+ Theo đường EMA, cho thây tín hiệu để bán cổ phiếu là vào ngày 23/3/2007 và ngày 22/6/2007 khi mà đường trung bình trượt ngắn hạn 10 thời kỳ cắt đường trung bình trượt dài hạn 25 thời kỳ từ trên xuống dưới. Và tín hiệu để mua vào là ngày 18/5/2007 và 21/9/2007.
30 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích chứng khoán công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
Mã chứng khoán: AGF
Danh sách thành viên nhóm
STT
Họ tên
Ngày sinh
Số điện thoại
1
Nguyễn Minh Đức
25/10/1986
0904.588.887
2
Trần Anh Cường
15/5/1983
0902.250.880
3
Lưu Thị Hương
15/1/1985
0979.201.247
4
Phùng Quốc Huy
0977.539.106
5
Kiều Thị Vân Khánh
12/10/1986
0986.980.919
6
Phạm Minh Phúc
7/11/1986
0979.201.274
7
Phùng Thị Thanh
12/6/0978
0912.097.630
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam
Thực trạng hoạt động thủy sản Việt Nam hiện nay
Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất, kinh doanh; được phép thoát ly cơ chế bao cấp để thử nghiệm cơ chế "tự cân đối, tự trang trải", xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường "khu vực 2" thu ngoại tệ để mua máy móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất. Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông – lâm – ngư nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Riêng năm 2005, tổng sản lượng thủy sản toàn ngành ước đạt hơn 3,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng hơn năm ngoái khoảng 250 triệu USD.
Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng bước trưởng thành. Điều đáng chú ý là từ năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển. Các nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trước đây lên 30 – 35% trong thời gian gần đây. Thị trường xuất khẩu thủy sản là động lực kích thích sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi chính của việc chuyển đổi các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu.
Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Cả nước hiện có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc...
Bảng1:Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu từ thủy sản nuôi trồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng giá trị xuất khẩu (1.000 USD)
1.478.610
1.777.486
2.022.821
2.199.577
2.400.781
- Xuất khẩu từ khai thác và nguồn khác
864.819
1.033.594
1.013.717
1.404.784
922.603
- Xuất khẩu từ thủy sản nuôi trồng
613.791
743.892
1.009.104
1.094.793
1.478.178
% so với tổng kim ngạch
41,51%
41,85%
49,89%
49,77%
61,57%
Trong đó:
- Cá (1.000 USD)
5.038
9.708
91.824
85.805
238,194
- Tôm (1.000 USD)
607.729
733.841
917.062
1.008.595
1.239.696
- Khác (1.000 USD)
1.023
342
218
283
288
Nguồn: Bộ Thủy sản
Biểu đồ : Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm
Xuất khẩu từ khai thác và nguồn khác
Xuất khẩu từ thủy sản nuôi trồng
Nguồn: Bộ Thủy sản
Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lượng khoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã được du nhập và phát triển thành công ở miền Trung, sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có được nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản. Đến nay, giá trị tôm xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đồng thời với việc làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa học thủy sản đã thành công trong việc nhân giống nhiều loài thủy sản quý hiếm, như cá mú, cá giò, cá dìa, cá bớp, cá chẽm, cá rô phi, cá lóc, cua biển, ốc hương, sò, vẹm, tôm càng... Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Hiện nay, Bộ Thủy sản đang soạn thảo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản tới năm 2010 và tầm nhìn 2020, theo đó năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt 4 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD, mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sẽ tăng 49,81%, trung bình tăng 10,63% /năm.
Trong thời gian tới, cũng như các nước nông nghiệp khác, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng giá trị xuất khẩu thủy sản do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nước sản xuất và yêu cầu ngày càng cao ở các thị trường. Ngoài những biện pháp tăng giá trị xuất khẩu thủy sản như nâng cao kỹ thuật chế biến, đa dạng hoá các mặt hàng, mở rộng thị trường còn cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ nuôi trồng thủy sản để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường tiêu thụ như an toàn vệ sinh thủy sản, có chứng nhận xuất xứ, bảo vệ môi trường ... Đồng thời, không thể không chú trọng đến việc phát triển theo quy hoạch có tính đến các tác động kinh tế xã hội đối với các cộng đồng dân cư.
Bảng2:Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010
Stt
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng 5 năm
Mức tăng trưởng
5 năm
Hàng năm
1
Tổng sản lượng (1.000 tấn)
3.439
3.592
3.757
3.936
4.000
18.724
16,30
3,85
2
Sản lượng nuôi trồng (1.000 tấn)
1.488
1.628
1.781
1.948
2.000
8.844
34,42
7,68
3
Giá trị sản xuất (Tỷ đồng)
41.785
46.694
52.227
58.468
65.512
264.686
56,8
11,9
4
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản (Triệu USD)
2.670
2.840
3.110
3.480
4.000
16.100
49,81
10,63
5
Tổng lượng hàng hóa xuất khẩu (Tấn)
539.315
578.655
637.430
718.615
831.210
3.305.235
54,12
11,42
5.1
- Tôm đông (Tấn)
110.990
171.890
189.590
214.815
250.000
987.285
55,29
11,63
5.2
- Cá đông (Tấn)
250.615
227.710
318.040
373.275
450.000
1.669.640
79,56
15,76
Nguồn: Bộ Thủy sản
Dự báo, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đạt được những chỉ tiêu trên do các nhà quản lý và sản xuất đã nhận thức được nhu cầu cấp thiết phải phát triển bền vững để tiến tới hội nhập, đáp ứng các yêu cầu của xu hướng thương mại hóa toàn cầu.
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô (ướp đông, đông lạnh, hàng khô). Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản, đến năm 2010, Việt Nam sẽ phát triển các nhóm sản phẩm chính như tôm sú (xuất khẩu khoảng 160.000 tấn), tôm chân trắng (khoảng 25.000 tấn), tôm hùm, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển nuôi, cá rô phi... Tuy nhiên, muốn đạt được kế hoạch xuất khẩu thủy sản cần chú trọng hơn nữa tới việc phải phát triển nuôi các mặt hàng thủy sản đáp ứng các yêu cầu của từng loại thị trường trên thế giới. Ngoài ra, hướng đầu tư sẽ mở rộng hơn tới khu vực nuôi các loài phù hợp với môi trường sinh thái như trồng rong biển, động vật thân mềm, cá lồng biển xa bờ và nuôi kết hợp nhiều đối tượng.
Việc mở rộng các thị trường, quảng bá thương hiệu kết hợp với việc tìm hiểu nhu cầu các thị trường để sản xuất các mặt hàng phù hợp có giá trị cao sẽ đóng góp phần quan trọng vào việc tạo đầu ra cho các sản phẩm nuôi. Dự báo, trong giai đoạn tới, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có mặt ở gần 100 thị trường nhưng vẫn tập trung vào trên 20 thị trường chính.
Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
- Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG.
Tên giao dịch đối ngoại: AN GIANG FISHERIES IMPORT & EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
- Tên giao dịch viết tắt: AGIFISH Co.
- Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
- Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần số 792/QĐ – TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001.
- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm: sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm, nông sản, vật tư nông nghiệp; Mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất; Mua bán đồ uống các loại và hàng mỹ phẩm; Sản xuất và mua bán thuốc thú y thủy sản; Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt, hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm, hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí; Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thuỷ sản; Mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, ngành chế biến thủy sản; Lai tạo giống, sản xuất con giống; Nuôi trồng thủy sản; Lắp đặt các hệ thống điện công nghiệp, dân dụng; Lắp đặt đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp; Lắp đặt điện trong nhà, ống cấp nước, thoát nước, bơm nước; San lấp mặt bằng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị, dụng cụ hệ thống điện; Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; Dịch vụ nhà đất.
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987.
Năm 1990, do Công ty An Giang bị giải thể Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu Nông Thủy sản An Giang (AFIEX) và được đổi tên là Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản, được phép hạch toán theo cơ chế tự hạch toán hiệu quả, tự cân đối đầu và và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và tiềm năng nguyên liệu của địa phương.
- Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co.) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang – AGITEXIM).
- Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001. Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
- Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được tổ chức vào ngày 28 tháng 07 năm 2001. Đại hội đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, các phương án hoạt động kinh doanh của Công ty; bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên (2001 – 2002); và đồng ý tham gia niêm yết cổ phiếu của Công ty trên Thị trường Chứng khoán. Công ty Agrifish được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Basa, cá Tra. Hoạt động này được hợp tác với trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển
- CIRAD (Pháp). Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá Basa sinh sản nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào ngày 20 tháng 05 năm 1995. Từ năm 1997, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP và hiện nay Công ty đã được cấp 3 code vào EU là DL07, DL08 và DL360.
Ngày 01/08/2002, Công ty Agifish được Tổ chức quốc tế SGS công nhận hợp chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tháng 4/2003, các sản phẩm chế biến của Công ty đã được đại diện Ban Hồi Giáo tại Việt Nam cấp chứng nhận HALAL mở ra một thị trường tiêu thụ mới cho cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước.
Năm 2005, Công ty được công nhận hợp chuẩn các hệ thống quản lý chất lượng Safe Quality Food 1000 (SQF1000), Safe Quality Food 2000 (SQF2000), British Retail Consortium (BRC). Ngoài ra, Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm (BINH DUC SEAFOOD) được cấp chứng Code EU: DL360. Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3/ngày đêm tại Xí nghiệp đông lạnh 8.
Công ty Agifish đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục trong 3 năm 2003, 2004, 2005 do người tiêu dùng bình chọn. Ngoài ra, Công ty được Thời báo Kinh tế Việt Nam và Triển lãm Thương hiệu Việt Nam bình chọn là thương hiệu mạnh trong năm 2004. Liên tục trong các năm 2003 – 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam.
Hiện nay, Công ty Agifish là công ty xuất khẩu cá nước ngọt hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là cá Basa và cá Tra đông lạnh, Công ty đứng thứ 2 cả nước về xuất khẩu thủy sản với năng lực chế biến xuất khẩu 16.000 tấn thành phẩm/năm. Ngoài ra, từ khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán (02/2002), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là công ty niêm yết có uy tín đối với các nhà đầu tư cổ phiếu AGF và có tính thanh khoản cao trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 2: Phân tích công ty
2.1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành
2.1.1. Vị thế của Công ty trong ngành
Công ty Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản (sản xuất cá Tra, cá Basa), là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cá Basa, cá Tra fillet. Quá trình phát triển của Agifish gắn liền với sản phẩm độc đáo là cá Tra, cá Basa Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới với chất lượng thịt cá trắng, vị thơm ngon.
Hiện nay trong cả nước có trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá Tra, cá Basa đông lạnh theo quy trình sản xuất mà Agifish áp dụng hơn 15 năm qua. Agifish là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá Tra và cá Basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra và cá Basa fillet đông lạnh đứng hàng thứ 2 trong năm 2005 (14.489 tấn). Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại, và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn ở các thị trường nhập khẩu.
2.1.2.Triển vọng phát triển của ngành
Xu hướng thị trường thế giới là nhu cầu thủy sản ngày càng tăng, đối với sản phẩm cá Tra, cá Basa đang được các nước nhập khẩu xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá Tra và cá Basa Việt Nam. Mặt khác thị trường đang được rộng mở như Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ,v.v… Đặc biệt, khi vụ kiện cá Tra, cá Basa tại thị trường Mỹ chấm dứt trong những năm sắp tới, việc xuất khẩu vào Mỹ sẽ dễ dàng hơn, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh. Sản lượng cá Tra, cá Basa đạt trên 400.000 tấn (năm 2005) đứng hàng thứ 3 sau cá hồi, cá rô phi và trên cá catfish Mỹ.
Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới: Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chuẩn bị cho Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Công ty định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
+ Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững;’đầu tư mở rôpngj sản xuất, đổi mới công nghệ; Thành lập lien hợp sản xuất cá sạch AGIFISH; Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gôc sản phẩm; Xây dựng và hợp chuẩn hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ aop nuôi đến chế biến sản phẩm xuất nhập; Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín và thương hiệu, chất lượng và giá thành sản phẩm.
+ Liên kết cộng đồng xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường: Không sử dụng kháng sinh và hoá chất bị cấm; Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học; Thực hành nuôi tốt GAP (Good Aquaculture Practice); Bảo vệ môi trường.
+ Liên kết giữa các Doanh nghiệp trong các Hiệp hội nghề nghiệp: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; Trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng và quảng bá thương hiệu chung.
+ Liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn ở các thị trường: Xây dựng mối hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, chuỗi các nhà hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường; Dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thủy sản Việt Nam tại nước ngoài.
+ Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang các lĩnh vực khác: Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, điện nước; Kinh doanh bất động sản và các hoạt động có liên quan đến bất động sản.
+ Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế thừa.
+ Định hướng như trình bày bên trên hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới.
2.2.Cơ cấu nhân sự
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Agifish tại thời điểm 31/12/2005 là 2.561 người với 1.396 hợp đồng lao động dài hạn và 1.165 hợp đồng lao động ngắn hạn. Trong đó:
+ Lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 166 người chiếm 6.48%
+ Trung cấp là 76 người chiếm 2.97%
+ Lao động khác chiếm 90.55%
2.3.Cơ cấu tổ chức Công ty
a. Trụ sở chính Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: (84.76) 852 368 – 852 939; Fax: (84.76) 852 202
b. Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang tại Tp Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 162 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 825 1100 – 829 9767 – 821 1485; Fax: (84.8) 822 5022
c. Xí nghiệp đông lạnh 7
Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Phước, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: (84.76) 854 241 Fax: (84.76) 852 202
d. Xí nghiệp đông lạnh 8
Địa chỉ: Quốc lộ 91, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Điện thoại: (84.76) 836 221 Fax: (84.76) 836 254
e. Xí nghiệp chế biến thực phẩm
Địa chỉ: phường Bình Đức, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: (84.76) 857 590
2.4. Cổ đông lớn
Hiện tại, tỷ lệ vốn Nhà nước trong công ty là 20%, tương đối thấp do thời gian từ sau cổ phần hóa tương đối dài. Bên cạnh đó, đáng chú ý là sự tham gia của 2 quỹ đầu tư nước ngoài thể hiện sự hấp dẫn của cổ phiếu Agrifish.
Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần của công ty:
TT
Tên họ
Địa chỉ
Số vốn, VNĐ
Tỷ lê %
1
Cổ đông nhà nước – Đại diện ông Ngô Phước Hậu
1234 Trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên, An Giang
8.776.100.000
20,00
2
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
278 Nam Kỳ Khởi nghĩa, Quận 3, TP HCM
2.389.900.000
5,45
3
Wareham Group Limited
Offshore Incorporations Limited,PO Box 957,Offshore Incorporation Centre,Road Town,Tortola,British Virgin Island
7.291.090.000
16,61
4
PXP Vietnam Fund Limted
Card Corporation Services Ltd.2nd Floor,Zephyr house, Mary street,P.O Box 709. United Kingdom
4.311.090.000
9,82
5.
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam VF1
6,78
2.5 Các nhân tố rủi ro
2.5.1 Rủi ro về kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ. Ngành thủy sản và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Một rủi ro kinh tế được ghi nhận đầu tiên mà có tác động lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản là lạm phát. Khi lạm phát xảy ra dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể đem lại.
Trong quá trình hội nhập thế giới của Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Agifish. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.5.2 . Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Rủi ro từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất
Một yếu tố rủi ro quan trọng trong hoạt động sản xuất của Agifish đó là nguyên liệu đầu vào (cá bè, ao hầm). Như vậy phần lớn sự biến đổi tích cực hay tiêu cực nào của nguồn nguyên liệu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
Hiện nay, cá Tra và cá Basa (nguyên liệu chính) được ngư dân nuôi ao, hầm theo phương pháp công nghiệp có sản lượng rất cao, chí phí thấp và luân chuyển trong năm. Trong các năm qua, số bè cá trong khu vực giảm đáng kể do nuôi không được nhiều, chi phí cao, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó ngư dân đã biết kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi thủy sản vào quy trình sản xuất của mình, làm cho hiệu quả nuôi ao, hầm tăng lên. Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng các ao, hầm nuôi cá, tập trung phần lớn nơi đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, làm tăng khả năng xuất hiện dịch bệnh ở cá. Mặt khác khi nguồn cung tăng, giá bán cá bè giảm, hiệu quả thấp đi, có thể dẫn đến hậu quả là ngư dân bị thiệt hại sẽ bỏ dần việc nuôi cá, làm biến động thị trường đầu vào của Công ty.
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn nước cá sinh sống. Chẳng hạn như vào đầu mùa lũ (tháng 5, 6) nước từ đầu nguồn đổ về cuốn theo phù sa và ký sinh trùng làm thay đổi đột ngột nguồn nước ảnh hưởng đến sinh lý cá và gây nên các hiện tượng bệnh lý. Khi mùa nước xuống (tháng 1,2), nồng độ các chất độc hại trong nước tăng cao do phèn, thuốc trừ sâu từ ruộng lúa đổ ra sông, ảnh hưởng đến đời sống và chất lượng của cá nuôi. Hầu hết các ngư dân đều đã chủ động trong việc phòng chống rủi ro bằng cách giảm mật độ nuôi, tăng cường công tác quản lý chăm sóc ao, hầm và luôn tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty Agifish nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Tuy nhiên tỉnh An Giang lại là một tỉnh nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên, đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, một vùng thường xảy ra lũ lụt hàng năm. Mỗi khi lũ về giao thông vận chuyển thường gặp khó khăn.
Với những điều kiện thiên nhiên tại Biển Hồ khá tốt, Campuchia có thể trở thành một nơi nuôi cá bè, ao hầm và sản xuất chế biến cá Tra và cá Basa lớn trong khu vực. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam
Rủi ro về thị trường tiêu thụ
Sản phẩm cá Tra và cá Basa đông lạnh của Công ty Agifish hiện đang được tiêu thụ nhiều ở thị trường Châu Âu (EU), Hồng Kông, Singapore, Mỹ và ASEAN, từng thị trường có những nhu cầu riêng như số lượng, kích cỡ, màu sắc, loại sản phẩm. Thói quen tiêu dùng của người dân địa phương là rào cản sự thâm nhập cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Để tạo được thói quen tiêu dùng sản phẩm của mình Công ty đã chấp nhận nhiều rủi ro trong hoạt động tiếp thị. Hiện nay xu hướng tiêu dùng thực phẩm thủy sản của thị trường châu Âu nhất là Đông Âu đang tăng lên.
Sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh chịu tác động khắt khe về vệ sinh và an toàn chất lượng. Hiện nay toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm của Agifish được thực hiện theo những hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của những thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường tiêu thụ, thì sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong sản xuất và tăng thêm chi phí của Công ty.
Hoạt động xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những thông lệ, tập tục quốc tế cũng như ràng buộc pháp lý của nước nhập khẩu. Xuất khẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam mới chỉ ở bước đầu thâm nhập. Còn nhiều yếu tố khách quan từ luật pháp các nước sở tại, chẳng hạn như chính sách bảo hộ người nuôi cá, các quy định về mẫu mã bao bì, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là thương hiệu sản phẩm, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Sản phẩm cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh của Agifish đang cạnh tranh với cá Catfish của Mỹ và đã gặp phải những biện pháp bảo hộ thị trường nội địa của Hiệp hội các nhà nuôi cá Catfish Mỹ (CFA). Hiệp hội này đã đệ đơn lên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ năm 2002 kiện các doanh nghiệp Việt Nam vì cho rằng cá Tra và cá Basa đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đã gây rối loạn thị trường qua việc giảm giá bán. Họ còn cho rằng giá cá Việt Nam thấp là do các Công ty Việt Nam sử dụng nhân công rẻ, Nhà nước hỗ trợ ngư dân nuôi cá và không tuân thủ tốt các quy định về môi trường. Mặc dù, Bộ Thủy sản, hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kết hợp với các Công ty xuất khẩu cá Basa, cá Tra fillet đông lạnh để cung cấp những bằng chứng chứng minh, cũng như tạo điều kiện cho các đoàn thanh tra của Thượng viện Hoa Kỳ tới Việt Nam xem xét tình hình nuôi cá bè
và các hoạt động chế biến đông lạnh. Tuy nhiên, phán quyết sau cùng của DOC vẫn cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thành) và đã áp cho từng doanh nghiệp xuất khẩu cá fillet Việt Nam các mức thuế riêng biệt, cụ thể AGIFISH phải chịu mức thuế là 47,05%. Cùng với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Tổng thống Mỹ còn ký ban hành dự luật HR 2330 trong đó có điều khoản 775 quy định Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) không được dùng tiền ngân sách để kiểm định các loại cá da trơn có sử dụng chữ Catfish nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Việc thông qua đạo luật này là kết quả của cuộc vận động của CFA nhằm gây khó khăn cho việc nhập cá
từ Việt Nam vào Mỹ. Như vậy sản phẩm cá Tra, cá Basa của Việt Nam nói chung và Agifish nói riêng khi nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải mang tên mới (không có chữ Catfish). Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của Công ty cũng như làm phát sinh thêm chi phí bán hàng, quảng cáo v.v... Đây cũng chính là những rủi ro và khó khăn trong việc trao đổi buôn bán với Mỹ – một thị trường tự do mậu dịch nhưng trong đó luôn tồn tại nhiều hạn chế.
Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
Cũng như các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm, Công ty Agifish luôn có những phòng ngừa rủi ro đối với sản phẩm của mình trong quá trình vận chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng. Những rủi ro có thể xảy ra như vận chuyển chậm làm hư hỏng sản phẩm, quy cách chưa đáp ứng yêu cầu, loại sản phẩm chưa phù hợp, sản phẩm có thể bị trả lại hoặc phải bán giảm giá. Điều đó có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5.3. Rủi ro về tỷ giá
Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của Agifish hầu hết là bằng ngoại tệ (chiếm gần 80%). Do đó chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của nhà nước cũng sẽ
tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, khi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD tăng dẫn đến doanh thu tính theo đồng Việt Nam tăng và ngược lại. Hiện nay, tỷ giá khá bình ổn nên chưa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.
2.5.4. Các rủi ro khác
Đối với dự án đầu tư Kho lạnh thủy sản 3.000 tấn và dự án đầu tư Xí nghiệp thủy sản đông lạnh số 1 của Công ty, việc xác định hiện giá thu nhập ròng (NPV), nội suất thu hồi vốn (IRR) và thời gian hoàn vốn dựa trên vốn cố định (gồm XDCB, máy móc thiết bị và kiến thiết cơ bản khác), không bao gồm vốn lưu động vì vốn lưu động có vòng quay vốn rất nhanh, đó là chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm bán và thu tiền ngay. Vì vậy nếu Công ty tính toán các chỉ tiêu trên dựa trên tổng vốn đầu tư (vốn cố định và vốn lưu động) của dự án thì hiện giá thu nhập ròng sẽ thấp hơn, nội suất thu hồi vốn thấp hơn và thời gian hoàn vốn sẽ dài hơn cách tính hiện tại.
Các rủi ro khác đề cập đến những rủi ro bất thường, không lường tính trước được và rất ít khả năng xảy ra, tuy nhiên nếu có xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đó có thể là những biến động thiên nhiên như động đất, trận đại hồng thủy, chiến tranh, khủng bố, hay một đợt dịch bệnh hiểm nghèo v.v…
Sự kiện “ngày 11 tháng 9” vừa rồi ở Mỹ là một rủi ro bất thường, tạo tâm lý bất an cho người tiêu dùng Mỹ. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường thủy và đường hàng không đi Mỹ và Châu Âu bị ách tắc, một số lô hàng đang chuẩn bị bàn giao phải nằm chờ ở các kho trung chuyển. Nhiều hợp đồng đã ký phải gấp rút thực hiện trước khi khách hàng yêu cầu giảm giá hoặc từ chối không thực hiện hợp đồng.
2.6. Tình hình hoạt đông của doanh nghiệp
2.6.1. Kết quả đạt được
- Đứng thứ 2 trong các doanh nghiệp Việt Nam về sản lượng xuất khẩu (chỉ sau Navico)
- Agifish là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá Tra và cá Basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cao: Agrifish có hơn 60 sản phẩm chế biến từ cá Tra và cá Basa, gồm cả đông lạnh, tươi sống và vật tư nông nghiệp.
- Đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9000:2000, SGF 1000, BRC, SQF 2000
- Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op Mart, Big C,Vissan…và các đại lý ở các tỉnh
- Được trang thiết bị máy móc hiện đại, và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn ở các thị trường nhập khẩu
- Thị trường xuất khẩu phát triển mạnh, Châu Âu 55% ,Châu Úc 11%; Châu Á và thị trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2%
- Hoạt động Marketing quốc tế phát triển mạnh
- Một số nhân viên làm việc ở mảng thị trường người tiêu dùng
- Có danh sách các khách hàng chủ chốt
- Đang tiến hành nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và không ngừng đổi mới sản phẩm
- Sản phẩm có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi tham gia thị trường
- Chỉ số tài chính tương đối ổn định. Vòng quay của dòng tiền ngắn hạn, do đó cty có hệ số nợ ngắn hạn cao chiếm 58% tổng tài sản nhưng có khả năng thanh toán tốt
- Có những chiến lược dài hạn phù hợp
2.62. Hạn chế
- Cơ sở sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất
- Chưa có các công cụ phòng ngừa các yếu tố rủi ro như thời tiết
- Việc nuôi trồng thủy sản đôi khi chưa được thực hiện theo đúng cam kết về quản lý chất lượng
- Công ty vẫn chưa khai thác hết khách hàng trên thế giới
- Không ổn định được giá nguyên liệu đầu vào tác động rất lớn đến doanh thu , chi phí sản xuất chiếm 87% tổng doanh thu của doanh nghiệp
- Hiện nay hợp đồng với các khách hàng truyền thống của công ty trung bình chiếm 80% sản lượng, phần còn lại là khách hàng mua lẻ. Với cơ cấu khách hàng trên, Công ty có thể ổn định mức doanh thu nhưng hoạt động của Công ty cũng bị giới hạn và lệ thuộc nhiều vào những khách hàng này.
- Các hợp đồng chủ yếu của Công ty chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn (3 tháng) và giao dịch theo thông lệ quốc tế với L/C đảm bảo. Khách hàng chủ yếu là các nhà phân phối thực phẩm ở các nước sở tại. Công ty đang cố gắng ổn định nguồn nguyên liệu cá bè (sản lượng theo kích cỡ cá) để có thể chủ động theo sản xuất kinh doanh và ký kết các hợp đồng dài hạn.
-Thách thức khác về mặt thị trường là tranh chấp thương mại và các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu
- Nhân viên giao hàng cần được tập huẩn thêm
- Ban quản lý có thể chưa dự trù được mọi tình huống xảy ra
- Có lỗ hổng trong một vài khu vực thị trường
- Vấn đề xử lý ô nhiễm ở các nguồn nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng
- Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp từ Đồng Bằng Sông Cửu Long mà quên đi các nguồn cung cấp từ nơi khác có thể đáp ưng một phần sản lượng của doanh nghiệp
Chương 3. Xác định giá trị cổ phiếu Agrifish
3.1. Phương pháp so sánh
Để so sánh, ta sử dụng bốn loại cổ phiếu trong cùng ngành với Agrifish hiện đang được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, gồm có:
- Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre – ABT
- Công ty CP thực phẩm Sao Ta – FMC
- Công ty CP thủy sản số 1 – SJ1
- Công ty CP thủy sản số 4 – TS4
Trước hết ta so sánh một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của AGF với 4 công ty còn lại để đánh giá tình hình hoạt động của Công ty so với công ty cùng ngành:
- Về khả năng thanh toán: Có thể thấy AGF có tính thanh khoản đứng thứ 2, chỉ sau SJ1 về khả năng thanh toán ngắn hạn và TS4 về khả năng thanh toán nhanh.
- Về hiệu quả hoạt động: AGF cũng đứng thứ 2 chỉ sau TS4.
- Về khả năng sinh lời: Hệ số thu nhập/vốn chủ sở hữu của AGF tuy khá cao (15.59%) nhưng chỉ đứng thứ 4 trong 5 công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của FMC và TS4 cao một phần là nhờ thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác của các công ty này không phải từ hoạt động chủ yếu là khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, AGF có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong quá khứ ổn định hơn ABT.
Một số chỉ tiêu tài chính của năm 2006
Chỉ tiêu
AGF
ABT
FMC
SJ1
TS4
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngăns hạn
2.43
1.94
1.33
3.15
2.07
Hệ số thanh toán nhanh
1.57
1.47
0.5
0.95
1.96
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản
0.36
0.39
0.48
0.28
0.43
Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu
0.56
0.63
0.92
0.38
0.76
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay tổng TS
2.54
2.81
4.25
3.61
1.62
Vòng quay TSCĐ
6.37
13.53
17.97
27.49
5.92
Vòng quay vốn lưu động
4.33
3.82
6.64
4.17
2.29
Vòng quay các khoản phải thu
8.77
9.94
26.34
19.75
3.28
Vòng quay các khoản phải trả
7.09
7.26
8.86
13.04
3.75
Vòng quay hàng tồn kho
10.84
12.86
9.72
5.44
8.46
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số LN sau thuế/ DT thuần (%)
3.91
7.57
3.41
3.85
3.99
Hệ số LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (%)
15.59
36.76
29.54
19.77
11.29
Hệ số LN sau thuế/ Tổng TS(%)
9.95
21.29
14.50
13.89
6.47
Hệ số LN từ hoạt động SXKD/ DT thuần (%)
4.27
7.32
3.06
3.42
4.19
Dưới đây là một số chỉ số so sánh giá thị trường của 5 cổ phiếu:
Chỉ tiêu
AGF
ABT
FMC
SJ1
TS4
Doanh thu thuần
1.190.906
331.215
925.197
147.895
151.827
Thu nhập trên mỗi cổ phần
5.910
7.593
5.264
2.848
2.020
Giá trị sổ sách của cổ phần
37.903
21.842
18.900
14.542
18.449
Giá thị trường
105
107
59
44.3
55
P/E
16.41
13.57
10.07
14.22
20.74
Giá trên giá trị sổ sách (P/B)
2.56
4.72
2.80
2.79
2.27
Giá trên doanh thu (P/S)
0.08
0.31
0.06
0.27
0.28
Chỉ số P/E trung bình ngành
15.00
Giá chứng khoán tính thao P/E của ngành
88.661
113.909
78.970
42.725
30.304
So sánh giá thị trường với giá theo P/E trung bình ngành
Cao
Thấp
Thấp
Thấp
Cao
Chỉ số P/E trung bình của 5 cổ phiếu đại diện cho ngành thủy sản trên sàn giao dịch cho thấy giá cổ
phiếu của Agrifish tại ngày 15/8/2007 là cao hơn so với giá trung bình theo P/E ngành. Ngược lại,
giá của ABT, FMC và SJ1 là thấp hơn. Tuy nhiên, ta sẽ xem xét kỹ hơn giá trị của cổ phiếu này theo phương pháp chiết khấu dòng tiền dưới đây.
3.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Mô hình áp dụng: Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (Free cash flow to firm – FCFF)
3.2.1.Các căn cứ và giả định
- Tốc độ tăng trưởng của ngành: 13% theo dự báo của Bộ thủy sản
- Mức lãi suất phi rủi ro: 8%, theo mức lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm được đề cập đến trong báo cáo của HSBC ngày 01/08/2007
3.2.2.Chi phí trung bình trọng số của vốn – WACC
- Hệ số bê ta: Dựa trên số liệu giao dịch của cổ phiếu Agrifish và số liệu của VNIndex từ tháng 1 đến hết tháng 7 năm 2007 (khoảng trên 130 quan sát), hệ số bê ta của cổ phiếu Agrifish tính được là 0.7
- Với mức bù rủi ro 6%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, tỷ lệ nợ/tổng tài sản 70%, ta
có WACC = 12.06%
- Tăng mức bù rủi ro lên 7%, WACC = 12.27%
3.2.3 FCFF và giá trị cổ phiếu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốcđộ tăng trưởng doanh thu
-11%
51%
13%
13
13%
13%
Doanh thu
888.125
790.966
1.190.906
1.345.724
1.520.668
1.718.354
1.941.740
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
28.170
30.484
57.792
67.286,18
76.033,38
85.917,72
97.087,02
Tỷ suất lợi nhuận gộp(%)
3
4
5
5
5
5
Thuế TNDN (%)
28
28
28
28
28
28
28
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sau thuế
20.282
21.948
41.611
48.446
54.744
61.861
69.903
Khấu hao
7.807
13.170
10.000
10.000
10.000
10.000
Chi phí vốn
13.627
16.557
12.000
12.000
12.000
12.000
Vốn lưu động
95.322
107.714
121.717
137.540
Thay đổi
14.175
96.235
913
12.392
14.003
15.823
Dòng tiền tự do
47.359
40.352
45.858
52.079
Giá trị hiện tại của dòng tiền
47.359
36.009
36.519
37.010
Giá trị doanh nghiệp ở thời kỳ tăng trưởng ổn định (5%)
774.553
Giá trị doanh nghiệp
931.450
Nợ
189.000
Giá trị vốn chủ sở hữu
742.450
Giá cổ phiếu(VNĐ)
95.185,90
Với mức bù rủi ro 6%, giá trị cổ phiếu = 95.185 VNĐVới mức bù rủi ro 7%, giá trị cổ phiếu = 92.264 VNĐ
Chương 4: Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật bao gồm các đường:
Tổng hợp về giá
Đường SMA
Đường MACD
Đường EMA
Đường RSI
Chương 5: Đề xuất đầu tư
Việc định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF cho thấy với mức giá từ 92.000 đến 95.000 VNĐ, cổ phiếu AGF được giao dịch tương ứng với giá trị thực của cổ phiếu tùy theo mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư
Việc định giá theo phương pháp so sánh cho thấy cổ phiếu AGF và ABT có tính cạnh tranh cao do ABT có tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ phát triển bền vững và đồng đều thì cổ phiếu AGF hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, AGF có mạng lưới tiêu thụ tốt hơn và danh mục sản phẩm cũng đa dạng hơn ABT
Phân tích kỹ thuật cho thấy :
+ Giá cổ phiếu AGF đang giao động từ tháng 4 năm 2007 đến 28/9/2007 đang ở mức 87.000đ đến 115.000 đ. Xu hướng tăng giá báo hiệu khi khối lượng giao dịch lớn và tăng vọt cùng với xu hướng thay đổi của đường xu thế.
+ Theo đường RSI cho thấy:Thời kỳ cổ phiếu là siêu bán vào những này 30-31/7/2007. Thời kỳ cổ phiếu là siêu mua vào 7/11/2006 đến 15/12/2006.
+ Theo đường MACD,cho thấy tín hiệu bán cổ phiếu là vào những ngày 9/12/2006; 24/1/2007; 7/3/2007;5/6/2007;19/7/2007. Tín hiệu để mua cổ
phiếu là vào ngày 6/11/2006; 9/1/2007; 4/5/2007; 8/8/2007; 19/9/2007.
+ Theo đường EMA, cho thây tín hiệu để bán cổ phiếu là vào ngày 23/3/2007 và ngày 22/6/2007 khi mà đường trung bình trượt ngắn hạn 10 thời kỳ cắt đường trung bình trượt dài hạn 25 thời kỳ từ trên xuống dưới. Và tín hiệu để mua vào là ngày 18/5/2007 và 21/9/2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0014.doc