Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Thủy điện và môi trường

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,sự đi lên không ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều thì sự phát triển năng lượng là vấn đề khẩn thiết bù đắp cho tình trạng thiếu hụt hiện nay.Trong đó thủy điện vẫn là hướng tối ưu nhất,mà hướng đi đúng là rẻ,sạch và an toàn. Theo như những nghiên cứu ở trên cho thấy thủy điện là nguồn năng lượng sạch,bền vững và đã được cộng đồng năng lương quôc tế công nhận. Thủy điện giữ vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nước và nguồn năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên sẽ phát triển bền vững nguồn nước và thủy điện trong tương lai, cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: sự hợp tác phát triển nguồn nước xuyên biên giới, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp kết cấu và phi kết cấu, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất lương thực, tối ưu hóa sản xuất thủy điện. Riêng đối với Việt Nam,việc phát triển thủy điện phải căn cứ trên tài liệu thực tế điển hình về các mặt : thiết kế, quy hoạch, đánh giá ảnh hưởng môi trường phổ biến, về các biện pháp bảo vệ môi trường, tối ưu hóa hiệu quả tích cực của thủy điện, Đây cũng là dịp rà soát lại những việc đã làm được trong quá trình thực hiện dự án thủy điện, để củng cố và phát huy các kết quả đó. Đồng thời cũng nhận biết được những việc chưa làm được để bổ khuyết nâng cao hiệu quả. Với chặng đường phát triển thủy điện Việt Nam thời gian qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, đã và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường rất to lớn. Nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những vấn đề cần bổ khuyết cho sự phát triển được hoàn hảo hơn.Vì vậy ngay từ bây giờ nên xây dựng một chương trình”nghiên cứu về thủy điện điển hình tốt Việt Nam” theo tiêu chí quốc tế. Cùng với đó là một vài đề xuất nhỏ trong phát triển và quản lý bền vững nguồn nước và nguồn thủy điện là mong muốn đất nước đạt được hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quí giá này, mang lại phúc lợi cao cho toàn thể nhân dân.

docx38 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Thủy điện và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tổng thể sông Đồng Nai về dự án thủy điện, do EPDC (Nhật Bản) thực hiện năm 1993 phục vụ đề xuất dự án thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi – Đại Ninh; rồi qui hoạch tổng thể phát triển nguồn nước sông Đồng Nai và phụ cận, do Jica – Nippon Koci lập năm 1996 phục vụ đề xuất Đồng Nai 3&4, Srok Phu Miêng; qui hoạch tổng thể phát triển điện năng nước CHXHCN Việt Nam do EPDC – IEE (Nhật Bản) lập năm 1994 phục vụ TSĐ4 (1996-2000); qui hoạch tổng thể phát triển thủy điện Việt Nam dưới tên các dự án thủy điện Đại Ninh, do New – Jec (Nhật Bản) lập 1996-1997; nghiên cứu kế hoạch thủy điện quốc gia Việt Nam do liên doanh tư vấn Sweco – StarKraft – Norplan thực hiện 1999-2001 phục vụ TSĐ5, Việt Nam đánh giá tổng quan ngành thủy lợi Việt Nam, do WB – ADB – UNDP - FAO phối hợp với viện qui hoạch thủy lợi Việt Nam thực hiện năm 1996; qui hoạch thủy điện tích năng Việt Nam do Jica thực hiện. Tất cả các qui hoạch thủy năng do cơ quan tri văn nước ngoài thực hiện, đều sử dụng các tài liệu cơ bản và các nghiên cứu của tư vấn Việt Nam đã làm. Với sự thẩm tra rất cẩn thận của các cơ quan trong nước, đồng thời được rà soát lại bởi các cơ quan tư vấn nước ngoài, nên chất lượng công tác qui hoạch nguồn thủy năng được đảm bảo. Hơn nữa, được sự chỉ đạo của cơ quan Bộ Điện lực, Bộ Năng lượng và EVN, các qui hoạch thủy năng các lưu vực sông, thường được triển khai một số dự án ở mức sâu hơn, báo cáo tiền khả thi hay khả thi, nên tài liệu cơ bản là đáng tin cậy, chất lượng dự án đạt yêu cầu. Hiệu quả rõ nét nhất của công tác qui hoạch nguồn thủy năng là sự hiện diện các công trình thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng, trong các qui hoạch phát triển điện các giai đoạn. Sự hiện diện của các công trình thủy điện ở các giai đoạn phát triển điện lực, không chỉ là nguồn năng lượng phục hồi, sạch và bền vững, mà còn mang lại  hiệu quả to lớn cho phát triển công, nông nghiệp và dân sinh, đồng thời là nguồn quan trọng giảm nhẹ thiên tai (chống lũ, chống hạn) góp phần giảm khí thải hiệu ứng nhà kính gây ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Thực trạng của chiến lược phát triển thủy điện hiện nay Về quy hoạch Hầu hết quy hoạch hồ chứa mới chỉ có đánh giá tác động môi trường mà chưa đánh giá môi trường chiến lược như quy định của pháp luật. Việc đánh giá tác động môi trường của đa số các dự án thủy điện, thủy lợi chưa tốt, chưa đánh giá hết được tác động môi trường mà dự án gây ra, chưa quan tâm đánh giá đầy đủ, đúng mức ảnh hưởng tới các tài nguyên và môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đặc biệt là các tác động đến nguồn nước (cả về số lượng, chất lượng và chế độ), đến các nhu cầu khai thác, sử dụng nước khác, đến nhu cầu nước cần thiết để đẩy mặn trong mùa kiệt, bảo đảm duy trì đời sống bình thường của dòng sông ở hạ du. UBND các tỉnh phê duyệt quy hoạch hồ chứa vừa và nhỏ, nhưng thường thiếu sự phối hợp kiểm tra, giám sát của các ngành ở TW nên thường được điều chỉnh, bổ sung liên tục chạy theo cách nhìn nhận địa phương cục bộ, không phải cách nhìn mang tính tổng thể lưu vực (thay đổi vị trí, qui mô công trình, công suất, các hạng mục công trình,...), trong khi lại thiếu phân tích đánh giá toàn diện các phương án điều chỉnh trên từng hệ thống bậc thang và toàn lưu vực. Các quy hoạch liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng số lượng, tăng quy mô các hồ chứa ở hầu hết các địa phương đang là “báo động” về tình trạng quy hoạch tùy tiện, thiếu kiểm soát từ cơ quan quản lý cấp trên. Tình trạng để xây dựng hàng trăm hồ chứa trên một lưu vực sông có nguyên nhân từ sự bất cập của quy hoạch đang dẫn tới tàn phá vùng rừng đầu nguồn sinh thủy, tàn phá môi trường và tài nguyên,... rõ ràng là không thể chấp nhận được. Việc quy hoạch các công trình thủy điện do các cấp có thẩm quyền quyết định mà không tham vấn ý kiến của địa phương nơi sẽ xây dựng công trình, chỉ đến khi công trình được phê duyệt đầu tư thì địa phương mới biết, nên rất khó thay đổi để đạt mục đích hài hòa các lợi ích trong xây dựng, quản lý vận hành công trình, làm tăng nguy cơ tác động đến các cộng đồng dân cư vùng hồ, nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Về thiết kế, thi công xây dựng công trình Đa số các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ do tư nhân hoặc các công ty cổ phần là chủ đầu tư dẫn đến chủ đầu tư chỉ chú ý đến lợi ích phát điện, hoàn toàn không chú ý đến lợi dụng tổng hợp công trình, không “đếm xỉa” đến bảo đảm các lợi ích khác, thậm chí khi họ xây dựng đã kéo theo việc phá luôn rừng là nguồn sinh thủy bảo đảm tính bền vững của chính công trình thủy điện của họ. Mặt khác, do chỉ chú ý đến hiệu quả phát điện nên trong nhiệm vụ thiết kế, xây dựng công trình, phần lớn công trình hồ chứa không có dung tích phòng, chống lũ cho hạ du (nhất là các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở khu vực miền Trung), các tuyến đập không có giải pháp kỹ thuật (cống, tràn xả sâu, tràn sự cố...), quy trình không có biện pháp kỹ thuật bảo đảm vận hành cắt giảm lũ vào mùa mưa và cấp nước trong mùa khô nên nếu vận hành không hợp lý đều gây gia tăng lũ trong mùa ngập lụt ở hạ du hoặc không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ du trong mùa cạn làm các sông suối “khô héo” dần.  Ngoài ra, thực tế cho thấy, việc tận thu rừng trong lòng hồ, khu vực công trình cũng luôn kéo theo sự lợi dung để khai tác, tàn phá rừng đầu nguồn các lưu vực sông. Hâu quả là thủy điện làm mất dần “bình phong” điều tiết lũ tự nhiên trên lưu vực, gián tiếp làm gia tăng lũ, đồng thời cũng làm gia tăng nguy cơ mất bền vững của công trình (giảm tuối thọ và tăng các chi phí khác của vận hành hồ chứa theo quy định). Hiện nay việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện chủ yếu là cấp phép cho các công trình đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, việc thay đổi kết cấu công trình để đảm bảo các điều kiện trong giấy phép (trong đó có thực hiện nhiệm vụ cắt giảm lũ; duy trì dòng chảy tối thiểu) là rất khó khăn, thậm chí nhiều công trình không có biện pháp để thực hiện điều kiện của Giấy phép. Gần đây, nói về sự cố thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2, GS.TS Nguyễn Văn Liên, Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nhận định, chất lượng thi công xây dựng các khe nhiệt ở con đập chưa đảm bảo, chưa tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ. Thiết bị quan trắc chưa được lắp đặt đầy đủ trong quá trình thi công xây dựng, một số thiết bị hư hỏng chưa kịp thời khắc phục. "Việc này ngoài trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng còn có trách nhiệm của tổ chức giám sát", GS.TS Liên khẳng định. Về quản lý vận hành hồ chứa Nhìn chung, nhiều ý kiến của các chuyên gia về tài nguyên nước, thủy lợi, thủy điện và liên quan đến phòng chống thiên tai, khai thác, sử dụng nguồn nước; của các cơ quan quản lý tài nguyên nước và liên quan về nội dung, giải pháp kỹ thuật trong vận hành các hồ chứa thủy điện cũng như các ý kiến thẩm định các quy trình vận hành công trình hầu như các chủ công trình và nhất là các cơ quan quản lý cấp trên liên quan không hoặc rất ít khi tiếp thu, sửa chữa. Nhiều ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến bổ sung các nhiệm vụ vận hành công trình (như chế độ vận hành phòng, chống lũ; điều tiết nước bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu ở dưới hạ du,...) chưa được xem xét đúng mức trong quá trình hoàn chỉnh, thẩm định phê duyệt quy trình vận hành. Nhiều công trình chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của quy trình vận hành nên đã gây những hậu quả xấu cho hạ du và bản thân công trình. Trong xây dựng cũng như quản lý vận hành công trình, các chủ đầu tư hoặc chủ công trình đề không thực hiện việc thu thập thông tin khí tượng thủy văn cần thiết nên thường vận hành không hợp lý, có trường hợp gây lũ về sớm, lên quá nhanh, làm gia tăng mức độ ngập lụt như trong lũ lụt năm 2009 ở hạ lưu sông Hương-Bồ (do sự cố vận hành cửa van công trình thuy điện Bình Điền), sông Vu Gia – Thu Bồn (do xả nước từ công trình A Vương), sông Ba (do vận hành xả lũ của công trình sông Ba Hạ); trong lũ lụt lịch sử ở Hà Tĩnh, Quảng Bình (do sự cố công trình thủy điện Hố Hô, Kẻ Gỗ). Việc xây dựng công trình không bảo đảm phương án chống lũ cần thiết hoặc công trình không an toàn dẫn đến vỡ đập gây hậu quả nghiêm trọng cho hạ du (như trường hợp vỡ đập Cửa Đạt năm 2007 khi đang thi công, vỡ đập Khe Mơ năm 16/10/2010 khi đang sửa chữa; vỡ đập Z20, đập Thầu Dầu năm 2008,... Tác động của thủy điện đến môi trường tự nhiên Thủy điện không còn là nguồn năng lượng rẻ và ít ô nhiễm như mọi người lầm tưởng  Nếu tính theo quan điểm tài chính, nghĩa là đồng vốn bỏ vào đầu tư xây đập, làm hồ, xây nhà máy, đền bù cho dân phải dời nơi sinh sống từ lâu đời tới một nơi xa lạ để tái định cư thì giá thủy điện rẻ gấp nhiều lần so với nhiệt điện hoặc các dạng điện năng khác. Thế nhưng, còn một số mất mát khác chưa được tính tới. Nếu tính thêm mất rừng nhiệt đới, mất đa dạng sinh học do đập thủy điện gây ra, làm giảm sút hệ thủy hải sản, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn, sói lở ở dòng sông, mất những vùng đất ngập nước do sông biến đổi gây ra, hạ mực nước ngầm ở những nơi lòng sông bị đào sâu, sức khỏe cộng đồng và nhất là những khó khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn là không hề rẻ chút nào. Ảnh hưởng đến môi trường đất: Xét vể mặt tích cực, thủy điện cũng có những tác động tốt đến môi trường đất. Trước hết, lợi dụng mực nước dâng cao trong hồ có thể xây dựng hệ thống nông giang phục vụ tưới tiêu ( nếu xung quanh nhà máy có khu vực hạn hán, không phát triển được nông nghiệp). Nhiều trường hợp thực tế đã gặp, lợi ích này có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Ví dụ điển hình thường nêu cho NMTĐ xây dựng ở Ai Cập (với đập Aswan ngăn sông Nile). Nhờ xây dựng nhà máy này mà một diện tích lớn đất đai khô cằn ở Sudan và Ai Cập được tưới nước. Nền nông nghiệp phát triển dài lâu đã nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư cho cả nhà máy. Tuy nhiên những tác động xấu của thủy điện đến môi trường đất là không hề nhỏ. Việc xây dựng các hồ chứa làm mất đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả đất rừng. Theo tính toán, để có 1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 – 10 ha rừng. Hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất ngập nước, đã làm mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu quả là nhiều loại động vật cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống. Giải pháp: Khi thiết kế xây dựng hồ chứa nước bắt buộc phải có các tính toán về thiệt hại đối với thế giới động vật, tính toán thiệt hại về kinh tế. Và phải tính đến các biện pháp hoàn bù đất, cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện điều kiện cho thực vật phát triển và áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học khác để cải tạo đất. Khi xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện, Nhà nước sẽ phải trưng dụng vùng đất để ngập nước, gia cố bờ chắn sóng, đưa một số công trình và khu vực sinh hoạt cho cán bộ, công nhân xây dựng, xây dựng khu tái định cư cho người dân sinh sống từ trước ở khu vực hồ chứa nước... Hiện nay, diện tích các hồ chứa nước các công trình thuỷ điện ở Nga chiếm khoảng 0,3% quỹ đất của nước này, ở Canada 0,6% và ở Mỹ là 0,8%. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước trên 1 triệu kWh thuỷ điện hiện nay ở Nga là 6 ha, ở Mỹ là 6,5 ha và ở Canada là 6,9 ha/1 triệu kWh. Chỉ số này có xu thế còn tiếp tục giảm xuống Các biện pháp giảm tác động đến nguồn lợi đất trong xây dựng và vận hành các công trình thuỷ điện bao gồm: Chia nhỏ kênh xả nước theo mức sử dụng năng lượng. Xây dựng công trình đầu mối nước dân mức thấp và trung bình thay cho một đầu mối mức nước cao. Biện pháp này cho phép giảm được diện tích ngập nước nhiều lần. Xây dựng hệ thống xả/thoát nước, giảm lưu lượng xử nước, đảm bảo chế độ tối ưu nước – không khí trong đất tạo tiền đề cho những vụ thu hoạch nông sản lượng cao, bảo vệ an toàn các đô thị gần công trình. Xây dựng đập bảo vệ công trình. Xây dựng đập trên dòng chính sông sẽ dẫn tới việc lắng đọng phần lớn phù sa trong lòng hồ mới hình thành, dẫn đến giảm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho đồng bằng châu thổ và lượng trầm tích ven biển. Hậu quả là độ phì của đất ngập nước bị suy giảm. Một số vùng ven biển như rừng ngập mặn thiếu trầm tích bổ sung có thể bị xói lở và tiếp tục bị thu hẹp diện tích Những phương án chặn nước đổi dòng, nhằm tập trung lưu lượng và dâng cao cột nước đôi khi lại gây ra hạn hán khô cằn cho cả những khu vực rộng lớn. Trong những trường hợp như vậy, thường cách khắc phục là phải thay đổi lại toàn bộ phương án nhà máy ( giảm công suất hoặc ngừng hẳn) để trả lại điều kiện tự nhiên ban đầu cho dòng sông. Trong một số trường hợp còn phải chú ý cả đến các ảnh hưởng gián tiếp với những công trình có sẵn xung quanh nhà máy thủy điện. Chẳng hạn, ảnh hưởng làm tăng cấp động đất cục bộ ( còn gọi là động đất thứ cấp) do xây dựng nhà máy thủy điện. Hiện tượng này thường xảy ra với các nhà máy thủy điện lớn, kiểu đập. Khối nước của hồ đè nặng trên mặt đất, khi bắt đầu tích nước đưa nhà máy vào vận hành, có thể làm tăng cấp động đất (lâu dài sau đó, hoặc trong một thời gian). Hiện tượng này rất cần được quan tâm đối với khu vực thường xuyên có động đất và có những công trình lớn đã được xây dựng trước khi có nhà máy thủy điện. Ảnh hưởng đến môi trường nước Suy giảm do lượng phù sa không còn đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ quan trọng cho các loài sinh vật do một lượng lớn phù sa trong nước bị giữ lại khi chảy qua tua-bin Khi phù sa lắng đọng ở đằng sau con đập, xảy ra một hiệu ứng gọi là “thừa mứa dinh dưỡng” có thể làm cho lượng ôxy cung cấp bị suy giảm.  Giảm sự chuyển dịch của sỏi cuội về hạ du tác động đến các điều kiện sinh cảnh quan trọng, như: các bãi đẻ trứng cho cá . Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ hạn chế các luồng di cư và bán di cư của các loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản, có nguy cơ làm kiệt quệ nguồn thức ăn của cá tại các công trình lấy nước tại nhà máy thuỷ điện. Kết quả là nguồn thuỷ sản bị giảm, đặc biệt là các loại cá quý hiếm, trong một số trường hợp còn bị tuyệt chủng. Để ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực này, trong các dự án thuỷ điện hiện nay, người ta cho áp dụng các biện pháp đặc biệt, trong đó có biện pháp xây dựng công trình bảo vệ cá, cho cá qua lại và tạo lập cơ sở thức ăn cho cá. Tác động của các hồ chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện. Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước. Trong các dự án hiện nay về hồ chứa nước, người ta đều tiến hành dự báo chất lượng nước, trong đó phải tính đến các đặc điểm thoát nước tự nhiên, ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các quá trình lưu chuyển nước trong vùng. Kết quả dự báo chất lượng được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu thuỷ hoá và thuỷ sinh học. Việc đánh giá chất lượng nước được thực hiện bằng cách so sánh kết quả dự báo với nồng độ giới hạn cho phép các thành phần khác nhau, quy định trong các tài liệu tiêu chuẩn – quy phạm Ảnh hưởng đến môi trường không khí Với sự thay đổi của mức nước làm ảnh hưởng đến độ ẩm và khí hậu các khu vực ven sông. Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu các vùng lân cận, có thể giảm nhiệt độ cực trị của khí quyển. Nhiệt độ cao nhất về mùa hè có thể giảm xuống 2-3oC, mùa đông tăng lên 1- 2oC, độ ẩm không khí cũng có thể thay đổi. Ví dụ: Vùng hạ lưu của các công trình thuỷ điện lớn ở Sibiri đã chịu tác dụng tiêu cực về vi khí hậu. Tại khu vực này về mùa đông, nước nóng chảy dài trong một không gian lớn đã không đóng băng hoàn toàn, là nguyên nhân gây ra hiện tượng sương mù, gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và làm thay đổi theo hướng tiêu cực hệ sinh thái khu vực. Để đối phó với hậu quả tiêu cực về thay đổi vi khí hậu, xuất hiện ở vùng hạ lưu các hồ chứa nước ở Sibiri, người ta đã nghiên cứu xây dựng kết cấu đặc biệt cho các công trình lấy nước, cho phép điều hoà được chế độ nhiệt của nước ở vùng hạ lưu bằng cách làm tường vây che nước ở các độ sâu khác nhau trong hồ chứa nước, do đó làm giảm được khoảng cách không gian ảnh hưởng của nước nông. Trong tương lai, kết cấu đặc biệt của công trình dẫn nước nóng này có thể được áp dụng cho các công trình thuỷ điện trên các sông miền Đông Sibiri và Viễn Đông. Một điểm đặc điểm quan trọng của thủy điện là nó hầu như không đốt nhiên liệu hoá thạch, do đó không trực tiếp tạo nên khí nhà kính dioxit cacbon làm nóng khí hậu trái đất. Một công trình nghiên cứu xếp thuỷ điện vào vị trí phát khí nhà kính ít nhất, tiếp đến là điện gió, điện hạt nhân và thứ tư là điện mặt trời. Do đó, có thể coi đây là dạng năng lượng sạch. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu hơn thì thủy điện lại gián tiếp thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính. Việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước lần đầu nếu không tốt sẽ ô nhiễm nước hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Nó còn thải ra khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2. Chúng ta đều biết, hiện tượng trái đất nóng lên gây biến đổi khí hậu một phần là do phát thải khí nhà kính. Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch nhưng quan điểm này đã sai vì chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính- khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh. Xét ở khía cạnh phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện còn ô nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và đioxit cacbon (CO2). Khí mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có oxy. Xác động thực vật chết bị ngập chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi trường yếm khí và hình thành nên khí mêtan. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua - bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước dễ dàng thoát ra ngoài. Theo Ủy hội Đập thế giới, ở nơi nào mà hồ chứa khá lớn so với năng lực của đập (dưới 10W/m2 diện tích bề mặt) và không có sự phát triển trở lại của bất cứ loại thực vật nào đã bị phát quang thì lượng khí thải nhà kính phát thải từ đập khi sản xuất điện cũng ngang như việc đốt dầu mỏ để sản xuất cùng một lượng điện. Năm 1990, các nhà khoa học đã ước tính được lượng phát thải khí nhà kính của đập Curua- Una ở Para (Braxin) là cao hơn 3,5 lần so với cùng lượng điện được tạo ra từ dầu mỏ hay chỉ với 52.000 con đập lớn của thế giới đã đóng góp hơn 4% tác động gây nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu không gian Quốc gia Braxin (INPE) chỉ ra rằng, các đập thủy điện lớn có thể tạo ra lượng khí mêtan hàng năm trên toàn cầu tương đương khoảng 800 triệu tấn khí CO2. Các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với việc mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu, hay nói cách khác chúng làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển. Hiện nay, dù chưa có thống kê về diện tích rừng bị mất do làm thủy điện trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng từ con số ước tính về lượng CO2 phát thải vào khí quyển trên một đơn vị diện tích rừng bị mất (16,1 triệu ha rừng trên thế giới bị mất giải phóng 1,6 Giga tấn cacbon đioxit/năm) hay căn cứ trên khả năng của rừng nhiệt đới có thể hấp thu CO2 (là 9,62 tấn/ha/năm) người ta có thể hình dung phần nào về sự đóng góp vào sự biến đổi khí hậu thông qua việc gián tiếp làm tăng phát thải CO2 của thủy điện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Ảnh hưởng đến môi trường sống của chính con người Con người sống trong môi trường thiên nhiên, dù ít dù nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng tác động khi môi trường thiên nhiên bị biến đổi. Tất cả những tác động đến môi trường đất, nước, không khí đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chính con người chúng ta nên việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức quan trọng. Việc mất đi diện tích đất lớn, trong đó có cả khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số đã làm biến dạng cấu trúc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Chính sách đền bù, tái định cư mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác, về thu nhập, về kinh tế như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, từ sản phẩm rừng chưa được tính đến. Nhiều quy định chồng chéo và thay đổi liên tục, không căn cứ vào các quy định pháp luật khiến cho đời sống của người dân bị xáo trộn. Làm mất đất canh tác của người dân. Thực trạng điều tiết nước không hợp lý gây nên lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thay đổi dòng chảy của các con sông ảnh hưởng đến người dân chủ yếu hoạt động kinh tế trên các con sông này. Vấn đề di dân -tái định cư cho dân cư nông nghiệp sống trong vùng hồ chứa không đơn giản, tác động về mặt xã hội sẽ rất lớn và lâu dài. Vấn đề là phải dành một diện tích canh tác rất lớn để phân chia và xây chỗ ở cho các người tái định cư. Đối với trường hợp người nông dân sau định cư sẽ phải kiếm sống bằng những ngành nghề phi nông nghiệp nếu không có chính sách hỗ trợ dạy nghề, kiếm việc làm thì thất nghiệp là chắc chắn và Nhà nước lại phải tiếp tục hỗ trợ đời sống lâu dài. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ.Với các công trình thủy điện, do mất rất nhiều đất ở và đất canh tác để làm hồ chứa nên sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân có thể gặp khó khăn. Đặc biệt, có trường hợp chôn vùi vĩnh viễn cả một nền văn hoá dưới lòng hồ. Có thể kể ra các trường hợp điển hình đã xảy ra ở các đập thuỷ điện sau đây: Đập Tam Hiệp (Trung Quốc), Clyde ở New Zealand, Ilisu ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. Theo một đề án nghiên cứu của cơ quan chuyên ngành, hồ thủy điện Hoà Bình làm ngập 6.609 héc ta, tương đương với dung tích điều tiết 5 tỉ m3 nước, bình quân ngập 1,3 héc ta/1 triệu m3; hồ Thác Bà ngập 16.629 héc ta, ứng với dung tích điều tiết 1,8 tỉ m3, trung bình ngập 9,2 héc ta/1 triệu m3. Tổng diện tích ngập lụt quy về đất nông nghiệp của các hồ chứa trên sông Đà, sông Lô tham gia chống lũ cho đồng bằng sông Hồng là 47.534 héc ta. Tổng số dân phải di chuyển 174.607 người, với tổng chi phí đền bù khoảng 622 triệu đô la Mỹ. Như đã nói ở trên, sự mất mát về các loài động thực vật ở khu vực đất xây đập có thể gây hiệu quả về mặt sinh thái và thậm chí cả kinh tế, nhiều loài động- thực vật quý hiếm đã mất đi gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng và khu vực. Ngoài ra, do lượng phù sa bị giữ lại, không chảy xuống hạ lưu đã khiến cho các vùng đất này không được bồi lằng, đất giảm dần sự màu mỡ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, cùng với đó nước mặn có cơ hội xâm thực vào từ cửa biến gây những hậu quả xấu cho người dân khu vực ven biển. Ước tính hàng năm của hồ chứa ở Việt Nam giữ lại trong lòng hồ khoảng 60-70 triệu m3 phù sa, trong đó có 1.610 tấn mùn, 1.260 tấn sun phát đạm, 292 tấn lân, 780 tấn kali. Đây là lượng chất dinh dưỡng khá lớn mà nếu được sử dụng sẽ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Việc thiếu sự tính toán khi xây dựng các đập thủy điện có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các thảm họa. Trường hợp xấu nhất sảy ra đối với thủy điện là sự cố vỡ đập, trong trường hợp đó là bất khả kháng, gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của toàn bộ dân cư sinh sống vung hạ lưu con sông có thủy điện. Chính vì vậy, khi xây dựng thủy điện thì đập là yếu tố kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu trong việc tính toán, thiết kế và xây dựng ở mức độ khắt khe nhất, nghiêm ngặt nhất về đầu tư chất xám con người, kỹ thuật thi công và sức bền vật liệu. Thực vậy, với những con đập thuỷ điện lớn, nếu để xảy ra sai sót hoặc cẩu thả trong quy hoạch, thiết kế hay thi công, hoặc không khảo sát đầy đủ cấu tạo địa chất và lường định chính xác cấp độ động đất có thể xảy ra trong địa bàn nhà máy, sẽ gây ra thảm họa khôn lường cho các khu dân cư ở phía hạ lưu. Các đập nước lớn làm thay đổi kết cấu địa chất dữ dội đến mức đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa kinh khủng như động đất hay lũ lụt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy trận động đất kinh hoàng làm 80.000 người chết và mất tích ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tháng 5/2008 có thể khởi nguồn sâu xa từ việc tích trữ 320 triệu tấn nước ở hồ chứa Zipingpu, cách nơi xảy ra động đất hơn 1,5km. Lời giải thích là việc nén một lượng nước quá lớn ở một khu vực chật hẹp có thể gây ra những nứt gãy bên dưới các lớp địa chất mới hình thành. Trong lịch sử ngành thuỷ điện toàn cầu đã từng xẩy ra những thảm hoạ kinh hoàng. Chẳng hạn, do vị trí địa chất không phù hợp, hồ chứa nước phía sau đập Vajont, nước Ý vào năm 1963 đã bị một trận lở đất lớn ập xuống, tạo nên đợt sóng thần quét qua đỉnh đập và lao xuống thung lũng bên dưới. Và kết quả 2000 dân thường chết. Nhưng nếu tính về thiệt hại nhân mạng đối với một nhà máy thuỷ điện, sự cố vỡ Đập Bản Kiều, trên sông Ru, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có thể xếp vào số 1. Với đập này, nhà máy thuỷ điện đạt công suất khổng lồ đến 18 Gega-oat GW, tương đương 20 lò phản ứng hạt nhân. Sự cố xảy ra 2 lần trong năm 1975. Lần đầu, con đập đã bị vỡ và thiệt hại cũng khá nặng nề. Sau khi vừa sửa chữa và xây lại, 1 cơn lũ lớn đã làm đập vỡ toang. Hậu quả hết sức nặng nề, mãi đến năm 2005 mới được công bố: 175.000 người thiệt mạng (26.000 người chết trực tiếp vì lũ lụt và 145.000 người chết do dịch bệnh và nạn đói sau đó), trên 11 triệu người mất sạch nhà cửa do 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy.Hậu quả đó lớn hơn bất kỳ thảm hoạ nhà máy điện nào trong lịch sử, kể cả nhà máy điên hạt nhân và chỉ có thể so sánh với các vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima, Nakasaki ở Nhật trong thế chiến II. Từ những thảm họa trên có nhiều bài học cần được rút ra, vấn đề đó càng quan trọng hơn khi xảy ra sự việc ở thủy điện Sông Tranh 2 gần đây. Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu được dư luận cả nước chú ý vào những ngày cuối tháng 3-2012, khi nơi đây xảy ra sự cố nước tràn qua thân đập, rò rỉ với lưu lượng lớn, sau đó là tình trạng động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Bắc Trà My và dư chấn lan ra nhiều vùng lân cận. Nhiều chuyên gia cho rằng, sai lầm đáng tiếc nhất của dự án thủy điện Sông Tranh 2 là đã đặt đập vào vị trí rất nguy hiểm, nơi giao điểm của nhiều đứt gãy và các họng núi lửa đang tái hoạt động. Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006, 2 tổ máy với tổng công suất 190 MW, dung tích hồ chứa nước khoảng 730 triệu m3, thiết kế cao hơn vùng hạ lưu 100 m. Trong khi việc khắc phục sự cố rò rỉ đang tiến hành thì tình trạng động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại gia tăng. Theo Viện Vật lý địa cầu, trước khi có thủy điện Sông Tranh 2, khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Thế nhưng, sau khi có thủy điện, từ ngày 3-11-2011 đến 22-10-2012, khu vực này xảy ra 66 trận động đất (trong đó có 2 trận mạnh 4 độ Richter và 4,7 độ Richter; riêng trận động đất ngày 22-10 có cường độ 4,6 độ Richter). Trong tuần đầu tiên của tháng 11-2012, có 10 trận động đất mức độ nhẹ; đến ngày 15-11, xảy ra động đất 4,7 độ Richter, dư chấn lan ra đến Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Tròn một năm, hơn 70 trận động đất xảy ra, làm sao người dân có thể yên tâm? Sợ động đất dẫn đến thủy điện vỡ, nhiều hộ dân xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My nằm phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dời nhà cửa vào rừng để ở. Khi người dân đã giảm lòng tin, không thể không nói đến trách nhiệm vì sao có cớ sự này và cách giải quyết để an dân. Bởi sinh mạng con người là vô giá, những thiệt hại hao tâm tổn trí, sinh hoạt đảo lộn của người dân khó tính ra bằng tiền. 5.100 tỉ đồng không thể so được với 40.000 sinh mạng người dân hạ lưu và các xã xung quanh. Dưới chân con đập cao gần 100m là hàng chục ngàn dân Bắc Trà My, là hơn 1 triệu dân sống ở lưu vực sông Thu Bồn - hạ lưu sông Tranh. Khi những cơn rung chấn mạnh, đến 4,2 độ richter, cùng với hàng chục ngàn nhà dân ở Bắc Trà My, đập thủy điện Sông Tranh 2 cũng rung lên bần bật, đã khiến cả chính quyền và người dân nghĩ đến đều sợ không dám nghĩ. Dưới kia, dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 là khoảng 1,5 triệu sinh mệnh con người. Để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2, có hơn 800 hộ dân với 2.300 nhân khẩu, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, của đất Trà My đã phải nhường đất đai nhà cửa, rời bỏ ruộng vườn vốn mất nhiều mồ hôi và nước mắt mới có được đi đến nơi khác định cư và trở lại cuộc sống từ những khó khăn ban sơ, Đó đã là một sự hy sinh to lớn cho công cuộc phát triển của ngành điện, của quốc gia. Thế nhưng, đến nơi ở mới, cuộc sống vốn khổ cực của người dân chưa kịp vơi thì họ đã phải đối mặt với thiên tai (động đất) và nhân tai (thủy điện). Nhường đất cho thủy điện và phải sống những ngày mà hiểm họa động đất, vỡ đập lửng lơ trước mặt đã là thêm một sự hy sinh to lớn. Vậy, EVN cần người dân hy sinh đến mức nào mà vẫn kêu gọi người dân hy sinh? Việc EVN bỏ ra hơn 5.000 tỷ đồng xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 ngay trên đới đứt gãy địa chất (nơi trong lịch sử đã từng xảy ra động đất) không phải lỗi của người dân Trà My, không phải lỗi của chính quyền địa phương thì lý gì kêu gọi họ tiếp tục hy sinh cho thủy điện? Nói như vậy, trách nhiệm của chủ đầu tư, của những nhà tư vấn - thiết kế, của những nhà khảo sát địa chấn trước khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 ở đâu? Lịch sử đã chứng minh, khi Tổ quốc cần, nhân dân cống hiến cả người lẫn của. Người dân Trà My cũng vậy, họ đã hy sinh xương máu cho công cuộc giải phóng dân tộc, và nay, họ sẵn sàng hy sinh để xây dựng phát triển đất nước. Nhưng điều ấy không có nghĩa buộc họ phải tiếp tục “hy sinh” cho những sai lầm của những người đi xây dựng thủy điện. Mà ngược lại, lợi ích, sự an toàn và tồn vong của người dân Trà My, người dân Quảng Nam trong trường hợp này phải đặt lên trên tất cả lợi ích kinh tế, thậm chí nếu cần đổi cả sự tồn vong của thủy điện Sông Tranh 2. Tiếp đến về vấn đề môi trường nước. Một số hồ thuỷ điện đã làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy ở lưu vực sông bị chuyển nước sang lưu vực khác như: hồ thuỷ điện An Khê-Kanak chuyển nước sông Ba sang sông Kone, thủy điện thượng Kon Tum chuyển nước từ nhánh sông Dak Bla thuộc lưu vực sông Sêsan sang lưu vực sông Trà Khúc. Một số công trình thuỷ điện khác như Dak Mi 4, Phước Hoà, Nậm Chiến... đều chuyển gần như toàn bộ lượng nước sau khi phát điện sang lưu vực khác. Lượng nước trả lại cho các sông bị chuyển nước ở hạ lưu các nhà máy thuỷ điện không đáng kể, làm cạn kiệt và biến đổi chế độ dòng chảy phía hạ lưu các sông này, ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác, sử dụng nước ở hạ lưu các sông. Lấy ví dụ cụ thể về những tồn tại, bất cập về môi trường tự nhiên và xã hội trong xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở Thừa Thiên- Huế, quá trình thi công xây dựng và chặn dòng tích nước các hồ thủy điện ở Thừa Thiên- Huế đã có những ảnh hưởng nhất định đến chế độ dòng chảy hạ du các con sông. Trước hết là làm suy giảm số lượng và chất lượng dòng chảy ở hạ lưu trong thời gian thi công và tích nước ban đầu. Hầu hết các công trình thủy điện Bình Điền, Hương Điền đều không có thiết kế cống xả cát đáy nên một lượng lớn bùn cát, phù sa bị giữ lại trong lòng hồ. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của hồ chứa mà còn gây ra tình trạng thiếu hụt phù sa, bùn cát ở hạ lưu, gây ảnh hưởng đến hình thái và sinh kế của người dân làm nghề khai thác cát sỏi. Ban Kinh tế & Ngân sách- Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cảnh báo: từ năm 2010 trở đi, tỉnh này sẽ thiếu cát sạn trong xây dựng. Ngoài ra, qua kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy, từ tháng 5.2009, nhà máy thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương súc rửa máy móc từ tháng 5.2009 làm cho man-gan trong nước máy tăng cao, khiến nước do nhà máy nước Vạn Niên cung cấp cho thành phố Huế và các vùng phụ cận bị đục và hôi tanh. Nguồn nước của nhà máy nước Tứ Hạ (huyện Hương Trà) lấy từ sông Bồ cũng có nguy cơ bị nhiễm man-gan vượt mức cho phép khi mà nhà máy thủy điện Hương Điền xả nước phát điện trong thời gian tới. Cuối cùng, với sự góp phần gián tiếp tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính – làm trái đất nóng lên, làm cho khí hậu biến đổi thì thủy điện cũng không còn là một nguồn năng lượng tuyệt vời như chúng ta vẫn tưởng tượng Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện từ những kinh nghiệm quốc tế không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu điện sinh hoạt và ản xuất ở nước ta còn chưa đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng thay thế chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do thủy điện gây ra không vượt quá mức độ cho phép là một bài toán khó. Trên cơ sở nhận thức những cái được và cái mất từ các dự án thủy điện, các nhà hoạch định và quản lý nên quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng và tính đến khả năng loại bớt những đập thủy điện đã, đang hoặc sẽ không đảm bảo chức năng của nó giống như một số nước đã tiến hành trước khi quá muộn. Việc xây dựng, vận hành các công trình thuỷ điện có tác động sâu sắc và lâu dài đến tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông, bao gồm cả tác động tích cực và tác động bất lợi. Ngoài các tác động tiêu cực đã nói , thực tiễn tình hình thủy điện ở Việt nam có một số vấn đề phát sinh có thể liệt kê như sau: Quy hoạch, thiết kế các công trình thủy điện vừa và nhỏ còn chưa chặt chẽ , đặc biệt mật độ rất dày ở miền Trung và Tây Nguyên. Rất nhiều doanh nghiệp muốn phát triển thủy điện vì đây là loại hình kinh doanh rất có lãi. Với suất đầu tư bình quân 25 tỉ đồng/MW thì một dự án chỉ từ 8-10 năm là thu hồi vốn. Quy hoạch thủy điện đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 6-2007, đối với các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ thì Chính phủ giao cho UBND tỉnh phê duyệt. Hiện cả nước có trên 800 quy hoạch dự án thủy điện nhỏ và vừa ở 35 tỉnh thành phố, trong đó miền Trung có 335 dự án. Hiện có nhiều thủy điện nhỏ công suất chỉ 2-3 MW được xây dựng, thậm chí có thủy điện công suất rất nhỏ, chỉ dưới 1MW. Việc phát triển thuỷ điện ồ ạt chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Lý do được đưa ra là những dự án thủy điện nhỏ này khi triển khai sẽ rất khó kiểm soát, gây mất đất, mất rừng, thay đổi hệ sinh thái cũng như tính nguyên vẹn của dòng sông, gây xáo trộn đời sống người dân tộc thiểu số. Trong khi đó các dự án này không có tác động nhiều đến việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Ngoài ra, cửa sông miền Trung rộng nhưng lại bị các cồn cát chắn nên thoát lũ rất kém. Nguyên nhân là các thủy điện mùa khô phải giữ nước đã khiến động lực nước biển thắng động lực nước sông, đẩy các cồn cát hình thành cao hơn, chắc hơn, gần bờ hơn, gây khó thoát nước khi lũ đến.Một số công trình thủy điện còn được dự kiến nằm trong vùng khu bảo tồn thiên nhiên như trường hợp dự án nhà máy thuỷ điện Sông Giằng 1, 2, 3, 4 nằm trên sông Thanh trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Rất may các công trình này đã bị xóa bỏ đầu tư Hiện tượng khá phổ biến trong quy hoạch, thiết kế các công trình thuỷ điện là chưa chú ý đến hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Các công trình thường chỉ chú trọng tới hiệu quả về phát điện và lợi nhuận của đầu ra, chưa đưa yêu cầu phòng lũ cho hạ du như là một trong những nhiệm vụ chính của công trình. Ở nhiều công trình thuỷ điện miền Trung và lưu vực Đồng Nai, nhiệm vụ chống lũ cho hạ du chỉ được xem là nhiệm vụ kết hợp. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết trở nên cực đoan, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng suy giảm, tất cả đều dẫn đến lũ lụt càng trầm trọng hơn. Hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam ngay trong quy hoạch ban đầu đều không có dung tích chống lũ bởi các dự án đều lấy lòng sông làm hồ chứa. Ngay như thủy điện lớn là A Vương, dung tích chống lũ của công trình này cũng chỉ khoảng 14 triệu m3, quá nhỏ so với quy mô của dự án. Việc nhiều thủy điện trên cùng một con sông nhưng không có dung tích chống lũ như sông Bung đã khiến nhiều người quan ngại về một nguy cơ “lũ chồng lũ” khi có mưa lớn ở thượng nguồn và những thân đập được xây dựng không an toàn. Hậu quả là việc xả lũ từ đập A Vương xuống hạ nguồn trong hai ngày 29 va 30/9/2009, khi cơn bão số 9 đang hòanh hành miền Trung đã góp phần lũ nhấn chìm hàng trăm nghìn dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn .Một khi không có dung tích chống lũ đủ lớn thì dù quy trình xả lũ thực hiện đúng cũng khó tránh gây ngập lụt cho hạ lưu. Chính vì không có dung tích cắt lũ mà các hồ chứa thủy điện thường tích nước sớm do e ngại gặp năm thời tiết bất thường, rủi ro ít mưa, không có lũ sẽ không đủ nước để phát điện cho mùa kế tiếp. Một vấn đề khác trong quy hoạch, thiết kế của hầu hết các dự án thủy điện ở Quảng Nam khiến các địa phương phía hạ lưu đau đầu, đó là không có cửa xả đáy .Cả hai thủy điện lớn đã và đang xây dựng là A Vương và Đăk Mi 4 đều thiết kế không có cửa xả đáy. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa khô hạn, vì lý do nào đó các nhà máy này tạm ngưng phát điện thì chắc chắn sẽ không một giọt nước nào có thể lọt qua đập để về hạ lưu được. GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG Giải pháp khắc phục ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường Quan niệm về thủy điện như một “nguồn năng lượng sạch” và “rẻ” cần phải được thay đổi và phổ biến rộng rãi để nâng cao nhận thức tới người dân cũng như các nhà quản lý về tác động tiêu cực của đập thủy điện. Việc phân tích các tác động tiêu cực không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do đập thủy điện gây ra không vượt quá mức độ mà trong chiến lược về thủy điện của quốc gia quy định để các nhà quy hoạch và quản lý quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng.  Cần tuân thủ 7 nguyên tắc Chiến lược mà Ủy hội Đập thế giới đã đưa ra: Cần có sự chấp nhận của công chúng;  Cần đánh giá toàn diện các phương án khác nhau có thể;  Đánh giá về tác động của các đập hiện có;  Bảo đảm bền vững cho con sông và sinh kế cho người dân;  Công nhận quyền và chia sẻ lợi ích;  Đảm bảo tuân thủ pháp lý quốc tế, khu vực, quốc gia, quy trình;  Sử dụng các sông vì mục đích hòa bình, phát triển và an ninh. Rà soát toàn bộ các quy hoạch hồ chứa trên các lưu vực sông, bảo đảm yêu cầu cơ bản là phải sử dụng tài nguyên nước đa mục tiêu, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển thủy điện bền vững.  Cần quy định rõ các nhiệm vụ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên ngay từ giai đoạn quy hoạch Bố trí nhiệm vụ điều tiết dòng chảy cắt giảm lũ chính vụ với dung tích phòng lũ hợp lý ở mỗi công trình và bảo đảm cấp nước cho hạ du vào mùa khô. Rà soát nhiệm vụ, quy trình vận hành hiện nay của các hồ chứa và hệ thống hồ chứa; điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du, trong đó quy định, điều chỉnh cụ thể dung tích để thực hiện các nhiệm vụ đó trong từng thời kỳ.  Quy định việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện phải thực hiện ngay trong giai đoạn chuẩn bị để bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong giai đoạn đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình, để bảo đảm rằng, ngay từ khi chuẩn bị đầu tư xây dựng đã có các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết. Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư hồ chứa thủy điện, thủy lợi: Khẩn trương tự rà soát và tự điều chỉnh nhiệm vụ để bảo đảm khả năng vận hành điều tiết cắt lũ cho hạ du vào mùa lũ chính vụ;  Cấp nước như yêu cầu phục vụ đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái thủy sinh;  Bảo đảm biện pháp kỹ thuật cần thiết để loại trừ các đoạn sông chết do xây dựng công trình;  Thực hiện việc xin cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt như quy định của pháp luật nhằm thống nhất việc quản lý tài nguyên nước nói chung và khai thác sử dụng tài nguyên.  Ban hành cơ chế phối hợp cần thiết để trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở TW cũng như các Sở, ngành và chủ công trình ở địa phương. Các chủ công trình phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, về di dân tái định cư, về bảo vệ đa dạng sinh học và các pháp luật liên quan khác. Quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa;  Xây dựng và sớm ban hành để thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên các lưu vực sông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa. Điều tra, đánh giá thực trạng tác động của các hồ chứa từ khâu quy hoạch, xây dựng đến quản lý vận hành các công trình đến đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng, đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, phát hiện và kiến nghị giải pháp khắc phục những tồn tại và bất cập hiện nay trong quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành công trình, bảo đảm để thủy điện, thủy lợi phát triển bền vững. Đối với công tác di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì khôn lường. Khi lập và phê duyệt kế hoạch tái định cư, cần chú trọng tính thích ứng về đất sản xuất (bao gồm chất lượng đất và diện tích đất), nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần thiết nhằm đảm bảo cho cả cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại ổn định cuộc sống đồng thời trên nhiều mặt, tránh được những rủi ro do di dân tái định cư gây nên.  Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân. Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất.    Trồng lại diện tích rừng và đất rừng do dự án chiếm đất. Ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào vùng tái định cư: Ưu tiên hỗ trợ về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cả về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, kinh phí khuyến nông khuyến lâm Đó là việc thiết thực và cần thiết lấy lại cân bằng sinh thái, tạo môi trường bền vững Định hướng phát triển năng lượng bền vững Thuỷ điện dù là một dạng điện năng thuộc loại cổ điển nhất, cho đến nay dạng vẫn còn có vai trò quan trọng, chiếm đến 20% điện lượng của thế giới. Ở một số nước nó chiếm ưu thế. Chẳng hạn, ở Na-uy thuỷ điện chiếm gần như tuyệt đối, ở Iceland đạt tới 83% nhu cầu điện năng quốc gia, ở Áo hơn 70% nhu cầu, ở  Canada chiếm hơn 70% tổng sản lượng. Nhưng, đối với các nước đang phát triển, theo nhiều nhà hoạch định chính sách năng lượng, thuỷ điện không còn là 1 sự lựa chọn chủ yếu. Lý do: Có thể ở một số nước, phần lớn các địa điểm tiềm năng thuỷ điện đã bị khai thác rồi, hay về mặt môi trường, không thể khai thác thêm nữa. Riêng ở Việt Nam thuỷ điện đến nay được xem là đã tận dụng đến gần hết các nguồn sông lớn và trung bình. Tình hình đó cũng đã phản ảnh trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay Tổng sơ đồ VII, viết tắt TSĐVII) đã được Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 trong Quyết định số 1208/QĐ-TTg. Theo TSĐVII, tổng sản lượng điện tăng nhanh từ năm 2010 đến 2030, đồng thời giảm vai trò của sản lượng thuỷ điện như sau: Năm 2010, tổng sản lượng điện/ năm: 100,017 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm: 32,3%, Năm 2020, tổng sản lượng điện/ năm: 330-362 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm: 19,6%, Năm 2030, tổng sản lượng điện/ năm: 695 - 834 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm: 9,3%. Sự giảm dần vai trò thuỷ điện như trên là phù hợp với quy luật và tình hình chung trên thế giới. Nhưng vấn đề còn lại là tốc độ giảm như trên là hợp lý hay chưa. Khi nhìn thấy những nguy cơ to lớn do sự xây dựng các nhà máy thuỷ điện mang lại, không ít người lo lắng và chỉ muốn đẩy nhanh tốc độ giảm vai trò của thuỷ điện, đơn giản là xoá bỏ quy hoạch xây dựng thêm các nhà máy thủy điện mới, thậm chí đình chỉ một số nhà máy đã xây nhưng tiềm ấn cao các thảm hoạ. Trường hợp Nhà máy Sông Tranh 2 là một điển hình nóng bỏng hiện giờ. Nhưng đối với các nhà hoạch định chính sách, bài toán cần giải phức tạp hơn nhiều. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Để bảo đảm nhu cầu điện năng tăng nhanh, nếu giảm nhanh sự đóng góp của thuỷ điện, thì lấy gì thay thế? Áp đặt biện pháp tiết kiệm điện về thực tế không thể nhanh chóng và giải quyết triệt để vấn đề cân bằng. Tăng nhiều hơn nhiệt điện lại gặp sự nguy hiểm về môi trường phát thải khí nhà kính. Kết hợp hài hoà hai xu hướng trên hẳn là đối sách thích hợp. Nhưng dù hài hoà thế nào thì sự giảm thiểu những hệ luỵ to lớn của các nhà máy thuỷ điện đã xây, đang xây và sẽ xây là vấn đề cấp bách nhất. Và lời giải trước mắt cho Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 hiện giờ trở thành một phép thử vàng cho tính đúng đắn, tính hợp lý của chiến lược phát triển nguồn thuỷ điện trong tổng sơ đồ điện năng của đất nước trong những thập kỷ tới đây. Như vậy, để phát triển thủy điện một cách bền vững cần phải minh bạch thông tin, phải có sự tham gia của các bên liên quan từ quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến vận hành, lập quy trình và tiến hành kiểm tra liên tục để đánh giá mức độ rủi ro và có phương án ứng phó. Phát triển thủy điện bền vững cần được các cấp ra quyết định, xem xét lại một cách thận trọng, hạn chế sự phát triển tràn lan, phối hợp các phương án nhằm giảm thiểu những tá động tiêu cực cho môi trường sinh thái của dòng sông, văn hóa các cộng đồng ven sông, sinh kế của người dân thế hệ hôm nay và mai sau, chú ý khôi phục và duy trì rừng đầu nguồn ... Trong tình hình Việt Nam hiện nay, khi mà tiềm năng về sông ngòi để phát triển thủy điện đã dần cạn kiệt thì việc phát triển các dự án thủy điện là không còn phù hợp nữa. Thay vào đó cần tập trung đầu tư cải thiện các công trình thủy điện sẵn có để tránh gây ra tác hại nghiêm trọng. Lượng điện từ các công trình thủy điện là có giới hạn, không nên quá tập trung nâng cao sản lượng điện từ thủy điện, tiếp tục để thủy điện đảm nhiệm vai trò vốn có, cung cấp lượng điện một cách ổn định, liên tục. Khi nhu cầu về năng lượng nói chung và điện năng nói riêng càng ngày càng tăng cao, thủy điện không thể đáp ứng được, do đó cần tập trung phát triển các dạng năng lượng tái tạo khác như gió, năng lượng mặt trời, nguyên tử ... KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,sự đi lên không ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều thì sự phát triển năng lượng là vấn đề khẩn thiết bù đắp cho tình trạng thiếu hụt hiện nay.Trong đó thủy điện vẫn là hướng tối ưu nhất,mà hướng đi đúng là rẻ,sạch và an toàn. Theo như những nghiên cứu ở trên cho thấy thủy điện là nguồn năng lượng sạch,bền vững và đã được cộng đồng năng lương quôc tế công nhận. Thủy điện giữ vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nước và nguồn năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên sẽ phát triển bền vững nguồn nước và thủy điện trong tương lai, cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: sự hợp tác phát triển nguồn nước xuyên biên giới, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp kết cấu và phi kết cấu, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất lương thực, tối ưu hóa sản xuất thủy điện. Riêng đối với Việt Nam,việc phát triển thủy điện phải căn cứ trên tài liệu thực tế điển hình về các mặt : thiết kế, quy hoạch, đánh giá ảnh hưởng môi trường phổ biến, về các biện pháp bảo vệ môi trường, tối ưu hóa hiệu quả tích cực của thủy điện, Đây cũng là dịp rà soát lại những việc đã làm được trong quá trình thực hiện dự án thủy điện, để củng cố và phát huy các kết quả đó. Đồng thời cũng nhận biết được những việc chưa làm được để bổ khuyết nâng cao hiệu quả. Với chặng đường phát triển thủy điện Việt Nam thời gian qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, đã và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường rất to lớn. Nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những vấn đề cần bổ khuyết cho sự phát triển được hoàn hảo hơn.Vì vậy ngay từ bây giờ nên xây dựng một chương trình”nghiên cứu về thủy điện điển hình tốt Việt Nam” theo tiêu chí quốc tế. Cùng với đó là một vài đề xuất nhỏ trong phát triển và quản lý bền vững nguồn nước và nguồn thủy điện là mong muốn đất nước đạt được hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quí giá này, mang lại phúc lợi cao cho toàn thể nhân dân. Trên đây là những tìm hiểu sơ bộ về thủy điện,với mong muốn qua bài tiểu luận, mọi người nhận biết rõ hơn về thủy điện và vai trò của nó trong cân bằng năng lượng và cân bằng nguồn nước, đồng thời là một trong những trụ cột của nguồn năng lượng phục hồi. Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình của cô giáo cùng với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm nhưng do đề tài tương đối rộng và chuyên môn nên nhóm không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,Rất mong nhận được những đánh giá đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Lã Văn Út - Nhà máy thủy điện – NXB Khoa học và kỹ thuật - 2007 Đặng Đình Thống - Cơ sở năng lượng mới và tái tạo – NXB Khoa học và kỹ thuật - 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_mon_co_so_kinh_te_nang_luong_thuy_dien_va_moi_truong.docx
  • pptxSlide Thủy điện và môi trường.pptx
Tài liệu liên quan