Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Năng lượng than

Than là một ngành then chốt đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngành than nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước. Theo chỉ đạo mới của nhà nước tới năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì một số Đề án về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than đồng bằng sông Hồng đang được đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung thăm dò và thăm dò mới các vùng than Bình Minh, Khoái Châu trên diện tích 85,5Km2 tình Hưng Yên và dải than Đông Triều – Phả Lại. Theo như chúng tôi được biết, hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nhanh ngành Than để đáp ứng với nhu cầu trong nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên đã dự kiến đến năm 2010 đạt 47-50 triệu tấn than; năm 2015: 50-55 triệu tấn; năm 2020: 50-60 triệu tấn; năm 2025: 70-75 triệu tấn. Định hướng phát triển nói trên là cần thiết, nhất là những năm tới khi các dự án nhiệt điện, sản xuất xi măng có công suất lớn trên địa bàn đi vào hoạt động thì sức tiêu thụ của các hộ này cũng cần tới 14-15 triệu tấn than/năm. Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất (trung bình 35% tổng cầu). Theo quy hoạch phát triển của ngành điện, trong năm năm tới, Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500-5500 MW nguồn nhiệt điện trong năm năm tiếp theo với dự kiến tốc độ tăng trưởng của điện khoảng 7,5%-8%/1 năm cùng nhiều dự án về điện đang được triển khai.

docx26 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Năng lượng than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ QUẢN LÝ **************** BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI : NĂNG LƯỢNG THAN GVHD: TSPhạm Thị Thu Hà Nhóm SV thực hiện: nhóm 12 Hoàng Thị My 20104576 Nguyễn Thị Huyền 20104714 Nguyễn Thị Liên 20104727 Phạm Thị Thành 20104768 Nguyễn Thị Thuận 20104659 Phạm Thị Ngọc Thúy 20104661 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năng lượng là khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta.Năng lượng hóa thạch là năng lượng được sử dụng chủ yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam.Đặc biệt là Than,Ngành Than là một trong 3 cột trụ về an ninh năng lượng của nước ta. Đã từ lâu, những bước đi trong chiến lược phát triển của ngành Than đã được các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra thảo luận và bàn cãi. Cho dù vậy, nhưng đến nay, dường như vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn và khó khăn chính vì vậy chúng em quyết định chọn đề tài tiểu hiểu về Than ở Việt Nam để có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống này và đưa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn và lan giải hiện nay. CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAN 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THAN Khái niệm về than Than được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suất cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm. Thời gian phân hủy càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than càng cao. Than được cấu tạo từ Cacbon( C ) Phân loại Than: Than có rất nhiều chủng lại khác nhau Thành phần cấu tạo của than gồm có:C,H,O và N.Tùy theo thành phần cấu tạo tỷ trọng từng loại mà ta có bốn loại chính: -Than bùn:hàm lượng cácbon thấp (55-60%) nhưng hàm lượng nước cao.Nhiên liệu này cung cấp ít nhiệt và tạo nhiều xỉ -Than nâu:hàm lượng cacbon cao hơn so với than bùn(65-75) .Nhiệt trị còn tương đối thấp -Than mỡ hàm lượng cacbon cao hơn so với than nâu(80-90%).Nhiệt trị khá cao(6000-8600 kcal/kg). -Than đá:hàm lượng cacbon rất cao (90-95%).Nhiệt trị tương tự như than mỡ 1.2 TRỮ LƯỢNG THAN -Trên Thế giới Than phân bố khá nhiều trên thế giới.Những khu vực có nhiều than:Bắc Mỹ,Đông Âu,Châu Á và Châu Đại Dương mà nhiều nhất là ở Trung Quốc và ÚC. -Ở Việt Nam: Ở Việt Nam mỗi năm ngành than khai thác đạt sản lượng bình quân khoảng 40 triệu tấn.Than được phân bố theo các khu vực như: Bể than Antraxit Quảng Ninh, Bể than Đồng bằng sông Hồng, Các mỏ than vùng Nội địa, Các mỏ than Bùn. ■Bể than Antraxit Quảng Ninh Nằm về phía Đông BẮc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130km, rộng từ 10 đến 30 km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn, trong đó: tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao -1000m có trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò. Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông... rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Than Antraxit Quảng Ninh đã được triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và người Pháp khai thác từ nãm 1888-1955. Từ năm 1955 đến nay do chính phủ Việt Nam quản lý và khai thác. Than Antraxit Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với tên thương mại "Hòngay Antraxit". Khai trường than Núi Béo-Quảng Ninh ■Bể than Đồng bằng sông Hồng: Nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam... Với diện tích khoảng 3500 km2, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Khu vực Khoái Châu với diện tích 80km2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lýợng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong ðó khu vực Binh Minh, với diện tích 25km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác ðể mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả nãng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Abitum B (Subbituminous B), rất thích hợp với công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất. Bể Than Sông Hồng ■Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu - lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than Ðồng Giao); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Nông Sơn); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố)..., có nhiều mỏ than hiện đang được khai thác. ■Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối. 1.3 ỨNG DỤNG CỦA NĂNG LƯỢNG THAN Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi-măng – những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất ■Nhà máy nhiệt điện đốt than: Có thể nói ngành điện là một trong những ngành cần nhiều than để làm nguyên liệu đầu vào nhất. Để tạo ra điện năng thì hiện nay nước ta vẫn chủ yếu dựa vào nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện đốt than, với nhà máy nhiệt điện đốt than thì nguyên liệu đầu vào không thể thiếu là than. Mặc dù hiện nay các nhà máy nhiệt điện đã có một số nguyên liệu thay thế khác ví dụ như sản xuất nhiệt điện từ trấu nhưng than vẫn là nguyên liệu chính và đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho việc duy trì sản xuất của các nhà máy nhiệt điện. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí ■Sản xuất phân bón Phân đạm có thể sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu là than đá và khí thiên nhiên.. Tuy nhiên, nếu so sánh hai nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân đạm hiện nay khí thiên nhiên đang có ưu thế hơn than đá về cả chi phí cũng như nguồn cung. Do chi phí khai thác than đang có xu hướng tăng mạnh nên giá nguyên liệu than vì thế cũng tăng theo. Hơn nữa than đá còn là nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của ngành điện, xi măng và giấy nên sẽ dẫn đến tình hình cạnh tranh nguyên liệu cộng thêm thách thức về an ninh năng lượng quốc gia càng làm hạn chế nguồn cung loại năng lượng này Phân DAP là một loại phân tổng hợp của phân lân và phân đạm. Phân DAP cũng được sản xuất từ quặng apatit và than đá. Phân NPK cũng là một loại phân tổng hợp của ba loại phân đạm, kali và DAP, do đó sự thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất phân NPK sẽ phụ thuộc vào nguồn cung của 3 loại phân trên. Bên cạnh đó có thể kể thêm, Than đá là nguồn nguyên liệu để sản xuất DAP, super lân, lân nung chảy và các loại phân khác... riêng với sản xuất lân nung chảy, than cục Vàng Danh, Uông Bí là nguồn cung cấp quý hiếm. ■Sản xuất thép và xi măng Đối với ngành sản xuất thép, hai nguyên liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất thép là điện và than. Lượng than, dầu, điện ngành thép tiêu thụ chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp Nhà máy sản xuất xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THAN HIỆN NAY 2.1 CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THAN Than được khai thác sử dụng máy khổng lồ để loại bỏ các than từ mặt đất Có hai phương pháp cơ bản để khai thác than: lộ thiên và hầm lò.Khai thác lộ thiên được sử dụng khi than thường là ít hơn 200 feet dưới mặt nước. Máy khổng lồ được sử dụng để loại bỏ các lớp trên cùng của đất và đá để lộ than.Khai thác hầm lò được sử dụng khi than đá được chôn sâu vài trăm mét bên dưới bề mặt hoặc nhiều hơn. Một số mỏ có thể mở rộng đến độ sâu hơn 1.000 feet. Thợ mỏ sử dụng máy móc hạng nặng để cắt ra than đá và dựa vào hệ thống băng tải vận chuyển than để bề mặt. Một số mỏ dưới lòng đất yêu cầu trục thang máy di chuyển thợ mỏ và than đá đến và đi từ bề mặt.   * Cơ giới hóa công nghệ khai thác than: ·         Công nghệ khí hóa than ngầm ·         Công nghệ khái thác than cơ gới hóa đồng bộ bằng máy khấu Combai ·         Công nghệ khai thác than bằng sức nước. ■ Công nghệ khai thác than bằng sức nước Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ khai thác than bằng sức nước là hầu như không sử dụng đến thuốc nổ, tức là không gây chấn động, tiếng ồn trong lòng đất. công nghệ này rất thích hợp, được sử dụng nhiều tron khái thác than hầm lò mà ở trên mặt đất là những đền thờ, miều mạo liên quan đến tâm linh khu du lịchĐiển hình, mỏ than Nam Mẫu có trữ lượng khai thác công nghiệp từ mức +125 đến +290 đã được khảo sát, đánh giá khoảng 29 triệu tấn. phía trên (mặt đất) của mỏ than này là khu di tích nổi tiếng Yên Tử, một danh làm thắng cảnh, một khu du lịch nổi tiếng của đất nước. Để khai thác được tài nguyên, làm giàu cho đất nướ, đồng thời vẫn giữ được sự yên bình một khu di tích nổi tiếng,Tổng công ty Than Việt Nam đã có dự định khai thác than mỏ Nam Mẫ, sẽ trình chính phủ và công việc chỉ tiến hành khi có sự cho phép của chính phủ. ■Công nghệ khai thác than cơ giới hóa đồng bộ bằng máy khâu Combai Hiện nay, ở Việt Nam, các mỏ than chủ yếu áp dụng công nghệ khái thác bằng phương pháp khoan nổ mìn thủ công, chóng giữ bằng cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động và gần đây là giá khunng di động. các công nghệ này vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, đặc biệt là trong khấu gương, di chuyển cột, chuyển máng cào Bên cạnh đó, việc khai thác than hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên sức người, những năm gần đây, tình hình mất an toàn lao động trong khai thác than vẫn đang là một vấn đề chưa khắc phục được, để giảm thiều tình trạng mất an toàn trong khai thác than, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu công nghệ cơ giới hóa hầm lò nhưng trong kinh phí đầu tư vẫn hạn chế trong việc đồng bộ hóa công nghệ. Ông Nguyễn Anh Tuấn- viện trưởng viện khoa học công nghệ mỏ cho biết, đứng trước vấn đề hiện na, viện đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời công nghệ khai thác than cơ giới hóa đồng bộ bằng mày khấu Combai. Công nghệ này ra đời không chỉ đảm bào an toàn lao động cho công nhân khai thác hầm lò mà còn nâng cao được sản lượng khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cang tăng của nước ta. Đây là một sản phầm trong đề tài “ nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hóa khai thác và thiết kế, chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất các vỉa dày, độ dốc đến 350 tại vùng Quảng Ninh”. Với dây chuyền công nghệ kỹ thuật kết hợp giữa máy cắt vỉa than Combai với dàn chống di chuyển tự động, công nghệ này đã khắc phục được nhược điểm về giàn chống công nghệ truyền thống vốn là dàn chống cố định nên chiếm một suất đầu tư lớn trong công nghệ khai thác nên làm giảm đáng kể tai nạn lao động. Sau quá trình nghiên cứu, viện đã đưa công nghệ vào khái thác thử tại công ty than Vàng Danh và  đã đạt được nhứng thành công lớn. Sản lượng khai thác than của công ty luôn đạt khoảng 300.000 tấn/năm. Đồng thời, công nghệ này cũng góp phần nâng cao mức độ tập trung hóa sản xuất trong các hầm lò, giảm tổn thất tài nguyên và đặc biệt đảm bảo an toàn cho công nhân. Đặc biệt, so với giá nhập khẩu, công nghệ này còn giúp tiết kiệm đến 28% trong khi hiệu quả khai thác không thua kém công nghệ nhâp từ nước ngoài. ■Công nghệ khai thác khí hóa than ngầm Hiện nay, ở nước ta, công nghệ khai thác than đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) gồm: (1) khai thác hầm lò và (2) địa công nghệ ( khai thác than thông qua các lỗ khoan, như khí than ngầm, hóa lỏng than bằng enzim, hòa tan than bằng sức nước) Trong đó:   Công nghệ khai thác hầm lò trên thế giới hiện nay được phát triển mạnh nhất tại Trung Quốc cả về kỹ thuật cũng như bí quyết công nghệ. Việt Nam cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm của Việt Nam trong khai thác hầm lò tại vung Quảng Ninh không thể áp dụng cho ĐBSH, và cũng cần có sự đầu tư nghiên cứu cùng các đối tác nước ngoài để triển khai. Công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, áp dụng để khai thác các khoáng sản than trong các điều kiện tương tự bể than Sông Hồng. Không thể khai thác bằng các công nghệ truyền thống như lộ thiên và hầm lò. Việc phát triển và đưa vào áp dụng thực tế công nghệ khí há than sẽ cho phép nâng tổng trữ lượng than thế giới từ 909 tỷ tấn than lên tới 6000 tỷ tấn. Như vậy, các công nghệ truyền thồng như lộ thiên và hầm lò chỉ cho phép chúng ta khai thác được 15% trữ lượng than trong tương lai. Độ sâu tối ưu để áp dụng khí hóa than ngầm là từ 600-1200m. nếu áp dụng khí hóa than ngầm: trữ lượng than của Mỹ có thể tăng lên 3-4 lầm, 66% trong số 46 tỷ tấn của Ấn Độ có thể được đưa vào cân đối, 45% lượng than của Úc, tương đương với 44 tỷ tấn sẽ được đưa vào cân đối. Sản phẩm công nghệ khí hóa than ngầm UCG  là “ khí tổng hợp”, có giá trị sử dụng cao hơn rất nhiều so với sản phẩm của cac công nghệ khai thác lộ thiên, hầm lò truyền thống chỉ là “ than nguyên khai”.  Việc điều chế khí thu được từ công nghê DCG ( làm giàu meetan) để thay thế khí thiên nhiên là hoàn toàn khả thi và hiệu quả về mặt năng lượng. Sản phẩm thay thế khí thiên nhiên này có giá thành sản xuất vào khoảng 60-70$/1000m3. Và trong trường hợp này, nó có thể vận chuyển đi xa được. Ưu điểm của công nghệ khí hóa UCG còn thể hiện ở chỗ không sử dụng lao động chịu độc hại và nặng nhọc của công nhân trong lòng đất, giảm các công đoạn phức tạp, có chi phí lớn, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ UCG còn cho phép tự động hóa ở mức độ cao, sản phẩm có thể vận chuyển đi xa cung cấp cho các hộ tiêu thụ một các đơn giản bằng đường ống. Vì vậy công nghệ khí hóa than ngầm UCG có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển toàn bộ bể than ĐBSH. Nếu áp dụng thành công UCG tại dự án thử nghiệm Khoái Châu 1, có thể đưa vào cân đối khoảng 20-30 tỷ tấn trữ lượng than, tăng 5-6 lần so với trữ lượng hiện có. Khí hóa than ngầm UCG là một công nghệ năng lượng sạch tiềm năng, thân thiện với môi trường, được nhiều quốc gia đánh giá cao hơn so với điện nguyên tử, là một “ kho chứa cacbon khổng lồ” của thế giới, là định hướng chủ yếu của nhiều nước trong vấn đề an ninh năng lượng. 2.2) GÍA THÀNH THAN HIỆN NAY Bộ Tài chính vừa có công văn số: 14440/BTC-QLG, thống nhất mức giá than bán trong nước cho các hộ (trừ than bán cho điện) trên cơ sở đăng ký giảm giá bán than trong nước cho các hộ lẻ và các hộ sản xuất xi măng, giấy, phân bón của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tại công văn số 5315/Vinacomin - KH ngày 15/10/2012. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số: 244/VPCP-KTTH, ngày 11/8/2009 của Văn phòng Chính phủ, về giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước, thì: "Giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước (trừ than bán cho điện) thấp hơn giá than xuất khẩu tối đa là 10%". Do giá xuất khẩu than hiện nay giảm khoảng 1,4% đến 11,2% so với thời điểm tháng 8/2012, Vinacomin đề nghị giảm giá bán than đối với một số chủng loại than như sau: Thứ nhất, đối với các hộ lẻ: Giảm khoảng -0,9% đến 9,5% tùy chủng loại so với hiện hành. Thứ hai, đối với các hộ sản xuất xi măng, giấy, phân bón (hộ lớn): Giảm khoảng từ -1,5% đến -6,7% tùy chủng loại so với hiện hành. Qua rà soát của Bộ Tài chính, Vinacomin cơ bản đã thực hiện nguyên tắc giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước (trừ than bán cho điện) thấp hơn giá than xuất khẩu tối đa là 10% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đối với các chủng loại than có giá xuất khẩu giảm, giá than trong nước cũng được điều chỉnh giảm trên cơ sở cân đối chất lượng và đảm bảo thấp hơn giá xuất khẩu. Do vậy, việc giảm giá than là phù hợp trong thời điểm hiện nay. Thời gian thực hiện giảm giá than bắt đầu từ ngày 22/10/2012. Giá than bán cho xi măng, phân bón và giấy TT Giá XK hiện hành (USD/tấn) Giá XK hiện hành (Nghìn đồng/tấn) Giá bán hiện hành (nghìn đồng/tấn) Giá dự kiến (nghìn đồng/tấn) Tỷ lệ giá DK/giá XN Giảm so hiện hành 1 Cám 4b 95 1,989 1,930 1,800 90% -6.7% 2 Cám 3b 119 2,502 2,387 2,300 92% -3.6% 3 Cám 3c 115 2,410 2,227 2,150 89% -3.5% 4 Cám 5a 81 1,706 1,600 1,535 90% -4.1% 5 Cám 5b 69 1,444 1,325 1,305 90% -1.5% 6 Cám 4a 105 2,200 2,056 2,000 91% -2.7% Giá than bán cho các hộ lẻ TT Giá XK hiện hành (USD/tấn) Giá XK hiện hành (nghìn đồng/tấn) Giá bán hiện hành (nghìn đồng/tấn) Giá dự kiến (Nghìn đồng/tấn) Tỷ lệ giá DK/giá XN Giảm so hiện hành 1 Cục 4c 194 4,058 3,785 3,650 90% -3.6% 2 Cục 5a 192 4,012 3,998 3,620 90% -9.5% 3 Cục 5b 185 3,875 3,701 3,500 90% -5.4% 4 Cục 1a 194 4,067 3,692 3,660 90% -0.9% 5 Cám 1HG 140 2,932 2,868 2,650 90% -7.6% 6 Cám 2HG 136 2,848 2,774 2,560 90% -7.7% 7 Cám 3a 128 2,683 2,663 2,450 91% -8.0% 8 Cám 3b 119 2,502 2,515 2,300 92% -8.5% 9 Cám 3c 115 2,410 2,228 2,150 89% -3.5% 10 Cám 4a 105 2,200 2,056 2,000 91% -2.7% 11 Cám 4b 95 1,989 1,930 1,800 90% -6.7% 12 Cám 5a 81 1,706 1,600 1,535 90% -4.1% 13 Cám 5b 69 1,444 1,325 1,305 90% -1.5% NangluongVietnam.vn 2.3)KHAI THÁC VÀ VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác than đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành công nghiệp khai thác than đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ than, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải...làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chưa than, kim loại nặng. Đốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy điện chạy than công suất 1000MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18000 tấn NOX, 11.000-680.000 tấn phế thải rắn. trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Đơn cử như việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Đất đá thải loại trong khai thác than cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người. Trong khai thác than, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác than gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hậu quả môi trường mà chúng ta đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất. Đánh giá chung: Tiềm năng sử dụng và khai thác. +Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại: + Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. + Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. + Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. 2.4)PHÂN TÍCH THEO MA TRẬN SWOT 1.4) Điểm mạnh: Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi-măng – những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất. Điều này cho thấy đầu ra của ngành than rất ổn định. - Sự khan hiếm về nguồn cung dẫn đến sự độc quyền của than chính là điểm mạnh tiếp theo của ngành. Khi độc quyền về lĩnh vực này - Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành ít chịu rủi ro do biến cố của thị trường tiền tệ. Đồng thời đối với xuất khẩu được chế phiến từ những nguyên liệu nhập khẩu bắt đầu từ ngày 28/4/2010 được miễn thuế hoàn toàn. - Nguồn dự trữ lớn với tổng lượng than được khai thác thăm dò, tìm kiếm trên toàn quốc đạt 6.109,3 triệu tấn - Tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng 10%/1 năm trong thời gian dài sắp tới, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP 7.49% năm của Việt Nam Điểm yếu: Việt Nam chủ yếu khai thác sản xuất than để xuất khẩu làm thâm hụt nguồn cung cho nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn bỏ ra để khai thác, thăm dò là khá lớn có khi sau khi tham dò lại không thu được kết quả như mong muốn, trong khi đó phải đầu tư trong khoảng thời gian rất dài làm cho việc mở rộng hoạt động gặp khó khăn, thu hồi vốn chậm. - Vấn nạn khai thác than bừa bãi gây lãng phí tài nguyên vẫn còn tồn tại. Sự quản lý khai thác còn nhiều khe hở để cho thổ phỉ khai thác chui còn tồn tại. - Sự an toàn trong khai thác than hầm lò khá lớn với tỷ lệ tai nạn lao động mỗi năm hơn 10%. - Để làm ra được 1 tấn than phải bốc xúc tới 10 tấn đất đá, các bãi thải của công trường khai thác đang đe dọa tính mạng của người dần. - Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định.... Cơ hội: Vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. - Ngành khai thác than sẽ được lợi khi xu hướng giá hàng hoá tiếp tục tăng trong 2010. Giá than thế giới đang có xu hướng tăng ,đồng thời giá bán than trong nước cho các ngành trong năm 2010 dự kiến sẽ tăng theo giá thị trường. - Than cốc được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu khi xuất khẩu được miễn thuế hoàn toàn. - Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhu cầu về tiêu thụ than tăng trong thời gian tới. - Nhiều dự án khai thác, thăm dò đươc triển khai và được sự hỗ trợ từ nước ngoài do đó ngành than có cơ hội trao đổi khoa học công nghệ từ phía các đối tác nước ngoài, giúp hoạt động của ngành hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm được chi phí. Thách thức: Trữ lượng than ngày càng ít đi trong khi đó nhu cấu về than lại không hề giảm đi trong tương lai. Vì vậy, việc phân bổ như thế nào là vấn đề nan giải cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp. - Tuy khối lượng than nguyên khai và than tiêu thụ tăng, nhưng chất lượng không những không tăng, mà còn bị giảm. Độ tro bình quân của than nguyên khai lên tới 36,18% là con số không bình thường. Thậm trí có những mỏ (như Mạo Khê, hay Cty than Uông Bí) độ tro than nguyên khai gần 42%- cao hơn cả độ tro tối đa của than "trong cân đối" (dưới 40%). - Vấn đề thăm dò địa chất còn gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề kỹ thuật, kinh phí cũng như tài năng về con người. - Giá than chưa tiếp cận được với giá trị trường nên khả năng thu hút vốn đầu tư là rất kém. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kém và lạc hậu, đòi hỏi phải có nguồn đầu tư rất lớn để tu sửa thay thế mới. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 3.1 TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH THAN TRONG TƯƠNG LAI Than là một ngành then chốt đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngành than nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước. Theo chỉ đạo mới của nhà nước tới năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì một số Đề án về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than đồng bằng sông Hồng đang được đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung thăm dò và thăm dò mới các vùng than Bình Minh, Khoái Châu trên diện tích 85,5Km2 tình Hưng Yên và dải than Đông Triều – Phả Lại. Theo như chúng tôi được biết, hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nhanh ngành Than để đáp ứng với nhu cầu trong nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên đã dự kiến đến năm 2010 đạt 47-50 triệu tấn than; năm 2015: 50-55 triệu tấn; năm 2020: 50-60 triệu tấn; năm 2025: 70-75 triệu tấn. Định hướng phát triển nói trên là cần thiết, nhất là những năm tới khi các dự án nhiệt điện, sản xuất xi măng có công suất lớn trên địa bàn đi vào hoạt động thì sức tiêu thụ của các hộ này cũng cần tới 14-15 triệu tấn than/năm. Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất (trung bình 35% tổng cầu). Theo quy hoạch phát triển của ngành điện, trong năm năm tới, Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500-5500 MW nguồn nhiệt điện trong năm năm tiếp theo với dự kiến tốc độ tăng trưởng của điện khoảng 7,5%-8%/1 năm cùng nhiều dự án về điện đang được triển khai. Ngoài ra, các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, giấy, hoá chất cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu „khổng lồ‟ về than trong thập kỷ tới. 3.2.GIẢI PHÁP Giảm dần xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu Theo đó, Quy hoạch phát triển ngành than được xây dựng dựa trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phấn đấu năm 2030 sẽ khai thác trên 75 triệu tấn than Theo Quy hoạch, dự báo riêng nhu cầu than cho điện năm 2012 sẽ là 14,4 - 15,2 triệu tấn. Đến năm 2015 là 33,6 - 38 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ lên tới 181,3 - 231,1 triệu tấn/năm. Cùng với nhu cầu sử dụng than của các ngành kinh tế khác như sắt thép, xi măng..., dự báo nhu cầu than trong nước đến năm 2020 sẽ là 103 - 118 triệu tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu này, Quy hoạch đặt ra mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm 2012 phải đạt 45 - 47 triệu tấn; năm 2015 đạt 55- 58 triệu tấn; Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn; Năm 2030 đạt trên 75 triệu tấn. Trên cơ sở này, Quy hoạch đưa ra các kế hoạch thăm dò than tại các bể than Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, tính toán, rà soát theo từng dự án mỏ để hoạch định sản lượng khai thác đến năm 2015 khoảng 55-88 triệu tấn, 2020 là 60-65 triệu tấn. Trả lời báo chí về việc khai thác bể than sông Hồng liệu có ảnh hưởng đến an ninh lương thực và an toàn xã hội hay không? ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cho biết, đây là chiến lược lâu dài và thận trọng. Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương đánh giá lại trữ lượng cho chính xác và đề xuất giải pháp khai thác sao cho vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Quá trình khai thác sẽ thực hiện từng bước đi vững chắc trong điều kiện kỹ thuật cho phép, đảm bảo lợi ích hiện tại và lâu dài. Trước mắt, sẽ lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp. Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi. Cũng theo Quy hoạch, đến hết năm 2015, sẽ hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng bể than Đông Bắc thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300m, đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động và khai thác trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015, bể than Đông Bắc đạt sản lượng than thương phẩm 55-58 triệu tấn. Cần trên 34.500 tỷ đồng/năm Theo Quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho ngành than từ nay đến năm 2030 cần khoảng 690.973 tỷ đồng (bình quân 34.549 tỷ đồng/năm). Trong đó, nhu cầu vốn từ nay đến 2015 khoảng 208.810 tỷ đồng (khoảng 41.716 tỷ đồng/năm). Giai đoạn 2016-2020 cần khoảng 109.156 tỷ đồng (bình quân 21.831 tỷ đồng/năm). Giai đoạn 2021-2030 cần khoảng 373.237 tỷ đồng (bình quân 37.324 tỷ đồng/năm). Ngành than sẽ được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch. Theo ông Thọ, ngành Than sẽ phải tìm cách huy động tối đa các nguồn vốn trên cơ sở hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như các giải pháp tiết kiệm, tái cơ cấu doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ. Cũng theo  ông Thọ, vấn đề giá bán than chính là yếu tố khuyến khích đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước thì việc điều chỉnh giá bán than là vấn đề quan trọng để các doanh nghiệp ngành Than có điều kiện tái đầu tư và phát triển. Thực tế hiện nay, giá bán than cho các ngành khác đã gần tiếp cận thị trường. Riêng giá bán than cho điện mới đạt 57-63% giá thị trường. Tính riêng năm 2010, doanh thu từ than bán cho điện thấp hơn chi phí sản xuất tới 3.000 tỷ đồng, năm 2011 là 5.000 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu đầu tư của Vinacomin lên đến 42.000 tỷ đồng/năm. Nếu không tăng giá bán than cho sản xuất điện sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch than nêu trên. Ông Thọ cho rằng, giá than bán cho sản xuất điện cần tăng thêm 26% mới bằng giá thành sản xuất than năm 2010, khi đó giá điện tăng tương ứng 18 đồng/kWh. Nếu điều chỉnh theo giá thành than năm 2011 thì giá điện sẽ tăng thêm 200 đồng/kWh. Để các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, Chính phủ yêu cầu phải chuyển nhanh hoạt động ngành than hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo. Riêng than bán cho điện sẽ phải điều chỉnh dần theo lộ trình thích hợp nhằm đảm bảo 2 mục tiêu: ổn định chính trị kinh tế xã hội và phát triển doanh nghiệp. Giảm dần xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu Theo Quy hoạch, việc khai thác than trước hết phải đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước về chủng loại và khối lượng; chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng. Theo ông Vũ Thành Lâm, Phó TGĐ Vinacomin, năm 2011, lượng than xuất khẩu là 16,8 triệu tấn, kế hoạch xuất khẩu năm 2012 sẽ giảm xuống 13,5 triệu tấn. Đến năm 2015 sẽ giảm xuống 5 triệu tấn và những năm sau sẽ ổn định ở con số 3 triệu tấn. Theo ông Lâm, hiện nay than sử dụng trong nước chủ yếu là các loại than có nhiệt lượng thấp, còn loại than nhiệt lượng cao trong nước chưa sử dụng nên sẽ xuất khẩu để bù vào phần lỗ từ than bán cho các nhà máy điện. Hiện Chính phủ đã quy hoạch cảng xuất than phù hợp với từng giai đoạn. Một trong những mối lo nhất của các nhà quản lý hiện nay là tìm nguồn than cho các nhà máy điện. Ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng cho biết, nhu cầu than nhập khẩu cho các nhà máy điện đến năm 2020 cần tới 48 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ tăng lên 130 triệu tấn/năm. Để đáp ứng nguồn than này chỉ còn cách nhập khẩu. Tuy nhiên, tìm được nguồn hàng để nhập rất nan giải. Hiện Chính phủ đã giao cho Vinacomin làm đầu mối chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước. Thị trường đang được hướng tới là Oxtralaylia và Indonexia. Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khẩu than, khuyến khích các nhà đầu tư ra nước ngoài mua than về cho đất nước. Khuyến khích các nhà máy điện tư nhân, nhà máy điện có vốn đầu tư nước ngoài tự nhập khẩu than để phát điện. Việc quy hoạch cảng nhập than cũng đang được triển khai tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ cấp than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam. Đa dạng hóa sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường Một trong những điểm mới của Quy hoạch lần này là nâng cao tối đa sản lượng khai thác ở bể than Đông Bắc trong điều kiện kỹ thuật cho phép. Vì vậy, việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng than là một trong các giải pháp quan trọng được đề ra trong Quy hoạch. Theo yêu cầu của Quy hoạch, trước năm 2015 phải hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...) Đi kèm với việc khai thác, Bộ Công Thương đã xây dựng khá chi tiết các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, cũng như tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về môi trường và tìm cơ chế để thu hút vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên đất nước, phát huy tối đa nội lực, kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế. Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính vè môi trường tại các khu vực nhạy cảm như đô thị, khu dân cư, điểm du lịch. Đến năm 2020 phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên các vùng mỏ. b. Các giải pháp khác: -Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ để cơ giới hóa,hiện đại hóa sản xuất tại các hầm mỏ.Đẩy mạnh trình độ công nghệ để tăng năng suất .Đẩy mạnh đầu tư sản xuất với quy mô lớn. -Phát triển ngành than,khai thác và chế biến than phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường sinh thái,môi trường vùng mỏ. -Than là nguồn năng lượng không tái tạo nên sử dụng phải tiết kiệm nguồn tài nguyên than,không khai thác bừa bãi và lãng phí để có thể phát triển bển vững và lâu dài về sau. -Đẩy mạnh công tác thăm dò địa chất,áp dụng những công nghệ của các nước đi đầu về khai thác và thăm dò để có thể phát hiện những mỏ than tiềm năng. -Theo Quy hoạch, dự báo riêng nhu cầu than cho điện năm 2012 sẽ là 14,4 - 15,2 triệu tấn. Đến năm 2015 là 33,6 - 38 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ lên tới 181,3 - 231,1 triệu tấn/năm. Cùng với nhu cầu sử dụng than của các ngành kinh tế khác như sắt thép, xi măng..., dự báo nhu cầu than trong nước đến năm 2020 sẽ là 103 - 118 triệu tấn/năm. Do vậy, Quy hoạch đặt ra mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm 2012 phải đạt 45 - 47 triệu tấn; năm 2015 đạt 55- 58 triệu tấn; Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn; Năm 2030 đạt trên 75 triệu tấn. Khai thác vừa đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Quá trình khai thác sẽ thực hiện từng bước đi vững chắc trong điều kiện kỹ thuật cho phép, đảm bảo lợi ích hiện tại và lâu dài. - Về phát triển thị trường than, Chính phủ yêu cầu phải chuyển nhanh hoạt động ngành than hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo. Riêng than bán cho điện sẽ phải điều chỉnh dần theo lộ trình thích hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang web:http:// tailieu.vn Cuốn sách kinh tế năng lượng-Đại học Bách Khoa Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_mon_co_so_kinh_te_nang_luong_nang_luong_than.docx
  • pptxSlide Năng lượng than.pptx
Tài liệu liên quan