Về việc chẩn đoán
Trong 7 bệnh nhân, không có trường hợp nào có được chẩn đoán chính là thuyên tắc
phổi ngay từ đầu. Hai trường hợp thuyên tắc phổi có được nghĩ tới như một chẩn đoán
phân biệt (28,6%) do hai bệnh nhân này có yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu đã biết.
Đa số các trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với viêm phổi, viêm phế quản (5/7
trường hợp = 71,4%). Một bệnh nhân có triệu chứng khởi phát là đau thượng vị và đã bị
chẩn đoán nhầm là hội chứng dạ dày. Hai bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C và đồng thời có
bạch cầu máu tăng nên đã bị chẩn đoán nhầm với viêm phổi. Điều này một lần nữa cho
thấy thuyên tắc phổi là một bệnh lí rất khó chẩn đoán.
Khai thác kỹ tiền căn, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ trẻ có sử dụng thuốc ngừa thai hay
không là cần thiết dù bệnh nhân nhập viện vì bệnh nội khoa. Ở bệnh án của bệnh nhân
PTQC nữ 35 tuổi nhập viện vì khạc máu lượng ít nhưng dai dẳng và không có tiền căn bệnh
lí khác, khám lâm sàng bình thường, chụp X quang phổi bình thường, ngày thứ 13 sau nhập
viện xuất hiện triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu và chỉ lúc này chẩn đoán thuyên tắc
phổi mới được nghĩ tới. Có thể đây là một trường hợp khó chẩn đoán? Nhưng ở bệnh nhân
này chúng tôi đã thiếu sót trong khai thác tiền căn sử dụng thuốc ngừa thai của bệnh nhân
ngay từ đầu, và có gì đó không ổn với một bệnh nhân khạc máu dai dẳng nhưng được chẩn
đoán là viêm phế quản chăng? (mặc dù bệnh nhân này lần nhập viện trước cách 6 tháng
cũng vì ho khạc máu và đã được làm rất nhiều xét nghiệm để chẩn đoán như soi phế quản,
soi dạ dày, soi tai mũi họng, kể cả chụp CT ngực nhưng rất tiếc lần đó lại không bơm thuốc
cản quang). Ở bệnh án khác của bệnh nhân NTTH nữ 40 tuổi nhập viện vì đau thượng vị,
không tiền căn bệnh lí khác (tiền căn dùng thuốc ngừa thai không được khai thác ngay từ
đầu), khám lâm sàng bình thường, đã được chẩn đoán nhầm là hội chứng dạ dày và nhập
vào khoa tiêu hoá. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng choáng ở ngày thứ hai nhập viện, chẩn111
đoán thuyên tắc phổi được nghĩ tới bởi một chuyên gia về tim mạch. Có thể đây cũng là
trường khó chẩn đoán? Hồi cứu lại chúng tôi thấy rằng bệnh nhân này đã có dấu hiệu bất
thường của ECG ngay từ lúc nhập viện nhưng đã không được nhận ra.
Mặc dù thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa, cần được chẩn đoán và xử trí nhanh
chóng vì tử vong có thể tới 30% nếu không được điều trị kịp thời (7). Đa số các bệnh nhân
trong nghiên cứu này có thời gian có chẩn đoán xác định kéo dài, trung bình thời gian từ lúc
nhập viện đến khi có chẩn đoán là 3 ngày, trung vị là 2 ngày, nếu tính từ thời điểm khởi
phát triệu chứng thì còn kéo dài hơn. Cá biệt có trường hợp sau 13 ngày nhập viện mới có
chẩn đoán nhờ sự xuất hiện thêm của triệu chứng đau sưng chân –triệu chứng khối tĩnh
mạch sâu trên lâm sàng. Giả sử bệnh nhân này không có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch
sâu trên lâm sàng có lẽ thời gian được chẩn đoán còn trễ hơn nữa.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo loạt ca lâm sàng thuyên tắc phổi do huyết khối được chẩn đoán tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103
BÁO CÁO LOẠT CA LÂM SÀNG THUYÊN TẮC PHỔI DO HUYẾT KHỐI
ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Lê Thị Thu Hương*, Nguyễn Ngọc Thụy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Việc chẩn đoán sớm là bước quyết định cho thành công của điều trị. Tuy nhiên trên thế giới việc chẩn đoán
thuyên tắc phổi thường khó và dễ bị bỏ sót vì bệnh cảnh lâm sàng ít đặc hiệu, có thể nhầm với rất nhiều bệnh lí
khác. Ở Việt Nam, trước đây thuyên tắc phổi vẫn được coi là một bệnh hiếm. Vấn đề bỏ sót chẩn đoán thuyên tắc
phổi ở Việt nam lại càng phổ biến hơn.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm về bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát vấn đề chẩn đoán của
các trường hợp thuyên tắc phổi tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hồi cứu 7 trường hợp thuyên tắc phổi được chẩn đoán
xác định và so sánh với y văn.
Kết quả: Từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 4 năm 2009 có 7 trường hợp thuyên tắc phổi được chẩn đoán xác
định tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đa số bệnh nhân còn khá trẻ, trung bình là 48,5, trung vị là 40 tuổi. Đa
số bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, đau ngực kiểu màng
phổi thường gặp nhất (71,4%). ECG không nhạy nhưng có giá trị nếu dương tính. Không có trường hợp nào có
chẩn đoán chính là thuyên tắc phổi ngay từ đầu. Hai trường hợp thuyên tắc phổi có được nghĩ tới như một chẩn
đoán phân biệt (28,6%). Đa số các trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với viêm phổi, viêm phế quản
(71,4%). Thời gian để có chẩn đoán xác định thuyên tắc phổi kéo dài (trung bình 3 ngày, trung vị 2 ngày), cá biệt
có trường hợp sau 13 ngày nhập viện.
Kết luận: triệu chứng lâm sàng thuyên tắc phổi đa dạng. Đau ngực kiểu màng phổi là triệu chứng thường
gặp nhất. Đa số bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối. Việc bỏ sót chẩn đoán thường gặp. Thời
gian để có chẩn đoán xác định thuyên tắc phổi kéo dài. Các bác sĩ lâm sàng nên lưu tâm hơn đến thuyên tắc phổi.
Cần đặt câu hỏi liệu bệnh nhân có thể bị thuyên tắc phổi không khi các chẩn đoán hiện tại không thể lí giải một
cách đầy đủ các triệu chứng của bệnh nhân.
Từ khóa: Thuyên tắc phổi, biểu hiện lâm sàng không đặn hiệu, bỏ sót chẩn đoán
ABSTRACT
CASE SERIES: OF PULMONARY EMBOLISM DIAGNOSED
IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Le Thi Thu Huong, Nguyen Ngoc Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 103 - 111
Background: Pulmonary embolism (PE) is an emergency in internal medicine field associated with a
significant mortality particularly in patients who have not received a prompt treatment. Early diagnosis is
fundamental because immediate treatment is highly effective. Howerver, PE is difficult to diagnose because of
non-specific clinical presentations which mimic other illnesses.In Vietnam, PE used to be considered as rare.
Misdiagnosis of PE is widespread in Vietnam
* Khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Thị Thu Hương ĐT: 0909.398.324 Email: coffee99vn@yahoo.com
104
Objectives: To describe the medical history, clinical manifestations, laboratory findings and diagnostic
issues of PE.
Methods: We report on a retrospective case series of 7 patients with PE and compare with data in literature
Result From April 2006 to April 2009, there were 7 patients who had finally diagnosed as PE in Nhan Dan
Gia Dinh hospital. Almost patients were young, the mean age was 48.5, the median age was 40. Most of patients
had risk of venous thromboembolism. Patients with PE had varied clinical manifestations. Pleuritic chest pain
was the most frequent symptom (71.4%). Electrocardiographic finding was low sensitive but helpful in
strengthening the diagnosis if the result was positive. No case had the initial diagnosis as PE. Pulmonary
embolism was thought as a differential diagnosis in two cases (28.6%). A lot of patients with PE had
misdiagnosed as pneumonia and bronchitis(71.4%). Time to confirm the diagnosis was delayed (the mean of time
was 3 days, the median of time was 2 days), particularly one case had final diagnosis after 13 days of
hospitalization.
Conclusion: Clinical signs and symptoms of PE were non-specific and varied. Pleuritic chest pain was the
most frequent presentation of PE. Most of patients had risk of venous thromboembolism. The diagnosis of PE was
often missed and time-consuming. Clinical physicians should consider to PE when the current diagnosis can not
explain for clinical manifestations of the patients.
Key words: Pulmonary embolism, non-specific clinical presentations, misdiagnosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Ở
Mỹ, tính chung thuyên tắc phổi chiếm 23 đến 69
trường hợp trên 100000 dân mỗi năm(8), tỉ lệ
thuyên tắc phổi ở bệnh nhân nằm viện là 0,4%(17).
Do sự tắc nghẽn đột ngột giường động mạch
phổi nên có thể đe doạ tính mạng cấp tính. Có
10% bệnh nhân thuyên tắc phổi tử vong trong
vòng một giờ khởi phát triệu chứng(19).
Do đó thuyên tắc phổi cần được chẩn đoán
sớm và xử trí tích cực, kịp thời. Việc chẩn đoán
sớm là bước quyết định, bởi vì điều trị sớm sẽ
đạt hiệu quả cao. Trên 90% tử vong xảy ra ở
bệnh nhân thuyên tắc phổi không được điều trị
do không được chẩn đoán(9), trong khi nếu được
điều trị thì chỉ dưới 10% bệnh nhân tử vong(6,19).
Tuy nhiên chẩn đoán thuyên tắc phổi
thường khó và dễ bị bỏ sót vì bệnh cảnh lâm
sàng ít đặc hiệu, có thể nhầm với rất nhiều bệnh
lí khác(8,24). Người ta ghi nhận có đến 70% trường
hợp có thuyên tắc đã không được nghĩ đến trên
lâm sàng(23).
Ở Việt Nam, trước đây thuyên tắc phổi vẫn
được coi là một bệnh hiếm; tuy nhiên nhờ sự
quan tâm hơn của các nhà lâm sàng cũng như
các tiến bộ trong chẩn đoán nên ngày nay
thuyên tắc phổi không còn là một bệnh quá
hiếm. Mặc dù vậy việc chẩn đoán trễ vẫn còn là
phổ biến(11).
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm
hiểu một số đặc điểm về bệnh sử, lâm sàng, cận
lâm sàng và những khó khăn trong việc chẩn
đoán của các trường hợp thuyên tắc phổi
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định nhằm cảnh
báo về một bệnh lí nguy hiểm nhưng lại dễ bị bỏ
sót chẩn đoán trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm về bệnh sử, lâm sàng, cận
lâm sàng và khảo sát vấn đề chẩn đoán của các
trường hợp thuyên tắc phổi tại bệnh viện Nhân
dân Gia Định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Báo cáo 7 trường hợp thuyên tắc phổi được
chẩn đoán xác định tại bệnh viện từ tháng 4 năm
2006 đến tháng 4 năm 2009 và so sánh với y văn.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ từ tháng 4 năm 2006 đến
tháng 4 năm 2009, chúng tôi ghi nhận có 7
trường hợp được chẩn đoán thuyên tắc phổi do
huyết khối tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định với
các đặc điểm như sau:
105
Lâm sàng
Bảng1: Các dữ kiện cơ bản và yếu tố thuận lợi trong
tiền căn
Số TT Tên Tuổi Giới Tiền căn
1 NDTP 29 Nam Huyết khối tĩnh mạch sâu.
Mẹ bị nhồi máu phổi
2 HDT 27 Nam -
3 PTC 35 Nữ Dùng thuốc ngừa thai *
4 MKT 49 Nam Huyết khối tĩnh mạch sâu
5 NTTH 40 Nữ Dùng thuốc ngừa thai *
6 NVĐ 75 Nam Ung thư phổi
7 NTB 85 Nữ Hậu phẫu mổ thay chỏm xương
ñùi / gãy cổ xương ñùi
*Tiền căn dùng thuốc ngừa thai chỉ được khai thác sau này
Bảng 2: Số trường hợp có yếu tố nguy cơ ghi nhận
được trong thời gian nằm viện
Yếu tô nguy cơ* Số trường
hợp
Tỷ lệ phần
trăm
Huyết khối tĩnh mạch sâu 5 ** 71,4%
Ung thư 1 14,3%
Bất ñộng và sau phẫu thuật 1 14,3%
Dùng thuốc ngừa thai 2 28,6%
* Protein C, protein S, Antithrombine III, prothrombine
chưa được thử
**Có 2 trường hợp đã biết có huyết khối tĩnh mạch sâu từ
trước, 2 trường hợp xuất hiện triệu chứng huyết khối tĩnh
mạch sâu trong thời gian nằm viện (bệnh nhân HDT vào
ngày thứ 3 và bệnh nhân PTQC ngày thứ 13) và 1 trường
hợp phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu âm mạch
máu kiểm tra sau khi đã có chẩn đoán thuyên tắc phổi (bệnh
nhân NTTH).
Bảng 3: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
Số TT Ho Ho ra máu Khó thở Đau ngực Sốt ≥ 3805 Thở nhanh Nhịp tim
nhanh
Truỵ mạch /ngưng tim
ngưng thở
1 - + - + + - + -
2 + + + + + - - -
3 + + + + - - + -
4 - - - + - - - -
5* - - - + - + (vào ngày thứ 2 nhập viện) +
+ (truỵ mạch vào ngày
thứ 2 nhập viện)
6 - - - - - - - + (ngưng thở ngưng tim trước nhập viện)
7 - - + + - + - -
* Bệnh nhân 5: nhập viện vì đau thượng vị
Bảng 4: Bảng điểm đánh giá khả năng lâm sàng theo
Wells lúc nhập viện những ngày sau
Số TT Điểm Wells
lúc nhập
viện
Tình huống mới
xuất hiện
Điểm Wells sau
khi có thêm tình
huống mới
1 4 - 4
2 1 Triệu chứng huyết
khối tĩnh mạch sâu
4
3 2,5 Triệu chứng huyết
khối tĩnh mạch sâu
5,5
4 1,5 - 1,5
5 1,5 Choáng + S1Q3T3
trên ECG
4,5
6 1 - 1
7 1,5 khó thở, ñau ngực
kiểu màng phổi
4,5
Cận lâm sàng cơ bản
Xét nghiệm máu
5 trường hợp đều có tăng bạch cầu trong
máu (trung bình 12,16 G/L), tỷ lệ neutrophile
trung bình là 69%.
4 trường hợp được thử men tim troponin I,
không có trường hợp nào men tim tăng.
Bảng 5: Kết quả X quang phổi
Hình ảnh X quang Số ca Tỷ lệ
Bình thường 2 28,6%
Nâng cao cơ hoành 1 14,3%
Tràn dịch màng phổi 4 57,1%
Bóng mờ tựa ñáy vào màng phổi. Xẹp
phổi dạng dĩa. Giảm giường ñộng mạch
phổi. Cắt cụt ñộng mạch phổi
0 0%
Các bất thường khác(thâm nhiễm nhu mô
phổi, lao phổi cũ)
3 42,6%
Bảng 6: Kết quả ECG
106
Triệu chứng ECG Số trường hợp Tỷ lệ
Bình thường 1 14,3%
Nhanh xoang 3 42,8%
Thay ñổi ST-T 0 0%
P phế, Trục lệch P, Block
nhánh P
0 0%
S1Q3T3 1 14,3%
Các bất thường khác (block phân
nhánh trái trước, thiểu năng
vành)
2 28,6%
Siêu âm tim
Có 6 bệnh nhân được làm siêu âm tim, các
bất thường đã gặp là dãn nhĩ phải 2, dãn thất
phải 2, tăng áp phổi 2. Không có trường hợp nào
phát hiện được huyết khối trong động mạch
phổi hay trong buồng tim. Một trường hợp trong
số này có biểu hiện choáng, siêu âm tim có dãn
nhĩ phải, thất phải và tăng áp phổi động mạch
phổi.
Cận lâm sàng chuyên biệt
D Dimer
Thực hiện trên 3 bệnh nhân, trị số từ 760-
2688,4ng/ml (2 bệnh nhân có huyết khối tĩnh
mạch chi dưới đã biết).
Echo mạch máu chi dưới
6 trường hợp được siêu âm mạch máu chi
dưới, phát hiện được 5 trường hợp có huyết khối
tĩnh mạch chi dưới (83,3%).
Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có cản quang
Thấy khuyết thuốc cản quang trong động
mạch phổi đã xác định chẩn đoán thuyên tắc
động mạch phổi trên 7 bệnh nhân.
Bảng 7: Kết quả chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có
cản quang
Hình ảnh CT ngực có cản
quang
Số trường hợp Tỷ lệ
Động mạch phổi gốc 0 0%
Động mạch phổi phải hoặc Trái 4 57,1%
Động mạch thùy 4 57,1%
Động mạch phân thùy 1 14,3%
Bảng 8: Chẩn đoán ban đầu, chẩn đoán cuối cùng và thời gian có chẩn đoán xác định
Số TT Chẩn ñoán ban ñầu Xuất hiện thêm tình huống
mới trong thời gian nằm viện
khiến nghĩ ñến/ phát hiện
thuyên tắc phổi
Chẩn ñoán cuối cùng Thời gian có chẩn
ñoán xác ñịnh (kể từ
lúc nhập viện)
1 Viêm phổi, phân biệt thuyên
tắc phổi + huyết khối tĩnh
mạch sâu chân
Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân
2 ngày
2 Viêm phổi Triệu chứng huyết khối tĩnh
mạch sâu (sưng nóng bắp chân)
Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân
3 ngày
3 Viêm phế quản Triệu chứng huyết khối tĩnh
mạch sâu (ñau sưng chân)
Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân
13 ngày*
4 Nhồi máu cơ tim, phân biệt
thuyên tắc phổi + huyết khối
tĩnh mạch sâu chân
Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân
1 ngày
5 Hội chứng dạ dày Choáng + S1Q3T3 trên ECG Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân
2 ngày
6 Ngưng tim ngưng thở. Tràn
dịch màng phổi do ung thư.
Viêm phổi
Chụp CT ngực vì ung thư màng
phổi
Thuyên tắc phổi + huyết
khối tĩnh mạch sâu chân,
tràn dịch màng phổi do ung
thư
½ ngày
7 1.Hậu phẫu mổ thay chỏm
xương ñùi
2.Viêm phổi,thiểu năng
vành**. Hậu phẫu mổ thay
chỏm xương ñùi
Khó thở + ñau ngực kiểu màng
phổi
Thuyên tắc phổi, hậu phẫu
mổ thay chỏm xương ñùi
½ ngày***
* Nếu tính cả lần nhập viện trước vì triệu chứng ho ra máu là 6 tháng.
** Chẩn đoán này đặt ra sau khi bệnh nhân xuất hiện thêm triệu chứng khó thở + đau ngực kiểu màng phổi.
*** 1/2 ngày tính từ thời điểm khởi phát triệu chứng khó thở và đau ngực.
107
BÀN LUẬN
Tuổi
Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tuổi từ 27 đến 85 tuổi, với tuổi trung bình
48,5, tuổi trung vị là 40. Đa số bệnh nhân còn khá trẻ, với 5 trên 7 bệnh nhân là dưới 49
tuổi. Vì số lượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi còn quá ít nên không thấy được
liên quan giữa tuối tác với tỷ lệ thuyên tắc phổi. Theo nghiên cứu của Hansson và cộng
sự, bệnh nhân có tuổi trung bình là 62, khoảng 65% trên 60 tuổi. Bệnh nhân trên 80 tuổi
bị thuyên tắc phổi gấp 8 lần bệnh nhân dưới 50 tuổi(5). Theo thang điểm Geneva cải biên,
trên 65 tuổi được thêm một điểm nguy cơ(10).Tuổi càng cao, nguy cơ càng cao(1).Tuy
nhiên yếu tố tuổi tác không phải yếu tố liên quan mạnh đến thuyên tắc phổi (Odds ratio
< 2(1)), nên điều mà các bệnh nhân của chúng tôi có tuổi khá trẻ không có gì là mâu
thuẫn.
Giới
Có 4 bệnh nhân nam, 3 bệnh nhân nữ. Số trường hợp bệnh còn quá ít, nên không thấy
được có hay không sự khác biệt giữa 2 nhóm. Y văn cũng không ghi nhận có sự chênh lệch
về giới ở bệnh nhân thuyên tắc phổi.
Yếu tố nguy cơ
Theo y văn, các yếu tố sau đây được biết như là yếu tố nguy cơ cho thuyên tắc phổi
như tuổi, tiền căn huyết khối thuyên tắc, ung thư, bệnh thần kinh gây liệt, bất động kéo
dài, bệnh lí tăng đông, dùng hormon thay thế, thuốc ngừa thai(19)...
Trong 7 bệnh nhân nghiên cứu, yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi được ghi nhận (tính cả
mới xuất hiện trong thời gian nằm viện) là 100%.
Có 5 trên 7 bệnh nhân của chúng tôi (71,4%) có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Điều
này hoàn toàn phù hợp với y văn vì thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu là 2 biểu
hiện lâm sàng của bệnh l í thuyên tắc huyết khối. Trong phần lớn trường hợp thuyên tắc
phổi là hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu. Khoảng 50% bệnh nhân huyết khối tĩnh
mạch sâu khi scan phổi sẽ phát hiện thuyên tắc phổi thường là không triệu chứng lâm
sàng(14). Ngược lại khoảng 70% bệnh nhân thuyên tắc phổi sẽ tìm thấy huyết khối tĩnh mạch
sâu ở chân(2,6). Có 2 bệnh nhân bị thuyên tắc phổi có sử dụng thuốc ngừa thai và không tìm
thấy các yếu tố nguy cơ khác. Theo y văn thuốc ngừa thai có liên quan vừa đến thuyên tắc
phổi với Odd ratio 2-9(1).Tiền căn uống thuốc ngừa thai của 2 bệnh nhân này đã không được
khai thác ngay từ đầu. Đây cũng là một điểm cần rút kinh nghiệm. Nguy cơ thuyên tắc
huyết khối thường liên quan mạnh đến phẫu thuật chỉnh hình (Odds ratio > 10) hơn là trong
phẫu thuật tổng quát; cao nhất là trong 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật(1). Trong nhóm
nghiên cứu có 1 bệnh nhân 85 tuổi, hậu phẫu ngày thứ 4 thay chỏm xương đùi thì bị đau
ngực kiểu màng phổi và khó thở, bệnh nhân này được chẩn đoán sớm thuyên tắc phổi do
người bác sĩ cảnh giác nguy cơ cao thuyên tắc phổi ở đối tượng này.
Thuyên tắc huyết khối có thể xảy ra trên bệnh nhân không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào
được nhận ra, chiếm 20% bệnh nhân(4). Việc kiểm tra bệnh nhân có hay không tình trạng
tăng đông không đặt ra ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ mắc phải đã biết (như sau phẫu
thuật, ung thư..) nhưng nên được giới hạn ở những bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh
108
mạch ở bệnh nhân trẻ (dưới 50 tuổi) hay bệnh nhân bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái
đi tái lại(15). Trong nhóm nghiên cứu, có 3 bệnh nhân tuổi 27, 29 và 49 bị huyết khối tĩnh
mạch sâu và thuyên tắc phổi không có các yếu tố nguy cơ khác, tuy nhiên chưa có điều kiện
để kiểm tra yếu tố liên quan đến tình trạng tăng đông.
Theo Hội Tim mạch châu Âu, kiến thức về các yếu tố nguy cơ của thuyên tắc huyết khối
là cần thiết trong đánh giá khả năng thuyên tắc phổi, nguy cơ tăng theo số yếu tố nguy cơ
hiện diện cũng như mức độ liên quan các yếu tố nguy cơ(19).
Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và rất đa dạng
Chúng tôi Triệu
chứng và
dấu hiệu
lâm sàng
Số ca hiện
diện (n=7)
Tần suất
(%)
Miniati và
cộng sự(13)
(%) (n=219)
Lê Thượng
Vũ (12) (%)
(n=19)
Ho 2 28,6% 20% -
Ho ra máu 3 42,8% 11% 26%
Khó thở 3 42,8% 80% 75%
Đau ngực
kiểu màng
phổi
5 71,4% 52%
Đau ngực
sau
xương ức
1* 14,3% 12%
50%
Sốt ≥ 3805 2 28,6% 7% -
Thở
nhanh
2 28,6% 70% 62%
Nhịp tim
nhanh
3 42,8% 26% 58%
Trụy
mạch,
ngưng tim
2** 28,6% 19%
12,5%
Triệu
chứng
khác
1(ñau
thượng vị)
14,3% - -
* Một bệnh nhân của chúng tôi có biểu hiện nặng ngực mơ hồ sau ức cũng được xếp vào nhóm này
Trong 7 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, triệu chứng cần cảnh giác như khó thở
(42,8%), thở nhanh (28,6%) thấp hơn hẳn so với Mianiati (80% và 70% theo thứ tự(13) cũng
như của Lê Thượng Vũ (75% và 62% theo thứ tự)(12), trong khi triệu chứng ho máu tỏ ra
thường gặp hơn (42,8% so với 11% và 26% theo thứ tự)(13,12).
Đau ngực kiểu màng phổi là triệu chứng thường gặp (71,4%) trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi, đây cũng là triệu chứng thường gặp theo Miniati (52%)(13) và Lê Thượng Vũ
(50%)(12).
Theo y văn triệu chứng sốt, đặc biệt là sốt cao không thường gặp ở bệnh nhân thuyên
tắc phổi. Theo Paul D. Stein và cộng sự trên 311 bệnh nhân thuyên tắc phổi, sốt xảy ra ở 14%
bệnh nhân mà không có các nguyên nhân gây sốt khác(16); theo Miniati, con số này là 7%(13).
Trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi có 2 trên 7 bệnh nhân sốt trên 38,5 đến 40 độ C
(28,6%) đã khiến bị chẩn đoán nhầm là viêm phổi.
109
Tuy nhiên do số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi còn quá nhỏ, nên sự so sánh về
tần suất các triệu chứng này sẽ trở nên khập khiễng, nhưng dù sao nó cũng phản ánh được
sự đa dạng và không đặc hiệu về triệu chứng của thuyên tắc phổi.
Đánh giá khả năng mắc bệnh lâm sàng theo Wells
Đánh giá khả năng mắc bệnh lâm sàng thuyên tắc phổi ở từng bệnh nhân dựa vào sự
phối hợp các biểu hiện lâm sàng vô cùng quan trọng trong chọn lựa chiến lược chẩn đoán
phù hợp và diễn giải các kết quả xét nghiệm(19). Có nhiều bảng điểm dự đoán khả năng mắc
bệnh lâm sàng, trong đó thông dụng là bảng điểm của Wells(21).
Có 4 bệnh nhân xuất hiện thêm triệu chứng mới sau vài ngày nhập viện, khiến điểm
Wells tăng lên rõ rệt. Theo Wells, quyết định lâm sàng của người bác sĩ rất quan trọng, được
cộng thêm 3 điểm làm tăng khả năng nghi ngờ thuyên tắc phổi trên lâm sàng như trường
hợp bệnh nhân NTTH và NTB, mặc dù khi nhập viện hai bệnh nhân này có điểm Wells chỉ
là 1,5. Bảng điểm của Wells dễ nhớ, tuy nhiên điều quan trọng là trước các triệu chứng đa
dạng của bệnh nhân, các nhà lâm sàng có nghĩ tới thuyên tắc phổi hay không thì mới áp
dụng các bảng dự đoán khả năng lâm sàng này!.
ECG
Theo y văn, bệnh nhân thuyên tắc phổi có thể có các dấu hiệu như nhịp nhanh xoang,
thay đổi ST-T không đặc hiệu, tâm phế cấp hay tăng gánh thất phải trên ECG(18,19). Các dấu
hiệu này không đặc hiệu cho thuyên tắc phổi. Dấu hiệu kinh điển trên ECG là S1Q3T3, chỉ
gặp ở 20% bệnh nhân thuyên tắc phổi, tuy nhiên đây là dấu hiệu qu í giá giúp ích cho chẩn
đoán thuyên tắc phổi(3). Trong nhóm nghiên cứu có 1 bệnh nhân rơi vào tình trạng choáng
và chính dấu hiệu S1Q3T3 trên ECG nên chẩn đoán thuyên tắc phổi đã được nghĩ tới.
X quang phổi thẳng
Theo y văn, X quang phổi thẳng có thể các bất thường không đặc hiệu xẹp phổi, tràn
dịch màng phổi, nửa vòm hoành nâng cao. Dấu hiệu kinh điển như Westermark’s Sign và
Hampton’s Hump hầu như rất ít gặp. X quang phổi thẳng không đặc hiệu nhưng hữu ích
để loại trừ nguyên nhân khác(19). Các bất thường ở X quang phổi ở bệnh nhân của chúng tôi
là phù hợp, trong đó tràn dịch màng phổi có tỷ lệ khá cao (57,1%). Có 2/ 7 bệnh nhân của
chúng tôi có X quang ngực bình thường (28,6%), theo y văn con số này là 14-20%(19).
Siêu âm tim
Ở Bệnh nhân nghi thuyên tắc phổi trong tình trạng nặng, siêu âm tim tại giường rất
quan trọng cho các quyết định xứ trí. Ở bệnh nhân thuyên tắc phổi có choáng, nếu thiếu dấu
hiệu rối loạn chức năng hay tăng gánh áp lực thất phải giúp loại trừ thuyên tắc phổi. Siêu
âm tim còn giúp phân tầng nguy cơ tử vong sớm liên quan thuyên tắc phổi (19).Trong nhóm
nghiên cứu, hai bệnh nhân có dấu hiệu dãn tim phải và tăng áp phổi là phù hợp.
Về các cận lâm sàng chuyên biệt
D-Dimer
D-Dimer là sản phẩm giáng hóa của liên kết chéo fibrin. D Dimer tăng khi có hiện diện
của cục máu đông vì kích thích hệ thống đông máu tiêu sợi huyết. Ngoài thuyên tắc phổi,
nó còn tăng trong 1 số trường hợp như mới phẫu thuật, chấn thương, ung thư, viêm nhiễm,
hoại tử, thai kỳD Dimer có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp.Với phương pháp Elisa
110
nhạy > 95%, đặc hiệu khoảng 40%(19,22). Giá trị chính của xét nghiệm D Dimer là kết quả âm
tính dùng để loại trừ thuyên tắc phổi và việc diễn giải kết quả này còn phụ thuộc và độ
nhạy của xét nghiệm và khả năng lâm sàng. Tuy nhiên việc vận dụng D Dimer trên lâm
sàng vẫn còn bị ngộ nhận. Như bệnh nhân NDTP và MKT đã biết có huyết khối tĩnh mạch
sâu thì việc cho thực hiện xét nghiệm D Dimer trong trường hợp này trở nên lãng phí không
cần thiết.
Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực
Ngày nay chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có bơm thuốc cản quang trở thành phương
pháp chẩn đoán hình ảnh chính trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Với chụp cắt lớp điện
toán có thể cho thấy thuyên tắc mức độ phân thùy đủ chứng minh thuyên tắc phổi ở hầu
hết bệnh nhân. Trong điều kiện bệnh viện Nhân Dân Gia Định mới chỉ trang bị được máy
cắt lớp điện toán đơn tiếp nhận (single-detector CT-SDCT), chúng tôi đã chẩn đoán được
thuyên tắc phổi ở 6 bệnh nhân, một bệnh nhân được chẩn đoán bằng máy cắt lớp điện toán
đa tiếp nhận (multi-detector CT- MDCT) của trung tâm Hoà Hảo. Theo y văn thì cắt lớp
điện toán đơn tiếp nhận (SDCT) có độ nhạy khoảng 70% và đặc hiệu là 90%(20). Tuy nhiên
cắt lớp điện toán đơn tiếp nhận SDCT có nhược điểm là trong trường hợp nó âm tính ở
bệnh nhân có khả năng lâm sàng không cao, cần phải kết hợp siêu âm mạch máu âm tính để
loại trừ thuyên tắc phổi an toàn(19).
Về việc chẩn đoán
Trong 7 bệnh nhân, không có trường hợp nào có được chẩn đoán chính là thuyên tắc
phổi ngay từ đầu. Hai trường hợp thuyên tắc phổi có được nghĩ tới như một chẩn đoán
phân biệt (28,6%) do hai bệnh nhân này có yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu đã biết.
Đa số các trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với viêm phổi, viêm phế quản (5/7
trường hợp = 71,4%). Một bệnh nhân có triệu chứng khởi phát là đau thượng vị và đã bị
chẩn đoán nhầm là hội chứng dạ dày. Hai bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C và đồng thời có
bạch cầu máu tăng nên đã bị chẩn đoán nhầm với viêm phổi. Điều này một lần nữa cho
thấy thuyên tắc phổi là một bệnh l í rất khó chẩn đoán.
Khai thác kỹ tiền căn, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ trẻ có sử dụng thuốc ngừa thai hay
không là cần thiết dù bệnh nhân nhập viện vì bệnh nội khoa. Ở bệnh án của bệnh nhân
PTQC nữ 35 tuổi nhập viện vì khạc máu lượng ít nhưng dai dẳng và không có tiền căn bệnh
l í khác, khám lâm sàng bình thường, chụp X quang phổi bình thường, ngày thứ 13 sau nhập
viện xuất hiện triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu và chỉ lúc này chẩn đoán thuyên tắc
phổi mới được nghĩ tới. Có thể đây là một trường hợp khó chẩn đoán? Nhưng ở bệnh nhân
này chúng tôi đã thiếu sót trong khai thác tiền căn sử dụng thuốc ngừa thai của bệnh nhân
ngay từ đầu, và có gì đó không ổn với một bệnh nhân khạc máu dai dẳng nhưng được chẩn
đoán là viêm phế quản chăng? (mặc dù bệnh nhân này lần nhập viện trước cách 6 tháng
cũng vì ho khạc máu và đã được làm rất nhiều xét nghiệm để chẩn đoán như soi phế quản,
soi dạ dày, soi tai mũi họng, kể cả chụp CT ngực nhưng rất tiếc lần đó lại không bơm thuốc
cản quang). Ở bệnh án khác của bệnh nhân NTTH nữ 40 tuổi nhập viện vì đau thượng vị,
không tiền căn bệnh lí khác (tiền căn dùng thuốc ngừa thai không được khai thác ngay từ
đầu), khám lâm sàng bình thường, đã được chẩn đoán nhầm là hội chứng dạ dày và nhập
vào khoa tiêu hoá. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng choáng ở ngày thứ hai nhập viện, chẩn
111
đoán thuyên tắc phổi được nghĩ tới bởi một chuyên gia về tim mạch. Có thể đây cũng là
trường khó chẩn đoán? Hồi cứu lại chúng tôi thấy rằng bệnh nhân này đã có dấu hiệu bất
thường của ECG ngay từ lúc nhập viện nhưng đã không được nhận ra.
Mặc dù thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa, cần được chẩn đoán và xử trí nhanh
chóng vì tử vong có thể tới 30% nếu không được điều trị kịp thời (7). Đa số các bệnh nhân
trong nghiên cứu này có thời gian có chẩn đoán xác định kéo dài, trung bình thời gian từ lúc
nhập viện đến khi có chẩn đoán là 3 ngày, trung vị là 2 ngày, nếu tính từ thời điểm khởi
phát triệu chứng thì còn kéo dài hơn. Cá biệt có trường hợp sau 13 ngày nhập viện mới có
chẩn đoán nhờ sự xuất hiện thêm của triệu chứng đau sưng chân –triệu chứng khối tĩnh
mạch sâu trên lâm sàng. Giả sử bệnh nhân này không có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch
sâu trên lâm sàng có lẽ thời gian được chẩn đoán còn trễ hơn nữa.
KẾT LUẬN
Triệu chứng lâm sàng cua thuyên tắc phổi đa dạng. Đau ngực kiểu màng phổi là
triệu chứng thường gặp nhất. Đa số bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết
khối, nên việc hiểu biết tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ và khai thác kỹ bệnh sử
của bệnh nhân là quan trọng.
ECG không nhạy nhưng có giá trị nếu dương tính.
Việc bỏ sót chẩn đoán thuyên tắc phổi thường gặp. Thời gian để có chẩn đoán xác định
kéo dài.
Các bác sĩ lâm sàng nên lưu tâm hơn đến thuyên tắc phổi vì có lẽ nó không còn là
bệnh quá hiếm ở Việt nam. Cần đặt câu hỏi liệu bệnh nhân có thể bị thuyên tắc phổi
không khi các chẩn đoán hiện tại của bệnh nhân không thể giải thích một cách đầy đủ
các triệu chứng của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson FA, Spender FA (2003) Risk factors for venous thromboembolism Circulation; 107 (23 suppl. 1): I 9-16.
2. Dalen JE (2002). Pulmonary embolism: what have we learned since Virchow? Natural history, pathophysiology, and
diagnosis. Chest; 122:1440–1456.
3. Geibel A, Zehender M, Kasper W, Olschewski M, Klima C, Konstantinides SV(2005). Prognostic value of the ECG on
admission in patients with acute major pulmonary embolism. Eur Respir J; 25:843–848.
4. Goldhaber SZ, Visani L, De Rosa M (1999). Acute pulmonary embolism: clinical outcomes in the International Cooperative
Pulmonary Embolism Registry (ICOPER). Lancet; 353:1386–1389
5. Hansson PO, Welin L, Tibblin G, Eriksson H (1997). Deep Vein Thrombosis and pulmonary embolism in the general
population. Arch Intern Med; 157: 1665-1670
6. Kearon C. Natural history of venous thromboembolism. Circulation (2003) 107(23Suppl. 1):I22–I30. 2).
7. Kearon C (2003). Diagnosis of pulmonary embolism. CMAJ; 168:183.
8. Konstantinides S (2008). Acute Pulmonary Embolism. The New England Journal of Medicine; 359 (26):2804-13
9. Laporte S, Mismetti P, Decousus H, Uresandi F, Otero R, Lobo JL, et al (2008). Clinical predictors for fatal pulmonary
embolism in 15,520 patients with venous thromboembolism: findings from the Registro Informatizado de la Enfermedad
TromboEmbolica venosa (RIETE) Registry. Circulation; 117:1711–1716.
10. LeGal G, Righini M, Roy PM, Sanchez O, Aujesky D, Bounameaux H, et al (2006). Prediction of pulmonary embolism in
the emergency department: the revised Geneva score. Ann Intern Med;144:165–171.
11. Lê Thượng Vũ, Võ Hồng Lĩnh, Đặng Vạn Phước (2004). Thuyên tắc phổi: tiến bộ chẩn đoán khiến bệnh không còn là quá
hiếm. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản số 1, trang 124-131.
12. Lê Thượng Vũ, Đặng Vạn Phước (2005). Ứng dụng chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc vào chẩn đoán thuyên tắc phổi. Y học
thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số 1, trang 14-22.
13. Miniati M, Prediletto R, Formichi B, Marini C, Di Ricco G, Tonelli L, et al (1999). Accuracy of clinical assessment in the
diagnosis of pulmonary embolism. Am J Respir Crit Care Med; 159:864–871.
112
14. Moser KM, Fedullo PF, Littejohn JK, Crawford R (1994). Frequent asymptomatic pulmonary embolism in patients with
deep venous thrombosis. JAMA; 271:223–225.
15. Sanchez O., Planquette B., Meyer G (2009). Update on acute pulmonary embolism. Eur Respir Rev; 18: 113, 137–147.
16. Stein PD, Afzal A, Henry JW, Villareal CG (2000). Fever in Acute Pulmonary Embolism. Chest; 117:39–42.
17. Stein PD, Beemath A, Olson RE (2005). Trends in the incidence of thromboembolism and deep venous thombosis in
hospitalized patients Am J Cardiol;95:1525-1526.
18. Stein PD (2007). The electrocardiogram. In: Stein PD. Pulmonary Embolism, 2 nd Edition, 206-215. Blackwell Publishing,
Massachusetts
19. Torbicki A, Perrier A., Konstantinides S et al (2008) Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary
embolism: The Task Force for the Diagnosis and Management of Acute Pulmonary Embolism of the European Society of
Cardiology (ESC). Eur. Heart J.; 29(18): 2276 - 2315.
20. Van Strijen MJ, de Monye W, Kieft GJ, Pattynama PM, Prins MH, Huisman MV (2005). Accuracy of single-detector spiral
CT in the diagnosis of pulmonary embolism: a prospective multicenter cohort study of consecutive patients with abnormal
perfusion scintigraphy. J Thromb Haemost; 3:17–25
21. Wells PS, Anderson DR, Rodger M, Ginsberg JS, Kearon C, Gent M, et al(2000). Derivation of a simple clinical model to
categorize patients probability of pulmonary embolism: increasing the models utility with the SimpliRED D-dimer.
Thromb Haemost; 83:416–420.
22. Wells PS (2007). Clinical Probability and D-Dimer Testing. In: Konstantinides S. Management of acute pulmonary
embolism, 3-17. Humana Press Inc., Totowa, New Jersey.
23. White RH (2003). The Epidemiology of Venous Thromboembolism. Circulation;107:4-8.
24. Yusen R, Eby C, Walgren R (2007). Venous thromboembolic disorders. In: Cooper DH et al, The Washington Manual of
Medical Therapeutics, 32nd edition, 529-547.Wolters Kluwer/Lippincott Wiliam & Wilkins, St. Louis, Missouri.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_loat_ca_lam_sang_thuyen_tac_phoi_do_huyet_khoi_duoc.pdf