Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ mẫu số B 03a-DN

MỤC LỤC Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những sản phẩm của người làm kế toán, gồm các báo cáo chủ yếu là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo KQHĐKD), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là hệ thống các báo cáo tổng hợp và trình bày một cách toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một kỳ kế toán. Là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Việc lập BCLCTT là hoàn toàn cần thiết vì nó sẽ cung cấp thông tin được đầy đủ hơn về tình hình tài chính của DN, là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào DN của các chủ DN, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ BCLCTT vẫn còn thực sự chưa rõ ràng thậm chí còn rất mơ hồ đối với nhiều người, ngay cả với những người làm công tác kế toán. Do đó, trong phạm vi đề tài này nhóm chúng em xin nói rõ hơn về BCLCTT, cụ thể là “BCLCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (theo pp trực tiếp) mẫu số B 03a-DN” nhằm giải quyết một trong những thách thức đối với người đọc và người lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là việc nhận diện các chỉ tiêu và phương pháp lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn chia làm 3 chương

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ mẫu số B 03a-DN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B áo cáo tài chính (BCTC) là một trong những sản phẩm của người làm kế toán, gồm các báo cáo chủ yếu là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo KQHĐKD), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là hệ thống các báo cáo tổng hợp và trình bày một cách toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một kỳ kế toán. Là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Việc lập BCLCTT là hoàn toàn cần thiết vì nó sẽ cung cấp thông tin được đầy đủ hơn về tình hình tài chính của DN, là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào DN của các chủ DN, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ BCLCTT vẫn còn thực sự chưa rõ ràng thậm chí còn rất mơ hồ đối với nhiều người, ngay cả với những người làm công tác kế toán. Do đó, trong phạm vi đề tài này nhóm chúng em xin nói rõ hơn về BCLCTT, cụ thể là “BCLCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (theo pp trực tiếp) mẫu số B 03a-DN” nhằm giải quyết một trong những thách thức đối với người đọc và người lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là việc nhận diện các chỉ tiêu và phương pháp lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Khái niệm Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau do Nhà nước quy định thống nhất và mang tính pháp lệnh. 2. Mục đích của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: -Tài sản -Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu -Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác -Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh -Thuế và các khoản nộp Nhà nước -Tài sản khác khác có liên quan đến đơn vị kế toán -Các luồng tiền Ngoài ra doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 3. Đối tượng áp dụng: Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các loại hình DN vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với DN vừa và nhỏ tại chế độ kế toán DNvừa và nhỏ. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các DN ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định. Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và các DN khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 4. Hệ thống báo cáo tài chính của DN: Báo cáo tài chính năm: -Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN -Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B 09-DN Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ: -Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a-DN -Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ Mẫu số B 02a-DN -Báo cáo LCTT giữa niên độ Mẫu số B 03a-DN -Bản thuyết minh BCTC chọn lọc Mẫu số B 09a-DN Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược: -Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b-DN -Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ Mẫu số B 02b-DN -Báo cáo LCTT giữa niên độ Mẫu số B 03b-DN -Bản thuyết minh BCTC chọn lọc Mẫu số B 09b-DN 5. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính: a/ Tất cả các DN thuộc tất cả các ngành, cacs thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải thành lập báo cáo tài chính năm của công ty, tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổng công ty. b/ Đối với DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các DN khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. 6. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định sau: Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: +Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan không thiên vị + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, đúng phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 7. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ (06) nguyên tắc quy định: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh. 8. Kỳ lập báo cáo tài chính: kỳ lập báo cáo tài chính năm Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm ( không gồm quý IV) Kỳ lập báo cáo tài chính khác Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 9. Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Doanh nghiệp nhà nước: -Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày (kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý) ,tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày ,còn đơn vị trực thuộc tổng công ty thì thời hạn nộp do tổng công ty quy định. -Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày (kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm) ,tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày, còn đơn vị trực thuộc tổng công ty thì thời hạn nộp do tổng công ty quy định. Doanh nghiệp khác: - Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày ( kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm ), các đơn vị khác nộp chậm nhất là 90 ngày. -Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị cấp trên theo thời hạn do cấp trên quy định. 10. Nơi nhận báo cáo tài chính: Đối tượng Định kỳ Nơi nhận báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan thuế (**) Cơ quan thống kê DN cấp trên (***) Cơ quan ĐKKD 1. Doanh nghiệp nhà nước Quý, Năm x (*) X x x X 2. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN Năm x X x x X 3. Các loại DN khác Năm X x x X (*) Đối với DN nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với DN Nhà nước trung ương còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Cục tài chính Doanh Nghiệp). - Đối với DN nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty chứng khoán còn phải nộp báo cáo tài chính cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước. (**) Các DN phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quả lý tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Tổng cục thuế). (***) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên thì phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với đơn vị khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên. (****) Đối với DN mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của DN đã thực hiện kiểm toán thì phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính trước khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà Nước và các doanh nghiệp cấp trên. II. NỘI DUNG CHÍNH: A. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): 1. Khái niệm : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hoàn thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 2. Nguyên tắc lập và trình bày: - Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) hằng năm và các kì kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán số 24-“Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán số 27-“BCTC giữa niên độ”. - Các khoảng đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên BCLCTT chỉ bao gồm các khoảng đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. - Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên BCLCTT theo 3 loại hoạt động:hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo qui định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. + Luồng tiền hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DNvà các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. + Luồng tiền hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. + Luồng tiền hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra thay đổi về quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vay vốn của DN. - DN được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN. - Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: + Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ,chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản. + Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh,thời hạn đáo hạn ngắn như: Mua,bán ngoại tệ; mua,bán chứng khoáng đầu tư; các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng. - Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập BCTC theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. - Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trên BCLCTT. Ví dụ: + Việc mua tài sản bằng cách nhận những khoản nợ liên quan hoặc trực tiếp thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính. + Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu. +Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. - Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá quy ra tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kì được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên BCLCTT để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng với Bảng cân đối kế toán. - DN phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do DN nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà các DN phải thực hiện. 3. Cơ sở lập: - Bảng cân đối kế toán -Báo cáo KQHĐKD - Bản thuyến minh BCTC. - BCLCTT kỳ trước - Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các TK 111, 112, 113; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác … 4. Mục đích: - Cung cấp thông tin cho các đối tương sử dụng để phân tích ,đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong tương lai . -Cung cấp thông tin để kiểm tra lại các dự đoán, các đánh giá trước đây về các luồng tiền ,kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả . -Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hoàn thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh ,đầu tư và tài chính của doanh nghiệp làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpvà khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp ké toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng . -Cung cấp các thông tin để đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền ,khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động trong kỳ hoạt động tiếp theo. 5.Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán để lập BCLCTT: -Sổ kế toán chi tiết các khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. -Đối với sổ kế toán chi tiết các TK111, 112, 113 pải có chi tiết để theo dõi 3 loại hoạt động và làm căn cứ tổng hợp khi lập BCLCTT -Tại thời diểm cuối niên độ, khi lập BCLCTT doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thõa mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với chuẩn mực - “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng vào chỉ tiêu:“ tiền và các khoản tương đương cuối kỳ” trên BCLCTT. -Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích đầu tư thu lãi. B. BCLCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (theo pp trực tiếp) mẫu số B 03a-DN: 1. Nguyên tắc lập và trình bày BCLCTT giữa niên độ: Các DN thuộc đối tượng phải lập BCTC giữa niên độ (dạng đầy đủ) thì BCLCTT được lập và trình bày theo quy định đối với lập và trình bày BCLCTT năm quy định trong chế độ BCTC hiện hành. 2. Cơ sở lập: Việc lập BCLCTT giữa niên độ được căn cứ vào: -Bảng cân đối kế toán kỳ lập BCTC giữa niên độ -BCKQHĐKD kỳ lập BCTC giữa niên độ -Bản Thuyết minh BCTC kỳ lập BCTC giữa niên độ -BCLCTT tóm lược kỳ này năm trước -Các tài liệu kế toán khác như: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của kỳ báo cáo. 3. Nội dung và kết cấu : BCLCTT giữa niên độ (dạng đầy đủ ) được lập theo mẫu số B 03a-DN quy định tại Chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và áp dụng cho cả 2 trường hợp lập BCLCTT theo pp trực tiếp và pp gián tiếp. Mẫu BCLCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (theo pp trực tiếp): (Dạng đầy đủ) (Theo phương pháp trực tiếp) (*) Qúy…Năm…. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIỮA NIÊN ĐỘ Đơn vị báo cáo : .................. Mẫu số B 03a – DN Địa chỉ:.................................. ( Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ(50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ(70 = 50+60+61) 70 VII.34 Lập, ngày ... tháng ... năm.. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. 4. Phương pháp lập : -Số liệu ghi vào cột 5 “lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này /Năm trước” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này /Năm nay” của báo cáo này cùng kỳ năm trước ở từng chỉ tiêu phù hợp. -Số liệu ghi vào cột 4 “ lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” được lập theo quy định đối với BCLCTT năm, nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành, phương pháp lập như sau: Đối với các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Các chỉ tiêu này đuợc lập trên nguyên tắc: các luồng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh trình bày trong BCLCTT được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Nội dung và cách tính các chỉ tiêu cụ thể của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo pp trực tiếp thưch hiện như quy định đối với việc lập BCLCTT năm (theo pp trực tiếp), nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành theo từng chỉ tiêu để tính ra số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh. (1) Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong kì do bán hàng hoá, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (nếu có), trừ đi các khoản doanh thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư,kể cả các khoản phải thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ kế toán trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hóa, dịch vụ. Số liệu để ghi được lấy từ sổ kế toán các TK111,112 (phần thu tiền), các tài khoản phải trả (tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK511 và sổ kế toán TK131 hoặc số tiền ứng trước của người mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, sổ kế toán tài khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và TK515 (bán chứng khoán vì mục đích thương mại thu tiền ngay). (2) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số 02) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã trả trong kỳ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại (nếu có), kể cả số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả liên quan đến giao dịch mua hàng, dịch vụ phát sinh từ các kỳ trước ngưng kỳ này mới trả tiền và số tiền ứng trước xho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Số liệu được lấy từ số kế toán các TK111, 112, 113 (phần chi tiết trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ), sổ kế toán TK 131 (phần chi tiền từ thu các khoản phải thu khác), sổ kế toán TK311 (phần vay ngắn hạn trả trực tiếp người bán) trong kỳ sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK331, sổ kế toán hàng tồn kho và các tài khoản khác có liên quan. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (3)Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp… do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản TK111, 112, 113 (phần chi tiền cho người lao động) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu cới sổ kế toán TK334 (phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo).Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (4) Tiền chi lãi vay (Mã số 04) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay từ các kỳ trước trả ngay kỳ này, tiền lãi vay trả trước kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản TK111, 112, 113 (phần chi tiền trả lãi vay), sổ kế toán TK 131 (phần thu tiền khách hàng trả trực tiếp lãi vay) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK335, 635, 142 (phần theo dõi lãi vay) và các tài khoản có liên quan khác.Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (5) Tiền chi nộp thuế TNDN (Mã số 05) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số tiền thuế còn nợ kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số tiền thuế TNDN đã nộp trước (nếu có) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản TK111, 112, 113 (phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ kế toán TK131 (phần thu tiền từ khách hàng và nộp trực tiếp thuế TNDN) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK333 (phần thuế TNDN đã nộp trong kỳ báo cáo).Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (6) Tiền thu khác từ hoạt động kimh doanh (Mã số 06) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, ngoài các khoản tiền thu được phản ánh ở mã số 01, như: Tiền thu từ các khoản thu nhập khác; tiền thu do được hoàn thuế; tiền thu do nhận ký quỹ, ký cược; tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án; tiền được các cá nhân bên ngoài tài trợ… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản TK111, 112, 113 sau khi đối chiếu với TK711,TK133 và sổ kế toán các tài khoản có liên quan. (7) Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra cho các khoản khác ngoài các khoản đã được phản ánh ở mã số 02, 03, 04, 05 như: tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi khác, tiền nộp các loại thuế không bao gồm thuế TNDN, tiền chi đưa đi ký quỹ, ký cược, tiền chi trả lại các khoản nhận ký quỹ, ký cược, tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả, tiền chi trực tiếp từ quỹ KTPL… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản TK111, 112, 113 trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu sổ kế toán các TK811, 333 (trừ 3334)…Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD (Mã số 20) Chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng: Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 +Mã số 03 +Mã số 04 +Mã số 05 +Mã số 06 +Mã số 07 Nếu chỉ tiêu này âm thì ghi trong ngoặc đơn. Đối với các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư: Nguyên tắc lập - Luồng tiền đầu tư được lập và trình bày trên BCLCTT một cách riêng biệt các nguồn tiền vào và các nguồn tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần. - Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, luồng tiền ra từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tíchvà tổng hợp trực tiếp các khoản thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi kép kế toán của doanh nghiệp. - Các luồng tiền phát sinh từ việc mua và thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và phải trình bày thành chi tiêu riêng biệt trên BCLCTT - Tổng số tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các khoản đầu tư vào đơn vị kinh doanh khác được trình bày trong BCLCTT theo số thuần của tiền và tương đương tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý. - Ngoài việc trình bày trong BCLCTT, doanh nghiệp phải trình bày trong thuyết minh BCTC một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các khoản đầu tư vào các đơn vị kinh doanh khác trong kỳ các thong tin sau: + Tổng giá trị mua hoặc thanh lý + Phản ánh giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và tương đương tiền + Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý + Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý. Giá trị tài sản này phải được phản ánh tổng hợp theo từng loại tài sản. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể được thực hiện như quy định đối với việc lập BCLCTT năm, nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành theo từng chỉ tiêu để tính ra số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư. (1) Tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác( Mã số 21) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã đươc vốn hóa thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư XDCB dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111,112,113 ( phần chi tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác), sổ kế toán TK131 (phần thu khách hàng trực tiếp mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác), sổ kế toán TK341 ( phần vay tiền trả trực tiếp cho người bán) trong kỳ báo cáo, sau đó đối chiếu với sổ kế toán TK211,213,217,241,331 trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (2) Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác(Mã số 22) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình và bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tièn chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư. Số tièn thu được lấy từ sổ kế toán các TK111,112,113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK711 ( chi tiết về thanh lý, nhượng bán TSCĐ), sổ TK5117, sổ kế toán TK131( phần thu tiền liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các TK111,112,113 sau khi đối chiếu với TK635, TK632, TK 811( phần chi tiền lien quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư) trong kỳ báo cáo và được ghi âm dướ hình thức ghi trong ngoặc đơn. (3) Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23) Chỉ tiêu này được lậpcăn cứ vào tổng số tiền đã chi cho bên vay, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác vì mục đích nắm giữ đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua các công cụ nợ vì mục đích thương mại. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111,112,113, sau khi đổi chiếu với sổ kế toán TK128 (chi tiết các khoản cho vay dài hạn, chi mua công cụ nợ của các đơn vị khác), TK121( Chi tiết tiền chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác) trong kỳ báo cáo chỉ tiêu này được ghi âm bằng hình thức ghi trong ngoặc đơn. (4) Thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ ciệc thu hồi lại tiền gốc đã cho vay, từ bán lại hoặc thanh toán các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu tư bàn hang các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán công cụ nợ đươcj coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ vì mục dích thương mại. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111,112, sau khi đổi chiếu với sổ kế toán TK128,228 (chi tiết thu hồi cho vay) và các TK121,228 ( chi tiết tiền thu do bán lại công cụ nợ). (5) Tiền chi đầu tư vốn vào đơn vị khác ( Mã số 25) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết…( không bao gồm chi tiêu cổ phiếu vì mục đích thương mại) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111,112,113, sau khi đổi chiếu với sổ kế toán các TK221, 222, 223 và TK228 (chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (6) Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (mã số 26) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác ( do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo ( không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu vì mục đích thương mại). Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111,112,113, sau khi đổi chiếu với sổ kế toán các TK221, 222, 223, 228, TK131 (chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo. (7) Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhận được chia (Mã số27) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và lắm giữ đầu tư các công cụ nợ, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán các TK111,112,113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK515. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra tư hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ 21 đến Mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi trong ngoặc đơn Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + … + Mã số 27 Đối với các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính Nguyên tắc lập -Luồng tiền từ hoạt động tài chính đựoc lập và trình bày trên BCLLCTT một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra,trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần. -Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp ttrực tiếp. Các luồng tiền vào, các luoòng tiền ra trong kỳ báo cáo từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể được thực hiện như quy định đối với việc lập BCLCTT năm, nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành theo từng chỉ tiêu để tính ra số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính. (1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu (Mã số 31) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu bằng tiền ( số tiền thu theo giá thực tế phát hành), tiền thu góp vốn bằng tiền của các chủ sở hữu, tiền thu do Nhà nước cấp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn của các chủ sở hữu bằng tài sản không phải là tiền. Bao gồm các TK111, 112, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK411 trong kỳ báo cáo. (2) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sơ hữu, mua lại cổ phiếu dã phát hành ( Mã số 32) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn cho các chủ sỏ hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền đẻ huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào các chỉ tiêu này gồm các TK111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK411 và TK419 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. (3) Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được(Mã số 33) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã nhận được do doanh nghiệp đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hang, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo … Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo số thực thu (Bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước). Số liệu ghi vào chỉ tiêu này gồm có TK111, 112, 113, các tài khoản phải trả( phần tiền vay nhận dược chuyển trả ngay cac khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK311, 341, 342, 343 và các TK khác có lien quan. (4) Tiền chi trả nợ gốc vay( Mã số 34) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay ngắn hạn, dài hạn, nợ thuê tài chính của ngân hang, các tỏ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này gồm các TK111, 112, 113, sổ kế toán TK131 (phần thu nợ khách hang chuyển trả trực tiếp nợ vay) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK311, 315, 341, 342, 343 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng ssó âm trong ngoặc đơn. (5) Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khảon nợ thuê tài chính trong kỳ báp cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111, 112, 113, sổ kế toán TK131 (phần thu nợ khách hang chuyển tră trực tiếp nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK315, 342 (chi tiết số trả nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm trong ngoặc đơn. (6) Cổ tức, lợi nhuận đã trả (Mã số 36) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cổ tức và lợi nhuận được chia cho các chủ sỡ hữu của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Số liệu đẻ ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK421, 338 (chi tiết số tiền đã trsr về cổ tức và lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi số âm trong ngoặc đơn. Chỉ tiêu này không bao gồm khoản cổ tức hoặc lợi nhuận được chia nhưng không trả cho chủ sở hữu mà được chuyển thành vốn cổ phần. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu với số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có Mã số từ 31 đến 36. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Mã số 40 = mã số 31+ Mã số 32+…+ Mã số 36 Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ (1) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (mã số 50) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = mã số 20 + mã số 30 + mã số 40 (2)Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (mã số 60) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu năm báo cáo, gồm: tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn (có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong vòng ba tháng trở lại) Số liệu này được lấy từ chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền cuối kỳ” của BCLCTT năm trước. (3)Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ( mã số 61) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo giữa niên độ. Số liệu được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 121, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 413 trong kỳ báo cáo.Ghi (+) nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ > tỷ giá hối đoái ghi nhận trong kỳ, ngược lại ghi âm. (4) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ( mã số 70) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu tiền và tương đương tiền đầu kỳ cộng (+) chỉ tiêu lưu chuyển thuần trong kỳ và điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ. III. LẤY SỐ LIỆU MINH HỌA T óm lại thông tin từ BCLCTT đã bổ sung thêm một cách nhìn về tình hình tài chính của đơn vị- đó là sự vận động của dòng tiền, một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động thanh toán của đơn vị. Qua đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh: tiền của đơn vị có từ đâu, sử dụng cho mục đích nào và khả năng sinh ra các dòng tiền trong tương lai. Đây chính là những thông tin tài chính mà Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQHĐKD chưa thể hiện được. Bài tập nhóm đề tài:“BCLCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (theo pp trực tiếp) mẫu số B 03a-DN” của nhóm chúng em còn nhiều sai sót và khiếm khuyết . Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo Gíao Trình Kế Toán Tài Chính 2-Ths.Hồ Thị Phi Yến Giáo Trình Kế Toán Tài Chính- Học Viện Tài Chính Kế Toán Tài Chính Doanh Nghiệp-NXB Tài Chính Nhóm: Nguyễn thị thúy Hằng Nguyễn thị Vân Đinh thị Huyền Phan thị Như Hoa Dương thị thùy Duyên Đặng thị Thủy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh_h_sua_doi__5694.doc
Tài liệu liên quan