Trên thế giới, xu hướng lĩnh vực logistics từ vai trò của một ngành phục vụ, trở thành
sự kết nối xuyên suốt và quyết định năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế, đang
đặt ra những yêu cầu thay đổi toàn diện về phương pháp và nguồn lực để thúc đẩy
sự đổi mới của lĩnh vực logistics ở mỗi quốc gia.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ
hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Lĩnh
vực logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại
châu Á. Đầu tư vào công nghệ và con người là sẽ yếu tố quyết định sự phát triển
của lĩnh vực logistics trong tương lai. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý
nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp sản
xuất - kinh doanh của Việt Nam cần phải tính đến trong kế hoạch phát triển logistics
thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 được hình thành trên yêu cầu
thực tiễn về đánh giá thực trạng và triển vọng của logistics Việt Nam và hiệu quả của
các quy định chính sách liên quan trong thực tế; góp phần phục vụ công tác quản lý
nhà nước, kinh doanh, đầu tư, nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực
logistics. Những thông tin, dữ liệu và định hướng trong báo cáo sẽ giúp các doanh
nghiệp thấy được các hoạt động logistics một cách rõ nét để cung cấp hoặc sử dụng
dịch vụ logistics một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bước sang năm 2018, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp nên
chú ý tập trung vào một số hoạt động sau:
- Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 200/
QĐ-TTg ngày 14/02/2017 tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội.
- Các Bộ ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục
hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
144 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận chuyển và
giúp nhà xe tăng thêm ít nhất 50% doanh thu, giảm tình trạng lãng phí của toàn xã
hội do 60% xe chạy rỗng do thiếu hàng“. Có ý kiến còn nêu đây sẽ là một cuộc cách
mạng trong dịch vụ vận tải,... Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung các sàn hoạt động còn
rất yếu, số thành viên tham gia và các giao dịch thành công vẫn rất ít. Lượng hàng
hóa trên sàn giao dịch khan hiếm. Sản lượng vận chuyển qua các sàn chưa đạt 1%
khối lượng vận chuyển của thị trường.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
118 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
2. CÁC XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LOGISTICS
2.1. Robot trong kho hàng
Có hai loại hệ thống chủ yếu phân chia theo cách thức cất trữ và lấy hàng ra từ vị trí
cất trữ trong kho: Một là hệ thống “tự động cất trữ và lấy ra” - ASRS5, hai là hệ thống
“hàng tự tới người” - GTM6.
ASRS thường sử dụng cho các kho thành phẩm hay nguyên liệu mà độ đồng đều khá
cao, việc tự động hóa nhằm tăng năng suất và hiệu suất khai thác không gian trong
khi giảm sự can thiệp của con người vì mục tiêu an ninh, an toàn, hạn chế làm việc
ngoài giờ,... Các kho ASRS thường có độ cao trên 20 mét với số tầng kệ chứa hàng lên
tới 20-25 tầng. Vận hành bằng robot ASRS.
Tại Việt Nam các nhà cung cấp ARSR không nhiều, hầu như chỉ có Công ty Schenker của
Đức có văn phòng đại diện và mới có một dự án lớn với Vinamilk tại Bình Dương. Ngoài
ra, chưa có công ty nào đầu tư kho tự động ASRS tại Việt Nam.
Loại hình GTM thích hợp cho các kho hàng mà số lượng mặt hàng rất nhiều, đơn
hàng nhỏ lẻ, tốc độ luân chuyển cao - đó là hàng TMĐT. Ứng dụng đầu tiên về loại
hình này được khởi xướng bởi Amazon. Amazon hiện có 45 nghìn robot lấy hàng và
làm đầy kệ (restocking). Họ có một Bộ phận riêng về Robot (Kiva systems) vốn là một
công ty được mua lại để cung cấp riêng giải pháp này cho Amazon.
Một công ty khởi nghiệp của Ấn Độ cũng đã chào hàng giải pháp tương tự từ năm
2015, đó là Grey Orange với Robot “Butler”. Hiện nay họ đã cung cấp cho các dự án
tại Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong.
Tại Việt Nam, công ty Logistics Stars Link là nhà cung cấp được ủy quyền của hệ
thống này. Công nghệ này được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội thảo “Phát triển hạ
tầng, tăng cường dòng hàng và ứng dụng công nghệ trong logistics” do Bộ Công
Thương tổ chức ngày 19/10/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dự báo của một công ty tư vấn uy tín, nhu cầu thiết bị tự động hóa bằng robot
trong kho hàng sẽ là thị trường tăng trưởng vượt bậc trong vòng 5 năm tới cùng
với sự bùng nổ của TMĐT. Mức tăng trưởng trung bình là 65% hàng năm, giá trị thị
trường 2017 là 3 tỷ USD và tới 2021 là 20,5 tỷ USD7.
5 ASRS: Automated Storage and Retriev System
6 GTM: Goods to Man
7 Theo Zebra Warehouse Automation 2018 Vision Report
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
119LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Có thông tin cho rằng Amazon đang tìm hiểu thị trường Việt Nam và chọn đối tác
logistics. Alibaba cũng đang có hoạt động tương tự.
Trong nước hiện chưa có công ty Việt Nam nào đặt vấn đề sẽ ứng dụng những công
nghệ như vậy, các doanh nghiệp nhìn chung còn lo về nguồn đầu tư và khả năng
khai thác.
2.2. Trung tâm soạn hàng tự động
Việc soạn (chia chọn, phân loại) hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo truyền
thống được thực hiện bán tự động với ứng dụng mã vạch để xác định kiện hàng sau
đó nhân công sẽ phân loại bằng tay tại các đầu mối trung chuyển, giao nhận. Khi số
lượng đơn hàng và tốc độ xử lý tăng lên thì năng suất và độ chính xác làm việc bằng
tay sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc do đó cần có các bộ chia chọn hàng
tự động.
Thiết bị này được thiết kế theo dạng dây chuyền dạng thẳng hay vòng tròn với một
hay vài đầu vào và rất nhiều đầu ra là các điểm đến cuối cùng hay các nhóm hàng cần
phân loại. Nó có thể chia chọn các loại hàng phổ biến như phong bì bưu kiện, hộp,
thùng, gói hàng không định hình. Khối lượng được thiết kế trung bình không quá 20
kg/kiện. Năng suất trung bình dao động tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng, có thể từ 1.500
tới 6.000 kiện hàng/giờ; loại công suất lớn có thể tới 18.000 kiện/giờ. Các tuyến vận
tải có thể gồm đường bộ, hàng không, đa phương thức.
Các nhà cung cấp thường là từ EU, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trong nước hiện có
Công ty Logitics Stars Link giới thiệu hệ thống của Grey Orange.
Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, vận tải, giao hàng TMĐT (đều thuộc logistics)
là người sử dụng các hệ thống này tuy nhiên một trong các khó khăn là nhà cung cấp
thường không hoàn toàn nắm vững quy trình kinh doanh của người làm logistics,
ngược lại người làm logistics thì không nắm về tự động hóa và IoT.
Do đó, tới nay tất cả các công ty lớn, nhiều tiềm năng vẫn đang soạn hàng bằng tay (VN
Post, Viettle Post, Lazada, Tiki, Kerry Express, Nhất Tín, 24/7, 365, VinCommerce,).
2.3. Thực tế tăng cường / thực tế ảo
Thực tế tăng cường / thực tế ảo (augmented reality - AR) là công nghệ tích hợp những
thông tin vào như âm thanh, video, đồ họa hoặc dữ liệu GPS từ máy tính tới cái nhìn
thực tế của người sử dụng. AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng,
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
120 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
giúp kết nối thế giới thực và ảo. Trong logistics, công nghệ này có thể giúp công
nhân nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó thời gian làm hàng được đẩy
nhanh hơn.
DHL đã thử nghiệm AR ở châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách trang bị cho công nhân kho
hàng kính thông minh AR, giúp họ lấy hàng theo đơn hàng, giúp việc lấy hàng nhanh
hơn 30%. AR có thể giúp ích cho bất cứ nhân viên nào không ngồi tại bàn làm việc
nhưng cần tiếp cận những thông tin cần thiết mà không cần dùng tay.
Lợi ích của AR bao gồm hiệu quả cao hơn, giảm thiểu sai sót, giảm việc huấn luyện
và sử dụng nhân lực tối ưu. Tuy nhiên vẫn có vài vấn đề kỹ thuật như hiệu suất, tuổi
thọ pin, kích thước và khối lượng, nhưng các nhà phân tích cho rằng những rào cản
kỹ thuật này sẽ được giải quyết trong một vài năm tới.
Tại Việt Nam chưa có ứng dụng nào.
2.4. Sản xuất tự động và bán hàng trực tuyến
Đây là xu hướng đã được các nhà sản xuất tiên tiến trên thế giới ứng dụng từng phần
trước đây nhưng hiện nay có thể khẳng định nó sẽ phát triển thành chuỗi sản xuất
- kinh doanh tự động toàn diện và xu hướng này sẽ phổ biến rất nhanh trong thời
gian tới.
Ví dụ minh chứng cho việc này là việc hãng Nike đã cắt giảm dần các nhà máy sử
dụng nhân công giá rẻ ở châu Á, chuyển sang sản xuất với công nghệ tự động. Theo
cách đó họ đang thu hẹp dần số lượng nhà máy.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
121LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Công ty đã giảm hơn 200 nhà máy trên toàn thế giới trong vòng 4 năm qua
Việt Nam là nước sẽ bị tác động nhiều nhất do đang có nhiều lao động nhất
Việc chuyển đổi theo hướng tăng cường tự động hóa có hai lợi ích lớn. Thứ nhất, với
việc giảm chi phí, Nike có thể cải thiện đáng kể lợi biên nhuận của mình. Thứ hai,
điều này còn giúp công ty tạo ra các mẫu thiết kế mới nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng với gu thời trang ngày càng cao. Sản phẩm ứng dụng công nghệ tự
động có thể giúp công ty giảm giá sản phẩm tới gần 50%. Các chuyên gia phân tích8
dự đoán bằng việc áp dụng quy trình sản xuất của Flex để sản xuất Air Max 2017, một
trong những dòng sản phẩm bán chạy nhất của Nike, chi phí lao động và nguyên
liệu sẽ lần lượt giảm 50% và 20%. Điều này tương đương với tổng lợi nhuận tăng từ
12,5% lên 55,5%,.
Mua sắm trên mạng ngày càng đóng tỉ trọng lớn trong ngành bán lẻ. Dịch vụ “Giao
hàng ngay ngày hôm sau” hoặc “Giao hàng trong ngày” ngày càng phổ biến, ngày
càng nhiều lựa chọn cho thời hạn và phương thức giao hàng. Amazon đang chuẩn bị
bước vào thị trường Việt Nam, họ bắt đầu tiếp cận các công ty logistics có uy tín để
chọn lựa giải pháp tổ chức dịch vụ giao nhận hàng hóa trên thực tế.
Các nhà bán lẻ sẽ ngày càng mở rộng mạng lưới phân phối và cơ sở làm hàng gần khu
vực đông dân cư. Những hiểu biết của doanh nghiệp và công nghệ vận tải sẽ giúp
doanh nghiệp logistics và nhà bán lẻ cắt giảm giá thành do sự tiêu hao năng lượng hay
xác định tuyến đường (routing) không hiệu quả. Nhiều nhà bán lẻ đã thiết lập mạng
lưới giao hàng TMĐT của mình. Sự chuẩn bị cho xu hướng mới và cải tiến nhiều mặt
8 Jim Suva và Kate McShane tại Citibank
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
122 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
sẽ giúp nhà bán lẻ và các doanh nghiệp nắm giữ và mở rộng thị phần của mình. Cuộc
chạy đua trước hết sẽ là ở khâu giao hàng, sau đó là tổ chức phân phối đa kênh.
2.5. Giao hàng theo yêu cầu
Thành công của Uber đã dẫn đến lượng vốn lớn đầu tư cho những doanh nghiệp
“Uber-for-X”, những nơi sử dụng điện thoại thông minh để kết nối khách hàng với
những người cung cấp dịch vụ có nhu cầu gần đó. Trong đó có rất nhiều startup gia
nhập thị trường “giao hàng trong ngày”, “giao hàng cùng giờ”.
Việc giao hàng nhanh kết hợp sự tiện lợi của việc đặt hàng bất cứ đâu và sự sẵn có
hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ truyền thống. Sự tiện lợi và giao hàng cùng ngày
chi phí thấp là mô hình bán lẻ tương lai và dần dần được khách hàng đón nhận.
Xu hướng giao hàng nhanh cùng sự gia tăng tiêu dùng theo yêu cầu đã dẫn tới
những vụ góp vốn lớn cho các “startup” về giao hàng. Công nghệ giao hàng theo yêu
cầu sẽ được các công ty áp dụng vì cần phải đổi mới nhanh chóng và tăng tính linh
hoạt trong chuỗi cung ứng.
Việt Nam đã có một số doanh nghiệp khởi động theo cách này: Giao Hàng Nhanh
là một ví dụ rất điển hình. Công ty đã phát triển nhanh chóng lên tới số lượng nhân
viên giao hàng hơn 3000 người.
2.6. Giao hàng bằng máy bay không người lái và robot droid
Amazon và Walmart bắt đầu thử nghiệm máy bay không người lái (drone) để theo
dõi hàng tồn và giao những bưu kiện nhỏ và giao hàng trong cửa hàng (in-store
delivery). Thị trường của thiết bị thông minh này được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỉ
lệ tích lũy theo năm là 20,7%, đạt 22.15 tỉ USD vào năm 20209.
Bên cạnh đó, droid là robot giao hàng nhỏ có thể đi trên lề đường, vỉa hè có tiềm
năng nhất với các công ty logistics, bán lẻ và TMĐT. Những giải pháp giao hàng có
robot hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề giao hàng chặng cuối vốn chiếm
tới 30-40% tổng chi phí giao hàng và giảm chi phí giao hàng thực tế.
2.7. Phân phối đa kênh
Phân phối đa kênh (omni-channel) là cách tiếp cận đa kênh giúp cung cấp trải
nghiệm mua sắm thông suốt cho khách hàng, dù khách hàng mua sắm online trên
điện thoại hay máy tính, qua điện thoại hay cửa hàng thực tế.
9 Theo Flexe.com, The Future of Logistics - 20 Trends to Follow in 2017
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
123LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Trải nghiệm khách hàng của phân phối đa kênh có sự tích hợp giữa các kênh, ví dụ,
đại diện chăm sóc khách hàng tại cửa hàng có thể tham khảo ngay lập tức lần mua
trước của khách hàng cũng như đại diện chăm sóc khách hàng qua điện thoại hay
webchat. Hoặc người dùng trên máy tính có thể kiểm tra hàng tồn tại cửa hàng trên
website công ty và mua hàng qua điện thoại hoặc qua địa điểm đã chọn sẵn.
3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN TRONG LOGISTICS
Là lĩnh vực đặc biệt có tính liên ngành, đa ngành nên việc tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ
giúp logistics đạt được nhiều lợi ích, trong nhiều trường hợp thì yêu cầu tiêu chuẩn
là bắt buộc.
3.1. Một số tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn
- Tiêu chuẩn nhân sự làm việc tại các vị trí đòi hỏi phải được huấn luyện và kiểm tra
nghiêm ngặt, liên quan tới việc điều khiển phương tiện, máy móc chuyên ngành, tới
an ninh, an toàn hay tuân thủ các tiêu chuẩn ngành khác;
- Tiêu chuẩn đối với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nhất là những ngành ứng
dụng công nghệ và đang có nhiều hướng phát triển như đường sắt, hàng không
trong đó cần rất lưu ý các kết nối đa phương thức;
- Tiêu chuẩn đối với việc thiết kế, chế tạo và vận hành các loại phương tiện vận tải,
máy xếp dỡ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảng, bến;
- Tiêu chuẩn đối với bao bì, thùng chứa, vật chứa trong vận tải hàng hải (container),
hàng không (ULD);
- Tiêu chuẩn, quy định đối với hàng nguy hiểm (phân loại, đóng gói, khai báo, dán
nhãn);
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, dược phẩm, nông sản,... mà các nước
bắt buộc phải tuân thủ;
- Quy tắc thương mại quốc tế như Incoterms, các công ước quốc tế;
- Các chương trình an toàn, an ninh theo quy định của các tổ chức quốc tế như
IMO, ICAO,...
- Mới và đặc biệt quan trọng: các tiêu chuẩn, quy định mới đối với công nghệ ứng
dụng như xe tự lái, xe điện, máy bay không người lái, không gian và tần số sử dụng,
kênh truyền thông dữ liệu lớn, trao đổi dữ liệu điện tử,...
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
124 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Quy định có tính khuyến cáo:
- Quy định về các loại trung tâm logistics: từ Cửa ngõ quốc gia tới Trung tâm cấp
Quốc gia, cấp Vùng, cấp Tỉnh, các Trung tâm phân phối;
- Quy định về kích thước bao bì, khối lượng chuẩn trong chuyển phát nhanh;
- Các chương trình an ninh chuỗi cung ứng như C-TPAT của Hoa Kỳ, AEO của EU, STP
của Singapore,...
- Quy định về chứng từ như Vận đơn vận tải đa phương thức của FIATA;
- Quy định về vận đơn điện tử e-Airway Bill của IATA.
3.2. Lợi ích của quy chuẩn
- Đối với nhân sự: Nâng cao năng lực người lao động trong ngành, giá trị công việc,
được nhìn nhận bởi cộng đồng nghề nghiệp quốc tế;
- Đối với an ninh của các quốc gia và an toàn chung: Đảm bảo an toàn, an ninh trong
vận chuyển và tồn trữ hàng hóa kinh doanh quốc tế
- Đối với các doanh nghiệp: Tăng hiệu suất, năng suất máy móc thiết bị, cơ sở vật chất
nhờ khai thác tốt không gian phương tiện, nhà kho, bến bãi;
- Giảm thời gian kiểm tra, xử lý đơn hàng, chứng từ. Tăng tính thuận lợi hóa trong
thương mại xuyên biên giới và thương mại quốc tế.
3.3. Ví dụ về tiêu chuẩn tại Nhật
- Nhân sự: Nhật Bản có hơn 300 Giấy chứng nhận cho các nhóm nhân sự làm việc
trong ngành logistics.10
- Người lái xe tải: ngoài bằng lái xe thông thường, cơ quan chức năng Nhật sẽ cấp
thêm bằng “Lái xe An toàn” cho người có kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn, bằng
“Lái xe Kinh tế” cho người biết làm nhiều công việc và thực hành tiết kiệm cho công
ty vận tải.
10 Theo tài liệu hỗ trợ phát triển năng lực logistics và phân phối ASEAN của quỹ liên kết Nhật – ASEAN
(JAIF)
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
125LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
4. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VỀ LOGISTICS
4.1. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với nhân sự logistics
Trên thực tế có nhiều quy định của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vận tải, thương
mại, hải quan, các hiệp hội nghề nghiệp,... đưa ra đối với nhân sự làm việc trong
ngành vận tải và logistics. Trong đó có các yêu cầu là bắt buộc và các yêu cầu được
khuyến cáo.
Một số tiêu chuẩn của các tổ chức quan trọng được nêu ra dưới đây:
• Quy định của tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về đào tạo nhân viên tham gia hoạt
động Vận tải Biển, áp dụng cho các Cảng vụ, Nhà điều hành cảng, Hãng tàu, Công
ty Giao nhận - Logistics, Chủ hàng11, cập nhật 4 năm một lần;
• Quy định và Hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
(ICAO), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) về đào tạo nhân sự tham gia
hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa nguy hiểm bằng đường Hàng không, áp
dụng cho Cảng Hàng không, Dịch vụ mặt đất, Hãng Hàng không, Công ty Giao
nhận - Logistics, Chủ hàng12. Nội dung Quy định được cập nhật hàng năm, nhân
sự có Giấy chứng nhận chỉ có giá trị 2 năm;
• Tiêu chuẩn tối thiểu của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA)
về đào tạo quản lý giao nhận vận tải quốc tế, các nước áp dụng cần cập nhật 4
năm một lần;
• Tiêu chuẩn tối thiểu của FIATA về đào tạo quản trị chuỗi cung ứng (từ 2009), cập
nhật 4 năm một lần;
• Chương trình An ninh chuỗi cung ứng của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Các tổ chức hợp tác kinh tế và liên đoàn nghề nghiệp trong khu vực cũng có những
khuyến cáo riêng về nguồn nhân lực logistics. Cụ thể hiện có:
• Chính phủ Úc hỗ trợ kinh phí và chuyên gia xây dựng các Tiêu chuẩn nghề nghiệp
trong lĩnh vực vận tải và logistics cho khối APEC. Với sự tham gia của các đại diện
đến từ Australia, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, năm 2016 đã có
dự thảo cuối cùng cho 5 tiêu chuẩn nghề “Giao nhận vận tải quốc tế”, “Giám sát
11 Tham khảo tại: www.imo.org
12 Tham khảo tại www.iata.org
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
126 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
kho hàng”, “Nhân viên kho hàng”, “Nhân viên logistics”, “Quản lý chuỗi cung ứng”13;
• Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) có sáng kiến thành lập Tổ công
tác về Giáo dục và Đào tạo (Working Group on Education and Training) từ năm
2009 và phát triển thành Ban cố vấn Giáo dục Đào tạo năm 2014 theo sáng kiến
đề xuất của Việt Nam. AFFA đã tổ chức khảo sát trong 10 quốc gia thành viên về
nhu cầu đào tạo nhân lực dịch vụ logistics trong định hướng hình thành Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Các nước phát triển có quy định chi tiết và chương trình hỗ trợ đặc biệt phát triển
nguồn nhân lực logistics:
• Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng của Singapore được xây dựng chặt chẽ sát với yêu
cầu công nghiệp. Ngoài chương trình bậc đại học, hai cấp đào tạo (công lập)
“Bách khoa kỹ thuật” (Politechnic - hệ 3 năm từ lớp 10) và “Viện Giáo dục Kỹ thuật”
(Institute of Technical Education - ITE - hệ 2 năm từ lớp 10) đảm bảo cung cấp
70% nhân lực cho ngành. Chính phủ có thêm chương trình Phát triển Nguồn
nhân lực Singapore “Workforce Development” hỗ trợ 90% kinh phí cho học viên
dự học để chuyển đổi nghề nghiệp sang logistics;
• Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng của Nhật Bản - nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động
hợp tác Nhật Bản - ASEAN: Chuẩn kỹ năng logistics của Nhật Bản áp dụng trong
hợp tác với ASEAN, nằm trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển logistics
& hệ thống phân phối của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Vận tải và Du lịch Nhật Bản, theo
đó Nhật Bản có 300 loại chứng chỉ cho nhân sự logistics.
4.2. Nhu cầu đào tạo logistics
Nhân lực logistics cần thiết cho cả các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà sản xuất,
thương mại, dịch vụ khác.
• Nhân lực cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hướng tới xu thế hội nhập quốc tế, ngành dịch
vụ logistics Việt Nam đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cả
về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên,
hiện nay nguồn nhân lực trong ngành logistics còn yếu và thiếu hụt cả về chất lượng
và số lượng. Theo nghiên cứu của VLA, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công
13 Freight Forwader, Warehouse Supervisor, Warehouse Operator, Logistics Administration Officer,
Supply Chain Manager.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
127LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
ty logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển
phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản
250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý,
giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp.
Nhu cầu đào tạo logistics sơ bộ như sau:
Có 3.000 doanh nghiệp logistics, trung bình mỗi công ty 20 nhân sự, mức tăng trưởng
nhân sự bình quân 7,5% (5-10%). Mức tăng trưởng nhân sự này được nhận định thấp
hơn mức tăng trưởng ngành 15-20% vì đã xét đến mức ứng dụng công nghệ cũng
như nâng cao hiệu quả quản lý.
Xét mức tăng trưởng 7,5% về nhân sự trong 15 năm (2016 - 2020), số lượng nhân sự
cần đào tạo sẽ là 3.000 x 20 x (1+0.075)^15 = 177.532 nhân sự.
Nếu tính thêm lực lượng tại các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển
phát nhanh, cảng, ga hàng hóa, có khoảng 200 công ty, mỗi công ty trung bình có
400 người, tỷ lệ qua đào tạo 50%, mức tăng trưởng 5%/năm thì sẽ cần đào tạo thêm
ít nhất 100.000 người nữa trong cùng thời gian nêu trên. Tổng cộng là 350.000 người.
• Nhân lực cho các công ty sử dụng dịch vụ:
Các nhà sản xuất, thương mại, dịch vụ quy mô trung bình 100 nhân viên thì cần có ít
nhất 4 người về logistics (quản lý xuất nhập khẩu, mua hàng, kho hàng, vận tải, phân
Ảnh 6. Sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải thực tập
tại một doanh nghiệp dịch vụ logistics
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
128 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
phối), tỷ lệ nhân lực logistics trong công ty sử dụng dịch vụ là 4%. Tính cho 350.000
doanh nghiệp trong số hơn 700.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp có 30 người, tỷ lệ qua đào tạo logistics (hoặc gần với logistics) là 50% thì số
người cần đào tạo hiện nay cũng lên tới 210.000 người.
Nếu tính tới tỷ lệ thuê ngoài logistics còn thấp, các công ty còn tự làm nhiều công
đoạn, mức tăng trưởng nhu cầu là 5%/năm thì trong 15 năm tới các nhà sản xuất,
thương mại, dịch vụ Việt Nam cần thêm 157.500 nhân sự nữa.
Như vậy ước tính trong 15 năm tới Việt Nam cần đào tạo (350.000 + 210.000 +
157.500) = 717.500 nhân sự logistics các cấp.
4.3. Đào tạo ở bậc đại học
Ở Việt Nam, những nội dung lý luận về logistics cũng đã được tiếp cận và đưa vào
giảng dạy từ khá lâu, được lồng ghép trong các môn học như: Tổ chức và kỹ thuật sản
xuất, Tổ chức và quản lý cung ứng, Tổ chức và kỹ thuật thương mại, Quản trị hậu cần...
Tuy nhiên, chỉ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường,
logistics mới được tiếp cận theo quan điểm kinh doanh hiện đại và chính thức giảng
dạy trong một số trường đại học.
Việc đào tạo nhân lực cho ngành logistics hệ đại học chính quy tập trung chủ yếu tại
các cơ sở đào tạo thuộc ngành thương mại và ngành giao thông vận tải: Trường đại
học Giao thông Vận tải có nhiều chuyên ngành khai thác vận tải (đường bộ, đường
sắt, vận tải đa phương thức) và đã mở thêm chuyên ngành quản trị logistics, Đại
học Công nghệ Giao thông vận tải với chuyên ngành Logistics và Vận tải đa phương
thức, trường Đại học Hàng hải đào tạo chuyên ngành Logistics, trường Đại học Giao
thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh có chuyên ngành Quản trị logistics và Vận tải
đa phương thức. Tổng số sinh viên được đào tạo vào khoảng 500 sinh viên/năm.
Ngoài ra, các trường khối kinh tế, ngoại thương cũng đã triển khai bổ sung các
chuyên ngành hoặc đổi mới chương trình để có nội dung theo yêu cầu của xã hội.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ngành Quản trị Logistics
và Chuỗi cung ứng năm 2016, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh đã mở ngành Kỹ sư Logistics từ 2015, Đại học Tôn Đức Thắng chủ động lồng
ghép chương trình Quản lý Giao nhận vận tải Quốc tế theo tiêu chuẩn FIATA vào
chương trình Chất lượng cao Quản trị kinh doanh Quốc tế từ 2016. Tuy vậy dự kiến
tổng số sinh viên tốt nghiệp trong 2 năm nữa cũng chỉ tới 500 sinh viên/năm.
Các trường đại học khác có giảng dạy về logistics bao gồm Đại học Kinh tế quốc dân,
Đại học RMIT, Đại học Ngoại thương, Đại học Việt Đức, Đại học Quốc tế, ...
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
129LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Về mã ngành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thêm 1 mã ngành được mở cho
logistics, do đó có 2 mã ngành là:
- Mã số 52840104: chuyên ngành “Logistics và Vận tải đa phương thức” thuộc khối
ngành Khai thác Vận tải (hiện có)
- Mã số 52510605: chuyên ngành “Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng” thuộc khối
ngành Quản lý Công nghiệp (sẽ mở năm 2017 sau giai đoạn thí điểm).
Trên thực tế có thể nói nhiều chuyên ngành liên quan khác cũng đã được các trường
đào tạo nhiều năm qua như nghiệp vụ giao nhận vận tải, bảo hiểm tại Đại học Ngoại
thương, các môn kinh tế, thương mại tại các đại học khối kinh tế khác đã đóng góp
vào năng lực đào tạo chung cho ngành logistics.
Tại Hội thảo “Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực cho logistics” tổ chức ở Hà Nội
ngày 12/10/2017, một số bất cập của công tác đào tạo về logistics được chỉ ra là:
- Chưa nhận được sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà trường
- Số lượng giảng viên, đặc biệt là giảng viên được đào tạo chuẩn về logistics, chưa nhiều
- Thiếu cơ sở thực hành
- Chương trình đào tạo chưa được xây dựng bài bản, chưa có chuẩn đầu ra
- Thiếu hợp tác với nước ngoài để mở rộng hoạt động đào tạo
4.4. Đào tạo nghề
Khối giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm đào
tạo và các doanh nghiệp tham gia đào tạo.
• Tại các trường cao đẳng, trung cấp:
Hiện mới có 3 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và
1 trường cao đẳng tại Huế đăng ký mở ngành Logistics. Tuy nhiên nhìn chung các
trường còn yếu về chuyên môn, thiếu giáo viên và năng lực tuyển sinh nên còn gặp
nhiều khó khăn. Có trường 2 năm liền không tuyển được sinh viên nào, có trường chỉ
tuyển được 19 sinh viên cho năm đầu tiên.
Riêng trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh dù không có
chuyên ngành logistics nhưng thực tế đào tạo nhân lực làm giao nhận ngoại thương
được đánh giá cao, mỗi năm có hơn 100 sinh viên tốt nghiệp.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
130 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Thủy lợi Đồng Nai tổ chức đào tạo Trung cấp “Xếp dỡ
cơ giới tổng hợp” chủ yếu đào tạo lái xe nâng (chỉ tiêu 40 học viên/năm), nghề này
ngày càng được doanh nghiệp quan tâm tuyển dụng và hợp tác đào tạo.
• Hoạt động đào tạo của các Hiệp hội:
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đã quan tâm đến vấn đề
đào tạo từ năm 2008. VLA đã xây dựng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế
của FIATA, bảo vệ thành công trước các Hội đồng quốc tế ở Thụy Sỹ năm 2009 (FIATA
Diploma về Quản lý Giao nhận Vận tải Quốc tế) sau đó tuyển sinh đào tạo từ 2011; tại
Hoa Kỳ năm 2012 (FIATA Higher Diploma về Quản trị Chuỗi Cung ứng), tại Singapore
2013 (Bảo vệ tái cấp chứng nhận cho chương trình FIATA Diploma), tại Kuala Lumpur
năm 2017 (Bảo vệ tái cấp chứng nhận cho chương trình FIATA Diploma lần thứ hai).
Chương trình đào tạo Quản lý Giao nhận vận tải Quốc tế sau 6 năm đã thực hiện
được 25 khóa với tổng số tốt nghiệp là hơn 500 học viên, tỷ lệ làm việc đúng ngành
sau đào tạo là 99%.
Hộp 6. Đào tạo logistics tại Trường đại học Thương mại
Tại Trường đại học Thương mại, môn học Logistics kinh doanh được đưa vào giảng dạy
ở chương trình chính khóa từ những năm 1990 với tên gọi “Hậu cần kinh doanh thương
mại”. Khi đó, logistics được nhìn nhận là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho các quá trình kinh
doanh tại doanh nghiệp thương mại.
Năm 2005, cùng với sự ra đời của Luật Thương mại, bộ môn Logistics kinh doanh của
Trường đại học Thương mại được thành lập. Các môn học quản trị logistics kinh doanh,
logistics quốc tế, e-logistics, quản trị kênh phân phối được đưa vào giảng dạy đã đáp
ứng được yêu cầu phổ cập lý thuyết logistics kinh doanh hiện đại, bước đầu hỗ trợ phát
triển cho hoạt động logistics tại các doanh nghiệp, phù hợp với sự trưởng thành của nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Năm 2011, giáo trình Quản trị logistics kinh doanh được xuất bản lần đầu đã đáp ứng
kịp thời yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường đại học Thương mại, đồng thời
dùng làm tài liệu tham khảo về lý thuyết cho các chương trình đào tạo sau đại học và các
nhà quản trị kinh doanh.
Từ năm 2012 tới nay, nhà trường luôn duy trì chủ trương đổi mới nội dung và chương
trình đào tạo để đáp ứng với những thay đổi của thị trường và xã hội. Do đó, chương
trình giảng dạy môn học Quản trị logistics kinh doanh được tăng cường với số lượng
3 tín chỉ và thường xuyên được bổ sung nhiều nội dung mới nhằm bắt kịp với những
chuyển biến tích cực của lĩnh vực logistics tại Việt Nam cùng với xu hướng toàn cầu hoá
và tham gia sâu rộng vào các chuỗi cung ứng với nhiều quốc gia trên thế giới.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
131LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA) thường mở lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ đại lý và môi giới hàng hải hàng năm tại TP. HCM, Hải Phòng. Chưa có số
liệu báo cáo về số lượng đào tạo.
Các hiệp hội khác trong ngành như Hiệp hội Vận tải Ô-tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội
Cảng biển Việt Nam (VPA) chưa có thông tin về đào tạo của Hiệp hội mình.
• Hoạt động đào tạo của các Liên đoàn nghề nghiệp:
Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) đã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo
trong 10 hiệp hội thành viên AFFA, sau đó xây dựng đề án phát triển bền vững nhân
lực logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics ASEAN để vận động tài trợ. Kết
quả dự án được chính phủ Nhật hỗ trợ 540.000 USD để thiết kế chương trình cốt lõi
gồm 15 Module và đào tạo 50 giảng viên cho 10 nước cuối năm 2014, Việt Nam được
đào tạo 7 giảng viên. Chương trình này hiện sẵn sàng được phổ biến ra cộng đồng.
• Doanh nghiệp tham gia đào tạo logistics:
Tại Việt Nam đã xuất hiện một số cơ sở tiến hành đào tạo nguồn nhân lực logistics,
ban đầu chủ yếu đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực đang đảm nhiệm công việc liên
quan đến logistics của các doanh nghiệp. Do đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp nên lực
lượng doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy
quy mô nhỏ nhưng đã tạo được tín nhiệm cao từ các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài.
Tổ chức đầu tiên được cấp chứng nhận Dạy nghề “Quản lý Dịch vụ Logistics” là Công
ty TNHH Tri thức Hậu cần tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Công ty này đã trở
thành hội viên và hợp tác tích cực với Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS,
nay là Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam), đầu tư đào tạo giáo viên
và xây dựng chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành của
FIATA, AFFA. Hiện nay Công ty đào tạo trung bình 400 học viên/năm với nhiều loại
chương trình khác nhau.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh còn có 2 tổ chức đăng ký dạy nghề logistics nhưng chưa
hoạt động mạnh. Ngoài ra còn có Viện Logistics Viết Nam tham gia cung cấp các
khóa học nghiệp vụ logistics ngắn hạn. Trường Cán bộ Quản lý CBAM cũng tham gia
đào tạo Quản trị Chuỗi cung ứng theo chương trình của WTC.
Khó khăn chung của các doanh nghiệp là phải tự túc toàn bộ nên chưa đủ nguồn lực
đầu tư phát triển quy mô.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
132 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
4.5. Đào tạo bổ sung, đào tạo qua thực tế công việc
Loại hình này là rất phổ biến tại các công ty trong những năm qua, do khó tìm kiếm
nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp nên các công ty tự đào tạo bổ sung kiến thức,
kỹ năng theo điều kiện hiện có, đào tạo qua thực tế công việc, kết hợp với thuê
chuyên gia huấn luyện riêng theo nhu cầu.
Một số hoạt động đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn
lớn điển hình như sau:
- Tổng Công ty Tân Cảng (SNP): SNP đã đầu tư xây dựng một Trung tâm đào tạo trên
cơ sở Liên doanh với Công ty đào tạo STC của Hà Lan, ngoài ra còn hợp tác với Viện
Quản trị Logistics, các cơ sở khác để đào tạo cho hơn 1.000 lượt cán bộ công nhân
viên/năm.
- Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept) cử cán bộ đi học nước
ngoài rồi về huấn luyện cho nhân viên trong nước, thực hiện chương trình bồi dưỡng
tài năng cho nhân viên trẻ có triển vọng.
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Hàng không (ALS) tổ chức trung tâm đào tạo
riêng đồng thời hợp tác với các đơn vị khác đào tạo hơn 500 lượt nhân viên/năm.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
133LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG VÀ
HỢP TÁC QUỐC TẾ
CHƯƠNG VII:
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
134 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
1. TRUYỀN THÔNG VỀ LOGISTICS
Trong những năm gần đây, hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về ngành dịch vụ logistics trong các cơ quan quản lý nhà nước và trong xã hội đã và
đang được thực hiện ngày càng thường xuyên hơn với sự đóng góp thiết thực của Bộ
Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch
vụ logistics Việt Nam (VLA), các hiệp hội ngành nghề và các cơ quan truyền thông đại
chúng, nổi bật là truyền hình và báo viết.
Diễn đàn Logistics Việt Nam đã được tổ chức liên tục từ năm 2013, phát huy được vai
trò là nơi quy tụ những tiếng nói chung của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh
nghiệp và hiệp hội, cơ quan truyền thông, các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm
nêu lên những vấn đề và giải pháp phát triển ngành logistics. Diễn đàn do Bộ Công
Thương, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
Sau khi có Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017, công tác truyền thông nâng
cao nhận thức trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về logistics được đẩy
mạnh thông qua các đợt tuyên truyền trên các đài truyền hình, báo chí, hội nghị và
hội thảo.
Ngày 9/01/2017, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển logistics khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Hội
nghị nhấn mạnh vai trò của logistics đối với việc phát triển khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng giao thông đường thủy và xây dựng các
trung tâm logistics lớn để tạo cơ sở thu hút nguồn hàng, phục vụ tốt cho hoạt động
sản xuất, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu. Các hội nghị lớn về logistics
đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vùng Kinh tế Duyên hải Miền Trung, Ban chỉ đạo Tây
Nam Bộ tổ chức. Các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các Sở Công Thương Hà Nôi,
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành đã liên tục tổ chức các hội nghị, hội
thảo tuyên truyền về Quyết định 200/QĐ-TTg và dịch vụ logistics.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đi đầu trong công tác tuyên
truyền về hoạt động logistics cả trong nước và ngoài nước. Viện Nghiên cứu và phát
triển logistics Việt Nam (VLI) liên tục trong các năm 2011-2016 đã tổ chức: 40 hội
thảo chuyên đề về logistics; hơn 100 khóa huấn luyện nhận thức cho sinh viên các
trường đại học (chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh); bảo trợ chuyên môn các cuộc
thi tìm hiểu về logistics như Logistikas 1.0, Logistikas 2.0 (Đại học Ngoại thương CS2),
LogEx2013, 2015 (Đại học Kinh tế Luật), I-Knowledge Globe 2015, 2016, 2017 (Đại
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
135LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), Logisticom 2015, 2016 (Đại học RMIT), Giải mã
Logistics (Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Các cơ quan báo chí, truyền hình đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền về logistics:
Thời báo Kinh tế Việt Nam: đơn vị tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam; Báo Công
Thương thường xuyên đưa tin, bài về xuất nhập khẩu và logistics; Kênh VTV1, VTV9
thường có chuyên mục đưa tin, phóng sự phản ánh tình hình phát triển và các vấn đề
bức xúc của doanh nghiệp. Tạp chí Logistics Việt Nam (Viet Nam Logistics Review) là
cơ quan của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã rất tích cực duy trì
hoạt động, liên tục phát hành tạp chí hàng tháng truyền tải các thông tin về ngành
dịch vụ logistics, phục vụ kịp thời cho các doanh nghiệp chủ hàng và logistics.
2. HỘI THẢO, HỘI NGHỊ
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics được thực hiện theo nhiều phương thức khác
nhau, từ các hội thảo, hội nghị quốc tế, các hoạt động trao đổi đoàn giữa các nước,
hoạt động liên doanh, liên kết và đầu tư ra nước ngoài.
Năm 2017, Việt Nam đã chủ động tham gia Hội nghị quốc tế hàng năm của Liên đoàn
Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA World Congress), một tổ chức bao gồm nhiều Hiệp
hội logistics quốc gia, có tác động đến ngành dịch vụ thế giới, nhất là vấn đề đào tạo
nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dịch vụ logistics. VLA là
đại diện Việt Nam tham dự sự kiện này. Qua đó góp phần nâng cao vai trò của ngành
dịch vụ logistics trên trường quốc tế. VLA đã đặt vấn đề đăng cai tổ chức Đại hội này
tại Việt Nam vào năm 2023, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng và phải
đấu thầu với các nước khác trước ít nhất là 3 năm.
Tại kỳ họp 2017 này của FIATA, VLA cũng có cam kết tham gia sâu, rộng vào các
hoạt động của các ban chuyên môn của FIATA, thông qua việc cử đại diện vào các
ban MTI, ban công tác đường biển (Working Group Sea - WGS), AFI, CAI và ABLM.
Việc tham gia này nhằm mục đích chia sẻ thông tin, đóng góp thiết thực của ngành
Logistics, các doanh nghiệp Việt Nam vào tổ chức đại diện cho ngành dịch vụ
logistics thế giới.
Năm 2017, Việt Nam (VLA) cũng đã tham gia các Hội nghị (tháng 5/2017 và tháng
11/2017) của Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) gồm đại diện từ 10 Hiệp hội quốc
gia thành viên để trao đổi về các giải pháp phát triển ngành trong khuôn khổ ASEAN
trong đó có các vấn đề quan trọng liên quan đến cả khu vực là đào tạo nguồn nhân
lực và tạo thuận lợi cho thương mại.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
136 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Trong phạm vi AFFA, Việt Nam đảm nhận vai trò điều phối về vận tải đa phương thức
và tham gia vào nhóm công tác Thuận lợi hóa thương mại.
Tham gia hội nghị của UNESCAP (tháng 5/2017) tại Thái Lan. Bên cạnh đó, VLA đã tổ
chức thành công các Hội thảo quốc tế tại Việt Na, như: Hội nghị quốc tế Logistics Hàng
không (Airfreight Logistics Viet Nam). Sự kiện này được VLA tổ chức hai năm một lần
quy tụ các cơ quan quản lý, hãng hàng không, nhà sản xuất, đại lý dịch vụ hàng hóa
hàng không cùng các bên liên quan với nhiều hoạt động tham luận, trưng bày giới
thiệu sản phẩm logistics hàng không. Hội nghị Logistics hàng không Việt Nam 2017 tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/4/2017 với sự tham gia của các nhà quản lý, khai thác
10 sân bay, 25 hãng hàng không và rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng
không, dịch vụ logistics hàng không, đại lý giao nhận. Hội nghị AFLVN 2017 ngoài các
chủ để truyền thống về vận tải, an ninh, an toàn hàng không, VLA đã đề cập đến mô
hình thương mại mới là thương mại điện tử hàng không. Qua đó đã góp phần thúc đẩy
dịch vụ logistics hàng không của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các hội nghị, hội thảo quốc tế về hoạt động logistics được tổ chức tại Việt Nam
thường kèm theo hoạt động giao lưu và tham quan các công trình logistics tại nước
chủ nhà. Sự kiện luôn được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung
ương và các địa phương với nhiều bên tham gia như các trường, viện, doanh nghiệp
dịch vụ logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu.
Ảnh 7. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị FIATA 2017 cùng với một số nước ASEAN
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
137LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Tháng 5/2017, VLA đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về vận tải xuyên biên
giới tại Hà Nội, qua đó góp phần thúc đẩy việc vận tải hàng hóa bằng đường bộ giữa
Trung Quốc qua Việt Nam đi các nước ASEAN và ngược lại.
Ngoài ra năm 2017 các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu còn tham gia nhiều
hội nghị - hội thảo khác về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, xúc tiến thương mại
(xuất nhập khẩu) ở nước ngoài, như các đoàn đi Hàn Quốc, Nhật Bản, qua đó giúp
các doanh nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ và mở rộng mối quan hệ với quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đối tác ở nước ngoài tổ chức các
đoàn tham quan thực tế, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực
logistics và vận tải quốc tế.
Năm 2016, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hội nghị vận tải xuyên biên
giới do phía Hiệp hội Giao nhận Campuchia (CAMFFA) tổ chức vào ngày 15/12/2016
tại thủ đô Phnompenh. Trong hội thảo này, doanh nghiệp hai bên tiếp tục thảo luận,
kiến nghị các giải pháp để tạo thuận lợi cho vận tải xuyên biên giới giữa Việt Nam
và Campuchia, thúc đẩy việc sử dụng cảng Cái Mép, Cát Lái làm cửa ngõ cho tuyến
hành lang phía Nam cho Campuchia. Hội thảo cũng kết nối giao lưu, hợp tác giữa 15
doanh nghiệp Việt nam và hơn 50 doanh nghiệp phía bạn .
Các hoạt động tiêu biểu trong năm 2017 gồm có: Đoàn Việt Nam tham quan và giao
lưu với Hiệp hội Logistics Quý Châu, Trung Quốc (tháng 5/2017), đoàn tham quan
cơ sở logistics Cảng Busan và cảng Pyongtaek Hàn Quốc (tháng 4/2017), Đoàn tham
quan và dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư logistics vào các tỉnh duyên hải miền Trung
(tháng 8/2017)...
Thông qua các Hội nghị, hội thảo và tham quan thực tế trên đây, trong năm 2017,
VLA đã ký kết được các văn bản hợp tác về phát triển dịch vụ logistics, như Thỏa
thuận Khung hợp tác Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông và Hành lang quốc tế Nam Á
với Chính quyền tỉnh Kiềm Nam - Hiệp hội Logistics Quảng Đông - Hiệp hội Logistics
Hồng Kông và Liên đoàn Vận tải ASEAN, ký 9/8/2017. Đoàn VLA tham gia Hội nghị
thường niên về Hàng hải và Logistics châu Á (Asia Logistics and Maritime Conference
- ALMC) 2017 ngày 23-24/11/2017 tại Hồng Kông. Việc tham gia các hội nghị này
giúp các hội viên nắm bắt được xu thế phát triển của ngành và định hướng cho
các dịch vụ của mình phù hợp với bối cảnh phát triển trung về công nghệ và thị
trường. Bên lề hội nghị ALMC 2017, VLA cũng đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội
Logistics Hồng Kông và VLA, ký ngày 23/11/2017, tại Hồng Kông, nhằm thúc đẩy các
dịch vụ logistics hiện đại, như thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và dịch vụ
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
138 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
trọn gói giữa Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam, cung cấp dịch vụ tư vấn logistics
chuyên nghiêp, trở thành đối tác logistics và thương mại chiến lược lâu dài. Sắp tới,
VLA sẽ ký thỏa thuận hợp tác phát triển dịch vụ logistics trong khu vực với Hiệp hội
Logistics Singapore (SLA), Hiệp hội Logistics Indonedia (INFA) qua đó thể hiện vai trò
chủ động trong hội nhập và hợp tác khu vực, nâng cao vai trò và uy tín của Hiệp hội
Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.
3. LIÊN KẾT, HỢP TÁC
Trong thời gian qua, hoạt động liên doanh, liên kết nhằm thúc đẩy và mở rộng quy
mô cung cấp dịch vụ logistics được tăng cường giữa các doanh nghiệp trong nước
với nước ngoài. Hiện nay Việt Nam chỉ mới mở cửa cho công ty 100% vốn nước ngoài
làm các dịch vụ logistics như kho bãi, chuyển phát nhanh, đại lý giao nhận vận tải và
một phần của dịch vụ vận tải biển, nhưng để tận dụng khả năng về kết cấu hạ tầng
và nguồn nhân lực tại địa phương nên nhiều công ty nước ngoài áp dụng chiến lược
liên doanh hay liên kết chiến lược với doanh nghiệp trong nước trước thành lập công
ty riêng của mình. Mặt khác các công ty Việt Nam cũng cần liên doanh liên kế với các
doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất và thị trường của mình. Hình
thức M&A giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nước với nhau và
giữa công ty trong nước với các công ty lớn của nước ngoài đã được tiến hành nhiều
hơn trong thời gian qua.
Một số ký kết lớn gần đây bao gồm: Thỏa thuận được ký ngày 22/11/2016 giữa
Sagawa Holdings (Nhật Bản) và Vingroup, theo đó Sagawa sẽ cung cấp giải pháp
toàn diện về logistics cho các thương hiệu bán lẻ thuộc Tập đoàn Vingroup. Ngày
28/2/2017, Công ty Yamato Asia Pte.Ltd ký thỏa thuận liên doanh với Công ty Cổ
phần Thương mại Giao nhận Ba Sáu Năm với tỷ lệ 51% của đối tác Việt Nam. Công
ty Cổ phần Gemadept cho biết đã chuyển nhượng 50,9% vốn của Công ty TNHH
Gemadept Shipping Holding và 50,9% vốn của Công ty TNHH Gemadept Logistics
Holding cho CJ Logistics (Hàn Quốc) vào ngày 01/10/2017. Công ty Interlog chuyển
nhượng một phần vốn cho Công ty của Nhật Bản ngày 18/9/2017.
4. ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ RA NƯỚC NGOÀI
Nổi bật đầu tư trong nước thể hiện qua các doanh nghiệp, như Transimex đã đầu tư
phát triển Trung tâm logistics Thăng Long tại Hưng Yên, bao gồm hệ thống kho tổng
hợp, kho lạnh và kho mát. Dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 7/2018.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
139LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Hiện nay, việc đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ logistics ra nước ngoài còn nhiều
hạn chế và chưa có số liệu cụ thể.
Một số doanh nghiệp lớn như Gemadept, Vinalines duy trì các văn phòng đại diện
hoặc đại lý của mình ở nước ngoài Singapore, Trung Quốc. Công ty Vinalines đang
hợp tác với đối tác của Bỉ để phát triển ICD ở Bỉ.
Một số công ty giao nhận, vận tải, logistics của Việt Nam đã mở chi nhánh tại các
nước ASEAN, chủ yếu trong tiểu vùng Mekong mở rộng (Campuchia, Lào, Myanmar,
Thái Lan), có thể kể đến IndoTrans (ITL), Tân Cảng Logistics, Bee Logistics, ...
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
140 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
KẾT LUẬN
Trên thế giới, xu hướng lĩnh vực logistics từ vai trò của một ngành phục vụ, trở thành
sự kết nối xuyên suốt và quyết định năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế, đang
đặt ra những yêu cầu thay đổi toàn diện về phương pháp và nguồn lực để thúc đẩy
sự đổi mới của lĩnh vực logistics ở mỗi quốc gia.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ
hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Lĩnh
vực logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại
châu Á. Đầu tư vào công nghệ và con người là sẽ yếu tố quyết định sự phát triển
của lĩnh vực logistics trong tương lai. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý
nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp sản
xuất - kinh doanh của Việt Nam cần phải tính đến trong kế hoạch phát triển logistics
thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 được hình thành trên yêu cầu
thực tiễn về đánh giá thực trạng và triển vọng của logistics Việt Nam và hiệu quả của
các quy định chính sách liên quan trong thực tế; góp phần phục vụ công tác quản lý
nhà nước, kinh doanh, đầu tư, nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực
logistics. Những thông tin, dữ liệu và định hướng trong báo cáo sẽ giúp các doanh
nghiệp thấy được các hoạt động logistics một cách rõ nét để cung cấp hoặc sử dụng
dịch vụ logistics một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bước sang năm 2018, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp nên
chú ý tập trung vào một số hoạt động sau:
- Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 200/
QĐ-TTg ngày 14/02/2017 tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội.
- Các Bộ ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục
hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng logistics trọng điểm (cảng
Lạch Huyện, đường cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh, sân bay Long Thành, trung tâm
logistics cấp I tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ...).
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
141LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
- Lồng ghép các hoạt động hội nhập và hợp tác trong khu vực với việc mở cửa thị
trường, tiếp cận nguồn hàng từ các nước láng giềng, đồng thời với việc nâng cao
chất lượng và chuẩn hóa dịch vụ logistics.
- Mở rộng mạng lưới đào tạo về logistics, đẩy mạnh tuyên truyền về logistics cho các
cấp, các ngành và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.
- Tiếp tục hoàn thiện khung thể chế và bộ máy quản lý nhà nước hỗ trợ logistics
phát triển.
- Đa dạng hóa nguồn vốn phát triển hạ tầng logistics dưới các hình thức khác nhau.
Trong những năm tới, với sự cải thiện về phương pháp nghiên cứu và sự hình thành
của cơ sở dữ liệu logistics tổng thể, các Báo cáo Logistics thường niên hy vọng sẽ đáp
ứng tốt hơn nữa nhu cầu thông tin của các độc giả trong và ngoài nước; qua đó góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đưa Việt Nam trở
thành một trung tâm logistics của ASEAN.
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
142 LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
PHỤ LỤC
Thứ hạng Nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL Doanh thu 2016(triệu USD)
1 DHL Supply Chain & Global Forwarding 26.10
2 Kuehne + Nagel 20.294
3 Nippon Express 16.976
4 DB Schenker 16.746
5 C.H. Robinson 13.144
6 DSV 10.073
7 XPO Logistics 8.638
8 Sinotrans 7.046
9 GEODIS 6.830
10 UPS Supply Chain Solutions 6.793
11 CEVA Logistics 6.646
12 DACHSER 6.320
13 Hitachi Transport System 6.273
14 J.B. Hunt (JBI DCS & ICS) 6.181
15 Expeditors 6.098
16 Toll Group 5.822
17 Panalpina 5.276
18 GEFCO 4.800
19 Bolloré Logistics 4.670
20 Kintetsu World Express 4.415
21 Yusen Logistics 4.169
22 CJ Logistics 3.662
23 Burris Logistics 3.629
24 Agility 3.576
25 Hub Group 3.573
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2017
143LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Thứ hạng Nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL Doanh thu 2016(triệu USD)
26 Hellmann Worldwide Logistics 3.443
27 IMPERIAL Logistics 3.352
28 Kerry Logistics 3.097
29 FedEx Trade Networks/SupplyChain Systems/GENCO 2.916
30 Ryder Supply Chain Solutions 2.659
31 Damco 2.500
32 Coyote Logistics 2.360
33 Total Quality Logistics 2.321
34 Sankyu 2.275
35 Schneider Logistics & Dedicated 2.125
36 Wincanton 1.720
37 Echo Global Logistics 1.716
38 Transportation Insight 1.710
39 APL Logistics 1.700
40 NNR Global Logistics 1.676
41 Mainfreight 1.640
42 Landstar 1.632
43 Transplace 1.620
44 Arvato 1.615
45 Americold 1.555
46 Fiege 1.550
47 Penske Logistics 1.500
48 Swift Transportation 1.431
49 Groupe CAT 1.328
50 NFI 1.250
Nguồn: www.logisticsmgmt.com
BÁO CÁO
Logistics Việt Nam
LOGISTICS:
TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nguyễn Minh Huệ
Biên tập
Lương Thị Ngọc Bích
Đồng Thị Thu Thủy
Chế bản và trình bày bìa
Vương Nguyễn
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
Trụ sở: Số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0243 934 1562 Fax: 0243 938 7164
Website:
Email: nxbct@moit.gov.vn
In 1000 cuốn, khổ 19x27 cm tại Công ty TNHH In và Thương mại Trần Gia
Địa chỉ: Số 14 ngõ 464 đường Âu Cơ, P. Nhật Tân, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Số xác nhận đăng kí xuất bản: 4214-2017/CXBIPH/01-130/CT
Số Quyết định xuất bản: 99/QĐ-NXBCT ngày 4 tháng 12 năm 2017
Mã số ISBN: 978-604-931-383-7
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_logistics_viet_nam_2017.pdf