể theo dõi hàng tồn kho về cả số lượng và giá trị ngay trong tháng, đồng thời có thể phản ánh sự biến động của giá cả hàng hoá trong tháng. Cuối cùng, về phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo em, Công ty nên phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo đó: CPNVLTT của SP i CPNCTT phân bổ cho SP i = CPNCTT phát sinh trong tháng * Tổng CPNVLTT KẾT LUẬN Với báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, em đã trình bày những hiều biết cơ bản của mình về Công ty bao gồm: các kiến thức chung về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp và các kiến thức về bộ máy kế toán, tổ chức kế toán của Công ty. Em cũng xin đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán. Do sự hạn chế về mặt thời gian và các kiến thức chuyên ngành kế toán, báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô thông cảm Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông và của phòng Tài chính -Kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng Long. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2007 Đoàn Thị Hà Thư MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần 1: Tổng quan về Công ty Thuốc lá Thăng Long 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng Long 2 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty. 2 1.1.2. Giới thiệu chung về Công ty Thuốc lá Thăng Long 3 1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Thuốc lá Thăng Long 3 1.2.1. Các sản phẩm chính và thị trường kinh doanh 3 1.2.2. Nguồn lực và cơ cấu tài chính 7 1.2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh. 9 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hành chính, kinh tế, kĩ thuật và tài chính tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 12 1.3.1. Chính sách quản lý. 12 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý 13 Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 18 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 18 2.1.1. Mô hình bộ máy kế toán 18 2.1.2. Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán 18 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 20 2.2.1. Luật và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. 20 2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. 21 2.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong các phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 25 2.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành tiền mặt 25 2.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành nguyên vật liệu 27 2.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương 29 2.3.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành phải trả người bán. 32 2.3.5. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành phải thu khách hàng 33 2.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 35 2.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 35 2.4.2. Đối tượng, phương pháp và kì tính giá thành 35 2.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành 36 Phần 3: Nhận xét và đánh giá thực trạng bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 54 3.1. Đánh giá thực trạng bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty 54 3.1.1. Ưu điểm 54 3.1.2. Tồn tại 56 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 57 Kết luận 59 Phụ lục Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0141.doc
Tài liệu liên quan